Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ LAN ANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Phá t trien nông thôn

Mã số:

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017
Tác giả luận văn


Lê Thị Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của q thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Văn hóa thể thao
và Du lịch tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Lan Anh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract……………………………………………………………………………….............xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và pham vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tương nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 4

2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ......................... 11


2.1.3.

Nội dung phát triển du lịch cộng đồng ............................................................. 16

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng .................................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên Thế giới ................................. 21

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.................................... 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ mơ hình phát triển du lịch cộng đồng ............... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

iii



3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Mộc Châu ......................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 42

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................ 43

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 43


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 46
4.1.

Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .... 46

4.1.1.

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu ......................... 46

4.1.2.

Thực trạng quy hoạch du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu ........................ 57

4.1.3.

Thực trạng tổ chức đầu tư, huy động vốn đầu tư phát triển du lịch cộng
đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. ........................................................... 64

4.1.4.

Thực trạng cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển du
lịch cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ................................................. 66

4.2.5.

Thực trạng các sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc

Châu, tỉnh Sơn La ............................................................................................. 77

4.2.6.

Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du
lịch cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ................................................. 80

4.2.7.

Thực trạng công tác tổ chức, quản lý trong phát triển du lịch cộng đồng
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .......................................................................... 81

4.2.8.

Thực trạng liên kết phát triển hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .......................................................................... 83

4.2.9.

Đánh giá hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu ............. 86

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La ............................................................................................. 89

4.2.1.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 90


4.2.2.

Chính sách phát triển du lịch ............................................................................ 91

4.2.3.

Khả năng cung ứng dịch vụ .............................................................................. 92

4.2.4.

Yếu tố con người .............................................................................................. 93

4.2.5.

Mức độ liên kết giữa các ngành liên quan ........................................................ 94

iv


4.3.

Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La ............................................................................................. 96

4.3.1.

Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cho đối tượng tham gia là
Nhà nước........................................................................................................... 96

4.3.2.


Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cho đối tượng tham gia là
Cộng đồng....................................................................................................... 101

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 106
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 106

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 107

5.2.1.

Đảng và nhà nước ........................................................................................... 107

5.2.2.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La ............................................................. 107

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
PHụ lục ........................................................................................................................ 111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

DL

Du lịch

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DT

Diện tích

GTSX

Giá trị sản xuất


Ha

Héc ta

HĐND

Hội đồng nhân dân

IUOTO

International of Union Official Travel Organization –
Tổ chức du lịch thế giới



Lao động

NN

Nông nghiệp

NQ

Nghị quyết



Quyết định

SL


Số lượng

TN- MT

Tài nguyên - Môi trường

TQDLCĐ

Tự quản du lịch cộng đồng

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

VH - TT

Văn hố - Thơng tin

VNĐ

Việt Nam Đồng

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Mộc Châu qua các năm 2014 - 2016 ............ 33
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Mộc Châu qua các năm 2014 – 2016 ....... 35
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Mộc Châu qua các năm 2014 – 2016 ...... 39
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 42
Bảng 4.1. Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển du lịch cộng
đồng tại các bản du lịch cộng đồng huyện Mộc Châu ................................. 61
Bảng 4.2. Đánh giá của người dân và cán bộ về quy hoạch phát triển du lịch
cộng đồng huyện Mộc Châu ........................................................................ 63
Bảng 4.3. Đánh giá của người dân tại điểm nghiên cứu về quy hoạch phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn ..................................................................... 63
Bảng 4.4. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống giao thông tại huyện

Mộc

Châu, tỉnh Sơn La ........................................................................................ 67
Bảng 4.5. Đánh giá của hộ dân về hệ thống giao thông tại địa bàn ............................. 68
Bảng 4.6. Đánh giá của hộ dân làm du lịch cộng đồng về hệ thống giao thông tại
điểm nghiên cứu ........................................................................................... 68
Bảng 4.7. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống cấp thoát nước .............................. 69
Bảng 4.8. Đánh giá của hộ dân về hệ thống cấp nước tại địa phương ......................... 70
Bảng 4.9. Đánh giá của hộ dân làm du lịch cộng đồng về hệ thống cấp nước tại
địa phương ................................................................................................... 70
Bảng 4.10. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống điện .............................................. 71
Bảng 4.11. Đánh giá của hộ dân về hệ thống cấp điện tại địa phương .......................... 71
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ dân làm du lịch cộng đồng về hệ thống cấp điện tại
địa phương ................................................................................................... 72
Bảng 4.13. Các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng tại điểm nghiên cứu ..................... 74
Bảng 4.14. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng
tại địa phương .............................................................................................. 75

Bảng 4.15. Đánh giá của khách du lịch về giá cả dịch vụ du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu .......................................................................................... 76
Bảng 4.16. Đánh giá của khách du lịch về số lượng cảnh quan, sản phẩm du lịch
cộng đồng tại huyện Mộc Châu ................................................................... 77

vii


Bảng 4.17. Đánh giá của khách du lịch về công tác quản lý du lịch tại huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La ........................................................................................ 82
Bảng 4.18. Nhận định của hộ đang làm du lịch về vai trò của ban quản lý trong
phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu ........................ 82
Bảng 4.19. Nhận định của du khách về vai trò của ban quản lý trong phát triển du
lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu ............................................. 83
Bảng 4.20. Thực trạng liên kết của hộ với các doanh nghiệp lữ hành ........................... 84
Bảng 4.21. Thực trạng liên kết của hộ làm du lịch với các hộ khác .............................. 85
Bảng 4.22. So sánh thu nhập của hộ trước và sau khi tham gia làm du lịch cộng đồng ....... 87
Bảng 4.23. Đánh giá của hộ về mức ảnh hưởng của nền kinh tế địa phương đến
phát triển du lịch cộng đồng......................................................................... 90
Bảng 4.24. Đánh giá của hộ về mức ảnh hưởng của chính sách đến phát triển du
lịch cộng đồng .............................................................................................. 91
Bảng 4.25. Trình độ văn hóa của hộ............................................................................... 94
Bảng 4.26. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển du lịch cộng
đồng tại Mộc Châu ....................................................................................... 95

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.


Cơ cấu tổ chức quản lý và các hoạt động của hoạt động du lịch
cộng đồng .................................................................................................. 62

Sơ đồ 4.2.

Các hoạt động du lịch phục vụ khách du lịch cộng đồng .......................... 73

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Hiệu quả kinh tế khi làm du lịch cộng đồng ................................................. 87

Hộp 4.2.

Hiệu quả môi trường khi làm du lịch cộng đồng .......................................... 89

Hộp 4.3.

Kinh tế khó khăn nên ít phát triển du lịch..................................................... 90

Hộp 4.4.

Trình độ văn hóa người dân thấp, du lịch cộng đồng chậm phát triển ......... 93

Hộp 4.5.

Khả năng liên kết làm du lịch tại huyện chưa cao ........................................ 94

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lê Thị Lan Anh
2. Tên luận văn: “Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”
3. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Nằm ở độ cao 1.050m so với mặt nước biển, Mộc Châu là cao nguyên lớn trải dài
khoảng 80km, rộng 25km với 1600ha đồng cỏ, là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du
lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Khí hậu là tài ngun du lịch đặc biệt có
tính đặc thù của Mộc Châu. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với
mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 18ºC và mùa đơng khơ ráo hơn các vùng khác.
Tuy nhiên, loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu thời gian qua, mới được tổ
chức chủ yếu mang tính tự phát tại một số xã ở Mộc Châu, chưa được tổ chức định
hướng một cách bài bản, khoa học và nhất là yếu tố môi trường chưa được chú ý, làm
giảm đi sự hấp dẫn của loại hình du lịch khám phá. Xuất phát từ những vấn đề lý luận
và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch cộng
đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
Đề tài có mục tiêu chung là trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng
đồng tại tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh
phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Để thực hiện được mục
tiêu chung đề tài có một số mục tiêu cụ thể như: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển du lịch cộng đồng; Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề tài có hệ thống hóa

một số lý luận về phát triển, phát triển du lịch cộng đồng. Đề tài có sử dụng một số
phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tổ thống kê.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau: Hệ thống giao thông
đường bộ của Mộc Châu khá phát triển, mạng lưới đường ô tô đến được 100% số xã.
Ngồi ra, cịn có Quốc lộ 43 nối trung tâm thị trấn Mộc Châu với CHDCND Lào qua
cửa khẩu quốc gia Pa Háng. Quốc lộ 43 cũng chính là tuyến giao thơng quan trọng nối
Sơn La trong đó có Mộc Châu với khu di tích cách mạng Lào với tỉnh Hua Phăn và cố
đô Luông Pha Băng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch quá cảnh sang nước

x


bạn Lào. Hiện Mộc Châu có 5 trạm bơm nươc ngầm và 112 trạm bơm nước tự chảy.
Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bố khơng đồng đều, khả năng đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 80% theo chương trình phát triển kết cấu hạ
tầng. Mộc Châu có mạng lưới điện Quốc gia tới 27 trung tâm xã với hơn 85% số hộ
sử dụng. Sản lượng điện thương phẩm đạt 18,5 triệu kwh, tăng 8,08%/ năm. Dự kiến
giai đoạn 2011 – 2015 phát triển mạng lưới điện trung thế 22 KV tại huyện Mộc
Châu. Như vậy có thể thấy, mạng lưới cấp điện của Mộc Châu đã khá phát triển,
bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch của huyện.
Qua nghiên cứu thực trạng đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển du lịch cộng đồng huyện Mộc Châu: Điều kiện kinh tế - xã hội; Chính sách phát
triển du lịch; Khả năng cung ứng nhu cầu dịch vụ; Yếu tố con người; Mức độ liên kết
giữa các ngành liên quan. Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi đã đề xuất phương hướng và
những nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới. Giải
pháp nên hướng vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Về cơ chế chính sách; Nâng
cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch; Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng; Phát triển nguồn

nhân lực và quảng bá thu hút thị trường; Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát
triển du lịch cộng đồng; Tăng cường huy động mọi nguồn lực, các lực lượng xã hội
tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Author Name: Le Thi Lan Anh
2. Thesis title: "Development of community tourism in Moc Chau district, Son La
province"
3. Specialization: Rural Development

Code: 60 62 01 16

4. Training institutions: Institute of Agriculture Vietnam
5. The results of the main study
Situated at a height of 1.050m compared to sea level, Moc Chau plateau is
stretching about 80km, 25km wide with 1600ha pasture, where the highest
concentration of tourist resources of Son La and the northwest region - North The
set. Climate is special tourism resources peculiarity of Moc Chau. In the middle of the
plateau is a microclimate with cool summer temperatures and 18ºC average drier winter
than in other regions. However, this kind of community tourism in Moc Chau district
last time, was held largely spontaneous in some communes in Moc Chau, unorganized
oriented methodical, scientific and most that environmental factors have not been
paying attention, reduces the attractiveness of tourism types to explore. Starting from
these problems and practical reasoning as above, we conducted research on this issue:
Topics of common objectives is based on the actual situation of tourism
development in the community in Moc Chau district, Son La province; then propose
solutions to promote the development of community tourism in Moc Chau district, Son

La province. To achieve common goals with some topic specific objectives such as:
Systematics rationale and practices in developing community-based tourism; Assessing
the situation develop community tourism in Moc Chau district, Son La
province; Analysis of the factors affecting the development of community tourism in
Moc Chau district, Son La province; Proposed several measures to promote the
development of community tourism in Moc Chau district, Son La province. Topics have
codified some theories on development, community tourism development. Topics using
some analytical methods such as descriptive statistical method, comparative method.
By studying the subject achieve some results as follows: road transport system
of Moc Chau fairly developed network of motorways to be 100% of communes. In
addition, there are connecting Highway 43 Moc Chau town center with Lao PDR
through the National Pa Hang border gate. Highway 43 is also online important
transport connections Son La which Moc Chau with relics revolutionary Lao province
of Hua Phan and the ancient capital of Luang Prabang, create favorable conditions for

xii


tourism development in transit to Laos. Moc Chau currently has 5 pumping stations and
112 groundwater artesian water pumping station. Source water for production and living
less and uneven distribution, the ability to meet the demand for clean water use rate of
80% according to the program of infrastructure development. Moc Chau has a network
of national power to 27 communal centers with more than 85% of households
use. Commercial electricity output reached 18, 5 million kwh, an increase of 8.08% /
year. Expected period 2011 - 2015 developing the network medium voltage 22 kV in
Moc Chau district. Thus can be seen, the power supply network of Moc Chau has quite
developed, initially to meet the needs of economic development - social. These are
favorable conditions for tourism development in the district.
Reality through research topics of analyzing a number of factors affecting the
development of community tourism in Moc Chau District: Economic conditions social; Tourism development policy; Ability to supply demand for services; Human

factors; Extent of links between related industries. From the results of the study, I have
proposed the direction and solutions to promote the development of community tourism
in the coming period. Solutions should focus on addressing the following key issues:
Mechanisms and policies; Enhance the quality of services and tourism
products; Strengthen the conservation and promotion of cultural values traditionally
associated tourism development community; Developing human resources and
promoting attractive markets; Promote the protection of the environment for tourism
development in the community; Strengthen the mobilization of all resources.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, khi kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng phải đối mặt khó khăn đến từ sự bất ổn chính trị, suy thối kinh tế, tỉ lệ thất
nghiệp gia tăng… thì ngành du lịch vẫn giữ được vai trị quan trọng trong việc
duy trì, tạo động lực thúc đẩy quá trình phục hồi nền kinh tế các quốc gia. Có
những thời điểm nhiều ngành kinh tế phải đối mặt với những khó khăn về tiêu
dùng trong nước thì du lịch khơng những trực tiếp mang lại doanh thu từ xuất
khẩu, mà còn gián tiếp tác động đáng kể thông qua chuỗi giá trị to lớn của ngành.
Thực tế cho thấy, lượng khách quốc tế bị giảm mạnh ba lần vào các thời điểm:
năm 2001 (giảm 0,4%) sau sự kiện 11/9, năm 2003 (giảm 1,6%) khi dịch SARS
hoành hành và năm 2009 (giảm 3,8%) khi xảy ra suy thoái kinh tế thế giới
(Nguyễn Văn Lưu, 2006). Điều quan trọng hơn là sau những thời điểm đó, nhu
cầu du lịch tăng trưởng trở lại mạnh mẽ hơn, có thể nói, nếu trong những thời
điểm bình thường du lịch có vai trị quan trọng, thì trong thời điểm khủng hoảng
du lịch có vai trị sống cịn.
Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà “Du lịch là một hoạt động cốt
yếu của con người và của xã hội hiện đại, bởi một lẽ du lịch đã trở thành một

hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người đồng
thời là phương tiện giao lưu trong các mối quan hệ giữa con người với con
người” (tuyên bố La Hay về du lịch, năm?). Nhu cầu của con người không chỉ
dừng lại ăn ngon, mặc đẹp mà nhu cầu được nghỉ dưỡng ngày càng được quan
tâm, ngồi phong cảnh thiên nhiên, các gói khuyến mại hấp dẫn thì sự ổn định về
chính trị cũng được coi là ưu tiên khi chọn điểm đến du lịch ở Việt Nam.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức du lịch thế giới thì ngày nay có trên 80% số
khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt
với nền văn hoá của dân tộc họ (Nguyễn Ngọc Thơ, 2015). Họ muốn được xem và
hưởng thụ những giá trị văn hố giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống
hàng ngày của người dân địa phương. Các hoạt động văn hoá sống động như phiên
chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn,
thêu dệt thổ cẩm, v.v., ln thu hút du khách. Từ nhu cầu trên, tạo điều kiện cho loại
hình du lịch cộng đồng ngày càng phát triển so với các loại hình du lịch khác.

1


Phát triển du lịch cộng đồng mang lại lợi ích cho chính người dân địa
phương, trong đó cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia du lịch cộng đồng
với tư cách vừa là nhà tổ chức, vừa là người hưởng thụ, lại vừa chủ động cung
cấp các dịch vụ như nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển, phục vụ ăn uống, bán
hàng lưu niệm, hỗ trợ du khách.
“Du lịch cộng đồng” (community based tourism, DLCĐ) đối với ngành du
lịch Việt Nam nói chung và du lịch vùng Tây Bắc nói riêng cịn mới mẻ. Nhưng với
lợi thế văn hóa lâu đời, kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, độc đáo
của cộng đồng các dân tộc cùng với vẻ đẹp nguyên sơ hùng vĩ của núi rừng Tây
Bắc, việc phát triển du lịch cộng đồng đang là hướng đi bền vững cho du lịch Tây
Bắc và du lịch Sơn La. Bởi Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc cịn nhiều khó
khăn trong q trình phát triển, vẫn là một trong tỉnh nghèo của cả nước. Tuy nhiên,

thiên nhiên cảnh quan, địa hình, khí hậu, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo tạo ra lợi
thế để Sơn La phát triển du lịch cộng đồng, trong đó huyện Mộc Châu là điểm đến
lý tưởng trong định hướng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Sơn La.
Nằm ở độ cao 1.050m so với mặt nước biển, Mộc Châu là cao nguyên lớn
trải dài khoảng 80km, rộng 25km với 1600ha đồng cỏ, là nơi tập trung nhiều nhất
tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ (UBND huyện Mộc
Châu, 2017). Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có tính đặc thù của Mộc
Châu. Ở giữa cao ngun Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ
có nhiệt độ trung bình là 18ºC và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác. Khi đến
Mộc Châu dù vào mùa hạ hay mùa đơng đều có ấn tượng đẹp về vùng đất cao
nguyên này qua các di tích lịch sử như động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa
Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và các bản văn hóa của người
Mơng, người Dao ở Mộc Châu với những câu hát điệu múa khèn, các món ăn đặc
sản dân tộc và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá lâu đời.
Tuy nhiên, loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu thời gian qua,
mới được tổ chức chủ yếu mang tính tự phát tại một số xã ở Mộc Châu, chưa
được tổ chức định hướng một cách bài bản, khoa học và nhất là yếu tố môi
trường chưa được chú ý, làm giảm đi sự hấp dẫn của loại hình du lịch khám phá.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại tại huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du
lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La;
(3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Du lịch cộng đồng là gì? Phát triển du lịch cộng đồng gồm những nội
dung gì?
(2) Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam
như thế nào?
(3) Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La trong những năm qua ra sao?
(4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La?
(5) Những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tương nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng trong đó chủ
thể là các hộ hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung

Do khn khổ thời gian có hạn, đề tài tiến hành nghiên cứu điểm tại hai xã
Đông Sang và xã Tân Lập, qua đó tiến hành phân tích các lợi thế của huyện Mộc
Châu trong việc phát triển du lịch cộng đồng làm cơ sở để đánh giá thực trạng
phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng;
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tại được thực hiện trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 10/2016 đến
tháng 10/2017.
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (2014 đến 2016), số liệu sơ
cấp được tiến hành điều tra từ cuối năm 2016 sang đầu năm 2017.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về Phát triển, phát
triển du lịch cộng đồng gắn với khai thác các lợi thế của vùng/ địa phương. Luận
văn đã tổng hợp các bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cộng đồng trên
thế giới và ở một số địa phương của Việt Nam, làm bài học cho vùng nghiên cứu.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; đã tiến hành phân tích những tiềm năng du lịch
gắn với những giá trị cộng đồng, làm căn cứ cho phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn cũng tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du
lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong đó các yếu tố ảnh hưởng chủ
yếu đến phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, gồm có: (i) Điều kiện
kinh tế - xã hội; (ii) Chính sách phát triển du lịch; (iii) Khả năng cung ứng nhu cầu
dịch vụ; (iv) Yếu tố con người; và (v) Mức độ liên kết giữa các ngành liên quan.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng,
luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch

cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự
tăng giảm thuần túy về lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời,
nó cũng xem sự phát triển là q trình tiến lên liên tục, khơng trải qua những
bước quanh co phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát
triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng
nhất với khái niệm vận động nói chung; đó khơng phải là sự biến đổi tăng lên
hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ
mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật.
Phát triển được coi như tiến trình của xã hội, là chuỗi những biến chuyển
có mối quan hệ qua lại với nhau. Phát triển theo khái niệm chung nhất là nâng
cao hạng phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện
các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về cơ hội...Ngoài ra việc đảm bảo
các quyền về chính trị và cơng dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển.
(Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng
mọi mặt của cuộc sống. Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).

Theo Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997) thì: Phát triển là việc
nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức
khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của cơng dân. Phát triển cịn
được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật
chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Như vậy, phát triển là sự tăng lên về quy mô, làm tăng giá trị sản lượng

5


của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý, đồng thời là quy luật tiến hố, tiến trình đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm về du lịch
“Du lịch” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến, thông dụng trên thế
giới. Tuy nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch.
Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of
Union Official Travel Organization) ban đầu khái niệm du lịch chỉ được hiểu
đơn thuần là hoạt động của cá nhân, của nhóm người muốn di chuyển, rời khỏi
nơi mình đang sinh sống một thời gian ngắn đến một vùng khác để nghỉ ngơi,
giải trí. Sau này đi đến thống nhất, tất cả các hoạt động di chuyển của con
người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi di cư, tìm việc làm hay xâm lược đề
có ý nghĩa là du lịch.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization) thì: Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong
thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngồi mơi trường sống định
cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư

trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Du lịch vừa
mang ý nghĩa thông thường là việc di chuyển, đi lại của con người với mục đích
giải trí, nghỉ ngơi nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Mặt khác du lịch được
nhìn nhận dưới góc độ khác: là hoạt động gắn liền với kết quả kinh tế (sản xuất,
tiêu thụ) do chính nó tạo ra, là hiện tượng kinh tế - xã hội.

6


2.1.1.3. Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào
những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc
công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng
khái niệm này như một cơng cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô
lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào tập kỷ 50 – 60.
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với
phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng
đồng đó. Theo Keith và Ary (1998) thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường
sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm.
Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc
hơn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tơn giáo, một tầng lớp chính trị”.
Như vậy, mặ

c dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở nên phức tạp nếu cho
rằng họ là một nhóm đồng nhất. Các cộng đồng có thể bao gồm nhiều nhóm
riêng như nơng dân và thị dân, người giàu và người nghèo, người định cư lâu và
người mới định cư... Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồng dường
như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau. Các
nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phụ thuộc vào mối quan
hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển
giữa các thành viên qua nhiều thế hệ. Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng
có thể đoàn kết hay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation Food and
Agriculture Organisation, 1990).
Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã
hội học. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách
tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác
nhau về quy mơ, đặc tính xã hội. Từ những khối tập hợp người, các liên minh
rộng lớn như cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập,... đến một
hạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay
tôn giáo,... như cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại
Chicago. Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội
cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội
chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hội như nhóm những

7


người lái xa taxi, nhóm người khiếm thị,...
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá
phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài
hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông,...
Bên cạnh đó, cịn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một đặc

thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhau nhờ
những lợi ích chung.
2.1.1.4. Khái niệm du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “Du lịch dựa vào cộng đồng” xuất phát từ hình thức du lịch
làng bản từ những năm 1970 ở các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và
châu Úc. Khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán,
cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vài khách muốn khám phá hệ sinh
thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt dân cư,
các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham
quan. Những lúc như vậy, những khách này rất cần có sự trợ giúp như dẫn đường
để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã được người dân bản xứ tạo điều kiện
giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ; lúc đó, khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch
có sự hỗ trợ của người bản xứ – đây là tiền đề cho phát triển loại hình du lịch dựa
vào cộng đồng.
Trên quan niệm nhấn mạnh đến vai trị chính của người dân địa phương
trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý, nhà nghiên cứu
Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là
một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát
triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa
phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, 2000).
Cũng đề cao vai trò của cộng đồng trong quản lý du lịch, một quan
niệm khác cho rằng: “Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề
cao về mơi trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và
quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học
hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” (Respondsible Ecological
Social Tours, 1997).
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sỹ

8



Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách
của mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó
cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời
tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng
được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự
nhiên” (Võ Quế, 2006).
Theo Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát
triển du lịch phân tích về du lịch cộng đồng: “Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du
lịch cộng đồng ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá
bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được
đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xố đói giảm nghèo. Để thành
cơng được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó
phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách”.
Tuỳ thuộc vào từng mục đích nghiên cứu, khu vực địa lý, tác giả khác
nhau mà DLCĐ có các định nghĩa và khái niệm khác nhau. Nhưng tựu chung lại
thì DLCĐ là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc
sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt
động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Trên thực tế, nhiều tài nguyên sinh thái và văn hóa quý báu của thế giới
tồn tại trong trạng thái bị đe dọa, các cộng đồng cư dân bản địa đang rất dễ bị tổn
thương. Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch sinh thái - văn hóa trong đó
nhấn mạnh sự phát triển của cộng đồng địa phương và cho phép người dân có
quyền tham gia và kiểm sốt lớn hơn đối với sự vận hành và phát triển du lịch tại
địa phương, đề cao yếu tố giáo dục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo
vệ, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa do con người
tạo ra đồng thời họ cũng là lực lượng chia sẻ nhiều lợi ích hơn từ hoạt động du
lịch. Du lịch cộng đồng nên tăng cường sử dụng bền vững và trách nhiệm tập thể,
nhưng nó cũng bao gồm các sáng kiến cá nhân trong cộng đồng hướng đến việc

quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa
mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa
dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống.
DLCĐ được phân biệt với loại hình du lịch có tổ chức khác chủ yếu qua

9


hai phương diện quy mô và thành phần kinh tế. Trong các loại hình du lịch khác,
các cơng ty du lịch sẽ thu lợi nhuận, thiết kế, xây dựng, vận hành khách sạn, nhà
hàng, công viên, giao thông vận tải và dịch vụ du lịch khác trong khi ở du lịch
cộng đồng thì chính các gia đình, nghệ nhân và thợ thủ cơng mới chính là những
người cung cấp dịch vụ chính yếu. DLCĐ nhấn mạnh vào hai yếu tố là môi
trường tự nhiên và yếu tố con người. DLCĐ hướng đến con người nhưng không
phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi trường.
Trong DLCĐ, khách du lịch là tác nhân bên ngoài ghé thăm địa phương,
trực tiếp gặp gỡ giao lưu và chia sẻ kiến thức văn hóa bản địa, là tiền đề mang lại
lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các
giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng
địa phương cụ thể.
Cộng đồng địa phương sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn trong phát triển
địa phương mình, họ sẽ cảm thấy tự hào khi họ được góp phần tham gia vận hành
kinh tế - xã hội. Họ sẽ là người kiểm soát các giá trị về mặt giá trị tài nguyên du
lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình tại
khơng gian sinh sống của cộng đồng địa phương.
Cộng đồng địa phương là người trực tiếp được hưởng lợi về mặt kinh tế,
mở rộng hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như cơ hội nắm bắt
các thơng tin bên ngồi từ du khách.
2.1.1.5. Khái niệm phát triển du lịch cộng đồng
Phát triển du lịch cộng đồng là phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân

cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cộng đồng được hưởng quyền lợi vật chất
và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên
Theo Dương Đình Hiển (2011). Viện nghiên cứu phát triển du lịch thì
phát triển du lịch cộng đồng dựa trên hai khía cạnh: Thứ nhất, là khai thác
được các giá trị văn hóa bản địa. Thứ hai là tạo được cơng ăn việc làm, cải
thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong
xóa đói giảm nghèo. Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm
đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hóa bản địa để
phục vụ du khách.

10


2.1.2. Vai trò, đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
2.1.2.1. Vai trò của du lịch cộng đồng
Sự phát triển của loại hình DLCĐ có tác động trực tiếp đến mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, tác động tích cực đến cộng đồng dân cư
làm du lịch trên các phương diện cơ bản sau:
* Về mặt kinh tế
Phát triển du lịch cộng đồng thực hiện xuất khẩu “vơ hình” các sản
phẩm du lịch với hiệu quả kinh tế cao, có giá trị tự nhiên và giá trị văn hố
thơng qua việc thu hút khách đến tham quan và thưởng thức các giá trị đó.
Các giá trị văn hố vật thể và văn hoá phi vật thể là tài sản của địa phương và
cộng đồng cần được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Những giá trị này không mang
ra thị trường bán mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm
ngưỡng (Võ Quế, 2006).
Phát triển DLCĐ thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm của ngành
(nông nghiệp, cơng nghiệp v/v…), các giá trị văn hố mang tính vật thể từ văn hoá
ẩm thực đến mua sắm các vật lưu niệm và hàng hoá của cộng đồng địa phương.

Phát triển DLCĐ tạo động lực để thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh
tế quốc dân phát triển thông qua thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành; là
động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang
phát triển dịch vụ thu hút lực lượng lao động và tạo ra thị trường tiêu thụ sản
phẩm cho các ngành khác (Võ Quế, 2006).
Phát triển DLCĐ cịn có vai trị quan trọng nhằm khơi phục, bảo tồn và
phát huy các ngành nghề thủ công, các làng nghề truyền thống của địa phương
nhằm mục đích tạo cho khách thăm quan du lịch tìm hiểu và kích thích mua sắm
những sản phẩm của địa phương.
* Về mặt văn hố
Việc phát triển DLCĐ góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn
hoá dân tộc của từng địa phương đến du khách trong và ngoài nước, giúp tăng
cường giao lưu vùng.
Không chỉ khai thác các giá trị di sản văn hoá, truyền thống lịch sử mà
phát triển DLCĐ cịn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá cho các thế
hệ sau. Đồng thời thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và văn minh cho người dân

11


×