Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước chuyên ngành IB thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.92 KB, 141 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TIẾN

KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

CHUYÊN NGÀNH IB THỰC HIỆN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Tiến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Bằng Đồn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế toán quản trị và Kiểm toán, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức Kiểm tốn Nhà
nước chun ngành Ib đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo moi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ....................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cưu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sơ lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái quát chung về kiểm toán, chất lượng kiểm toán........................................... 5

2.1.2.

Kiểm soát chất lượng Kiểm toán nhà nước.......................................................... 12

2.1.3.

Kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ....................... 31

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................................ 41


2.2.1.

Kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng kiểm toán trên thế giới ......................... 41

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho Kiểm tốn nhà nước Việt Nam .................................. 46

2.2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu liên quan................................................................ 48

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................. 50
3.1.

Giới thiệu về kiểm tốn nhà nước chun ngành Ib........................................... 50

3.1.1.

Q trình phát triển của Kiểm tốn Nhà nước..................................................... 50

3.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib . .53

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib ...........55

iii



3.1.4.

Một số kết quả đạt được trong hoạt động kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ
bản tại Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib..................................................... 58

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 58

3.2.1.

Phương pháp thu thập thơng tin............................................................................. 58

3.2.2.

Phương pháp phân tích tài liệu............................................................................... 59

4.1.

Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do
kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện.................................................. 61

4.1.1.

Tổ chức KSCL kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib............61

4.1.2.


Kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại chuyên
ngành Ib..................................................................................................................... 65

4.1.3.

Đánh giá của các đối tượng về kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án tại
chuyên ngành Ib....................................................................................................... 78

4.1.4.

Đánh giá kết quả KSCL kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán

nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện.................................................................... 82
4.2.

Giải pháp hồn thiện KSCL kiểm tốn dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại kiểm toán

nhà nước chuyên ngành Ib...................................................................................... 89
4.2.1.

Định hướng phát triển Kiểm toán nhà nước Việt Nam và sự cần thiết hoàn
thiện............................................................................................................................ 89

4.2.2.

Giải pháp hoàn thiện KSCL kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm
toán nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện............................................................ 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 105
5.1.


Kết luận.................................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 106

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 107
Phụ lục..................................................................................................................................... 109

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BBXNSL

Biên bản xác nhận số liệu

BCKT

Báo cáo kiểm tốn

BCTC

Báo cáo tài chính


BQLDA

Ban quản lý dự án

CMKT

Chuẩn mực kiểm tốn

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

DAĐT

Dự án đầu tư

INTOSAI

Tổ chức kiểm toán Tối cao Thế giới

ISSAIS

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KHKT

Kế hoạch kiểm toán

KSCL


Kiểm soát chất lượng

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KTNN CNIb

Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib

KTV

Kiểm toán viên

NSNN

Ngân sách nhà nước

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tiêu chí chất lượng kiểm tốn............................................................................ 11
Bảng 2.2. Tiêu chí kiểm sốt chất lượng kiểm tốn.......................................................... 19
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự của Kiểm tốn Nhà nước vụ Ib qua 3 năm ......................57
Bảng 4.1. Tiêu chí và phân cơng cơng việc các vị trí trong đồn kiểm toán .................64
Bảng 4.2. Các rủi ro xảy ra trong các giai đoạn kiểm toán dự án đầu tư tại
chuyên ngành kiểm tốn Ib

68

Bảng 4.3. Tiêu chí lựa chọn dự án của chuyên ngành Ib.................................................. 71
Bảng 4.4. Ý kiến đánh giá của cán bộ, KTV chuyên ngành Ib về tổ chức thực
hiện và chính sách kiểm sốt nội bộ

79

Bảng 4.5. Tổng hợp điều tra đánh giá về kết quả kiểm soát chất lượng đối với vụ
kiểm toán Ib

80

Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của chủ đầu tư dự án được kiểm toán về Báo cáo
kiểm toán của Kiểm toán dự án CNIb 81

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán .......................................... 20
Sơ đồ 3.1. Khái quát về tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước .................................. 52
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức các phịng thuộc KTNN CNIb................................................ 55

Sơ đồ 4.1. Quy trình lựa chọn dự án và lập kế hoạch kiểm toán dự án cơ bản do
CNIb thực hiện 70
Sơ đồ 4.2. Quy trình kiểm sốt chất lượng kiểm tốn trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán do chuyên ngành Ib thực hiện

73

Sơ đồ 4.3. Quy trình kiểm sốt chất lượng kiểm tốn giai đoạn lập và phát hành
báo cáo kiểm toán do chuyên ngành Ib thực hiện

vii

76


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Tên luận văn: “Kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do
kiểm toán Nhà nước, chuyên ngành Ib thực hiện”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng kiểm sốt chất lượng
kiểm tốn dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib từ
đó đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác KSCL kiểm tốn dự án đầu tư xây dựng cơng
trình do Kiểm tốn nhà nước chun ngành Ib thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm phương pháp thu thập
số liệu thứ cấp, sơ cấp và phương pháp phân tích.
Trong đó:
- Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các phịng ban của Kiểm tốn Nhà
nước như báo cáo, chuẩn mực...
- Số liệu sơ câp: Phỏng vấn 60 người bao gồm cán bộ và lãnh đạo thuộc kiểm
toán nhà nước (30) và đại diện các đơn vị được kiểm tốn (30) người.
- Phương pháp phân tích sử dụng trong luận văn bao gồm Phương pháp thống kê
mô tả, thống kê so sánh, phương pháp phân tích quy trình, Phương pháp chun gia.

Kết quả chính và kết luận
- Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên lý thuyết về kiểm soát chất lượng trong tổ
chức bao gồm các nội dung: các khái niệm có lien quan đến kiểm toán, chất lượng
kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán; các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng
kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, luận văn hệ thống hóa cơ
sở lý luận về Kiểm toán dự án đầu tư, chất lượng kiểm toán dự án đầu tư và kiểm soát
chất lượng kiểm toán đầu tư: như vai trị, khái niệm, quy trình kiểm tốn dự án đầu tư.
Cơ sở thực tiễn được trình bày dựa trên nghiên cứu về kiểm soát chất lượng kiểm tốn
ở Trung quốc và Cộng hịa liên bang Đức.
- Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án tại chun ngành kiểm tốn Ib đã
được phân tích dựa trên quy trình kiểm sốt chất lượng các giai đoạn kiểm toán bao gồm:
Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Lập phát hành báo cáo kiểm toán.

viii


Với các nội dung kiểm sốt bao gồm: Tính độc lập của kiểm toán, nhận diện rủi ro, văn
bản và văn phạm, đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên, phương pháp kiểm toán, quản
lý thời gian. Các nguyên tắc kiểm toán bao gồm: xét duyệt thẩm định; báo cáo thường
xuyên; kiểm tra theo dõi; báo cáo bất thường và giám sát. Bên cạnh việc mô tả thực trạng

công tác tổ chức, thực hiện cơng tác kiểm sốt chất lượng của vụ Kiểm tốn Ib thì đánh
giá của các bên liên quan về công tác tổ chức, thực hiện kiểm sốt chất lượng được tổng
hợp và phân tích trong luận văn. Kết quả đánh giá của các bên lien quan đối với cơng tác
tổ chức và thực hiện kiểm sốt chất lượng là tương đối tốt. Đa số các cán bộ và kiểm toán
viên đều đánh giá tốt và rất tốt đối với công tác tổ chức và thực hiện kiểm sốt chất lượng,
chỉ có biểu mẫu văn bản, bố trí thời gian 1 cuộc và giữa các cuộc kiểm tốn cịn bị hạn
chế, đặc biệt chế độ lương thưởng đối với kiểm tốn viên và cán bộ đồn kiểm tốn. Đối
với việc kiểm sốt các sai sót hầu như đã được kiểm sốt ở mức kiểm sốt hồn tồn và
kiểm sốt phần lớn, chỉ có một vài tiêu chí chưa được kiểm sốt như sai só trong biểu
mẫu, văn phạm, sai sót về kiểm sốt tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán, thu thập bằng
chứng đầy đủ. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán 1b được các đơn vị được kiểm tốn là có
tính chính xác và độ tin cậy cao, những bằng chứng thu thập được là có cơ sở pháp lý, tuy
nhiên việc phát hành báo cáo còn chậm và theo dõi thực hiện kiến nghị theo kế hoạch cịn
bị đánh giá có sự hạn chế.
- Các giải pháp tập trung vào: hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật hoạt động
kiểm soát chất lượng kiểm tốn; nâng cao trình độ, năng lực chun mơn và đạo đức
nghề nghiệp của kiểm tốn viên; hồn thiện cơng tác tổ chức và xây dựng cơ sở dữ
liệu về đối tượng kiểm tốn; tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm
soát chất lượng kiểm toán; nâng cao chất lượng của Hội đồng thẩm định cấp vụ.

Kết luận
Mục đích của kiểm sốt chất lượng Kiểm tốn nhà nước là nâng cao chất lượng
kiểm tốn Nhà nước. Cơng tác kiểm soát chất lượng của Kiểm toán dự án chuyên
ngành Ib dựa trên sự kiểm soát của Kiểm toán của nhà nước theo Chuẩn mực kiểm
toán và được kiểm soát bởi 2 hệ thống nội kiểm và ngoại kiểm. Quy trình kiểm sốt
được xây dựng theo 3 giai đoạn của q trình kiểm tốn, nội dung và ngun tắc kiểm
tốn được cơng bố rõ trong quy trình kiểm sốt chất lượng của Kiểm toán nhà nước.
Kết quả bước đầu của Kiểm soát chất lượng kiểm toán được các bên đánh giá tốt từ
công tác tổ chức, thực hiện và phát hành báo cáo kiểm toán. Các giải pháp đưa ra
nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chất lượng cần tập trung vào yếu tố con người, cơ

sở vật chất và các văn bản pháp lý, cũng như tổ chức hội động thẩm định cấp vụ.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tien
Thesis title: "Quality control activities of the stated auditing department managing
the capital constructing investment projects".
Major: Business Administration

Code: 8340101

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
The purpose of this thesis is to analyze the situation of quality control activities
in state auditing department managing capital constructing investment projects (called
specification department Ib), finding out the weakness and strong point of these
activities in order to raising the solutions to improve it.
Materials and Methods
The research method using in the dissertation consists of secondary data
collection methods and primary data collection and analytical methods.
- The secondary data such as reports, standards of auditing are collected from
departments of the State Audit
- Primary data: The primary data are collected by interviewing 60 people
including officials and leaders of the State Audit (30) and representatives of the
organizations were audited (30).
- Analytical methods are used in the dissertation including Descriptive Statistics,
Comparative Statistics, Process Analysis Methods, and Expertizing Methods.


Main findings and conclusions
- The basis theory summarized in the thesis is quality control in the organization,
which including the following contents: concepts related to auditing, quality of audit
and quality control in auditing; Factors affecting the quality of auditing and quality
control in auditing. In addition, the dissertation systematizes the theory for investment
project auditing, quality audit of investment projects and quality control of basis
constructing investment audits. The contents of this theory include: the role, concept,
auditing process of investment projects. Practical cases are presented the auditing
quality control in China and the Federal Republic of Germany.
- The quality of project auditing in auditing department Ib has been analyzed
including the contents of quality control process of auditing stages: auditing preparation;
Carry out audits and auditing report producing. Quality controlled activities

x


are studied including the independence of auditing, risk identification, text and
grammar pattern in auditing, the professional skill and attitude of auditors, methods of
auditing, time management. The principles of auditing is presented in the thesis is the
appraisal review; regular auditing reports; follow up activities; abnormal reporting and
monitoring. Besides describing the actual situation of organization and quality control
work of Auditing Department Ib, we also present assessments of related stakeholder
about organizing about implementing of quality control. The assessment results from
the stakeholders for the organization and implementation of quality control are quite
good. Almost staff and auditors rated good and very good at organizing and
implementing quality control. However, the form of documents, arranged in one time
and between audits are not good assessment. Furthermore, the regime of compensation
for auditors and officials of the audit delegation are also not rate at good levels.
Reviewing about the mistake controlling the reviewer showed that most of the
mistakes in the auditing process are largely controlled and full controlled. There are

only a few uncontrolled criteria such as errors in the form of document, grammar,
checking the progress of the audit report, collecting evidence. The audit report done by
department 1b is audited by the audited entities for their accuracy and reliability, and
the evidence gathered has been legally based. Monitoring the implementation of the
recommendations are not according to the plan reviewed by the stakeholders.
- Solutions to improve the quality control in the auditing department of capital

constructing investment projects focus on: Improving the system of legal documents
on audit quality control; raising the professional qualifications and professional ethics
of the auditors; To performing the organization and development of databases on
subjects of audit; intensifying the inspection and supervision of auditing quality
control activities; improving the quality of the departmental appraisal council.
Conclusion
Purpose of Quality Control The State Audit is to improve the quality of the State
audit. The quality control of the capital constructing investment Project Auditing
department Ib is based on the control of the State Audit in accordance with the
Auditing Standards and there are two internal audit and externality systems. The
controlled process is developed in three phases of the audit process, the contents and
principles of auditing are clearly stated in the process of quality control of the State
Audit. The results of quality control audit are well appreciated by the parties based on
organization, implementation and the reality of audit reports. Measures to improve
quality control should focus on the human element, facilities and legal documents, as
well as organizing a departmental appraisal.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chất lượng kiểm tốn là quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc

khẳng định uy tín, hiệu lực, hiệu qủa hoạt động Kiểm tốn Nhà nước (KTNN) nói
chung và KTNN CNIb kiểm tốn lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách đảng,
hoạt động cơ yếu, dự trữ nhà nước) nói riêng. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ,
KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán tin cậy và được kiểm sốt chất lượng
(KSCL) đầy đủ, thích hợp.
Với vai trị quan trọng như vậy nên KSCL kiểm tốn được Tổ chức quốc tế
các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) thừa nhận như một quy định bắt buộc
và là trách nhiệm được quy định rõ trong chuẩn mực kiểm toán. Các cơ quan
KTNN của các quốc gia trên thế giới đều coi KSCL kiểm toán là hoạt động có tính
bắt buộc đi đối với hoạt động kiểm tốn và cần phải được quan tâm nhằm đảm bảo
chất lượng kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng thông tin.
Từ khi được thành lập ngày 11/7/1994, trong quá trình hoạt động, KTNN
Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí, vai trị quan trọng trong hệ thống các
cơng cụ kiểm tra, kiểm sốt tài chính nhà nước. Nâng cao địa vị pháp lý và chất
lượng hoạt động của KTNN đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan
tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã ghi rõ: “Nâng
cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán nhà nước như một công cụ mạnh của
Nhà nước”. Trong những năm qua, xác định đúng đắn vị trí quan trọng của chất
lượng kiểm tốn, KTNN Việt Nam ln coi trọng việc thiết lập, duy trì và nâng
cao hiệu quả hoạt động KSCL kiểm toán.
Là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật, KTNN đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế và hội nhập sâu rộng của đất nước. Kết quả kiểm toán của KTNN được sử dụng
phục vụ ngày càng nhiều hơn cho việc quản lý, điều hành, giám sát, phêchuẩn,
quyết định những vấn đề tài chính, ngân sách đồng thời giúp các cơ quan liên quan
chỉnh sửa bổ sung hồn thiện chính sách pháp luật. Chất lượng kiểm tốn có ý
nghĩa quan trọng trong việc khẳng định vị thế, uy tín và hiệu lực, hiệu quả hoạt
động KTNN.

1



Song song với hoạt động kiểm toán, đối với lĩnh vực KSCL kiểm toán,
KTNN đã xây dựng được hệ thống các quy định, chính sách trong quản lý, KSCL
kiểm tốn, cũng như thành lập các đơn vị tham mưu về KSCL. Năm 2013, KTNN
đã ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, trong đó
đã xác định việc “Nâng cao chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm tốn của
KTNN” là một trong tám mục đích chiến lược quan trọng. Hơn nữa, mục đích
chiến lược này được cụ thể hóa thành các mục tiêu chiến lược, các dự án, hoạt
động và được đo lường theo các chỉ số cụ thể. Sau hơn 23 năm hoạt động, tuy gặp
nhiều khó khăn và cịn có những hạn chế nhất định trong q trình hoạt động,
nhưng có thể nói KTNN đã tạo nên những bước tiến vững chắc, toàn diện. Chất
lượng kiểm tốn của KTNN ln được nâng cao qua từng năm. Kết quả kiểm toán
của KTNN ngày càng cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng
và đơn vị được kiểm tốn nhiều kiến nghị có giá trị trong hoạt động thực tiễn.
KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính với tổng số tiền lên đến hàng ngàn
tỷ đồng, kết quả kiểm toán năm sau cao hơn năm trước, nhất là từ khi Luật KTNN
lần đầu có hiệu lực thi hành (2006). Bên cạnh việc kiến nghị về xử lý tài chính,
KTNN cịn giúp các cơ quan nhà nước, các chủ đầu tư chấn chỉnh công tác quản lý
dự án; giúp các Ban quản lý dự án đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý dự án
nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại bất cập trong quản lý, ngăn ngừa những
tiêu cực, lãng phí, thất thốt vốn đầu tư và ngày càng hồn thiện hơn công tác quản
lý sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
Mặc dù chất lượng hoạt động kiểm tốn nói chung và hoạt động kiểm tốn
dự án đầu tư nói riêng đã được nâng lên, đóng góp phần tích cực vào việc phịng
chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư (đặc biệt là các dự án đầu tư XDCB), tuy
vậy trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, các cơng trình
xâydựng đang càng ngày càng địi hỏi sử dụng nhiều NSNN, thì kết quả đạt được
của KTNN nói chung và Kiểm tốn nhà nước chun ngành Ib nói riêng cịn q
khiêm tốn, nhất là trong điều kiện thực hiện Luật KTNN, Luật Phòng, chống tham

nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức và hoạt động KTNN,
trong đó có hoạt động kiểm tốn dự án đầu tư cũng vẫn còn một số hạn chế, bất
cập, một phần do tác dụng và hiệu quả của cơng tác KSCL kiểm tốn dự án đầu tư
cịn chưa đáp ứng được u cầu do đó địi hỏi phải nghiên cứu bổ sung và hoàn
thiện.

2


Xuất phát từ những nhận thức trên đây, tác giả chọn vấn đề: "Kiểm soát
chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán nhà nước
chuyên ngành Ib thực hiện" làm đề tài luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CƯU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về KSCL kiểm toán Dự án đầu tư (DAĐT); phân tích, đánh giá thực trạng
KSCL kiểm toán DAĐT xây dựng cơ bản của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành
Ib. Từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác KSCL kiểm tốn dự án đầu tư
xây dựng cơng trình do Kiểm tốn nhà nước chuyên ngành Ib thực hiện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm toán và kiểm

soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm

toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib thực
hiện;
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện kiểm sốt chất lượng kiểm toán dự án

đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán do kiểm toán Nhà

nước chuyên ngành Ib thực hiện trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm sốt chất lượng kiểm
tốn nói chung, kiểm soát chất lượng kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói
riêng và các giải pháp hồn thiện hoạt động này, nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm toán.
Đối tượng khảo sát là những cán bộ, kiểm toán viên của kiểm toán nhà
nước và đại diện các đơn vị được kiểm toán.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn kiểm soát chất lượng

kiểm toán (từ bước lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm
toán đến bước theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán) đối với dự án đầu

3


tư xây dựng cơ bản và giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong hoạt động kiểm
tốn.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu tại Kiểm toán nhà nước chuyên

ngành Ib và các đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib
thực hiện.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng các số liệu liên quan từ năm

2015 đến 2017; số liệu điều tra năm 2018; Thời gian thực hiện đề tài từ 2017 đến
2018.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát chung về kiểm toán, chất lượng kiểm toán
2.1.1.1. Khái niệm về kiểm toán
Trong nền kinh tế các tổ chức, đơn vị đều có mục tiêu hoạt động nhất định
nhưng lại có mối quan hệ ràng buộc về lợi ích với nhau. Để kiểm sốt hoạt động,
Nhà nước quy định các đơn vị phải tổ chức tốt cơng tác kế tốn và thường xun
lập Báo cáo tài chính làm phương tiện để cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính của
mình cho các đối tượng quan tâm. Xét về tâm lý và để đạt được lợi ích của mình
các tổ chức đơn vị có thể đưa ra những thông tin sai lệch, không khách quan.
Trong khi đó các đối tượng sử dụng thơng tin cần phải có thơng tin đúng và chính
xác nhưng lại khơng có nghiệp vụ dẫn đến sử dụng thông tin sai lệch và ra các
quyết định đưa đến nhiều rủi ro. Như vậy, do nhu cầu thơng tin tất yếu phải có một
cơ quan trung gian, độc lập và có nghiệp vụ để đưa ra ý kiến trung thực, khách
quan đối với các thơng tin được cơng bố và từ đó kiểm toán ra đời.
Kiểm toán là một hoạt động của cơ quan kiểm toán nhằm kiểm tra, xác
nhận về mức độ trung thực, hợp lý của thông tin để các đối tượng sử dụng thông
tin an tâm, tin cậy về chất lượng, tính trung thực, đúng đắn, hợp pháp, đầy đủ của
thơng tin đã được kiểm tốn xác nhận.
Kiểm tốn là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về thơng tin có thể
định lượng liên quan đến một thực thể pháp lý nhằm mục đích xác định rõ và lập
báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin này với những chuẩn mực đã được
thiết lập, được thực hiện bởi chuyên gia độc lập hoặc tổ chức độc lập có đủ thẩm
quyền và trình độ. Hoạt động kiểm tốn đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền
với quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người. Để phục vụ cho nhu cầu đa
dạng của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm tốn khác nhau được hình thành
gồm: kiểm tốn nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán “là một q trình do các kiểm tốn viên có đủ năng lực và độc

lập tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng về những thơng tin có thể định lượng
được của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về

5


mức độ phù hợp giữa các thơng tin đó với các chuẩn mực được thiết lập” (Nguyễn
Quang Quynh và cs., 2005).
Khái niệm được nhiều nhà khoa học thừa nhận, đó là “Kiểm tốn là q
trình mà theo đó một cá nhân độc lập có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng
chứng về các thơng tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cu thể nhằm
mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thơng tin số lượng đó với
các chuẩn mực đã xây dựng” (Nguyễn Viết Lợi và cs., 2009).
Kiểm tốn dự án đầu tư xây dựng cơng trình là q trình các chun gia độc
lập, có đủ thẩm quyền và trình độ thu thập bằng chứng căn cứ trên các chuẩn mực
được thiết lập và quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư để thực hiện
đánh giá một dự án đầu tư với các nội dung sau: Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật,
chế độ quản lý dự án đầu tư, chế độ tài chính kế tốn; Kiểm tốn cơng tác quản lý
chất lượng và tiến độ của dự án đầu tư; Kiểm toán báo cáo quyết tốn dự án hồn
thành hoặc báo cáo quyết tốn vốn đầu tư theo hạng mục cơng trình, cơng trình
hồn thành; báo cáo vốn đầu tư thực hiện theo niên độ năm, báo cáo giá trị khối
lượng hoàn thành đến thời điểm kiểm tốn; Kiểm tốn tính kinh tế, tính hiệu quả,
tính hiệu lực của dự án đầu tư.
2.1.1.2. Bản chất, chức năng và phân loại Kiểm toán
Từ những khái niệm trên cho thấy bản chất của kiểm toán chính là sự kiểm
tra độc lập từ bên ngồi được thực hiện bởi một tổ chức có chun mơn, nghiệp vụ
cao và hoàn toàn chịu trách nhiệm về pháp lý, kinh tế đối với các ý kiến của mình
về độ tin cậy của các thông tin được thẩm định. Như vậy, hoạt động kiểm tốn địi
hỏi những người có chun mơn cao, phải có đạo đức nghề nghiệp và có tính độc
lập khách quan, phải tự chịu trách nhiệm về những nhận xét của mình về thơng tin

của đơn vị được kiểm toán. Nhà nước cùng xã hội sẽ quản lý, giám sát hoạt động
này trên ba nội dung đó là: thông tin công bố phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn
mực chung; hoạt động kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực; và, cá nhân tổ chức liên
quan đến các sai sót, gian lận phải chịu trách nhiệm cả về pháp lý và kinh tế.
Về chức năng, kiểm tốn có hai chức năng cơ bản, đó là chức năng xác
minh và chức năng bày tỏ ý kiến.
Chức năng xác minh của kiểm toán nhằm khẳng định mức độ trung thực và
tính pháp lý của các tài liệu. Chức năng này cũng đảm bảo rằng các thông tin

6


số liệu là chính xác, trung thực và được xây dựng, phản ánh trên các biểu mẫu
đúng quy định. Chức năng xác minh của kiểm tốn cịn được thực hiện bằng một
hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán được thu
thập.
Chức năng bày tỏ ý kiến thể hiện, trên cơ sở các bằng chứng kiểm tốn,
thơng qua các phương pháp kiểm tốn được thực hiện các Kiểm toán viên (KTV)
sẽ đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, mức độ hợp lý của các thông tin số
liệu được công bố. Chức năng bày tỏ ý kiến mang ý nghĩa rộng hơn khi nó vừa đưa
ra kết luận về chất lượng và tính pháp lý của thơng tin, đồng thời cũng đưa ra
ý kiến tư vấn qua xác minh đối với đơn vị được kiểm tốn cũng như đơn vị sử

dụng thơng tin kiểm toán và cơ quan quản lý.
Kiểm toán hiện đại rất coi trọng chức năng tư vấn của kiểm toán trong việc
giúp cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu hồn thiện những bất cập của chế độ
kế tốn tài chính hiện hành, đồng thời tư vấn quản lý cho đơn vị được kiểm toán,
chỉ ra những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, yếu kém trong quản lý tài
chính để có chính sách điều chỉnh kịp thời.
Hoạt động kiểm toán được phân loại dựa theo chức năng và theo chủ thể

kiểm toán.
Nếu phân loại theo chức năng, hoạt động kiểm toán gồm: Kiểm toán hoạt
động; Kiểm tốn tn thủ và Kiểm tốn Báo cáo tài chính.
Kiểm tốn hoạt động là q trình kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến về tính
hữu hiệu, tính hiệu quả từ các hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Trên cơ sở
kiểm toán hoạt động các KTV sẽ đề xuất các phương án cải tiến để các hoạt động
thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả.
Kiểm tốn tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá việc chấp hành, tuân thủ
pháp luật, các chính sách, chế độ và các quyết định của đơn vị được kiểm toán. Kết
quả kiểm tốn tn thủ sẽ cung cấp thơng tin phục vụ cho ban giám đốc, các cấp
thẩm quyền trong việc điều hành các hoạt động của đơn vị.
Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm tra và đưa ra ý kiến về tính trung
thực, tuân thủ chuẩn mực và hợp lý của các Báo cáo tài chính của đơn vị được
kiểm toán. Kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính có giá trị cung cấp thơng tin cho
nhiều đối tượng quan tâm để bảo vệ lợi ích của mình và hạn chế các rủi ro liên
quan.

7


Nếu phân loại theo chủ thể kiểm toán, kiểm toán phân thành: Kiểm toán
nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các cơ quan
kiểm toán nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản công và Ngân
sách Nhà nước. Về mặt tổ chức, Kiểm toán nhà nước là một bộ phận trong bộ máy
quản lý của Nhà nước.
Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành do các KTV độc lập
thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập. Kiểm toán độc lập cũng thực hiện kiểm toán
Báo cáo tài chính và kiểm tốn các hoạt động khác theo u cầu của khách hàng.
Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các KTV nội bộ trong doanh nghiệp,

tổ chức theo yêu cầu của Ban giám đốc hay Hội đồng quản trị. Do được tổ chức
theo yêu cầu quản lý nội bộ nên các KTV nội bộ có chịu sự tác động của các nhà
quản lý nên kết quả kiểm toán thường ít được sự chú ý từ các đối tượng bên ngồi.
Cho dù có những điểm khác nhau về chức năng, tổ chức nhưng các hoạt
động kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào các KTV. Chính vì vậy, các KTV phải hội
đủ các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ, hiểu biết và tôn trọng pháp
luật, đặc biệt phải có tính độc lập và phải có đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ KTV
hội đủ các tiêu chuẩn như trên sẽ có tính quyết định đến chất lượng các cuộc kiểm
tốn, góp phần tích cực trong việc hồn thiện công tác quản lý cả ở tầm vi mô và
vĩ mơ.
2.1.1.3. Chất lượng hoạt động Kiểm tốn và tiêu chí chất lượng kiểm toán
Cũng như các hoạt động khác, sản phẩm kiểm toán phải đạt những tiêu
chuẩn chất lượng nhất định. Do sản phẩm của kiểm toán là báo cáo kiểm toán được
dùng làm căn cứ để người sử dụng ra quyết định đúng đắn về quản lý tài chính,
ngân sách hay đầu tư và các quyết định quan trọng khác, nên chất lượng kiểm tốn
ln được các đơn vị liên quan quan tâm.
Chất lượng cuộc kiểm toán phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu kiểm
toán, tuân thủ pháp luật, tn thủ chuẩn mực, quy trình kiểm tốn và vận dụng phù
hợp các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về tính đúng
đắn, trung thực, khách quan, kịp thời của kết quả và kết luận kiểm tốn, đảm bảo
cơ sở pháp lý và tính khả thi của các kiến nghị kiểm toán.
Như vậy, chất lượng kiểm toán phải đáp ứng các yêu cầu làm thỏa mãn ở

8


mức độ nào đó của các đối tượng sử dụng thơng tin kết quả kiểm tốn cả bên trong
và bên ngồi đơn vị được kiểm tốn. Nói khác đi chất lượng kiểm tốn góp phần
làm giảm thiểu rủi ro đối với người sử dụng thông tin, đồng thời nâng cao được kết
quả mục tiêu hoạt động của tổ chức và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu xét trên góc độ của một cuộc kiểm toán, chất lượng cuộc kiểm toán
phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu kiểm toán, mức độ tuân thủ pháp luật,
tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm tốn, tn thủ kế hoạch kiểm tốn được phê
duyệt và vận dụng phù hợp các phương pháp chun mơn, nghiệp vụ kiểm tốn
nhằm đáp ứng u cầu về tính đúng đắn, trung thực, khách quan, kịp thời của kết
quả và kết luận kiểm toán, đảm bảo cơ sở pháp lý, tính khả thi của kiến nghị kiểm
tốn.
Chất lượng hoạt động kiểm toán được phản ánh qua các tiêu chí là:
- Tầm quan trọng của vấn đề được kiểm tốn, của phát hiện kiểm tốn.

Điều này có thể được đánh giá trên các giác độ khác nhau, như: quy mơ tài chính
của đối tượng kiểm tốn; tầm ảnh hưởng của hoạt động của đơn vị được kiểm
toán; những ảnh hưởng của vấn đề kiểm toán đối với xã hội, đối với chính sách
quốc gia…. Tầm quan trọng của phát hiện kiểm toán, kết quả kiểm toán quyết định
việc đưa nó vào Báo cáo kiểm tốn (BCKT) hay khơng.
- Phạm vi kiểm toán: Thể hiện ở sự đầy đủ và thích hợp của vấn đề cần

kiểm tốn, thời kỳ được kiểm toán, đơn vị được kiểm toán… để đảm bảo kiểm
tốn thành cơng và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của các đối tượng (cơ quan) liên
quan.
- Độ tin cậy: Các phát hiện và kết luận kiểm toán phản ánh chính xác tình

hình thực tế của đối tượng được kiểm tốn, có bằng chứng đầy đủ, thích hợp; kiến
nghị kiểm toán dựa trên các phát hiện kiểm toán và sự hiểu biết về pháp luật và
kiến thức chuyên mơn cần thiết.
- Tính Khách quan: Thực hiện kiểm tốn một cách công bằng và vô tư;

đánh giá và kết luận kiểm toán dựa trên sự thực và sự phân tích bằng chứng kiểm
tốn.
- Tính kịp thời: Kết quả kiểm tốn được cơng bố vào thời gian phù hợp.


Tính kịp thời bao gồm sự tuân thủ về thời gian theo quy định hoặc cung cấp kết

9


quả kiểm toán khi cần cho việc ra quyết định quản lý hoặc khắc phục các yếu kém
trong quản lý.
- Rõ ràng: BCKT được trình bày rõ ràng và súc tích. Điều này cần thiết để

tạo điều kiện cho người sử dụng BCKT hiểu một cách dễ dàng về phạm vi, các
phát hiện và kiến nghị kiểm tốn, vì người sử dụng BCKT có thể khơng phải là các
chun gia về các vấn đề đã được kiểm toán nhưng cần các thơng tin trong BCKT
để xử lý cơng việc.
- Tính hiệu quả: Những nguồn lực (con người, ngân sách…) phân bổ cho

kiểm toán một cách hợp lý, tương xứng với tầm quan trọng và mức độ phức tạp
của hoạt động kiểm tốn.
- Tính hiệu lực: Các phát hiện, kết luận và kiến nghị kiểm toán được đơn

vị được kiểm toán chấp nhận và thực hiện, được chính phủ và các cơ quan hữu
quan sử dụng; đạt được các tác động mong muốn; các BCKT góp phần tăng cường
trách nhiệm giải trình, sự minh bạch và nâng cao chất lượng cơng tác quản lý trong
khu vực công. Đặc điểm này đánh giá tác động của kiểm tốn thơng qua: việc sửa
chữa, khắc phục các sai phạm, khuyết điểm của đơn vị được kiểm toán; tỷ lệ chấp
thuận và thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán; mức độ hài
lòng của các cơ quan hữu quan, đơn vị được kiểm toán đối với các kết quả kiểm
toán.
Tương tự, đối với Kiểm toán nhà nước, Chất lượng kiểm toán của KTNN là
mức độ thoả mãn yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm tốn về tính

trung thực, khách quan và độ tin cậy vào các kết quả, kết luận kiểm toán của
KTNN; thỏa mãn yêu cầu về tính khách quan, kịp thời và khả thi đối với các kiến
nghị do KTNN đưa ra; đảm bảo chi phí hợp lý về nguồn lực sử dụng trong hoạt
động kiểm toán của KTNN.
Chất lượng kiểm toán thể hiện ở “sản phẩm cuối cùng của q trình kiểm
tốn, đó là các BCKT. Q trình kiểm tốn tương tự như một q trình sản xuất, nó
diễn ra theo trình tự các bước công việc nhất định, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán
(KHKT), tiến hành kiểm toán đến lập BCKT. Để có được các sản phẩm kiểm tốn
đạt chất lượng, tất cả các giai đoạn của q trình kiểm tốn đều phải đạt được
những tiêu chuẩn nhất định. Có thể thấy các đặc điểm (tiêu chí) chất lượng kiểm
tốn nêu trên được thể hiện cụ thể ở KHKT và BCKT của kiểm toán qua Bảng 2.1.

10


Bảng 2.1. Tiêu chí chất lượng kiểm tốn
Đặc
điểm
1. Tầm
quan
trọng
chọn mẫu thích hợp
2.
Thời kỳ, đơn vị được Thực hiện kiểm tốn Thời kỳ, đơn vị, vấn đề
Phạm
kiểm toán đầy đủ và
vi kiểm
thích hợp
tốn
3. Tin

cậy

Vấn đề, đơn vị được
kiểm tốn đã được khảo
sát kỹ đảm bảo chính xác
về tên gọi, số liệu, tình
hình; xác định đúng rủi
ro kiểm tốn

4.
Vơ tư, chỉ dựa trên các Thực hiện kiểm toán Kết luận, đánh giá chỉ
Khách
căn cứ nghề nghiệp để
quan
lựa chọn đơn vị được
kiểm toán, bố trí nhân sự
5. Kịp
Vấn đề kiểm tốn được
thời
lựa chọn mang tính thời
sự; thời gian lập KHKT
đảm bảo theo quy định

6. Rõ
rang

Dễ hiểu, dễ thực hiện

7. Hiệu
quả


Nguồn lực được sử dụng
hợp lý

8. Hiệu
lực

Có tính khả thi, phù hợp
với năng lực kiểm tốn;
tổ chức đồn và phương
pháp kiểm tốn phù hợp
Nguồn: Quy trình chuẩn mực KTNN

11


2.1.2. Kiểm soát chất lượng Kiểm toán nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm về kiểm sốt chất lượng kiểm tốn
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm soát chất lượng kiểm tốn
(KSCLKT) nhưng có thể hiểu chung đây là hoạt động nhằm đánh giá việc tuân thủ
pháp luật, tuân thủ chuẩn mực cũng như đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của
các đơn vị kiểm toán. Bản chất của hoạt động này là để nâng cao sự thỏa mãn của
các đối tượng sử dụng thơng tin kiểm tốn và của ban lãnh đạo đơn vị được kiểm
toán.
Để KSCLKT, Kiểm toán nhà nước đã ban hành Chuẩn mực số 40 về Kiểm
soát chất lượng kiểm tốn, theo đó Chuẩn mực này sẽ giúp KTNN đạt được sự
đảm bảo hợp lý rằng:
(i) Tổ chức và nhân sự của Kiểm toán nhà nước tuân thủ Hiến Pháp, Luật

Kiểm toán nhà nước, các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định pháp luật có liên

quan;
(ii) Các báo cáo do Kiểm toán nhà nước phát hành phù hợp với hoàn cảnh cụ

thể (KTNN, 2014- CM 40).
Chuẩn mực này cung cấp một khung hướng dẫn để căn cứ vào đó xây dựng
các quy định, hướng dẫn về kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán là hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động
kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán;
ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục các sai phạm, hạn chế trong hoạt động kiểm
toán.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm hướng các đơn vị kiểm tốn và KTV
phải có trách nhiệm trong việc ra các kết luận kiểm toán, nâng cao trách nhiệm
kinh tế và pháp lý về độ trung thực, tính pháp lý của thơng tin kiểm tốn được
cơng bố. Kiểm sốt chất lượng kiểm toán đề cao đạo đức nghề nghiệp của KTV,
đồng thời đưa ra các cách thức tổ chức, phân công để thực hiện các cuộc kiểm toán
một cách hiệu quả.
KSCL kiểm toán của KTNN là hoạt động của cơ quan KTNN trong việc
thiết lập các chính sách, thủ tục nhằm điều chỉnh, hướng hoạt động kiểm toán đạt
được mục tiêu, hiệu quả, tuân thủ pháp luật và những quy định của KTNN. Như

12


vậy KSCL kiểm tốn là các chính sách, thủ tục được sử dụng để tác động đến hoạt
động kiểm toán nhằm điều chỉnh hoạt động kiểm toán tuân thủ đúng các nguyên
tắc, chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các tiêu chí chất lượng theo quy định
củaKTNN.
Theo Quy chế Kiểm sốt chất lượng của KTNN thì “KSCL kiểm tốn là
hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng cuộc
kiểm toán; ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục các sai phạm, thiếu sót trong hoạt động

kiểm toán” (KTNN, 2016).
Bản chất của kiểm soát chất lượng kiểm tốn là hệ thống các quy định trong
quy trình kiểm toán và quản lý, đồng thời cũng là cách thức kiểm tra và giám sát
việc thực hiện hệ thống quy định này trên cơ sở các quy định, chuẩn mực được
pháp luật thừa nhận. Hoạt động KSCLKT đồng thời được thực hiện cả từ bên trong
đơn vị kiểm toán (nội kiểm) và từ các bộ phận cơ quan chức năng bên ngồi (ngoại
kiểm).
Mục đích KSCLKT đối với các đơn vị kiểm toán cũng sẽ là hướng việc
tuân thủ chuẩn mực, pháp luật trong việc thực hiện các nội dung trong quy trình
kiểm tốn để nâng cao uy tín thương hiệu và hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
Đối với Kiểm tốn Nhà nước, theo Chuẩn mực số 40 thì “Kiểm tốn nhà
nước xây dựng các chính sách và thủ tục Kiểm soát chất lượng kiểm toán trên cơ
sở đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao và để thúc đẩy văn hóa nội bộ nhận thức rằng chất lượng là rất quan
trọng khi thực hiện tất cả các công việc” (KTNN, 2014). Đồng thời Luật KTNN
cũng ghi rõ trách nhiệm của Tổng KTNN phải “Thực hiện các biện pháp nhằm bảo
đảm tính độc lập và chất lượng kiểm tốn trong hoạt động kiểm toán của Kiểm
toán nhà nước” (Quốc hội, 2015).
Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN sẽ thực hiện kiểm sốt chất
lượng kiểm tốn từ bên ngồi đối với hoạt động của Đoàn KTNN thực hiện bởi
Tổng KTNN; Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, khu vực và, kiểm soát chất
lượng kiểm tốn của Đồn KTNN do Trưởng Đồn KTNN, Tổ trưởng tổ kiểm tốn
và KTV thực hiện.
Để KSCLKT, cơng việc giám sát việc thực hiện cuộc kiểm toán là hết sức

13


×