Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần thực hành) - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.53 MB, 130 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH VŨNG TÀU

MÔN

HƢỚNG DẪN TẠI ĐIỂM DU LỊCH
PHẦN THỰC HÀNH
(Lƣu hành nội bộ)

ĐOÀN VĂN TỲ
1 /130


MỤC LỤC
MÔN THỰC HÀNH HƢỚNG DẪN TẠI ĐIỂM
(Phần thực hành)
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 3
PHƢƠNG PHÁP HỌC THỰC HÀNH ……………………………………………………5
PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TẠI VŨNG TÀU HỌC VIÊN HDDL
ĐẾN HỌC THỰC HÀNH .................................................................................................. 6

1. Tƣợng Chúa Giang Tay: ............................................................................. 6
2. Đình thần Thắng Tam: .............................................................................. 22
3 Lăng Cá Ông: .............................................................................................. 38
4. Miếu Bà Ngũ Bang: .................................................................................. 43
5. Bạch Dinh:.................................................................................................. 58
6. Chùa Thích Ca Phật Đài:............................................................................ 65
7. Tƣợng Đài Đức mẹ Bã Dâu: ...................................................................... 77
8. Thiền viện Chân Không ........................................................................... 82
PHẦN THỨ HAI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TẠI CẦN THƠ HỌC VIÊN HDDL ĐẾN



HỌC THỰC HÀNH : .................................................................................. 92
1. Đình Bình Thủy: ....................................................................................... 92
2. Chùa Muniransay: ................................................................................... 106
3. Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa: ................................................................ 110
4. Nam Nhã Đƣờng: .................................................................................... 120
5. Chợ Nổi Cái Răng: .................................................................................. 127
6. Tài liệu tham khảo: .................................................................................. 130

2 /130


LỜI NĨI ĐẦU
Để có tài liệu cho
hƣớng dẫn viên du lịch
thuyết minh, giới thiệu
cho du khách trong và
ngoài nƣớc về các điểm
mình đƣa khách đến
tham quan. Tại các
điểm tham quan với
những vấn đề về phong
tục tập quán, lề thói cổ
truyền, văn hóa dân
gian, truyền thuyết
v.v… bao nhiêu thứ, bao nhiêu nội dung phong phú, hấp dẫn và phức
tạp. Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy và đƣa học sinh, sinh viên
đến nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại các điểm du lịch, chúng tơi rất mong
muốn có đƣợc một tiếng nói chung của hƣớng dẫn viên trên các lĩnh vực
tham quan điểm du lịch mang tính Tơn giáo, lịch sử, sinh thái và các loại

hình du lịch khác. Vì vậy đã từ lâu chúng tơi có thói quen sƣu tầm, tích
lũy, ghi chép tƣ liệu những gì có liên quan đến các điểm du lịch.
Nhất là khi dạy môn Thực hành hƣớng dẫn tại điểm, điều băn khoăn lo
lắng nhất là giáo viên đƣa học sinh, sinh viên đến điểm học mà tài liệu,
nội dung giới thiệu giữa các giáo viên có thể chƣa đƣợc thống nhất.
Nhân dịp nhà trƣờng làm bộ giáo trình chúng tơi mạnh dạn đƣa những
ghi chép, tích lũy của mình vào, hệ thống lại thành từng bài, theo từng
điểm du lịch cụ thể. Một vài điểm ở Vũng Tàu, một vài điểm ở Cần Thơ,
và chỉ là những điểm mà Thầy trò đến học thực tế mà thôi chứ chƣa dám
vƣơn rộng ra các điểm khác.
Viết xong nhờ đồng nghiệp góp ý, mọi ngƣời thấy ý tƣởng ra tập giáo
trình này là rất hay, rất thiết thực, rất cần thiết vì nó tỷ mỷ công phu,
phải tâm huyết với nghề lắm mới làm đƣợc nhƣ thế. Tài liệu giúp cho cả
ngƣời dạy và ngƣời học, ngƣời dạy có nội dung bài thống nhất, ngƣời
học có nhiều kiến thức thực tế áp dụng cho nghề nghiệp lâu dài. Đƣợc sự

3 /130


động viên của đồng nghiệp, của học trò, của Ban giám hiệu chúng tôi
chỉnh lý lại và đƣợc Hội đồng Biên soạn giáo trình đƣa vào làm giáo
trình của nhà trƣờng.
Tài liệu chủ yếu là ghi chép từ thực tế các chuyến đi và hƣớng dẫn sinh
viên học tại điểm, có tham khảo thêm các bài trên mạng internet và các
sách báo tạp chí khác. Tuy nhiên do khả năng biên soạn, khả năng tổng
hợp cịn chƣa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn sẽ có nhiều khiếm
khuyết, chúng tơi mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của
bạn đọc kể cả của ngƣời học và ngƣời dạy để lần tái bản sau sẽ hoàn
chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN VĂN TỲ

4 /130


PHƢƠNG PHÁP HỌC THỰC HÀNH
Tập tài liệu này chúng tôi viết với mục đích giúp cho ngƣời dạy và ngƣời
học có tƣ liệu để sử dụng khi học mơn Thực hành hƣớng dẫn du lịch tại điểm
du lịch.
Sau khi đã học xong Phần lý thuyết của môn học trên lớp, thầy trị sẽ
chuẩn bị phân chia thành nhóm, mỗi nhóm có thể từ 3 ngƣời trở lên, có một
nhóm trƣởng, chịu trách nhiệm phân công các thành viên đến tại điểm lấy tƣ
liệu, viết bài thuyết minh.
Đến ngày học tại điểm nào thì nhóm phụ trách điểm đó trong vai trò là
hƣớng dẫn viên du lịch đƣa khách đến tham quan và hƣớng dẫn cho khách nội
dung của điểm du lịch đó.
Giáo viên nghe, quan sát phƣơng pháp hƣớng dẫn và nội dung bài thuyết
minh. Các thành viên trong lớp trong vai trò là khách du lịch sẽ nêu những ý
kiến thắc mắc, hỏi thêm, hoặc chất vấn hƣớng dẫn viên về những nội dung có
liên quan.
Sau khi tranh luận giáo viên sẽ đƣa ra ý kiến của mình; kể cả phƣơng
pháp thuyết minh đến nội dung bài giới thiệu.
Tập tài liệu này sẽ giúp có tiếng nói chung cho nội dung cần thuyết minh của
hƣớng dẫn viên du lịch.
Giáo viên nhận xét và cho điểm theo thang điểm đã thống nhất. Kết thúc
đợt học học viên có bài thu hoạch. Giáo viên dựa vào kết quả học tập tại điểm
và bài thu hoạch để cho điểm môn học.

5 /130



PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TẠI VŨNG TÀU
HỌC VIÊN HDDL ĐẾN HỌC THỰC HÀNH

Điểm du lịch
1. Tƣợng chúa Giang Tay
Điểm này ngoài việc học được phương pháp hướng dẫn tại điểm du lịch có tính
tơn giáo, người học được trang bị kiến thức thực tế tôn giáo về Thiên Chúa
Giáo. Nắm vững những kiến thức này hướng dẫn viên du lịch có thể vận dụng
cho mọi điểm du lịch có gắn với Thiên Chúa giáo.
Điểm du lịch này nên đến thăm vào thời điểm đầu giờ sáng, hoặc cuối buổi
chiều thì đỡ nắng. Phải leo núi cao, trang phục nên gọn nhẹ, nên mang theo
mũ, nón và nước uống.

Xác định vị trí, tác giả và thời gian xây dựng:
Tƣợng Chúa Ki tô tọa lạc cực Nam núi Nhỏ, trên độ cao 170m so với
mực nƣớc biển. Từ xa du khách đã có thể thấy bức tƣợng trắng xóa trên nền
trời xanh. Tƣợng Chúa Ki tô do Giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng năm 1974,
và đƣợc cung hiến vào ngày 2-12-1994, bởi Ðức cố Giám mục Phaolô Maria
Nguyễn Minh Nhật, lúc đó là giám mục của Xuân Lộc. Ngài về hƣu năm 2004
và qua đời ngày 17 tháng 1 năm 2007.
Điểm dừng đầu tiên:
Vƣờn Địa Đàng:
Theo đạo Thiên Chúa thì Ngƣời cha đầu tiên trên thế giới là ông A-đam,
ngƣời mẹ đầu tiên là bà Ê-va. Hai ngƣời đầu tiên này do Đức Chúa Trời tạo
dựng. Ông A-đam và bà Ê-va đặc biệt hơn tất cả mọi ngƣời, vì khi đƣợc Chúa
tạo dựng, ơng bà đã là ngƣời lớn. Trƣớc khi tạo dựng ông A-đam và bà Ê-va,
Chúa đã dựng nên trời đất, trăng sao, sông núi cùng tất cả các loài vật mà

chúng ta thấy ngày nay. Chúa cũng dựng nên một khu vƣờn thật đẹp, với đầy
đủ các loại cây cối và hoa quả để hai ông bà sống trong đó.

6 /130


Đức Chúa Trời đã tạo dựng cả thế giới này trong sáu ngày. Ngày đầu
tiên Chúa dựng nên ánh sáng. Sau đó Chúa tách rời ánh sáng ra khỏi bóng tối.
Chúa gọi ánh sáng là ngày, bóng tối là đêm. Thế là chúng ta có ban ngày và
ban đêm.
Ngày thứ hai Chúa làm nên khoảng không để phân chia nƣớc ở trên và
dƣới khoảng không. Chúa gọi khoảng không là bầu trời, nƣớc ở trên khơng là
mây. Từ đó bắt đầu có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời.
Ngày thứ ba Chúa tiếp tục tạo dựng trời đất. Lần này Chúa phán: "Tất cả
nƣớc ở dƣới trời phải dồn vào một chỗ để cho đất khô nằm riêng ra." Theo lệnh
Chúa, nƣớc chảy dồn vào những chỗ thấp. Nhờ đó, quả đất có những con sơng,
con suối xinh đẹp. Những chỗ trũng sâu hơn thì nƣớc dồn vào thành những cái
hồ lớn nhỏ khác nhau. Chỗ sâu nhất và có nhiều nƣớc hơn cả, chúng ta gọi là
biển. Chỗ khơng có nƣớc gọi là đất liền.
Sau đó Chúa ra lệnh cho đất phải sinh cây cỏ, và cây cối phải sinh hoa
quả theo từng loại. Khi Chúa vừa nói xong thì liền có nhƣ vậy. Hoa cỏ mọc lên
khắp nơi. Mặt đất xấu xí bây giờ có lớp cỏ xanh bao phủ, xen vào đó là các loại
hoa tƣơi đủ màu sắc. Cây cối cũng mọc lên tƣơi tốt và ra hoa kết quả. Đó là
những điều Chúa đã tạo dựng trong ngày thứ ba.
Mặt trời, mặt trăng và tất cả các ngôi sao trên trời cũng do Chúa tạo
dựng. Vì trong ngày thứ tƣ, Chúa làm nên chúng và ra lệnh cho chúng chiếu
ánh sáng xuống trái đất để phân biệt
ngày đêm, định ngày tháng và bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông.
Qua ngày thứ năm, Chúa bảo

nƣớc ở sơng, suối, biển, hồ phải sinh ra
các lồi cá, và trên khơng có các lồi
chim. Ngay sau khi Chúa phán, trong
biển hồ có đủ các loại cá, cịn trên trời
có các loại chim chóc bay lƣợn. Chúa
cũng ra lệnh cho các loài chim, loài cá
sinh sản thêm nhiều.
Đến ngày thứ sáu, Đức Chúa
Trời lại cũng dùng lời nói dựng nên các
lồi cơn trùng và thú vật. Chúa chỉ phán:
"Đất phải sinh các loài động vật tùy theo
7 /130


loại. Thế là theo lệnh Chúa, thú vật và côn trùng xuất hiện khắp nơi. Trên núi
cao, trong rừng sâu, cũng nhƣ nơi đồng bằng, có đủ các loại thú vật, với hình
dạng, màu sắc khác nhau, chạy nhảy khắp nơi.
Đến đây, Chúa thấy mọi vật Ngài đã tạo dựng đều tốt đẹp, nhƣng cơng
việc của Chúa chƣa xong. Vì Chúa đã dựng nên một thế giới thật tốt đẹp và đầy
đủ, nhƣng chƣa có ai để thƣởng thức thế giới tốt đẹp đó. Do đó Chúa bắt đầu
làm nên con ngƣời. Hai ngƣời đầu tiên mà Chúa tạo dựng tên là A-đam và Êva. Đây là ngƣời cha và ngƣời mẹ đầu tiên trên thế giới, cũng là tổ tiên của tất
cả chúng ta.
Chúa tạo dựng nên con ngƣời để làm gì? Câu trả lời là: Để con ngƣời
tiếp nhận tình yêu của Chúa và tận hƣởng thế giới tốt đẹp mà Chúa đã làm nên.
Đức Chúa Trời là Đấng yêu thƣơng. Ngài yêu thƣơng, chăm sóc và hƣớng dẫn
chúng ta mỗi ngày. Chúa muốn chúng ta đáp lại tình u của Ngài bằng cách
tin nhận Chúa và kính thờ Ngài suốt đời.
Đôi Vợ Chồng Đầu Tiên
Khi tạo dựng trời đất và mn vật, Chúa chỉ dùng lời nói nhƣng khi tạo
dựng con ngƣời, Chúa đã dùng bụi đất tạo ra con ngƣời. Thật ra, con ngƣời rất

đặc biệt vì đƣợc tạo dựng theo hình ảnh của Chúa, và đƣợc Chúa "hà sinh khí
vào mũi," tức là đƣợc Chúa ban cho sức sống của Ngài.
Con ngƣời biết yêu thƣơng, giận, ghét, buồn, vui. Nhƣng điều đặc biệt
hơn cả là con ngƣời có linh hồn. Linh hồn đó khơng bao giờ chết. Con ngƣời
còn đƣợc Chúa ban cho quyền quản trị thiên nhiên và tất cả các loài vật trên
đất.Thánh Kinh ghi rõ ràng rằng Chúa đã tạo dựng con ngƣời và ban cho con
ngƣời quyền quản trị muôn vật.
Sau khi dựng nên ngƣời đàn ông đầu tiên, Chúa đặt tên là A-đam. Rồi
Chúa đem các loài thú vật đến cho A-đam đặt tên. Do đó có tên của các lồi
thú vật nhƣ voi, cọp, sƣ tử, chó, mèo, beo, khỉ, trâu, bị, v.v... Sau khi đặt tên
cho các lồi vật, ơng A-đam thấy cơ đơn q, vì khơng một con vật nào có thể
nói chuyện với ơng, cũng khơng một con vật nào giống nhƣ ông. Thấy A-đam
cô đơn, Chúa nói: "Con ngƣời sống một mình khơng tốt, ta sẽ làm một ngƣời
nữa giống nhƣ nó, để giúp đỡ nó." Chúa làm cho A-đam ngủ mê, rồi lấy một
cái xƣơng sƣờn của ông và làm nên một ngƣời đàn bà, đó là Ê-va. Từ đó Ađam và Ê-va trở nên vợ chồng. Đức Chúa Trời cho đôi vợ chồng mới một món

8 /130


quà đặc biệt, đó là khu vƣờn xinh đẹp và cả thế giới tuyệt vời Ngài mới tạo
dựng.
Sống trong vƣờn địa đàng, ông bà A-đam đƣợc ngắm cảnh đẹp và ăn
những trái cây ngon ngọt trong vƣờn. Chúa cũng giao cho ơng bà chăm sóc khu
vƣờn và cai quản tất cả các lồi thú vật. Từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau,
trong khu vƣờn đầy hoa tƣơi trái lành. Ngày ngày họ học hỏi những điều mới
lạ trong thiên nhiên, chăm sóc cây cối và chơi đùa với các lồi thú vật, chim
chóc, đƣợc gặp Chúa và trị chuyện với Ngài. Đời sống hai ông bà thật là hạnh
phúc, khơng lo lắng, khơng sợ bệnh tật. Ơng bà đƣợc ở gần bên Chúa và đƣợc
Chúa chăm sóc mỗi ngày.
Vƣờn Địa Đàng Và Cây Cấm

Ơng bà A-đam là đơi vợ chồng
đầu tiên trên thế giới. Hai ông bà đƣợc
Chúa giao cai quản tất cả các lồi thú
vật và chăm sóc vƣờn địa đàng. Mỗi
ngày hai ông bà đƣợc nghe chim hót,
ngắm các lồi hoa xinh đẹp, và bơi lội
trong những dịng suối trong mát. Khi
đói, đƣợc ăn những hoa quả ngon ngọt
trong vƣờn. Nhƣng điều sung sƣớng
hơn cả là hai ông bà đƣợc gặp Chúa và
nói chuyện với Chúa mỗi ngày.
Ơng A-đam và bà Ê-va thật sung
sƣớng, khơng phải lo lắng hay sợ hãi
điều gì, cũng khơng phải làm lụng vất
vả. Trái lại, ơng bà đƣợc sống trong
bình an, vui vẻ, vì đƣợc Chúa u
Vƣờn Địa Đàng. ảnh Đồn Văn Tỵ
thƣơng, gần gũi và chăm sóc mỗi ngày.
Trong vƣờn Địa đàng có đủ các loại cây ăn trái. Giữa vƣờn có hai cây
rất đặc biệt, là cây trƣờng sinh và cây biết thiện ác. Nếu ngƣời nào ăn trái của
cây trƣờng sinh thì sẽ sống mãi, khơng bao giờ chết. Cịn ngƣời nào ăn trái của
cây biết thiện ác thì sẽ biết phân biệt điều thiện điều ác. Thật ra, cây biết thiện
ác là cây Chúa dùng để thử xem ơng bà A-đam có thật lịng kính u Chúa và
vâng lời Ngài hay không.

9 /130


Khi đem ông A-đam và bà Ê-va vào vƣờn địa đàng, Chúa dặn: "Các
ngƣơi đƣợc ăn tất cả cây trái trong vƣờn, riêng cây ở giữa vƣờn thì khơng đƣợc

ăn mà cũng không nên đụng đến. Nếu cãi lời ta, chắc chắn các ngƣơi sẽ
chết."Lệnh của Chúa thật đơn giản, rõ ràng: Ông bà A-đam đƣợc ăn tất cả hoa
quả trong vƣờn, ngoại trừ cây ở giữa vƣờn. Thế nhƣng, một chuyện thật đáng
tiếc đã xảy ra.
Trong vƣờn Địa đàng lúc đó có con rắn là giống tinh khơn và quỷ quyệt.
Một ngày kia, con rắn đến bên bà Ê-va hỏi chuyện làm quen. Nó giả vờ hỏi:
"Có phải Chúa dặn ông bà không đƣợc ăn các cây trái trong vƣờn này không?"
Bà Ê-va trả lời: "Không, Chúa cho phép chúng tôi đƣợc ăn tất cả cây trái trong
vƣờn, chỉ trừ cây ở giữa vƣờn, Chúa dặn không đƣợc ăn, cũng khơng đƣợc
đụng đến. Nếu khơng vâng lời thì chắc sẽ chết. Con rắn liền nói: "Khơng, ăn
trái cây đó ông bà không chết đâu! Đó là cây biết thiện ác. Chúa cấm vì Chúa
biết nếu ơng bà ăn trái đó thì mắt sẽ mở ra, sẽ biết điều thiện điều ác giống nhƣ
Chúa vậy".
Thử nghĩ bà Ê-va tin lời Chúa hay tin lời con rắn hơn? Đây là giờ phút
Chúa thử lòng tin của bà Ê-va. Thấy con rắn nói có vẻ hợp lý, bà Ê-va ngƣớc
mắt lên nhìn cây cấm. Bà thấy trái của nó sao mà đẹp quá, trông ngon quá, và
bà nghĩ: Trái này không những đẹp, ngon, mà cịn q nữa, vì nó sẽ mở trí
khơn cho mình. Trong giây phút đó bà Ê-va qn hết lời Chúa dặn. Bà quên
Chúa đã nói rõ ràng rằng "nếu ngƣơi ăn, chắc chắn sẽ chết." Bà bƣớc lại bên
cây cấm, với tay hái một trái, cắn một miếng rồi đƣa cho chồng, ơng cũng ăn
nữa.
Chiều hơm đó nhƣ thƣờng lệ, Đức Chúa Trời trở lại vƣờn Địa đàng để
gặp A-đam và Ê-va nhƣng không thấy hai ông bà đâu cả. Chúa gọi: "A-đam,
ngƣơi ở đâu?" Nghe tiếng Chúa gọi, hai ông bà run sợ và xấu hổ q, khơng
dám chạy ra mừng đón Chúa nhƣ mọi ngày. Nhƣng biết không thể trốn mãi
đƣợc, nên hai ông bà từ trong bụi cây bƣớc ra. A-đam nói: "Thƣa Chúa, nghe
tiếng Chúa trở về con sợ quá nên đi trốn." Biết là hai ngƣời đã phạm tội, Chúa
hỏi: "Ngƣơi có ăn trái cây mà ta dặn khơng đƣợc ăn đó khơng?" A-đam liền đổ
lỗi cho vợ và Chúa, ơng nói: "Ngƣời đàn bà mà Chúa để ở gần bên con cho con
trái cây đó nên con đã ăn rồi”. Quay sang bà Ê-va Chúa hỏi: "Sao ngƣơi lại làm

điều quấy nhƣ vậy?" Bà Ê-va cũng đổ lỗi cho ngƣời khác, bà nói: "Thƣa Chúa,
vì con rắn kia dụ dỗ con nên con đã ăn trái cây Chúa cấm".

10 /130


Vì khơng vâng lời Chúa, ơng A-đam và bà Ê-va đã phạm tội với Ngài.
Đã thế, cả hai ông bà đều khơng nhận lỗi mà tìm cách đổ lỗi cho ngƣời khác.
Từ đó hai ơng bà bị đuổi ra khỏi vƣờn Địa đàng. Đời sống ơng bà khơng cịn an
vui và hạnh phúc nữa, mà bắt đầu đầy dẫy khó khăn, bệnh tật và đau khổ. Hai
ông bà cũng phải làm việc thật là vất vả mới có đủ ăn. Nhƣng điều đáng buồn
hơn cả là ơng bà khơng cịn đƣợc ở gần bên Chúa, cũng khơng đƣợc trị chuyện
thân mật với Ngài nhƣ trƣớc nữa.
Theo con đƣờng dốc đi lên đến điểm dừng chân nơi có hình ảnh các
thiên thần nhỏ bé trong giờ hát thánh ca. Tƣợng chúa với những con chiên
ngoan đạo.
Điểm dừng tiếp theo là tƣợng Thánh Môi Se với 10 điều răn của
chúa:
Trên sƣờn núi, theo đƣờng dốc đi lên phía bên tay phải một pho tƣợng
mơ tả hình một ngƣời mang trên đơi tay hai tấm bảng có đề chữ số La Mã từ số
I đến số X. Đó chính là thánh Mơi Se, ngƣời đƣợc Đức Chúa giao đi rao giảng
những điều răn của Chúa, 10 điều răn đó là:
1. Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự.
"Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa
của ngƣơi, đã đƣa ngƣơi ra khỏi
Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ."Ngƣơi
khơng đƣợc có thần nào khác đối
nghịch với Ta."Ngƣơi khơng đƣợc
tạc tƣợng vẽ hình bất cứ vật gì ở
trên trời cao cũng nhƣ dƣới đất

thấp, hoặc ở trong nƣớc phía dƣới
mặt đất, để mà thờ.
"Ngƣơi không đƣợc phủ phục
trƣớc những thứ đó mà phụng thờ:
vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa
của ngƣơi, là một vị thần ghen
tuông. Đối với những kẻ ghét Ta,
Ta phạt con cháu đến ba bốn đời
vì tội lỗi của cha ơng. Cịn với
những ai u mến Ta và giữ các

Thánh Môi Se với mƣời điều răn của Chúa
ảnh Đoàn Văn Tỵ

11 /130


2.

3.

4.

5.
6.
7.
8.
9.

mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.

Không đƣợc lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục tầm
thƣờng.
"Ngƣơi không đƣợc dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngƣơi một
cách sơ suất, vì Thiên Chúa không dung tha kẻ dùng danh Ngƣời một
cách sơ suất.
Dành ngày Chúa Nhật để thờ phụng Thiên Chúa.
"Ngƣơi hãy giữ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh, nhƣ ĐỨC CHÚA,
Thiên Chúa của ngƣơi, đã truyền cho ngƣơi. Trong sáu ngày, ngƣơi sẽ
lao động và làm mọi công việc của ngƣơi. Cịn ngày thứ bảy là ngày sabát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngƣơi. Ngày đó, ngƣơi khơng
đƣợc làm công việc nào, cả ngƣơi, cũng nhƣ con trai con gái, tơi tớ nam
nữ, bị lừa và mọi gia súc của ngƣơi, và ngoại kiều ở trong thành của
ngƣơi, để tôi tớ nam nữ của ngƣơi đƣợc nghỉ nhƣ ngƣơi. Ngƣơi hãy nhớ
ngƣơi đã làm nô lệ tại đất Ai-cập, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của
ngƣơi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đƣa ngƣơi ra khỏi đó. Bởi
vậy, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngƣơi đã truyền cho ngƣơi cữ hành
ngày sa-bát.
Thảo kính Cha mẹ.
"Ngƣơi hãy thờ cha kính mẹ, nhƣ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngƣơi,
đã truyền cho ngƣơi, để đƣợc sống lâu, và để đƣợc hạnh phúc trên đất
mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa ngƣơi, ban cho ngƣơi.
Không đƣợc giết ngƣời.
"Ngƣơi không đƣợc giết ngƣời”.
Không đƣợc dâm dục.
"Ngƣơi khơng đƣợc ngoại tình”.
Khơng đƣợc tham lam lấy của ngƣời khác.
"Ngƣơi không đƣợc trộm cắp”.
Không đƣợc làm chứng dối, che dấu sự giả dối.
"Ngƣơi không đƣợc làm chứng dối hại ngƣời”.
Không đƣợc ham muốn vợ (hoặc chồng) ngƣời khác.
"Ngƣơi không đƣợc ham muốn vợ ngƣời ta, ngƣơi không đƣợc thèm

muốn nhà của ngƣời ta, đồng ruộng, tôi tớ nam nữ, con bị con lừa, hay
bất cứ vật gì của ngƣời ta".

12 /130


10.Không đƣợc ham muốn của cải trái lẽ.
Tƣợng Xin Vâng mơ tả hình ảnh Đức mẹ
Maria đang bế chúa, khi Chúa chịu chết trên cây
Thánh Giá. Đây là lần thứ hai Đức Mẹ xin vâng,
vâng theo ý của Thiên Chúa. Lần thứ nhất xin
vâng đó là Mẹ của Giê xu, Mary (Maria hoặc
Ma-ri), là một đồng trinh đã mang thai bởi quyền
năng siêu nhiên của Chúa Thánh Linh. Joseph
(Giuse hoặc Giô-sép), chồng của Maria, chỉ đƣợc
nhắc đến trong thời thơ ấu của ngài, dẫn đến
những suy đốn rằng ơng qua đời trƣớc khi Giêxu bắt đầu đi giảng dạy.
Lần thứ 2 xin vâng theo quyền năng của Chúa là con trai của ngƣời, chúa Giê
Xu phải chết để chuộc tội thay cho tổ tơng của ngƣời.
ảnh Đồn Văn Tỵ

Tƣợng
Chúa Ki tơ
quay mặt về
hƣớng
Nam,
nhìn ra biển,
nét mặt bao
dung, nhân từ.
Tƣợng


cao

ảnh Đồn Văn Tỵ

32m, sải tay
dài 18,4m, hai
bàn tay tƣợng
dài 2,2m, ngón
giữa dài 1m,
xung
quanh
đầu tƣợng có 9
tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí, vừa làm thu lơi.
Bên trong tƣợng có cầu thang xoắn ốc, gồm 133 bậc. Ánh sáng chiếu
vào lòng tƣợng qua hệ thống cửa sổ chữ "Thọ" mang phong cách Á Đông. Hai
13 /130


tay áo nhƣ hai ban cơng an tồn để du khách có thể đón gió và ngắm nhìn tồn
cảnh Vũng Tàu từ độ cao hơn 200m.
Tƣợng Chúa Ki tô đƣợc xây dựng trên bệ bê tơng có 4 góc hình cánh
cung, cao 10m, dài 12m. Phía trƣớc bệ trang trí bức phù điêu phỏng theo tác
phẩm "Bữa tiệc li" của danh họa Léonard de Vinci, phía sau là bức tranh phỏng
theo tác phẩm "Đức Chúa trao chìa khóa cho Phêrơ”. Mặc dù làm bằng bê
tơng, bên ngồi tơ đá rửa, nhƣng những đƣờng nét nghệ thuật, cách thể hiện hết
sức mềm mại và sinh động. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và
nghệ thuật cổ điển tôn giáo với bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo cho Tƣợng Chúa
Ki tô núi Nhỏ Vũng Tàu thực sự là một tác phẩm nghệ thuật tôn giáo tầm cỡ
của khu vực. Giới kiến trúc trong nƣớc cho rằng đây là bức Tƣợng Chúa Ki Tô

cao nhất thế giới, hơn cả bức Tƣợng Chúa Ki tô ở Rio de Janeiro (Brazin) vốn
do hai Giáo hội của hai quốc gia Brazin và Argentina hợp tác xây dựng (cao
26m, sải tay dài 10m), trên một ngọn núi có cảnh quan giống núi Nhỏ Vũng
Tàu.
Ơ cửa sổ hình chữ Thọ, mang nét kiến trúc Á ĐơngTƣợng Chúa Giang Tay.
Vịng xung quanh bệ tƣợng là 4 bức Phù điêu, ta sẽ lần lƣợt giới thiệu
từng bức phù điêu
Bức phù điêu” Bữa tiệc li:
Bức phù
điêu đầu tiên mà
du khách thấy
đó là bức phù
điêu mơ tả Chúa
và 12 tông đồ
của Chúa đƣợc
mô phỏng theo
bức tranh nổi tiếng của danh họa thế giới Léonard de Vinci, với tiêu đề "Bữa
tiệc li" do nhóm điêu khắc gia Văn Nhân thể hiện.
Nội dung chính bức phù điêu muốn đề cập đến nhƣ sau:

14 /130


Mƣời hai Sứ đồ
Đức Giê-su bị bắt
Giu-đa, một ngƣời trong
nhóm Mƣời Hai tông đồ của
Chúa đã đến. Cùng đi với
hắn, có cả một đám ngƣời
đơng đảo mang gƣơm giáo

gậy gộc. Họ đƣợc các thƣợng
tế và kỳ mục trong dân sai
đến. Kẻ nộp Ngƣời đã cho họ
một dấu hiệu, hắn dặn rằng:
"Tơi hơn ai thì chính là ngƣời
đó. Các anh bắt lấy! " Ngay
lúc đó, Giu-Đa tiến lại gần
Đức Giê-su và nói: "Ráp-bi,
xin chào Thầy! ", rồi hơn
Ngƣời. Đức Giê-su bảo hắn:
"Này bạn, bạn đến đây làm gì
thì cứ làm đi!" Bấy giờ họ
tiến đến, ra tay bắt Đức Giêsu. Một trong những kẻ theo
Đức Giê-su liền vung tay
tuốt gƣơm ra, chém phải tên
đầy tớ của thƣợng tế, làm nó
đứt tai. Đức Giê-su bảo
ngƣời ấy: "Hãy xỏ gƣơm vào
vỏ, vì tất cả những ai cầm
gƣơm sẽ chết vì gƣơm. Hay
anh tƣởng là Thầy không thể
kêu cứu với Cha Thầy sao?
Ngƣời sẽ cấp ngay cho Thầy
hơn mƣời hai đạo binh thiên
thần! Nhƣng nhƣ thế, thì lời
Kinh Thánh ứng nghiệm sao

Bữa Tiệc li.
ảnh Đồn- Văn
Lêơna Đơ Vanhxi (1452-1519)

họa Tỵ

thiên tài, đồng thời là nhà điêu khắc, kiến
trúc sư và bác học toàn năng người Italia.
Lêơna đã sáng tác nhiều bức tranh có giá
trị, một số bức tượng được nhiều người
hâm mộ, nhưng hiện nay chỉ còn lại một số
bức tranh như bức chân dung La Giôcông,
Đức mẹ đồng trinh trong hang đá, Bữa cơm
cuối cùng. Nhìn bức họa Đức mẹ đồng trinh
trong hang đá, người ta không thấy đây là
một bức tranh tôn giáo, mà chỉ thấy cảnh
gia đình êm ấm, tình mẫu tử sâu sắc. Trong
bức họa Bữa ăn cuối cùng của chúa Giêsu
với 12 tông đồ, họa sĩ đã thể hiện các tâm
tư phức tạp của các tông đồ khi nghe chúa
Giêsu cơng bố có kẻ phản bội. Đặc biệt tên
phản chúa Giuda đã được ông bỏ ra hàng
năm trời đi nghiên cứu bộ mặt những tên du
đãng vô lại để thể hiện.
Lêơna đơ Vanhxi cịn là nhà bác học, kỹ sư
lỗi lạc, có nhiều phát minh trong nhiều
ngành khoa học và nhiều sáng chế máy móc
đi trước thời đại rất xa. Ông đã khám phá
ra sự tự quay của Trái Đất (trước
Côpecnich 40 năm), đi sâu vào nhiều ngành
khoa học, đặc biệt rất quan tâm đến lý
thuyết và phương pháp thực nghiệm. Ông
cũng đã để lại rất nhiều bản đồ án thiết kế
về các cơng trình qn sự, xây dựng và

công nghệ. Rất tiếc là thời đại của ông
chưa cho phép ông thực hiện được những
điều mong ước. Lêôna đơ Vanhxi sống phần
lớn thời gian ở Italia, đến năm 1516, theo
lời mời của vua Pháp, ông sang Pháp và ba
năm sau, ơng mất ở bên đó.

15 /130


đƣợc? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra nhƣ vậy." Vào giờ ấy Đức Giê-su nói với
đám đơng: "Tơi là một tên cƣớp sao mà các ông đem gƣơm giáo gậy gộc đến
bắt? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ơng khơng bắt.
Nhƣng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách
Các Ngôn Sứ "Bấy giờ các
1. Simon đƣợc Chúa Giê-su gọi là Peter – trong
môn đệ bỏ Ngƣời mà chạy
tiếng Việt là Phê-rô hoặc Phi-e-rơ nghĩa là đá.
Ông là một ngƣ phủ đến từ thành Bethsaida xứ
trốn hết”.
Galilee (Phúc âm Giăng 1. 44; 12. 21).
2. Andrew, em của Peter, ngƣ phủ thành
Bethsaida và là một môn đồ của Giăng Báp-tít
(John the Baptist).
3. James "Lớn" (trong tiếng Việt là Giacôbê hoặc
Gia-cơ).
4. John (Gioan hay Giăng), con của Zebedee,
đƣợc Chúa Giê-xu gọi là Boanerges (theo tiếng
Aram nghĩa là "Con trai của sấm sét" – Mark 3.
17).

5. Philip ngƣời thành Bethsaida xứ Galilee (John
1. 44, 12. 21).
6. Bartholomew, “con trai của Talemai”, thƣờng
đƣợc gọi là Nathanael.
7. Thomas, cũng gọi là Thomas Didymus, tiếng
Aram T’oma’, “sinh đôi”, tiếng Hi Lạp
Didymous, cũng có nghĩa là “sinh đơi”.
8. James "Nhỏ"
9. Matthew (Mát-thêu hoặc Ma-thi-ơ), ngƣời thâu
thuế, đôi khi đƣợc cho là Levi, con trai của
Alphaeus.
10. Simon ngƣời Canaan.
11. Judas Iscariot "kẻ bội phản"; đƣợc cho là ngƣời
muốn phục hồi quốc gia Do Thái; sau khi Judas
Iscariot tự vẫn, Matthias đƣợc chọn vào chỗ
của Judas Iscariot trong vòng các sứ đồ.
12. Thaddaeus, trong Phúc âm Luca gọi là Judas,
con của James.

Mƣời hai Sứ đồ, Sứ
đồ có nghĩa là "ngƣời đƣợc
sai phái", "sứ giả", cịn
đƣợc gọi là Mƣời hai
Tơng đồ hoặc Mƣời hai
thánh Tơng đồ, là những
ngƣời Do Thái xứ Galilée
đƣợc tuyển chọn trong số
các môn đồ, rồi đƣợc sai
phái bởi Chúa Giê-su đi
rao giảng Phúc âm cho

ngƣời Do Thái và các dân
tộc khác.
"Ngài gọi các môn
đồ đến, chọn mƣời hai
ngƣời, gọi là sứ đồ".
Nhiệm vụ của các
sứ đồ là thuyết giảng, dạy
dỗ và quản trị. Lời giảng
của họ lập nên trên mối
quan hệ thân cận mà họ
từng có với Chúa Giêsu,
sự dạy dỗ mà họ nhận lãnh
từ ngài và lời chứng của
họ về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Họ gánh vác trách nhiệm chăm sóc đời
sống và phúc lợi của cộng đồng Cơ Đốc giáo còn non trẻ. Khi hội thánh phát

16 /130


triển đến nhiều vùng khác, các sứ đồ phải dành nhiều thì giờ hơn để chăm sóc
các nhóm tín hữu sống rải rác nhiều nơi.
gồm có:
Simon,Andrew,James"Lớn",John (Gioan hay Giăng), Philip
Bartholomew,.Thomas, cũng gọi là Thomas Didymus, James "Nhỏ", Matthew
(Mát-thêu hoặc Ma-thi-ơ), Simon ngƣời Canaan, Judas Iscariot "kẻ bội phản";
Thaddaeus.
Các sứ đồ khác
Judas Iscariot
Theo các sách Phúc âm, Judas là kẻ phản bội Chúa Giêsu rồi sau đó treo cổ
tự sát, khi ấy chỉ còn lại 11 sứ đồ. Theo ký thuật của sách Cơng vụ các sứ đồ 1.

16-20, Peter nói rằng "...Judas, người dẫn đường cho họ đến bắt Chúa Giêsu ...
Vì (Judas) thuộc về chúng ta, và đã nhận phần trong chức vụ này ... đã được
tiên báo trong sách Thi thiên rằng: Nguyền chỗ nó ở trở nên hoang loạn, chớ
có ai ở đó; lại rằng: Nguyền cho có một người khác nhận lấy chức nó".
Matthias
Sau khi Chúa Giê-xu về trời, các sứ đồ họp nhau lại để chọn sứ đồ thứ 12
thế chỗ của Judas Iscariot theo cách bắt thăm, cách mà ngƣời Do Thái thƣờng
dùng để xem ai là ngƣời đƣợc chọn theo ý của Thiên Chúa. Thăm trúng vào
Matthias, ngƣời này trở nên sứ đồ thứ mƣời hai.
Cũng cần lƣu ý rằng, về sau, khi các sứ đồ lần lƣợt qua đời, không ai đƣợc
tuyển chọn để thay thế các vị này.
Bức phù điêu Báo Thiên Chúa Giáng sinh:

Bức phù điêu báo tin Chúa ra đời. ảnh Đoàn Văn Tỵ
17 /130


Khi đức chúa ra đời tự nhiên trên bầu trời xuất hiện vì sao lạ, ngơi sao
này tỏa sáng và dẫn đƣờng cho ba vị đạo sỹ Phƣơng Đơng tìm đến bái lạy chúa
hài đồng. Họ dâng lên chúa hài đồng vàng, mộc dƣợc và nhũ hƣơng. Bức phù
điêu mô tả cảnh ba đạo sỹ bái lạy, Đức mẹ Maria bế Chúa hài đồng và Đức cha
Giu se đứng ở phía sau.
Bức phù điêu "Đức Chúa trao chìa khóa cho Phêrơ”:

Trao chìa khóa cho Phê Rơ. ảnh Đồn Văn Tỵ
Bức tranh mô tả lúc trƣớc khi chúa đi chịu tội cho tổ tơng, chúa trao lại
quyền của mình cho thánh Phê Rơ với câu nói: “Thầy bảo với anh: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và
quyền lực tử thần sẽ khơng thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước
Trời. Anh cầm buộc gì dưới đất, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; anh tháo
cởi điều gì dưới đất, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".

Bức phù điêu “Tịa án Philatơ”.
Đức Giê-su ra
trƣớc Thƣợng
Hội Đồng
Họ bắt Đức
Giêsu, rồi điệu
đến thƣợng tế
Cai-pha. Các
kinh sƣ và kỳ
Bức Phù điêu – Tịa án Phi La Tơ. ảnh Đồn Văn Tỵ
mục đã tề tựu
18 /130


sẵn đó. Ơng Phê-rơ theo Ngƣời xa xa, đến tận dinh thƣợng tế. Ông vào bên
trong ngồi với bọn thuộc hạ, xem kết cuộc ra sao.
Còn các thƣợng tế và tồn thể Thƣợng Hội Đồng thì tìm chứng gian buộc tội
Đức Giêsu để lên án tử hình. Nhƣng họ tìm khơng ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã
đứng ra làm chứng gian. Sau cùng, có hai ngƣời bƣớc ra, khai rằng: "Tên này
đã nói: tơi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày, sẽ xây cất
lại." Bấy giờ vị thƣợng tế đứng lên hỏi Đức Giê-su: "Ơng khơng nói lại đƣợc
một lời sao? Mấy ngƣời này tố cáo ơng gì đó? " Nhƣng Đức Giê-su vẫn làm
thinh. Vị thƣợng tế nói với Ngƣời: "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tơi
truyền cho ơng phải nói cho chúng tơi biết: ơng có phải là Đấng Ki-tơ Con
Thiên Chúa khơng?" Đức Giê-su trả lời: "Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tơi nói
cho các ơng hay: từ nay, các ơng sẽ thấy Con Ngƣời ngự bên hữu Đấng Toàn
Năng và ngự giá mây trời mà đến." Bấy giờ vị thƣợng tế liền xé áo mình ra và
nói: "Hắn nói phạm thƣợng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa
nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao? " Họ liền đáp: "Hắn đáng
chết! "

Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Ngƣời. Có kẻ lại tát Ngƣời và nói:
"Ơng Ki-tơ ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tơi nghe đi: ai đánh ơng đó?
Đức Giê-su ra trƣớc tịa tổng trấn Phi-La-Tơ Đức Giêsu bị điệu ra
trƣớc mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Ngƣời: "Ông là vua dân Do-thái sao? " Đức
Giêsu trả lời: "Chính ngài nói đó." Nhƣng khi các thƣợng tế và kỳ mục tố
Ngƣời, thì Ngƣời khơng trả lời một tiếng. Bấy giờ ơng Phi-La-Tơ hỏi Ngƣời:
"Ơng khơng nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ơng đó sao? " Nhƣng
Đức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc
nhiên.
Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho dân chúng một ngƣời
tù, tùy ý họ muốn. Mà khi ấy có một ngƣời tù khét tiếng, tên là Ba-ra-ba. Vậy
khi đám đông đã tụ họp lại, thì tổng trấn Phi-La-Tơ nói với họ: "Các ngƣơi
muốn ta phóng thích ai cho các ngƣơi đây? Ba-Ra-Ba hay Giêsu, cũng gọi là
Ki-Tô? " Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Ngƣời.
Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, thì bà vợ sai ngƣời đến nói với ơng: "Ơng
đừng nhúng tay vào vụ xử ngƣời cơng chính này, vì hơm nay, tơi chiêm bao
thấy mình phải khổ nhiều vì ơng ấy."
19 /130


hữ Ω và α

àn Văn Tỳ

Nhƣng các thƣợng tế và kỳ mục lại xúi đám đơng địi tha tên Ba-Ra-Ba
mà giết Đức Giêsu. Tổng trấn hỏi họ: "Trong hai ngƣời này, các ngƣời muốn ta
tha ai cho các ngƣời? " Họ thƣa: "Ba-Ra-Ba! " Tổng trấn Phi-La-Tơ nói tiếp:
"Thế cịn ông Giê-su, cũng gọi là Ki-Tô, ta sẽ làm gì đây? " Mọi ngƣời đồng
thanh: "Đóng đinh nó vào thập giá! " Tổng trấn lại nói: "Thế ơng ấy đã làm
điều gì gian ác? " Họ càng la to: "Đóng đinh nó vào thập giá! " Tổng trấn PhiLa-Tơ thấy đã chẳng đƣợc ích gì mà cịn thêm náo động, nên lấy nƣớc rửa tay

trƣớc mặt đám đơng mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu ngƣời này. Mặc các
ngƣời liệu lấy! " Toàn dân đáp lại: "Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con
cháu chúng tôi! "
Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Ba-Ra-Ba cho họ, cịn Đức Giêsu, thì ơng
truyền đánh địn, rồi trao cho họ đóng đinh vào thập giá.
Hành lang trên bệ tƣợng chúa:

Hành lang trên tƣợng chúa có gắn các hình hoa văn chữ Ω và α có nghĩa
là Ơ Mê Ga và An Pha với ý nghĩa Chúa là ngƣời đầu tiên và Chúa cũng là
ngƣời cuối cùng không ai thay thế đƣợc.
Trận địa pháo cổ:
Di tích “Trận địa pháo cổ” núi Nhỏ là cơng trình qn sự trong hệ thống
phịng thủ chiến lƣợc do Thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX nhằm khống chế và kiểm sốt tàu, thuyền ra vào cửa biển Sài Gịn Vũng
Tàu.
Di tích đã đƣợc Bộ Văn hóa Thơng tin cơng nhận xếp hạng cấp Quốc gia
tại quyết định số 57.VH/QĐ ngày 18/01/1993.
Kết luận về điểm tham quan: Học sinh, sinh viên sẽ tự đƣa ra những ý
kiến của mình để kết thúc buổi tham quan tại điểm tham quan. Thí dụ những
Tƣợng Chúa Giang Tay
ảnh Đoàn Văn Tỵ

20 /130


nhận xét về điểm tham quan, những ý kiến của du khách đánh giá, nhận xét về
điểm tham quan …
Lời cảm ơn đối với đồn khách của mình. Hẹn gặp lại trong các dịp khác
ở những điểm du lịch khác v.v …


21 /130


Thực hành hƣớng dẫn tại điểm:

Điểm du lịch
2. ĐÌNH THẦN THẮNG TAM
Điểm này ngoài việc học được phương pháp hướng dẫn tại điểm du lịch
có tính tơn giáo, người học được trang bị kiến thức thực tế về văn hóa Việt
Nam, đặc biệt hiểu biết về đình làng Việt Nam. Nắm vững những kiến thức này
hướng dẫn viên du lịch có thể vận dụng cho mọi điểm du lịch có gắn với văn
hóa làng xã của Việt Nam.
Điểm du lịch này có thể đến thăm trong giờ hành chính trong suốt cả
ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật. Nơi tơn nghiêm trang phục nghiêm túc.
Đình Thắng Tam có thế : “Án sơn tụ thuỷ” đƣợc sáng lập và khởi cơng
xây dựng vào năm Canh Thìn 1820, thờ thành hồng và các thần hộ quốc, thời
triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX, đến đời vua Thiệu Trị 1845 - 1846, Vua Tự Đức
năm 1850, Đình thần Thắng Tam đƣợc tặng cấp 03 Đạo sắc Đại Càn quốc gia
Nam hải tứ vị thƣợng đẳng thần. Năm 1853vua Tự Đức tặng cấp 01 Đạo sắc
Thành hoàng chi thần.
Lễ cúng yên và tri ân các vị tiền bối hàng năm đƣợc tổ chức vào các
ngày 17,18, 19 tháng Hai âm lịch.

I.

Xác định điểm dừng:

1. Cổng đình (Nghi mơn): Giới thiệu vị trí, năm xây dựng, kiểu kiến trúc
của cổng đình. Hai bức phù điêu phía ngồi cổng, hai bức phù điêu từ
bên trong cổng nhìn ra.

2. Sân đình: Tại đây giới thiệu về ý nghĩa của cái Đình nói chung trong văn
hóa Việt Nam.
3. Ngôi Tiền Hiền: Là nơi thờ phụng các vị tiền bối đã có cơng lập làng và
phụng sự triều đình đã qua đời.
4. Ngơi chánh điện (Đình Trung): Với các ban thờ theo sơ đồ.
5. Sân khấu võ ca.

22 /130


I . Lần lƣợt hƣớng dẫn tham quan:

1. Cổng đình:

MIẾU BÀ
NGŨ HÀNH

ĐÌNH THẦN THẮNG TAM

LĂNG CÁ
ƠNG

SƠ ĐỒ CỔNG ĐÌNH THẦN THẮNG TAM NHÌN TỪ NGỒI VÀO
a. Phía ngồi cổng nhìn vào:
- Bên trên là Lƣỡng long tranh châu.
- Nghi môn với bên phải là cổng vào Lăng Cá Ông. Bên trái là cổng vào
Miếu bà Ngũ Hành.
- Ở giữa dòng chữ ĐÌNH THẮNG TAM – năm Kỷ Dậu –
- Địa chỉ số 77 đƣờng Hoàng Hoa Thám Vũng Tàu.
- Hai bên tƣờng rào hai bức phù điêu:

+ Bức phù điêu bên tay phải (ngồi nhìn vào) cảnh Cá vƣợt vũ môn với
câu đối: “Thanh vân long hiển giang môn thần, Vũ môn ngự nƣớc tế an
dân”.
+ Bức phù điêu bên tay trái (ngồi nhìn vào) Tranh hổ với câu: “Phục
thần hộ dân an lạc nghiệp, Hộ quốc chầu quân thạnh cơ đồ”.

23 /130


b. Phía bên trong cổng nhìn ra:

Bức tranh
hoa sen

ĐÌNH THẦN THẮNG TAM

Kim quy
mang quà

SƠ ĐỒ CỔNG ĐÌNH THẦN THẮNG TAM NHÌN TỪ TRONG RA
 Giải thích hai bức phù điêu:
Bức bên phải từ trong nhìn ra: Bát Tiên quá hải.
Bức bên trái từ trong nhìn ra: Cá hóa Rồng.

2. Sân đình:
Nguồn gốc, tên gọi cái Đình làng Việt Nam
Từ xƣa đến nay, ngƣời dân Việt Nam vẫn thƣờng gọi chung đình chùa,
nhƣng trên thực tế, đình và chùa khơng cùng một ý thức văn hóa. Chùa là nơi
thờ Phật, ít nhiều có ảnh hƣởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa.
Cịn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của

ngƣời Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai
diễn những nét tài năng, tƣ duy của dân làng, nhất là về tín ngƣỡng, nơi để thờ
thần Thành Hồng làng, ngƣời có cơng với dân, cứu nƣớc, giữ nƣớc hoặc giúp
dân nghề nghiệp sinh sống.

24 /130


Đình làng là một cơng trình kiến trúc thƣờng có ở làng quê miền Bắc
Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của ngƣời dân.
Trƣớc kia theo tình hình chung của cả nƣớc, đình của các làng mạc Việt
Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 vua Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp
tƣợng phật ở đình qn. Đình làng có kiến trúc lớn nhất làng và là trung tâm
văn hóa. Cho đến thế kỷ thứ XV vẫn chƣa phổ biến. Có lẽ sự phát triển nho
giáo cuối thế kỷ XV đã cấy dần Thành hồng vào đình làng. Khởi đầu là đình
Quảng Văn (1489). Nhƣng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì thành
hồng chỉ gặp từ thế kỷ XVI. Trƣớc đây đình chỉ có 3 gian và 2 chái. Gian giữa
khơng có sạp, trong gian thờ thành hồng. Cuối thế kỷ XVII từ gian giữa và
kéo dài về sau gọi là chi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ đinh. Cuối thế
kỷ thứ XVII nhất là thế kỷ XIX, đình làng đƣợc bổ xung tòa tiền tế.
Kiến trúc truyền thống đƣợc xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật
phong thuỷ. Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và
chạm khắc.
Đình làng thƣờng là một ngôi nhà to, rộng đƣợc dựng bằng những cột lim tròn
to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình
cũng làm tồn bằng gỗ lim. Tƣờng đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi
hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt
nguyệt.
Sân đình đƣợc lát gạch. Trƣớc đình có hai cột trụ cao vút, trên đình đƣợc tạc
hình con Nghê.

Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành
hoàng. Một chiếc trống cái cũng đƣợc để trong đình để đánh vang lên theo nhịp
ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính cơng việc của làng.
Mái cong của đình khơng giống với bất cứ một mái cong nào của vùng Đông
Nam Á, kể cả Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và
vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là tâu đao lá mái,
không do vôi vữa đắp thành.
Hội làng thƣờng đƣợc tổ chức ở sân đình, trong hội làng, dân làng
thƣờng diễn Hèm. Theo tự điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học, Hèm có
nghĩa là trị diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần thờ trong làng, những điều
kiêng kỵ của thần... Việc Việt hóa, dân dã hóa vị ''Thành Hồng'' bằng cách
triều đình ''tấn phong'' cho các thần linh của thơn xã chức Thành Hồng làng đã

25 /130


×