Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

50 đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 183 trang )

ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

Link tải file word: 50 đề và đáp án HSG
ngữ văn 6 năm học 2020 2021
ĐỀ 1
Câu 1 (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc
thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre
tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?
b. Giải thích nghĩa của từ “nhũn nhặn” và cho biết, tại sao khi miêu tả màu sắc cây tre,
tác giả lại dùng từ “nhũn nhặn” đó mà khơng phải là một tính từ chỉ màu sắc khác?
c. Viết về cây tre Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc. Em hãy chép hai câu thơ
ca ngợi vẻ đẹp của cây tre và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Câu 2 ( 6 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử
dụng trong đoạn thơ sau. Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, trong đoạn văn có sử
dụng biện pháp tu từ so sánh (gạch dưới phép so sánh đó).
“ Dưới vỏ một cành bàng
Cịn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nép nằm lặng im
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
(...)
Mầm non vừa nghe thấy


Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khốc áo màu xanh biếc.”
( Trích “Mầm non” – Võ Quảng)
Câu 3 (10 điểm): Trong vườn, dưới lớp lá khô, bên gốc của Cây mẹ, một Mầm con mới
nhú, nó đang từ từ vén lá, hé mắt nhìn bầu trời mùa xuân trong xanh. Bỗng một đêm, cơn


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

mưa dơng ập tới, sấm sét đùng đùng, gió giật, cây cối ngả nghiêng. Cây mẹ cũng oằn
mình trước sức gió, nó cố gắng chống lại gió, mưa để che chở, bảo vệ cho Mầm con đang
run lên vì sợ hãi.
Hãy tưởng tượng mình là Mầm con trong câu chuyện trên, kể lại đêm mưa gió đầu
đời ấy để thấy được “tình mẫu tử là thiêng liêng nhất”.
Câu
Hướng dẫn chấm
Biểu
điểm
Câu 1
4,0 điểm
a
- Tác phẩm: Cây tre Việt Nam
0,5
- Tác giả: Thép Mới
0,5
b
- Từ “nhũn nhặn” là từ láy

0,5
- Giải nghĩa: thái độ khiêm tốn, nhún nhường; ở trong câu văn nó 0,5
chỉ về màu xanh bình dị, mộc mạc, xanh tươi mà không rực rỡ của
tre.
1,0
- Khi miêu tả cây tre tác giả dùng từ “nhũn nhặn” mà không phải một
tính từ chỉ màu nào khác bởi:
+ Tính từ chỉ màu: chỉ miêu tả được màu sắc bên ngoài của cây tre
+ Từ “nhũn nhặn”: nhân hóa – vừa gợi tả được sắc xanh bình dị vừa
C
gợi được phẩm chất mộc mạc, giản dị của tre – con người Việt Nam.
0,5
- Học sinh chép chính xác hai câu thơ có hình ảnh cây tre
0,5
- Nêu đúng tên tác giả - tác phẩm
Câu 2
6,0 điểm
- Hình thức:
+ Đúng hình thức đoạn
0,5
+ Đoạn văn khoảng 12 câu ( > < 2 câu)
0,5
+ Có sử dụng phép tu từ so sánh (gạch dưới)
1,0
- Nội dung:
+
Biện
pháp
nghệ
thuật:

Nhân
hóa 1,0
+ Tác dụng:
Khiến cho hình ảnh của mầm non lớn lên trở nên gần 1,0
gũi, sống động, có hồn.
Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những 1,0
rung động của cuộc sống vui tươi, những biến chuyển kì diệu của
thiên nhiên lúc chuyển mùa từ đơng sang xn : “lim dim”, “cố
nhìn”, điệp từ “thấy”…
Nó mang trong mình sức sống căng trào, và nó lớn lên 1,0


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

yêu đời, lạc quan, mạnh mẽ “vội”, “nó đứng dậy giữa trời, khoác áo
xanh biếc”.
Câu 3
10 điểm
1. Yêu cầu:
a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng
tượng theo một tình huống đã cho sẵn để ca ngợi tình mẫu tử. Bài
làm của học sinh có thể có những sáng tạo khác nhau song câu
chuyện cần thể hiện được các nội dung chính sau:
- Nhân vật: Cây mẹ, Mầm con và các nhân vật phụ khác
- Tình huống: Trong một đêm mưa dơng, Mầm con mới nhú non nớt,
nhỏ bé, sợ hãi trước mưa gió, dơng bão; nó được Cây mẹ chở che,
bảo vệ.
- Sự việc:

+ Cây mẹ đau đớn, dũng cảm, vất vả chống chọi với mưa dông
+ Mầm con non nớt, sợ hãi -> an toàn, yên tâm dưới sự chở che của
Cây mẹ
+ Những đau đớn mà Cây mẹ phải gánh chịu sau đêm mưa dơng vì
bảo vệ cho Mầm con, sự hạnh phúc khi thấy mầm con an tồn…
-> Tình mẫu tử là thiêng liêng nhất, mang đến sức mạnh cho Mẹ,
mang đến hạnh phúc cho Con.
b/ Về hình thức:
- Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB
- Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng .
2. Biểu điểm:
- Điểm 9 - 10: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài viết
sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức thuyết phục.
- Điểm 7 - 8: Về cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết hay, có
thể mắc vài lỗi nhưng khơng ảnh hưởng, sai lạc nội dung. Nội dung
rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.
- Điểm 5 – 6 : Nội dung đảm bảo trên 50% yêu cầu của bài làm nhưng
còn sơ sài, không mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt làm sai lạc
nội dung hoặc sai kiểu bài.
- Dưới điểm 5: Chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn văn sau:
“Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của

Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ
sống đó mà thơi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình…”
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập hai)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Hãy giới thiệu đơi nét về văn bản đó?
b. Em hiểu thế nào về câu: “Đất là Mẹ”?
c. Theo em những thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn văn trên?
Câu 2(6 điểm). Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về cái hay, cái
đẹp của đoạn thơ sau:
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
( Trích“Mùa thu và mẹ” - Lương Đình Khoa)
Câu 3 (10 điểm): Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá
bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn
trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện (khoảng 2 trang giấy
thi) có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi
tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

Câu

GV: LÊ THỊ THẢO

Nội dung đáp án

a. - Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
- Giới thiệu đôi nét về văn bản:

+ Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi tổng thống thứ 14 của Mĩ
(Phreng-skin Pi-ơ-xơ), khi nước Mĩ ngỏ ý muốn mua đất của người da đỏ.
+ Văn bản là một bức thư rất nổi tiếng, từng được xem là văn bản hay nhất về
thiên nhiên và môi trường.
b. Người da đỏ coi đất đai như người thân yêu, ruột thịt của mình. Đất là Mẹ.
- Đất là cội nguồn của sự sống, là nguồn nuôi dưỡng, cung cấp mọi thứ cần
thiết cho con người....
- Đất như người Mẹ yêu thương, che chở, đùm bọc cho con người
c. Những thông điệp được gửi gắm qua đoạn văn:
- Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ. Đất che chở, yêu thương đùm bọc con
người.
- Điều gì xảy ra đối với đất là xảy ra với chính con người.
- Con người ln phải có ý thức bảo vệ đất đai, thiên nhiên, môi trường. Con
người bảo vệ đất đai, thiên nhiên môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính
mình.
Câu 2 * Hình thức, diễn đạt:
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (+ 2 câu)
(6đ)
- Đoạn văn có cảm xúc, biết lựa chọn hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận.
- Dùng từ đặt câu, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.
* Nội dung: Đoạn văn có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần
bám sát các ý:
- Khổ thơ là cảm nhận của người con về vẻ đẹp của mẹ:
+ Mẹ “gom từng trái chín”, “rong ruổi” từ láy gợi hình ảnh mẹ chắt chiu từng
trái ngọt, với gánh hàng trên vai đi trên con đường dài…gợi cuộc đời mẹ nhiều
bươn trải, lo toan…
+ “ Nẻo đường lặng lẽ” liên tưởng đến hình ảnh co đường vắng lặng một mình
mẹ cơ đơn với gánh hàng để kiếm sống ni con, cịn là sự hi sinh thầm lặng
của mẹ vì con…
+Thán từ “ ơi” bộc lộ cảm xúc vừa ngỡ ngàng, xúc động, thán phục…

+ Biện pháp liệt kê “na”, “ổi”, “hồng”, “thị” - > những món quà quê hương
được chắt chiu từ bàn tay mẹ …vị ngọt từ quả được kết tinh từ những giọt mồ
hôi của mẹ, vị ngọt của tình mẹ bao la…
-> Vẻ đẹp thầm lặng của mẹ, lam lũ, tần tảo …
Câu 1
(4đ)

Biểu
điểm
0,5đ




1,5đ

2,0đ

3,0đ


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

- Tình cảm của con với mẹ.
1,0đ

Câu 3
(10 đ)


* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, dung lượng theo yêu cầu.
- Đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng
- Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát mạch lạc
* Yêu cầu nội dung:

Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng có các nhân vật
cho sẵn để thấy được sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên. Ca ngợi sức sống của
thiên nhiên, con người
Bài làm của HS có thể có những sáng tạo khác nhau song câu chuyện cần
thể hiện được các nội dung chính sau:
- Nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân
- Tình huống: Trong thời gian thiên nhiên chuyển giao từ mùa đơng sang mùa
xn. Qua đó làm tốt lên vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
- Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:
+ Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da,
cắt thịt…Lão đi đến đâu là khiến cho mọi vật đều vô cùng run sợ.
+ Cây Bàng bị lão già Mùa Đông làm cho trơ trụi, gầy guộc, run rẩy… Cây
bàng phải cầu cứu Đất Mẹ.
+ Đất Mẹ: hiền từ, chắt chiu nguồn dinh dưỡng cho cây…, động viên Cây
Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến.
+ Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo
những tia nắng ấm áp….
+ Mọi vật vui mừng, như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống....cây
cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc....Cây Bàng đâm chồi nảy lộc....
+ Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân...
=> Cuộc sống có rất nhiều điều kì diệu. Mỗi con người cần có nghị lực để
vươn lên trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ tốt đẹp khi chúng ta biết quan tâm,

chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau….
* Lưu ý:
Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng chung. Giám khảo tùy thuộc
vào bài làm của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt. Khuyến khích bài
làm có cách trình bày sáng tạo, có ý tưởng độc đáo, sâu sắc.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

ĐỀ 3

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn văn sau:
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non
măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc
mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông
thanh cao, giản dị, chí khí như người.”
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập hai)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định các từ láy và phân tích ý nghĩa của các từ láy đó trong đoạn văn trên.
c. Từ đoạn văn trên và hiểu biết của em về tác phẩm đã giúp em cảm nhận được gì về tình
cảm của tác giả với cây tre Việt Nam?
Câu 2 (6 điểm). Đọc đoạn văn sau :
Mưa xuân . Khơng phải mưa. Đó là sự bâng khng gieo hạt xuống mặt đất nồng

ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang ,... Hoa
xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.
( Vũ Tú Nam )
Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội
dung của những câu văn trên để thấy được cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú
Nam về mưa xuân .
Câu 3 (10 điểm): Tưởng tượng mình là chị Mưa Xuân nồng ấm trong câu (2), hãy viết
tiếp câu chuyện về chuyến đi gieo mầm sự sống của mình.
-----------Chúc các em làm bài tốt-----------


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

Câu
Câu 1

Câu 2

Nội dung đáp án

GV: LÊ THỊ THẢO

Biểu điểm
4,0 đ
0,5đ
0,5 đ

a. - Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Cây tre Việt Nam”
- Tác giả: Thép Mới
b.

- Các từ láy có trong đoạn văn: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp

- Ý nghĩa:

+ Gợi tả vẻ đẹp của cây tre với sắc lá xanh mộc mạc, thân tre cứng
cáp, dẻo dai
+ Mượn hình ảnh cây tre để ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam: mộc mạc, đơn sơ mà kiên cường, bất
khuất.

c. Tình cảm của tác giả gửi gắm qua văn bản: yêu mến, tự hào và
gắn bó với cây tre cũng là tự hào về vẻ đẹp của con người và dân
tộc Việt Nam
6,0đ
2,0đ
* Hình thức, diễn đạt:
- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (+ 2 câu)
- Dùng từ đặt câu, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.
- Biết phân tích các nét đặc sắc về nghệ thuật để làm sáng tỏ nội
dung.
4,0đ
* Nội dung: Đoạn văn có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau
song cần bám sát các ý:
- Xác định được các nét đặc sắc vê nghệ thuật có trong đoạn văn:
+ Hệ thống các từ láy giàu giá trị gợi hình và gợi cảm: bâng
khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt
đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.

- Giá trị nội dung:
+ Mưa xuân nhẹ nhàng mà ấm áp, như gieo mầm sự sống
+ Mặt đất đầy mong chờ đón mưa được cảm nhận trong cái phập
phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở
dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Màu hoa xoan phớt tím trải đầy mặt đất như cây đang rắc nhớ
nhung.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

->Gợi tả thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ,
mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho đất trời của mùa
xuân; cảnh vật như có tâm hồn, tình cảm -> Sự cảm nhận hết sức
tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn
Vũ Tú Nam.
Câu 31. Yêu cầu:
a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện
tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn để ca ngợi tình mẫu
tử. Bài làm của học sinh có thể có những sáng tạo khác nhau song
câu chuyện cần thể hiện được các nội dung chính sau:
- Nhân vật: Cây mẹ, Mầm con và các nhân vật phụ khác
- Tình huống: Trong một đêm mưa dơng, Mầm con mới nhú non
nớt, nhỏ bé, sợ hãi trước mưa gió, dơng bão; nó được Cây mẹ chở
che, bảo vệ.
- Sự việc:
+ Cây mẹ đau đớn, dũng cảm, vất vả chống chọi với mưa dông
+ Mầm con non nớt, sợ hãi -> an toàn, yên tâm dưới sự chở che

của Cây mẹ
+ Những đau đớn mà Cây mẹ phải gánh chịu sau đêm mưa dơng
vì bảo vệ cho Mầm con, sự hạnh phúc khi thấy mầm con an
tồn…
-> Tình mẫu tử là thiêng liêng nhất, mang đến sức mạnh cho Mẹ,
mang đến hạnh phúc cho Con.
b/ Về hình thức:
- Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB
- Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng .
2. Biểu điểm:
- Điểm 9 - 10: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài
viết sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức
thuyết phục.
- Điểm 7 - 8: Về cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết hay,
có thể mắc vài lỗi nhưng không ảnh hưởng, sai lạc nội dung. Nội
dung rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.
- Điểm 5 – 6 : Nội dung đảm bảo trên 50% u cầu của bài làm
nhưng cịn sơ sài, khơng mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt làm
sai lạc nội dung hoặc sai kiểu bài.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

-

GV: LÊ THỊ THẢO

Dưới điểm 5: Chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.


ĐỀ 4
Câu 1. (8 điểm) Sức sáng tạo và tưởng tượng kì diệu của dân gian đã làm nên
những câu chuyện truyền thuyết tuyệt vời. Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong
những câu chuyện như vậy.
a. Trình bày hiểu biết của em về thể loại truyền thuyết
b. Trong truyền thuyết “Thánh Gióng” có rất nhiều những chi tiết kì lạ tơ đậm vẻ
đẹp của người anh hùng làng Gióng cũng như những chi tiết rất đời thường nhưng mang nhiều
ý nghĩa sâu sắc. Hãy chọn và nêu cảm nhận của em về một chi tiết kì lạ và một chi tiết đời thường đó.
c. Từ truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian muốn gửi gắm tới bạn đọc
những thơng điệp gì?
Câu 2. (12 điểm)
Trong bài “Nói với em”, nhà thơ Vũ Quần Phương đã bắt đầu mỗi khổ thơ bằng
những câu:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió…
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện…
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ…
Mỗi lần nhắm mắt lại để tưởng tượng về một điều gì đó, hình như chúng thường
hiện lên lung linh và đẹp đẽ đến diệu kì. Điều gì mở ra trước mắt em từ những tưởng
tượng bắt nguồn từ lời thơ đó? Hãy chọn để viết tiếp thành một bài văn tiếp nối từ một
trong ba câu thơ đã dẫn.
Chúc các em làm bài tốt!


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

Câu
Câu 1

Câu 2


GV: LÊ THỊ THẢO

Nội dung
a. Truyền thuyết: Kể về sự kiện hoặc nhân vật có liên quan đến
lịch sử thời quá khứ; thường có yếu tố kì ảo; thể hiện quan điểm,
thái độ, cách đánh giá của nhân dân về sự kiện hoặc nhân vật lịch
sử được nói tới.
b. HS chọn và nêu được cảm nhận thuyết phục về:
- Một chi tiết kì ảo: VD
+ Sự ra đời -> tơ đậm tính chất kì lạ, phi thường…
+ Tiếng nói đầu tiên -> Tơ đậm tình u nước…
+ Gióng lớn dậy -> Cái lớn dậy của một dân tộc, sức mạnh tình
đồn kết…
+ Gióng bay về trời -> tinh thần yêu chuộng hịa bình…

- Một chi tiết đời thường: VD
+ Gióng là con của hai ông bà lão nông dân -> sự gần gũi của
người anh hùng ra đời từ trong nhân dân…
+ Gióng lớn lên từ cơm gạo của nhân dân -> sức mạnh của Gióng
là sức mạnh của nhân dân…
+ Gióng nhổ tre đánh giặc -> Vũ khí đánh giặc của Gióng thơ sơ,
sức mạnh thắng giặc là sức mạnh của nhân dân…
c. Bức thông điệp từ truyền thuyết Thánh Gióng:
- Thơng điệp về sức mạnh, lịng u nước của dân tộc; quan niệm
và ước mơ của nhân dân về nguời anh hùng cứu nước chống giặc
ngoại xâm.
1. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần.
- Đúng kiểu văn tưởng tượng (kể chuyện hoặc miêu tả) có kết hợp
biểu cảm…

- Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát mạch lạc.
2. Yêu cầu nội dung:
* HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng bắt nguồn từ lời thơ
của Vũ Quần Phương sao cho hợp lý.
Ví dụ:
- Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió: HS có thể kể/tả về thế giới
của các loài cây, các con vật…
- Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện: HS có thể kể về thế giới những
câu chuyện cổ tích của bà, những nhân vật thần tiên …

Điểm







10đ


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

- Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ: HS có thể kể về những câu
chuyện, kỉ niệm liên quan tới cha mẹ, tới tình mẫu tử (phụ tử)
thiêng liêng…
* Qua bài viết, HS phải gửi gắm (rút ra) một bài học, bức thơng
điệp, ý nghĩa nào đó có tính nhân văn sâu sắc.

* Lưu ý:
Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng chung. Giám khảo
tùy thuộc vào bài làm của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt.
Khuyến khích bài làm có cách trình bày sáng tạo, có ý tưởng độc
đáo, sâu sắc.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

ĐỀ 5
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
CÂY DỪA
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cị đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
(Trần Đăng Khoa, “Góc sân và khoảng trời”)
a. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

b. Nêu và chỉ rõ biện pháp tu từ được tác giả sử dụng. Tác dụng của biện pháp tu từ đó là
gì?
c. Hình ảnh cây dừa gợi cho em những cảm xúc gì về thiên nhiên đất nước, con người
Việt Nam?
Câu 2: (4.0 điểm )
Mưa xuân . Khơng phải mưa. Đó là sự bâng khng gieo hạt xuống mặt đất nồng
ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang ,... Hoa
xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.
(Vũ Tú Nam )
Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được
những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân .
Câu 3 : (12 điểm): Đọc bài ca dao sau dao sau đây:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ơng ơi ơng vớt tơi nao,
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

Hãy tưởng tượng và viết thành một câu truyện ngắn?

GV: LÊ THỊ THẢO


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

Câu

Câu 1
a
b

c

Câu 2

GV: LÊ THỊ THẢO

Hướng dẫn chấm

- Phương thức biểu đạt của văn bản: miêu tả và biểu cảm.
- Tác giả dùng phép so sánh (quả dừa → đàn lợn con; tàu dừa →
chiếc lược) và phép nhân hóa (Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng;
Đứng canh....đứng chơi) để tả cây dừa làm cho cây dừa vừa cụ thể,
vừa sinh động, lại mang hồn người.
- Cảm xúc :Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như
một người lính. Hình ảnh cây dừa thật đáng u như một con
người ung dung, thanh cao nơi làng quê.
→ Đó là tư thế và thần thái của cây dừa hiện lên rất đẹp trong bức
tranh làng quê Việt Nam, phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và
phẩm chất của con người Việt Nam?
- Xác định đúng từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn
xang, nhớ nhung ,lấm tấm
- Phân tích tác dụng:
+ Giúp người đọc dễ hình dung, cảm nhận về mưa xuân
+ Miêu tả tinh tế, gợi hình, gợi cảm, tạo hình ảnh mưa nhẹ nhàng,
dai dẳng đúng đặc điểm của mưa xuân
+ Mưa có linh hồn, có cảm xúc, có nhiều trạng thái tình cảm khác

nhau cũng giống như con người

Câu 3

-

Yêu cầu:
a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện
tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn để ca ngợi tình mẫu
tử. Bài làm của học sinh có thể có những sáng tạo khác nhau song
câu chuyện cần thể hiện được các nội dung chính sau:
+ Đàn cị con đói q, cị mẹ buộc phải kiếm ăn ban đêm
+ Vì khơng quen nhìn bóng tối, cị đậu vào một cành mềm nên
bị ngã xuống ao
+ Người coi ao cá vớt cị lên, doạ trừng trị cị vì tội ăn trộm)
+ Cò thanh minh van xin, cầu mong được chết trong sạch
b/ Về hình thức:
Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng
Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB

Biểu
điểm
0,5
2

1,5

1,5

0,5

0,5
1,5


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

- Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng .
1. Biểu điểm:
- Điểm 9 - 10: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài
viết sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức thuyết
phục.
- Điểm 7 - 8: Về cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết hay,
có thể mắc vài lỗi nhưng không ảnh hưởng, sai lạc nội dung. Nội
dung rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.
- Điểm 5 – 6 : Nội dung đảm bảo trên 50% yêu cầu của bài làm
nhưng cịn sơ sài, khơng mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt làm
sai lạc nội dung hoặc sai kiểu bài.
- Dưới điểm 5: Chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

ĐỀ 6
Câu 1: (4,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các u cầu:
…Một cơn mưa bóng mây. Phía chân trời ửng lên màu hồng tía vừa rực rỡ vừa im
lìm. Những bơng lúa trổ nhánh màu xanh lục vươn cao tỏa những chiếc lá dài sắc nhọn

vào trong hồng hơn tím lịm. Bầy châu chấu bay lên, cánh mỏng nhiều sắc màu va vào
nhau tiếng rào rào như mưa sa. Cái áo trắng tôi đang mặc đã đổi sang màu tím sẫm của
hồng hơn.
(Trích Chỉ cịn anh và em, Nguyễn Thị Ngọc Tú.)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu in đậm.
c. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái áo trắng tôi đang mặc đã
đổi sang màu tím sẫm của hồng hơn.”
d. Tác giả đã miêu tả cảnh vật theo thứ tự nào?
Câu 2: (6,0 điểm)
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời
nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên
nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường
kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một
mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những
người chài lưới trên mn thuở biển Đơng.
(Trích Cơ Tơ - Nguyễn Tuân)
Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn
trích trên.
Câu 2: (10,0 điểm)
Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố
mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.
Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đồn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự
kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú
của mình khi đến với vùng sơng nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã
ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6


Câu
Câu 1
a
b
c
d
Câu 2

Câu 3

GV: LÊ THỊ THẢO

Hướng dẫn chấm
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
- Biện pháp tu từ: so sánh (cánh mỏng …như mưa sa)
- Cái áo trắng tôi đang mặc // đã đổi sang màu tím sẫm của
C
V
hồng hơn.”
- Cảnh vật được miêu tả theo không gian từ xa đến gần
* Hình thức: Đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi, lời văn trong
sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.
* Nội dung: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát được nội dung đoạn
văn: miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
– Chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả: biện
pháp so sánh đặc sắc, sử dụng nhiều tính từ gợi tả, ngơn ngữ
chính xác tinh tế.
– Những đặc sắc nghệ thuật đã góp phần khắc họa rõ nét về bức
tranh mặt trời mọc trên biển Cô Tô:

+ Khung cảnh rộng lớn, bao la với tất cả vẻ trong trẻo, tinh khôi
của biển Cô Tô sau trận bão.
+ Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ .
+ Tình cảm của tác giả: u mến, gắn bó, ca ngợi vẻ đẹp của
thiên nhiên vùng biển đảo.
a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện
tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn để ca ngợi vẻ đẹp
của vùng Sông nước Cà Mau. Bài làm của học sinh có thể có
những sáng tạo khác nhau song câu chuyện cần thể hiện được
các nội dung chính sau:
– Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được
tham quan vùng sông nước Cà Mau.
– Tập trung kể và tả các cảnh:
+ Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.
+ Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của
vùng sông nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sơng ngịi,
dịng sơng Năm Căn…
+ Vẻ đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người ở
tận cùng phía Nam Tổ quốc.

Biểu điểm
1
1
1
1
1

5



ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

-

-

-

-

GV: LÊ THỊ THẢO

– Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau.
b/ Về hình thức:
Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng
Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB
Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng .
Biểu điểm:
Điểm 9 - 10: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài
viết sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức
thuyết phục.
Điểm 7 - 8: Về cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết
hay, có thể mắc vài lỗi nhưng khơng ảnh hưởng, sai lạc nội
dung. Nội dung rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.
Điểm 5 – 6 : Nội dung đảm bảo trên 50% u cầu của bài làm
nhưng cịn sơ sài, khơng mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt
làm sai lạc nội dung hoặc sai kiểu bài.
Dưới điểm 5: Chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.



ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

ĐỀ 7
Câu 1 (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các u cầu:
Cánh cị cõng nắng qua sơng
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa.
Lúa xanh xanh mướt đồng xa
Dáng quê hoà với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.
(Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh).
a. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
b. Xác định thể thơ.
c. Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ.
d. Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì?
Câu 2. (4 điểm)
Em hãy giải thích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh
"Anh trai tôi" của người em gái được thể hiện trong đoạn văn sau đây:
"Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là
sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tơi, tơi hồn hảo đến thế
kia ư? Tơi nhìn như thơi miên vào dịng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà
dưới mắt tơi thì..."

(Bức tranh của em gái tơi - Tạ Duy Anh)
Câu 3. (12 điểm)
Sau một đêm mưa to, gió lớn. Sáng hơm sau người ta thấy ở tổ chim chót vót trên
cành cây cao, chim mẹ giũ lơng, giũ cánh cho mau khơ rồi khẽ nhích ra ngồi. Tia nắng
ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lơng cánh vẫn cịn khơ ngun.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

GV: LÊ THỊ THẢO

Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con nhà chim trong
đêm mưa gió ấy.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

Câu
Câu 1
a
b
c
d

GV: LÊ THỊ THẢO

Hướng dẫn chấm

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Thể thơ: lục bát

- Nội dung bài thơ: Nỗi niềm xúc động, biết ơn…của con trước
tình yêu thương, đức hi sinh cao cả của người cha
- Bài thơ gợi lên tình cảm, cảm xúc: u thương, kính trọng…
đối với người cha

Biểu
điểm
1
1
1
1

Câu 2

Câu 3

* Về hình thức: HS viết thành một đoạn văn ngắn.
* Về nội dung: Bài viết cơ bản đảm bảo các ý cơ bản sau đây:
- Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng: Người anh không thể tin rằng em gái
lại vẽ chân dung mình để dự thi, ngỡ ngàng vì nhận ra sau bao sự đối
xử khơng cơng bằng mà em gái vẫn dành cho mình những tình cảm
như vậy...
- Hãnh diện: Nhận ra đó là một bức chân dung hồn hảo, hình ảnh
của mình sao mà đẹp thế ...
- Xấu hổ: Người anh đã nhận ra tấm lòng bao dung, nhân hậu của
em gái, đồng thời người anh cũng nhận ra được những khiếm khuyết
trong tâm hồn mình, đó là cư xử khơng tốt với em gái và cảm thấy
mình khơng xứng đáng có một bức chân dung đẹp như thế... người
anh đã nhận ra cái sai của mình...
a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng

tượng theo một tình huống đã cho sẵn để ca ngợi tình mẫu tử. Bài
làm của học sinh có thể có những sáng tạo khác nhau song câu
chuyện cần thể hiện được các nội dung chính sau:
MB- Dẫn dắt: Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cành cây cao
và hai mẹ con nhà chim...
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể: Sau một đêm mưa như trút nước, sáng
ra thấy chim con lông cánh vẫn khô nguyên, trong khi chim mẹ dáng
vẻ mệt mỏi, lông cánh ướt sũng...
TB- Cảnh trời mưa: Miêu tả trời mưa to bất ngờ qua các hình ảnh
như bầu trời, sấm chớp...
- Sự mỏng manh của tổ chim trước cơn mưa gió... nỗi lo của chim
mẹ ... sự sợ hãi của chim con...

1

1
2

12 điểm


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6

-

-

-

GV: LÊ THỊ THẢO


- Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió, sự vất vả, can đảm,
vững vàng của chim mẹ khi phải gắng sức để bảo vệ tổ, bảo vệ chim
con...
- Sau đêm mưa gió, nguy hiểm đã qua đi, chim con vẫn ngủ ngon
lành và không bị ướt; chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh
phúc...
...
KB - Bày tỏ những suy nghĩ của em về sự can đảm, vững vàng cũng
như đức hy sinh cao cả của chim mẹ ...
- Ý nghĩa câu chuyện: Khẳng định vẻ đẹp của tình mẫu tử qua câu
chuyện của hai mẹ con nhà chim ...
b/ Về hình thức:
Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng
Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB
Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng .
Biểu điểm:
Điểm 11 - 12: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài viết
sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức thuyết phục.
Điểm 9 - 10: Về cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết hay, có
thể mắc vài lỗi nhưng khơng ảnh hưởng, sai lạc nội dung. Nội dung
rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.
Điểm 7 – 8 : Nội dung đảm bảo trên 50% u cầu của bài làm nhưng
cịn sơ sài, khơng mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt làm sai lạc
nội dung hoặc sai kiểu bài.
Dưới điểm 6: Chưa đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.


ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6


GV: LÊ THỊ THẢO

ĐỀ 8
Câu 1: (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THẦY
Cơn gió vơ tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lịng xao xuyến mãi khơng nguôi
Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu .
(Ngân Hoàng)
a. Xác định thể thơ
b. Phương thức biểu đạt chính
c. định phép tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ sáu
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
d. Nêu nội dung chính của bài thơ
e. Bài học em nhận thức sau khi đọc bài thơ là gì?
Câu 2:(4 điểm ) Em hãy nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vât người anh trong
truyện “ Bức tranh của em gái tôi”?
Câu 3:(12 điểm) Cơn dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại . Vầng trăng lên, đêm mở
ra. Cảnh vật đẹp lung linh dưới trăng. Hãy tả lại cảnh đó và phát biểu cảm nghĩ của em.



×