Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp huy động vốncủa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.92 KB, 108 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU THỊ BÍCH NHÀN

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn



Lưu Thị Bích Nhàn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Lưu Thị Bích Nhàn

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của ngân hàng .........................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản.......................................................................................5

2.1.2.

Sự cần thiết huy động vốn của ngân hàng thương mại ......................................8


2.1.3.

Phân loại nguồn vốn và hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại .........9

2.1.4.

Nội dung huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ...............................................................................................................15

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ..................................................................................24

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................27

2.2.1.

Huy động vốn của các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam ..................................27

2.2.2.

Huy động vốn của các ngân hàng thương mại và các chi nhánh của
AgriBank ở các địa phương ...........................................................................28

2.2.3.

Kinh nghiệm rút ra cho huy động vốn của Agribank Nghệ An .......................34


iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................36

3.1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên......................................................................36

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội .................................................................................36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................41

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................41

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin ..........................................42

3.2.3.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................43
4.1.

Thực trạng huy động vốn của Agribank Chi nhánh Nghệ An .........................44

4.1.1.

Các chính sách về huy động vốn của Agribank Nghệ An ...............................44

4.1.2.

Các biện pháp huy động vốn đã thực hiện ......................................................45

4.1.3.

Kiểm tra giám sát huy động vốn ....................................................................49

4.1.4.

Chất lượng dịch vụ huy động của Agribank Nghệ An ....................................49

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả huy động vốn của Agribank Nghệ An ............................54

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Nghệ An ........................................................................59

4.2.1.

Những nhân tố thuộc về ngân hàng ................................................................59

4.2.2.

Những nhân tố ngoài ngân hàng: ...................................................................69

4.3.

Định hướng và giải pháp thúc đẩy huy động vốn của Agribank Nghệ An
trong thời gian tới ..........................................................................................71

4.3.1.

Định hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh của Agribank Nghệ An ..............71

4.3.2.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Nghệ An ...........................79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................85
5.1.

Kết luận .........................................................................................................85

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................86

5.2.1.

Đối với Nhà nước và Chính phủ.....................................................................86

5.2.2.

Đối với Ngân hàng Nhà nước.........................................................................87

5.2.3.

Đối với Agribank Việt Nam ...........................................................................87

5.2.4.

Đối với tỉnh Nghệ An ....................................................................................87

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................89
Phụ lục ......................................................................................................................91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

BHXH

Bảo hiểm xã hội

HĐV

Huy động vốn

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH

Khách hàng

LS

Lãi suất

NH

Ngân hàng

NHCSXH


Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TK

Tài khoản


USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Đồng Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV năm 2018 .....................................30
Bảng 3.1. Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp ............................................................41
Bảng 3.2. Tổng hợp số phiếu điều tra khách hàng......................................................42
Bảng 4.1. Lãi suất huy động vào thời điểm 31/12/2016, 31/12/2017,
31/12/2018 của một số nhtm trên địa bàn Nghệ An ...................................48
Bảng 4.2. Số lượng nguồn vốn theo đối tượng khách hàng của agribank nghệ an
từ năm 2016 – 2018...................................................................................50
Bảng 4.3. Tỷ trọng nguồn vốn theo đối tượng khách hàng của Agribank Nghệ
An từ năm 2016 – 2018 .............................................................................51
Bảng 4.4. Nguồn vốn huy động hàng năm của Agribank Nghệ An (toàn tỉnh) ...........53
Bảng 4.5. Cơ cấu dư nợ qua các năm từ năm 2016 – 2018 .........................................55
Bảng 4.6. Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế.............................................57
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến của khách hàng về lãi suất tiền gửi, tiền vay ....................60
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của khách hàng về sản phẩm tiền gửi, tiền vay ................60
Bảng 4.9. Lượng vốn huy động hàng năm của Agribank Nghệ An ............................61
Bảng 4.10. Lượng vốn huy động hàng năm Agribank Nghệ An (toàn tỉnh)..................62
Bảng 4.11. Nguồn vốn theo kỳ hạn hàng năm của Agribank Nghệ An .........................63
Bảng 4.12. Nguồn vốn theo kỳ hạn hàng năm của Agribank Nghệ An (toàn tỉnh)........64

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp ý kiến khách hàng về trụ sở làm việc .................................66
Bảng 4.14. Tổng hợp thơng tin khách hàng về sự hài lịng khi đến giao dịch tại
Agribank Nghệ An ....................................................................................69

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức của Agribank Nghệ An ...................................................39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
qua 3 năm 2016 – 2018...........................................................................56
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng vốn huy động hàng năm của Agribank Nghệ An.......................61
Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng vốn huy động hàng năm Agribank Nghệ An (toàn tỉnh) ............62
Biểu đồ 4.4. Tỷ trọng nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank Nghệ An.........................63
Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank Nghệ An (toàn tỉnh) .......65

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lưu Thị Bích Nhàn
Tên Luận văn: “Giải pháp huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn của Agribank Nghệ An và đề xuất
giải pháp tăng cường huy động vốn của Agribank Nghệ An tại địa bàn nghiên cứu thời
gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Nghệ
An chi nhánh tại thành phố Vinh, chi cục thống kê của thành phố Vinh, các tạp chí, các
báo cáo có liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khách hàng vay vốn tại các
cho chi nhánh thuộc Agribank Nghệ An và chi nhánh thành phố Vinh, các cán bộ tín
dụng. Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Trong thời gian qua Agribank Nghệ An đã tập trung huy động mọi nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Trong 3 năm qua (2016-2018) nguồn vốn của Agribank Nghệ An đã đạt được nhiều kết
quả đáng kể, chủ động tự cân đối được nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vay
vốn trên địa bàn, đặc biệt là nhu cầu đầu tư nông nghiệp nông thôn. Tốc độ tăng trưởng
bình qn hàng năm ln đạt trên 15%. Đặc biệt coi trọng nguồn huy động từ tiền gửi
dân cư, thường xuyên đảm bảo tỷ lệ trên 80% trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn
ổn định và bền vững trong hoạt động kinh doanh, là điều kiện để mở rộng đầu tư tín
dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thôn. Tuy nhiên, lãi suất đầu vào của loại tiền gửi
cao. Đến 31.12.2018, tổng nguồn vốn đã đạt tới 2.587 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với kết
quả huy động vốn vào 31/12/2016 (1.291 tỷ đồng). Toàn chi nhánh Agribank trong toàn
tỉnh đến 31.12.18 đạt 28.331 tỷ đồng tăng 1,4 lần so với 31.12.16 là 20.134 tỷ đồng.
Agribank có nhiều sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trong
toàn tỉnh. Cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn
trung và dài hạn, đảm bảo ổn định số dư tiền gửi.
Trên thực tế thời gian qua, việc huy động vốn của Agribank Nghệ An về cơ bản
đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong từng giai đoạn, đồng thời, phục vụ khá tốt chiến


viii


lược phát triển của Chi nhánh trong trung và dài hạn. Tuy vậy, công tác huy động nguồn
vốn chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy việc huy
động nguồn vốn của Agribank Nghệ An trong những năm qua có tăng nhưng nguồn vốn
tăng chưa thực sự bền vững: chưa thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư bởi
nguồn huy động vốn dân cư là nguồn vốn dồi dào, ổn định và bền vững nhất. Các kênh
huy động vốn còn đơn điệu, chưa có sự đa dạng như các ngân hàng cổ phần nên chưa
thu hút được nhiều khách hàng mới mà chủ yếu chỉ là các khách hàng truyền thống.
Chính sách thu hút khách hàng còn nhiều bất cập chưa phù hợp với tình hình hiện nay
mặc dù đã có sự thay đổi về tâm lý người dân, họ đã yên tâm hơn khi gửi tiền vào các
ngân hàng cổ phần, mà không nhất thiết phải gửi vào các ngân hàng thương mại lớn như
trước đây.
Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn vay tại Agribank Nghệ An trong
thời gian tới bao gồm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thực hiện chính sách lãi
suất linh hoạt trong huy động vốn; Đa dạng hóa hình thức huy động vốn; Mở rộng các
dịch vụ ngân hàng dựa trên sự ứng dụng cơng nghệ thơng tin; Đảm bảo tính bảo mật, an
toàn cao trong giao dịch; Tăng cường hoạt động Marketing; Phân khúc thị trường và
khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu và có chiến lược kinh doanh phù hợp; Nâng
cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo cho việc sử dụng vốn hiệu quả; và tăng cường
năng lực kiểm tra giám sát hoạt động huy động vốn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Luu Thi Bich Nhan
Thesis title:


Solutions to mobilize capital of the Bank of Agriculture and Rural

Development in Vinh city, Nghe An province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study aims to evaluate the current situation of capital mobilization of Nghe
An Bank of Agriculture and Rural Development, and propose key recommendations to
improve the capital mobilization in the Bank in the coming time.
Materials and Methods
Secondary data is collected mainly at the Nghe An Bank for Agriculture and
Rural Development in Vinh city, the statistical department of Vinh city, the journals and
various related reports. Primary data is collected through customers borrowing at
branches of Nghe An Agribank in Vinh city, interviews with credit officers. The
analytical method is mainly descriptive statistics, comparative statistics.
Main findings and conclusions
In the past, Nghe An Agribank has focused on mobilizing all capital sources to
meet the increasing demand for agriculture production, rural areas and farmers. In the past
3 years (2016-2018), Agribank Nghe An has achieved considerable results, meet the
credit demand in the area, especially investment in rural agriculture. The average annual
growth rate of capital mobilization is always over 15%. Especially, the share of residential
deposits takes over 80% of the total capital mobilized. This is a stable and sustainable
capital sources, which is a condition for expanding credit investment in agricultural and
rural development. However, the interest rate of the deposit is high. As of December 31,
2008, the total capital has reached VND 2,587 billion, doubling that recorded in
December 31, 2016 (VND 1,291 billion). By December 31 2018, total capital mobilized

reached VND 28,331 billion, an increase of 1.4 times compared to that in 2016 (VND
20,134 billion). Nghe An Agribank also diversify saving products suitable for many
customers. Capital structure is adjusted to gradually increase the proportion of medium
and long-term capital sources, ensuring the stability of deposit balances.
Agribank Nghe An has mobilized capitals that meet the needs of business of the
bank, as well as contribute to the implementation of the business strategy of the Bank at
short and medium terms. However, capital mobilization of the Bank has been still has

x


been under the potential and some problems needed to be addressed. Despite of
increasing total capital mobilized of Agribank Nghe An in the past years, the
performance of capital mobilization is still not sustainable: it has not attracted many idle
and abundant capital sources from the population where this sources is the most stable
and sustainable sources. Capital mobilization channels are still simple, not yet
diversified as other joint stock banks. Therefore, most of the customer are traditional
and have long history of transaction, but not attract of many new customers. The policy
of attracting new customers is not highly effective, that are not suitable with the current
situation, where there has been a change in people's psychology. People now feel more
secured when depositing money into joint stock banks, not necessarily must be sent to
big commercial banks as before.
Some solutions to improve the capital mobilization in Agribank Nghe An in the
future include: improving the quality of human resources; implement flexible interest
rate policy in capital mobilization; diversify forms of capital mobilization; expanding
banking services using information technology; ensuring security and high security in
transactions; enhance marketing activities; Market segmentation and customers, identify
target customers and have appropriate business strategies; Improve credit quality to
ensure efficient use of capital; and strengthening capacity to monitor and supervise
capital mobilization.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của
hệ thống ngân hàng thương mại đã từng bước được đổi mới và phát triển ngày
càng đa dạng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng diễn ra ngày càng gay gắt.
Vì thế Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (Agribank) đã khơng
ngừng hồn thiện, phát triển và ngày càng khẳng định mình là một bộ phận
không thể thiếu của nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Agribank
đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu
vốn một cách nhanh chóng, kịp thời cho q trình sản xuất và tái sản xuất. Nhờ
đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế được
diễn ra một cách thuận lợi. Để phát huy hơn nữa vai trị của mình và đồng thời
đáp ứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ
thống ngân hàng thì việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai sẽ đóng
vai trị rất quan trọng đối với các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại nói
chung và Agribank nói riêng, đó cũng là vấn đề đặt ra cho hoạt động huy động
vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An. Nhằm phát huy có hiệu quả chức
năng là cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự
phát triển kinh tế trên địa bàn, Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An phải có định
hướng phát triển lâu dài cùng với những biện pháp huy động vốn một cách hiệu
quả để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh
Agribank Nghệ An là một ngân hàng thương mại Nhà nước đã và đang giữ vị trí
chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nơng thơn. Trong thời gian qua đã tập
trung huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khu vực
nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tuy vậy, công tác huy động nguồn vốn

chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc huy động
nguồn vốn của Agribank Nghệ An trong những năm qua có tăng nhưng nguồn
vốn tăng chưa thực sự bền vững: chưa thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ
dân cư bởi nguồn huy động vốn dân cư là nguồn vốn dồi dào, ổn định và bền
vững nhất. Các kênh huy động vốn cịn đơn điệu, chưa có sự đa dạng như các
ngân hàng cổ phần nên chưa thu hút được nhiều khách hàng mới mà chủ yếu chỉ
là các khách hàng truyền thống. Chính sách thu hút khách hàng cịn nhiều bất cập

1


chưa phù hợp với tình hình hiện nay mặc dù đã có sự thay đổi về tâm lý người
dân, họ đã yên tâm hơn khi gửi tiền vào các ngân hàng cổ phần, mà không nhất
thiết phải gửi vào các ngân hàng thương mại lớn như trước đây, họ thực sự đã là
“thượng đế” khi đến giao dịch tại các ngân hàng...
Trên thực tế thời gian qua, việc huy động vốn của Agribank Nghệ An về
cơ bản đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong từng giai đoạn, đồng thời, phục
vụ khá tốt chiến lược phát triển của Chi nhánh trong trung và dài hạn. Bên cạnh
những kết quả đạt được, việc huy động vốn của Agribank Nghệ An vẫn còn đặt
ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết như: tính bền vững của hoạt động huy
động vốn, tính hợp pháp trong các hoạt động huy động vốn hay kiểm soát rủi ro
trong hoạt động này...
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thơng qua sự hướng dẫn của q thầy
cô với những kiến thức đã được học ở trường, cũng như những kiến thức thu
nhận được trong thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Agribank chi nhánh tỉnh
Nghệ An trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp huy
động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng huy động vốn của Agribank Nghệ An và đề xuất giải
pháp tăng cường huy động vốn của Agribank tại địa bàn nghiên cứu thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của
các ngân hàng thương mại và Agribank.
- Đánh giá tình hình huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động
vốn của Agribank trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn của Agribank trên địa bàn
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng về hoạt động huy vốn huy động tại Agribank Chi nhánh tỉnh
Nghệ An?

2


- Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-2018 của Agribank Nghệ An như
thế nào?
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đối với kết quả huy động vốn của
Agribank Nghệ An?
- Những giải pháp nào cần thiết để huy động vốn tại Agribank Nghệ An
trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động huy động vốn, giải pháp đã thực hiện trong việc huy động
vốn của chi nhánh Hội sở Agribank tỉnh Nghệ An.
Đề tài lấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, chi nhánh Hội sở tỉnh Nghệ An để đánh giá nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu này tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, của

công tác huy động vốn, từ đó tìm giải pháp huy động vốn với mục tiêu huy động
được nguồn vốn với chi phí thấp, cơ cấu hợp lý, số lượng đảm bảo đủ để phục vụ
hiệu quả cho việc đầu tư và kinh doanh đạt lợi nhuận tối đa cho chi nhánh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
Tổng hợp và phân tích các số liệu, các hoạt động liên quan đến việc huy
động vốn tại hội sở Agribank Nghệ An được tập hợp qua 3 năm 2016 – 2018.
Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài được cung cấp từ phòng Kế hoạch nguồn vốn
Agribank Nghệ An.
Thực trạng về công tác huy động vốn tại Agribank Nghệ An qua 3 năm
2016 – 2018. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại chi nhánh quản lý.
Đề xuất các giải pháp cho công tác huy động vốn tại Hộ sở Agribank chi
nhánh tỉnh Nghệ An.
* Phạm vi không gian:
- Đề tài được thực hiện tại Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An và trên địa
bàn thành phố Vinh.
* Phạm vi về thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/5/2018 đến ngày 15/5/2019.
Số liệu thứ cấp thu thập cho các năm 2016 – 2018.

3


Số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 12/2018 – 2/2019.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Từ kết quả nghiên cứu được kết hợp chặt chẽ trên cả phương diện lý
thuyết lẫn thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
* Về lý luận
- Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân
hàng thương mại. Luận văn đã đưa ra được các nội dung nghiên cứu về huy động

vốn của ngân hàng thương mại gồm các chính sách huy động vốn, các biện phá
huy động vốn, công tác kiểm tra, giám sát huy động vốn, chỉ ra những nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn, nghiên cứu một số kinh nghiệm về huy
động vốn của một số nước trên thế giới để rút ra bài học cho một số ngân hàng
thương mại Việt Nam.
* Về thực tiễn
- Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng việc huy động vốn của ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Vinh, tác giả đã
phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân ảnh hưởng đến huy động vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở, căn cứ để đề xuất một số giải pháp thực tiễn
nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn thanh phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Đây cũng là cơ sở để cho
các ngân hàng thương mại có điều kiện tương đồng có thể áp dụng.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng - Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền
kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của ngân hàng thương mại là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khơng chỉ vì lợi ích riêng của bản
thân các ngân hàng thương mại mà cịn vì sự phát triển chung của nền kinh tế
(Nguyễn Thị Mùi, 2008).

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà
ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân
hàng. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy
động, vốn đi vay và một số vốn khác (Nguyễn Thị Mùi, 2008).
2.1.1.2. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại,
đó là nguồn tiền được đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng. Vốn
chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 là vốn cơ
bản được xem là sức mạnh và tiềm lực thực sự của ngân hàng. Vốn cấp 2 là vốn
bổ sung được giới hạn bằng 100% vốn cấp 1 (Nguyễn Thị Mùi, 2008).
- Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia
- Vốn cấp 2 bao gồm: Giá trị tăng thêm của tài sản cố định và giá trị tăng
thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp
luật; Dự phòng chung; Các trái phiếu chuyển đổi và một số các công cụ nợ khác
thỏa mãn điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định (Nguyễn Thị Mùi, 2008).
2.1.1.3. Vốn đi vay
* Huy động vốn thơng qua hình thức đi vay từ ngân hàng trung ương và các tổ
chức tín dụng khác
Nguồn vốn đi vay thường chiếm một bộ phận nhỏ trong kết cấu tổng
nguồn vốn của ngân hàng thương mại nhưng nó là nguồn vốn cần thiết đáp ứng

5


nhu cầu thiếu hụt tạm thời nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng một cách bình thường (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
Vốn đi vay bao gồm: Vay ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương
cung cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới các hình thức: Tái
cấp vốn mà chủ yếu là dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Cho vay
thế chấp hay ứng trước; Vay từ các tổ chức tín dụng khác

Trong q trình hoạt động do những nhu cầu phát sinh mà các ngân hàng
thương mại có thể thiếu hụt hoặc dư thừa tạm thời tiền dự trữ tại ngân hàng trung
ương. Hành vi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng là nhằm điều hòa nhu cầu vốn khả
dụng trong ngắn hạn và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển liên tục trong hệ thống ngân
hàng. Chi phí cho loại vốn vay này cao, ngân hàng chỉ sử dụng khi có nhu cầu cần
thiết đảm bảo an tồn cho hoạt động của mình (Nguyễn Xn Đường, 2016).
Ngồi ra các ngân hàng còn huy động từ các nguồn vốn khác như từ công
ty mẹ, phát hành các hợp đồng mua lại, vay nước ngoài… Vốn đi vay mang lại
cho ngân hàng sự chủ động cao và khả năng đáp ứng rất nhanh chóng, thuận tiện.
Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng có những hạn chế lớn: đó là kỳ hạn vay ngắn, lãi
suất phải trả cao và thường xuyên biến động. do vậy các ngân hàng phải cân nhắc
kỹ khi quyết định sử dụng nguồn vốn này. Việc áp dụng đối với các cơng cụ nợ
khi đi vay ngân hàng có thể chủ động đạt được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu
(Nguyễn Xuân Đường, 2016).
2.1.1.4. Vốn huy động
Vốn huy động của ngân hàng thương mại dưới hình thức bằng tiền (nội tệ
và ngoại tệ) và vàng được hình thành từ hai bộ phận: Vốn huy động tiền gửi và
vốn huy động thơng qua phát hành giấy tờ có giá (Nguyễn Thị Mùi, 2008).
“Huy động vốn của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại
thông qua công tác lập kế hoạch, lựa chọn sử dụng các phương thức và các công
cụ khác nhau để tập trung các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế cũng như việc tổ
chức chỉ đạo thực hiện và kiểm sốt cơng tác huy động vốn nhằm đạt được mục
tiêu đặt ra” (Trịnh Thế Cường, 2018).
Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác
nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng

6


đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp với nhu cầu

của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực hành thanh toán.
Vốn huy động thơng qua phát hành giấy tờ có giá:
Giấy tờ có giá được phát hành từng đợt tùy theo mục đích cụ thể của ngân
hàng, đồng thời phải có sự chấp nhận của ngân hàng trung ương hoặc hội đồng
chứng khoán quốc gia.
Các giấy tờ có giá của ngân hàng phát hành có nhiều loại, như:
Kỳ phiếu ngân hàng là một công cụ nợ ngắn hạn, do ngân hàng phát hành
để huy động vốn một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu vốn cho những kế hoạch
kinh doanh xác định của ngân hàng. Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành thường
xuyên với nhiều kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng và trả lãi theo hai
phương thức: trả lãi sau và trả lãi trước. Lãi suất cho kỳ phiếu ngân hàng cao hơn
so với tiền gửi tiết kiệm cùng thời hạn và biến động theo thời gian. Đồng thời kỳ
phiếu ngân hàng hấp dẫn bởi đặc tính có thể chuyển nhượng dễ dàng nên thu hút
được khối lượng tương đối lớn (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
Trái phiếu ngân hàng: Là một loại phiếu nhận nợ trung dài hạn do ngân
hàng phát hành, trong đó ngân hàng cam kết trả một số tiền xác định vào một
thời điểm cụ thể trong tương lai với mức lãi suất quy định cho những kỳ hạn cho
trước. Trái phiếu được phát hành với quy mơ lớn trong tồn hệ thống ngân hàng.
Đặc trưng của trái phiếu là có sự xác định về mệnh giá, ngày đáo hạn, lãi suất
công bố khi phát hành và lãi suất cao hơn so với kỳ phiếu ngân hàng và các
khoản tiền gửi khác (Nguyễn Xuân Đường, 2016)

Như vậy việc huy động

vốn thơng qua hình thức phát hành giấy tờ có giá là một hình thức rất thuận tiện,
chủ động, tùy thuộc vào kế hoạch dự tính của ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế
nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi vẫn chiến tỷ trọng cao hơn so với nguồn
vốn từ phát hành giấy tờ có giá. Đó là do chi phí phát hành giấy tờ có giá cao hơn
nhiều so với chi phí cho các khoản tiền gửi cùng kỳ hạn.
2.1.1.5. Huy động vốn

Huy động vốn là việc của một tổ chức tín dụng, ngân hàng... sử dụng
những biện pháp nghiệp vụ chun mơn của mình để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi
từ tổ chức, cá nhân nhằm gia tăng lượng tiền trong giao dịch trở thành nguồn vốn
của tổ chức tín dụng, ngân hàng đó.

7


Huy động vốn của ngân hàng thương mại nói chung và huy động vốn của
Agribank nói riêng là việc sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn, lợi thế thương
hiệu của từng ngân hàng để huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ tổ chức, cá nhân trở
thành nguồn vốn của ngân hàng.
2.1.2. Sự cần thiết huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của ngân
hàng thương mại. Công tác huy động nguồn vốn có hiệu quả là một trong những
nhân tố quan trọng mang lại nhiều lợi nhuận vì vậy các nhà quản trị ngân hàng
thương mại luôn đặt vấn đề huy động nguồn vốn lên hàng đầu trong cơng tác
kinh doanh của mình (Nguyễn Thanh Tồn, 2016), bởi vì:
Nguồn vốn huy động là nguồn chính tạo nguồn ngân quỹ cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nhằm duy trì hoạt động tín dụng và các hoạt động
khác của ngân hàng thương mại.
Huy động vốn góp phần tăng năng lực thanh toán của ngân hàng trên thị
trường và khẳng định vị thế của ngân hàng mình với các đối thủ cạnh tranh.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các ngân hàng luôn
phải nỗ lực mở rộng quy mơ, nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn chun
nghiệp, phương tiện kỹ thuật và cơng nghệ, máy móc hiện đại ... để xử lý nghiệp
vụ nhanh,chính xác nhằm giải phóng nhanh khách hàng, tăng khả năng thu hút
nguồn vốn, thậm chí, các ngân hàng thương mại cịn tăng lãi suất huy động
(“chạy đua lãi suất”), áp dụng các hình thức khuyến mãi, ... để thu hút nguồn vốn
(Nguyễn Thanh Toàn, 2016).

Đối với nền kinh tế, nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại sẽ
thu hút, tập trung được các nguồn vốn nhàn rỗi rải rác trong các tầng lớp dân cư
cho việc phát triển kinh tế – xã hội (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).
Mỗi một quốc gia muốn có một nền kinh tế phát triển cao và bền vững thì
điều kiện cần đầu tiên là phải tập trung được một lượng vốn lớn vào đầu tư, tăng
năng lực sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều cho xã hội. Trong
các kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn hiệu
quả và ít tốn kém nhất. Ngân hàng thương mại là khâu trung gian, kết nối những
nguồn vốn riêng lẻ, nhàn rỗi trong xã hội tập trung thành nguồn vốn tự có lớn,
đáp ứng các nhu cầu đầu tư của nền kinh tế.

8


2.1.3. Phân loại nguồn vốn và hình thức huy động vốn của ngân hàng
thương mại
2.1.3.1. Các cách phân loại huy động vốn
a. Theo hình thức huy động vốn
* Vốn huy động tiền gửi
-Tiền gửi các tổ chức kinh tế
+Tiền gửi khơng kỳ hạn
+Tiền gửi có kỳ hạn
-Tiền gửi dân cư
+Tiền gửi tiết kiệm:
Hiện tại Agribank Việt Nam đã ban hành 18 sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau toàn bộ, tiền gửi tiết
kiệm trả lãi sau định kỳ, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước toàn bộ, tiền gửi tiết kiệm
trả lãi trước định kỳ (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).
+Tiền gửi thanh toán
Với 6 sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi

sau tồn bộ, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ, Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước
tồn bộ, tiền gửi có kỳ hạn lãi suất gia tăng theo thời gian và tiền gửi đầu tư tự
động (Nguyễn Thanh Tồn, 2016).
+Tiền gửi tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi kho bạc nhà nước
Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội ...
* Vốn đi vay-Vốn vay của tổ chức tín dụng khác
-Vốn vay của ngân hàng trung ương
*Vốn khác: các khoản chờ thanh toán: lệnh đến chưa xử lý như: khách
hàng chưa đến nhận, lệnh sai sót trong thanh toán bù trừ, các khoản tạm treo...
(Nguyễn Thanh Toàn, 2016).
b. Theo thời hạn huy động
* Vốn ngắn hạn
Các khoản huy động dưới 12 tháng được gọi là các khoản huy động vốn
ngắn hạn. Hiện nay, nhiều ngân hàng chia nhỏ các kỳ hạn như; 2 tuần, 1 tháng, 2

9


tháng, 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng... Đối với khoản tiền
gửi này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường cao. Theo văn bản số 1069/NHNo – KHNV
quy định về việc: “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND” ngày 6 tháng 12 năm 2018
của Phó Tổng giám đốc NHNo Việt Nam về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối
với các tổ chức tín thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi kỳ hạn dưới 12
tháng là 0,6%, từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 0,2% trên tổng số dư tiền gửi dự
trữ phải bắt buộc. Đây là nguồn tiền gửi thường được khách hàng ưa chuộng nên
chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động (Phịng kế tốn ngân quỹ Agribank
Nghệ An, 2018).
• Vốn trung và dài hạn
Do ngân hàng chủ yếu là cho vay dài hạn nên để nâng cao khả năng thanh

khoản cũng như hạn chế rủi ro lãi suất thì cần vốn trung và dài hạn. Hiện nay, các
nguồn tiền trung hạn (từ 12 tháng đến dưới 24 tháng) với các kỳ hạn: 12 tháng,
13 tháng, 24 tháng và kỳ hạn 36 tháng. Đối với các kỳ hạn này ưu điểm là ổn
định về nguồn vốn nhưng dễ rủi ro lãi suất nên thường được cân nhắc kỹ trong
việc huy động. Theo Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về
việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành ngày
16/01/2008 thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là
5% trên tổng số dư tiền gửi. Đây là nguồn tiền có chi phí cao nên chiếm tỷ trọng
thấp hơn so với nguồn ngắn hạn trong tổng số nguồn vốn huy động và thường
được cho vay, đầu tư vào các dự án khả thi cao (Nguyễn Thanh Toàn, 2016).
c. Theo đơn vị tiền tệ huy động
* Huy động bằng nội tệ
Do q trình tích lũy và nhu cầu tiêu dùng, thanh toán trong nước nên
khách hàng thường gửi tiền bằng đồng nội tệ. Do đó, nguồn vốn này thường
chiếm phần lớn trong nguồn vốn huy động và có lãi suất cao hơn.
*Huy động bằng ngoại tệ
Từ nhu cầu thanh tốn trong xuất nhập khẩu hàng hóa với u cầu đầu tư,
cất trữ bằng ngoại tệ trong ngân hàng. Do sự biến động về tỷ giá hiện nay tạm
thời lãi suất huy động bằng ngoại tệ tạm thời bằng 0 (không).
d. Theo đối tượng huy động
Theo cách phân loại này, nguồn vốn chia thành:
* Tiền gửi dân cư

10


* Tiền gửi các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, ...
Vốn huy động của ngân hàng thương mại dưới hình thức bằng tiền (nội tệ
và ngoại tệ) và bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: Vốn huy động tiền gửi
và vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá.

2.1.3.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
a. Vốn huy động tiền gửi
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các ngân hàng thương mại
bao gồm tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư và tiền gửi của tổ chức tín
dụng khác
* Tiền gửi các tổ chức kinh tế
- Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là khoản tiền gửi khách hàng ký gửi vào ngân hàng với thời gian
ngắn, họ có thể rút ra bất cứ lúc nào thơng qua các cơng cụ thanh tốn của ngân
hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, tiền tệ ổn định, yếu tố cơ bản thu
hút loại tiền này không phải là lãi suất mà là khả năng đáp ứng các u cầu thanh
tốn một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho khách hàng. Tiền gửi
không kỳ hạn thường xuyên biến động nhưng ngân hàng vẫn có thể sử dụng một
phần nguồn vốn này vào hoạt động kinh doanh của mình do đó có sự khơng khớp
nhau giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản thanh toán của một doanh nghiệp hay
giữa các tài khoản (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
- Tiền gửi có kỳ hạn:
Đây là những khoản tiền được ký gửi vào ngân hàng theo kỳ hạn nhất
định. Mục đích chính của khoản tiền gửi này là sinh lời nên nó rất nhạy cảm với
lãi suất. Lãi suất được xác định dựa vào kỳ hạn, tình hình cung cung cầu vốn tại
thời điểm huy động. Thông thường việc rút vốn trước hạn gửi danh nghĩa và kỳ
hạn thực tế không mấy khi trùng khớp nên tạo ra nguồn vốn tương đối ổn định để
ngân hàng có thể cho vay. Các ngân hàng áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất
khác nhau để đa dạng hóa loại tiền gửi này và thu hút khách hàng (Nguyễn Xuân
Đường, 2016).
* Tiền gửi dân cư
- Huy động tiền gửi tiết kiệm: Các tầng lớp dân cư đều có những khoản thu
nhập tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng, gửi vào các ngân hàng nhằm mục tiêu đảm

11



bảo an tồn và sinh lời. Để có thể huy động được nhiều nguồn tiền gửi tiết kiệm,
ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động, đưa ra lãi suất cạnh tranh
hấp dẫn và mở rộng mạng lưới huy động. hiện nay các ngân hàng đang đa dạng
các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, như:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Đây là khoản tiền gửi khơng có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút vốn vào
bất kỳ thời điểm nào. Lãi suất ngân hàng áp dụng cho loại tiền gửi này thường thấp
hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Do tính ổn định thấp nên các ngân hàng chỉ
sử dụng nguồn tiền này ở một tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào dự định của ngân hàng
về tính ổn định của lượng tiền huy động được (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mà trong đó người gửi tiền và ngân hàng đã có sự thỏa
thuận về số lượng, kỳ hạn, lãi suất cụ thể. Khách hàng khi sử dụng loại hình này
chỉ có thể rút gốc và lãi khi tới hạn. tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn, đồng thời đảm
bảo quyền lợi của khách hàng và tăng tính cạnh tranh, các ngân hàng cho phép
khách hàng có thể rút trước hạn và hưởng lãi theo mức lãi suất tiền gửi khơng kỳ
hạn (Nguyễn Xn Đường, 2016).
Do tính chất xác định về kỳ hạn nên tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là một
nguồn vốn có khả năng ổn định cao, ngân hàng có thể chủ động cho vay với kỳ
hạn tương ứng hoặc chuyển hoán kỳ hạn một phần. Chi phí trả lãi với nguồn tiền
gửi này cũng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi cá nhân, tuy nhiên
chi phí duy trì và quản lý tài khoản nói chung thấp (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
+ Tiền gửi thanh toán cá nhân:
Đây là khoản tiền gửi mà người gửi tiền với mục đích an tồn và được sử
dụng các dịch vụ thanh toán thuận tiện như thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm
chi… Khoản tiền gửi này có thể khơng được hưởng lãi hoặc được hưởng lãi suất
thấp đổi lại ngân hàng cũng khơng thu phí hoặc thu phí rất thấp để thực hiện các
giao dịch thanh toán cho khách hàng (Nguyễn Xuân Đường, 2016).

b. Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác
Ngân hàng càng thâm nhập sâu vào lĩnh vực này, do các tổ chức này là cơ
sở, tiền đề và là chất xúc tác để giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn từ các tầng lớp
dân cư. Việc chi trả lương của các hội viên tổ chức này qua tài khoản cũng là một

12


nguồn vốn ngân hàng cần khai thác, bên cạnh đó đòi hỏi phải cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ, tiện ích thuận lợi nhất (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
+Tiền gửi các của tổ chức tín dụng khác: tiền gửi ngân hàng chính
sách xã hội
+Tiền gửi kho bạc Nhà nước
+Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội: tiền gửi Hội phụ nữ, hội
nông dân...
*Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá được phát hành từng đợt tùy theo mục đích cụ thể của ngân
hàng, đồng thời phải có sự chấp nhận của ngân hàng trung ương hoặc hội đồng chứng
khoán quốc gia. Các giấy tờ có giá của ngân hàng phát hành có nhiều loại, như:
- Kỳ phiếu ngân hàng:
Kỳ phiếu ngân hàng là một công cụ nợ ngắn hạn, do ngân hàng phát hành
để huy động vốn một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu vốn cho những kế hoạch
kinh doanh xác định của ngân hàng. Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành thường
xuyên với nhiều kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng và trả lãi theo hai
phương thức: trả lãi sau và trả lãi trước; có thể chuyển nhượng dễ dàng nên thu
hút được số lượng lớn khách hàng (Nguyễn Xuân Đường, 2016).
- Trái phiếu ngân hàng:
Là một loại phiếu nhận nợ trung dài hạn do ngân hàng phát hành, trong đó
ngân hàng cam kết trả một số tiền xác định vào một thời điểm cụ thể trong tương
lai với mức lãi suất quy định cho những kỳ hạn cho trước. Trái phiếu được phát

hành với quy mô lớn trong toàn hệ thống ngân hàng. Đặc trưng của trái phiếu là
có sự xác định về mệnh giá, ngày đáo hạn, lãi suất công bố khi phát hành và lãi
suất cao hơn so với kỳ phiếu ngân hàng và các khoản tiền gửi khác (Nguyễn
Xuân Đường, 2016).
Như vậy việc huy động vốn thơng qua hình thức phát hành giấy tờ có giá
là một hình thức rất thuận tiện, chủ động, tùy thuộc vào kế hoạch dự tính của
ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi vẫn
chiến tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá. Đó là do chi
phí phát hành giấy tờ có giá cao hơn nhiếu so với chi phí cho các khoản tiền gửi
cùng kỳ hạn (Nguyễn Xuân Đường, 2016).

13


×