Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Người thực hiện

: TRẦN THỊ MỸ LINH

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ


HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&------------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

: TRẦN THỊ MỸ LINH
: MTA
: 57
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

HÀ NỘI - 2016



Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi được thực hiện tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Thái bình. Mọi số liệu đều được tôi điều tra, nghiên cứu,
những số liệu tham khảo đều có nguồn trích dẫn. Nếu có thông tin gì không
đúng tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Linh

SV: Trần Thị Mỹ Linh

iii

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, để có thể hoàn thành đề tài “Đánh
giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái
Bình” ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của

thầy cô, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam, khoa Môi Trường, Bộ môn Quản lý môi
trường, cám ơn các thầy cô đã truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học.
Em xin gửi lời cám ơn đến tập thể cán bộ , nhân viên của bệnh viện Đa
Khoa tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em nhiệt tình, chu đáo trong
suốt quá trình thực tập tại đây.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Bích Hà, người đã hướng dẫn, góp ý em tận tình, hết lòng giúp đỡ, động
viên em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp cũng như hoàn thành đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, trình độ
nghiên cứu của bản than còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Linh

SV: Trần Thị Mỹ Linh

iv

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................
MỤC LỤC.........................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................
DANH MỤC BẢNG........................................................................................
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................
MỞ ĐẦU...........................................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế..............................................................
1.1.1. Một số khái niệm liên quan về chất thải rắn y tế.................................
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế................................................
1.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế..................................................................
1.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế........................................................
1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam..........
1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới............................
1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại việt nam...........................
1.3. Tình hình quản lý và xu hướng xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
và ở Việt nam....................................................................................
1.3.1.Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới......................................
1.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam....................................
1.4. Tác động của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khỏe cộng
đồng...................................................................................................
1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường..............................
1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới sức khỏe cộng đồng...............
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................

2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................
SV: Trần Thị Mỹ Linh

v

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................
2.4.4. Phương pháp so sánh.........................................................................
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................
3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình...................................
3.1.1. Vị trí địa lý, thông tin của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình...........
3.1.2. Quy mô, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của bệnh viện...............
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viên..............................................
3.2. Hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình
...........................................................................................................
3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện...............
3.2.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện.......................................
Chất thải không sắc nhọn: Bông băng, dụng cụ có thấm máu, chất bài
tiết của bệnh nhân, găng tay sau khi sử dụng…................................
3.3. Thực trạng quản lý CTRYT của bệnh viện Đa khoa tỉnhThái bình

...........................................................................................................
3.3.1. Tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại viện Đa khoa tỉnh Thái bình
...........................................................................................................
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Thái Bình.....................................................................
3.4.1. Đánh giá những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện.........................................................................
3.4.2. Đánh giá những mặt tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn y
tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình............................................
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.....................
3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.........................................................
SV: Trần Thị Mỹ Linh

vi

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

3.5.2. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền...................................................
3.5.3. Giải pháp về kỹ thuật.........................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................
15. Sở y tế Cao Bằng (2015), Cục Quản lý Khám chữa bệnh Cao Bằng
triển khai kế hoạch năm 2015.............................................................


SV: Trần Thị Mỹ Linh

vii

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
BYT

Bộ y tế

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRYT


Chất thải rắn y tế

HSCC

Hồi sức cấp cứu

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn



Quyết định

TT

Thông tư

T/m3

Tấn trên mét khối

WHO

Tổ chức y tế thế giới

SV: Trần Thị Mỹ Linh

viii


Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế..........................................................
Bảng 1.2: Lượng chất thải y tế phát sinh tại các châu lục.................................
Bảng 1.3: Lượng chất thải phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện...........
Bảng 1.5: Khối lượng chất thải rắn y tế ở một số địa phương năm 2009.......
Bảng 1.6: Lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các khoa phụ thuộc..............
Bảng 1.7: Phát sinh và dự báo CTRYTNH phát sinh từ.................................
Bảng 1.8: So sánh các công nghệ thiêu đốt chất thải y tế nguy hại................
Bảng 1.10: Công tác xử lý chất thải rắn y tế ở một số vùng...........................
Bảng 1.11: Nguy cơ mắc các bệnh khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da
.............................................................................................................
Bảng 3.1. Kết quả công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Đa Khoa tỉnh
Thái Bình.............................................................................................
Bảng 3.2: Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày.......................................
Bảng 3.3: Nguồn nhân lực tham gia công tác quản lý CTRYT tại bệnh
viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình..............................................................
Bảng 3.4: Mức độ hiểu biết của cán bộ bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình
về quy chế quản lý chất thải rắn y tế...................................................
Bảng 3.5: Trang thiêt bị, dụng cụ phục vụ quản lý chất thải rắn y tế..............
Bảng 3.6: So sánh quy định về màu sắc các loại túi, hộp, thùng đựng chất
thải y tế theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT và theo quy định
của bệnh viện.......................................................................................
Bảng 3.7: Kiến thức về mã màu sắc trong phân loại chất thải rắn y tế của

cán bộ nhân viên..................................................................................
Bảng 3.8: Hoạt động vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa Khoa
tỉnh Thái Bình......................................................................................
Bảng 3.9: Công tác đào tạo, tập huẩn về quản lý chất thải y tế.......................
Bảng 3.10: Đánh giá công tác quản lý và xử lý CTRYT tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Thái bình.............................................................................
SV: Trần Thị Mỹ Linh

ix

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí địa giới hành chính thành phố Thái Bình.................................
Hình 2: Thùng đựng chất thải sinh hoạt được đặt gần các ghế đá..................
Hình 3: Thùng đựng chất thải vô cơ, chất thải hữu cơ....................................
Hình 4: Hộ lý vận chuyển rác thải tới nhà lưu giữ rác....................................
Hình 5: Nhà lưu giữ rác thải y tế nguy hại......................................................
Hình 6: Nhà lưu giữu rác thải sinh hoạt..........................................................

SV: Trần Thị Mỹ Linh

x

Lớp: K57-MTA



Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại chất thải rắn y tế ở Việt Nam...........................................
Sơ đồ 3.1: Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện..............................................
Sơ đồ 3.2: Hệ thống quản lý CTR y tế tại bệnh viện Đa Khoa.......................
Sơ đồ 3.3: Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Đa Khoa tỉnh Thái Bình......................................................................

SV: Trần Thị Mỹ Linh

xi

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Phần trăm thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại..............
tỉnh Thái Bình năm 2015.................................................................................
Biểu đồ 3.2: Thành phần chất thải rắn y tế phân theo đặc tính lý hóa tại
bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình năm 2015.....................................
Biểu đồ 3.3: Nhận thức của người được phỏng vấn về tác hại của chất thải

rắn y tế với người tiếp xúc..................................................................
Biểu đồ 3.4: Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại bệnh viện Đa Khoa
tỉnh Thái Bình năm 2011-2015...........................................................
Biểu đồ 3.5: Lượng CTRYT của bệnh viện phát sinh trong 12 tháng............
Biểu đồ 3.6: Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại qua.................................

SV: Trần Thị Mỹ Linh

xii

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của loài người. Tuy nhiên môi trường cùng với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia lại luôn có mối quan hệ ngược chiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm
sao để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường một cách bền vững.
Để giải quyết vấn đề trên người ta đã đưa ra các điều luật, các quy định về
bảo vệ môi trường buộc các tổ chức, các cơ sở sản xuất phải tuân theo
Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì ngành y tế cũng
được phát triển hơn trong những năm gần đây. Các bệnh viện và phòng khám
tăng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân. Cùng với sự phát triển đó là vấn đề chất thải rắn y tế của bệnh viện
ngày một tăng nhanh cả về số lượng cũng như sự phức tạp về thành phần.

Đây thực sự trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận,
khi mà nhiều bệnh viện đã trở thành nguồn gây ô nhiễm cho các khu dân cư
xung quanh. Nhằm khắc phục tình trạng trên, nhà nước ta đã đưa ra các quy
định về bảo vệ môi trường áp dụng cho các bệnh viện, phòng khám. Tuy
nhiên việc thực hiện các quy định này vẫn còn nhiều bất cập.
Thái Bình cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn y tế ngày càng nghiêm trọng mà nguyên
nhân chủ yếu là do không tuân thủ theo quy định bảo vệ môi trường do nhà
nước đề ra. Bệnh viên đa khoa tỉnh Thái Bình là một bệnh viện lớn trong tỉnh.
Hiện nay, bệnh viện đang mở rộng quy mô hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân. Vì vậy mà vấn đề môi trường của bệnh viện
cũng trở nên phức tạp hơn.Việc nghiên cứu tình hình quản lý chất thải rắn y tế
tại bệnh viện từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hơn trong
giảm thiểu ô nhiễm môi trường là việc làm hết sức cần thiết.Xuất phát từ thực
tiễn trên , em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài : “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Thái Bình”
SV: Trần Thị Mỹ Linh

1

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát thải và quá trình phân loại, thu

gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
- Điều tra, mô tả, phân tích hệ thống quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế
SV: Trần Thị Mỹ Linh

2

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.1. Một số khái niệm liên quan về chất thải rắn y tế
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 1993): Chất thải y tế là tất cả các loại
chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế bao gồm cả chất thải nhiễm khuẩn và
chất thải không nhiễm khuẩn.
Theo QCVN02:2012/Bộ tài nguyên môi trường: Chất thải rắn y tế là
chất thải ở thể rắn phát sinh từ hoạt động y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại

và chất thải không nguy hại ( chất thải thông thường ).
Theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT:về quy chế quản lý chất thải y tế:
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các
sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình
thực hành và phân loại chất thải chính xác.
Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi
thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm
mới.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp,
đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ
sở y tế.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh,
tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.

SV: Trần Thị Mỹ Linh

3

Lớp: K57-MTA



Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi
lưu giữ hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm
làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
môi trường.
Chất thải y tế là một trong những loại chất thải nằm trong danh mục A
của chất thải nguy hại chính vì vậy việc quản lý chât thải y tế cần tuân thủ các
quy định có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn gốc, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn y tế là cơ
sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương
trình quản lý chất thải một cách hiệu quả . Nguồn gốc phát sinh CTRYT chủ
yếu là bệnh viện, các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu,
phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc
máu, trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu sinh học. ... Hầu hết chất thải rắn y
tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại chất thải rắn khác
( Bộ TN&MT, 2011).
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải y tế
Loại chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt

Nguồn tạo thành
Các chất thải ra từ nhà bếp, khu nhà hành chính, các loại
bao gói…
Chất thải chứa các vi Các phế thải từ phẫu thuật, cơ quan nội tạng của người sau

trùng gây bệnh
khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xet nghiệm,
các gạc bông lẫn máu, mủ của bệnh nhân
Chất thải nhiễm bẩn Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các
chất thải ra từ quá trình lau, cọ sàn…
Chất thải đặc biệt
Các loại chất thải độc hại hơn các chất thải trên. Các chất
phóng xạ, hóa chất dược… từ các khoa khám chữa bệnh,
hoạt động thực nghiệm, khoa dược…
(nguồn: Bộ TN&MT, 2011)
Việc xác định được nguồn phát sinh chất thải rắn y tế có vai trò lớn
trong quản lý CTR y tế tại bệnh viện vì chất thải nếu được thu gom, phân loại
SV: Trần Thị Mỹ Linh

4

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

ngay tại nguồn sẽ cho hiệu quả cao hơn, thuân tiện hơn cho khâu xử lý cuối
cùng.
1.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo khuyến cáo của WHO (2010):
Các nước đang phát triển: Có thể phân CTRYT thành các loại sau:
Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị lây nhiễm
các yếu tố nguy hại), Chất thải sắc nhọn ( truyền nhiễm hay không truyền

nhiễm), chất thải nhiễm khuẩn ( khác với vật sắc nhọn nhiễm khuẩn) , chất
thải hóa học và dược phẩm, chất thải nguy hiểm khác.
Các nước phát triển: chất thải rắn y tế được phân một cách chi tiết
hơn . Ơ Mỹ CTRYT được phân thành 8 loại: chất thải cách ly ( chất thải có
khả năng truyền nhiễm mạnh); những nuôi cấy, dự trữ các tác nhân truyền
nhiễm và các chế phẩm sinh học liên quan; những vật sắc nhọn dùng trong
nghiên cứu điều trị…; máu và các sản phẩm của máu; chất thải động vật; vật
sắc nhọn không sử dụng; chất thải gây độc tế bào; chất thải phóng xạ. Ở các
nước Châu Âu CTRYT cũng được chia thành 8 loại: chất thải thông thường,
chất thải giải phẫu ( mô, bộ phận cơ thể, bào thai), chất thải lây nhiễm, chất
thải sắc nhọn, chất thải phóng xạ, chất thải hóa học, dược phẩm quá hạn và
bình chứa áp suất (Nguồn: Nguyễn Thị Loan,2015).
Ở Việt Nam,theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT: Căn cứ vào các đặc
điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở
y tế được phân thành 5 nhóm : Chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy
hại, chất thải phóng xạ, chất thải thông thường và bình chứa áp suất.

SV: Trần Thị Mỹ Linh

5

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

Chất thải y tế


Chất thải thông
thường

Chất thải nguy hại

Chất thải lây
nhiễm

Chất thải hóa
học nguy hại

CT sắc nhọn

Dược phẩm
quá hạn

CT lây nhiễm
không sắc
nhọn

Chất hóa học
nguy hại

CT có nguy cơ
lây nhiễm cao

Chất gây độc
tế bào

CT giải phẫu


Chất thải
chứa kim loại

Chất thải
phóng xạ

Bình chứa
áp xuất

Sơ đồ 1.1: Phân loại chất thải rắn y tế ở Việt Nam
(nguồn: Bộ y tế, 2015)
1.1.4. Thành phần của chất thải rắn y tế
Hầu hết các CTR y tế là các chất thải độc hại và mang tính đặc thù so với
các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận
trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại
đáng kể.
Thành phần vật lý bao gồm: Bông vải sợi( bông băng , gạc, quần áo,
khăn lau, vải trải…);Giấy( hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ
sinh…); Nhựa( Hộp đựng , bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…);
Thủy tinh( Chai lọ, bơm tiêm thủy tinh, ống tiêm, ống nghiệm…); Kim
loại( Dao kéo mổ, kim tiêm…); Thành phần tách ra từ cơ thể( máu mủ từ
băng gạc, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ…) và tất cả các vật dụng, vật chất khác bị
SV: Trần Thị Mỹ Linh

6

Lớp: K57-MTA



Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

loại bỏ trong khuân khổ quá trình thăm khám và điều trị chuyên khoa, trong
quá trình nghiên cứu răng miệng...
Thành phần hóa học: Vô cơ ( hóa chất, thuốc thử…); Hữu cơ ( đồ vải
sợi, phần cơ thể, thuốc…)
Thành phần sinh học: máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể cắt bỏ…
Trong CTR y tế, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng CTNH, do nguy cơ
lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho con người.

Biểu đồ 1.1: Phần trăm thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại
(Nguồn: Bộ TN&MT,2011)
Thành phần chất thải rắn y tế dựa theo tính nguy hại thì chất thải rắn
thông thường vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (chiếm 78%). Sở dĩ CTR
thông thường có tỷ lệ cao vì chúng bắt nguồn từ hoạt động sinh hoạt của bệnh
nhân , người nhà bệnh nhân, các y bác sĩ, hộ lý, y tá, từ hoạt động chuyên
môn và một số yếu tố ngoại cảnh khác.Chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau CTR thông
thường là CTR lây nhiễm (chiếm 18%), bình áp suất chiếm 3% và ít nhất là
chất thải hóa học (chiếm 1%). Dựa vào việc phân loại CTR y tế theo thành
phần nguy hại như: CTR y tế có thể tái chế được, CTR nguy hại, CTR sinh
hoạt và các đặc tính của chúng mà ta có thể lựa chọn biện pháp công nghệ xử
lý phù hợp.
Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm 20-25% khối lượng CTRYT phát sinh
và có tỷ trọng là 0,13 T/m3. Tỷ trọng của CTRNH thay đổi theo thành phần,
độ ẩm, độ nén chặt của rác.Đặc điểm của CTRNH ở Việt Nam là thành phần
SV: Trần Thị Mỹ Linh

7


Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

thay đổi lớn, không đồng nhất, độ ẩm cao chiếm tới 50% khối lượng chất thải,
chất thải chứa lượng vải, găng tay nhựa dính máu , mủ khá nhiều và nhiệt trị
khá thấp (2537Kcal/Kg) ( Phạm Ngọc Châu ,2004).
1.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và Việt Nam
Khối lượng chất thải rắn của bệnh viện không chỉ thay đổi theo từng
khu vực địa lý mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như: Cơ cấu
bệnh tật; dịch bệnh; thảm họa đột xuất; phương pháp, thói quen của nhân viên
y tế trong khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân; số lượng bệnh nhân và
người nhà được phép đến thăm; tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội, ngoại trú.
Mặt khác khối lượng chất thải rắn bệnh viện còn phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế xã hội của khu vực thể hiện rõ qua mức thu nhập của từng nước
cũng như loại và quy mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa.
1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Khối lượng phát sinh CTR y tế ở mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế có sự
khác nhau rõ rệt.
Bảng 1.2: Lượng chất thải y tế phát sinh tại các châu lục
(Đơn vị: Kg/Giường bệnh/ngày)
Châu lục
Bắc mỹ
Mỹ latinh
Đông Á


Tổng lượng chất thải CTRYT nguy hại
7 – 10
0,7 – 2
3–6
0,3 – 1,2

Các nước có thu nhập cao

2,5 – 4

Các nước có thu nhập trung bình
Đông âu
Trung đông

1,8 – 2,2
1,4 – 2
1,3 – 3

0,3 – 0,8
0,2 – 0,5
0,2 – 0,4
0,2 – 0,6
( Nguồn:WHO,2002 )

Sự khác nhau về mức thu nhập giữa các nước dẫn đến lượng CTR y tế
nói chung và lượng CTR y tế nguy hại là khác nhau. Nhóm nước có thu nhập
cao họ có điều kiện về kinh tế lỹ thuật, nhu cầu về sức khỏe được quan tâm
nhiều hơn do vậy các cơ sở khám chữa bệnh mọc lên nhiều, lượng chất thải y
tế phát sinh lớn 2,5 - 4 Kg/Giường bệnh/ngày. Trong khi đó các nước có thu


SV: Trần Thị Mỹ Linh

8

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

nhập thấp hơn điều kiện về kinh tế kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh cũng
không cao dẫn tới lượng CTR y tế thấp 1,8-2,2 Kg/Giường bệnh/ ngày.
Lượng phát sinh CTR y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác
nhau:
Bảng 1.3: Lượng chất thải phát sinh tại các nước theo tuyến bệnh viện
(Đơn vị: Kg/Giường bệnh/ngày)
Tuyến bệnh viện
Bệnh viện TW
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện

Tổng lượng chất thải
4,1 - 8,7
2,1 - 4,2
0,5 - 1,8

CTRYT nguy hại
0,4 - 1,6
0,2 - 1,1

0,1 - 0,4
(Nguồn:WHO,2002 )

Tổng lượng CTR y tế phát sinh cũng như CTR y tế nguy hại giữa các
bệnh viện là khác nhau, bệnh viện ở tuyến càng cao thí lượng CTR y tế phát
sinh càng lớn. Bệnh viện trung ương phát sinh 4,1-8,7 Kg/Giường bệnh/ ngày
cao gấp 2 lần bệnh viện tuyến tỉnh là 2,1-4,2 Kg/Giường bệnh/ngày và gấp
gần 8 lần bệnh viện tuyến huyện là 0,5-1,8 Kg/Giường bệnh/ ngày. Sở dĩ có
sự khác biệt là do các bệnh viện ở tuyến càng cao thì kỹ thuật, công nghệ và
trình độ của các y bác sỹ càng cao cộng thêm tâm lý của người đi khám bệnh
nên lượng bệnh nhân lớn hơn dẫn tới lượng CTR phát sinh lớn hơn.

SV: Trần Thị Mỹ Linh

9

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1.4: Ước tính lượng chất thải rắn y tế phát sinh
tại một số nước Asian
STT

Quốc gia

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Bangladesh ( Dhaka )
Bhutan
China
India
Malaysia
Nepal
Pakistan
Sri lanka (Colonbo)
Thailand
Metro Manila

11

(Philippines)
Việt Nam (Hà Nội )

Lượng chất thải rắn
y tế phát sinh
(Kg/Giường/ngày)
0,8 – 1,67

0,27
_
1–2
1,9
0,5
1,06
0,36
0,68

Tổng lượng chất
thải rắn y tế
(Tấn/năm)
93.075
73
730.000
330.000
_
365
250.000
6.600
17.155

_
2,27

60.000
(Nguồn: WHO, 1999)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Việt Nam là một trong những nước có
lượng chất thải rắn y tế phát sinh cao so với các nước trong khu vực Asian.

1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại việt nam
Tổng kết công tác khám, chữa bệnh năm 2014, trên toàn Quốc có 1.356
bệnh viện, với tổng số 260.058 gường bệnh, tăng so với năm 2012 là 38.913
gường bệnh. Khám và điều trị ngoại trú cho hơn 140 triệu lượt người bệnh,
tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó, khám ngoại trú cho hơn 88 triệu lượt
người bệnh chiếm 63,3%, tăng gần 5 triệu lượt so với năm 2013. Số lượt
người bệnh nhập viện điều trị nội trú là 13,49 triệu lượt tăng 4% so với năm
2013. Theo tổng cục thống kê mức độ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tính
chung trong cả nước tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Năm 2005 là
17,7 giường/1 vạn dân, năm 2008 tỷ lệ này là 25,5 giường / 1 vạn dân, số
giường bệnh/vạn dân thực kê tại ba tuyến trung ương, tỉnh, huyện (bao gồm
cả bệnh viện tư nhân ) là 28,1 giường ( Nguồn: Sở y tế cao Bằng, 2015).
Với số lượng bệnh viện và giường bệnh khá lớn. Tổng lượng CTR y tế
phát sinh trên toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30
SV: Trần Thị Mỹ Linh

10

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/
ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2
kg/giường/ngày. CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa
phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và
tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y

tế; gia tăng thực hành y học hiện đại với các phương pháp chuẩn đoán và điều
trị mới; dân số gia tăng, người dân ngày càng có nhu cầu khám chữa bệnh và
tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế (Bộ TN&MT, 2011).
Bảng 1.5: Khối lượng chất thải rắn y tế ở một số địa phương năm 2009
Khối lượng
Loại đô Tỉnh/Thành
chất thải y tế
thị
phố
( tấn/ năm)
TP Hồ Chí
Đô thị
2800
Minh
loại đặc
Hà Nội
5000
biệt
Tỉnh có Phú Thọ
Cà Mau
đô thị

126,54

An Giang
Đồng Nai
Đăck Lăk
Tỉnh có
Khánh Hòa
đô thị

Lâm Đồng
Nam Định
loại I
Nghệ An

320,1
430,8
276,3
365
209,3
488
187,6

loại II

Loại
đô
thị

Tỉnh
có đô

159,5

thị
loại
III

Tỉnh/Thành
phố


Khối lượng
chất thải y tế
( tấn/ năm)

Quảng Trị

272,116

Sóc Trăng

266,7

Trà vinh
Vĩnh Long

400
340,26

Yên Bái
108,542
Sơn La
175
Trà Vinh
400
Hà Nam
967
Điện biên
79,1
Bình Dương

1241
Hậu Giang
634,8
( Nguồn: Bộ TN&MT ,2011)

Chất thải rắn y tế phát sinh trong ngày giữa các loại hình bệnh viện là
khác nhau, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, bệnh viện trung ương hay
bệnh viện tỉnh , các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số
lượng vật tư tiêu hao sử dụng tại bệnh viện…được thể hiện trong ( bảng 1.6 ).
Bảng 1.6: Lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các khoa phụ thuộc
vào cấp bệnh viện
( Đơn vị:Kg/giường bệnh/ ngày)

SV: Trần Thị Mỹ Linh

11

Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp

Tổng lượng chất thải rắn
Khoa

Chất thải y tế nguy hại

BVT


phát sinh
BV
BV

Trung

BVT

W

Tỉnh huyện

bình

W

BV

BV

Tỉnh Huyện

Trung
bình

Tính chung
toàn bệnh
viện
Khoa

HSCC
Khoa ngoại
Khoa nội
Khoa nhi
Khoa phụ
sản
Khoa
mắt/TMH
Khoa cận
lâm sàng

0,97

0,88

0,73

0,16

0,14

0,11

1,08

1,27

1,00

0,30


0,31

0,18

1,01
0,64

0,87
0,47

0,73
0,45

0,26
0,04

0,21
0,03

0,17
0,02

0,50

0,411

0,45

0,04


0,05

0,02

0,82

0,95

0,74

0,21

0,22

0,17

0,66

0,68

0,34

0,12

0,10

0,08

0,11


0,10

0,08

0,03

0,03

0,03

0,86

0,14

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2011)
Lượng CTR phát sinh tại các khoa có sự khác nhau,thường lượng CTR
y tế tại các khoa ngoại,khoa hồi sức cấp cứu và khoa sản sẽ cao hơn các khoa
khác do đặc thù của hoạt động khám chữa bệnh từng khoa, số lượng bệnh
nhân và các thủ thuật tiến hành trong mỗi khoa nên lượng phát sinh chất thải
rắn sẽ khác nhau.
Mặc dù chất thải y tế nguy hại chiếm một lượng không nhiều trong
tổng lượng CTR y tế phát sinh nhưng do có chứa các nguy cơ lây nhiễm mầm
bệnh và hóa chất độc hại cho con người nên việc quản lý CTNH được coi là
vấn đề quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Bảng 1.7: Phát sinh và dự báo CTRYTNH phát sinh từ
các bệnh viện Việt Nam đến năm 2020
( Đơn vị:Kg/giường bệnh/ngày)
Năm


Số bệnh

SV: Trần Thị Mỹ Linh

Giường

Hệ số phát sinh
12

Tổng lượng
Lớp: K57-MTA


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2005
2010
2020

nhân
914
953
932
909

941
970
1027
1049
1070

bệnh
109923
114146
121962
119781
124549
117562
134707
161255
183333

Khóa luận tốt nghiệp

CTRYTNH
CTRYTNH
0,18
19786
0,18
20546
0,18
21953
0,20
23956
0,20

24909
0,21
24688
0,21
28288
0,22
35476
0,22
40333
(Nguồn: Cù Huy Đấu, 2005)

Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng ta ước tính sơ bộ
về lượng CTR y tế phát sinh tại một số khu vực trên cả nước . Xét theo 7
vùng kinh tế trong cả nước vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại
lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp
đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21%). Các tỉnh có mức thải CTNH
lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp. Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa
Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An.
Lượng CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại cơ sở y tế khác nhau.
Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố
lớn có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ
Y tế, tổng lượng CTNH y tế cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm
16,2% tổng lượng CTR y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế tính trung bình theo
giường bệnh là 0,25 kg/ giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng
xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện K. Các phương pháp xử lý đặc
biệt đối với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều so với các CTR sinh hoạt, do vậy
đòi hỏi việc phân loại chất thải phải đạt hiệu quả và chính xác (Bộ
TN&MT,2011).


SV: Trần Thị Mỹ Linh

13

Lớp: K57-MTA


×