Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.04 KB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN MAI PHƯƠNG

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Kế Toán Định Hướng Ứng Dụng

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn



Trần Mai Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế tốn tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Mai Phương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị, sơ đồ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................ 2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về chi thường xuyên........................................................................... 4

2.1.1.

Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn vị sự
nghiệp có thu............................................................................................................... 4

2.1.2.

Tổng quan về chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập ................... 8

2.1.3.

Nội dung chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế công lập ................................... 14

2.1.4.

Quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế công lập ...................................... 16


2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp y tế
công lập...................................................................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 26

2.2.1.

Kinh nghiệm thực tiễn tại một số bệnh viện......................................................... 26

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ........................... 28

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................. 29
3.1.

Đặc điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình....................................................... 29

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện.................................................... 29

iii



3.1.2.

Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình30

3.1.3.

Cơ sở vật chất trang thiết bị của bệnh viện........................................................... 33

3.1.4.

Nguồn nhân lực của bệnh viện................................................................................ 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp thống kê mô tả................................................................................... 39

3.2.4.


Phương pháp thống kê so sánh............................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 40
4.1.

Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình .. 40

4.1.1.

Lập dự tốn chi thường xun................................................................................ 40

4.1.2.

Tổ chức thực hiện chi thường xuyên..................................................................... 54

4.1.3.

Quyết toán, kiểm tra, thanh tra................................................................................ 82

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình............................................................................................................ 90

4.2.1.

Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước...................................................... 86

4.2.2.


Quy chế chi tiêu nội bộ............................................................................................ 87

4.2.3.

Cơng cụ hạch tốn kế tốn, kiểm soát nội bộ....................................................... 88

4.2.4.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính.......................................................................... 88

4.3.

Đánh giá thực trạng về quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình.................................................................................................................... 89

4.4.

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình.................................................................................................................... 97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 105
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 107

5.2.1.


Với Bộ Y tế.............................................................................................................. 107

5.2.2.

Với Sở Y tế, Sở Tài chính và chính quyền địa phương.................................... 107

5.2.3.

Với bệnh viện.......................................................................................................... 108

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 109

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NSNN

Ngân sách nhà nước

BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

ĐVSNCL


Đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

TCKT

Tài chính kế tốn

TCHC

Tổ chức hành chính

VTKT

Vật tư kỹ thuật

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


KHTH

Kế hoạch tổng hợp

TM

Tim mạch

HSTC - CĐ

Hồi sức tích cực chống độc

CTCH

Chấn thương chỉnh hình

Nội CBLK

Nội cán bộ lão khoa

RHM

Răng hàm mặt

Nội TCXK

Nội thận cơ xương khớp

PTTT


Phẫu thuật thủ thuật

TMH

Tai mũi họng

CCVC

Công chức viên chức

CBVC

Cán bộ viên chức

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ sở vật chất tr

Bảng 3.2.

Một số máy móc

Bảng 3.3.

Nguồn nhân lực


2016..................
Bảng 3.4.

Thu thập số liệu

Bảng 4.2.

Dự toán chi thườ

Bảng 4.3.

Dự toán chi than

Bảng 4.4.

Hệ số phụ cấp ch

Bảng 4.5.

Mức phụ cấp ưu

Bảng 4.6.

Khảo sát đánh gi

Bảng 4.7.

Tổng hợp các kh


Bảng 4.8.

Chi thanh toán c

Bảng 4.9.

Chi nghiệp vụ ch

Bảng 4.10.

Định mức chi hỗ

Bảng 4.11.

Hướng dẫn thanh

Bảng 4.12.

Chi phí hành chí

Bảng 4.13.

Mức tự đảm bảo

Bảng 4.14.

Kết quả phân ph

Bảng 4.15.


Hệ số xét tăng th

Bảng 4.16.

Thu nhập tăng th

Bảng 4.17.

Khảo sát đánh gi

Bảng 4.18.

Khảo sát đánh giá

Bảng 4.19.

Khảo sát đánh gi

Bảng 4.20.

So sánh số chi th

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ........................................ 31
Sơ đồ 4.1. Quy trình tổ chức thực hiện chi thường xun ................................................. 54
Sơ đồ 4.2. Quy trình thanh tốn sửa chữa tài sản............................................................... 60
Đồ thị 4.1. Đánh giá kết quả cung cấp dịch vụ chung........................................................ 80


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Mai Phương
Tên luận văn: Quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Ngành: Kế tốn ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Thái Bình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện quản lý chi thường xuyên
cho đơn vị, đáp ứng yêu cầu phát triển bệnh viện những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương
pháp thu thập số liệu (sơ cấp, thứ cấp), phương pháp xử lý số liệu, phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh,. Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học cho các
giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện quy chế quản
lý tài chính nói chung và quy chế quản lý chi thường xun nói riêng.
Kết quả chính và kết luận
Quản lý chi thường xun là một trong những chìa khóa quyết định sự thành
công hay thất bại, tụt hậu hay phát triển của hoạt động tài chính bệnh viện. Muốn nâng
cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện thì trước hết cần hoàn thiện quản lý chi thường
xuyên. Đề tài đã làm rõ được những vấn đề như sau:
Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn lý về quản lý
chi thường xuyên, tổng quan về chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập,
nội dung chi thường xuyên, nguyên tắc, quy trình quản lý chi và các nhân tố ảnh

hưởng đến chi thường xuyên tại bệnh viện công. Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã đưa ra
kinh nghiệm của một số bệnh viện tiêu biểu trong nước qua đó rút ra bài học cho Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Về thực trạng, đề tài đã phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình qua các khâu lập dự tốn, tổ chức thực hiện và quyết
toán, thanh tra, kiểm tra, chỉ ra một số ưu điểm và tồn tại, đồng thời phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện.
Qua đó đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quản
lý chi thường xuyên tại bệnh viện như: hồn thiện cơng tác lập dự tốn, hồn thiện cơ chế
trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức, tăng cường chi cho hoạt động

viii


nghiên cứu khoa học, tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị,
hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm cơng tác quản lý tài
chính, tăng cường cơng tác hạch tốn kế tốn, kiểm tốn đi đơi với cơng khai tài
chính, hồn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

ix


THESIS ABSTRACT
The aims of the study is Regular expenditure management in General hospital of
Thai Binh Province, solutions to improve the regular expenditure and meet the demands of
development of the hospital are suggested for next years. Some of methods were used
such as collecting materials, analysis, data comparison, descriptive statistics, valuation of
examining and analysis. Basing on data, finance and regular expenditure basing on legal
basis and the provisions of the State of norm, current financial system were analyzed and
evaluated, expectation is improved, then methods of developing, repairing and reducing

difficulties. Regular expenditure management is important to determine success or failure,
lagging behind or developing financial activities of the hospital. If the hospital wants to
achieve effects on activities, regular expenditure management should be improved. The
study clarified some issues: In argument, the study systematized theoretical basis and
reality in regular expenditure management. the study analyzed the situation of regular
expenditure management of General hospital of Thai Binh Province, showed current
advantages and analyzed factors affecting regular expenditure management of the hospital.
Therefore, solutions are released to improved activities, examining such as improving
constructing estimate, improving system of paying salary for civil servants, strengthen
expenditure for scientific researches, strengthen constructing and managing equipment,
improving committee and capacity of financial managers, improving entering in the
account, auditing the accounts along with financial disclosure, improving regulations of
internal expenditure.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nhân tố con người ln giữ vai trị quan trọng, con người vừa là
mục tiêu, là động lực và là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và xây dựng
nền văn hóa. Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đi lên phải nhờ nhân tố con
người, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức yếu tố con
người và trí tuệ của con người đóng vai trị quyết định tới sự phát triển vượt bậc
của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho con người luôn được
quan tâm và đề cao. Sự nghiệp y tế là sự nghiệp chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân trong công cuộc thực hiện chiến lược phát triển con người cũng như
chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm lãnh đạo của Đảng và nhà nước là
quan tâm thích đáng tới sự nghiệp y tế, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc
sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội…

tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sự ra đời của nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và đặc
biệt là nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự
chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đã giúp các đơn vị ngành y tế có những
bước tiến mới trong q trình thực hiện cải cách tài chính cơng, kéo theo đó là chất
lượng phục vụ bệnh nhân được tăng lên, đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân.
Theo nghị định 16/2015/ND-CP, các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn
vị ngành y tế nói riêng được quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
và nhân sự, tự chủ về tài chính. Địi hỏi quản lý tài chính trong các bệnh viện vừa
phải đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh, vừa đảm bảo đời sống
cho cán bộ nhân viên cũng như các hoạt động chun mơn của bệnh viện diễn ra
bình thường. Quản lý tài chính đặc biệt là quản lý chi thường xun trở thành chìa
khóa quyết định sự thành công hay thất bại, tụt hậu hay phát triển của các bệnh
viện.
Áp dụng thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Bệnh viện được thành
lập từ năm 1903 từ một nhà thương nhỏ bé thời kỳ đầu thành lập với hơn 20 y, bác
sĩ và người phục vụ, chỉ làm nhiệm vụ chữa các bệnh thông thường, cho đến nay,
trải qua 115 năm phát triển, trưởng thành , Bệnh viện Đa khoa tỉnh

1


Thái Bình đã trở thành một trong những bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I, là lá
cờ đầu của ngành y tế Thái Bình, khẳng định được vị thế trong cơng tác chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2016, bệnh viện cơ
cấu 1000 giường bệnh với tổng chi thường xuyên hàng năm xấp xỉ 300 tỉ đồng. Từ
năm năm 2017, bệnh viện là đơn vị hành chính sự nghiệp đầu tiên trong toàn tỉnh
thực hiện tự chủ hoàn toàn. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn cịn những tồn tại,
khó khăn cần khắc phục. Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến tháng 7 năm 2016 tiền

lương của cán bộ được cơ cấu vào giá dịch vụ kỹ thuật. Tuy nhiên đến nay, lộ trình
vẫn chưa được thực hiện, bên cạnh đó UBND tỉnh đã ngừng cấp ngân sách dẫn đến
tình hình tài chính khó khăn cho bệnh viện. Thực tiễn đòi hỏi bệnh viện cần tăng
cường quản lý chi thường xuyên một cách hợp lý, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo các
hoạt động diễn ra hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như khó khăn tồn tại của cơng tác quản
lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong điều kiện hiện
nay, đề tài “quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình” được
lựa chọn nghiên cứu để tìm ra hướng thực hiện hữu hiệu hoạt động chi thường
xuyên đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình,
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên cho đơn
vị, đáp ứng yêu cầu phát triển bệnh viện những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi thường xuyên
- Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên, phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Thái Bình
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Thái Bình tập trung vào các khâu:

2



- Lập kế hoạch chi thường xuyên
- Tổ chức thực hiện chi thường xuyên
- Quyết toán, thanh tra kiểm tra chi thường xuyên.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Các giải pháp đề xuất nhằm hồn thiện cơng
tác này nhằm đáp ứng nhu cầu về cải cách tài chính cho phù hợp với tình hình hiện
tại của bệnh viện.
Phạm vi về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chi thường xuyên
trong các năm từ 2014 đến 2016
Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2017 đến năm 2018
Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình.
Địa chỉ: số 530, phố Lý Bơn, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Số điện thoại: 0227.3.569.844

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN
2.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn
vị sự nghiệp có thu
2.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Luật viên chức số 58/2010/QH11 (2010) nêu rõ “Đơn vị sự nghiệp công lập
là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân,
cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”

Hay theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP có giải thích:
“ Đơn vị sự nghiệp cơng lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập
theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp cơng).”
Như vậy, ta có thể hiểu: Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp
cơng lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là
đơn vị dự tốn độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo
quy định của Luật kế toán.
2.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Về phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, bao gồm:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động

thường xun (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động

thường xun, phần cịn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị khơng có nguồn thu, kinh phí

hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị
sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời
gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

4


Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều

chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:
Mức tự bảo đảm chi

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

phí hoạt động thường
xuyên của đơn vị (%)
Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xun tính
theo dự tốn thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự
nghiệp được phân loại như sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xun xác

định theo cơng thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp,

từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự

nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xun xác định theo cơng
thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.
- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt

động, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác

định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
+ Đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu.


2.1.1.3. Đặc điểm
- Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp có thu là tổ chức hoạt động theo ngun tắc

phục vụ xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp. Để thực hiện
vai trò của nhà nước, nhà nước đã tổ chức và tài trợ các hoạt động sự nghiệp để
cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ các ngành nghề, các lĩnh vực
kinh tế, thúc đẩy phát triển con người, phát triển kinh tế xã hội.

5


Những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại
hình dịch vụ thơng thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm
bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ thông thường được hiểu
là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, cịn
dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu
thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi
hiện vật.
Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp là các sản phẩm mang lại lợi ích chung
có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với q trình tạo ra của cải vật chất và giá trị
tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ của đơn vị sự nghiệp chủ yếu là giá trị về tri thức, văn
hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức,... có tính phục vụ khơng chỉ cho một ngành,
một lĩnh vực nhất định mà phục vụ đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm đó
gọi là hàng hóa, dịch vụ cơng cộng, tác động đến con người về trí lực, tạo điều
kiện cho hoạt động của con người, tác động đến đời sống, đến quá trình tái sản
xuất xã hội
- Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ

chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó khơng giống

với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch vụ mà người sử
dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc
tồn bộ kinh phí.
- Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu khơng trực tiếp phục vụ

cho quản lý hành chính nhà nước, khơng mang tính quyền lực pháp lý như hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở
chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách và được tự chủ về mặt tài chính, khơng phụ
thuộc vào cơ chế xin cho như trước đây.
Thứ tư, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp có thu ln gắn liền
và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và có
mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
2.1.1.4. Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu là những quy định của pháp luật
về quá tình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ và các nguồn vốn tiền tệ, gắn liền
với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị.

6


Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được bố trí kinh
phí để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một
phần kinh phí thì sẽ được cấp ngân sách định kỳ ba năm và hằng năm để ổn định
chi hoạt động thường xuyên. Các đơn vị được vay tín dụng từ ngân hàng hoặc các
quỹ tín dụng để mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản
xuất cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật.
Quyền tự chủ về tài chính là khả năng đơn vị tự thực hiện các hành vi được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong lĩnh vực tài chính và tự chịu trách
nhiệm về hành vi của mình. Các đơn vị sự nghiệp có thu hiện đang thực hiện chế
độ tài chính theo nghị định số 16/2015/NĐ-CP về tự chủ trong đơn vị hành chính

sự nghiệp. Theo đó Nghị định 16/2015/NĐ-CP điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính đối với ĐVSNCL theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao. So
với Nghị định 43/2006/NĐ-CP Chính phủ, Nghị định 16/2015/NĐ-CP có những
điểm mới nổi bật như sau:
Thứ nhất, việc phân loại ĐVSNCL được dựa trên mức độ tự chủ về tài chính
của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, căn cứ vào mức độ
tự đảm bảo kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, ĐVSNCL được phân chia
thành 4 loại: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo
đảm chi thường xuyên.
Thứ hai, việc tự chủ về tài chính của các đơn vị được quy định tương ứng với
từng loại hình ĐVSNCL, trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt
động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao. Quy định này nhằm khuyến khích
các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ NSNN, trong đó có bao cấp tiền lương
tăng thêm, để dần chuyển sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên,
đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Các ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được giao quyền
tự chủ khá rộng như: Được quyết định số lượng người làm việc; được vay vốn tín
dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng
vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định; được tự quyết định mức trích

7


quỹ bổ sung thu nhập mà không bị không chế mức trích quỹ bổ sung thu nhập như
các loại hình ĐVSN khác.
Giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định tại Mục 2, Chương II của Nghị
định 16/2015/NĐ-CP bao gồm, các quy định về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công,

cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN và giá
dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng kinh phí NSNN. Theo đó, đối với dịch vụ sự
nghiệp cơng khơng sử dụng kinh phí NSNN được xác định theo cơ chế thị trường;
đối với dịch vụ sự nghiệp cơng sử dụng kinh phí NSNN được xác định trên cơ sở
định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá
theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
ĐVSNCL được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc Kho
bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công
không sử dụng NSNN. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp, hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành (nếu có), khơng được bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập.
Những đổi mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích
cho các ĐVSN cơng, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thúc đẩy các
hoạt động của đơn vị, cung cấp sự nghiệp dịch vụ công theo hướng chất lượng,
hiệu quả, nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cơng, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của xã hội.
2.1.2. Tổng quan về chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập
2.1.2.1. Sự nghiệp y tế và vai trò của sự nghiệp y tế công lập
a. Hệ thống y tế ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hệ thống y tế của Việt Nam
ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về cơ sở vật chất cũng như trình độ
chun mơn. Hệ thống y tế được tổ chức theo bốn cấp, cấp thấp nhất là trung tâm y
tế xã. Trên đó là các phịng khám đa khoa khu vực và các bệnh viện tuyến huyện,
cả hai đều do trung tâm y tế huyện quản lý. Các bệnh viện tỉnh là cấp thứ hai trong
hệ thống hình chóp với đỉnh trên cùng là các bệnh viện trung ương và các bệnh
viện chuyên khoa do Bộ Y tế trực tiếp quản lý. Theo báo cáo cuộc họp nhóm đối
tác y tế với chủ đề “Chiến lược Tài chính Y tế Việt Nam giai đoạn 2016-2025"
ngày 19/4/2017 tại Hà Nội, một trong những thành tựu của Việt Nam trong vòng
30 năm qua là thành lập được một mạng lưới rộng lớn các trạm


8


y tế xã trên khắp cả nước. Chi tiêu y tế ở Việt Nam tiếp tục gia tăng và đạt mức cao
so với một số nước trong khu vực, chi cho y tế chiếm 6% GDP. Tỷ trọng tài chính
cơng (bao gồm Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm Y tế) tăng dần, chiếm 42,6%
tổng chi cho y tế, chi từ tiền túi hộ gia đình có xu hướng giảm xuống dưới 50%,
chiếm 48,8%.
Hệ thống tài chính y tế hiện hành đã làm hạn chế được rào cản tài chính trong
tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân đối với người có thẻ bảo hiểm y
tế, giúp hầu hết người dân được sử dụng các can thiệp dự phòng thiết yếu.
b. Vai trò của sự nghiệp y tế công lập
Chiến lược phát triển con người sẽ là chiến lược trung tâm của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, vừa
đồng thời là đối tượng tác động các mục tiêu đó. Nhưng để từng bước thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì phải coi con người không những chỉ là đối
tượng thực hiện chiến lược mà còn là đối tượng được hưởng nhiều nhất từ các lợi
ích mà chiến lược mang lại. Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Trong tiến trình đó, yếu tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực phát triển kinh tế xã hội. Con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất,
năng động nhất trong mọi nguồn lực. Do đó, con người cần phải được chăm lo đầy
đủ thơng qua việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho họ bằng cách ni dưỡng an
tồn, phát triển sức lực bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng
được nâng cao một cách rõ rệt. Khai thác và phát huy cao độ năng lực lao động,
chất xám, tạo môi trường phát triển lao động, trọng dụng nhân tài là một mục tiêu
lớn của chiến lược con người, nhưng để đạt được điều đó phải có sức khỏe, sức
khỏe là tiền đề tạo ra trí lực con người. Do đó, sự nghiệp y tế với chức năng chăm
sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân có một vị trí hết sức quan trọng
trong việc phát triển con người để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, coi y tế là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và

toàn xã hội, cần có nhiều hình thức đóng góp, đầu tư khác cho lĩnh vực y tế, nhưng
cốt yếu phải có sự đầu tư bằng tiền, chúng ta khơng coi nhẹ các nguồn kinh phí
như viện phí, viện trợ, vốn vay…Thơng qua chi ngân sách nhà nước sẽ có tác động
quan trọng tới việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấu của ngành y tế, từ đó sắp
xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản lý hoạt động y tế một cách hiệu quả, nâng cao
chất lượng quản lý các hoạt động y tế cũng như góp phần nâng cao

9


chất lượng quản lý các hoạt động kinh tế nói chung của đất nước, góp phần thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển.
2.1.2.2. Khái niệm đặc điểm của chi thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp y tế
a, Khái niệm
Theo điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 “Chi thường xuyên là nhiệm
vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và
thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài
chính cơng nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.
Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế là chi cho các hoạt động nhằm phục vụ
cơng tác khám, chữa bệnh, cơng tác phịng bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng,
chi cho các chương trình dự án quốc gia về y tế, chương trình quốc gia về dân số
kế hoạch hóa gia đình. Xét về nội dung, chi cho sự nghiệp y tế trước hết bao gồm
các khoản chi cho bộ máy, con người như thanh tốn cho cá nhân, chi cho cơng
việc hành chính, chi nghiệp vụ chun mơn gắn với nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn
vị, như gắn với nhiệm vụ khám, chữa bệnh hay điều dưỡng.
Chi cho hoạt động sự nghiệp y tế là các khoản chi cho đảm bảo sức khỏe

cộng đồng, khám chữa bệnh cho người dân. Trong khn khổ nhất định, chi tài
chính cơng phải đáp ứng kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh của một số đối
tượng như trẻ nhỏ, những người thuộc diện chính sách xã hội. Chi tài chính cơng
tập trung chủ yếu vào chi cho y tế dự phịng, y tế cơng cộng nhằm đảm bảo sức
khỏe chung của cộng đồng.
b, Đặc điểm
Đặc điểm của chi thường xuyên
- Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân

bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm
trong kỳ kế hoạch.
- Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc

nên nó khơng làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.

10


- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi

cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó khơng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà
được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền
vững của đất nước.
Đặc điểm trên cho thấy vai trị chi thường xun có thể ảnh hưởng rất quan
trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.
2.1.2.2. Các nguồn tài chính và vai trị chi thường xuyên đối với sự nghiệp y tế
công lập
a. Các nguồn tài chính chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế công lập
- Ngân sách nhà nước cấp.
NSNN được đặc trưng bởi sự vận động của các nguồn tài chính trong quá

trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước, để phục vụ cho việc thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa
nhà nước với các chủ thể trong xã hội phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối
các nguồn tài chính theo ngun tắc khơng hồn trả trực tiếp.
Thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui đinh của pháp luật là nguồn
được chính phủ thu để hình thành ngân sách, trong đó có ngân sách cho sự nghiệp
y tế. Ngân sách cho sự nghiệp y tế dùng để chi cho các hoạt động y tế nhất định,
gồm chi đầu tư, chi vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ y tế thuộc sở hữu Nhà
nước, chi hỗ trợ người nghèo. Ở các nước đang phát triển, đây là nguồn tài chính y
tế quan trọng nhất, đối với hoạt động y tế dự phòng ở hầu hết các nước, kể cả nước
giàu, NSNN là nguồn tài chính y tế duy nhất để đảm bảo cho hoạt động y tế dự
phòng, kể cả lĩnh vực chuyên sâu và hoạt động thường xuyên. Đối với hoạt động
khám chữa bệnh đây không phải là nguồn duy nhất nhưng vẫn là nguồn tài chính
cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của hệ thống bệnh
viện.
-Nguồn thu dịch vụ kỹ thuật và bảo hiểm y tế.
Theo quy định của Bộ Tài chính, nguồn thu dịch vụ kỹ thuật và bảo hiểm y tế
là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp y tế
công lập quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Nguồn thu dịch vụ kỹ thuật và bảo hiểm y tế thường đảm bảo hầu hết nhu cầu chi
tối thiểu của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta,
các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Nhà nước chỉ

11


được phép thu một phần giá dịch vụ kỹ thuật theo thông tư 37/2017/TTLT-BYTBTC. Một phần giá dịch vụ kỹ thuật là một phần trong tổng chi phí cho việc khám
chữa bệnh bao gồm tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, vật tư tiêu hao, tiền
điện nước và chi phí hậu cần khác, chi phí duy tu bảo dưỡng trang thiết bị và tiền
lương; khơng tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hình thành, đào tạo, nghiên cứu

khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn, chi phí chuyển giao
cơng nghệ và phần chi phí tích lũy.
Hiện nay, giá thu dịch vụ kỹ thuật cho đối tượng bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y
tế do Bộ Y tế và Bộ tài chính quy định, cịn đối với đối tượng bệnh nhân khơng có
thẻ bảo hiểm y tế thì giá thu do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quy định
dựa trên một khung giá tối đa- tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài Chính phê
duyệt. Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lần khám
bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng. Đối với người bệnh
nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng
chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực
tiếp cho người bệnh. Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu và các dịch vụ liên
doanh liên kết, xã hội hóa thì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của đơn vị
sự nghiệp y tế và cũng phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với người có thẻ
bảo hiểm y tế, thì cơ quan bảo hiểm thanh tốn viện phí của bệnh nhân cho đơn vị.
Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ phổ biến loại hình bảo hiểm y tế bắt buộc áp dụng
cho các đối tượng cán bộ công nhân viên chức làm công ăn lương trong các cơ
quan Nhà Nước và các doanh nghiệp. Các loại hình bảo hiểm khác chưa được triển
khai một cách phổ biến. Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa các hoạt động chăm
sóc sức khỏe của Đảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán
cơng, ngồi cơng lập ra đời với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện
phí và bảo hiểm y tế.
- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính Phủ Việt Nam quy
định là một phần của ngân sách Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp y tế quản lý
và sử dụng. Tuy nhiên đơn vị thường phải chi tiêu theo định hướng những nội
dung đã định từ phía nhà tài trợ. Nguồn kinh phí này thơng thường dưới hình thái
hiện vật và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu của các đơn vị.
b. Vai trò chi thường xuyên đối với sự nghiệp y tế công lập
Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế được coi là các khoản chi có tính chất
tích lũy đặc biệt là một trong những nhân tố quyết định mức tăng trưởng kinh tế.


12


Bởi vì, trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thành yếu tố trực tiếp sản
xuất, hầu hết mọi của cải làm ra đều chứa đựng trong đó hàm lượng chất xám ngày
càng cao. Có được khoa học, có được chất xám chính là nhờ sự đầu tư cho sự
nghiệp y tế, đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, mà sức
khỏe là tiền đề tạo ra trí tuệ là tài sản quý nhất trong mọi tài sản. Thực tế cho thấy,
quá trình phát triển kinh tế xã hội khơng diễn ra một cách thụ động mà nó phụ
thuộc vào trình độ năng lực chuyên môn của người lao động trong mỗi quốc gia.
Người lao động nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến, có phẩm chất và nhân
cách phù hợp với u cầu cơng việc thì mới có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Điều đó nói lên rằng y tế không phải là phạm trù phúc lợi thuần túy mà nó tác
động rất lớn tới sự nghiệp kinh tế. Song lượng hiệu quả cơng tác chăm sóc sức
khỏe phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đầu tư cho khu vực này. Ngày nay, khi nền
kinh tế có chuyển biến tích cực, cùng với sự đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân ngày càng tăng thì việc có được những máy móc, trang
thiết bị hiện đại, các loại thuốc mới ngày càng chu đáo hơn, vì thế mà một số căn
bệnh trước kia y học phải bó tay thì nay nó đã trở thành vấn đề hết sức bình
thường. Những thành tựu đó thể hiện rằng những năm vừa qua, chi ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp y tế công lập đã đạt được những thành công đáng kể. Chi
thường xuyên cho sự nghiệp y tế có vai trị quyết định tới việc thực hiện cơng bằng
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với mong muốn sao cho đơng đảo nhân dân
được chăm sóc sức khỏe, được khám bệnh ngày càng thuận lợi hơn và thực hiện
cơng bằng xã hội, với ý nghĩa này thì chỉ có NSNN mới có thể làm được. Để đảm
bảo được tính nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc chăm sóc sức
khỏe, phải coi NSNN là nguồn chủ đạo, nguồn có tính ổn định nhất để những
người nghèo, người ở vùng khó khăn có điều kiện khám chữa bệnh cơ bản. Nói
như vậy, khơng có nghĩa là chúng ta coi nhẹ các nguồn kinh phí như viện phí, viện

trợ, bảo hiểm y tế.. nhưng trong hồn cảnh của Việt Nam thì để đảm bảo một nền y
tế công bằng, phải lấy NSNN là nguồn chủ yếu.
Thực tế cho thấy, là không phải khi kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết
các vấn đề xã hội mà ngay cả trong từng bước và suốt quá trình phát triển tăng
trưởng kinh tế phải luôn gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh
tế nước ta hiện nay, mặc dù vẫn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhưng cơ chế
thị trường vẫn có quy luật của nó, đó là sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách này
càng lớn thì khả năng chi trả cho nhu cầu khám chữa bệnh sẽ ngày càng

13


khác nhau, tầng lớp dân nghèo có nguy cơ bị thiệt thịi, khơng đủ khả năng để
khám chữa bệnh khi ốm đau. Bên cạnh đó, những người nghèo ở vùng sâu, vùng
xa điều kiện kinh tế khó khăn, xa các trung tâm y tế mà thường xuyên mắc các
bệnh hiểm nghèo, họ vẫn cần được khám chữa bệnh. Trong bối cảnh như vậy, để
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo được công bằng với các thành viên
trong xã hội cần đặc biệt có sự chú trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chi
thường xuyên cho sự nghiệp y tế là một trong các công cụ quản lý vĩ mơ của nhà
nước, nó vạch ra sự phát triển có kế hoạch của sự nghiệp y tế, đảm bảo chiến lược
phát triển kinh tế xã hội đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đã đề ra. Những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng có tầm quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội được ưu tiên tập trung giải quyết, cơ cấu
tỷ trọng các khoản chi cũng được điều chỉnh cho đúng với đường lối.
2.1.3. Nội dung chi thường xun cho sự nghiệp y tế cơng lập
Nhóm I: Chi cho con người
Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện
hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và
các khoản nộp theo lương: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đây là khoản bù đắp
hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho đội

ngũ y bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của đơn vị sự nghiệp y tế.
Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn và mua sắm sửa chữa
- Chi nghiệp vụ chun mơn
Bao gồm chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh;
trang thiết bị kỹ thuật, sách, tài liệu chun mơn y tế…Nhóm này phụ thuộc vào
cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế. Có thể nói đây là
nhóm quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số kinh phí và địi hỏi nhiều cơng
sức về quản lý. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà
nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chun
mơn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển
đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là
do những quy định khơng q khắt khe địi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng
đúng mức và thích hợp, tránh làm mất cân đối thu chi đặc biệt là thuốc nhưng vẫn
giữ được chất lượng điều trị và nhất là tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí: chi
thuốc khơng q 50% nhóm chi chun mơn.

14


×