Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.49 KB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN KIM THÀNH,
TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu



i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
Bộ môn Phát triển nông thôn; cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS Quyền Đình Hà

- người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về
phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy - UBND huyện Kim Thành; lãnh đạo các
phòng, ban ngành, các cơ quan, đơn vị cấp huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Kim Thành; cùng tồn thể cán bộ cơng chức cấp xã của huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thơng tin,
số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................................ ii
Mục lục...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................... v
Danh mục bảng..................................................................................................................... vi
Danh mục hộp...................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn................................................................................................................ ix
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung........................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 4


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4

1.4.2.1. Phạm vi về nội dung............................................................................................ 4
1.5.

Những đóng góp mới của luận văn...............................................................5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................6
2.1.

Cơ sở lý luận............................................................................................................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan.........................................................................6

2.1.2.

Vị trí, vai trị, đặc điểm, tiêu chuẩn của công chức cấp xã...............11


2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng công chức cấp xã............................... 18

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã..............26

2.2.

Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 30

2.2.1.

Thực tiễn hoạt động của công chức cấp xã ở nước ta.....................30

2.2.2.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài............37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................ 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện kim thành.................................................. 40

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện kim thành..............42


iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 46

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................... 46
3.2.2. Phương pháp tiếp cận....................................................................................... 47
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................. 47
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thơng tin............................................... 49
3.2.5. Phương pháp phân tích thơng tin................................................................ 49
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................. 51
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................ 52
4.1.

Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải

dương....................................................................................................................... 52
4.1.1.

Thực trạng chung về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.........52

4.1.2.

Một số thông tin chung về các đối tượng khảo sát............................. 62

4.1.3.


Đánh giá chất lượng công chức cấp xã qua điều tra.......................... 62

4.1.4.

Nhận xét về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện kim thành....67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện kim

thành, tỉnh hải dương

69

4.2.1.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng......................................................................... 69

4.2.2.

Công tác quy hoạch, đào tạo nguồn cơng chức cấp xã....................73

4.2.3.

Tình hình kinh tế xã hội địa phương........................................................... 74

4.2.4.

Công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại công chức cấp xã hàng năm
75


4.2.5.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đội ngũ công chức cấp xã

huyện kim thành, tỉnh hải dương................................................................. 77
4.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của

huyện kim thành, tỉnh hải dương................................................................. 80
4.3.1.

Định hướng phát triển công chức cấp xã của huyện kim thành, tỉnh hải

dương....................................................................................................................... 80
4.3.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện kim thành
82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................102
5.1.

Kết luận.................................................................................................................. 102

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................ 103


Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 105
Phụ lục.................................................................................................................................... 110

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ cơng chức

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước


UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân loại

Bảng 3.2.

Một số ch

Hải Dươn
Bảng 3.3.

Giá trị sản

Bảng 3.4.

Dân số hu

Bảng 3.5.

Lao động


Bảng 3.6.

Cơ cấu mẫ

Bảng 3.7.

Ma trận S

Bảng 4.1.

Số lượng

2016) tại h
Bảng 4.2.

Số lượng,

trình độ đà
Bảng 4.3.

Số lượng,

trị và quản
Bảng 4.4.

Số lượng,

tin học 3 n
Bảng 4.5.


Số lượng,

(2014-201
Bảng 4.6.

Một số thô

Bảng 4.7.

Đánh giá c

Bảng 4.8.

Đánh giá C

Bảng 4.9.

Đánh giá v

Thành .....
Bảng 4.10.

Mức độ hà
ngũ công

Bảng 4.11.

Kết quả giả

Bảng 4.12.


Thực trạng

xã (từ năm
Bảng 4.13.

Đánh giá

dưỡng ....

vi


Bảng 4.14. Thực trạng của công tác quy hoạch công chức cấp xã.............73
Bảng 4.15. Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cơng chức cấp xã....76
Bảng 4.16. Phân tích SWOT đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương

vii

79


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của công chức xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
73

Hộp 4.2.


Ý kiến của công chức xã về công tác quy hoạch công chức...74

Hộp 4.3.

Ý kiến của lãnh đạo xã về tình hình kinh tế xã hội địa phương
75

Hộp 4.4.

Đánh giá của lãnh đạo huyện về công chức cấp xã..................... 76

Hộp 4.5.

Đánh giá của người dân về công chức cấp xã............................... 77

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Thị Thu
Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng Nghiệp
Việt Nam Nội dung trích yếu của luận văn
Mục đích của luận văn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã,
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện trong thời gian tới.

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên
địa bàn huyện Kim Thành và một số xã, thị trấn.
- Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành chọn 03 địa bàn có tính
đại diện cho 3 khu trong huyện gồm 02 xã và 01 thị trấn. Trong đó thị trấn Phú Thái có
tốc độ phát triển kinh tế nhanh, xã Kim Xuyên có tốc độ phát triển kinh tế khá và xã Bình
Dân có tốc độ phát triển kinh tế trung bình để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.

- Phương pháp chọn nhóm điều tra
+ Nhóm 1: Cán bộ và công chức cấp xã tại 02 xã, 01 thị trấn: Bình
Dân, Kim Xuyên và thị trấn Phú Thái;
+ Nhóm 2: Cán bộ và cơng chức huyện Kim Thành;
+ Nhóm 3: Người dân tại 03 xã, thị trấn: Bình Dân, Kim Xuyên và thị trấn Phú Thái;
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận kết hợp từ “dưới lên và
trên xuống”, tiếp cận theo từng vị trí chức danh cụ thể đối với cơng chức cấp xã.

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp gồm các
thông tin đã được công bố. Thu thập thông tin sơ cấp: Số liệu điều tra tại các
xã, thị trấn và các phỏng vấn chuyên gia. Phỏng vấn KIP, điều tra chọn mẫu.

- Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin: sử dụng phần mềm
EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính tốn các chỉ tiêu.
- Phương pháp phân tích thơng tin: Phương pháp thống kê mơ tả, phân tổ thống kê,

ix



phương pháp so sánh, phân tích SWOT.
- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Nhóm chỉ tiêu chung: về số lượng, cơ cấu và biến động đội ngũ
công chức cấp xã, chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã
+ Nhóm chỉ tiêu riêng: nhóm chỉ tiêu chất lượng các chức danh công chức
cấp xã ở các lĩnh vực: quản lý kinh tế; xây dựng, giao thông, thuỷ lợi; giáo dục,
y tế, văn hố, xã hội; tơn giáo; quản lý thi hành pháp luật; kinh nghiệm công tác,
điều kiện cơ sở vật chất; hiệu quả sử dụng và làm việc của cơng chức cấp xã.

Các nghiên cứu và phát hiện chính của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận và
thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, đưa ra quan điểm
đầy đủ về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, chỉ rõ vị trí, vai trị,
đặc điểm, tiêu chuẩn của cơng chức cấp xã, nội dung nâng cao chất lượng công
chức cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã.
Luận văn đã cho thấy thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện
Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Biến động số lượng, cơ cấu, trình độ học vấn, lý luận chính
trị, ngoại ngữ tin học của đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành và tại các xã
nghiên cứu. Đánh giá của cán bộ, công chức huyện Kim Thành, lãnh đạo, người dân tại
các xã điều tra về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành.

Luận văn đã đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện
Kim Thành. Từ đó luận văn đã chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân những
tồn tại hạn chế đó trong hoạt động thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Kim
Thành. Trong đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, đào tạo nguồn
công chức cấp xã, tình hình kinh tế xã hội địa phương, cơng tác kiểm tra đánh giá,
xếp loại công chức cấp xã hàng năm là những yếu tố tác động mạnh nhất đến nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.


Xuất phát từ kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa ra định hướng và
hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
cấp xã trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Ngo Thi Thu
Thesis title: Solutions to improve the quality of commune-level civil
servants of Kim Thanh district, Hai Duong province
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

Institution: Vietnam National University of
Agriculture The objective of the thesis
On the basis of assessing the actual quality of commune civil servants, Kim
Thanh district, Hai Duong province; From there, propose solutions to improve
the quality of commune-level civil servants in the coming time.

The research methods used
- Study site selection method: The project was conducted in Kim
Thanh district and some communes.
- Method of selection of study sites: The project will select three
representative areas for 3 districts in the district, including 02 communes and 01
town. In that, Phu Thai town has a fast economic development, Kim Xuyen
commune has a good economic development speed and Binh Dan commune
has medium economic development rate to carry out in-depth investigation.


- Method of selecting the survey team
+ Group 1: Commune officials and civil servants in 02 communes,

01 town: Binh Dan, Kim Xuyen and Phu Thai town;
+ Group 2: Cadres and civil servants of Kim Thanh district;
+ Group 3: People in three communes and towns: Binh Dan, Kim

Xuyen and Phu Thai town;
- Approach: System approach, combined approach from "bottom up" and
"top down" approach to specific positions for commune level civil servants.

- Method of collecting information: Collect secondary information
including published information. Primary data collection: survey data in
communes and towns and expert interviews. Interview with KIP, sample survey.

- Method of processing and synthesizing information: using EXCEL software
and other supporting software to synthesize and calculate the indicators.

xi


-

Methods of information analysis: Statistical methods of statistical

representation, statistical disaggregation, comparative method, SWOT analysis.

- The system of research indicators
+ The general target group: the number, structure and fluctuation of communelevel public employees and the quality of communal-level public employees.


+ Group of norms: the group of quality indicators of commune-level public
employees in the fields of economic management; Construction, transportation,
irrigation; Education, health, culture, society; religion; Management of law enforcement;
Work experience, facilities; The efficiency and use of civil servants at commune level.

Major findings and findings of the thesis
The study has systematized, clarified and developed theoretical and
practical issues on improving the quality of commune civil servants, giving a full
view on improving the quality of commune civil servants , Clearly stating the
position,

role,

characteristics

and

standards

of

commune-level

public

employees, the contents of raising the quality of commune-level civil servants
and the factors affecting the quality of commune-level public employees.
The thesis has shown the quality status of commune civil servants in Kim
Thanh district, Hai Duong province. The quantitative fluctuations, structure,
educational attainment, political theory, foreign languages of the communal

cadres at Kim Thanh and in the studied communes. Evaluation of cadres, civil
servants of Kim Thanh district, leaders and people in communes surveyed on
the quality of commune-level civil servants in Kim Thanh district.
The thesis evaluated the quality of commune staff in Kim Thanh district.
Since then, the thesis has pointed out the limited shortcomings and causes of these
shortcomings in construction inspection activities in Kim Thanh district. In
particular, the training, retraining, planning and training of civil servants at
commune level, local socio-economic situation, the work of inspecting, evaluating,
classifying civil servants at commune level are The most powerful factor to improve
the quality of commune civil servants in Kim Thanh district, Hai Duong province.
Derived from the research results of the dissertation has given orientation
and system solutions to improve the quality of commune civil servants in the area of
Kim Thanh district, Hai Duong province in the coming time.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơng tác cán bộ là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị - hành chính của nước ta,
có liên quan chặt chẽ với việc xác định chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật và thực hiện thành cơng các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước đề ra.
Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm và coi
trọng cơng tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất
lượng và hiệu quả công việc, ln coi đó là nhiệm vụ có tầm chiến lược hàng
đầu, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới của Đảng
và Nhà nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đánh giá cao tầm quan trọng

trong công tác cán bộ. Người đã từng khẳng định “Cán bộ là những người đem
chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành.
Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu
rõ, để đặt chính sách cho đúng” (Đức Vượng, 2002).

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là một cấp trong hệ thống hành
chính 4 cấp của Việt Nam, có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính
trị - hành chính, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với
nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm
quyền được phân cấp, là nơi gần dân nhất và trực tiếp đưa đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống .
Chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp
đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, quyết định việc hoàn thành chức
năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền
cấp xã nói riêng, hệ thống chính trị - hành chính nói chung, xét đến cùng được
quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, cơng chức nói
chung, đội ngũ cơng chức cấp xã nói riêng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cơng chức cấp xã có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định; có đạo đức lối
sống trong sạch, lành mạnh, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực

1


để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, luôn gần gũi
liên hệ mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta rất
quan tâm, chú trọng tới việc xây dựng cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ công

chức cấp xã. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác
định: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy
với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội
ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách
đối với cán bộ ở cơ sở (Đảng cộng sản Việt Nam, 2002).

Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương là huyện nằm giữa tam giác kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có 17,5 km Quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải
Phịng đi qua, với tổng diện tích tự nhiên là 11.563,98 ha. Tồn huyện có 21 xã,
thị trấn với 124.930 nhân khẩu. Đảng bộ Huyện có 48 tổ chức cơ sở đảng trực
thuộc với tổng số 6.074 đảng viên. %) (Đảng bộ huyện Kim Thành, 2015).
Để tổ chức thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH - HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành
cơng chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựng nơng thơn mới
góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước. Trong những
năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã ban
hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đào tạo, thu hút, xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng. Chính vì vậy, hầu
hết đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã trong huyện được đào tạo về lý luận chính trị
và chun mơn nghiệp vụ. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ thực hiện nhiệm
vụ được nâng lên cụ thể: Năm 2011: Tổng số là 273 người, trong đó cán bộ, cơng
chức chưa đào tạo là 92 người chiếm tỷ lệ 33,70%; cán bộ, công chức đã qua đào
tạo là 181 người chiếm tỷ lệ 76,30%. Đến năm 2015 tổng số cán bộ, công chức cấp
xã của Huyện là 399 người (tỉnh giao là 461 người); trong đó cán bộ, cơng chức
chưa đào tạo là 14 người chiếm tỷ lệ 3,51%; cán bộ, công chức đã qua đào tạo là
385 người chiếm tỷ lệ 96,49% (trong đó: Trình độ sơ cấp, trung cấp: 238 người
chiếm tỷ lệ 59,65%; trình độ Đại học, Cao


2


đẳng: 147 người chiếm tỷ lệ 36,84%; đang đi học là 18 người chiếm tỷ
lệ 6,59% (Đảng bộ huyện Kim Thành, 2015).
Mặc dù, số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Thành đã
tương đối ổn định và đầy đủ, trình độ chun mơn của phần lớn cán bộ, công
chức đã đạt tiêu chuẩn yêu cầu theo vị trí, chức danh. Nhưng trên thực tế cho
thấy năng lực và phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của một
bộ phận công chức cấp xã của huyện Kim Thành chưa đáp ứng được yêu cầu,
đòi hỏi của cơng việc, chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao, trình độ năng lực
chưa đồng đều, tính chun mơn hóa cịn thấp, còn hạn chế về năng lực quản lý
xã hội, quản lý kinh tế, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ, công
tác quản lý điều hành, chưa phát huy hết trách nhiệm trong cơng việc dẫn đến
tình trạng nhân dân khiếu kiện đông người kéo dài, vượt cấp; Một bộ phận cơng
chức có biểu hiện suy thối về phẩm chất đạo đức, thái độ quan liêu, hách dịch,
chưa thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở; có dấu hiệu, tư tưởng cơ hội, ý
thức kỷ luật kém gây mất đoàn kết nội bộ; tinh thần tự phê bình và phê bình cịn
thấp, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước. Mặt khác, công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cơng chức cấp
xã cịn bất cập, vẫn cịn tình trạng vừa thừa - vừa thiếu.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức cấp xã của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã,
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện trong thời gian tới.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hố lý luận và thực tiễn về nâng cao chất

lượng đội ngũ công chức cấp xã;
(2) Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

huyện Kim Thành hiện nay;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công

chức cấp xã huyện Kim Thành;

3


(4) Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội

ngũ công chức cấp xã ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Công chức cấp xã là gì? Chất lượng của đội ngũ cơng chức cấp

xã được đo lường như thế nào, gồm những nội dung gì?
(2) Thực trạng chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã ở huyện Kim

Thành, tỉnh Hải Dương những năm qua như thế nào?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công

chức cấp xã ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?
(4) Cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức
cấp xã ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới?


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công
chức cấp xã của huyện Kim Thành.
Đối tượng khảo sát để phục vụ nghiên cứu: Cán bộ, công chức
cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã và người dân ở một số xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Kim Thành.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã,
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện trong thời gian tới.

1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thông tin thứ cấp: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời

gian 3 năm, từ năm 2014 -2016. Kiến nghị đề xuất đến năm 2020.
- Thông tin sơ cấp: Đề tài tìm hiều vào cuối năm 2016 đến đầu năm 2017.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 05/2016 đến tháng 05/2017.

4


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn là hệ thống hoá lý luận cơ bản về công
chức, chất lượng của đội ngũ công chức nói chung và chất lượng đội ngũ cơng

chức cấp xã nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập kinh tế.

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ
công chức cấp xã của huyện Kim Thành hiện nay so sánh với yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ trong tình hình mới. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng dẫn tới những hạn
chế về chất lượng của đội ngũ công chức từ đó đề xuất những quan điểm, phương
hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp
xã huyện Kim Thành để đáp ứng những địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu Luận văn được bảo vệ thành cơng, tác giả
mong muốn cơng trình sẽ là tài liệu tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến
vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước nói
chung và cơ quan hành chính cấp xã huyện Kim Thành nói riêng.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về Công chức cấp xã
Cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước, khái niệm công chức đã,
đang và sẽ luôn tồn tại và phát tiển, nhưng quan điểm thế nào là cơng chức thì
cịn tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau. Dưới cách hiểu chung: "Công chức là
những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan
Nhà nước, do ngân sách Nhà nước trả lương", mỗi nước đều xây dựng cho
mình những khái niệm riêng phù hợp với quan niệm về hoạt động cơng vụ, chế
độ chính trị, văn hóa và lịch sử phát triển của họ.

Ở nước ta, khái niệm công chức cũng đã được quan tâm xây dựng và ngày
càng hồn thiện. Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 76/ SL

về "Quy chế công chức", đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên có liên quan
trực tiếp đến khái niệm này. Quy chế xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức,
cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch cơng chức trong
tồn quốc, theo đó "những cơng dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để
giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngồi
nước, đều là công chức" (Quốc hội, 2008).

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, xu hướng tồn cầu
hóa, trước yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới hệ thống chính trị mà trọng
tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, đã đặt
ra nhu cầu điều chỉnh pháp luật ngày càng rõ ràng về đội ngũ công chức.
Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2010 đã quy định tại điều 4 cụ thể như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân
quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không

6


phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn
vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2010).
Khái niệm công chức theo pháp luật Việt Nam có điểm khác biệt so với các

nước, công chức không chỉ bao gồm những người làm việc trong cơ quan nhà
nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng;
cơng chức trong cơ quan đơn vị thuộc cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của công chức nước ta,
việc quy định những người là công chức xuất phát từ đặc thù của thể chế chính trị,
tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể của nước ta.

Khái niệm công chức được quy định tại khoản 2, điều 4, chương I,
Luật cán bộ, công chức không bao gồm công chức cấp xã mà chỉ bao
gồm công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (Quốc hội, 2008).
Đội ngũ cơng chức cấp xã có vai trị quan trọng trong bộ máy hành chính
Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy trong thời gian dài, khái niêm, công chức cấp xã không
được đề cập đến trong các quy định pháp luật, từ Nghị định 169/HĐBT của Hội đồng
bộ trưởng ngày 25/5/1991 đến pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công
chức năm 2003, tại mục h, khoản 1, điều 1 đã đưa ra quan niệm mới về cán
bộ công chức, lần đầu tiên đề cập đến công chức cấp xã. Trong đó mở rộng
phạm vi điều chỉnh thêm các đối tượng gồm những người được tuyển dụng,
giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp
xã (Công chức cấp xã). Đây là lần đầu tiên cơng chức cấp xã có chế độ làm
việc và hưởng chính sách về cơ bản như cơng chức nhà nước. Tuy nhiên
pháp lệnh chưa quy định rõ khái niệm công chức cấp xã.
Để khắc phục hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật về công chức. Luật
cán bộ, cơng chức được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa

7



XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010 đã quy định tại khoản 3, điều 4 cụ thể ".....Công chức cấp xã là công

dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước" (Quốc hội, 2010).
Đây là cơ sở khẳng định địa vị pháp lý của đội ngũ công chức cấp xã, hoàn
toàn độc lập và ngang hàng với đội ngũ công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện. Trên cơ sở đó đội ngũ cơng chức cấp xã được điều chỉnh bởi một chương
riêng của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và một hệ thống Nghị định, thông tư
hướng dẫn thi hành riêng, cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính Phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn và người hoạt động không
chuyên trách cấp xã quy định; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTCBLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011
của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày
30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và
tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

Công chức cấp xã bao gồm các chức danh sau: Trưởng Công an; Chỉ
huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi
trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và
môi trường (đối với xã); Tài chính - kế tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

Tóm lại, dù phạm vi của khái niệm cơng chức rộng hay hẹp, thì tầm
quan trọng của lực lượng công chức đối với sự phát triển của nền cơng vụ

nói riêng và của cả đất nước nói chung là không thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra
là phải làm thế nào để nâng cao, đổi mới toàn diện chất lượng và hiệu quả
làm việc của đội ngũ này, vì sự phát triển chung của tồn xã hội.

2.1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng
xuất bản năm 2003, định nghĩa: Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của

8


một con người, một sự vật, sự việc (Hoàng Phê, 2003).
Theo Hồ Chí Minh, Người cho rằng cán bộ, cơng chức thì phải hội đủ các
tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và trình độ năng lực, chun mơn, nghiệp vụ,
phong cách, phương pháp cơng tác tốt, trong đó phẩm chất đạo đức là yếu tố
hàng đầu. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải ln rèn luyện người cán bộ, đảng
viên có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chun. Người ln quan tâm, động viên
và dìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần, kiệm, liêm, chính, chí, cơng, vô tư. Đặt chữ “đức” lên hàng đầu, nhưng
Bác Hồ vẫn ln coi trọng cái “tài”. Người nhìn nhận “đức” và “tài” trong mối
quan hệ biện chứng, như hai mặt khơng thể tách rời trong một nhân cách hồn
thiện: “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng” nhưng “có đức mà khơng có
tài thì làm việc gì cũng khó” (Đức Vượng, 2000).
Khi đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu
cho đúng thế nào là chất lượng của đội ngũ công chức? Chất lượng của đội ngũ
công chức được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Chất lượng của đội ngũ
công chức được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở
việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Theo đó chất
lượng đội ngũ cơng chức ở đây được xem một cách tồn diện từ trình độ, năng lực;
kỹ năng, phương pháp làm việc; hiệu quả thực thi cơng vụ; phẩm chất, đạo đức

cơng chức; văn hóa ứng xử cho đến sức khỏe (thể chất, tâm lý) của họ. Trong đó
yếu tố trình độ; yếu tố hiệu quả thực thi công vụ và yếu tố phẩm chất, đạo đức của
công chức được xem là quan trọng nhất để xem xét chất lượng đội ngũ công chức.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, cần phải giải quyết tốt
mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng công chức. Chỉ khi nào hai mặt này
quan hệ hài hịa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo lên sức mạnh đồng bộ
của cả đội ngũ. Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng:

- Khuynh hướng thứ nhất, là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất
lượng dẫn đến công chức nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả;

- Khuynh hướng thứ hai, cầu tồn về chất lượng nhưng khơng quan tâm
đến số lượng. Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi
đời bình quân của đội ngũ công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ.

Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất
lượng của đội ngũ công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý.
9


Từ những đặc điểm trên có thể khái niệm: Chất lượng đội ngũ công chức
cấp xã là một hệ thống những phẩm chất; giá trị được kết cấu như một chỉnh thể
tồn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng
lực, khả năng hồn thành nhiệm vụ của mỗi cơng chức và cơ cấu, số lượng, độ tuổi,
thành phần của cả đội ngũ cơng chức cấp xã (Nguyễn Thị Tuyết, 2014).

2.1.1.3. Chính quyền cấp xã
Theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương (2015).
Chính quyền cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp cuối cùng trong hệ

thống hành chính 4 cấp. Xã, phường, thị trấn được xác định là cấp cơ sở. Vì
vậy cấp xã chính là nền tảng của hệ thống chính trị, đóng vai trị thiết thực
trong việc xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước; là yếu tố quyết định sự thành cơng của sự nghiệp cách mạng
nước ta. Chính quyền cấp xã bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
trong đó Hội đồng nhân dân là "Cơ quan quyền lực nhà nước tại địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,
do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên". Còn Ủy ban nhân dân là do Hội
đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên (Lê Thị Liên, 2015).
Xuất phát từ vị trí của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính trị nên nó có
vai trị rất quan trọng trong cơ chế thưc hiện quyền lực nhà nước của nhân dân. Có
thể khẳng định chính quyền cấp xã là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân; là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Vì vậy cấp xã nói chung là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và
kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước trong cuộc sống. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các yêu
cầu của nhân dân. Trong thực tế cuộc sống, khi cần có sự can thiệp của chính
quyền, thì nơi người dân đến đầu tiên là chính quyền cơ sở. Chính quyền cấp xã
cũng là nơi trực tiếp đưa ra các giải pháp cần thiết theo thẩm quyền để giải quyết
những yêu cầu chính đáng của người dân, tạo điều kiện cho người dân có cuộc
sống bình n, thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ của mình trước nhà
nước và cộng đồng. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp quyết định các vấn đề kinh
tế xã hội ở địa phương. Tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước của

10



chính quyền cấp xã đóng vai trị quan trọng, chủ yếu trong việc cung cấp
các dịch vụ công phục vụ nhân dân và bộ máy nhà nước. Từ đó chính
quyền cấp xã giúp cho cơ quan nhà nước cấp trên có những căn cứ để
hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội sát với yêu cầu của
đời sống thực tế (Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thơng, 2003).
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân địa phương để kịp thời phản ánh với cơ quan nhà nước cấp trên, giúp Nhà
nước đề ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương. Thực tế ở một
số địa phương như Tây Nguyên, Thái Bình....cho thấy, nếu không đi sâu sát

nắm bắt nguyện vọng của nhân dân sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp, dễ bị
kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân, phá vỡ mối quan hệ máu
thiệt giữa Đảng với nhân dân. Chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống
chính trị ở cơ sở, là địa bàn gắn trực tiếp nhất với cuộc sống của nhân dân. Tất
cả các tổ chức, quyền lực nhà nước cấp trên cuối cùng đều phải thơng qua vai
trị của hệ thống chính quyền cấp xã và nếu khơng có chính quyền cơ sở vữn
mạnh các tổ chức chính quyền cấp trên khó có thể phát huy tác dụng. Các quan
hệ của nhân dân với Đảng, với Nhà nước thể hiện trước hết và trực tiếp thông
qua quan hệ của nhân dân với chính quyền cấp xã. Sức mạnh của hệ thống
chính trị được chứng minh qua sức mạnh của chính quyền cơ sở, là yếu tố
quyết định sự thành bại sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và cơng cuộc
cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa nói riêng (Nguyễn Văn Sản, 2009).
Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chính quyền cấp
xã như sau: Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là cấp thấp nhất trong hệ
thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương,
có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân
dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân
địa phương theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan
quản lý cấp trên (Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thơng, 2003).


2.1.2. Vị trí, vai trị, đặc điểm, tiêu chuẩn của cơng chức cấp xã
2.1.2.1. Vị trí, vai trị của công chức cấp xã
Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đội ngũ cán bộ, công
chức. Cán bộ, công chức là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự
thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử

11


chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra
được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, người đại biểu tiên
phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào (V.I.Lênin, 1974). Năm
1922, khi đã giành được chính quyền, Lênin khẳng định: "Nghiên cứu con
người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh, hiện nay đó là then chốt, nếu khơng thế
thì tất cả mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn" (V.I.Lênin, 1974).

Để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập có chủ quyền vì mục tiêu
"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hồ Chí
Minh đã khẳng định "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" (Hồ Chí Minh, 1995).
Đảng ta ln coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách
mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định, trong cơng cuộc
đổimới đất nước thì: Cán bộ hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới.
Cán bộ nói chung có vai trị rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền
tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Chất lượng và hiệu
quả thực thi pháp luật một phần được quyết định bởi sự triển khai ở cơ sở. Cấp
cơ sở là cấp trực tiếp gắn với quần chúng, tạo dựng phong trào cách mạng
quần chúng. Cơ sở xã, phượng, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ

thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (Đảng CSVN, 1991).
Đội ngũ công chức cấp xã có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong xây
dựng và hồn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công
vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống
chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và
hiệu quả công tác của đội ngũ công chức cở sở. Có thể nói, đây là vấn đề đặc
biệt quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong suốt quá trình từ khi
xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân đến nay. Cơng chức cấp xã có vị trí nền
tảng cơ sở… Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng
phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã (Chính phủ, 2011).
Cơng chức cấp xã có vai trị quan trọng trong quản lý và tổ chức cơng việc
của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi cơng vụ mang tính tự quản theo
pháp luật và bảo tồn tính thống nhất của thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở
thông qua việc giải quyết các cơng việc hàng ngày có tính chất quản lý, tự quản mọi
mặt ở địa phương. Họ cịn có vai trị trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước

12


×