Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.69 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÙY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN
TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày.........tháng.......... năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Văn Song - Người hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường, Khoa Kinh tế và PTNT
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ phịng Nơng
nghiệp và PTNT thành phố Phủ Lý, ban thống kê thành phố Phủ Lý đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ........ tháng ...... năm 2017


Tác giả luận văn

Trần Thị Thùy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục bảng............................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ...................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 3

1.2.2


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn..................................................................................... 5
2.1

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 5

2.1.1

Khái niệm về cầu, nhu cầu...................................................................................... 5

2.1.2

Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu.............................................................................. 7

2.1.3. Phân loại nhu cầu...................................................................................................... 13
2.1.4. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng............................. 15
2.1.5. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn trong phạm

vi nghiên cứu............................................................................................................... 18
2.1.6

Khái niệm ý định mua.............................................................................................. 22

2.1.7

Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng
23

2.1.8

Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng......................27

2.1.9

Mơ hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng.................................................... 29

2.2

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 32

2.2.1. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới................................................ 32
2.2.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam............................................ 33
2.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan.............................................................. 35

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 38

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 38

3.1.1

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 38

3.1.2

Điều kiện kinh tế-xã hội......................................................................................... 39

3.1.3. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 40
3.1.4. Tình hình dân số và phân bố lao động trên địa bàn............................... 41
3.1.5

Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn................................................ 43

3.2

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 43

3.2.1

Nguồn số liệu............................................................................................................... 43

3.2.2

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 45


3.2.4

Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu................................................ 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 50
4.1.

Thực trạng tình hình tiêu thụ rau an tồn của người dân tại thành phố Phủ

Lý, tỉnh Hà Nam.......................................................................................................... 50
4.1.1

Đặc điểm của người tiêu dùng và tình hình tiêu thụ rau nói chung của

người dân...................................................................................................................... 50
4.1.2

Vấn đề thơng tin khơng cân xứng trong thị trường RAT.....................53

4.1.3

Quan điểm của người tiêu dùng về RAT....................................................... 54

4.1.4

Hành vi mua rau của người tiêu dùng............................................................ 55

4.2.

Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng rau an toàn c


ủa dân............................................................................................................................... 66
4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng rau an tồn của người dân
66

4.2.2

Mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ RAT mà người dân quyết

định mua......................................................................................................................... 71
4.3.

Nguyên nhân người dân chưa tiêu thụ rat và giải pháp khắc phục
82

4.3.1

Nguyên nhân................................................................................................................. 82

4.3.2

Giải pháp......................................................................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 89

5.2.


Kiến nghị......................................................................................................................... 90

5.2.1

Đối với cơ quan Nhà nước................................................................................... 90

5.2.2

Đối với nhà sản xuất................................................................................................ 90

iv


5.2.3

Đối với hệ thống phân phối (cửa hàng RAT, siêu thị, trung tâm thương

mại…)............................................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 91
Phụ lục............................................................................................................................................. 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


RAT

Rau an tồn

RT

Rau thường

WTO

World Trade Organization

TP

Thành phố

BVTV

Bảo vệ thực vật

NN&PTNT

Nơng Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

EU

European Union

VIETGAP


Vietnamese Good Agricultural Practices

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau ( Theo qui
định của WHO)....................................................................................................... 20
Bảng 2.2. Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)..................... 20
Bảng 3.1. Hiện trạng phân bố dân cư Thành phố Phủ Lý năm 2016.............42
Bảng 3.2. Tổng hợp phương pháp thu nhập nguồn số liệu gián tiếp...........44
Bảng 3.3. Tổng hợp phương pháp thu nhập nguồn số liệu trực tiếp...........44
Bảng 4.1. Tổng hợp về đặc điểm của người tiêu dùng......................................... 50
Bảng 4.2. Tỷ lệ các loại rau (ĐVT : người).................................................................... 52
Bảng 4.3. Khả năng phân biệt RAT và rau thường.................................................. 53
Bảng 4.4. Quan điểm của người tiêu dùng về RAT................................................. 54
Bảng 4.5. Tỷ lệ địa điểm mua rau...................................................................................... 56
Bảng 4.6. Lý do lựa chọn địa điểm mua rau của người tiêu dùng..................57
Bảng 4.7. Yếu tố quan tâm khi chọn nơi mua rau.................................................... 58
Bảng 4.8. Lý do người tiêu dùng chưa tiêu dùng RAT.......................................... 58
Bảng 4.9. Mức độ tin tưởng vào biển hiệu RAT........................................................ 59
Bảng 4.10. Người tiêu dùng quan tâm về yếu tố bao bì sản phẩm................60
Bảng 4.11. Đánh giá của người tiêu dùng về vị trí cửa hàng bán RAT ........61
Bảng 4.12. Đánh giá của người tiêu dùng về chủng loại RAT..........................62
Bảng 4.13. Đánh giá của người tiêu dùng về giá RAT so với giá rau thường 62


Bảng 4.14. Bảng so sánh giá rau tại các địa điểm khác nhau........................... 63
Bảng 4.15. Yếu tố về giá cả ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RAT......67
Bảng 4.16. Yếu tố về thông tin sản phẩm và ảnh hưởng xấu của rau khơng an

tồn ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RAT

67

Bảng 4.17. Yếu tố về thương hiệu của nhà sản xuất và nhà phân phối ảnh hưởng

đến quyết định tiêu dùng RAT...................................................................... 68
Bảng 4.18. Yếu tố địa điểm mua ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RAT
.............................................................................................................................................................. 68

Bảng 4.19. Yếu tố thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định tiêu

dùng RAT.................................................................................................................. 69
Bảng 4.20. Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng.................................................................... 70
Bảng 4.21. Kết quả ước lượng hồi quy hàm tỷ lệ RAT.......................................... 73

vii


Bảng 4.22. Hệ số xác định R2 của mơ hình hồi qui bổ sung............................. 75
Bảng 4.23. Kiểm định Durbin-Watson............................................................................. 75
Bảng 4.24. Kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi qui riêng .............................. 76

viii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.

Tháp nhu cầu của Maslow....................................................................... 7

Đồ thị hình 2.1. Đồ thị đường Engel............................................................................... 10
Đồ thị hình 2.2. Đường ngân sách của người tiêu dùng..................................... 23
Đồ thị hình 2.3. Thu nhập thay đổi, giá và sở thích khơng thay đổi..............26
Hình 2.2.

Tiến trình ra quyết định mua................................................................ 29

Hình 2.3.

Mơ hình TRA.................................................................................................. 30

Hình 2.4.

Mơ hình TPB.................................................................................................. 31

Hình 2.5.

Mơ hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an tồn................32

Hình 4.1.

Tình hình tiêu dùng rau hiện nay....................................................... 51

Hình 4.2.


Biểu đồ đánh giá mức độ tin tưởng của người tiêu dùng về chất

lượng RAT (%).............................................................................................. 64
Hình 4.3.

Biểu Đồ Sự Chấp Nhận Giá của Người Tiêu Dùng...................65

Hình 4.4.

Biểu Đồ Mơ Tả Mức Chênh Lệch Giá giữa RAT và Rau
Thường mà Người Tiêu Dùng Chấp Nhận................................... 66

Đồ thị hình 4.1. Mối quan hệ giữa độ tuổi và tỷ lệ % mua rau an toàn ........78
Đồ thị hình 4.2. Mối quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ phần trăm mua rau an toàn.80
Đồ thị hình 4.3. Mối quan hệ giữa mức độ tin tưởng và tỷ lệ phần trăm mua rau

an toàn............................................................................................................. 81

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thùy
Tên luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng
rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu của luận văn

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quyết định tiêu dùng rau

an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng rau an
toàn của họ, đề ra phương hướng, giải pháp mua rau an toàn cho người dân.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quy trình nghiên cứu:
-

Phương pháp thu thập thơng tin: sách, báo, internet, các báo cáo kinh tế xã hội

của thành phố, tồn tỉnh.... Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, tác phẩm khoa
học, tạp chí và báo cáo khoa học ngồi ngành, thơng tin đại chúng (báo chí, internet…)

- Phương pháp phi thực nghiệm: Quan sát, phỏng vấn điều tra người
dân…

Kết quả chính và kết luận
-

Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quyết định tiêu dùng

rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nói riêng
và người tiêu dùng Việt Nam nói chung. Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quyết
định mua rau an tồn của người dân. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu
thực tiễn chung về tiêu dùng RAT của Việt Nam trong những năm gần đây.
-

Đề tài tìm hiểu được tình hình tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà

Nam. Hiện nay tỷ lệ người tiêu dùng RAT còn chưa phổ biến. Thu nhập của người dân

ngày càng cao, mức sống được nâng lên, bên cạnh đó là những vấn đề về an tồn thực
phẩm đang báo động từng ngày trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.
Người tiêu dùng hiểu dần được mức độ quan trọng của độ sạch và an toàn về các thực
phẩm mà họ tiêu dùng hằng ngày. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng về RAT sẽ ngày
càng tăng cao. Thế nhưng giữa người mua và người bán vẫn chưa thực sự gặp nhau.
Người bán chưa nắm vững được hết nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thì

x


lo ngại thực phẩm có an tồn thật hay khơng, vì khơng có cơ sở để phân
biệt RAT và rau thường cũng như nguồn gốc của sản phẩm.
-

Người tiêu dùng vẫn lo ngại về các sản phẩm RAT mà họ đã và đang tiêu dùng,

hầu hết họ không biết nhiều thông tin về sản phẩm; không thực sự tin tưởng vào chất
lượng sản phẩm; địa điểm phân phối RAT còn nhỏ lẻ và khó tiếp cận; hơn nữa, mức giá
RAT lại khá cao so với bộ phận người tiêu dùng thu nhập thấp và trung bình.

-

Như vậy, để phát triển thị trường RAT cần có những giải pháp từ ba phía:

Cơ quan quản lý Nhà nước, người dân, nhà phân phối. Các cơ quan chức năng
cần có những giải pháp hiệu quả nhằm quản lý RAT từ khâu sản xuất, phân phối
đến tay người tiêu dùng. Người dân cần nhận thức rõ hơn về mức độ quan trọng
của các thực phẩm sạch đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Thuy
Thesis title: Analyzing factors influencing the decision to consume safe
vegetables by people in Phu Ly city, Ha Nam province.
Major: Economic management Code: 60.34.04.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
To systematize theoretical and practical bases for decisions about
the consumption of safe vegetables in Phu Ly city, Ha Nam province.
Analyzing the factors affecting decisions to consume safe
vegetables, suggesting ways and solutions to buy vegetables that are safe
for consumption. Materials and Methods
2.
-

Methods used in the research process:

Methods of collecting information: books, newspapers, internet, socio-

economic reports of the city and the whole province, scientific journals and
reports in the field, magazines, scientific reports outside the field.

- Non-empirical methods: observation, interview survey of people.
7. Main findings and conclusions
The dissertation has theoretical and practical basis on the decision to consume
safe vegetables (SV) by people in Phu Ly city, Ha Nam province in particular and
Vietnamese consumers in general. Impact of some factors on the decision to buy safe
vegetables by people. In addition, the research has also studied the general practice of

consuming SV in Vietnam in recent years. - The study on the consumption of SV in Phu
Ly city, Ha Nam province. Currently, the percentage of SV consumers is still not popular.
People's incomes are rising, their living standards are increasing, and food safety issues
are on the rise every day across the mass media. Consumers understand the importance
of cleanliness and safety for the foods they eat every day. Consequently, consumers'
demand for SV will be high. But the needs of buyers are not being fully met by sellers.
Sellers have not mastered the needs of consumers. Consumers are concerned whether
the food is safe or not, because they have no basis to distinguish between SV and
normal vegetables as well as the source of the product. - Consumers still worry about the
SV products they have been consuming, most of them do not know much about the
products they eat; they do not really trust the quality of the product; SV

xii


distribution sites are small and difficult to access; Moreover, the prices of SV products
are quite high for low and middle income consumers. Thus, in order to develop the SV
market, there should be solutions from three sides: state management agencies, people,
and distributors. Authorities should have effective measures to manage SV from
production and distribution to consumers. People need to be more aware of the
importance of healthy foods to themselves and their families.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể
dựa trên cơng dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm khơng thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi

lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau
xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng
và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ
“cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều
mặt trong cuộc sống (Lê Thị Khánh,2009, Bài giảng về cây rau).
Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu lương thực và các
thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì yêu cầu về sản phẩm rau xanh không chỉ
đơn thuần là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về chất lượng.Chính vì vậy,
mong muốn và sử dụng rau rạch đang là mối quan tâm của rất nhiều người
tiêu dùng thơng thái, đặc biệt là những người có trình độ và thu nhập ổn
định. Từ đó, dễ dàng thấy rằng, kinh doanh rau sạch đang là thị trường được
kì vọng, mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà phần nào đó
dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, số lượng giữa nhà sản xuất (người
trồng rau) với nhau, giữa nhà phân phối với nhau (Trần Khắc Thi, 2007).
Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báo động,
tình trạng ơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực
vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Các vụ ngộ độc thực
phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là 217 vụ với 5.230 người mắc và
142 người chết; Ngộ độc do cá nóc là 125 vụ với 726 người mắc và 120 người
chết. Đặc biệt tỷ lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nguyên nhân do hóa
chất bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của người dân hay ăn các thức ăn rau
tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thực vật tồn dư trong các loại rau
là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm do rau củ quả là 168 vụ với
3.082 người mắc và 16 người chết; ngộ độc do nấm độc là 99 vụ với 473 người
mắc phải và 81 người chết. Số liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm cũng cho thấy 86,6% việc chế biến thực phẩm chủ yếu là hộ gia đình,
cá thể, trong đó chiếm 86,7% khơng đạt u cầu về điều kiện vệ sinh an toàn

1



thực phẩm (chủ yếu về điều kiện cơ sở và con người )(Cục Quản lý
chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2016 ).
Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau hoa quả của người dân là ngày
càng tăng, các sản phẩm rau, hoa quả được bán tràn lan trên thị trường mà
khơng có sự quản lý và kiểm định chất lượng của các nhà khoa học. Các cơ sở
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã xuất hiện nhưng cịn mang tính nhỏ lẻ và
chưa phổ biến một cách rộng rãi. vì vậy vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm với
mặt hàng nơng sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Trước tình hình trên, các địa phương sản xuất rau an tồn cũng khá phổ
biến, đã có rất nhiều vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nhưng
có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng sản phẩm này của
người dân, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính an tồn trong sản phẩm tiêu
dùng của họ và quá trình bán hàng của các cơ sở sản xuất rau an tồn.
Các đơ thị là nơi tập trung thương mại trong nước và quốc tế về thực
phẩm, những người trưởng thành và sống ở những đơ thị tiêu dùng thực phẩm
an tồn nhiều hơn những người ở nông thôn (Radman, 2005). Nghiên cứu của
Zanoli và cộng sự (2004) tại Đan Mạch cũng đồng ý với nhận định trên khi tìm
thấy rằng hầu hết những người tiêu dùng thực phẩm an toàn sống ở những
thành phố lớn và các khu đơ thị với tình trạng kinh tế và xã hội phát triển hơn.
Do đó, nghiên cứu cho các đơ thị sẽ có ý nghĩa cao hơn. TP Phủ Lý là trung tâm
văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 của tỉnh Hà Nam với mật độ dân cư
cao khoảng 136.654 người (Phòng thống kê UBND thành phố Phủ Lý, 2017), thu
nhập cao và nhu cầu và hành vi tiêu dùng rau an tồn sẽ thể hiện rõ nét. Vì vậy
tơi chọn thành phố Phủ Lý làm địa điểm để tiến hành nghiên cứu

Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng rau an toàn của người dân trên
địa bàn TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.


Để giải quyết vấn đề nghiên cứu cần trả lời câu hỏi nghiên cứu:
1)

Ý định mua rau an toàn của người dân thành phố Phủ Lý như thế

nào? Người dân trên địa bàn TP Phủ Lý tìm hiểu các thơng tin về rau sạch cũng
như các loại rau được bán trên thị trường dựa trên những nguồn thông tin nào ?

2)
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng
rau an toàn của người dân thành phố Phủ Lý?

2


3)
Chiều hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu tới
quyết định tiêu dùng rau an toàn như thế nào?
4)
Mức độ tác động của những nhân tố đến quyết định tiêu
dùng rau an toàn như thế nào?
5)
Những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao quyết định
tiêu dùng rau an toàn của người dân thành phố Phủ Lý?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quyết định tiêu dùng
rau an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng rau an
toàn của họ, đề ra phương hướng, giải pháp mua rau an toàn cho người dân.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rau an toàn, quyết
định mua rau an toàn của người tiêu dùng.
Nghiên cứu thực trạng tiêu dùng sản phẩm rau an tồn tại
thành phố Phủ Lý.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an
toàn của người tiêu dùng tại thành phố Phủ Lý.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng lựa chọn rau an
toàn cho người tiêu dùng tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu: Các yêu tố ảnh hưởng tới quyết định mua
rau an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng tiêu dùng rau, các
yêu tố ảnh hưởng tới quyết đinh mua rau an toàn của người tiêu
dùng trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
-

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn TP Phủ Lý,

trọng điểm là một số các phường như Phường Châu Sơn, Phường Hai Bà Trưng,

3


Phường Lê Hồng Phong, Phường Lương Khánh Thiện, Phường
Minh Khai, Phường Quang Trung, Phường Thanh Châu, Phường

Trần Hưng Đạo. Việc chọn địa bàn nghiên cứu như vậy đảm bảo có
cách nhìn tương đối tổng thể về việc chọn mẫu.
Phạm vi thời gian: Luận văn sẽ thực hiện khảo sát về quyết
định mua thực phẩm an toàn của người dân thành phố Phủ Lý trong
thời gian từ năm 2015 đến năm 2017.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về cầu, nhu cầu
Cầu là một thuật ngữ biểu thị số lượng hàng hóa dịch vụ mà người
tiêu dùng (với tư cách là người mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở mỗi
mức giá chấp nhận trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi
các yếu tố khác không đổi (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2011).

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định ( tất cả các yếu tố khác khơng đổi). Như vậy, khi nói đến cầu
chúng ta phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý muốn sẵn
sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đó (Ngơ Đình Giao, 1997).

Cầu là thuật ngữ để chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người
tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau
trong một khoảng không và gian thời gian nhất định khi các yếu tố
khác không thay đổi (Nguyễn Phúc Thọ, 2010).
Qua những khái niệm trên, tóm lại cầu là thuật ngữ chỉ số lượng
hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở
mỗi mức giá mà họ chấp nhận trong phạm vi không gian và thời gian

nhất định với điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi.

Điều kiện hình thành/ xuất hiện cầu:
Cầu thị trường một loại hàng hóa nào chỉ được hình thành/
xuất hiện khi có đủ điều kiện:
- Người tiêu dùng có khả năng thanh tốn (điều kiện cần).
Người tiêu dùng sẵn sàng mua (điều kiện đủ) (Lương Xn
Chính và Trần Văn Đức, 2011).
+ Có sự phân biệt cầu và nhu cầu
Nhu cầu thể hiện mong muốn của người tiêu dùng về sử dụng hàng hóa
dịch vụ. Theo bản năng, con người luôn mong muốn hơn cái họ đang có cho nên
nhu cầu là vơ hạn, khơng bao giờ thỏa mãn được. Trong khi đó khả năng thanh
tốn cho nhu cầu là có hạn nên chỉ có nhu cầu nào có khả năng thanh tốn

5


nó mới trở thành cầu của thị trường. Như vậy, cầu thị trường là nhu cầu
có khả năng thanh tốn (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2011).

Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con
người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu khơng được thỏa
mãn. Thí dụ bạn có thể rất muốn mua một chiếc xe máy Dream II- Đó
là nhu cầu của bạn song bạn khơng có tiền ( khả năng mua) và cầu
của bạn với chiếc xe Dream II bằng khơng (Ngơ Đình Giao, 1997).
Theo Philip Kotler, chun gia marketing hàng đầu thế giới: nhu cầu là cảm
giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được. nhu cầu con người đa
dạng và phức tạp. Nhu cầu ăn uống, nhu cầu sự ấm áp và an toàn, nhu cầu về tài
sản, thế lực tình cảm… khi nhận thức được nhu cầu con người sẽ tìm cách tìm
vật gì đó để thỏa mãn nó. Từ đó hình thành lên ước muốn.


Theo bậc thang nhu cầu của Abramham Maslow, có thể thấy rằng
con người cùng lúc có nhiều nhu cầu vì thế các nhu cầu sẽ được thỏa
mãn theo tầm quan trọng từ thấp đến cao, từ những nhu cầu có tính chất
thúc bách nhất cho đến những nhu cầu có ít thúc bách. Ơng cho rằng cá
nhân tìm kiếm để thỏa mãn những nhu cầu ở bậc thấp hơn trước khi
những nhu cầu ở bậc cao nổi lên. Bậc thấp của nhu cầu thường xuyên
lặp đi, lặp lại khi những nhu cầu này được thỏa mãn một cách hài lịng thì
một nhu cầu mới cao hơn nổi lên và cứ tiếp tục như thế.

6


Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow
Nguồn: Trần Minh Đạo (2008)

Cầu thị trường một loại hàng hóa dịch vụ nào đó được tập hợp từ cầu của
các cá nhân có tham gia thị trường (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2011).

Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi
người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian đã cho (Ngơ Đình Giao, 1997).
Cầu thị trường phải được nghiên cứu trong phạm vi không gian
và thời gian cụ thể. Nói cách khác, khi nghiên cứu cầu, người ta
phải cố định yếu tố không gian (ở đâu?) và yếu tố thời gian ( khi
nào?) (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2011).
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu
2.1.2.1. Giá cả
Khái niệm về giá cả:


7


+ Giá cả với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan
Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển (Adam Smith và Ricado, 1987).

Theo các nhà kinh tế học cổ điển, giá trị hiện thực mà ngày nay
mà chúng ta gọi là giá cả, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hóa (Quan điểm của Các Mác,1992).
Giả cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa
nhất định. Giá cả là hình thức biểu hiện giá trị xã hội của hàng hóa
thơng qua phương tiện là tiền tệ.
Giá trị xã hội là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra một hàng hóa nhất định. Ông khẳng định : giá trị là một phạm trù kinh
tế khách quan nhưng không hiện hữu trong đời sống kinh tế xã hội mà
được biểu hiện thông qua giá cả (Quan điểm của Lê Nin,1997).
Xuất phát từ tính hai mặt của hàng hóa đó là giá trị và giá trị sử dụng. Giá
trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Ví dụ: cơm để ăn, áo để mặc, máy móc, nguyên vật liệu sản xuất… Giá trị
là lao động xã hội của người sãn xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Sản
phẩm nào khơng chứa đựng lao động của con người thì sản phẩm đó khơng có
giá trị. Ví dụ: khơng khí mặc dù rất cần thiết, nhưng khơng có lao động của con
người kết tinh trong đó, nên khơng có giá trị. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hóa, cịn lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Theo
ông giá cả: là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định,
của một đơn vị giá trị sử dụng nhất định. Như vậy, giá cả không chỉ biểu hiện
bằng tiền những yếu tố khơng nhìn thấy được trong hàng hóa – giá trị, mà nó
cịn biểu hiện những yếu tố cảm nhận được trong khi tiêu dùng được chứa đựng
trong hàng hóa (Quan điểm của Lê Nin,1997).


Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường hiện đại
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa,
đồng thời cũng biểu hiện một cách tổng hợp các mối quan hệ lớn trong nền kinh tế
quốc dân như: quan hệ tích lũy, tiêu dùng, quan hệ giữa công nghiệp với nông
nghiệp, quan hệ giữa các ngành, các vùng, giữa các tầng lớp dân cư với nhau…

+ Giá cả xét trên giác độ của người mua và của
người bán Trên giác độ của người mua:

8


Giá cả là tổng số tiền phải chi ra để có được quyền sở hữu và
quyền sử dụng một khối lượng hàng hóa hay một hàng hóa nhất định.

Khái niệm này ẩn chứa hai nội dung:
(1)

Giá cả tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người tiêu

dùng, đây là một căn cứ để người tiêu dùng ra quyết định mua hàng hóa.
(1)

chấp nhận của người mua, hành vi mua của người mua sẽ ấn định

mức giá cuối cùng của hàng hóa. Sự chấp nhận của người mua tuy có những
nét riêng của từng con người cụ thể, nhưng nó khơng thốt ly khỏi những yếu tố
chung của nền kinh tế đó là thu nhập quốc dân, sức mua của đồng tiền….

-Trên giác độ của người bán

Giá cả là tổng số tiền thu được khi tiêu thụ một khối lượng
hàng hóa hay một đơn vị hàng hóa nhất định.
Khái niệm này ẩn chứa hai nội dung:
(1) cả trực tiếp tác động đến lợi nhuận của người bán trong một đơn
vị

sản phẩm.
(2)

cả gián tiếp tác động đến tổng lợi nhuận của người bán thông qua việc

tác động đến khối lượng hàng tiêu thụ của người bán – quyết định khối lượng

hàng hóa cung ứng ra thị trường. Ở mỗi mức giá khác nhau, lượng hàng
tiêu thụ khác nhau, tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ ảnh hưởng đến
tổng lợi nhuận của người bán (Ngơ Trí Long và Nguyễn Văn Dần, 2007).

Nếu các yếu tố khác không đổi, khi giá hàng hóa X tăng thì lượng
cầu của nó giảm và ngược lại. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như
cung – cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng trong nước và nước
ngoài…Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để doanh nghiệp
lựa chọn các mặt hàng kinh doanh (Trần Hữu Cường, 2008).

2.1.2.2. Thu nhập
Thu nhập thể hiện khả năng thanh tốn của người tiêu dùng khi mua hàng hóa
dịch vụ. Do đó, sự thay đổi thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa trên
thị trường. Nhà thống kê người Đức Enst Engel (1821- 1896) đã nghiên cứu sự chi
tiêu của nhiều hộ gia đình và cơng bố luật về mối quan hệ giữa thu nhập và cầu hàng
hóa. Khi biểu diễn quan hệ này trên đồ thị người ta được đường cầu


9


theo thu nhập và thường được gọi là Engel. Đối với hàng hóa dịch
vụ thứ cấp (cấp thấp, thứ phẩm) là những mặt hàng chất lượng thấp
hoặc lạc hậu về “ mốt” khi thu nhập tăng cầu hàng hóa này sẽ giảm
xuống và ngược lại, tức là giữa thu nhập và cầu hàng hóa tồn tại
mối quan hệ nghịch biến (Ngơ Trí Long và Nguyễn Văn Dần, 2007).
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng của người tiêu dùng (Ngơ Đình Giao, 1997).
Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hóa hơn và
ngược lại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ
thay đổi của cầu sẽ khác nhau. Nhà thống kê người Đức Enst Engel (1821 –
1896) đã nghiên cứu sự chi tiêu của nhiều hộ gia đình và công bố luật về mối
quan hệ thuận giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa (Ngơ Đình Giao, 1997).

Đường Engel

Đồ thị hình 2.1. Đồ thị đường Engel
Nguồn : TS Nguyễn Đại Thắng (2005)

Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định
mua gì và mua bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết
định khả năng mua của người tiêu dùng (Vũ Kim Dũng, 2010).
2.1.2.3. Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
Nó là ý thích, ý muốn chủ quan của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa
dịch vụ. Vì vậy, thị hiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, dân tộc, tuổi
tác, mơi trường sống, “mốt” tiêu dùng…..Nhìn chung, yếu tố này ít thay đổi


vì thị hiếu người tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp, nó thuộc yếu tố tâm lý
– xã hội nên khi nghiên cứu phải chọn mẫu đại diện, từ đó có thể lượng
hóa và suy rộng cho tổng thể (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2011).
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng; thị hiếu là sở thích

10


hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ.
Khơng thể quan sát thị hiếu được. Các nhà kinh tế thường giả định
rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị hiếu độc
lập với các yếu tố khác của cầu (Ngô Đình Giao,1997).
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà
người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế
thường giả định thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu nhập của
người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý
lứa tuổi, giới tính, tơn giáo….Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian

và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu dùng thường sẵn
sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và được
quảng cáo nhiều (Vũ Kim Dũng, 2010).
2.1.2.4. Giá cả của hàng hóa liên quan
Cầu của hàng hóa khơng những chỉ phụ thuộc vào giá của
hàng hóa đó mà cịn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa có liên quan.
Các hàng hóa liên quan được chia làm hai loại: hàng hóa thay thế và
hàng hóa bổ sung (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2011).
Cầu đối với hàng hóa khơng chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa.

Nó cịn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan (Ngơ Đình Giao, 1997).
+


Hàng hóa thay thế: hai hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta có thể sử

dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà khơng làm thay đổi
giá trị sử dụng của chúng. Ví dụ: cơm và phở, thịt lợn và thịt gà, chè và cà phê,
cocacola và pepsi, bia và rượu (uống), ô tô và tàu hỏa, tàu hỏa và máy bay (đi lại)
….Khi đó, nếu giá thịt gà tăng thì người tiêu dùng thì người tiêu dùng chuyển sang
mua thịt lợn thay thế và hàm cầu thịt lợn tăng và ngược lại (với điều kiện giữ nguyên
yếu tố khác). Như vậy, khi X và Y là 2 hàng hóa thay thế thì quan hệ giữa hai giá hàng
hóa Y (PY và cầu hàng hóa X (QDX) là quan hệ đồng biến. (Lương

Xn Chính Trần Văn Đức, 2011). Hàng hóa thay thế là hàng hóa có
thể sử dụng thay cho hàng hóa khác. Nó cịn phụ thuộc vào giá của
hàng hóa liên quan (Ngơ Đình Giao, 1997).
+

Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụng hàng

hóa này thì phải kèm theo hàng hóa kia. Ví dụ: xe máy, ô tô và xăng, dầu, nhớt,

bếp ga và ga, đồ dùng điện và điện….Khi đó, nếu giá xăng tăng lên thì cầu xe
máy, ơ tơ sẽ giảm xuống và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác không thay

11


×