Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC HƯNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG
TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý đất đai
60.85.01.03
PGS.TS. Nguyễn Như Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn



Nguyễn Ngọc Hưng

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Hà người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tơi nghiên cứu và hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc địa - Bản đồ, các
thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Đất Đai - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng
dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn UBND thị xã Đơng Triều, phịng Tài ngun và Mơi
trường thị xã Đơng Triều, đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các
xã Yên Thọ, xã Hồng Phong, xã Tân Việt của thị xã Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh đã
giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương và cá nhân của các hộ gia đình
để tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn này./.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hưng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Giả thiết khoa học....................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2


1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn.................................................................. 2

1.5.1.

Những đóng góp mới về khoa học của luận văn.................................................... 2

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Chính sách giao đất sản xuất nơng nghiệp.............................................................. 4

2.1.1.

Chính sách giao đất sản xuất nơng nghiệp ở nước ngồi..................................... 4

2.1.2.

Chính sách giao đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam........................................ 5

2.2.

Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp......................................................... 11

2.2.1.


Khái niệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................. 11

2.2.2.

Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nơng nghiệp................................................. 13

2.3.

Cơng tác dồn điền, đổi thửa.................................................................................... 18

2.3.1.

Tình trạng manh mún đất đai và sự cần thiết phải dồn điền đổi thửa ở
Việt Nam.................................................................................................................... 18

2.3.2.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam.............................................................. 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 26

iii



3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 26

3.4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh ........26

3.4.2.

Tình hình thục hiện cơng tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều
tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................... 26

3.4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều

tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................... 26
3.4.4.

Đề xuất các giải pháp cho công tác dồn điền đổi thửa ....................................... 27

3.5.


Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 27

3.5.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp...................................................................... 27

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và trình bày kết quả ................................. 27

3.5.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................ 28

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền thửa .........................28

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 29
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh . . .29


4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của thị xã Đông Triều tỉnh Quản Ninh................................ 29

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều tỉnh Quản Ninh ....................33

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thị xã Đông Triều
tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................... 39

4.2.

Tình hình thực hiện cơng tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều ............40

4.2.1

Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa............................................................. 40

4.2.2.

Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị xã Đông Triều ...............41

4.2.3.

Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại thị thị xã Đông Triều
giai đoạn 2010 – 2014............................................................................................. 44


4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều ....48

4.3.1.

Ảnh hưởng của cơng tác dồn điền đổi thửa đến tình trạng đất cơng ích ..........48

4.3.2.

Ảnh hưởng của cơng tác DĐĐT đến cơ sở hạ tầng cho SXNN........................50

4.3.3.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến hiệu quả sản xuất NN..............53

4.3.4.

Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến một số chỉ tiêu xã hội và môi trường

tại thị xã Đông Triều................................................................................................ 60

iv


4.3.5.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến công tác quản lý đất đai..........64


4.3.6.

Đánh giá của người dân về công tác DĐĐT ở 3 xã nghiên cứu ........................65

4.3.7.

Một số tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều ............68

4.4.

Đề xuất các giải pháp cho hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác dồn điền

đổi thửa tại thị xã Đông Triều 68
4.4.1.

Giải pháp phải nhằm giải quyết những tồn tại trong công tác DĐĐT .............68

4.4.2.

Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa ............69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 72
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 72

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 73


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 74
Phụ lục....................................................................................................................................... 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCH/TW

Ban Chấp hành Trung ương

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

CT-TƯ

Chỉ thị Trung ương


DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐVT

Đơn vị tính

GCN

Giấy chứng nhận

GTNC

Giá trị ngày cơng

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HTX


Hợp tác xã

HTXSXNN

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

KH-UBND

Kế hoạch Ủy ban nhân dân

NQ/TW

Nghị quyết Trung ương

NQ-CP

Nghị quyết Chính phủ

QĐ-UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TNHH

Thu nhập hỗn hợp


UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước............................ 19

Bảng 4.1.

Cơ cấu nền kinh tế thị xã Đông Triều năm 2015.......................................... 34

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 thị xã Đông Triều ...........37

Bảng 4.3.

Kết quả thực hiện công tác DĐĐT thị xã Đông Triều 2009 - 2014 ..........44

Bảng 4.4.


Một số loại hình sử dụng đất chính của thị xã Đơng Triều trước và
sau dồn điền đổi thửa 45

Bảng 4.5.

Thực trạng ruộng đất tại các xã nghiên cứu trước DĐĐT và sau DĐĐT .48

Bảng 4.6.

Đất cơng ích trước và sau DĐĐT của các xã nghiên cứu ........................... 49

Bảng 4.7.

Giá thầu đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa ................................. 49

Bảng 4.8.

Tác động của DĐĐT đến diện tích bờ thửa tại các xã nghiên cứu ............50

Bảng 4.9.

Diện tích đất giao thơng, thuỷ lợi tại các xã nghiên cứu trước và sau
DĐĐT 51

Bảng 4.10. Tình trạng tưới, tiêu đất sản xuất nơng nghiệp tại các xã nghiên cứu
trước và sau DĐĐT

52


Bảng 4.11. Mua máy móc trước và sau dồn điền đổi thửa............................................... 53
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của 3 xã nghiên cứu trước
dồn điền đổi thửa

54

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của 3 xã nghiên cứu sau dồn
điền đổi thửa

55

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp trước dồn
điền đổi thửa

56

Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất nông nghiệp sau dồn
điền đổi thửa

58

Bảng 4.16. So sánh hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất 2 lúa trước và sau
DĐĐT tại các xã nghiên cứu (tính theo giá thời năm 2015)

59

Bảng 4.17. Tỷ lệ hộ khá, trung bình và hộ nghèo tại các xã nghiên cứu trước và
sau DĐĐT

60


Bảng 4.18. Công lao động và giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất
chính tại các xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT

61

Bảng 4.19. Tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng chính tại các xã nghiên
cứu trước và sau dồn điền đổi thửa

63

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác QLNN về đất đai............................... 64
Bảng 4.21. Đánh giá của người dân về công tác DĐĐT.................................................. 65

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Cơ cấu sử dụng đất thị xã Đơng Triều năm 2015......................................... 37

Hình 4.2.

Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp thị xã Đơng Triều năm 2015 ..................38

Hình 4.3.

Sơ đồ quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ...................43


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Hưng
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh và nâng cao công tác dồn điền đổi
thửa trong thời gian tới cho thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chọn điểm điều tra.
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
+ Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp kết quả và trình bày.
- Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa.
Kết quả nghiên cứu chính
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh +
Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí hậu, thuỷ văn; Tài ngun đất
+ Đặc điểm kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân, thu nhập
bình quân; Cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi,…); Dân số, lao động.

Đánh giá hiện trạng công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh:
+
Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều.
+
Chủ trương, kế hoạch dồn điền đổi thửa tại thị xã Đơng Triều.
+
Sự đồng thuận của người dân.
+
Đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều.
Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh:
+ Sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hộ nông dân.
+ Khả năng phát huy cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, khả năng đầu tư cho sản
xuất, áp dụng các phương tiện máy móc vào đồng ruộng của các hộ nông
dân. + Ảnh hưởng đến xã hội và môi trường.

ix


+ Ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn nghiên
cứu. - Đề xuất các giải pháp cho công tác dồn điền đổi thửa
+
Giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác dồn điền đổi thửa.
+
Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa.
Kết luận chủ yếu của luận văn
Thị xã Đông Triều nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh của tỉnh Quảng Ninh, nơi
sản xuất nơng nghiệp cịn đóng vai trị quan trọng với 56,65% dân số sống ở nông thôn
và đang sử dụng diện tích đất nơng nghiệp 25.507,33 ha. Để tạo điều kiện thuận lợi

cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương đã và đang tiến hành công tác
dồn điền đổi thửa.
Tính đến hết tháng 12/2014 thị xã Đông Triều đã thực hiện dồn điền đổi thửa
được tại 18/21 xã. Trước dồn điền đổi thửa bình quân mỗi hộ có 6,4 thửa/hộ với diện
2
tích bình qn 375,38 m /thửa, sau khi dồn điền đổi thửa bình quân mỗi hộ chỉ cịn
2

2,13 thửa/hộ với diện tích trung bình 1199,23 m /thửa.
Cơng tác dồn điền đổi thửa đã có tác dụng tốt tới:
+
Tình trạng đất cơng ích: Tỷ lệ đất cơng ích đề giảm và mức độ phân bổ đất cơng
ích đã gọn vùng, gọn khu.
+
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp: Diện tích đường giao thơng nội
đồng tăng từ 21 – 25% so với trước dồn điền đổi thửa đã đáp ứng được phần lớn nhu
cầu của người dân trong việc đi lại và vận chuyển nơng sản. Diện tích đất thủy lợi tăng
mạnh từ 25 – 85% so với trước dồn điền đổi thửa giúp tăng diện tích được tưới tiêu
chủ động lên đáng kể.
+
Mức độ đầu tư về số lượng chủng loại máy móc phục vụ cho việc sản xuất nông
nghiệp tăng nhiều hơn so với thời gian trước dồn điền đổi thửa.
+
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp, công tác quản lý đất đai và nhiều chỉ tiêu xã hội
và môi trường tại địa phương. Sau dồn điền đổi thửa hiệu quả kinh tế của các loại hình
sử dụng đất đều tăng, trong đó LUT nuôi trồng thủy sản cho GTSX đạt 700 triệu
đồng/ha (tăng 150 triệu đồng/ha so với trước DĐĐT), LUT các loại hoa có GTSX là
403,15 triệu đồng/ha (tăng 126,29 triệu đồng/ha so với trước DĐĐT). LUT chuyên lúa
GTSX thấp nhất cũng đạt 75,55 triệu đồng/ha (tăng 9,12 triệu đồng/ha so với trước).
Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi

thửa tại thị xã Đông Triều gồm: Thực hiện tốt các quy chế dân chủ cơ sở; Cần có sự hỗ
trợ mạnh mẽ từ cấp trên; Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở cấp cơ
sở; Tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng; Giải pháp về
đẩy nhanh tiến đọ thực hiện công tác dồn điền đổi thửa; Giải pháp về xây dựng hệ
thống giao thông, thủy lợi; Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và giải pháp về thị trường.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Hung
Thesis tile: ‘‘Assessing the current state and proposing several solutions to advance
land consolidation in Dong Trieu town of Quang Ninh providence”.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational Organization: Vietnam national university of Agricultural.
Research objectives
Assessing the current situation of land consolidation in Dong Trieu town Quang
Ninh Province.
Proposed solutions to accelerate and enhance the work of land consolidation in
the near future for the North Eastern town of Quang Ninh province.
Methodology of Research
Dissertation used the following methods to study:
-

Method to choose the investigation site.
Methods of gathering documents and data:


+

Methods of collecting secondary data.

+

Method to collect primary data.

-

Data processing methods, synthesis and presentation of results.
Method to evaluate the effect of the work of land consolidation.

Main findings and conclusions
Dong Trieu town located at the gateway to the west of the province of Quang
Ninh province, where agriculture plays an important role with 56.65 % of the
population live in rural areas and are using agricultural land 25 507, 33 ha. To create
favorable conditions for the development of agricultural production in the locality has
been conducting the work of land consolidation.
By the end of May 12/2014 Dong Trieu town made land consolidation at
commune 18/21. Before consolidation the average household had 6.4 plots /
households with an average area of 375.38 m2/parcels, after land consolidation, the
average household size fell 2.13 plots / central area households 1199.23 per m2/parcel.
Land consolidation work has a good effect to:
+ Public land status: Percentage public land and reducing the level of public
land allocation was neat area, compact area.

xi



+
Infrastructure serving agricultural production: Area infield roads increased from
21-25% over previous land consolidation has met most of the needs of people in the
travel and transportation of agricultural courtyard. Irrigation land area increased from
25-85% over previous land consolidation to increase the area under irrigation initiative
significantly.
+
The level of investment in the number of categories of machinery for the
agricultural production increased by more than the time before land consolidation.
+
Efficient agricultural production, land management and social norms and local
environment. After land consolidation economic effects of different types of land use
are increasing, including aquaculture LUT for production reaches 700 million / ha (up
150 million / ha compared to the previous DDDT), LUT kinds flower production
value is 403.15 million / ha (an increase of 126.29 million / ha compared to the
previous DDDT). LUT specialized rice production value also reached the lowest 75.55
million / ha (up 9.12 million / ha compared to before).
Solutions to improve and enhance the efficiency of the work of land
consolidation in Dong Trieu town include: Successful implementation of grassroots
democracy regulations; There should be strong support from the top; Enhancing the
role of the party leadership, government at the local level; Strengthening propaganda
and education, mobilize the masses; Solutions to accelerate the implementation of land
consolidation; Solutions to build transport systems, irrigation; To speed up the
granting of land use right certificates and solutions on the market.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ lúc lồi người biết trồng trọt và chăn ni đến nay thì vai trị của đất đai
chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó đã trở thành một tư liệu sản xuất khơng gì có
thể thay thế được. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là
khâu bứt phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình
phát triển kinh tế, xã hôi của mỗi quốc gia.
Sau khi đất nước được hồn tồn giải phóng, nhân dân ta bước vào thời kỳ
xây dựng đất nước dựa trên nền nông nghiệp là chủ yếu. Nghị định 64/CP ngày
27/3/1993 của chính phủ về việc giao ruộng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và Luật đất đai
năm 2003 đã mang lại những kết quả và thành tựu to lớn trong phát triển sản xuất
nông nghiệp. Kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế
của đất nước, ổn định chính trị xã hội, đổi mới bộ mặt nông thôn.
Nhưng khi chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP,
để công bằng xã hội: ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần
được chia đều tính trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng
đất bị phân tán manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông
nghịêp trong thời kỳ hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa. Để khắc phục tình trạng manh
mún ruộng đất, việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành
ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng
nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và
khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt được tình hình đó, Đảng và Nhà
nước ta đã đưa ra chủ trương “Dồn điền đổi thửa” để việc sử dụng đất có hiệu quả
hơn.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã
đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã viên.
Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành cơng ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có
những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa
phương là khác nhau: có nơi cơng việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong một vài

tháng là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và

1


tiền của…Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại
các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn
đổi ruộng đất để đưa ra những khuyến nghị hữu ích để cho các địa phương khác
thực hiện việc dồn đổi ruộng đất được hiệu quả hơn.
Để đánh giá được thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị xã
Đông Triều đồng thời nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác
dồn điền đổi thửa; Hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa mang lại chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều – tỉnh Quảng
Ninh”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Tình trạng manh mún đất đai tại thị xã Đông Triều giảm đáng kể sau khi
dồn điền đổi thửa.
Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp tại thị xã Đông Triều sau khi dồn
điền đổi thửa tăng rõ rệt.
Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao cơng tác dồn điền đổi thửa,
qua đó nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa tại thị xã
Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả công tác dồn
điền đổi thửa tại thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian:
+ Cơng tác DĐĐT trên phạm vi tồn thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.

+ Nghiên cứu điểm ở 3 xã của thị xã: Yên Thọ, Hồng Phong và Tân Việt. Thời gian: Thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2009-2014.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Nghiên cứu, đánh giá công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở thị xã
Đông Triều tỉnh Quảng Ninh theo kết quả và tác động của công tác này tới cơ sở

2


hạ tầng của sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và một số chỉ
tiêu xã hội và môi trường
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
-

Đưa ra kế hoạch tổ chức, thực hiện việc dồn điền đổi thửa ruộng đất sản

xuất nơng nghiệp hàng hóa theo hướng CNH-HĐH ở thị xã Đơng Triều.
-

Thực hiện hồn thiện việc dồn điền đổi thửa là tiền đề cho việc lựa chọn

đầu tư có trọng điểm sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, khai thác có hiệu quả tiềm
năng đất đai.
-

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa từ đó đề

xuất được những giải pháp đẩy nhanh và nâng cao công tác dồn điền đổi thửa cho
địa phương.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Chính sách giao đất sản xuất nơng nghiệp ở nước ngồi
Trên thế giới, nơng nghiệp được coi là một lĩnh vực quan trọng không thể
thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Do đó sản xuất nơng
nghiệp khơng những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và cơng
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà cịn sản xuất ra những mặt hàng có giá
trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Trong quá khứ và hiện tại cũng như
trong tương lai, nơng nghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển
của xã hội lồi người, khơng ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao
động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp cịn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đó là mục tiêu phấn đấu của
mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Thành cơng về chính sách cải cách ở Nhật bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài
loan… đã duy trì được mức phát triển nông nghiệp cao và ổn định trong nhiều
năm. Một số nước chưa đạt được mục tiêu chính sách ruộng đất như Philippin, Ấn
Độ….thì gặp khó khăn trong phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nơng nghiệp,
nhưng Chính phủ quản lý mục đích sử dụng đất (chỉ những ai đang sử dụng và sẽ
sử dụng đất nơng nghiệp thì mới có quyền sở hữu đất nơng nghiệp), mặt khác Nhà
nước phát triển công nghiệp để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, thay đổi
mức hạn điền từ 3ha/hộ đến 30 ha/hộ.
Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền
sở hữu ruộng đất của nơng dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng đất,
phải thanh tốn địa tơ bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dung
thực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu

ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha
(đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú nơng có 3 ha
mà sử dụng không hợp lý sẽ bị trưng thu. Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất
của nông dân, luật cải tạo đất nông nghiệp…được ban hành.
Ở Trung Quốc, chính sách đất đai thể hiện trong Luật đất đai ban hành
năm 1987 và Luật Quản lý nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số

4


1(1984) quy định “ Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nơng dân
tăng đầu tư, bồi bổ sức đất thực hiện thâm canh”. Luật đất đai của Trung Quốc quy
định 4 chủ sở hữu đất nông nghiệp ở nông thôn là: tập thể nông dân xã, tập thể
nơng dân nơng thơn tự trị, tập thể nhóm nơng dân và tổ tự trị.
Nhà nước Hoa Kỳ cấp đất đồng thời cho phép mua, bán, cho thuê để hình
thành trang trại (với quy mơ bình qn 299 ha/trang trại).
-

Do điều kiện đất chật người đơng, Chính quyền Đài Loan rất chú trọng

đến tính cơng bằng trong phân phối quỹ đất nơng nghiệp cho nơng dân và sử dụng
đất có hiệu quả. Đất nông nghiệp do nhà nước hoặc các tổ chức xã hội quản lý
được chuyển lại cho nông dân nghèo. Cho nơng dân vay vốn tín dụng để cải tạo
đất, phát triển thủy lợi.
Thái Lan có trên 19 triệu rai đất nơng nghiệp, bình qn 13 rai/hộ. Trên
thực tế đất được phân bố khơng đều chính vì vậy các chính sách đất đai được tập
trung rất nhiều vào vấn đề tổ chức cải cách đất nơng nghiệp.
2.1.2. Chính sách giao đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
a. Chính sách giao đất nơng nghiệp trước năm 1945
Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nước phong kiến Việt

Nam đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà trước hết là việc đưa ra các
chính sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất đai. Chính sách đất đai trước hết
tập trung vào việc thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đai như sở
hữu tư nhân, sở hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nước "Đất vua, chùa
làng".
Mỗi triều đại (Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn) đều lựa chọn cho mình
phương pháp xử lý các mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từng
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêu cầu
xây dựng của nhà nước đương thời. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt Nam
phải mất 31 năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ 17
(1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất, con
đường, khu rừng, núi sông... vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ thành thị đến vùng biên
cương. Cơng trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mơ tồn quốc của Nhà Nguyễn
là cơng trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử quản lý đất đai thời kỳ phong
kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách về
quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở thế kỷ thứ

5


XIX. Hiện nay, nước ta đang lưu giữ 11.000 quyển địa bạ của thời kỳ này và trở
thành một tư liệu lịch sử quý giá của Quốc gia.
Thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn
về ruộng đất ở Nam Kỳ, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ
và Trung Kỳ. Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trên lãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp:
Cơ quan quản lý Trung ương là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ
Trung Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ, về sau trực thuộc Phủ Toàn quyền Đơng Dương;
Cơ quan cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là
chưởng bạ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã tiến
hành đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó cơng việc đo đạc

được triển khai ra khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để thành lập hồ sơ địa
chính phục vụ cho việc thu thuế, quản lý đất đai.
b. Chính sách giao đất nơng nghiệp thời kỳ 1945 – 1975
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển kinh tế của Việt Nam có
mối quan hệ chặt chẽ với các sử dụng đất đai. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng
sản Đơng Dương năm 1930 đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt
Nam: “Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong
kiến giành ruộng đất cho nông dân”. Cách mạng tháng Tám 1945 thành cơng;
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời đánh dấu một kỷ nguyên mới độc lập cho
dân tộc; tự do hạnh phúc cho nhân dân; đã đặt nền móng cho chính sách ruộng đất
của Nhà nước dân chủ nhân dân. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã ban hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, thuế
môn bài, giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động chia
cho nông dân nghèo, chia lại công điền cơng thổ; ngày 20/10/1945 Chính phủ ra
Nghị định giảm thuế 20%.
Tháng 1/1948 Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra
các chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến; tháng 2/1949 Chính phủ ra sắc
lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và chia ruộng đất của thực dân Pháp cho dân
cày; ngày 14/7/1949 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tơ 25% so với mức tơ trước Cách
mạng tháng Tám; Tháng 3/1952 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về sử
dụng đất công điền, công thổ. Đến thời điểm này số ruộng đất công ở 3.035 xã
miền Bắc đã chia cho nơng dân là 184.871 ha, chiếm 77% diện tích đất cơng điền,
cơng thổ ở các địa phương này (Nguyễn Đình Bồng, 2012).

6


Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành cải cách
ruộng đất và kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957); tháng 5/1955 Quốc
Hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nơng nghiệp nhằm khôi phục

kinh tế sau chiến tranh (Khi chiến tranh kết thúc, 140.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang
hóa; 200.000ha khơng có nước tưới); Tháng 8/1955 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa II đã thơng qua chủ trương xây dựng thí điểm hợp tác
xã sản xuất nơng nghiệp (HTXSXNN).
Năm 1955 có 6 HTXSXNN được thành lập ở các tỉnh Phú Thọ, Thái
Nguyên, Thanh Hóa; Năm 1956 có 26 HTXSXNN được thành lập; đến tháng
10/1957 có 42 HTXSXNN được thành lập (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
II đã đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc (1958 –
1960): “ Đẩy mạng cuộc cách mạng XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của
nông dân, thợ thủ công và cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư bản tư
doanh, đồng thời phải ra sức phát triển kinh tế quốc doanh”; “Hợp tác hóa nơng
nghiệp là cái khâu chính trong tồn bộ dây chuyền cải tạo XHCN ở miền Bắc nước
ta. Mục tiêu là đến năm 1960 phải căn bản hoàn thành HTX bậc thấp, tức là phải
thu hút được tuyệt đại bộ phận nơng dân cá thể vào HTX”.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) đã đề ra đường lối xây
dựng CNXH ở miền Bắc: “đối với nông nghiệp, phương hướng là tiếp tục thu hút
nông dân cá thể vào HTX bậc thấp, từng bước chuyển lên bậc cao; mở rộng quy
mơ HTX, kết hợp hồn thiện quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng sản xuất với
phát triển lực lượng sản xuất. Q trình hợp tác hóa nơng nghiệp đã diễn ra nhanh
chóng, với sự tập trung cao độ ruộng đất, lao động và các tư liệu sản xuất; từ hợp
tác xã bậc thấp chuyển lên hợp tác xã bậc cao, ruộng đất đã được tập thể hóa triệt
để, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất đã được thiết lập”.
Năm 1965 Hội nghị lần thứ 11,12 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
III đã đề ra nghị quyết chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức kinh tế, quốc phòng,
tiếp tục xây dựng CNXH trong điều kiện cả nước có chiến tranh; chủ trương tiếp
tục củng cố HTX nông nghiệp. Quy mô HTX ngày càng mở rộng với mơ hình
HTX liên thơn, HTX quy mơ tồn xã; trong đó HTX là đơn vị quản lý, đội sản
xuất là đơn vị nhận khoán với phương thức 3 khoán: Khốn sản lượng, khốn lao
động, khốn chi phí, phân phối bình qn. Mơ hình HTX đã thích ứng với điều


7


kiện thời chiến, tuy nhiên phương thức điều hành theo lối hành chính đã phát sinh
yếu tố độc đốn, chun quyền, mệnh lệnh, vi phạm nguyên tắc dân chủ đã kìm
hãm sản xuất, nơng dân vẫn khơng quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất; sản xuất trì
trệ, đời sống tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tháng 9 năm 1966 tại Vĩnh Phúc đã xuất
hiện hình thức “khốn hộ”, thực chất là giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân,
tuy nhiên do trái với quy định chung đã bị phê phán và đình chỉ (Nguyễn Đình
Bồng, 2012).
Cuối năm 1974 Ban bí thư ra chỉ thị 208/CT/TƯ về tổ chức lại sản xuất, cải
tiến quản lý nông nghiệp. Việc cải tiến quản lý HTX nông nghiệp được xác định là
“Xây dựng HTX thành đơn vị kinh tế thống nhất quản lý, thống nhất điều hành,
thống nhất kinh doanh, thống nhất phân phối. Tổ chức lại sản xuất, tiến hành phân
công lại lao động mới, hình thành các đội sản xuất cơ bản, các đội chuyên (đội
giống, đội thủy lợi, đội cầy, đội bảo vệ thực vật, đội làm phân…). Ban quản lý
HTX điều hành các hoạt động của đội sản xuất theo một kế hoạch đã được xây
dựng sẵn”.
Nghị quyết 24/BCH TƯ Đảng khóa III tháng 9/1975 đã xác định chủ
trương: “Triệt để hóa xóa bỏ tàn dư chế độ thực dân phong kiến về ruộng đất” với
phương hướng: “Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo XHCN đối với nông nghiệp với xây
dựng nền nông nghiệp lớn XHCN, một mặt xây dựng các nông trường quốc
doanh... mặt khác phải thực hiện hợp tác hóa nơng nghiệp, làm từng bước tích cực,
vững chắc”. Thực hiện Nghị quyết 24 BCH TƯ Đảng (khóa III), đến năm 1978 ở
các tỉnh miền Trung đã xây dựng được 114 HTX nông nghiệp với 90% ruộng đất,
80% trâu bò và các tư liệu sản xuất khác đã được tập thể hóa; Ở Tây Nguyên xuất
hiện chủ yếu hình thức các tổ hợp tác lao động và tập đồn sản xuất; ở Nam Bộ thí
điểm xây dựng HTX ở Tân Hội (Tiền Giang), Ơ Mơn (Hậu Giang), Long Thành
(Đồng Nai); Mơ hình tập thể hóa nơng nghiệp đạt đến đỉnh cao, hồn chỉnh, phân

cơng lao động trong HTX nơng nghiệp theo hướng chun mơn hóa. (Nguyễn
Đình Bồng, 2012).
c. Chính sách giao đất nơng nghiệp thời kỳ 1976 – 1986
Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV tháng 12/1976 quyết định
đường lối xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Chủ trương xây dựng cấp huyện,
hoàn thiện xây dựng HTX quy mơ tồn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn được
tiếp tục khẳng định: “ Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, xóa
bỏ kiểu tổ chức sản xuất và ăn chia theo đội. Thực hiện việc quản

8


lý, sử dụng ruộng đất tập trung, thống nhất trên quy mô HTX. Các HTX phân phối
lại ruộng đất manh mún”; “Chuyển sản xuất tập thể từ kiểu làm ăn phân tán, tự cấp
tự túc sang sản xuất theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất của huyện”; “ Về cải
tiến quản lý, tổ chức lao động theo hướng tập trung, dưới sự điều hành thống nhất
của ban quản trị HTX”. Trên cơ sở định mức lao động, xếp cấp bậc cơng việc, tiêu
chuẩn tính cơng, HTX xây dựng kế hoạch 3 khốn” (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Thực hiện Chỉ thị 57 CT-TƯ ngày 14/3/1978 Bộ Chính Trị “về việc nắm
vững và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp miền Nam” và Chỉ thị 43 CT-TƯ
ngày 15/11/1987 Bộ Chính Trị “về việc xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nơng,
tư sản nơng thơn và tàn dư bóc lột phong kiến, thực sự phát huy quyền làm chủ của
nông dân lao động, đẩy mạnh cải tạo XHCN đối với nơng nghiệp ở các tỉnh phía
Nam”.
Ngày 13/1/1980 Ban Bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100 về “Cải
tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
HTX nơng nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ: “HTX nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử
dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các
cơng cụ và cơ sở vật chất kỹ thuật tập thể”; “Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng
đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng

khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún, khi diện tích giao khốn cho
người lao động được phân bố hợp lý, thì có thể ổn định vài ba năm để xã viên yên
tâm canh tác trên diện tích đó”. Chỉ thị 100 của Ban bí thư đã tạo cho xã viên được
quyền sử dụng đất trong khuôn khổ rộng rãi hơn, thiết thực và gắn bó hơn với lợi
ích của người lao động, một mốc son có ý nghĩa về chính sách ruộng đất nơng
nghiệp thời kỳ này.
Ngày 3/5/1983 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 19 “về hoàn thành
điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo XHCN với nông nghiệp ở các tỉnh Nam
Bộ”.
Ngày 29/11/1983 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TƯ về
việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo
phương thức nông lâm kết hợp, trủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nơng dân
nhằm khuyến khích nơng dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc; nông dân
được quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.

9


Ngày 18/01/1984 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 35 – CT/TƯ “về
hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình”; “Về đất cho phép các hộ gia đình nơng dân
tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa
vào sản xuất”; “Về thuế, nhà nước không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với
kinh tế gia đình, chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc; đất phục hóa được miễn thuế
nơng nghiệp”; “ Về lưu thơng hộ gia đình nơng dân được quyền tiêu thụ các sản
phẩm làm ra”.
Ngày 29/01/1985 Ban bí thư TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị 56 về việc củng
cố quan hệ sản xuất ở nông thôn miền núi, cho phép áo dụng linh hoạt các hình
thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao; ở vùng núi cao, không nhất thiết tổ chức HTX
mà phát triển kinh tế hộ gia đình và thiết lập quan hệ nhà nước – nông dân theo
đơn vị bản, buôn; trong HTX áp dụng hình thức khốn gọn cho hộ xã viên.

d. Chính sách giao đất nơng nghiệp thời kỳ đổi mới
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong
lĩnh vực nơng nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai
đã ra đời. Những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là
Luật đất đai sửa đổi năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP
năm 1994 về quy định phân bố đất rừng và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có
một loạt các chính sách liên quan đến hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề về
đất đai.
Theo Luật đất đai năm 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng
đất lâu dài với 5 quyền: Quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê,
quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong
thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao đất
sẽ được tiến hành tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử dụng đất
vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông
dân, cụ thể như quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm là 2 ha đối với các tỉnh
miền Bắc và miền Trung; 3 ha đối với các tỉnh ở miền Nam...
Cùng với việc giao đất nơng nghiệp thì việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cũng được các cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các hộ nông dân. Đến năm
1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân, cuối
năm 2000 con số này là trên 90%. (Ban Kinh tế, 2004).

10


Đối với đất rừng ở khu vực Trung du và Miền núi nơi có rất nhiều phong
tục tập qn thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra
chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Vào năm 2003, người nông dân
được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được góp
vốn đầu tư kinh doanh bằng quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003).
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay

đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển
khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai
đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003. An tồn lương thực
quốc gia khơng cịn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được
đẩy lùi (Ban Kinh tế, 2004).
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
a.Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo
phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên
thế giới.
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật ni là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong
muốn của nơng dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nơng
nghiệp (Đào Châu Thu, 1999).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ sở
lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống
nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền
nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy
tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao
nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).

11



Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
+

Sử dụng hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế khơng gian

sử dụng đất.
+

Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình

thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
+

Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mơ

kinh tế sử dụng đất.
+

Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách

kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất
phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ
thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội, hiệu quả mơi trường (Nguyễn Thị Vịng và cs., 2001).
+ Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
+

Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả


cộng đồng.
+

Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn

lực khác.
+ Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
b.Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho
nông nghiệp (đất đai, lao động,...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người
đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường. Hệ thống nông
nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an
ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất
lượng của môi trường sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng
cao và thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc
lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng, vì sản lượng nơng
nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi
người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp.

12


×