Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Quản trị chi phí tại trung tâm viễn thông đông hưng viễn thông thái bình thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.15 KB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ VŨ ĐỨC RIÊNG

QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THƠNG ĐƠNG HƯNG – VIỄN THƠNG THÁI BÌNH
THUỘC TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆT NAM

Ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Văn Liên


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Hà Vũ Đức Riêng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế tốn tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm viễn
thông Đông Hưng – viễn thông Thái Bìnhđã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018


Tác giả luận văn

Hà Vũ Đức Riêng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ.................................................................................................vii
Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract..................................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn...................................................2

1.5.

Kết cấu của luận văn............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí...................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản trị chi phí..........................................................................4

2.1.1.


Đặc điểm ngành viễn thơng.................................................................................4

2.1.2.

Chi phí và quản trị chi phí................................................................................... 7

2.1.3.

Phân loại chi phí trong doanh nghiệp.................................................................. 7

2.1.4.

Quản trị chi phí trong doanh nghiệp..................................................................16

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí.............................................................. 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn...................................................................................................28

2.2.1.

Kinh nghiệm quản trị chi phí của một số đơn vị............................................... 28

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm quản trị chi phí đối với đơn vị nghiên cứu......................30


Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................31
3.1.

Giới thiệu chung về Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng................................... 31

3.1.1.

Q trình hình thành và phát triển.....................................................................31

3.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý....................................................................................32

iii


3.1.3.

Đặc điểm về dịch vụ và thị trường sử dụng.......................................................35

3.1.4.

Khái qt về tình hình cơ bản của cơng ty........................................................ 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................38

3.2.1.


Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................39

3.2.3.

Phương pháp phân tích...................................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận...........................................................................................41
4.1.

Thực trạng chi phí và phân loại chi phí.............................................................41

4.1.1.

Thực trạng chi phí..............................................................................................41

4.1.2.

Phân loại chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng................................... 42

4.2.

Thực trạng quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng................... 50

4.2.1.


Lập dự tốn chi phí............................................................................................50

4.2.2.

Tổ chức thực hiện chi phí.................................................................................. 57

4.2.3.

Kiểm sốt chi phí...............................................................................................60

4.2.4.

Thực trạng quyết định quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông
Hưng 64

4.3.

Đánh giá quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng......................65

4.3.1.

Hoạch định chi phí và dự tốn chi phí...............................................................65

4.3.2.

Tổ chức thực hiện chi phí.................................................................................. 67

4.3.3.

Kiểm sốt chi phí...............................................................................................68


4.3.4.

Ngun nhân của tồn tại, hạn chế trong quản trị chi phí tại Trung tâm
Viễn thơng Đơng Hưng

69

4.3.5.

Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí tại đơn vị............................................71

4.4.

Một số đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác quản trị chi phí tại Trung tâm
Viễn thơng Đơng Hưng

73

4.4.1.

Hồn thiện tổ chức bộ phận kế tốn quản trị trong bộ máy kế tốn..................73

4.4.2.

Hồn thiện tổ chức thu nhận thơng tin ban đầu.................................................75

4.4.3.

Hồn thiện hoạt động xử lý thơng tin kế toán quản trị......................................77


Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................79
5.1.

Kết luận..............................................................................................................79

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 82
Phụ lục.............................................................................................................................83

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KPCĐ


Kinh phí cơng đồn

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NCTT

Nhân cơng trực tiếp

NVL

Ngun vật liệu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TSCĐ

Tài sản cố định

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nguồn nhân lực của Trung tâm.....................................................................37
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm qua các năm............................38
Bảng 4.1. Chi phí vật liệu trực tiếp............................................................................... 43
Bảng 4.2. Chi phí nhân cơng trực tiếp...........................................................................44
Bảng 4.3. Chi phí sản xuất chung..................................................................................45
Bảng 4.4. Chi phí bán hàng...........................................................................................47
Bảng 4.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp.......................................................................49
Bảng 4.6. Kế hoạch kinh doanh của Trung tâm năm 2016........................................... 52
Bảng 4.7. Dự toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu năm 2016.......................................53
Bảng 4.8. Định mức chi phí nhân cơng trực tiếp...........................................................54
Bảng 4.9. Dự tốn chi phí nhân cơng năm 2016...........................................................54
Bảng 4.10. Dự tốn chi phí sản xuất chung năm 2016...................................................55
Bảng 4.11. Dự tốn chi phí bán hàng 2016.................................................................... 56
Bảng 4.12. Dự tốn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016........................................ 57
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện chi phí ngun vật liệu năm 2016................................58
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện chi phí thực tếnhân cơng năm 2016.............................59
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí QLDN
năm 2016

60


Bảng 4.16. Tổng hợp số chi thực tế và kế hoạch năm 2016...........................................61
Bảng 4.17. Kết quả kiểm sốt chi phí ngun vật liệu trực tiếp.....................................62
Bảng 4.18. Kết quả kiểm sốt chi phí nhân cơng trực tiếp.............................................63
Bảng 4.19. Kết quả kiểm sốt chi phí chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp 63
Bảng 4.20. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạch định và dự tốn chi phí.......................65
Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tổ chức thực hiện chi phí...............................67
Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá về kiểm sốt chi phí........................................... 69

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Bộ máy quản lý Trung tâm Viễn thông Đông Hưng..................................32

Biểu đồ 4.1. Tổng chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng giai đoạn 2014-2016 41
Sơ đồ 4.2.

Quan hệ giữa các bộ phận trong quản trị chi phí………………............48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Hà Vũ Đức Riêng
Tên luận văn: “Quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng – Viễn thơng
Thái Bình thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam".
Ngành: Kế tốn


Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị chi phí tại các doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng –
Viễn thơng Thái Bình thuộc tập đồn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quản trị chi phí tại đơn vị
nghiên cứu.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương phá nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu
gồm thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu; phương
pháp phân tích gồm phương pháp phân tích thống kê, Phương pháp phân tích so sánh,
Phương pháp chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
1/ Trong những năm vừa qua Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của
Trung tâm viễn thông đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh, nâng
cao hiệu quả hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, lâu dài của Trung tâm.

2/ Phân tích thực trạng cơng tác quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng
Hưng – Thái Bình cho thấy cơng tác quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng
được thực hiện một cách nghiêm túc và đã đạt được một số hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các
chế độ kế toán hiện hành, quy chế tài chính mà Tập đồn đã phân cấp cho đơn vị. Cơng tác
kế tốn đã đáp ứng được việc xử lý số liệu, đã phát sinh một cách nhanh chóng nhờ cơng
nghệ thơng tin, mạng nội bộ. Tuy nhiên, cơng tác quản trị chi phí cịn chưa phát huy được

hiệu quả, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại cần được tiếp tục hoàn thiện,
nhằm phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lý của đơn vị để tạo điều kiện phát triển ổn định và
bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty Viễn thông.

3/ Đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơng tác quản trị chi
phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng – Thái Bình, bao gồm: hồn thiện cơng tác
thiết kế sản phẩm, xây dựng kế hoạch cung cấp NVL đầu vào hợp lý, kiểm sốt chi phí
thơng qua hoạt động ABC, xây dựng hệ thống định mức chi phí nội bộ, xây dựng quy
chế nội bộ và ý thức tiết kiệm về chi phí…

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Vu Duc Rieng
Thesis title: “Managing production costs at Dong Hung Telecommunications center
(Thai Binh Telecommunications - Vietnam Posts and Telecommunications Group)”.
Major: Accounting

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
-

To review the theory of managing production costs in enterprises.

To analyse managing production costs at Dong Hung Telecommunications
center (Thai Binh Telecommunications - Vietnam Posts and Telecommunications
Group).

Propose solutions to improve production costs at Dong Hung
Telecommunications center.
Materials and methods
The thesis uses method of data collection (including collecting secondary data,
collecting primary data) and method of analysis data (including method of statistical
analysis, method of comparative analysis).
Main findings and conclusions
In the recent years, leadership and staff collective of the telecommunication
center has taken many measures the cost of doing business, has improved effectiveness
performance to promote long-term growth of the Center.
The analysis results showed that production costs at the Dong Hung
Telecommunications center has been taken seriously and have achieved some effect to
ensure compliance with the current accounting regimes financial, regulations that the
Group has decentralized to the unit. Accounting work has responsed the data processing,
has incurred quickly thanks to information technology, intranet.
However, production costs have been not effective, besides the advantages still
have some weakness that need to improve. Some solutions is recommend to improve
production costs at Dong Hung Telecommunications center including: perfecting of
product design, planning the supply of raw materials logically, controling cost through
ABC operations, making internal cost norms system, making internal regulations and
cost savings,…

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh kinh tế nhiều cơ hội những cũng vô số thách thức đang
biến động từng ngày, các doanh nghiệp chính là trung tâm của những biến
chuyển đó. Các doanh nghiệp phải vận động từng ngày để gia tăng doanh thu và

khơng ngừng tiết kiệm chi phí SXKD. Bởi chi phí SXKD là chỉ tiêu kinh tế phản
ánh chất lượng SXKD và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Do
đó, nhiều năm gần đây,các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến cơng tác quản trị
chi phí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tạo chỗ
đứng của mình trên thị trường.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngành dịch vụ mới, yêu cầu về chất
lượng dịch vụ ngày càng cao và giá cả thấp,thì doanh nghiệp cần nhiều thơng tin
về quản trị chi phí hơn để có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh và kinh doanh
có hiệu quả. Quản trị chi phí khơng những giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm
sốt được các dịng chi phí đầu vào như: chi phí NVL, chi phí nhân cơng và chi
phí khác, mà cịn có thể xây dựng các quyết định cho đầu ra của dịch vụ như: giá
bán, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận...Có thể coi quản trị chi phí là một hoạt
động thiết yếu trong mọi tổ chức để giúp lãnh đạo xem xét, đánh giá hoạt động
của tổ chức nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất.
Ngành viễn thơng khơng nằm ngồi guồng quay của xu thế cạnh tranh
khốc liệt hiện nay và quản trị chi phí đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này
cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều đơn vị
trong đó có Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng – Viễn Thơng Thái Bình thuộc
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, Quản trị chi phí chưa được quan tâm
một cách đúng mức, chưa đưa ra những thông tin, chi tiết, cơ sở để nhà quản lý
đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó thể nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của QTCP nói chung và QT
chi phí ngành viễn thơng nói riêng,nghiên cứu“Quản trị chi phí tại Trung tâm
Viễn thơng Đơng Hưng – Viễn thơng Thái Bình thuộc Tập đồn Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam " được học viên lựa chọn là đề tài luận văn thạc sỹ.

1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu quản trị chi phí tại Trung tâm
Viễn thơng Đơng Hưng nhằm đưa ra một số biện pháp hồn thiện cơng tác quản
trị chi phí tại đơn vị nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị chi phí tại các doanh
nghiệp.
Đánh giá thực trạng quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thơng Đơng
Hưng – Viễn thơng Thái Bình thuộc tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quản trị chi phí tại đơn vị
nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn
thơng Đơng Hưng. Cụ thể như: lập kế hoạch chi phí, tổ chức thực hiện chi phí,
kiểm sốt chi phí và ra quyết định liên quan đến chi phí.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Những vấn đề về quản trị chi phí như chi phí vật
liệu trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí QLDN
Phạm vi về không gian: Tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng (Số 05,
đường Đào Vũ Thường, Thị trấn Đông Hưng, huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình)
-

Phạm vi về thời gian:

+

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2017– 4/2018.


+
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2014 đến năm
2016.
1.4. Ý NGHĨA LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Ý nghĩa lý luận:
Góp phần làm rõ hơn một số nội dung lý luận về quản trị chi phí trong
doanh nghiệp.
Phân tích và chỉ rõ những đặc điểm về quản trị chi phí ở các doanh
nghiệp có đặc điểm tương tự Trung tâm Viễn thông Đông Hưng.


2


Ý nghĩa thực tiễn:
Giúp nhận diện rõ hơn thực trạng quản trị chi phí hiện nay ở Trung tâm
Viễn thơng Đông Hưng và làm rõ những kết quả và hạn chế.
Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học về quản trị chi phí, nâng
cao hiệu quả kinh doanh cho Trung tâm Viễn thơng Đơng Hưng nói riêng và các
giải pháp để hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm:
Phần 1:Phần mở đầu.
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí.
Phần 3: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả của nghiên cứu.
Phần 5: Kết luận.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
2.1.1. Đặc điểm ngành viễn thơng
2.1.1.1. Tính vơ hình của sản phẩm dịch vụ
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm viễn thông là không phải sản phẩm vật
chất chế tạo mới, khơng phải là hàng hóa cụ thể, mà là hiệu quả có ích của q
trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm viễn thông thể
hiện dưới dạng dịch vụ. Để tạo ra sản phẩm viễn thơng cần có sự tham gia của
các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Lao động viễn thông bao gồm: lao động công nghệ, lao động quản lý và
lao động hỗ trợ.
Tư liệu lao động viễn thông: là những phương tiện, thiết bị thông tin
dùng để truyền đưa tin tức như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, phương
tiện vận chuyển, nhà cửa…
Đối tượng lao động viễn thông: là những tin tức như cuộc đàm thoại, thư
điện tử, bức fax…
Đặc điểm phi vật chất của sản phẩm còn được thể hiện ở sự vắng mặt của
NVL cơ bản trong quá trình tạo ra sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi
phí SXKD dịch vụ viễn thơng: chi phí NVL chiếm tỉ trọng khơng đáng kể, phần
chi phí chủ yếu tập trung ở tiền lương trả cho lao động. Để nâng cao hiệu quả
SXKD cần áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp.
2.1.1.2. Quá trình SXKD viễn thơng mang tính dây chuyền
Đặc điểm của ngành viễn thơng là q trình sản xuất của nó được phân bố
trên khắp lãnh thổ đất nước, thậm chí ở tại nhiều quốc gia khác nhau chứ không
kết thúc trong một doanh nghiệp, một công ty. Để cung cấp dịch vụ viễn thơng
cho khách hàng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan trong ngành viễn
thông tham gia, mỗi đơn vị thực hiện một công việc nhất định trong quá trình
truyền đưa tin tức hoặc là giai đoạn đi, hoặc giai đoạn đến, giai đoạn quá giang.

Từng cơ quan riêng biệt nói chung khơng thể tạo ra sản phẩm hồn chỉnh, cũng
như hiệu quả có ích cho người sử dụng, nhưng nó thực hiện những cơng việc cần

4


thiết để xử lý lưu lượng, phục vụ hệ thống chuyển mạch và đường truyền dẫn, kết
quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành dịch vụ - sản phẩm hoàn chình. Do vậy để
đảm bảo chất lượng tin tức truyền đưa cần phải có quy định thống nhất về thể lệ
thủ tục khai thác các dịch vụ viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị
thơng tin, chính sách đầu tư phát triển mạng một cách phù hợp, thống nhất về đào
tạo cán bộ, cần có sự phối hợp chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên
phạm vi rộng lớn, trên qui mô cả nước và mở rộng ra phạm vi thế giới. Đặc điểm
này đòi hỏi sự thống nhất và tính kỷ luật cao trong việc đảm bảo kỹ thuật mạng
lưới, sự thống nhất về nghiệp vụ trong tổ chức khai thác; địi hỏi phải có sự chỉ
huy thống nhất từ một trung tâm và sự gắn bó giữa hoạt động viễn thơng trong
nước và quốc tế.
Có nhiều bộ phận viễn thơng tham gia vào q trình truyền đưa một tin
tức hồn chỉnh, trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là
nơi chấp nhận tin tức đi. Chẳng hạn như bộ phận thu cước khi chấp nhận cước
điện thoại được thu ở thuê bao chủ gọi.
2.1.1.3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Dịch vụ viễn thông được sản xuất và tiêu dùng cùng thời điểm, nghĩa là
q trình sử dụng khơng thể tách rời khỏi q trình sản xuất, hay nói cách khác
hiệu quả có ích của q trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá
trình sản xuất. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong điện thoại, nơi mà quá trình
truyền đưa tín hiệu điện thoại - q trình sản xuất, được thực hiện với sự tham gia
của người nói - quá trình tiêu thụ. Với đặc điểm này ta nhận thấy rằng:
-


Dịch vụ viễn thơng khơng có tồn kho.

Chất lượng dịch vụ viễn thông cần phải được thường xuyên cải thiện và
nâng cao bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Đối với bất kỳ
ngành sản xuất nào chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc
biệt là đối với ngành Viễn thông. Bởi lẽ đối với các ngành khác sản phẩm sau khi
sản xuất ra phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường, người tiêu
dùng có thể từ chối khơng mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc chấp nhận mua
với giá rẻ hơn. Còn trong lĩnh vực viễn thông, dù muốn hay không người tiêu
dùng cũng phải sử dụng những sản phẩm mà ngành đã tạo ra.
Trong viễn thơng q trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Người sử dụng sản phẩm dịch vụ viễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều

5


khâu sản xuất của doanh nghiệp viễn thông. Chất lượng hoạt động viễn thông ảnh
hưởng trực tiếp đến khách hàng và ngược lại trình độ sử dụng các dịch vụ viễn
thông của khách hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viễn thông.
Do đặc điểm không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu
thụ nên đòi hỏi người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ viễn thơng thường phải
có mặt tại các vị trí, địa điểm của Bưu điện hay phải có các thiết bị bưu điện như
máy thuê bao. Vì vậy, để thu hút và đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách
hàng, ngành Viễn thông cần sớm phát triển mạng lưới thông tin rộng khắp để đưa
dịch vụ viễn thông đến mọi đối tượng sử dụng.
Vì q trình tiêu dùng khơng tách rời q trình sản xuất nên ngành viễn
thơng thường thu cước phí trước khi phục vụ khách hàng sử dụng. Đối với các cơ
quan, xí nghiệp, cá nhân có ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thơng, có thể sử
dụng dịch vụ viễn thơng trước và thanh tốn sau vào một thời điểm quy định

trong tháng.
2.1.1.4. Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian
Tải trọng là lượng tin tức được truyền đến yêu cầu một cơ sở sản xuất nào
đó của Viễn thơng phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngành viễn thông là ngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa tin
tức có thể diễn ra cần phải có tin tức, và mọi tin tức đều do khách hàng mang
đến. Như vậy nhu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngành Viễn thông.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo thời gian và
phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, lượng nhu cầu khá lớn vào giờ làm
việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ báo cáo, các ngày lễ tết,...
Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều, nhưng phải thỏa mãn
tốt mọi nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông phải dự trữ đáng kể năng lực sản xuất như phương tiện, thiết bị thông tin,
nguồn lao động, tài chính,...Do vậy, chi phí lao động trong ngành Viễn thơng cao
hơn so với các chi phí khác. Chính sự không đồng đều của tải trọng viễn thông đã
làm cho hệ số sử dụng trang thiết bị và hệ số sử dụng lao động bình quân của
ngành thường thấp hơn các ngành khác. Vì vậy, cần hiểu rõ và sử dụng các nguồn
dự trữ một cách khoa học để tránh lãng phí, tăng hiệu quả sản xuất và thỏa mãn
nhu cầu truyền đưa thông tin của khách hàng.

6


2.1.2. Chi phí và quản trị chi phí
2.1.2.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ mơn kế tốn, của việc kinh
doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt
được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của
KTTC thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất,

giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình
sản xuất, kinh doanh.
2.1.2.2. Khái niệm quản trị chi phí
Quản trị có thể được hiểu tổng qt là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản trị lên khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu chung.
Quản trị SXKD của doanh nghiệp nói riêng là một q trình được đặt trong một
mơi trường nhất định. Q trình đó gồm nhiều bước như xác định mục tiêu lập
dự toán, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, ghi chép kết quả thực hiện để kiểm tra
đánh giá và ra quyết định.
Quản trị chi phí là cơng cụ chủ yếu cung cấp, phân tích các thơng tin cần
thiết cho công việc quản trị của một doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm
các thông tin tài chính (chi phí và doanh thu) lẫn các thơng tin phi tài chính (năng
suất, chất lượng và các yếu tố khác của doanh nghiệp). Nhà quản trị chi phí
khơng đơn giản là người ghi chép các thông tin về chi phí mà cịn đóng vai trị
quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị để có thể cung cấp cho
khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất.
[6,tr.11].
Do vậy quản trị chi phí trở thành khơng thể thiếu được và tất yếu của quản
trị doanh nghiệp.
2.1.3. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp
Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho quản
lý và hạch tốn. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào
từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào
là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý hạch tốn.
2.1.3.1. Phân loại chi phí theo tính chất kinh tế
Đây là một cách phân loại của chi phí để doanh nghiệp xây dựng các định

7



mức chi phí cần thiết, lập dự tốn chi phí, lập báo cáo chi phí theo yếu tố trong
kỳ.Ngồi ra, đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền
vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao tài sản cố định...,
là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí SXKD.
Theo cách phân loại này, về thực chất, chi phí SXKD chỉ có 3 yếu tố chi
phí cơ bản là: chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí
về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thơng tin về chi phí một cách cụ thể
hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc
lập, kiểm tra và phân tích dự tốn chi phí, các yếu tố chi phí trên cần được chi tiết
hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Để chi tiết hoá phục vụ yêu cầu quản
lý, tồn bộ chi phí thường được chia thành các yếu tố sau:
Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu:Yếu tố chi phí NVL bao gồm tồn bộ
giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ
dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ kế toán (loại trừ giá trị vật liệu dùng không
hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Yếu tố này bao gồm:
+
Chi phí NVL chính: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại
NVL chính được sử dụng trực tiếp trong các quá trình SXKD. NVL chính thường
cấu thành nên cớ sở vật chất chính của sản phẩm và chi phí của nó thường chiếm
một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất,
thường chiếm khoảng 60%.
+
Chi phí NVL phụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại
NVL dùng để kết hợp với những nguyên liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền,
tính thẩm mỹ của sản phẩm hoặc là những nguyên liệu dùng trong công việc
hành chính, văn phịng, sửa chữa máy móc thiết bị. Chi phí NVL phụ thường
phát sinh trong tất cả các hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lý... Loại chi phí này
thường chiếm khoảng 20% trong tổng chi phí.
+
Chi phí nguyên liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu

dùng vào SXKD trong kỳ kế tốn.
+
Chi phí phụ tùng thay thế: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các phụ
tùng thay thế dùng vào SXKD trong kỳ kế toán. Thực chất phụ tùng thay thế
cũng là nguyên liệu phụ, tuy nhiên, chúng bao gồm những bộ phận, chi tiết dùng
để thay thế khi tiến hành sửa chữa tài sản cố định.
+
Chi phí nguyên liệu khác: Bao gồm giá mua và chi phí mua của
những

8


loại NVL không thuộc các yếu tố kể trên như chi phí NVL đặc thù, chi phí về phế
phẩm, phế liệu tận dụng...
Sự nhận thức yếu tố chi phí NVL giúp cho nhà quản trị xác định được
tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu cần thiết cho nhu cầu SXKD trong kỳ. Trên cơ
sở đó, nhà quản trị sẽ hoạch định được tổng mức luân chuyển, tổng mức dự trữ
cần thiết của NVL để tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu NVL gây ra cản trở
cho quá trình SXKD và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở
để dự toán từng chùng loại vật liệu cần thiết để doanh nghiệp chủ động trong
công tác cung ứng vật tư.
+
Chi phí cơng cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các cơng
cụ dụng cụ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ kế tốn như dụng cụ sửa chữa,
đo lường, bao bì vận chuyển...Tổng chi phí cơng cụ dụng cụ là cơ sở để nhà quản
trị hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức lưu trữ, nhu cầu thi mua công
cụ dụng cụ hợp lý.
-Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quán trình sản xuất - kinh
doanh trong kỳ: (Trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Thực

chất, nhiên liệu cũng là NVL phụ nhưng nó giữ vai trị quan trọng trong danh
mục ngun liệu. Vì vậy, nó được xếp vào một khoản mục riêng để quản lý và dễ
dàng kiểu sốt khi có sự biến động nhiên liệu, năng lượng trên thị trường.
Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số
tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho tồn bộ cơng nhân viên
chức.
Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn và bảo
hiểm thất nghiệp: Phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và kinh phí cơng đồn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và
phụ cấp lương phải trả cho tồn bộ cơng nhân viên chức.
Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao phải
trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động SXKD trong kỳ kế
tốn. Thơng tin về chi phí khấu hao giúp nhà quản trị nhận biết được mức chuyển
dịch giá trị tài sản vào chi phí SXKD cũng như tốc độ hai mòn tài sản cố định.
Dựa vào thơng tin này, nhà quản trị có thể hoạch định tốt hơn chiến lược tái dầu
tư hoặc đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quá
trình SXKD.

9


Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngồi: Phản ánh tồn bộ chi phí dịch vụ mua
ngồi để phục vụ cho quá trình SXKD như điện, nước, điện thoại, thuê nhà, tiếp
khách, quảng cáo, khuyến mại. Các chi phí loại này giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn
tổng mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiêt lập quan hệ
trao đổi, cung ứng với các đơn vị dịch vụ phục vụ cho hoạt động SXKD...
-

Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền bao gồm tất cả các chi


phí SXKD khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên mà doanh nghiệp thường
phải thanh toán trực tiếp trong kỳ kế toán. Yếu tố này phần lớn là các dòng tiền mặt
chi tiêu nhỏ tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm vững yếu tố chi phí khác bằng tiền sẽ
giúp các nhà quản trị hoặc định được ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn
động tiền mặt, tránh bớt những tổn thất, thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền.

2.1.3.2. Phân loại chi phí theo cơng dụng kinh tế
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào công dụng kinh tế của chi phí, địa
điểm phát sinh cũng như mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy
định, giá trị toàn bộ của sản phẩm bao gồm các yếu tố sau:
Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại NVL chính, NVL
phụ, nhiên liệu…sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực
hiện các công việc lao vụ, dịch vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí
NVL dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu SXC hay cho những hoạt động ngồi
lĩnh vực sản xuất.
Chi phí NCTT: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các
khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép
trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Khơng tính vào
khoản này khoản tiền lương phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của nhân
viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên QLDN hay nhân viên khác.
Chi phí SXC: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ SXC tại bộ
phận sản xuất (phân xưởng, đội trại…); bao gồm các điều khoản như chi phí
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu
hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, cơng dụng kinh tế có tác dụng
phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục; là căn cứ để phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức cho kỳ sau.

10



2.1.3.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả
Căn cứ mối quan hệ với kỳ kết quả kinh doanh chi phí trong kỳ kế tốn
chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
-

Chi phí thời kỳ

Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận trong cùng một kỳ kế tốn.
Chi phí thời kỳ bao gồm:
+

Chi phí bán hàng

+

Chi phí QLDN

Việc phát sinh và bù đắp các chi phí này chỉ diễn ra trong cùng một kỳ kế
tốn, do đó, loại chi phí này cịn được gọi là chi phí thời lỳ.
Trong thực tế, cịn có những chi phí thời kỳ rất khó nhận dạng do đặc điểm
kinh doanh của một số ngành có chu kỳ sản xuất kéo dài như ngành xây lắp,
đóng tàu... Chi phí quản lý, phục vụ, hành chính quản trị... của những ngành này
bao hồm nhiều thành phần chi phí khác nhau phát sinh từ lúc khởi công cho đến
khi kết thúc có thể kéo dàu trên một năm hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, chúng vẫn
là chi phí thời kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời
kỳ kết quả kinh doanh.
Chi phí sản phẩm: Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản

phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ.
+
Đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản phẩm là chi phí sản xuất bao
gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ.
+
Đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản phẩm là chi phí sản xuất bao
gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ.
+
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, chi phí sản phẩm là giá vốn
của hàng mua vào, bao hồm giá mua hàng hố và chi phí mua hàng hố trong kỳ.
Nếu sản phẩm sản xuất hoặc hàng hoá mua vào chưa được tiêu thụ thì chi phí
sản phẩm là giá vốn hàng tồn kho. Chúng được ghi nhận là một bộ phận tài sản và
được phản ánh trong chỉ tiêu hàng tồn kho ("sản phẩm dở dang", "Thành phẩm tồn
kho", "Hàng hoá tồn kho") trong Bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp các sản
phẩm, hàng hoá đã được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm là vốn hàng đã bán và được
ghi vào chỉ tiêu "Giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh

11


doanh và được bù đắp bằng doanh thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ.
Trong thực tế, sản phẩm sản xuất hoặc hàng hoá mua vào trong kỳ này có
thể được tiêu thụ ở nhiều kỳ khác nhau. Do đó, chi phí sản xuất phát sinh trong
một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ SXKD, kỳ tính kết quả kinh doanh. Hay nói
cách khác, sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm thưởng trả qua
nhiều kỳ SXKD khác nhau. Tuy nhiên, chi phí sản xuất luôn chỉ tham gia xác
định kết quả kinh doanh ở kỳ mà sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ.
Vì vậy, chi phí sản phẩm thường gắn liền với những rủi ro tiềm tàng tự sự
biến động của thị trường. Để quản lý tốt hơn chi phí sản phẩm, hạn chế bớt những
rủi ro tiềm tàng các nhà quản trị có thể vận dụng phù hợp các phương pháp tính giá

hàng xuất bán theo các phương pháp khác nhau (Phương pháp giá thực tế đích danh,
giá bình qn, giá nhập trước xuất trước, giá nhập sau xuất trước).

Ngược lại với chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ phát sinh trong kỳ nào thì
được ghi nhận ngay trong kỳ đó vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
trực tiếp làm giảm lợi nhuận trong kỳ.
Trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và dịch vụ,
sự chuyển hố của chi phí sản phẩm là q trình chuyển hố từ giá mua, chi phí
thu mua hàng hoá thành giá trị giá hàng hoá chờ bán. Khi hàng hoá được tiêu thụ
giá vốn hàng chờ bán sẽ chuyển sang giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Đồng thời chi phí bán hàng, chi phí QLDN được ghi nhận vào
một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận trong kỳ phát sinh.
2.1.3.4. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp
Theo phương pháp phân loại này người ta căn cứ vào cách thức tập hợp và
khả năng quy nạp từng loại chi phí theo từng đối tượng kế tốn chi phí sản xuất
để phân chia chi phí sản xuất của doanh nghiệp thành hai loại:
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản
xuất một loại sản phẩm, công việc, lao vụ cụ thể hoặc một hoạt động, một địa
điểm nhất định. Các chi phí này hồn tồn có thể hạch tốn và quy nạp trực tiếp
cho từng loại sản phẩm, công việc lao vụ hoặc các hoạt động và địa điểm đó.
-

Chi phí gián tiếp: Bao gồm các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm,

công việc lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau. Các chi phí này khơng thể quy nạp trực
tiếp cho các đối tượng kế tốn chi phí sản xuất mà phải tiến hành tập hợp chung sau
đó mới quy nạp cho từng đối tượng cụ thể theo phương pháp phân bổ gián tiếp.

12



Cách thức phân loại chi phí này cũng chỉ có ý nghĩa đối với kỹ thuật hạch
toán và lưu ý các nhà quản lý khi tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng
phải quan tâm đến việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ, bởi vì các tiêu chuẩn phân
bổ được lựa chọn ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ chính xác của các chi phí gián
tiếp tập hợp cho từng đối tượng.
2.1.3.5. Phân loại chi phí theo cách thức khác
-

Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Theo cách phân loại này, nếu gắp quyền kiểm soát chi phí với một cấp
quản lý nào đó thì phân biệt chi phí thành hai loại, đó là chi phí kiểm sốt được
và chi phí khơng kiểm sốt được.
Một khoản chi phí được xem là chi phí có thể kiểm sốt được hoặc là chi
phí khơng kiểm sốt được ở một cấp quản lý nào đó là tuỳ thuộc vào khả năng
cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối, tác động đến khoản chi phí
đó hay là khơng. Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn
liền với một cấp quản lý nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó
có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm sốt được (ở
cấp quản lý đó), nếu ngược lại thì là chi phí khơng kiểm sốt được.
Chẳng hạn, người quản lý bán hàng có trách nhiệm trong việc tuyển dụng
cũng như quyết định cách thức trả lương cho nhân viên bán hàng, do vậy, chi phí
tiền lương trả cho bộ phận nhân viên này là chi phí kiểm sốt được đối với bộ phận
bán hàng đó. Tuy nhiên, chi phí khấu hao các phương tiện kho hàng, một khoản chi
phí cũng phát sinh ở bộ phận bán hàng, thì lại là chi phí khơng kiểm sốt được đối
với người quản lý bán hàng bởi vì quyền quyết định xây dựng các kho hàng cũng
như quyết định cách thức tính khấu hao của nó thuộc về bộ phận QLDN.

Chi phí khơng kiểm sốt được ở một bộ phận nào đó thường thuộc hai

dạng: các khoản chi phí phát sinh ở ngồi phạm vi quản lý của bộ phận (chẳng
hạn các chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất hoặc thu mua là chi phí khơng
kiểm sốt được đối với người quản lý bộ phận bán hàng), hoặc là các khoản chi
phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng thuộc quyền chi phối
và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn (như chi phí khấu hao các phương tiện kho
hàng đối với người quản lý bộ phận bán hàng trong ví dụ trên). Cũng cần chú ý
thêm rằng việc xem xét khả năng kiểm soát các loại chi phí đối với một cấp quản
lý có tính tương đối và có thể có sự thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ phân

13


×