Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số bệnh lý, chấn thương thường gặp và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.69 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Vì tương lai nền học thuật nước nhà, trong thời kỳ hội nhập, những sự ngại khó bước đầu do thói quen
lâu ngày đã sử dụng hệ thống danh pháp - thuật ngữ chưa thống nhất, chưa khoa học trước đây cần phải
nỗ lực để thay đổi.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng mơn hóa học, 2018
[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 5529:2010 - Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản, 2010.
[3]. Bộ Khoa học và Cơng nghệ, TCVN 5530:2010 - Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên
tố và hợp chất hóa học, 2010.
[4]. Bộ Y tế, QCVN 03: 2019 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của
50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc, 2019.
[5].  G.J. Leigh, Principles of chemical nomenclature - A guide to IUPAC recommendations,
Blackwell science, 1997.
[6]. Hội Hóa học Việt Nam, Danh pháp và Thuật ngữ hóa học Việt Nam, NXB. Khoa học và kỹ
thuật, 2010.
Ngày nhận bài: 18/02/2020
Ngày gửi phản biện: 05/3/2020
Ngày chấp nhận đăng: 30/3/2020
1

Trường ĐHXD Miền Tây.

MỘT SỐ BỆNH LÝ, CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO
SOME DISEASES, INJURIES AND PREVENTION INJURIES
IN SPORTS TRAINING AND COMPETITION
Nguyễn Minh Đức1
Tóm tắt:
Bài viết này sẽ giới thiệu về một số bệnh lý, chấn thương thường gặp và cách phòng tránh chấn
thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Tác giả hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp
người đọc hiểu được nguyên nhân và phòng tránh chấn thương tốt hơn trong tập luyện và thi đấu thể dục


thể thao.
Từ khóa: Một số bệnh lý, chấn thương thường gặp, nguyên nhân, cách phòng tránh.
Abstract:
The paper attempts to introduce some common diseases, injuries and prevention injuries in sports
110 Số 39 - Quý I năm 2020


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
training and competition. It is hoped that useful information will help you to understand the causes and
prevent injuries better in sports training and competition.
Keywords: Some common diseases, injuries, causes, prevention.
1. Đặt vấn đề
Y học thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực chuyên ngành thuộc Khoa học Y học, nghiên cứu
cơ thể con người trong mối tác dụng tương hỗ giữa vận động, tập luyện và TDTT. Từ những kiến thức
thu nhận được trong quá trình nghiên cứu như vậy, Y học TDTT rút ra những biện pháp nhằm ngăn chặn,
chữa trị và phục hồi chấn thương cho những người luyện tập thể dục thể thao.
Trong tập luyện và thi đấu TDTT thường xảy ra những vấn đề chấn thương và các bệnh lý thường
gặp gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thành tích của người tập. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu và biết
được các nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp người tập thực hiện tốt hơn.
Vì vậy, tơi chọn báo cáo chuyên đề “Một số bệnh lý, chấn thương thường gặp và cách phòng
tránh chân thương trong tập luyện và thi đấu TDTT” để góp phần phát triển TDTT trong Bộ mơn cũng
như tồn trường.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm chấn thương thể thao
Chấn thương là sự tổn hại những tổ chức tế bào của cơ thể do tác động nào đó từ bên ngồi gây
nên như tác động cơ học, hóa học, lý học.
2.2. Phân loại chấn thương trong thể thao
Chấn thương có thể chia thành 2 dạng: chấn thương hở và chấn thương kín.
- Chấn thương hở: là chấn thương làm phá hủy sự nguyên vẹn của da để lộ những tổ chức dưới da.
- Chấn thương kín: là chấn thương không làm rách ra (trong thể thao phần lớn các chấn thương kín

thường gặp là: dụng dập, giãn dây chằng, sai khớp,…)
2.3. Nguyên nhân gây nên chấn thương trong tập luyện TDTT
Trong tập luyện thể thao, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương. Những nguyên nhân
chính gây nên chấn thương trong tập luyện TDTT là:
- Sai lầm trong phương pháp huấn luyện.
- Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu.
- Không đáp ứng đủ yêu cầu vật chất kỹ thuật của buổi tập.
-Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh khơng phù hợp.
-Hành vi không đúng đắn của vận động viên.
-Vi phạm các nguyên tắc kiểm tra y học.
- VĐV tham gia tập luyện và thi đấu trong tình trạng chuẩn thể lực – tâm lý chưa tốt, chưa đáp ứng
được yêu cầu thực hiện các động tác khó.
Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT. Vì vậy,
HLV, GV giảng dạy TDTT, VĐV, các y bác sĩ TDTT cần phải nắm bắt được các nguyên nhân phòng
tránh và cách khắc phục những chấn thương có thể xảy ra.
2.4. Các bệnh lý và chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT
Thoâng tin KH - GD Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

111


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
2.4.1. Các bệnh lý thường gặp
2.4.1.1. Đau bụng trong tập luyện
Đau bụng là một loại chứng bệnh thường gặp nhất trong quá trình tập luyện. Ở một số mơn thể thao
như chạy cự ly trung bình, chạy dài, maratơng, đi bộ thể thao, đua xe đạp, bóng rổ,… số người bị nhiều
hơn. Trong đó, một phần ba nguyên nhân không phải xuất phát từ bệnh mà là do một vài yếu tố tập luyện
TDTT gây ra. Đại đa số khi yên tĩnh không đau, trong tập luyện mới xuất hiện. Quá trình đau phụ thuộc
vào lượng vận động, cường độ vận động và tốc độ vận động.
* Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Một vài nhân tố có liên quan đến sự phát sinh ra đau bụng trong tập luyện TDTT là tập luyện khơng
đầy đủ, trình độ tập luyện thấp, chuẩn bị khởi động không tốt, không kỹ, sức khỏe không đảm bảo, mệt
mỏi, tinh thần căng thẳng; các động tác hoạt động kết hợp với thở không nhịp nhàng; chế độ ăn uống
không hợp lý, thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa, tốc độ và cường độ vận động tăng quá nhanh hoặc
quá đột ngột.
Nguyên nhân chủ yếu của đau bụng trong tập luyện bao gồm:
-Trình độ tập luyện kém nên khi phải thực hiện hoạt động với cường độ cao, máu ở tĩnh mạch trở
về tim bị cản trở, máu tập trung nhiều ở gan, lách làm cho màng gan và lách căng dẫn đến đau bụng.
-Phương pháp thở không đúng nhất là sự phối hợp giữa các động tác với nhịp thở khơng tốt làm
quan hệ của tuần hồn - hơ hấp và máu bị rối loạn. Máu đọng lại nhiều ở tĩnh mạch và nội tạng dẫn đến
đau bụng. Một yếu tố nữa là do thở quá gấp làm cho hoạt động của cơ hoành bị rối loạn, cơ hoành thiếu
oxy, hoặc bị chuột rút gây nên đau bụng.
-Chuẩn bị khởi động không tốt hoặc bắt đầu chạy quá nhanh làm cho chức năng của hệ tiêu hóa
khơng thích nghi sinh ra đau. Sau khi ăn xong tập luyện ngay, thức ăn chưa kịp tiêu hóa, tích tụ lại ở dạ
dày làm trướng bụng, căng màng ruột và màng dạ dày cũng dẫn đến đau bụng.
Ngoài các nguyên nhân do tập luyện gây ra, cịn có những ngun nhân thường gặp khác do bệnh
tật như: viêm gan, các bệnh về đường mật (như viêm túi mật, sỏi mật,…), bệnh loét đường tiêu hóa, viêm
ruột thừa,…
* Triệu chứng
Trước tập luyện khơng thấy đau bụng. Khi khởi động và bước vào phần trọng động (phần cơ bản
của buổi tập) thì thấy đau ở vùng hạ sườn phải, hạ sườn trái. Lúc đầu, dùng tay ấn vào cảm thấy đỡ, sau
đó cơn đau lại tăng lên và không thể tiếp tục tập luyện được. Dừng tập luyện thì cơn đau giảm dần và
cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu tiếp tục tập lại xuất hiện đau bụng.
* Cách xử lý
Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động, thở sâu và nhịp
nhàng trong thời gian từ 5 - 10 phút có thể khỏi. Nếu đau bụng quá nặng thì phải dừng tập luyện, mời
bác sĩ đến khám xác định nguyên nhân để điều trị cho đúng, có thể bấm huyệt: túc tam lý, nội quan,
tam cân giao,…
* Phương pháp phịng ngừa
- Tăng cường huấn luyện tồn diện cho vận động viên.

- Trước khi tập luyện không được ăn quá no, uống quá nhiều. Sau khi ăn no cần nghỉ ngơi từ 90
- 120 phút được mới được tập.
112 Số 39 - Quý I năm 2020


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
- Khi tập trước tiên cần phải khởi động kỹ càng, chú ý các động tác hoạt động phải kết hợp với thở
nhịp nhàng và sâu.
- Phải tuân theo các nguyên tắc trong tập luyện TDTT nhất là nguyên tắc tăng tiến.
2.4.1.2. Chuột rút
Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co cứng không chủ động duỗi ra được. Trong tập luyện TDTT
thường gặp hiện tượng chuột rút ở cơ tam đầu cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm
cơ bụng.
* Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Do bị lạnh: tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động không kỹ thì cơ bắp dễ bị
chuột rút. Hay bị nhiều nhất ở các môn thể thao như bơi lội, điền kinh và các mơn bóng.
-Trong cơ thể bị mất nhiều chất điện giải: tập luyện trong điều kiện trời nóng nực, oi bức, cơ thể
ra mồ hôi nhiều làm mất nhiều nước và muối. Khi đó, cơ thể sẽ bị rối loạn các chất điện giải và bị thiếu
muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chuột rút.
-Trong tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc
quá ngắn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bị chuột rút. Nguyên nhân này thường gặp ở những VĐV
mới tập hoặc trình độ tập luyện cịn thấp.
Tập luyện mệt mỏi: khi cơ thể mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi chất giảm, trong cơ
bắp bị tích tụ lượng axit lactic lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ bắp bị co cứng gây ra hiện
tượng chuột rút.
* Triệu chứng
Cơ bị co cứng không tự thả lỏng được, sờ vào nhóm cơ bị chuột rút thấy cứng chắc và rất đau.
Người bị chuột rút không thể hoạt động được nữa. Nguy hiểm nhất là bị chuột rút ở dưới nước dễ dẫn
đến tử vong vì tắc thở.
* Cách xử lý

Khi cơ bị chuột rút không nghiêm trọng thì chỉ cần kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại
đến lúc cơ đó khơng tự co lại được nữa.Ví dụ, khi cơ tam đầu cẳng chân bị chuột rút làm cho bàn chân
duỗi thẳng ra. Cách xử lý là dùng lực đẩy mũi bàn chân để gấp mu bàn chân lên cẳng chân. Sau đó, dùng
các kỹ thuật của xoa bóp để xoa bóp cục bộ cơ bị chuột rút. Chú ý sử dụng lực xoa bóp tương đối mạnh.
Cuối cùng có thể bấm huyệt ủy trung, thừa sơn, dũng tuyền. Nếu bị chuột rút ở dưới nước cần phải nhanh
chóng đưa nạn nhân lên bờ, sau đó mới xử lý.
2.4.1.3. Hội chứng hạ đường huyết của VĐV
Đường huyết của người bình thường dao động trong khoảng từ 80 – 120mg%. Nếu đường huyết
hạ thấp hơn 50 - 60 mg% thì lúc đó xuất hiện hàng loạt các chứng được gọi là chứng hạ đường huyết.
Trong tập luyện TDTT, khi cơ bắp phải co rút mạnh sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và nguồn năng
lượng đó chủ yếu lấy từ việc oxy hóa đường. Vì vậy, khi hoạt động với cường độ vận động lớn, thời
gian dài thì lượng glucoza trong cơ thể bị tiêu hao rất nhiều và rất dễ sinh ra hiện tượng hạ đường
huyết. Chứng hạ đường huyết thường gặp ở các môn thể thao như chạy cự ly dài, maratông, đua xe
đạp cự ly dài, trượt tuyết,… Chứng hạ đường huyết có thể xảy ra ngay trong quá trình vận động hoặc
sau vận động.
* Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh
Chứng hạ đường huyết phát sinh trong tập luyện TDTT chủ yếu là do thời gian tập luyện dài,
Thoâng tin KH - GD Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

113


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
cường độ vận động lớn làm tiêu hao nhiều lượng đường trong cơ thể. Quá trình điều tiết cơ chế chuyển
hóa đường của vỏ não bị rối loạn.
Có tác giả cho là nếu đường huyết giảm đến 50mg% cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng vô lực, cảm
giác đói, tinh thần khơng ổn định. Đường huyết giảm dưới 50mg% thì trí nhớ bị giảm, co giật và nặng
hơn là hôn mê. Đây là do lượng đường ở các tế bào não bị giảm gây nên. Có tác giả lại cho rằng trung
khu thần kinh điều tiết cơ chế trao đổi đường của cơ thể bị rối loạn, lượng insulin tăng sẽ làm đường
huyết giảm.

* Triệu chứng
Vận động viên bị hạ đường huyết có các biểu hiện sau đói khơng chịu được, bủn rủn chân tay,
chóng mặt, tốt mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. Hạ đường huyết nặng hơn có thể xuất hiện những cơn kích động
do rối loạn tinh thần, nói năng khơng lưu lốt, co giật tồn thân hoặc cục bộ (giống như động kinh), hơn
mê. Kiểm tra toàn thân - mạch nhanh yếu, huyết áp biến đổi khơng rõ ràng (trước hơn mê thì cao, nhưng
sau hôn mê giảm), thở nông nhanh. Kiểm tra đường huyết giảm dưới 55mg%.
* Xử lý cấp cứu
Sau khi chuẩn đốn đúng là hạ đường huyết thì đưa VĐV vào nơi yên tĩnh, nằm nghỉ, chú ý mặc
ấm. Cho VĐV uống nước đường, nước trà đường nóng và cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa nhiều lần. Bình
thường nằm nghỉ một thời gian ngắn hiện tượng hạ đường huyết sẽ mất dần.
Trong trường hợp nặng thì có thể tiêm tĩnh mạch glycoza 50% từ 50 - 100ml. Nếu hôn mê có thể
châm cứu vào các huyệt: Nhân trung, bách hội, dũng tuyền, hợp cốc. Nhanh chóng đưa vận động viên
đến các bác sĩ để giải quyết.
* Phòng ngừa
Những người mới tham gia tập luyện, ốm yếu, bệnh tật hoặc người bị đói khơng nên tham gia tập
luyện trong thời gian dài và cường độ vận động lớn như chạy 10.000m trở lên, chạy maratông, đua xe
đạp cự ly dài,… Trước khi tập luyện và thi đấu có thể bổ sung đường cho VĐV. Trước khi thi đấu từ 10
- 15 phút có thể uống 100gram đường glucoza. Trong các cuộc thi đấu có thời gian dài thì nên bổ sung
nước đường cho VĐV tại các trạm tiếp nước trên tuyến đường đua.
2.4.2. Các chấn thương thường gặp
2.4.2.1. Chấn thương phần mềm: là chấn thương gây nên các tổn thương ở các phần mềm của cơ
thể như da, gân, cơ, dây chằng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và tính chất của tổn thương, người ta có thể
phân chia thành các loại sau:
- Vết xây sát da: là tổn thương bề mặt da.
- Vết thương: là chấn thương phần mềm gây rách da và các tổ chức dưới da, tổn thương có thể vào
sâu trong cơ và mạch máu.
- Vết đụng dập: là chấn thương phần mềm do va chạm không gây rách da nhưng làm dập nát chảy
máu tổ chức dưới da.
- Bong gân: là tổn thương dây chằng quanh khớp và bao khớp ở các mức độ khác nhau. Khớp được
tạo nên do các đầu xương áp sát vào nhau và được giữ bởi hệ thống bao khớp, dây chằng gân cơ vừa

mềm dẻo vừa vững chắc để khớp hoạt động được chính xác, linh hoạt. Khi có tác động mạnh gián tiếp
hoặc trực tiếp làm khớp bị văn mạnh. Khe khớp bị mở rộng ra làm các dây chằng bị kéo căng khi bị giãn
mạnh hoặc dứt hẳn, đồng thời làm tổn thương luôn cả bao khớp gây chảy máu nhiều và rất đau. Do đó,
làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của khớp.
114 Số 39 - Quý I naêm 2020


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
- Tổn thương cơ: Gồm 2 dạng giãn cơ và đứt cơ. Giãn cơ làm cho cấu trúc giải phẫu cơ không thay
đổi nhưng tổn thương tổ chức xung quanh sợi cơ, có thể đứt các mao mạch; rách cơ khi thực hiện động
tác co giật đột ngột có thể xảy ra rách hoặc đứt cơ, khi đó xuất hiện cảm giác đau mạnh, chảy máu nhiều
tạo thành đám tụ máu.
Trong mơn bóng chuyền chấn thương, phần mềm xảy ra chủ yếu là các chấn thương: bong gân
khớp cổ chân, chấn thương gối, chấn thương ngón tay (khớp ngón cái), tổn thương cơ – gân do căng cơ
quá mức (thường xảy ra ở những cơ chi dưới và gân khe, chi trên ít xảy ra hơn và nếu có thì chủ yếu là
cơ delta).
* Ngun nhân chấn thương
- Bong gân khớp cổ chân: do bị cầu thủ khác dẫm vào chân hoặc bàn chân đột ngột xoay vào trong
và gập mạnh trong quá trình chơi (chấn thương này gọi là chấn thương quặt ngược).
- Bong gân khớp ngón tay: là chấn thương hay xảy ra trong khi thực hiện động tác chắn bóng nhất
là ngón thứ 4 và thứ 5.
- Căng cơ quá mức: do tập luyện quá nhiều gây mệt mỏi, khởi động chưa đủ, phương pháp tập
luyện lạc hậu, chương trình tập luyện khơng hợp lý, mất cân bằng và thiếu hụt chất khoáng.
* Triệu chứng của các chấn thương
- Khớp cổ chân: đau khớp cổ chân, nghe thấy tiếng rạn – phựt – rắc xuất hiện khi VĐV đang chơi
bóng, sưng, bầm tím, có khi lan tỏa ra xung quanh, tụ máu trong khớp (nếu xuất hiện chứng này thì VĐV
bị tổn thương khớp cổ chân nặng), giảm cơ năng của khớp: cử động của khớp bị hạn chế vì đau nhưng
vẫn vận động được khớp (trường hợp gãy xương và sai khớp mất cơ năng).
- Khớp ngón tay: đau khớp ngón tay, sưng và bầm tím lan tỏa xung quanh, tụ màu trong khớp; cử
động của ngón tay bị hạn chế.

- Căng cơ quá mức: đau đột ngột và dai dẳng tại một vùng cơ.
* Phương pháp xử lý các chấn thương
- Bong gân khớp cổ chân:
+ Chườm lạnh: cũng như các loại chấn thương khác việc làm đầu tiên là chườm lạnh và nâng
cho lên cao sau khi tháo giày và tất. Đồng thời khớp cổ chân phải được băng cố định bằng loại băng thu
đàn hồi (nên hoàn tất việc khám khớp cổ chân ngay sau chấn thương vì sau đó có sự co cơ, sưng nề khó
khám).
+ Nếu sự bong gân làm cho khớp khơng cịn vững chắc phải nẹp bất động khớp cổ chân và VĐV
không được đi lại cho đến khi có sự can thiệp của cơ quan y tế.
+ Nếu chấn thương nhẹ khớp cổ chân mà VĐV có thể chạy nhảy bình thường thì cho VĐV trở
lại tập luyện. Tuy vậy, cần phải đề phịng bằng cách băng bó tổn thương và ngay sau tập luyện và thi đấu
xong phải điều trị theo chỉ định.
- Bong gân khớp ngón tay:
+ Chườm lạnh: nếu chấn thương nhẹ có thể tiếp tục bằng cách nép 2-3 ngón tay vào nhau.
+ Trong trường hợp chấn thương khe gian đốt thì xem có trật khớp khơng và dùng biện pháp cố
định thích hợp để tránh trật khớp tái phát và tổn thương mãn tính.
+ Nếu tổn thương nặng ngón tay thì phải có sự can thiệp của cơ quan y tế, tiến hành chụp X quang
để phát hiện các trường hợp xương bị vỡ và gãy.
Thông tin KH - GD Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

115


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
- Căng cơ quá mức:
+ Chườm lạnh, chống viêm bằng thuốc và nghỉ ngơi hợp lý.
+ Chườm nóng và các dạng điều trị nhiệt tuyệt đối chống chỉ định trong rách cơ cấp vì gây dãn
mạch làm tăng nguy cơ xuất huyết gây sơ hóa.
2.4.2.2. Chấn thương phần cứng: bao gồm 2 dạng gãy xương và sai khớp.
Gãy xương: là một loại tổn thương nặng trong chấn thương TDTT. Các dạng gãy xương thường

gặp là gãy xương kín, rất hiếm gãy xương hở.
-Gãy xương kín: xương bị gãy nhưng không tổn thương bề mặt da.
-Gãy xương hở: da, cơ bị rách, đầu xương lộ rõ ra ngoài qua miệng vết thương.
-Gãy xương hoàn toàn: xương gãy thành 2 đoạn hay nhiều đoạn rời nhau.
-Gãy xương khơng hồn tồn: xương gãy khơng rời nhau như mẻ xương, rạn xương, lún xương.
-Gãy xương có thể làm đứt, rách mạch máu và dây thần kinh hoặc đầu gãy của xương có thể làm
chèn ép gây bó tắt mạng thần kinh.
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền ít xảy ra trường hợp gãy xương, nếu có thì chỉ xảy ra
trường hợp gãy xương khơng hồn tồn (rạn xương).
* Triệu chứng của gãy xương: khi bị chấn thương mạnh, gãy xương nặng gây mất nhiều máu.
Nạn nhân đau đớn, mất cử động, chi biến dạng, cử động bất thường, khi sờ vào chỗ gãy có tiếng lạo xạo,
bệnh nhân có thể bị sốc biểu hiện: hốt hoảng, da xanh tái nhợt, chân tay lạnh, đổ mồ hôi, thờ ơ với mọi
vật xung quanh, mạch nhanh khó bắt, huyết áp hạ thấp.
* Triệu chứng rạn xương trong bóng chuyền: khi VĐV kêu đau ở xương bàn chân nhất là đau
khi hoạt động mạnh và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Các dạng rạn xương thường gặp trong bóng chuyền là rạn
xương sống, xương chày, xương mác, xương trụ,..., rạn xương trong q trình tập luyện và thi đấu bóng
chuyền. Ngun nhân khơng chỉ do bệnh lý ở xương mà cịn do nhiều nguyên nhân khác nhau như tập
luyện quá sức, bộ xương lệch, hai chi dưới không đều, mặt sân chơi cứng và không bằng phẳng.
* Phương pháp xử lý các chấn thương:
-Trường hợp gãy xương: phải chống sốc ngay bằng cách động viên, an ủi, ủ ấm cho bệnh nhân,
cho bệnh nhân uống nước chè nóng, tiêm thuốc giảm đau, truyền dịch, truyền máu; nếu xương gãy mà
đầu xương chưa lệch đi thì ta nên tiếng hành các nguyên tắc bất động (sơ cứu không nắn vào chỗ gãy,
không cởi quần áo giày dép của nạn nhân, nẹp cố định); nếu gãy xương hở phải tiến hành xử lý như với
một vết thương cầm máu, xử trí chống nhiễm trùng, tiêm dự phịng huyết thanh chống uốn ván, sau đó
mới tiến hành bất động.
-Rạn xương: khi phát hiện rạn xương, cho VĐV nghỉ ngơi trong điều trị rạn xương cơ bản nhưng
khơng nhất thiết phải ngừng tập hồn tồn ở tất cả trường hợp trong giai đoạn phục hồi, mà vẫn có thể
tập nhẹ nhàng khi khơng đau q; dùng nẹp bó bột khi rạn xương; ngồi ra nếu rạn xương bàn chân thì
có thể đóng giày riêng để trọng lượng dàn đều lên bàn chân là điều rất quan trọng, chỉ tập luyện khi đã
điều trị khỏi, tập sớm và mạnh dễ bị tái phát.

- Sai khớp: là sự sai lệch các diện khớp xảy ra đột ngột do tai nạn, chấn thương làm thay đổi vị trí
liên quan bình thường về cấu trúc giải phẫu của khớp và cản trở hoạt động tự nhiên của khớp.
Trong hoạt động bóng chuyền với những tác động mạnh, nhanh thường xảy ra sai khớp nhất là
khớp cổ chân, khớp ngón cái, khớp vai, khớp khuỷu, khớp gối. Khớp bị sai có thể bị lệch nhau hồn tồn,
nhưng cũng có thể chỉ sai lệch một phần (gọi là bán sai khớp).
116 Soá 39 - Quý I năm 2020


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
* Triệu chứng của sai khớp:
-Đau: khi bị chấn thương mạnh tác động đến khớp gây đau dữ dội.
-Mất cử động tự nhiên của khớp.
-Biến dạng khớp: đầu xương có thể lồi hoặc lõm vào.
-Đối với khớp vai: vai có vẻ vng hơn, hẹp hơn, gồ lên ở phía trước vai, cánh tay bị dang ra
khơng áp vào bình thường được và tay ln ngửa.
-Đối với khớp khuỷu: khuỷu hơi gập, mõm khuỷu nhơ cao phía sau làm cho cánh tay phía trước
như bị lõm vào và nạn nhân thường có động tác đỡ tay bị đau.
* Phương pháp xử lý: trường hợp sai khớp phải được thầy thuốc chuyên khoa chữa trị. Tuy nhiên,
việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng và cần thiết, các biện pháp sơ cứu ban đầu như:
-Bất động khớp tạm thời: để chi ở nguyên tư thế biến dạng của nó, không tự nhiên nắn kéo, sửa
lại tư thế.
-Nếu sai khớp vai chúng ta cố định tạm thời bằng cách dùng khăn treo cẳng tay để trước ngực.
-Nếu sai khớp khuỷu có thể dùng khăn buộc ép chặt cánh tay vào thân mình hoặc cố định bằng
nẹp trước và sau có độn bơng.
-Khi bất động khớp xong, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bện viện để nắn lại khớp càng sớm
càng tốt vì càng để lâu khớp sưng tấy lên gây khó nắn và làm đau bệnh nhân, thời gian phục hồi lâu hơn.
3. Kết luận
Mỗi mơn thể thao đều có đặc điểm riêng về các hoạt động vận động và thi đấu. Do vậy chấn thương
xảy ra ở mỗi môn thể thao đều khác nhau. Chính vì vậy, HLV, GV giảng dạy TDTT, VĐV, các y bác sĩ
TDTT ngoài việc nắm bắt được triệu chứng và các biện pháp xử lý, sơ cứu ban đầu mà cịn phải tìm hiểu

ngun nhân cụ thể xảy ra chấn thương trong tập luyện và thi đấu ở mơn chun sâu của mình để có biện
pháp phịng tránh và hạn chế các chấn thương có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng, Cơ sở y sinh học của tập luyện thể dục thể thao vì sức khỏe,
Nhà xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội, 2002.
[2]. Lê Tấn Đạt, Lê Văn Xanh, Y Học thể thao, NXB. Thể dục thể thao Hà Nội, 2012.
[3]. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, Sinh lý học Thể dục Thể thao, NXB. Thể dục thể thao Hà
Nội, 2000.
Ngày nhận bài: 18/02/2020
Ngày gửi phản biện: 05/3/2020
Ngày chấp nhận đăng: 20/3/2020
Trường ĐHXD Miền Tây.

1

Thoâng tin KH - GD Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

117



×