Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến động lạm phát đối với phân bổ nguồn cho vay ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại các nước trong khối Apec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------

TRỊNH TUYẾT HẠNH

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG LẠM PHÁT
ĐỐI VỚI PHÂN BỔ NGUỒN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG: BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA THUỘC APEC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------

TRỊNH TUYẾT HẠNH
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG LẠM PHÁT
ĐỐI VỚI PHÂN BỔ NGUỒN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG: BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA THUỘC APEC

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn “Tác động của biến động lạm phát đối
với phân bổ nguồn cho vay ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại các nước trong
khối Apec” là bài nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê
Đạt Chí.
Các thơng tin, dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực, các
nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tp Hồ Chí Minh, ngày .... tháng ..... năm 2018
Người thực hiện

TRỊNH TUYẾT HẠNH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................................................3
1.7. Kết cấu luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC CƠNG

TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................................................................5
2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................5
2.1.1.

Khái niệm Lạm phát ............................................................................5

2.1.2.

Sự biến động của lạm phát ..................................................................5

2.1.2.1. Khái niệm........................................................................................5
2.1.2.2. Tác động của biến động lạm phát đối với nền kinh tế ....................6
2.1.2.3. Phương pháp đo lường biến động của lạm phát .............................8
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trước đây ...............................................................8
CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ......................18

3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18
3.1.1.

Đồ thị mối liên hệ giữa biến động lạm phát và phân bổ nguồn cho


vay

...........................................................................................................18


3.1.2.

Mơ hình ước lượng ............................................................................20

3.2. Nguồn dữ liệu .................................................................................................22
3.3. Phân tích biến .................................................................................................23
3.3.1.

Độ phân tán tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản .......................................23

3.3.2.

Sự bất ổn về lạm phát ........................................................................24

3.3.3.

Nhóm biến kiểm soát .........................................................................26

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................30

4.1. Phân tích số liệu nghiên cứu qua các thống kê mơ tả. ...................................30
4.2. Lựa chọn mơ hình ước lượng .........................................................................32

4.2.1.

Kiểm định phương sai thay đổi bẳng kiểm định White ....................32

4.2.2.

Kiểm định tự tương quan bậc 2 bằng kiểm định Breusch - Godfrey 35

4.2.3.

Lựa chọn mơ hình ước lượng ............................................................36

4.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................38
4.3.1.

Mơ hình tác động ngẫu nhiên REM ..................................................40

4.3.3.

Ảnh hưởng của sự bất ổn về phân bổ các nguồn cho vay ngân hàng

tại Việt Nam. ................................................................................................45
CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN ...................................................................................48

5.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu .....................................................................48
5.2. Một số kiến nghị về chính sách vĩ mơ cho các nền kinh tế............................49
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC: MƠ HÌNH ƯỚC LƯỢNG IV - GMM
1.1

Kiểm định hiện tượng nội sinh

1.2

Khắc phục vấn đề nội sinh

1.3

Mơ hình IV - GMM


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
APEC
IV-GMM
ARCH
GARCH

Giải thích
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Instrumental variables - Generalized Method of Moments approach
AutoRegressive Conditional Heteroskedasticity
Generalized Auto Regressive Conditional Heteroskedasticity

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân


OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

FEM

Mơ hình tác động cố định

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

NHTW

Ngân hàng Trung Ương


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Phân bổ chéo của tỷ lệ nợ ròng trên tổng tài sản đối với sự không chắc
chắn của lạm phát. .....................................................................................................18


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mô tả thống kê tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. .........................................23
Bảng 3.2. Độ trễ p, q trong mơ hình ARCH (p)/ GARCH (p,q) khi ước lượng độ
biến động lạm phát. ...................................................................................................25
Bảng 3.3: Mô tả biến, định nghĩa và nguồn dữ liệu ..................................................29
Bảng 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu .............................................................................30
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định White ..........................................................................32

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định BG ..............................................................................35
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman Test.............................................................37
Bảng 4.5. Ma trận hệ số tương quan .........................................................................39
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của biến động lạm phát đến phân bổ chéo tỷ lệ cho vay/tổng
tài sản.........................................................................................................................41
Bảng 4.7. Kết quả phân tán tỷ lệ nợ rịng trên tổng tài sản của nhóm các nước châu
Á và ngoài châu Á. ....................................................................................................44
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của biến động lạm phát đến phân bổ chéo tỷ lệ cho vay/tổng
tài sản.........................................................................................................................47
PHỤ LỤC: MƠ HÌNH ƯỚC LƯỢNG IV - GMM
Bảng 1: Tính nội sinh của biến biến động lạm phát (h)
Bảng 2: Tính nội sinh của biến lạm phát (Inflation)
Bảng 3. Mơ hình ước lượng 1
Bảng 4. Mơ hình ước lượng 2
Bảng 5. Mơ hình ước lượng 3
Bảng 6. Mơ hình ước lượng 4


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét những tác động của bất ổn kinh tế nói chung và lạm
phát nói riêng trong việc phân bổ các nguồn cho vay ngân hàng. Báo cáo cho rằng
sự biến động mạnh sẽ làm cho các nhà quản lý ngân hàng hành động bảo thủ hơn
trong việc phát hành các khoản cho vay mới và mở rộng khoản vay cũ. Ngược lại,
khi mức độ bất ổn trong biên độ thấp, các nhà quản lý ngân hàng có thể dễ dàng cho
vay nhiều hơn.
Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng với số liệu cấp ngân
hàng ở 14 quốc gia thuộc Apec. Mơ hình hồi quy được sử dụng là Mơ hình tác động
ngẫu nhiên (Random Effects model).
Kết quả cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa biến động của lạm phát và sự
phân bố tỷ lệ cho vay/tổng tài sản ở các quốc gia trên. Đó là (i) trong các thời kỳ

biến động cao, sự phân tán tỷ lệ giữa các nguồn cho vay đối với tài sản nên thu hẹp;
và (ii) trong giai đoạn yên bình, sự phân tán tỷ lệ cho vay đối với tài sản nên được
mở rộng. Sự liên kết này cho thấy các nhà quản lý ngân hàng sẽ hành xử giống nhau
trong thời kỳ biến động lạm phát cao và họ sẽ có trọn quyền để hành xử một cách
linh hoạt hơn khi biến động của lạm phát thấp.
Các kết quả thu được là tương tự khi xem xét riêng lẻ nhóm các quốc gia
thuộc Châu Á, nhóm các quốc gia ngồi Châu Á thuộc nhóm nước Apec cũng như
tại Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do chọn đề tài

Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, với chức năng huy động vốn
nhàn rỗi trong xã hội và dùng tiền huy động được cho các cá nhân và tổ chức vay
lại. Đối với các nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng một vai trị rất quan trọng, vì
nó đảm nhận vai trò giữ cho nền kinh tế được lưu thông, thúc đẩy hoạt động của nền
kinh tế thị trường.
Là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu kinh doanh, ngân hàng thương
mại, luôn lấy lợi nhuận làm thước đo hoạt động của mình. Do đó, các yếu tố làm
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động luôn được xem xét cẩn thận khi đưa ra các hành
xử, đặc biệt khi các ngân hàng thực hiện phân bổ nguồn cho vay đến người vay.
Xem xét những bất lợi của sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô đối với việc
phân bổ vốn vay của ngân hàng. Các ngân hàng phải thu thập thơng tin tốn phí về

người vay trước khi mở rộng nguồn cho vay đối với các khách hàng mới hoặc
khách hàng hiện tại, sự bất ổn về điều kiện kinh tế (và khả năng vỡ nợ) sẽ có những
ảnh hưởng rõ ràng về chiến lược cho vay của các ngân hàng theo sự dịch chuyển
của nền kinh tế vĩ mô, các tác động do hành động của các nhà hoạch định chính
sách tiền tệ gây ra.
Hay, trong các nền kinh tế định hướng thị trường, hệ thống giá cả là cơ chế
chủ yếu thơng qua đó các nguồn lực được phân phối. Miễn là các công ty và người
cho vay có thể dự báo chính xác các mức giá tương đối của các cá thể, thì các
nguồn vốn sẽ tiếp tục chảy về các dự án có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên,
dưới sự bất ổn, sự phân bổ tối ưu các nguồn vốn sẽ khó đạt được.
Bài báo cáo nghiên cứu sự phân bổ hiệu quả các nguồn cho vay của các ngân
hàng dưới sự biến động của lạm phát ở các quốc gia thuộc APEC nhằm xem xét
hành vi của các Ngân hàng tại các quốc gia khi chịu tác động của biến động lạm
phát.


2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.

Xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu trên, bài viết tập trung vào hai mục tiêu sau
đây:
i.

Tìm hiểu mối tương quan giữa biến động lạm phát đối với sự phân bổ
nguồn cho vay của ngân hàng ở các quốc gia thuộc Apec, so sánh tác
động khi xét riêng hai nhóm nước châu Á và ngồi châu Á, khi xem xét
riêng tai Việt Nam và mối tương quan này khi đặt chung với các biến

động kinh tế vĩ mô khác.

ii.

Xem xét liệu những ảnh hưởng của bất ổn đối với phân bổ nguồn cho
vay của các ngân hàng ở các quốc gia có thay đổi sau cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2007-2008.
Câu hỏi nghiên cứu

1.3.

Để giải quyết bốn mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bài viết sẽ lần lượt trả lời các
câu hỏi cụ thể sau:
i.

Biến động của lạm phát có ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn cho vay
của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc Apec hay không?

ii.

Sự tác động của bất ổn lạm phát đến việc phân bổ nguồn cho vay giữa
các nước châu Á và các nước ngoài Châu Á thuộc APEC là giống nhau
hay khác nhau?

iii.

Bất ổn lạm phát có tác động như thế nào đối với sự phân bổ nguồn cho
vay của các ngân hàng tại Việt Nam?

iv.


Liệu những ảnh hưởng bất ổn về phân bổ nguồn cho vay của các ngân
hàng có thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 -2008 hay
không?

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Bài báo cáo tập trung đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động lạm
phát và hiệu quả phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng tại các ngân hàng thuộc
các quốc gia trong APEC.


3

Nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng thuộc các nước Apec. Mẫu được
thu thập trong khoảng thời gian từ 1988 đến 2016 và bao gồm dữ liệu cấp ngân
hàng từ 14 nước thuộc Apec bao gồm Úc, Canada, Brunei, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mexico,
Nga, Việt Nam với tổng cộng 1.070 ngân hàng ở tất cả các nước. Cách tiếp cận
xuyên quốc gia mà tôi theo dõi cho phép tôi nắm bắt được đủ số lượng các sự bùng
nổ lạm phát trong khoảng thời gian của dữ liệu.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm định tác động của biến động lạm phát lên hiệu quả phân bổ nguồn
cho vay của các ngân hàng, bài viết kế thừa các lý thuyết nền tảng đã được đưa ra
trong các cơng trình nghiên cứu trước đây, đặc biệt bài viết dựa trên mơ hình và lý

thuyết từ cơng trình nghiên cứu của Mustafa Caglayan, Bing Xu (2016). Bài viết sử
dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng với biến số theo cấp độ quốc gia tại 14 nước
thuộc Apec. Do tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mơ hình, tác giả loại bỏ việc
sử dụng mơ hình Pool OLS và xem xét sử dụng hai mơ hình là Random Effects và
Fixed Effects. Dùng kiểm định Hausman test (1978) để lựa chọn phương pháp ước
lượng phù hợp giữa hai phương pháp trên, và mơ hình hồi quy được sử dụng là Mơ
hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects model).
Trong ước lượng mơ hình, ước lượng Robust standard errors được sử dụng
để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nhằm giúp mơ hình
có ý nghĩa hơn.
Để khắc phục các vấn đề thiếu biến số, một số biến kiểm sốt được đưa vào
mơ hình: mức độ lạm phát (Inflation), tốc độ tăng trưởng GDP (∆GDP), ảnh hưởng
về khủng hoảng tài chính (dumFC), biến động của thị trường chứng khoán
(VolStock), biến động giá dầu (VolOil), mối quan hệ rủi ro ngân hàng (BankRisks) và
lợi nhuận ngân hàng (BankReturns) , và biến giả năm (i.year).
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Tác động của biến động lạm phát đối với phân bổ nguồn cho vay của các


4

Ngân hàng là một vấn đề xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa được nghiên cứu nhiều
tại các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Cách tiếp cận được thông qua trong nghiên cứu này giải thích các vấn đề
thực nghiệm bằng cách phân tích ảnh hưởng của biến động lạm phát đến sự phân bổ
nguồn lực hiệu quả của các ngân hàng, có tính đến các yếu tố giải thích khác. Đây
là một phát hiện rất quan trọng, vì các ngân hàng thương mại được xem là nguồn

cung cấp tín dụng trung gian quan trọng, là cầu nối giữa người thừa vốn và người có
nhu cầu về vốn, và, việc phân bổ khơng hiệu quả vốn vay sẽ có tác động lớn đến
người đi vay ngân hàng.
Bên cạnh đó, nắm bắt được mối quan hệ giữa bất ổn lạm phát và sự phân bổ
nguồn cho vay của các ngân hàng giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh
chính sách nhằm thực hiện mục tiêu ổn định giá cả, ổn định lạm phát, nhằm đảm
bảo nguồn cho vay được phân bổ tối ưu.
1.7.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Danh mục các hình vẽ, Danh mục
bảng biểu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Kết cấu bài viết gồm 5 chûông chính:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về các cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước
đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận


5

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1.


Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm Lạm phát
Lạm phát, ở các mức độ khác nhau và trong các khoảng thời gian khác nhau,
là một hiện tượng toàn cầu, và là vấn đề của mọi nền kinh tế. Trong bối cảnh chung
của nền kinh tế hiện nay, rất khó để tìm ra bất kỳ nước nào trên thế giới mà khơng
có mối lo ngại về lạm phát.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện
lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của tồn bộ hàng hố cấu
thành tổng sản phẩm quốc dân: nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong
thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác:
chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá bán bn (cịn gọi là chỉ số giá cả sản xuất).
Hiện tượng lạm phát đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế. Có rất nhiều
khái niệm về lạm phát:
Theo nhà kinh tế học Paul A. Samuelson: Lạm phát xảy ra khi mức giá
chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống
được gọi là giảm phát. Vậy, lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh
tế theo thời gian.
Theo Milton Friedman và những nhà kinh tế khác thuộc trường phái cổ điển
và tân cổ điển: lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài, lạm phát luôn luôn và
bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ.
Trường phái của Keynes lại cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ
làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát”.
2.1.2. Sự biến động của lạm phát
2.1.2.1.

Khái niệm

Lạm phát được định nghĩa ngày hôm nay là sự tăng giá (Seigl, 2009). Trong
khi sự không chắc chắn về lạm phát đề cập đến một tình huống mà trong tương lai



6

giá cả khơng thể đốn trước được và cơng chúng nói chung khơng biết liệu lạm phát
sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai (Asghar và cộng sự, 2011). Thông thường, sự
biến động của lạm phát được coi là đồng nghĩa với sự không chắc chắn về lạm phát.
Sự không chắc chắn về lạm phát là nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
"Sự không chắc chắn về lạm phát được xem là một trong những chi phí lạm phát
chính vì nó khơng chỉ bóp méo các quyết định về tiết kiệm và đầu tư trong tương lai
do dự đoán được giá trị thực của các khoản thanh toán danh nghĩa trong tương lai
mà còn ảnh hưởng xấu đến sự biến dạng này đối với hiệu quả phân bổ nguồn lực và
mức độ hoạt động thực sự "(Rizvi và Naqvi, 2009). Vì vậy, với việc khơng có sự
khơng chắc chắn, những người làm kinh tế có thể lập kế hoạch cho tương lai tốt
hơn.
Vậy sự bất ổn về lạm phát có tác động gì đến nền kinh tế? Bất cứ khi nào
lạm phát kỳ vọng là một nhân tố trong một quyết định về kinh tế, sự không chắc
chắn về lạm phát cũng có thể là một nhân tố (Golob, 1994).
2.1.2.2.

Tác động của biến động lạm phát đối với nền kinh tế

Sự thiếu ổn định về giá có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế không chỉ
thông qua sự thay đổi của mức giá mà cịn do mức độ khơng chắc chắn về mức giá
tăng. Tính bất ổn của lạm phát cao theo thời gian làm tăng mức độ không chắc chắn
về mức giá. Trong một thế giới với các hợp đồng danh nghĩa, điều này tạo ra rủi ro
trong dài hạn, làm tăng chi phí cho việc phịng ngừa rủi ro lạm phát và dẫn đến phân
phối lại sự giàu có khơng lường trước được.
Có một sự đồng thuận rộng rãi rằng lạm phát cao và sự biến động của lạm
phát cao thường có tác động tiêu cực cho sự phát triển. Judson và Orphanides

(1999) tìm thấy một số bằng chứng cho thấy sự biến động của lạm phát, được đo
bằng độ lệch tiêu chuẩn của tỷ lệ lạm phát trong năm, đã góp phần đáng kể vào sự
suy giảm tăng trưởng kinh tế trong một loạt các quốc gia.
Theo Golob (1994), sự không chắc chắn về lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh
tế theo hai khía cạnh: hiệu ứng tiền lạm phát và hiệu ứng hậu lạm phát.
Hiệu ứng tiền lạm phát liên quan đến tình hình mà những người làm kinh tế


7

đưa ra các quyết định kinh tế khác với quyết định của họ trong trường hợp khơng có
bất ổn lạm phát. Có ba kênh truyền dẫn thơng tin qua đó các hiệu ứng tiền lạm phát
truyền vào nền kinh tế. Thứ nhất, sự không chắc chắn về lạm phát làm cho lãi suất
dài hạn trên thị trường tài chính tăng lên. Thứ hai, sự không chắc chắn về lạm phát
làm cho các biến số kinh tế khác (ví dụ như tiền lương tương lai, tiền thuê trong
tương lai, thuế suất) có ý nghĩa quan trọng đối với các quyết định của doanh nghiệp
trở nên không chắc chắn. Cuối cùng, sự không chắc chắn về lạm phát khiến cho các
doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều nguồn lực để tránh nguy cơ lạm phát trong tương lai.
Hiệu ứng hậu lạm phát xảy ra khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát
dự kiến. Kết quả là, lạm phát bất ngờ gây ra sự dịch chuyển của cải giữa các bên với
nhau khi họ sử dụng tiền danh nghĩa để thanh toán các khoản thanh toán trong hợp
đồng. Đặc biệt, nếu lạm phát tăng cao hơn mức dự đoán, các khoản thanh toán hợp
đồng sẽ thấp hơn dự kiến về giá trị thực của chúng. Do đó, một bên phải chịu tổn
thất do lạm phát.
Theo Friedman (1977), sự biến động của lạm phát khiến nền kinh tế ở trạng
thái kém hiệu quả hơn do tăng sự xích mích trên thị trường. Nó tạo ra khoảng cách
giữa mức giá tương đối phổ biến trong nền kinh tế và mức giá đã được xác định bởi
lực lượng thị trường trong trường hợp khơng có sự biến động của lạm phát. Hơn
nữa, nếu mức giá cố định được đặt ra, biến động lạm phát có thể tạo ra sự không
chắc chắn lớn hơn về giá tương đối của hàng hóa cuối cùng và chi phí đầu vào.

Điều này dẫn đến phân bổ sai các nguồn lực và cuối cùng làm suy yếu sự tăng
trưởng kinh tế.
Ragan (1994) đã lập luận rằng sự biến động của lạm phát sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến các hoạt động thực tế bằng cách tăng chi phí của trung gian tài chính. Biến
động lạm phát có thể làm thay thế lợi nhuận danh nghĩa của tài sản và thúc đẩy việc
điều chỉnh danh mục đầu tư để tối ưu hoá các cá thể. Những điều chỉnh như vậy có
thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và hiệu quả phúc lợi. Fisher (2011) cho thấy trong
thời kỳ lạm phát có độ biến động cao, đầu tư vào tài sản cố định giảm. Một điểm
phần trăm gia tăng trong sự không chắc chắn về lạm phát có liên quan đến việc


8

giảm đầu tư tài sản cố định từ 15% - 37% so với trung bình.
Tóm lại, các bằng chứng cho thấy sự biến động cao của lạm phát gây ra một
rủi ro hệ thống có những hậu quả đáng lo ngại và vấn đề đối với phúc lợi kinh tế.
Tất cả các nghiên cứu này kết luận rằng sự biến động của lạm phát lớn hơn có thể
làm giảm tăng trưởng kinh tế.
2.1.2.3.

Phương pháp đo lường biến động của lạm phát

Có nhiều cách để đo lường biến động của lạm phát:
Engle

(1982)

phát

triển




hình

AutoRegressive

Conditional

Heteroskedasticity (ARCH) để ước tính độ biến động của lạm phát.
Bất lợi của mơ hình ARCH được chỉ ra rộng rãi trong các nghiên cứu thực
nghiệm là nó cho thấy q trình chậm trễ trong các sai số tồn phương dự báo
(Bollerslev, 1986). Để mơ hình hiệu quả hơn, các nhà kinh tế đã phát triển trên cơ
sở mở rộng của ARCH. Bollerslev (1986) giới thiệu mơ hình GARCH (generalised
Autoregressive Conditional Hetoskedasticity), đặc biệt là mơ hình GARCH (1,1).
Trong mơ hình GARCH (1,1), phương sai có điều kiện là một hàm của giá trị quá
khứ của sai số dự báo và độ trễ của nó.
Zakoian (1994) đề xuất mơ hình threshold ARCH (TARCH) có thể nắm bắt
được hiệu quả bất đối xứng của các cú sốc tích cực và tiêu cực về biến động.
Nelson (1991) đề xuất mơ hình EGARCH thích hợp hơn trong việc điều tra
mối liên hệ bất định giữa lạm phát và lạm phát không cân đối.
Trong nghiên cứu này, sự không chắc chắn về lạm phát sẽ được mơ phỏng
chủ yếu bằng mơ hình GARCH (1,1) và mơ hình ARCH (1).
2.2.

Các cơng trình nghiên cứu trước đây

Beaudry, Caglayan và Schiantarelli (2001) trình bày lý luận lý thuyết và các
bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự gia tăng sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô
làm giảm phân tán chéo của tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp và bóp méo sự phân

bổ các nguồn lực khan hiếm của các công ty. Thực nghiệm đầu tiên dựa trên việc
kiểm tra xem sự không chắc chắn về lạm phát có giải thích được sự thay đổi trong


9

phân bổ chéo đầu tư hay không. Bài thực nghiệm thứ hai kiểm tra dự đốn của mơ
hình rằng có một mối liên hệ tiêu cực giữa phương sai chéo của đầu tư và phương
sai chéo của tỷ lệ lợi nhuận hay không. Họ cung cấp hỗ trợ cho các tuyên bố của họ
bằng cách xem xét dữ liệu bảng các doanh nghiệp sản xuất Anh quốc trong khoảng
thời gian từ năm 1970 đến năm 1990, bao gồm: vốn cổ phần, nguồn vốn, CPI, GDP,
giá dầu. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định (fixedeffect regression) để xem xét mối quan hệ giữa sự không chắc chắn của kinh tế vĩ
mô và phân bổ tỷ lệ đầu tư và nguồn lực doanh nghiệp. Thực nghiệm của họ đã tập
trung vào việc giải thích những thay đổi trong việc phân tán tỷ lệ đầu tư ở Vương
quốc Anh trong giai đoạn 1970-1990, trong mơ hình, theo thứ tự, lần lượt thêm vào
tỷ lệ phần trăm thay đổi giá dầu hoặc phương sai điều kiện của chúng, tỷ lệ phần
trăm thay đổi trong chi phí sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát
tổng hợp. Kết quả cho thấy, thứ nhất, phương sai điều kiện của lạm phát có tương
quan nghịch với phương sai chéo của tỷ lệ đầu tư, được tính cho tồn bộ ngành sản
xuất hoặc trong các ngành cơng nghiệp được xác định hẹp hơn. Các tác động của
mơ hình cũng nhận được sự hỗ trợ theo kinh nghiệm từ sự tương quan âm đáng kể
giữa phương sai của tỷ lệ đầu tư và phương sai của log tỷ lệ lợi nhuận từ dữ liệu
bảng. Trong cả hai trường hợp, họ cũng quan tâm để kiểm tra xem liệu các yếu tố,
chẳng hạn như thay đổi giá dầu hay thay đổi trong tăng trưởng GDP thực, có dẫn
đến kết quả như họ mong muốn không. Kết quả của họ cung cấp một số bằng chứng
rõ ràng và trực quan để hỗ trợ quan điểm rằng bất ổn tiền tệ, thông qua tác động của
nó đối với nội dung thơng tin về giá, có thể cản trở việc phân bổ đầu tư hiệu quả.
Đặc biệt, mơ hình của họ ngụ ý rằng sự bất ổn ở mức cao (thấp) sẽ dẫn đến sự phân
bố tỷ lệ đầu tư cố định hẹp hơn (rộng hơn) do các nhà quản lý doanh nghiệp sử
dụng kiến thức chính xác ít (nhiều) hơn về các cơ hội đầu tư khác nhau.

Baum và cộng sự (2009) đề xuất rằng trong thời gian kinh tế ổn định, nhiều
thơng tin là sẵn có đối với các ngân hàng khi đưa ra quyết định đầu tư, và các tỷ lệ
cho vay của các ngân hàng được đa dạng hóa hơn. Mặt khác, khi sự không chắc
chắn về kinh tế vĩ mô tăng lên, các nhà quản lý ngân hàng cư xử đồng nhất hơn


10

trong phân bố nguồn cho vay. Họ đã phát triển một mơ hình kiểm chứng về sự
khơng chắc chắn về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định danh mục đầu tư của
các ngân hàng. Tóm tắt nội dung nghiên cứu của Baum và cộng sự (2009), giả định
rằng các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách phân bổ tổng tài sản cho các
nguồn cho vay hoặc chứng khốn. Chứng khốn có lợi nhuận phi rủi ro (rf) và
nguồn cho vay có rủi ro có lãi suất (ri) được xác định bởi lợi nhuận phi rủi ro cộng
với phần bù rủi ro: ri = rf + rpi.
Với
trong đó

và Var (rpi) =
~ N (0,

, lãi suất cho vay rủi ro là: ri = rf +

+

,

).

Giả định rằng các nhà quản lý ngân hàng không thể quan sát được phần bù

rủi ro, tuy nhiên, họ có thể quan sát được tín hiệu nhiễu của nó, được thể hiện bởi:
(3)
trong đó

là yếu tố nhiễu có phân bố chuẩn N (0,

) và độc lập với

.

Giả định rằng mỗi nhà quản lý ngân hàng quan sát được một dấu hiệu khác
nhau, nhưng yếu tố nhiễu là được xác định trong các trường hợp, đại diện cho mức
độ bất ổn của kinh tế vĩ mô. Yếu tố nhiễu của các ngân hàng tùy thuộc vào khả năng
của các ngân hàng để đánh giá tất cả các thơng tin có sẵn. Yếu tố nhiễu có thể được
loại bỏ nếu tất cả các ngân hàng sẽ chia sẻ thông tin riêng của của họ, Tuy nhiên,
trên thực tế yếu tố nhiễu
phương sai của

vẫn tồn tại. Khi sự bất định của kinh tế vĩ mô tăng, thì

cũng tăng làm cho các ước tính về tỷ suất sinh lợi của các khoản

vay khơng chính xác. Giả thiết về sự độc lập giữa



bây giờ rõ ràng hơn, thực

tế là cú sốc kinh tế vĩ mô tổng thể không tương quan với thành phần của tỷ suất sinh
lợi từ khoản cho vay.

Để xác định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của khoản vay, các nhà quản lý ngân
hàng phải dự đốn giá trị của
(khơng điều kiện)

. Khi khơng có tín hiệu nhiễu, dự báo của ngân hàng

sẽ là giá trị trung bình trong phân phối của nó, bằng khơng.


11

Tuy nhiên, các ngân hàng quan sát tín hiệu và có thể dự đốn thêm thơng tin
từ nó. Giá trị kỳ vọng của tỷ suất sinh lợi thu được từ các khoản vay dựa trên điều
kiện

] được giả định là một hằng số ( ) của tín hiệu, trong đó

,E[

cho một hệ số hồi quy tuyến tính của
E[

]=

=

trên

đại diện


:

trong đó

(

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng có điều kiện

(4)

của danh mục đầu tư E [

] của

ngân hàng i là:
E[

]=
=

(

và phương sai có điều kiện Var[

(5)

]=

(6)


Các ngân hàng e ngại rủi ro giả định có mức hữu dụng như sau:
E[

]=E[

]-

Var[

]

(7)

Hữu dụng gia tăng khi tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tăng và sự biến động tỷ suất
sinh lợi giảm ( là hệ số e ngại rủi ro).
Sử dụng phương trình trung bình và phương sai của danh mục đầu tư, tỷ lệ cho
vay trên tài sản tối ưu ( ) đối với ngân hàng i và độ phân tán chéo là:
(8)

Var(

=

(9)

Phương sai của tỷ lệ cho vay trên tài sản có mối tương quan âm với mức độ
bất ổn về kinh tế vĩ mô

. Thật vậy, lấy đạo hàm của phương sai của


đối với

:


12

Điều này có hàm ý rằng phương của tỷ lệ tỷ lệ cho vay trên tài sản thu hẹp do
sự bất định về kinh tế vĩ mô gia tăng.
Phương sai của

tăng khi phương sai của thành phần ngẫu nhiên tăng lên:

Dựa trên công thức xây dựng, họ đưa ra giả thiết:
Giả thuyết: Khi sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mơ tăng lên, các ngân hàng
có khuynh hướng phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư của họ một cách đồng nhất
hơn (phương sai của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản chéo giảm);
Từ đó, Baum và cộng sự (2009) đã lập luận rằng sự không chắc chắn về kinh
tế vĩ mơ có tác động đến chiến lược cho vay của các ngân hàng thương mại bằng
cách ảnh hưởng đến khả năng các nhà quản lý ngân hàng dự đoán lợi nhuận từ các
cơ hội cho vay.
Sau đó, Quagliariello (2009), Calmès và Théoret (2014) đã kiểm tra vai trị
của sự bất ổn về kinh tế vĩ mơ đối với sự phân bổ chéo các nguồn tài chính cụ thể
của ngân hàng. Cả hai nghiên cứu đều đưa ra kết luận tương tự rằng các ngân hàng
có khuynh hướng cư xử đồng nhất hơn trong thời gian bất ổn kinh tế vĩ mơ cao cho
một nhóm lớn các ngân hàng ở Ý và nghiên cứu sau đó đã kiểm tra 6 ngân hàng
hàng đầu của Canada và 20 ngân hàng hàng đầu của Mỹ.
Quagliariello (2009) thảo luận về vai trị của sự khơng chắc chắn kinh tế vĩ
mơ trong quyết định của ngân hàng về phân bổ tài sản tối ưu cho một nhóm lớn các
ngân hàng ở Ý. Theo mơ hình danh mục đầu tư được đề xuất bởi Baum et al.

(2005), bài viết nhằm mục đích kiểm tra việc các ngân hàng Ý lựa chọn giữa các
khoản vay và các tài sản khơng có rủi ro khi không chắc chắn về các điều kiện kinh
tế vĩ mơ tăng lên. Từ đó, họ đưa ra giả thiết:
Giả thuyết 1: Khi sự không chắc chắn kinh tế vĩ mơ tăng lên, các ngân hàng
có xu hướng phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư của họ đồng nhất hơn;
Giả thuyết 2: Khi sự không chắc chắn mang tính riêng tư tăng lên, các ngân
hàng có xu hướng hoạt động không đồng nhất hơn.


13

Các kết quả kinh tế xác nhận rằng sự không chắc chắn kinh tế vĩ mô là một
yếu tố quyết định quan trọng quyết định đầu tư của các ngân hàng. Trong các giai
đoạn gia tăng rối loạn, khả năng ngân hàng dự báo chính xác lợi nhuận trong tương
lai bị cản trở và hành vi chăn thả có xu hướng nổi lên, như được chứng kiến bằng
cách giảm phương sai mặt cắt ngang của các khoản cho vay được giữ trong danh
mục đầu tư.
Calmès và Théoret (2014) đã kiểm tra vai trò của sự bất ổn về kinh tế vĩ mô
đối với sự phân bổ chéo các nguồn tài chính cụ thể của ngân hàng với 6 ngân hàng
hàng đầu của Canada và 20 ngân hàng hàng đầu của Mỹ. Mục tiêu của bài nghiên
cứu của tác giả là xác nhận rằng rủi ro và sự không chắc chắn gia tăng sẽ có tác
động tiêu cực lên sự phân bổ chéo của tải sản trong danh mục của ngân hàng.
Áp dụng phương pháp luận của Beaudry, Caglayan và Schiantarelli (2001),
bài nghiên cứu giới thiệu một mơ hình ước lượng mới dựa trên EGARCH để tinh
chỉnh mơ hình khung được phát triển bởi Baum và cộng sự (2009) và Quagliariello
(2009), và phân tích mối quan hệ trong bối cảnh ngành hiện tại - tức là, trong bối
cảnh ngân hàng dựa trên thị trường.
Theo Baum và cộng sự (2009), danh mục đầu tư ngân hàng bao gồm hai loại
tài sản: tài sản phi rủi ro (chứng khoản) và tài sản có rủi ro (các khoản cho vay và
các hoạt động thu nhập ngồi lãi). Chính xác hơn, để kiểm tra giả thuyết, bải nghiên

cứu xem xét mơ hình dạng tối giản như sau:
dispj,t = β0 + β1µmυ,t+ β2σ2c,mυ,t + β3dispi,t + ξt
Tong đó dispj,t là được đo lường bằng một phương sai của phân tán chéo của tài
sản rủi ro j tại thời điểm t; µmυ,t là moment thứ nhất của một biến kinh tế vĩ mô đại
diện cho rủi ro; σ2c,mυ,t là phương sai điều kiện tương ứng của biến kinh tế vĩ mô
(tức là moment thứ hai đo lường bất ổn nền kinh tế); và ξt là sự đổi mới. Ví dụ,
moment đầu tiên của một biến kinh tế vĩ mơ có thể là tăng trưởng GDP, và moment
hai là phương sai có điều kiện của tăng trưởng GDP. Cuối cùng, mơ hình bao gồm


14

độ trễ biến phụ thuộc để kiểm soát sự tự tương quan của số dư và tính đến sự chậm
trễ trong việc điều chỉnh giá trị dispj,t quan sát được đến mức mục tiêu của nó.
Mẫu dữ liệu hàng quý của 6 ngân hàng ngân hàng hàng đầu của Canada và
20 ngân hàng hàng đầu của Mỹ Hoa Kỳ trong cùng khoảng thời gian từ 1997–2010.
Kết quả xác nhận rằng các ngân hàng có xu hướng thu hẹp hơn khi có sự khơng
chắc chắn hơn về mặt kinh tế vĩ mô. Cụ thể, sự phân tán giữa các khoản cho vay và
tài sản và phân tán chéo của thu nhập ngoài lãi thu hẹp trong các giai đoạn tăng
trưởng chậm và đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng tài chính, khi khả năng phục
hồi của hệ thống ngân hàng là ở mức thấp nhất. Quan trọng hơn, những phát hiện
chính của nghiên cứu cho thấy sự phân tán chéo của các khoản cho vay đã tăng lên
trong thập kỷ qua, trong khi sự phân tán chéo của thu nhập ngoài lãi dường như dễ
biến động và nhạy cảm hơn với những cú sốc kinh tế vĩ mô.
Một số nhà nghiên cứu khác đã khảo sát vai trò của rủi ro đối với các nguồn
cho vay ngân hàng. Mustafa Caglayan, Bing Xu (2016) nhận thấy rằng những thay
đổi và biến động của niềm tin có ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa đến tăng trưởng
tín dụng ngân hàng. Họ xem xét tác động của tâm lý bất ổn quá mức đến sự tăng
trưởng nguồn cho vay các ngân hàng. Dữ liệu được thu thập từ dữ liệu Bakscope
của hàng nghìn ngân hàng ở các nước G7: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương

quốc Anh và Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999 – 2014.
Đầu tiên, tác giả trình bày mơ hình đơn giản nhất, chỉ bao gồm các biến kiểm
soát ngân hàng và kinh tế vĩ mơ giải thích sự tăng trưởng cho vay của ngân hàng.
Mơ hình cơ bản giả định rằng khả năng và khuynh hướng của ngân hàng để tăng
nguồn cung vay của nó phụ thuộc cả vào các đặc điểm riêng của nó và mơi trường
mà nó hoạt động:
∆ln(loansi,t) = α + γXi, t-1 + ϕ MacroControlj, t-1 + vi + yeart + εi,t
Trong đó, biến phụ thuộc ∆ln(loansi,t) thể hiện tốc độ tăng trưởng khoản vay
ngân hàng i tại thời điểm t, X là vectơ các biến giải thích mức độ nắm bắt các đặc
điểm của ngân hàng; MacroControl lả vectơ các biến kiểm soát vĩ mô của quốc gia,
vi là hiệu ứng cố định của ngân hàng, yeart là biến giả năm, εi,t là phần dư.


15

Tiếp theo, tác giả tăng cường mơ hình cơ bản bằng cách đưa thêm các biến
nắm bắt những thay đổi ở mức độ và biến động của tâm lý:
∆ln(loansi,t) = α + γXi, t-1 +λ∆Sentj,t-1+ β

σSent

(δ(

j,t-1

Với ∆Sentj,t-1 và

σSent

j,t-1 +


θ

σSent

j,t-1

x

σAsySent

j,t-1

x Xi, t-1 ) + ϕ MacroControlj, t-1 + vi + yeart + εi,t

σSentj,t-1

biểu thị vectơ của những thay đổi trong tâm lý và

biến động của tâm lý. Cuối cùng, tác giả xem xét mức tăng trưởng tín dụng thay đổi
như thế nào trong các giai đoạn biến động cực đoan và mức độ biến cụ thể của ngân
hàng truyền tải các hiệu ứng không chắc chắn về cho vay ngân hàng. Mơ hình cuối
cùng có dạng sau:
∆ln(loansi,t) = α + γXi, t-1 +λ∆Sentj,t-1+ β
+ δ(

x Xi, t-1 ) + ρ(

+ θ(


x

)

x Xi, t-1)+ ϕ MacroControlj, t-1

x

+ vi + yeart + εi,t
Biến tương tác

x

kiểm tra tác động của biến động quá mức

đối với tăng trưởng tín dụng và biến tương tác

x

xX chỉ ra tác động

của biến động quá mức truyền vào tăng trưởng tín dụng thơng qua ngân hàng cụ thể.
Bằng việc sử dụng mơ hình GMM và mơ hình hiệu ứng cố định, bài nghiên
cứu cho thấy rằng những thay đổi và biến động của tâm lý có tác động tiêu cực và
đáng kể đến tăng trưởng cho vay của các ngân hàng. Các ngân hàng tiếp tục giảm
mức tăng trưởng cho vay của họ khi tâm lý biến động quá mức.
Mustafa Caglayan, Bing Xu (2016) cũng tập trung chú ý vào những ảnh
hưởng của sự biến động của lạm phát đối với việc phân bổ nguồn cho vay của các
ngân hàng. Với việc sử dụng bộ dữ liệu bảng chứa thông tin từ 15 quốc gia bao gồm
Argentina, Áo, Brazil, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hồng Kông,

Luxembourg, Mexico, Nga, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh Quốc và Mỹ trong khoảng
thời gian từ năm 1999 đến năm 2013, các dữ liệu thu thập bao gồm: dữ liệu khoản
cho vay ròng, cho vay doanh nghiệp và thương mại, tổng tài sản, lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại, CPI, GDP, giá dầu, giá chứng khoán. Tác giả đã đưa ra một


16

cái nhìn rộng hơn về mối liên hệ giữa sự biến động của lạm phát và vấn đề phân bổ
nguồn lực của các ngân hàng so với các nghiên cứu trước đây, những nghiên cứu
dựa vào dữ liệu từ một quốc gia riêng lẻ.
Để hỗ trợ cho giả thuyết này, bài nghiên cứu của Mustafa Caglayan, Bing Xu
(2016) sử dụng mơ hình sau:

Tuy nhiên, đây chỉ là một mơ hình đơn giản và phải bao gồm các biến kiểm
soát khác nhau trong mơ hình để tránh có lỗi về dạng của mơ hình. Mơ hình cuối
cùng của các tác giả trên có dạng sau:

Bài nghiên cứu của họ tiến hành phân tích thực nghiệm bằng cách sử dụng cả
mơ hình hiệu ứng cố định và ước lượng các biến công cụ dựa trên phương pháp
Generalized Method of Moments approach (IV-GMM), cho phép chống lại vấn đề
nội sinh. Trong bài nghiên cứu, Mustafa Caglayan, Bing Xu (2016) lần lượt thực
hiện kiểm tra tác động dựa trên mẫu đầy, chia tách dữ liệu giữa các nước EU và các
quốc gia không thuộc EU và lần lượt xem xét tác động của biến động lạm phát đối
với phân bổ nguồn cho vay các ngân hàng trong hai trường hợp cũng như xem xét
tác động của biến động lạm phát có ảnh hưởng như thế nào sao cuộc khủng hoảng
tài chính. Kết luận của họ cung cấp bằng chứng cho thấy sự bất ổn có ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phân tán tỷ lệ nợ ròng trên tài sản và tỷ lệ cho vay thương mại và tài
sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp. Theo đó, (i) trong các thời kỳ biến động
cao, sự phân tán tỷ lệ giữa các nguồn cho vay đối với tài sản nên thu hẹp; và (ii)

trong giai đoạn yên bình, sự phân tán tỷ lệ cho vay đối với tài sản nên được mở
rộng. Sự liên kết này cho thấy các nhà quản lý ngân hàng sẽ hành xử giống nhau
trong thời kỳ biến động lạm phát cao và họ sẽ có trọn quyền để hành xử một cách
linh hoạt hơn khi sự biến động của lạm phát thấp. Ngồi ra, thời kỳ sau khủng
hoảng tài chính, các ngân hàng đã trở nên thận trọng hơn trong quyết định cho vay
của họ.


×