Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Bai giang thong ke nong nghiep1 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.52 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TS. BÙI THỊ THANH TÂM

BÀI GIẢNG

THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP
(NGÀNH KTNN)

Thái nguyên, 2015


MỤC LỤC

Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA THỐNG KÊ
NÔNG NGHIỆP......................................................................................................1
1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP...........................................1
1.2. NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP.............................................3
1.3. PHƯƠNG PHÁP CỦA THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP.....................................4
Chương 2: THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ TRONG Q TRÌNH SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP......................................................................................................7
2.1. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI.......................................................................................7
2.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê đất đai.............................................................7
2.1.2. Phân loại đất đai..............................................................................................8
2.1.3. Tổ chức thống kê đất đai...............................................................................13
2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích về đất đai....................................................................15
2.2. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP....................................................18
2.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê lao động nông nghiệp...................................18
2.2.2. Phân loại lao động trong nông nghiệp...........................................................18


2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê số lượng và biến động trong nông nghiệp..................20
2.2.4. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động trong nông nghiệp..........................23
2.2.5. Chỉ tiêu phân bổ lao động vào các ngành sản xuất.......................................24
2.2.6. Chỉ tiêu phản ánh tính chất thời vụ trong việc sử dụng lao động..................24
2.3. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG NÔNG NGHIỆP.........................24
2.3.1. Khái niệm và nhiệm vụ thống kê tài sản cố định (TSCĐ)............................24
2.3.2. Phân loại TSCĐ trong nông nghiệp...............................................................25
2.3.3. Phương pháp đánh giá và tính khấu hao TSCĐ trong nơng nghiệp..............26
2.3.4. Các chỉ tiêu thống kê TSCĐ trong nông nghiệp............................................27
Chương 3: THỐNG KÊ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT.......................................30
I. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG...........................................................30
1.1. Khái niệm về diện tích gieo trồng và nhiệm vụ của thống kê..........................30
1.2. Phân loại cây trồng...........................................................................................30
1.3. Tính tổng diện tích gieo trồng..........................................................................32
1.3.1. Xác định diện tích cây lâu năm.....................................................................32
1.3.2. Xác định diện tích gieo trồng cây lâu năm....................................................32
II. Thống kê năng suất - sản lượng cây trồng..........................................................35


3.1. Phân tích sự biến động của năng suất cây trồng (hoặc sản lượng cây trồng)
theo thời gian...........................................................................................................35
3.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bình quân....................36
3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến số lượng thu hoạch......................................36
Chương 4: THỐNG KÊ SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI THỐNG KÊ
NGÀNH CHĂN NUÔI..........................................................................................37
I. Ý nghĩa và nhiệm vụ của sản xuất ngành chăn nuôi............................................37
1.1. Ý nghĩa cung....................................................................................................37
1.2. Nhiệm vụ của thống kê chăn nuôi....................................................................37
II. Thống kê số lượng và sự biến động của gia súc.................................................37
2.1. Thống kê số lượng............................................................................................37

2.1.1. Khái niệm......................................................................................................37
2.1.2. Các cách phân loại gia súc............................................................................38
2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng gia súc.............................................................38
2.2.1. Chỉ tiêu thống kê số gia súc hiện có..............................................................38
2.2.2. Chỉ tiêu số gia súc bình quân.........................................................................38
2.3. Các chỉ tiêu thống kê tái sản xuất đàn gia súc..................................................39
2.3.1. Chỉ tiêu tỷ lệ cái sinh sản trong toàn đàn gia súc..........................................39
2.3.2. Chỉ tiêu mức độ đảm bảo đực giống.............................................................39
2.3.3. Tỷ lệ súc vật cái được phối giống..................................................................40
2.3.4. Tỷ lệ súc vật cái đẻ........................................................................................40
2.3.5. Số lứa đẻ bình quân 1 nái trong năm.............................................................40
2.3.6. Số con đẻ ra bình quân một lứa.....................................................................40
2.3.7. Số con đẻ ra bình quân 1 nái sinh sản trong năm..........................................40
2.3.8. Tỷ lệ bổ sung.................................................................................................40
2.3.9. Tỷ lệ đào thải.................................................................................................41
2.3.10. Tỷ lệ hao hụt................................................................................................41
2.3.11. Tỷ lệ tăng tự nhiện của gia súc....................................................................41
2.4. Thống kê sự biến động của súc vật..................................................................41
III. Thốn \l "_Toc439749641" ᄉ II ᄉᄉ 3ᄉᔁ ᄉ Ѐᄉ Ȯ ᄉᄉᄉ 3ᄉᔁ ᄉᄉ ᄉ ᄉᄉᄉ
ᄉᄉ Ĉ ᄉᄉ Ѐ ᄉ Ѐᄉ ̫j3ᄉᄉᄉᄉᄉᄉ ᄉ Ò ᄉ ᄉᄉᄉᄉ H ᄉ............................................45
3.1.1. Khái niệm......................................................................................................45
3.1.2. Các loại sản phẩm chăn nuôi.........................................................................45


3.2. Các chỉ tiêu thống kê sản phẩm chăn nuôi.......................................................45
3.3. Trọng lượng thịt tăng........................................................................................46
3.3.1. Tính trọng lượng thịt hơi tăng lên.................................................................46
3.3.2. Sản phẩm sữa.................................................................................................50
3.3.3. Sản phẩm trứng..............................................................................................52
3.3.4. Sản lượng phân chuồng.................................................................................52

IV. Phân tích thống kê chăn ni.............................................................................52
4.1. Phân tích về tình hình thực hiện kế hoạch về số lượng gia súc và sản phẩm
chăn ni.................................................................................................................52
4.2. Phân tích tình hình biến động số lượng gia súc và sản phẩm chăn nuôi..........52
4.3. Phân tích cơ cấu đàn gia súc.............................................................................53
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sản phẩm
chăn ni.................................................................................................................53
4.4.1. Phân tích ảnh hưởng của năng suất từng loại và kết cấu gia súc đến năng
suất bình quân..........................................................................................................54
4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất từng loại gia súc ta sử dụng
hệ thống chỉ số sau để phân tích:.............................................................................55
4.4.3. Phân tích ảnh hưởng của số lượng gia súc, năng suất từng loại và cơ cấu
đàn gia súc tới sản lượng sản phẩm chăn nuôi........................................................56
Chương 5: THỐNG KÊ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP....................................................................................................58
5.1. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP..................................58
5.1.1. Thống kê giá trị sản xuất nông nghiệp (GTSXNN)......................................58
5.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu GTSXNN.............................................58
5.1.1.2. Nội dung và phương pháp tính GTSXNN..................................................59
5.1.2. Thống kê chi phí trung gian...........................................................................61
5.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu chi phí trung gian.................................61
5.1.2.2. Nội dung và phương pháp tính chi phí trung gian......................................61
5.1.3. Thống kê giá trị tăng thêm.............................................................................62
5.1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị tăng thêm...................................62
5.1.3.2. Nội dung và phương pháp tính giá trị tăng thêm........................................63
5.1.4. Phân tích tài liệu thống kê kết quả sản xuất nông nghiệp.............................64


5.2. THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP................................65
5.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế (HQKT).....................................65

5.2.2. Phân loại HQKT............................................................................................65
5.2.3. Phương pháp chung xác định HQKT............................................................66
5.2.4. Các chỉ tiêu thống kê HQKT.........................................................................67
5.2.4.1. Thống kê HQKT sử dụng đất nông nghiệp................................................68
5.2.4.2. Thống kê HQKT sử dụng TSCĐ nông nghiệp...........................................68
5.2.4.3. Thống kê HQKT sử dụng lao động nông nghiệp.......................................68
Chương 6: THỐNG KÊ CÁC NGÀNH SẢN XUẤT KHÁC VÀ ĐỜI SỐNG
NÔNG DÂN...........................................................................................................71
6.1. THỐNG KÊ CÁC NGÀNH SẢN XUẤT KHÁC TRONG NÔNG THÔN.........71
6.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê các ngành sản xuất khác trong nông thôn...........71
6.1.2. Các loại ngành nghề chủ yếu trong nông thôn..............................................72
6.1.3. Các chỉ tiêu thống kê các ngành sản xuất khác.............................................72
6.1.4. Một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu đối với ngành lâm nghiệp và thủy sản............73
6.1.4.1. Đối với ngành lâm nghiệp..........................................................................73
6.1.4.2. Đối với ngành thủy sản...............................................................................74
6.1.5. Phân tích tài liệu thống kê các ngành sản xuất khác.....................................75
6.2. THỐNG KÊ ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN............................................................76
6.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê đời sống nông dân........................................76
6.2.2. Nội dung và phương pháp điều tra đời sống nông dân..................................77
6.2.3. Phân tích tài liệu thống kê đời sống nơng dân...............................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................79


Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP
1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ NƠNG NGHIỆP
Nơng nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng, chiếm ¼ GDP của cả
nước. Nông nghiệp hoạt động trên địa bàn chiếm ¾ dân số và 2/4 lực lượng lao
động xã hội. Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua đã chứng tỏ: thời kỳ nào nơng nghiệp
phát triển thì tồn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển, xã hội ổn định. Trái lại,

khi nơng nghiệp khó khăn đời sống nhân dân thấp kém thì tồn bộ nền kinh tế
quốc dân bị trì trệ, thậm chí gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội. Điều đó do
nhiệm vụ và vai trị của nơng nghiệp quyết định.
Nơng nghiệp có nhiệm vụ:
- Cung cấp lương thực thực phẩm những nhu cầu cần thiết bậc nhất đối
với đời sống nhân dân.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
- Cung cấp nơng sản hàng hóa để xuất khẩu
- Cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp cùng với nông thôn là thị trường rộng lớn tiều thụ sản
phẩm, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân phát triển.
Do nông nghiệp đóng vai trị to lớn nên Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm tới phát triển nông nghiệp và thường coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
trong chiếm lược phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Xuất phát từ u cầu phát triển nơng nghiệp, từ lâu đã hình thành và khơng
ngừng hồn thiện nhiều mơn khoa học bao gồm cả khoa học tự nhiện (như thổ
nhưỡng, nơng hóa, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi…) và khoa học kinh tế
xã hội (như kinh tế nông nghiệp, thống kê nơng nghiệp, kế tốn nơng nghiệp, lập
và phân tích dự án phát triển nông nghiệp,…) Mỗi môn khoa học đều nghiên cứu
một khía cạnh riêng phục vụ cho yêu cầu phát triển nông nghiệp và mỗi một môn
học cũng có đối tượng nghiên cứu riêng. Thống kê nơng nghiệp được hình thành
và phát triển do yêu cầu phát triển nơng nghiệp và cũng có đối tượng nghiên cứu
riêng.
Để hiểu được đối tượng nghiên cứu của thống kê nông nghiệp, chúng ta
xem xét vị trí của thống kê nơng nghiệp trong khoa học thống kê nói chung.
Khoa học thống kê bao gồm hai phần lớn:

1



- Lý thuyết thống kê (Nguyên lý thống kê): là một môn khoa học kinh tế
xã hội, nghiêm cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện
tượng kinh tế xã hội số lớn, nghiên cứu sự biểu hiện bằng số lượng của của quy
luật phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Thống kê nghiệp vụ: là việc vận dụng cụ thể lý thuyết thống kê trong
các ngành kinh tế.
Thống kê nghiệp vụ được chia ra:
+ Thống kê kinh tế là việc vận dụng lý thuyết thống kê cho toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
+ Thống kê các ngành là việc vận dụng lý thuyết thống kê vào các ngành
kinh tế cụ thể như nông nghiệp, công nghiệp,….
+ Thống kê doanh nghiệp là việc vận dụng lý thuyết thống kê vào doanh
nghiệp.
Như vậy; thống kê nông nghiệp là một bộ phận của thống kê nghiệp vụ,
nó nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất cửa các hiện
tượng kinh tế xã hội số lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu sự biểu hiện
của quy luật phát triển nông nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Tư đối tượng nghiên cứu của thống kê nông nghiệp, chúng ta cần lưu ý
một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất: Thống kê nơng nghiệp là một mơn khoa học xã hội, nó chỉ
nghiên cứu những hiện tượng kinh tế xã hội mà không nghiên cứu khía cạnh tự
nhiện và kỹ thuật trong nơng nghiệp.
Thứ hai: Thống kê nông nghiệp nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ
mật thiết với mặt chất của hiện tượng trong lĩnh vực nông nghiệp và được thể
hiện trên hai khía cạnh sau:
Trên cơ sở nhận thức được nội dung và bản chất của hiện tượng và quá
trình kinh tế xã hội xảy ra trong lĩnh vực nông nghiệp mà các khoa học khác đã
chứng minh. Thống kê nghiên cứu quy mô, mức độ, cơ cấu và xu hướng phát
triển về mặt số lượng giữa chúng.
Thống kê nông nghiệp nghiên cứu mặt lượng và thông qua mặt lượng

(khối lượng, quy mô, mức độ, cơ cấu và xu hướng phát triển về mặt số lượng
(khối lượng, quy mô, quan hệ tỉ lệ…) của các hiện tượng kinh tế trong nông

2


nghiệp mà nêu lên những biểu hiện về bản chất và tính quy luật của hiện tượng
trong điều kiên thời gian và địa điểm cụ thể.
Chẳng hạn khi nghiên cứu về năng suất lao động trong nông nghiệp thống
kê nông nghiệp không nghiên cứu bản chất của quy luật năng suất lao động nông
nghiệp tăng lên không ngừng mà nghiên cứu biểu hiện cụ thể của quy luật kinh tế
này ở những ngành cụ thể của nông nghiệp vào những thời gian, địa điểm cụ thể.
1.2. NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ NƠNG NGHIỆP
Cũng như các mơn học thống kê nghiệp vụ khác, thống kê nơng nghiệp
có nhiệm vụ chung là cung cấp thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thông tin đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với cơng tác lãnh đạo,
công tác quản lý cũng như trong quá trình nghiên cứu. Trong thời đại bùng nổ
thơng tin như hiện nay, người ta cho rằng: Trong thời đại ngày nay kẻ nào nắm
được thơng tin, kẻ đó thống trị thế giới. Chính vì vậy các phương tiện thu thập
thơng tin, xử lý thơng tin và phân tích thơng tin ngày càng mạnh mẽ. Thống kê
nông nghiệp là một kênh cung cấp thông tin chủ yếu nhất trong lĩnh vực nơng
nghiệp. Vì vậy Thống kê nơng nghiệp có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Thu thập và cung cấp kịp thời số liệu đầy đủ và chính xác về tình hình
nơng nghiệp để các cơ quan Đảng và Nhà nước nắm chắc được sự phát triển
nơng nghiệp để có căn cứ xây dựng chính sách và biện pháp đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có liên quan.
- Cung cấp số liệu phục vụ cho việc xây dựng và kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp.
Với những chức năng và nhiệm vụ như vậy, thống kê nông nghiệp là
nguồn thông tin kinh tế chủ yếu về tất cả các hiện tượng và q trình diễn ra

trong lĩnh vực nơng nghiệp. Vì vậy thống kê nông nghiệp là công cụ quan trọng
để quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.
1.3. PHƯƠNG PHÁP CỦA THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP
Cũng như các ngành khoa học khác, để nghiên cứu đối tượng của mình,
trước hết thống kê phải xuất phát từ các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Sau đây là một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
cần nắm vững khi nghiên cứu thống kê nông nghiệp:
- Xem xét sự vật trong quá trình vận động biến động và phát triển.
- Xem xét sự vật trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.

3


- Xem xét sự phát triển của sự vật và hiện tượng như là sự biến động dần
dần từ sự thay đổi về số lượng sang sự thay đổi về chất lượng.
- Xem xét sự phát triển như là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt độc
lập.
- Coi thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức và là tiêu chuẩn để
kiểm tra nhận thức.
Tất cả các phương pháp của thống kê nông nghiệp đều bắt nguồn từ các
cơ sở phương pháp luận trên.
Bên cạnh việc lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp
luận, để đi sâu nghiên cứu đối tượng của mình, thống kê nơng nghiệp cịn phải
xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ việc
xác định các chỉ tiêu thống kê đến phương pháp thống kê đều phải nhằm phục
vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với nông thôn,
nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác. Vì vậy thống kê nơng nghiệp
phải lấy đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở.
Một trong những nhiệm vụ của thống kê nông nghiệp là cung cấp những
thông tin về các hoạt động kinh tế và xã hội xảy ra trong lĩnh vực nơng nghiệp.

Vì vậy các phương pháp của thống kê nông nghiệp cũng phải xuất phát từ đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp. Một số đặc điểm của nông nghiệp ảnh hưởng
đáng kể đến nội dung và phương pháp của thống kê nông nghiệp là:
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống (cây trồng và gia
súc). Đó là một lĩnh vực sản xuất rất đa dạng và phức tạp. Mặt khác nông nghiệp
chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiện. Nhất là thời tiết, khí hậuvà đặc
điểm về đất đai chi phối rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả sản xuất và
hiệu quả kinh tế trong nơng nghiệp cịn chịu ảnh hưởng của việc bố trí sản xuất,
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, giá cả của thị trường. Tình hình đó địi hỏi
phải có một hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp và phải có phương pháp thích
ứng giúp cho việc thu thập thông tin cũng như việc phân tích, đánh giá được
khách quan, trung thực.
- Nơng nghiệp khác với các ngành kinh tế khác (nhất là các ngành công
nghiệp khai thác lâm thủy sản và công nghiệp chế biến nơng sản) là q trình tái
sản xuất tự nhiện ln gắn liền với q trình tái sản xuất kinh tế. Có nắm vững
đặc điểm này của sản xuất nơng nghiệp thì mới xác định được phạm vi của

4


ngành nông nghiệp, tức là phân biệt được sản phẩm nông nghiệp với các ngành
kinh tế khác.
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất.
- Chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài, hàng vụ, hàng năm mới cho thu
hoạch. Các loại cây trồng và gia súc có thời vụ rất khác nhau, việc tính tốn và
so sánh các chỉ tiêu liên quan đến cây trồng và gia súc sao cho chính xác cũng
cần chú ý đến đặc điểm này.
Như vậy phương pháp nghiên cứu của thống kê nông nghiệp phải lấy chủ
nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận; lấy đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở và phải xuất phát từ đặc

điểm của bản thân nền nông nghiệp.
Thống kê nông nghiệp cũng như thống kê các ngành kinh tế quốc dân
khác đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xảy ra trong một ngành kinh tế quốc
dân cụ thể. Do đó giữa chúng khơng có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu
mà chỉ khác nhau về khách thể nghiên cứu, cụ thể là khác nhau về ngành kinh tế
quốc dân. Do cùng là thống kê ngành như các thống kê khác (Thống kê nông
nghiệp, thống kê giao thông vận tải, thống kê thương mại…). Thống kê nông
nghiệp không xây dựng các phương pháp nghiên cứu độc lập. Nó vận dụng các
phương pháp nghiên cứu chung của thống kê để nghiên cứu các hiện tượng và
quá trình kinh tế xã hội của ngành nông nghiệp.
Các phương pháp nghiên cứu của thống kê nói chung hay thống kê nơng
nghiệp nói riêng là điều tra trên cơ sở quan sát lớn, tổng hợp tài liệu trên cơ sở
phân tổ thống kê, nghiên cứu mức độ của hiện tượng thông qua các chỉ tiêu tổng
hợp, phương pháp nghiên cứu động thái thông qua dãy chỉ số, nghiên cứu mối
liên hệ bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Để nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng, trước tiên phải tổ chức điều
tra thu thập tài liệu phản ánh về mặt lượng của hiện tượng. Hiện tượng kinh tế
xã hội xảy ra trong lĩnh vực nông nghiệp rất đa dạng, phức tạp, với nhiều mức
độ khác nhau, phân bố trên địa bàn rộng lớn. Làm sao thu thập được thông tin
cần thiết đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Điều đó đòi hỏi phải quan
sát số lớn với những phương pháp thu thập thích hợp mới phản ánh trung thực
được hiện tượng.

5


- Để phản ánh tài liệu thu thập được, thống kê phải áp dụng các phương
pháp nhất định như sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về quy mơ, kết cấu,
trình độ phổ biến, tỷ lệ… phải dùng bảng thống kê, biểu đồ hay đồ thị.
- Các hiện tượng trong nông nghiệp cũng như một hiện tượng kinh tế xã

hội khác ln ln biến động, có khi tăng, có khi giảm, có lúc đi lên, có lúc đi
xuống. Do đó cần thiết phải có những phương pháp thích hợp để phản ánh và
phân tích sự biến động đó.
- Mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau là mối liên hệ phổ biến đối với mọi
hiện tượng trong tự nhiện và trong xã hội nói chung cũng như trong nơng
nghiệp nói riêng. Để đi sâu nghiên cứu đối tượng của mình, thống kê nơng
nghiệp cũng phải vận dụng các phương pháp phân tích mối liên hê. Chỉ có như
vậy mới phát hiện được những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng tình hình cũng như sự biến động của chúng.

6


Chương 2
THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Bất cứ một ngành kinh tế nào, muốn tiến hành sản xuất phải có các yếu tố
đầu vào. Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào là đất đai, lao động, các tư liệu
sản xuất khác (mà trong đó đặc biệt quan trọng là tài sản cố định). Bởi vậy trong
chương này tập chung nghiên cứu phương pháp thống kê đất đai, lao động và tài
sản cố định phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.1. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê đất đai
Đất đai nói chung có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với một quốc gia. Luật
đất đai (năm 1993 và đã được bổ sung và sửa đổi năm 2001 và năm 2012) có ghi:
“đất đai là tài ngun quốc gia vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng”.
Đất nơng nghiệp là đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Theo
nghĩa hẹp, đất nông nghiệp chỉ gồm đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp

(trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Theo nghĩa rộng, đất nông nghiệp bao
gồm cả đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp lẫn dùng sản xuất lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản. Đây là loại đất chủ yếu trong đất đai ở nước ta. Riêng đất
dùng vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 28,38%, đất lâm
nghiệp chiếm 35,16% tổng diện tích tự nhiện.
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong nơng
nghiệp. Nó vừa là tư liệu lao động lại là đối tượng lao động trong sản xuất nông
nghiệp. Đất nơng nghiệp có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế.
Thứ hai, Diện tích đất đai có thể sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp có
giới hạn nhất định khơng thể tùy tiện tăng thêm.
Do đó quy mơ và tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp, xét cho cùng
phụ thuộc vào quy mơ và trình độ sử dụng đất đai vì đất đai có hạn và khơng thể
thay thế được.

7


Thứ ba, đất đai có vị trí cố định, khơng di chuyển được. Điều đó khiến
đất đai gắn chặt với điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội của địa phương. Do đó sử
dụng đất phải tính đến đặc điểm đó.
Thứ tư, đất đai có độ phì. Nếu sử dụng hợp lý thì độ phì khơng những
khơng giảm đi mà còn tăng lên, tạo điều kiện phát triển sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp về lâu dài.
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn trên đây, thống kê đất đai có nhiệm vụ sau:
- Xác định quy mô từng loại đất đai của từng cơ sở sản xuất, từng vùng,
từng địa phương và toàn quốc.
- Phản ánh quy mô, cơ cấu đất đai theo công dụng kinh tế phục vụ cho
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của các cơ sở sản xuất, các vùng, các địa
phương, và cả nước.

- Theo dõi sự biến động đất đai theo loại hình sử dụng đất, theo chất
lượng đất, qua đó giúp cho việc đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, đánh giá tình hình cải tạo đất.
- Phân tích sử dụng đất đai, phát hiện khả năng tiềm tàng để nâng cao
năng suất đất đai.
2.1.2. Phân loại đất đai
Theo tài liệu thống kê năm 2000, tồn bộ diện tích đất đai nước ta là
32.924 nghìn ha.
Đất đai được phân loại theo nhiều tiềm thức khác nhau:
Trước kia đất đai được phân loại theo chế độ sở hữu nhằm nghiên cứu
tình hình chiếm hữu ruộng đất cũng như thành quả của cải cách ruộng đất mang
lại ruộng đất cho người cày. Ngày nay, theo luật đất đai thì: “đất đai thuộc sở
hữu của tồn dân do nhà nước thống nhất quản lý”, Nhà nước giao đất cho các
tổ chức và các cá nhân sử dụng nên phân loại đất đai theo chế độ sở hữu khơng
đặt ra nữa. Do đó phân loại đất đai hiện nay chủ yếu là phân loại theo mục đích
sử dụng và đặc điểm đất đai.
Đất đai ở nước ta tính đến năm 2000, căn cứ vào mục đích sử dụng
được chia ra làm năm loại:
- Đất nơng nghiệp: 9.345 nghìn ha, chiếm 28,38%.
- Đất lâm nghiệp: 11.575 nghìn ha, chiếm 35,16%.
- Đất chuyên dùng: 1.533 nghìn ha, chiếm 4,66%.

8


- Đất ở: 443 nghìn ha, chiếm 1,35%.
- Đất chưa sử dụng: 10.027 nghìn ha, chiếm 28,46%.
Riêng đất nơng nghiệp được chia ra làm các loại sau:
- Đất trồng cây hàng năm (còn gọi là đất canh tác) là loại đất hàng năm
được cày bừa cuốc xới để trồng cây ngắn ngày. Loại đất này có 6.130 nghìn ha,

chiếm 65,58% đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm là loại đất dùng trồng cây ăn quả và cây công
nghiệp lâu năm. Loại đất này có 2.182 nghìn ha, chiếm 23,34% đất nông
nghiệp.
- Đất vườn tạp là loại đất vườn nhà, thường trồng hỗn hợp các loại cây.
Loại đất này có 629 nghìn ha, chiếm 6,72% đất nơng nghiệp.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi là loại đất chuyên trồng cỏ để cắt hoặc trồng cỏ
dùng chăn thả súc vật. Loại đất này 38 nghìn ha, chiếm 0,40% đất nơng nghiệp.
- Đất có mặt nước ni trồng thủy sản. Loại đất này có 368 nghìn ha,
chiếm 3,39% đất nơng nghiệp.
Hai loại đất sau chỉ bao gồm đất đai đang sử dụng và khơng kể đất hoang hóa.
Trong đất nơng nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn
nhất(2/3 đất nơng nghiệp), được bố trí sử dụng đa dạng nhất và cũng có vai trị
đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nên thường được phân loại một
cách chi tiết hơn theo các tiêu thức sau đây:
- Phân loại theo loại đất:
+ Đất trồng lúa
+ Đất nương rẫy
+ Đất trồng cây hàng năm khác.
- Phân loại đất theo vụ gieo trồng:
+ Đất 1 vụ
+ Đất 3 vụ
+ Đất 2 vụ
+ Đất 4 vụ
- Phân loại theo bình độ
+ Đất cao
+ Đất vàn
+ Đất trũng
- Phân loại theo hạng đất
+ Đất hạng 1

+ Đất hạng 2
+ Đất hạng 3

9


+ Đất hạng 4
+ Đất hạng 5
+ Đất hạng 6
- Phân loại theo thành phần cơ giới:
+ Đất thịt nặng.
+ Đất thịt trung bình.
+ Đất thịt nhẹ.
+ Đất pha cát
+ Đất cát pha…
- Phân loại theo độ chua:
+ Đất chua nhiều
+ Đất chua ít
+ Đất khơng chua
+ Đất kiềm…
- Phân loại theo chế độ nước:
+ Đất bị úng
+ Đất hạn
+ Đất chủ động tưới tiêu
- Phân loại theo hàm lượng các chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali…)
Mỗi cách phân loại giúp ta hiểu thêm về tính chất và khả năng của đất đai.
Đó là cơ sở khơng thể thiếu trong việc đánh giá khả năng của đất đai và bố trí cây
trồng.
Cách phân loại đất đai trước đây chưa hồn tồn hợp lý vì vậy gây ra sự
chồng chéo trong tính tốn và thống kê đất đai. Sau Luật đất đai sửa đổi năm

2012, việc phân loại đất đai được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện mới.
Theo Bộ tài nguyên và Môi trường, đất đai hiện nay được phân loại như sau:
Toàn bộ đất đai tự nhiện được phân chia làm bốn loại:
- Đất nông nghiệp: là đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp theo
nghĩa rộng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Đất phi nông nghiệp: là đất đai được sử dụng ngồi mục đích sản xuất
nơng nghiệp, bao gồm đất ở, đất chun dùng, đất tơn giáo, đất tín ngưỡng, đất
nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông
nghiệp khác.
- Đất chưa sử dụng: là loại đất chưa được sử dụng, bao gồm đất bằng
chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá khơng có rừng cây.
- Đất có mặt nước ven biển (quan sát): là loại đất có mặt nước ven biển
đang được sử dụng, bao gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản, đất mặt
nước ven biển rừng và đất mặt nước ven biển có mục đích khác.

10


Riêng đất nông nghiệp được phân loại chi tiết như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp:
+ Đất trồng cây hàng năm
 Đất trồng lúa
 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
 Đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây lâu năm:
- Đất lâm nghiệp:
 Đất rừng sản xuất
 Đất rừng phịng hộ
 Đất rừng đặc dụng

- Đất ni trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nơng nghiệp khác
Ngồi việc phân loại đất đai theo mục đích sử dụng và đặc điểm đất đai,
để tăng cường quản lý đất đai trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
người ta còn phân loại đất đai theo đối tượng sử dụng đất đai và phân theo đối
tượng được giao quản lý đất đai.
Theo đối tượng sử dụng, đất đai được chia ra các loại:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
- Tổ chức trong nước sử dụng
+ UBND cấp xã
+ Tổ chức kinh tế
+ Tổ chức khác
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng
+ Nhà đầu tư
+ Tổ chức ngoại giao
- Nhà đầu tư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng
- Cộng đồng dân cư sử dụng
Theo đối tượng được giao quản lý, đất đai được chia ra:
- Cộng đồng dân cư quản lý
- UBND cấp xã quản lý
- Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý
- Tổ chức khác quản lý

11


2.1.3. Tổ chức thống kê đất đai
Để nắm được diện tích từng loại đất đai của từng cơ sở sản xuất, từng
vùng, từng địa phương, thống kê đất đai được tiến hành theo hai bước sau:

Bước một: Điều tra cơ bản và lập sổ đăng ký đất đai
Điều tra cơ bản nhằm mục đích nắm được số lượng và chất lượng từng
loại đất, giai đoạn này bao gồm những công việc như: đo đạc, vẽ bản đồ, phân
tích để xác định tính chất của từng loại đất… cơng việc này địi hỏi những
người thực hiện phải có trình độ chun môn, kỹ thuật nhất định như trắc địa,
thổ nhưỡng và cũng địi hỏi những cơng cụ, phương tiện nhất định như máy
móc đo vẽ, phịng thí nghiệm phân tích đất để xác định được độ chua, hàm
lượng các chất dinh dưỡng như bùn, đạm, lân, kali trong đất…
Sau khi điều tra cơ bản thì tiến hành lập sổ đăng ký đất đai (gọi là địa bạ).
trên cơ sở đó chính quyền địa phương tiến hành giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho tổ chức và cá nhân theo quy định.
Sau một thời gian, khi đất đã có biến động đáng kể về diện tích và chất
lượng từng loại đất thì tùy theo u cầu, có thể điều tra lại.
Bước hai: theo dõi tình hình biến động và lập bảng cân đối đất đai
Trong thực tế sản xuất, đất đai luôn luôn biến động đất có thể tăng lên do
khai khẩn thêm, cũng có thể giảm bớt đi hoặc chuyển đổi từ loại này sang loại
khác do yêu cầu của sản xuất và đời sống. Vì vậy hàng năm các cơ sở sản xuất
và các địa phương phải báo cáo diện tích đất đai là bảng cân đối đất đai theo
kiểu bàn cờ và bảng cân đối tổng hợp.
- Bảng cân đối đất đai theo kiểu bàn cờ:
- Mẫu bảng cân đối đất đai theo kiểu bàn cờ như sau:
Nguyên tắc chung để thiết lập bảng cân đối đất đai theo kiểu bàn cờ là:
+ Trong bảng cân đối đất đai theo kiểu bàn cờ, số hàng ngang biểu thị các
loại đất đúng bằng tổng diện tích các loại đất giảm trong năm (vì tổng diện tích
tự nhiện khơng thay đổi).
+ Mỗi số liệu ghi ở phần biến động đất đai trong năm đều có hai tác
dụng: nếu đối chiếu theo hàng ngang thể thể hiện diện tích loại đất đó được tăng
lên; nếu đối chiếu theo cột dọc thì thể hiện diện tích loại đất đó bị giảm đi.

12



Bảng cân đối đất đai theo kiểu bàn cờ thể hiện rõ nguồn gốc tăng giảm
từng loại đất. Tuy nhiện có chỉ được sử dụng trên một địa bàn hành chính ổn
định khơng có sự cắt giảm hoặc tăng thêm diện tích từ các địa bàn lân cận.
Bảng cân đối đất đai năm…
Đơn vị tính: ha

Các loại đất

1-Đất cây trồng
hàng năm
2-Đất cây trồng lâu
năm
3-Đất trồng cỏ và
chăn thả súc vật
4-Mặt nước ni
trồng thủy sản
5-Bãi bồi ven song

Diện
tích

đầu
kỳ

Đất Đất
trồng cây
cây trồng
hàng lâu

năm năm

Biến động trong kỳ
Đất cây Mặt
Diện
trồng nước Bãi
Cộng tích
cỏ và ni bồi Đồi biến

chăn trồng ven trọc động cuối
thả súc thủy sông
tăng kỳ
vật
sản

1200

-

-

-

-

40

10

50


1230

200

-

-

-

-

-

20

20

220

150

20

-

-

-


10

-

30

180

30

-

-

-

-

-

-

-

30

120
70
6-Đồi trọc

50
20
Tổng số
1750 -20
-50 -30 -100 1750
Từ bảng cân đối đất đai theo kiểu bàn cờ, ta có thể tính tốn được diện
tích đất đại diện có của từng loại đất và được lập bảng cân đối đất đai tổng hợp
theo nguyên tắc:
Diện tích
Diện tích
Diện tích
Diện tích giảm
=
+
có cuối kỳ
có đầu kỳ
tăng trong kỳ
trong kỳ
Bảng cân đối đất đai tổng hợp năm…
Đơn vị tính: ha

Các loại đất
- Đất canh tác
- Đất cây trồng lâu năm
- Đất trồng cỏ và chăn thả

Diện tích
có đầu kỳ
1200
200

150

13

Biến động trong kỳ
Tăng
Giảm
50
20
20
30
-

Diện tích
có cuối kỳ
1230
220
180


súc vật
30
- Ao hồ đầm
30
70
- Đất bãi bồi ven sông
120
50
- Đồi trọc
50

30
20
Tổng số
1750
100
100
1750
Trên đây là ví dụ về bảng cân đối đất đai theo mục đích sử dụng và tính chất
đất đai. Để nắm chắc tình hình sử dụng cũng như quản lí đất đai, người ta cũng lập
bảng cân đối đất đai theo quyền sử dụng và quyền quản lý đối với đất đai.
2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích về đất đai
a- Chỉ tiêu đất đai bình quân theo đầu người
Chỉ tiêu này được tính bình qn theo nhân khẩu nông nghiệp và biểu
hiện bằng hai chỉ tiêu cụ thể:
- Diện tích đất nơng nghiệp bình qn một khẩu nơng nghiệp.
- Diện tích đất canh tác bình qn một khẩu nông nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng phát triển sản xuất và cung cấp sản phẩm
cho người dân. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt và không thể thay thế trong nơng nghiệp. Diện tích đất đai bình qn đầu
người càng lớn thì càng thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Đối với nước ta, đất ít, người đơng, diện tích đất nơng nghiệp bình qn
một người dân sống ở nơng thơn năm 2000 chỉ có 1.588m 2, trong đó đất canh tác
là 1.042m2. Hơn nữa diện tích bình qn đầu người lại có xu hướng ngày càng
giảm đi do dân số không ngừng tăng lên trong khi diện tích đất đai nơng nghiệp
có xu hướng giảm đi do u cầu đơ thị hóa và phát triển các ngành phi nơng
nghiệp. Đó là một khó khăn rất lớn cho phát triển nông nghiệp và đảm bảo đời
sống cho nhân dân.
b- Chỉ tiêu cơ cấu đất đai
Chỉ tiêu này thể hiện bằng diện tích và tỷ lệ phần trăm của từng loại đất
trong tổng diện tích đất đai. Chỉ tiêu này có thể tính cho tổng diện tích đất đai,

cho riêng đất nông nghiệp hay đất canh tác.
Chỉ tiêu cơ cấu đất đai nói lên khả năng phát triển từng loại sản phẩm và
làm căn cứ để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi đối với từng cơ sở sản xuất,
từng vùng, từng địa phương.
c- Chỉ tiêu tỷ suất sử dụng đất đai

14


Trong thống kê chỉ tiêu tỷ suất sử dụng đất đai được xác định bằng công
thức sau:
C
T  s x100
C

Trong đó:

T là tỷ suất sử dụng đất đai;
Cs là diện tích đất đai khai thác sử dụng.
C là tổng diện tích đất đai có thể khai thác sử dụng.
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ khai thác đất đai về mặt số lượng.
d- Chỉ tiêu biến động đất đai
Chỉ tiêu này thể hiện bằng diện tích và tỷ lệ phần trăm diện tích đất đai
tăng hoặc giảm của thời kỳ sau so với thời kỳ trước dùng làm năm gốc so sánh.
Chỉ tiêu này thể hiện thuận lợi hay khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp về
loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng là đất đai.
đ- Chỉ tiêu năng suất đất đai
Để đánh giá mọt cách tổng hợp tình hình sử dụng đất đai, nhất là hiệu quả
sử dụng đất, người ta tính chỉ tiêu năng suất đất đai.
Đối với đất đai chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm thì:

N = Q/C
Trong đó: N là năng suất đất đai
Q là số lượng sản phẩm sản xuất ra
C là diện tích đất đai
Đối với đất đai sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, hoặc khi so sánh năng
suất đất đai khi sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, ta dùng chỉ tiêu:

pq
i

N

i

C

Trong đó:

qi là số lượng sản phẩm thứ i
pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Đôi khi chỉ tiêu năng suất đất đai không những được tính bằng giá trị sản
xuất (GO), mà cịn được tính theo giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI),
hoặc lợi nhuận (pr) trên một đơn vị diện tích đất đai. Trong khi chỉ tiêu tính theo
GO phản ánh rõ hơn về khả năng sản xuất của đất đai thì chỉ tiêu tính theo VA,
MI hay pr phản ánh rõ hơn về hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.

15


2.2. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

2.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê lao động nông nghiệp
Lao động là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất. Ở nước ta lao
động nông nghiệp chiếm gần 2/3 lực lượng lao động xã hội. Do đó việc sử dụng
đầy đủ và nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp không những thúc đẩy
nông nghiệp phát triển, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của đời sống nhân dân. Cung cấp càng nhiều nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến nông sản và hàng hóa xuất khẩu, mà cịn tạo điều kiện phân bố lại
lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho những người lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay rất lớn. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta thời kỳ 2001- 2010 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Công Sản
Việt Nam lần thứ IX đã đề ra là: “giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thủy sản, lâm
nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 4,5%”, trong khi “tỷ lệ lao động nông
nghiệp (đến năm 2010) cịn khoảng 50%” so với 2/3 hiện nay.
Chính vì vậy nắm vững số lượng, chất lượng lao động trong nơng nghiệp
cũng như tình hình phân bố và sử dụng lực lượng lao động đó là điều rất có ý
nghĩa trong điều kiện hiện nay.
Thống kê lao động trong nơng nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Xác định được số lượng, cấu thành và biến động lao động trong nơng nghiệp.
- Nghiên cứu tình hình phân bố và sử dụng nguồn lao động trong nông nghiệp.
2.2.2. Phân loại lao động trong nông nghiệp
Nông nghiệp nước ta tuyệt đại bộ phận thuộc kinh tế hộ. Trong đó hộ
nơng dân có hai đặc điểm đáng chú ý liên quan đến thống kê lao động:
- Hộ nông dân thường phát triển kinh tế tổng hợp. Trong đó nơng dân khơng
chỉ có sản xuất nơng nghiệp mà cịn có các ngành kinh tế khác như: tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Người nơng dân có thể chun sản xuất
nơng nghiệp nhưng cũng có thể hoạt động cả trong lĩnh vực phi nơng nghiệp khác.
Do đó thống kê lao động nơng nghiệp có những khó khăn nhất định.
- Khác với các doanh nghiệp, trong nông nghiệp không chỉ những người
lao động trong độ tuổi lao động tham gia sản xuất, mà những người trên độ tuổi
và dưới độ tuổi cũng tham gia sản xuất. Do đó khơng thể khơng tính đến lực

lượng lao động ngồi độ tuổi trong khu vực nơng nghiệp, nông thôn.

16


Bên cạnh hộ nông dân, trong khu vực nông nghiệp cịn có các doanh
nghiệp. Đó là các trang trại đã đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp hoặc
các doanh nghiệp nông nghiệp khác như nông trường, lâm trường…
Lao động nông nghiệp được phân loại theo các tiêu thức sau:
a- Phân loại theo độ tuổi
- Lao động trong độ tuổi: gồm lao động nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16
đến 55 tuổi (không kể những người tang tật, mất sức lao động)
- Lao động ngoài độ tuổi quy định.
- Lao động trên độ tuổi: nam trên 60 tuổi và nữ trên 55 tuổi vẫn tham
gia lao động.
- Lao động dưới độ tuổi: nam và nữ từ 13 đến 15 tuổi có tham gia lao
động (khơng kể học sinh đang đi học)
b- Phân loại theo giới tính
- Lao động nam
- Lao động nữ
c- Phân loại theo khả năng lao động
- Lao động chính: là lao động trong độ tuổi lao động thường xuyên tham
gia lao động trong gia đình.
- Lao động phụ là lao động ngoài độ tuổi và lao động trong độ tuổi nhưng
khả năng tham gia lao động bị hạn chế.
d- Phân loại theo ngành nghề
- Lao động nông nghiệp: là những lao động chuyên sản xuất nông nghiệp
hoặc chủ yếu là tham gia sản xuất nông nghiệp. Lao động nơng nghiệp cịn chia
ra lao động trồng trọt, lao động chăn nuôi hoặc phân chia chi tiết hơn theo trình
độ chun mơn hóa lao động.

- Lao động lâm nghiệp: là lao động chuyên sản xuất lâm nghiệp hoặc chủ
yếu là tham gia sản xuất lâm nghiệp, Cũng có thể phân chia chi tiết hơn theo các
ngành cụ thể của sản xuất lâm nghiệp như: trồng rừng, khai thác rừng,…
- Lao động thủy sản: là lao động chuyên sản xuất trong ngành thủy sản
hoặc chủ yếu tham gia sản xuất thủy sản.
đ- Phân loại theo trình độ văn hóa
- Trình độ tiểu học
- Trình độ trung học cơ sở

17


- Trình độ phổ thơng trung học
- Trình độ đại học
e- Phân loại theo trình độ đào tạo
- Trình độ đại học
- Trình độ trung học
- Trình độ sơ cấp
- Chưa qua đào tạo
2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê số lượng và biến động trong nông nghiệp
Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
a. Chỉ tiêu số lao động hiện có: là số lao động có tại một thời điểm nhất
định. Ở nước ta hiện nay quy định hàng năm thống kê số lượng lao động vào
ngày 1 tháng 7.
Chỉ tiêu số lượng lao động tại một thời điểm có hai chỉ tiêu:
- Số lao động thực tế: là số lao động thực tế có mặt tại thời điểm điều tra.
Đối với doanh nghiệp nơng nghiệp đó là số người có tên trong danh sách của
doanh nghiệp. Cịn trong khu vực kinh tế hộ thì đó là số lao động khơng kể là
lao động trong độ tuổi hay ngồi độ tuổi, lao động chính hay lao động phụ.
- Số lao động quy đổi (hay tiêu chuẩn): là số lượng lao động đã quy về

lao động trong độ tuổi hay lao động chính. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với khu
vực kinh tế hộ vì trong các doanh nghiệp khơng có lao động phụ hay lao động
ngồi độ tuổi. Chỉ tiêu này không phản ánh đúng thực tế số người nhưng phản
ánh đúng khả năng lao động. Để quy đổi được, người ta dùng hệ số quy đổi:
+ Nếu quy ra lao động chính thì 1 lao động phụ bằng 0,5 lao động chính.
+ Nếu quy ra lao động trong độ tuổi thì 1 lao động trên độ tuổi tính bằng 0,5
lao động trong độ tuổi; 1 lao động dưới độ tuổi bằng 1/3 lao động trong độ tuổi.
b. Chỉ tiêu số lao động bình quân: Do lao động ln ln biến động nên
để phản ánh chính xác số lượng lao động trong một thời kỳ, người ta tính số lao
động bình qn. Có hai phương pháp xác định số lao động bình quân:
y
y1
 y 2  ...  y n  1  n
2
y 2
n 1

Trong đó:

y là số lượng lao động bình quân trong kỳ
yi là số lượng lao động có tại thời điểm thứ i.

18


Ví dụ: Một doanh nghiệp nơng nghiệp có số lượng lao động tại các thời điểm
trong năm 2013 như sau:
1 tháng 1 có 600 người
1 tháng 2 có 650 người
1 tháng 3 có 660 người

1 tháng 4 (31 tháng 3) có 680 người.
Vậy số lao động bình qn trong q I của doanh nghiệp là:
680
600
 650  660 
2 650 (người)
y 2
3

+ Tính bằng ngày người:
Tổng số ngày người có mặt
Số ngày theo lịch
Chỉ tiêu này được xác định nếu theo dõi được biến động lao động hàng
ngày, chỉ tiêu này phản ánh chính xác về số lượng lao động và chỉ dùng để tính
cho các doanh nghiệp, nơi theo dõi được biến động hàng ngày.
- Ví dụ: một doanh nghiệp nơng nghiệp trong tháng 12 năm 2013 có số
lượng lao động như sau:
Ngày 1/2012 có 150 người.
Ngày 20/2012 tuyển dụng thêm 5 người.
Ngày 26/2012 có 10 người hết hợp đồng lao động và chuyển đi nơi khác.
Số còn lại khơng thay đổi cho đến cuối tháng. Khi đó số lao động bình quân của
doanh nghiệp tháng 12:
Số lao động bình quân

=

150 x19  155 x6  145 x6
y
150 người/ngày
31


c. Chỉ tiêu cơ cấu nguồn lao động: Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng số
người và tỷ lệ % từng nhóm lao động trong tổng số lao động (sau này khi
nghiên cứu thống kê sử dụng nguồn lao động sẽ có thêm những chỉ tiêu về cơ
cấu lao động tính theo thời gian lao động). Chỉ tiêu này được tính theo nhiều
tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa khác nhau.
- Cơ cấu theo giới tính độ tuổi: cho biết khả năng lao động trong việc
hồn thành các cơng việc cụ thể (có cơng việc thích hợp với lao động nam, có
cơng việc thích hợp với lao động nữ…).

19


- Cơ cấu lao động theo ngành nghề: đây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng phản ánh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động tập trung
trong ngành nào nhiều hơn chứng tỏ ngành đó là ngành sản xuất chủ yếu, lao động
chuyển ngành này sang ngành kia phản ánh cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
đó.
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, trình độ đào tạo: phản ánh trình
độ của người lao động, tỷ trọng lao động có trình độ văn hóa và trình độ đào tạo
cao thể hiện chất lượng nguồn lao động cao.
d. Chỉ tiêu biến động lao động: Lao động trong nông nghiệp luôn biến
động, tăng giảm, di chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Cùng với quá
trình đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa thì biến động lao động trong nông nghiệp càng thể hiện rõ ràng. Do đó
cần phản ánh tình hình biến động lao động trong nông nghiệp.
Chỉ tiêu dùng phản ánh biến động lao động trong nông nghiệp là:
- Số lượng từng loại lao động tăng (giảm) qua từng thời kỳ.
- Tốc độ tăng (giảm) từng loại lao động qua các thời kỳ.
2.2.4. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động trong nông nghiệp

- Chỉ tiêu mức độ sử dụng số lượng lao động: thể hiện số người lao động
được sử dụng trong kỳ, số ngày lao động bình quân 1 người được sử dụng trong
năm, số giờ bình quân 1 lao động sử dụng trong ngày.
- Chỉ tiêu tỷ suất sử dụng lao động: thể hiện bằng tỷ số so sánh giữa số
lượng thực tế sử dụng so với số lượng có thể sử dụng. Có các chỉ tiêu cụ thể
sau:
+ H1 là tỷ suất sử dụng số người lao động.
+ H2 là tỷ suất sử dụng số ngày lao động (thường so với 270 ngày có thể
sử dụng trong năm).
+ H3 là tỷ suất sử dụng số giờ trong ngày (so với 8 giờ trong ngày).
Từ đây cũng có thể tính tỷ suất sử dụng lao động nói chung bằng cách
tính tích số ba tỷ suất nêu trên:
H= H1 x H2 x H3
2.2.5. Chỉ tiêu phân bổ lao động vào các ngành sản xuất
Thể hiện bằng số lượng (số người hoặc số ngày lao động) và tỷ lệ lao
động đầu tư vào các ngành sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chuyên

20


×