Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tây giai đoạn 2001 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUỌC HÀ NỘI
.2 JEQI2 .
í)(ỉỊlltfỉ'li rỊ)lltÌO lKỊ Ẩ iiu ỉl
NGHIÊN c ú u VIỆC QUẢN LÝ SỬDỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TÂY,
GIAI ĐOẠN 2001-2005
( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 2001-2006)
Nẹười hướnẹ dẫn: TS. Nguyễn Thị Song Hà.
Nơi thực hiện:
- Bộ môn Quản lý và Kinh tê dược.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây.
Thời %ian thực hiện: 02/2006- 05/2006.
i t
Hà nội, tháng 05/ 2006
M Ờ 3- o A /H Ơ Q l
0 « hoàn ỉ hù It h Uhoá í/làn lốt Ii(jíiìệp IHIIỊ, tôi xin lùiụ. tỏ Lồ nạ. tù êi
tín íìà su' Uúlỉl í vú! KỊ tồi CỒ- (Ị láo ^7.<s OlạuụÂtL Q/í/ Stìnq. 7ỉ()à, /lí/nòi luôn
(ịiuui tâ m , ehỉ bủa ehúnq, tô i tioiií/ (Ịtiá trình ỉluííi Itìèu đẾ tài.
Q^êi dtùt lùiụ. tú lòn (Ị /ùỉí Ổn tới l7^ộ<y. rĩẴ. Qlạuụên. ^ĩhi ^ĩltái lùầnạr
chíi nlùềtn Im niên cùn (Ị toàn thê eáa Ỉỉtíĩi/ eỗ ạỉátì hê m ôn Quửít hj oà
X h iỉi tèyDưtíe đã nhiêt tìn h tări tin/ giúp, đõ' tỗ i trong. (ỊUÚ trình htìe ỉtĨỊ}
t)à Iùhl Uhott luận tút uyltìèp.
Ưôỉ cũng, asm. clỉãu thùrdi (‘átu đu <D& j£ê ^Jỉii ^ĩhanlt 7J()(ùiu(f, e/ìnụ
táo ÍXLÌ SẬ (ịỊ- <Ji>'7ÔÌL c/Víf/, (ìn kị toàn, th ẻ các dê ('áo ehú eêttq, tác ta i bênh
oièn đ u kJiũfí tínÍL '3ŨỈI ^7ir///, nhữnạ. IHỊIÍÒÌ ĩTũ tận. tìn h giúp. ĩtđ tỗ i ti'f)uí/
quá Ít ìníi í/m Ihập tà i Uều oà iê liêu.
(Ằ)ỉit bà ụ tỏ ỈÒUÍỊ bìèt ổn sâti iắ(t tố i (Ban (ỊỈám hiĨM (-ìn KỊ ttìùn th ế
(‘á o i l t ã i Ị (íồ ( f i á o Q Íi í i ờ i k ị ( D a i ^ Ô o tí n ũ u ổ e . 5Kà Q t ô i ỉ t ũ íỊ Ì Ú Ị ì ĩ t õ ’ t ô i t r o n i Ị
ULốt nhúm/ năm. (Ịita.
(ễluẩi eùtitị tôi -dùn. b ít ụ tẻ Lồng, lù êí ỔIL t ồ i fj'iu me, h an b i oà ti/iãtiụ


IKỊIÍÒÌ thăn, những, tư/iíì)i Luôn đồng, tìỉêtt giúp, itõ ’ tỗi htìàn thành Uíttìá
Luiut m il/.
Tỉùà nôi, IKỊÙIỊ 04 thúng, 5 nảtn 200Ó.
S in h oìê n
OfltjMijMtL ^/)luu)tt(/ Minh.
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẤT.
ADR
BHYT
BVĐK
BYT
CSSK
CSSKBĐ
DMT
DMTBV
DMTTY
DSĐH
DSTH
HĐT&ĐT
ICD
KTV
NHS
TCYTTG (WHO)
TTY
Adverd drug reaction
Bảo hiểm y tế.
Bệnh viện đa khoa.
Bộ y tế.
Chăm sóc sức khoẻ.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Danh mục thuốc.

Danh mục thuốc bệnh viện.
Danh mục thuốc thiết yếu.
Dược sĩ đại học.
Dược sĩ trung học.
Hội đồng thuốc và điều trị.
International Classification Diseases.
Kỹ thuật viên.
Nữ hộ sinh.
: Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization).
: Thuốc thiết yếu.
MỤC LỤC
Tran °
Trang phụ b ìa


Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Đặt vấn đề 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình sử dụng thuốc trong những năm gần đây 3
1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt N am 4
1.2. Mô hình bệnh tật, mối quan hệ giữa DMT và MHBT 6
1.2.1. Mô hình bệnh tật 6
1.2.2. Mối quan hệ giữa DMT và MHBT 8
1.3. Quản lý sử dụng thuốc và các chỉ số về sử dụng thuốc

12

1.4. Vài nét về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà T ây 14
1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ của bệnh viện 14
1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện

15
1.4.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây

16
1.4.4. Tinh hình khám chữa bệnh tại bệnh viện 17
PHẦN II: NỘI DUNG, Đối TUỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Nội dung nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21
2.3.3. Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu

21
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và
các công thức tính 22
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ VÀ BÀN LUẬN 25
3.1. Nghiên cứu DMT đang sử dụng tại bệnh viện

25
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện 25
3.1.2. Nghiên cứu tính thích ứng của DMTBV 27
3.2. Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện 40
3.2.1. Hội đồng thuốc và điều trị - công tác thông tin thuốc trong bệnh
viện 40
3.2.2. Đánh giá việc kê đơn thuốc ngoại trú 42

3.2.3. Đánh giá việc kê đơn thuốc nội trú
47
3.2.4. Công tác ghi chép trên túi thuốc khi giao phát cho bệnh nhân

48
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 51
•DẶT VẤN i)ầ
*
Đã hàng ngàn năm nay thuốc phòng và chữa bệnh đã trở thành nhu cầu
tất yếu của con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Những vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc ngày càng được quan tâm.
Ngày nay, việc đưa vào sử dụng thuốc mới ngày càng gia tăng. Các chế
phẩm mới không những đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng mà còn
tăng về cường độ tác dụng. Mặc dù tất cả các loại thuốc trước khi đưa vào sử
dụng đều đã qua thử nghiệm lâm sàng nhưng trong nhiều trường hợp phản
ứng có hại của thuốc chỉ được phát hiện sau khi đã sử dụng một thời gian.
Chính vì vậy, nguy cơ xuất hiện ADR là hậu quả không thể tránh khỏi của
việc dùng thuốc và đã trở thành vấn đề thời sự của y học hiện đại.
ở Việt Nam, sau khi mở cửa nền kinh tế thì tình trạng khan hiếm thuốc
đã dần được khắc phục, thị trường thuốc ngày càng đa dạng, phong phú. Sự
gia tăng về chủng loại thuốc đã giúp ích rất nhiều cho công tác điều trị. Tuy
nhiên cũng lại nảy sinh vấn đề mới đó là tình trạng sử dụng thuốc không an
toàn, hợp lý gây lãng phí tiền của, hao tổn sức khoẻ cho người bệnh. Chi phí
cho việc khắc phục hậu quả do thuốc gây nên vượt quá chi phí ban đầu. Các
rắc rối về thuốc năm 1995 đã tăng gấp đôi mấy năm trước đó. Năm 2000,
tổng chi phí của thế giới cho các ca bệnh và tử vong do thuốc gây lên đã vượt
quá 177,4 tỷ USD [17].
Với quy mô 400 giường bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây - một bệnh
viện hạng II, có nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn

tỉnh Hà Tây. Cũng như các bệnh viện khác trong hệ thống bệnh viện của hệ
thống y tế Việt Nam, việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Hà Tây những năm gần đây đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điều cần
phải bàn luận thêm. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:
1
"Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Hà Tây, giai đoạn 2001- 2005"
Với mục tiêu:
- Đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc đang sử dụng tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Hà Tây, giai đoạn 2001 - 2005.
- Đánh giá việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Tây, giai đoạn 2001 - 2005.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây.
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp cho bệnh
viện đa khoa tỉnh Hà Tây cũng như các bệnh viện khác có một cái nhìn tổng
quan về việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện mình từ đó có những biện
pháp khắc phục những mặt còn hạn chế.
2
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUÔC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thê giới.
Suốt mấy chục năm qua giá trị sử dụng thuốc trên thế giói ngày càng
tăng, vói tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 9 - 10% [1 ].
Giá trị sử dụng thuốc trên đầu người cũng tăng từ 10,3 USD năm 1976
lên 19,4 USD năm 1985 và 40 USD năm 1995. Thế nhưng tiền thuốc bình
quân đầu người
ở các nước phát triển cao gấp nhiều lần lần so với các nước
đang phát triển và kém phát triển - khoảng 100 USD so với 4 USD [1].
Sự cách biệt về tiêu thụ thuốc bình quân đầu người giữa những nước phát

triển và các nước đang phát triển ngày càng xa nhau. Năm 1976 người dân ở
các nước phát triển tiêu thụ thuốc gấp 8,5 lần so với các nước đang phát triển.
Đến năm 1985 đã tăng lên gấp 11,5 lần [1].
Trong khi đó tình hình sử dụng thuốc bất hợp lý đang diễn ra ở hầu hết
các nước trên thế giới bao gồm: sử dụng những thuốc không cần thiết, sai
thuốc hay kê đơn những thuốc không an toàn và hiệu quả. Đặc biệt ở các nước
đang phát triển thì việc sử dụng thuốc còn nhiều điều bất hợp lý hơn. Nguồn
tài chính eo hẹp đang được dùng cho những thuốc đắt tiền, không thiết yếu
trong khi người dân không có khả năng tiếp cận với những thuốc thiết yếu
nhất [1]. Cho đến nay có khoảng 2 tỉ người - 1/3 dân số thế giới- không được
tiếp cận thường xuyên với thuốc thiết yếu. Các nước kém phát triển ở Châu
Phi và Châu Á có đến hơn 1/2 dân số không được tiếp cận với TTY [29].
Hiện tượng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý là một thách thức
lớn cho sức khoẻ nhân loại. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc bừa
bãi đã làm cho thế giới mất đi những thuốc này còn nhanh hơn việc tìm ra
chúng. Mức độ gia tăng của tình trạng kháng thuốc đang đe doạ thủ tiêu
những tiến bộ y học đã đạt được trong vài thế kỷ qua [22].
3
Hiện tượng dùng kháng sinh bừa bãi và lạm dụng kháng sinh không chỉ
xảy ra trong cộng đồng mà cả trong đội ngũ những người kê đơn. Theo một
nghiên cứu ở Mỹ và Canada cho thấy: 50% số đơn thuốc kê kháng sinh cho
bệnh nhân ngoại trú là không cần thiết [14]. Trong khi đó tỷ lệ này ở Trung
Quốc là 60%. Ở Pháp 60% bệnh nhân nội trú tại bệnh viện có chỉ định kháng
sinh mà theo các nhà chuyên môn y học thì một nửa trong số này có thể dùng
thuốc khác hoặc phương pháp chữa trị khác an toàn và hữu hiệu hơn [24].
Một khía cạnh đáng chú ý của vấn đề sử dụng thuốc trên thế giới là tình
trạng bệnh nhân không tuân thủ chỉ định dùng thuốc (khoảng 50% bệnh nhân)
mà thường là sử dụng không đúng liều. Tình trạng này làm cho tác dụng và
hiệu quả điều trị và dự phòng giảm, người bệnh phải tốn nhiều tiền hơn [1].
Như vậy, trong vấn đề sử dụng thuốc hiện còn tồn tại 2 vấn đề lớn:[ 1 ]

Sự phân bố không đổng đều tiền thuốc bình quân đầu người giữa các
nước phát triển và đang phát triển.
Sử dụng thuốc không hợp lý.
Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) cho đến năm 1995 có “50% dân
số thế giới vẫn không được chăm sóc sức khoẻ khi mắc những chứng bệnh
thông thường, nhất là không có thuốc thiết yếu khi cần”. Và cũng theo
TCYTTG “chỉ cần 1ƯSD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các
chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện
CSSKBĐ”[1].
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì số lượng và chủng loại
thuốc cung ứng cho công tác CSSK nhân dân ngày càng phong phú. Tình
trạng thiếu thuốc dần được khắc phục.
Tuy nhiên, do bất cập về năng lực quản lý, hành lang pháp lý đối với
ngành y tế còn chưa chặt chẽ, tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý và kém
hiệu quả trở thành hiện tượng phổ biến để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối
4
với sức khoẻ và đời sống xã hội. Mặt khác, do số lượng thuốc ngày càng
phong phú đa dạng, bác sĩ có nhiều cơ hội để lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh
nhân của mình, người dân cũng có thể mua thuốc để tự điều trị mà không cần
có đơn của bác sĩ, điều đó cũng làm cho việc sử dụng thuốc ngày càng trở nên
bất hợp lý hơn [26].
Theo một điều tra tại thành phố Huế cho thấy, trong tổng sô 1012 lượt
mua thuốc tại các hiệu thuốc, chỉ có 29,5% là mua có đơn của bác sĩ, tỷ lệ tự
mua thuốc không đơn là 70,5%. Như vậy hiện tượng tự mua thuốc, tự điều trị
trong cộng đồng đang là hiện tượng rất phổ biến [13].
Không chỉ trong cộng đồng, mà ngay cả trong hệ thống bệnh viện thì
việc sử dụng thuốc cũng chưa được an toàn, hợp lý. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng
kháng sinh chiếm 77,1% bệnh nhân nội trú, trong đó có 56,1% bệnh nhân
dùng từ 2 kháng sinh trở lên, thậm chí có những thầy thuốc sử dụng từ 7 đến

14 kháng sinh cho một bệnh nhân, quả là đáng báo động về lạm dụng kháng
sinh [23].
Một khảo sát tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho thấy: có đến 23,3% đơn
thuốc kê không hợp lý và chỉ có 9,6% số thuốc đựơc kê tên gốc [20]. Điều đó
chứng tỏ rằng ngay cả trong hệ thống bệnh viện thì việc chấp hành quy chế kê
đơn và bán thuốc theo đơn cũng chưa được giám sát chặt chẽ. Vì vậy mới xảy
ra tình trạng chi phí cho thuốc ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách
y tế và ngay cả trong chi tiêu của gia đình người dân, thậm chí tiền thuốc đã
vượt quá khả năng chi trả của người bệnh.
Trong một nghiên cứu gần đây, khi khảo sát 250 bệnh án của khoa tiêu
hoá một bệnh viện tuyến thành phố, đã có tới 76% bệnh án không có hướng
dẫn đầy đủ chính xác và có 53,6% bệnh án có tương tác thuốc. Tỷ lệ tương tác
thuốc gặp phải chiếm hơn một nửa số bệnh án, nghĩa là trên 50% bệnh nhân
khi được điều trị đã phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do tương tác thuốc.
100% các tương tác xảy ra đều do hướng dẫn sử dụng thuốc không đúng. Do
5
đó muốn giảm được các tương tác thuốc thì quan trọng nhất là phải đảm bảo
thuốc khi đến tay bệnh nhân có hướng dẫn đầy đủ, chính xác [16]. Cũng do
không được hướng dẫn đầy đủ về nguyên tắc điều trị mà ngay tại bệnh viện
Hữu Nghị đã có tới 70,7% bệnh nhân không tuân thủ chỉ định điều trị, nhiều
gấp 3 lần số bệnh nhân tuân thủ điều trị [19].
Một nguyên nhân của tình trạng kê đơn bất họp lý là do sự thúc đẩy kê
đơn bằng các hình thức: quảng cáo, khuyến mãi, cung cấp nguồn thông tin
mang tính thương mại của các công ty và các hãng thuốc đã dẫn đến nhu cầu
sử dụng thuốc bất hợp lý.
Qua khảo sát 426 đơn thuốc tại một bệnh viện trung ương thì có 35,2%
đơn thuốc có tương tác bất lợi [17]. Đó chính là hậu quả của việc kê đơn,
hướng dẫn sử dụng và sử dụng thuốc không được an toàn, hợp lý. Trách nhiệm
này không chỉ thuộc về đội ngũ những người kê đơn mà còn thuộc về bệnh
nhân - những người trực tiếp tham gia sử dụng thuốc.

1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT, M ối QUAN HỆ GIỮA DMT VÀ MHBT.
1.2.1.MÔ hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồnq, một quốc gia nào đó
là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tỉnh thần dưới tác
động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó
trong một khoảng thời gian nhất định [4].
Trong đó, bệnh tật là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới
tác động của một loạt các yếu tô nội môi và ngoại môi lên con người.
Là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới, Việt Nam có
MHBT đặc tnrng của một quốc gia nhiệt đới đang phát triển. Hiện nay các
bệnh không nhiễm trùng có tỷ lệ cao hơn các bệnh nhiễm trùng. Trong tương
lai MHBT của nước ta vẫn theo MHBT của các nước đang phát triển nghĩa là
bệnh nhiễm trùng có xu hướng giảm dần, bệnh không nhiễm trùng có xu
6
hướng tăng dần. Tuy nhiên, ở Việt Nam về mặt MHBT, các bệnh nhiễm khuẩn
vẫn là các bệnh phổ biến nhất kể cả trong quá khứ và hiện tại [4].
Mô hình bênh tât của bênh viên.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong một
khoảng thời %ian nhất định (thườnq là theo từn% năm) về số bệnh nhân đến
khám và điều trị. Hồ sơ bệnh án là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán
bệnh tật, do đó hồ sơ bệnh án cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin chủ yếu,
những chẩn đoán cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số thích hợp [15].
Không giống như MHBT ở cộng đồng, bệnh viện là nơi chữa bệnh và
khám bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng, vì vậy MHBT của bệnh viện
cũng bao gồm cả MHBT của cộng đồng.
Tuỳ theo hạng và tuyến bệnh viện mà MHBT của bệnh viện có thể thay
đổi (do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí, kỹ thuật điều trị, biên chế )
nên có thể khái quát MHBT của hệ thống bệnh viện như sau:[4]
H ìnhl.l: MHBT của hệ thống bệnh viện.
MHBT của bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ

để xâv dựng DMT phù họp mà còn là cơ sở để bệnh viện hoạch định hướng
phát triển trong tương lai.
7
1.2.2. Mối quan hệ giữa DMT và MHBT.
♦♦♦ Thuốc thiết yếu và danh mục thuốc thiết yếu.
Do nhận thức được các mặt hạn chế của việc sử dụng thuốc kém an toàn
hợp lý, việc lựa chọn thuốc còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các nước chậm
và đang phát triển. Năm 1977, WHO đã đưa ra một danh mục mẫu gọi là danh
mục thuốc thiết yếu (DMTTY) [1].
Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu
cầu chăm sốc sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn sẵn cố
bất cứ lúc nào với sốlượnẹ cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý.
Tronẹ đó TTY là những thuốc cần thiết cho CSSK của đa số nhân dân,
được nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu,
sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế CSSK nhân dân, được lựa chọn và
cung ứìĩ ẹ để luôn sẵn có với số ỉượnẹ đầy đủ, clạnq bào chế phù hợp, chất
lượn % tốt, an toàn và giá cả phù hợp.
Nguyên tắc để xây dựng DMTTY:[1]
- Cơ cấu DMT phải phù hợp để giải quyết MHBT của nhân dân trong
từng thời kỳ.
- Cơ cấu DMTTY phải đảm bảo có đủ các nhóm thuốc cấp cứu, các
nhóm thuốc điều trị các bệnh thông thường nhiều người mắc, các bệnh xã hội.
- DMTTY phải được rà soát, ban hành lại theo chu kỳ 5 năm một lần và
được thay thế bổ xung kịp thời hàng năm nếu cẩn.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 nước đã áp dụng và có DMTTY
(chủ yếu là các nước phát triển). Số lượng tên thuốc trong DMTTY của mỗi
nước trung bình khoảng 300 thuốc.
Trong quá trình hướng tới sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hạn chế các
phản ứng có hại của thuốc, càng ngày các nước càng có xu hướng lựa chọn và
sử dụng các loại thuốc có tác dụng và có độ an toàn cao, phù hợp với hoàn

cảnh trong nước [ 1 ].
8
Ở Việt Nam, năm 1985 BYT ban hành DMT chủ yếu lần I gồm 225
thuốc tân dược được xác nhận là an toàn và có hiệu lực [7]. Năm 1989, DMT
tối cần và chủ yếu được ban hành lần II gồm 116 TTY và 27 thuốc tối cần [8].
DMTTY theo đúng thông lệ quốc tế được ban hành lần III vào năm 1995 với
225 TTY phân theo trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, cơ sở có bác sĩ được
sử DMTTY gồm 197 loại, còn cơ sở không có bác sĩ sử dụng DMTTY gồm 83
loại [9]. Năm 2005, BYT ban hành DMTTY lần Y với 355 tên thuốc tân dược
của 314 hoạt chất [10].
Để thực hiện tốt chương trình quốc gia về TTY, Bộ Y Tế đã chỉ thị cho
các bệnh viện và viện có giường bệnh thành lập HĐT&ĐT bệnh viện. Đồng
thời Bộ Y Tế yêu cầu các bệnh viện phải tự xây dựng cho mình một DMT cần
thiết phù hợp với MHBT, kinh phí, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị căn cứ
vào DMTTY, DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh
của Bộ Y Tế và có sự giám sát của cơ quan quản lý cấp trên.
♦♦♦ Hội đồng thuốc và điều trị- danh mục thuốc bệnh viện.
Hội đồng thuốc và điều trị
Việc sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tại bệnh viện phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, liên quan đến rất nhiều bộ phận, phòng ban trong bệnh
viện. Theo thông tư 08/BYT-TT ngày 4-7-1997 hướng dẫn về tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT ở bệnh viện thì mỗi bệnh viện đều phải có
HĐT&ĐT với chức năng tư vấn thường xuyên cho giám đốc bệnh viện về cung
ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, cụ thể hoá phác đồ điều
trị phù hợp với điều kiện bệnh viện, nhằm giúp giám đốc bệnh viện [11]:
- Xây dựng DMT, các vật tư tiêu hao phục vụ điều trị.
- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán, kê đơn điều trị.
- Theo dõi các phản ứng có hại của thuốc và rút kinh nghiệm các sai sót
trong dùng thuốc.
- Thực hiện các thông tin về thuốc.

9
- Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên của bệnh viện có liên quan
đến việc cung ứng và sử dụng thuốc.
Tính đến tháng 2-1998 có 66% bệnh viện trong cả nước đã thành lập
HĐT&ĐT [23]. HĐT&ĐT hoạt động đều đặn góp phần không nhỏ vào mục
tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Một điểm đáng lưu ý
là ở hầu hết các bệnh viện đã có mạng lưới theo dõi ADR. Nhiều bệnh viện
đang thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy chế như quy chế
quản lý thuốc Độc A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần Tuy nhiên,
hoạt động của HĐT& ĐT còn hạn chế trong việc thông tin thuốc cũng như
việc xây dựng và thực thi DMT. Những nghiên cứu gần đây về lĩnh vực quản
lý sử dụng thuốc tại một số bệnh viện cho thấy nhiều nơi làm chưa tốt. Thuốc
đắt tiền, thuốc mang tên thương mại, thuốc không phải là TTY, thuốc nhập
ngoại thường chiếm tỷ lệ rất cao trong DMT
ở các bệnh viện lớn của Hà Nội.
Hiện nay, mạng lưới thông tin thuốc của Việt Nam chưa hoàn chỉnh từ trung
ương đến các cơ sở, do đó thông tin về thuốc chưa đầy đủ, chính xác, trung
thực và phi thương mại (đa phần chỉ có thông tin thương mại từ các hãng).
Công tác thông tin thuốc và thực hành dược lâm sàng còn là một thách thức
lớn đối với khu vực bệnh viện. Phần lớn dược sĩ đại học tại các bệnh viện chưa
làm được nhiệm vụ thông tin thuốc và thực hành dược lâm sàng.
Danh mục thuốc bệnh viện
Như đã nói ở trên, xây dựng DMT là một nhiệm vụ quan trọng của
HĐT&ĐT.
“DMTBV là danh mục nhữnẹ loại thuốc cẩn thiết thoả mãn nhu cầu
khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù hợp
với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả nănẹ tài chính của từng bệnh
viện và khả nănq chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này trong phạm
vi thời qian, khônq qian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật luôn sẵn có bất
10

cứ lúc nào với số ỉượnẹ cẩn thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá
cả hợp lý” [21].
Nhận rõ tầm quan trọng của các bệnh viện trong hệ thống y tế quốc gia,
trong việc thực hiện các chính sách, các chương trình y tế, ngay từ năm 1995,
BYT đã ban hành DMTTY và DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh để các bệnh viện lấy làm cơ sở xây dựng DMTBV. Cho đến
nay, DMTTY đã qua 5 lần sửa đổi bổ xung.
Tuy nhiên DMTBV phải đạt được các mục đích [6]:
- Để đảm bảo hiệu lực, an toàn và các yêu cầu khác trong điều trị, yêu
cầu đa số thuốc trong DMTBV là TTY, có nghĩa là các thầy thuốc đang thực
hiện chính sách quốc gia về TTY.
- Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng TTY, các thành phần kinh tế
tích cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng TTY.
- Đảm bảo quyền lợi được điều trị bằng thuốc cho người bệnh, quyền
được chi trả tiền thuốc cho người có thẻ BHYT.
- DMTBV phải đáp ứng được thuốc cho điều trị tại bệnh viện.
Như vậy việc xây dựng DMTBV phải trải qua quá trình nghiên cứu, phân
tích, dự đoán nhu cầu, điều kiện cung ứng thuận lợi, có hiệu quả điều trị cao
nhất, ít tác hại nhất, ưu tiên các thuốc nội cùng loại hoặc thuốc của các hãng
nước ngoài đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Mặt khác DMTBV
phải phù hợp với khả năng tài chính, trình độ kê đơn và sau cùng là giá thành
thấp hoặc chấp nhận được.
DMTBV là danh mục đặc thù cho mỗi bệnh viện. Danh mục này được
xem xét, cập nhật điều chỉnh từng thời kỳ theo yêu cầu điều trị. Việc bổ xung
hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục cần phải cân nhắc thật thận trọng. DMT
phản ánh sự thay đổi trong thực hành sử dụng thuốc để điều trị nhằm đạt được
hiệu quả, an toàn và kinh tế.
11
Các yếu tô để xây dựng DMT và tổ chức xây dựng DMT được mô tả theo
hình sau:

Hình 1.2 : Các yếu tô tác động đến việc xây dựng và tổ chức xây
dựng DMTBV [21].
1.3. QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC VÀ CÁC CHỈ s ố VỂ sử DỤNG THUÔC.
Bên cạnh việc lựa chọn và phân phối thuốc đã có nhiều tiến bộ thì việc sử
dụng thuốc không an toàn, hợp lý tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng còn
nhiều tồn tại thậm trí ngày càng trầm trọng. Sử dụng thuốc không an toàn, hợp
lý sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Trước tiên nó làm tăng đáng kể chi phí
cho hoạt động CSSK, làm giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế. Mặt
khác, nó làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ
thuộc thuốc quá mức. Cụ thể, việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã gây nên tình
trạng kháng kháng sinh, hoặc việc sử dụng thuốc tiêm không cần thiết là
12
nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sốc. Sử dụng thuốc không đủ liều có thể làm tăng
chi phí do kéo dài thời gian điều trị.
Vậy thê nào là sử dụng thuốc an toàn, hợp lý? Sử dụng thuốc hợp lý là
cải thiện hiệu quả sử dụng, nâng cao độ an toàn và đảm bảo tính kinh tế khi
dùng thuốc cho từng cá thê bệnh nhân. Tính hợp lý phải cân nhắc sao cho chỉ
số hiệu quả/rủi ro và hiệu quả/kinh tế phải đạt cao nhất [5]. WHO đã đưa ra
khái niệm "Yêu cầu về sử dụnq thuốc hợp lý là bệnh nhân nhận được thuốc
thích hợp với bệnh cảnh, liều dùng thích hợp với từng cá nhân, trong thời gian
thích hợp và ẹiá cả thấp nhất với người đó và cộng đồng” [12][28]. Để đánh
giá được mức độ sử dụng thuốc hợp lý ở mỗi địa phương, mỗi nước, mỗi vùng
lãnh thổ, WHO đã đưa ra các chỉ số gọi chung là chỉ số về sử dụng thuốc (xin
được trình bày cụ thể trong phần phương pháp nghiên cứu (2.3.4)).
Chu trình quản lý sử dụng thuốc được mô tả như sau:
Hình 1.3: Chu trình quản lý sử dụng thuốc [27]
- Kê đơn: bác sĩ được quvền và chịu trách nhiệm ra y lệnh dùng thuốc,
chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, sử dụng thuốc đúng mục đích, có kết quả
và ít tốn kém nhất.
13

- Đóng gói, dán nhãn thuốc: theo WHO, thuốc được ghi nhãn đúng là
mỗi thuốc phải có bao gói riêng và có đầy đủ các thông tin: tên bệnh nhân, tên
thuốc, hàm lượng, thời gian, cách sử dụng. Nếu bệnh nhân được hướng dẫn tỉ
mỉ cách dùng thuốc từ bác sĩ, người bán, người cấp phát thì khả năng tuân thủ
chỉ định cao. Nếu bệnh nhân không nhớ cách dùng thì bệnh nhân sẽ tự dùng
thuốc theo ý mình, gây ra những sai lầm trong sử dụng thuốc. Vì vậy việc ghi
nhãn thuốc là rất quan trọng trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Cũng theo WHO, quá trình từ kê đơn, cấp phát đến theo dõi dùng thuốc
chính là quá trình chăm sóc bằng thuốc. Trong quá trình này cần xây dựng
mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ- dược sĩ- y tá điều dưỡng-bệnh nhân.
1.4. VÀI NÉT VỂ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TÂY.
1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của bệnh viện [1],
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho
người bệnh bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ
chức thành các khoa, phòng với trang bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực
hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh.
Nhiệm vụ của bệnh viện:
- Khám bệnh, chữa bệnh.
- Đào tạo cán bộ.
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến.
- Phòng bệnh.
- Hợp tác quốc tế.
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện.
14
,3
1.4.2 VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện.[l]
1.4.2.1. Vị trí của khoa dược bệnh viện.
- Tổ chức dược bệnh viện là một khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám
đốc bệnh viện.

- Trons một bệnh viện chỉ có một khoa dược, nó là tổ chức cao nhất
đảm nhiệm mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần tuý của
một khoa chuyên môn mà còn có thêm tính chất của một bộ phận quản lý và
tham mưu về toàn bộ công tác dược trong cơ sở điều trị đó nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh nhất là trong sử
dụng thuốc.
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
1.4.2.2. Chức năng.
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa
học kinh tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý thuốc men, hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược
trong toàn bệnh viện .
- Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong
toàn bệnh viện đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện giúp giám đốc bệnh
viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của
ngành và yêu cầu của điều trị.
1.4.2.3. Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây.
+ Đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
+ Pha chế sản xuất chế biến thuốc.
+ Thực hiện kiểm soát kiểm nghiệm thuốc.
+ Quản lý- cấp phát thuốc.
+ Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý, an toàn, thông tin, tư vấn về thuốc.
+ Kiểm tra, giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.
15
+ Nghiên cứu, đào tạo.
+ Tồn trữ, bảo quản thuốc.
+ Chỉ đạo tuyến.
+ Quản lý kinh tế.
1.4.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây.

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất. Vì nếu thiếu hoặc chất lượng
thấp kém thì mọi nguồn lực khác sẽ không được sử dụng tốt. Cơ cấu nhân lực
của bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực Bệnh viện Đa khoa Hà tây năm 2005.
Đơn vị: Số lượng ( S L ): người; Tỉ lệ : %
STT
Trình độ cán bộ Sô lượng
Tỉ lệ %
1
Bác sĩ sau đại học
89
19,8
2
Bác sĩ
19
4,2
3
DSĐH, sau đại học
5
1,1
4
DSTH, Dược tá
15 3,3
5
Ysĩ,Y tá, NHS, KTV
213
47,4
6
Đại học khác
12

2,8
7
Nhân viên khác 96
21,4
Tổng sô
449 100
Qua phân tích ở bảng trên cho thấy số lượng dược sĩ đại học và sau đại
học chỉ chiếm 1,1% so với nhân lực toàn bệnh viện, chiếm khoảng 4,6% tổng
số cán bộ y tế có trình độ từ đại học trở lên của bệnh viện. Theo niên giám
thống kê của Bộ Y Tế năm 1996, số bác sĩ/10.000 dân là 4,2 và dược sĩ là 0,8.
Như vậy cứ 1 dược sĩ có 5 bác sĩ. Trên thế giới, cứ 1 dược sĩ có 3,3 bác sĩ. Tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây cứ 1 dược sĩ có 22 bác sĩ. Như vậy, tỉ lệ dược sĩ
16
đại học là quá thấp. Số lượng DSTH, dược tá chiếm tỉ lệ cao 15/20 (75%)
trong tổng biên chế khoa dược. Với tỷ lệ dược sĩ/ bác sĩ như vậy thì rất khó
khăn cho công tác tham vấn dược lâm sàng tại bệnh viện. Trong khi đó nhân
lực cho pha chế, cấp phát lại rất nhiều.
1.4.4. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú tại bệnh viện được thể hiện
tại bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sô lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
Năm
Sô lượt bệnh nhân
( người)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
(so với năm
2001)
Nội trú Ngoại trú
2001 18125 2287

20412
100,0
2002
19957 2789 22746
111,4
2003
20859
2896 23755
116,4
2004
20917 3487
24404
119,6
2005
21219
3676 24895
122,0
Nhận xét:
- Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại viện ngày càng tăng (kể
cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú). Năm 2005 tăng gấp 1,2 lần so với năm
2001, chủ yếu là do tăng số lượng bệnh nhân nội trú.
- Số lượng bệnh nhân ngày một tăng trong khi quy mô giường bệnh của
bệnh viện là không đổi đã dẫn đến tình trạng quá tải. Đây cũng là tình trạng
chung ở hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam nhất là các bệnh viện chuyên khoa
như : Việt Đức, Bạch Mai
- Số lượng bệnh nhân tăng cũng kéo theo kinh phí sử dụng thuốc ngày
một tăng, số lượng hoạt chất cũng như số lượng mặt hàng thuốc có trong
DMTBV cũng tăng để đáp ứng yêu cầu điều trị.
Tóm lai:
Cũnọ, như trên thế ẹỉới, việc sử clụnẹ thuốc ở Việt Nam còn nhiều bất

cập, khônẹ chỉ trong cộng đồng mà cả trong hệ thốnẹ bệnh viện. Đế nânẹ
cao chất lượnq sử dụnẹ thuốc, các bệnh viện đã thành lập HĐT&ĐT. Trong
quá trình hoạt động, HĐT&ĐT còn nhiều lúng túng, đó cũng là lẽ đương
nhiên, vì đây là sự khởi đầu chính thức cho sự kết hợp giữa Y và Dược trong
sử dụng thuốc cho người bệnh, thực sự là thực hiện công tác dược lâm sàng
trong bệnh viện. Tình trạng chênh lệch giữa số lượng cán bộ Y và cán bộ
Dược là hiện tượnq khá phổ biến trong các bệnh viện. Tại BVĐK tỉnh Hà
Tây tỷ lệ dược sĩ/ bác sĩ ỉà H22 - quá thấp. Khi mà số lượng bệnh nhân điều
trị ngày một tăng, chủng loại thuốc phong phú, thông tin thuốc từ các nguồn
chính thức còn hạn chế thì vai trò tham vấn sử dụng thuốc của người clược sĩ
bệnh viện ngày càng trở nên quan trọng. Nên chăng, BVĐK tỉnh Hà Tây
cũnẹ như các bệnh viện khác cẩn bổ xun (Ị thêm nhân lực cho khoa dược,
nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn để có thể thực hiện tốt chức
năn% tham vấn dược lâm sànẹ trong bệnh viện.
18
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u .
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu.
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược- Trườn? Đại
học Dược Hà Nội và bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây, giai đoạn 2001- 2005 dựa
trên các đối tượng sau:
- Bệnh án lưu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây, giai đoạn 2001-2005.
- Đơn thuốc ngoại trú được lấy tại nhà thuốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Tây từ 11/2005- 12/2005.
- Báo cáo thống kê Y tế tỉnh Hà Tây.
- Sổ sách thống kê, báo cáo sử dụng thuốc hàng năm của khoa dược và
phòng tài chính kế toán bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây, giai đoạn 2001-2005.
2.2. NỘI DƯNG NGHIÊN cứu .
Nội dung nghiên cứu của đề tài được tóm tắt theo sơ đồ sau:
19

Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu DMT đang sử dụng
tai bênh viên
Cơ cấu
DMTBV
Tính thích ứng của DMTBV
❖Với MHBT
*1* Với kinh phí và khả năng chi trả của người
bệnh
♦Tỷ lệ % TTY, thuốc chủ yếu trong DMTBV
♦Tỷ lệ % thuốc nội, thuốc ngoại có trong
DMTBV.
♦Tỷ lệ % thuốc mang tên gốc và tên thương
mại trong DMTBV
*t* Với kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện.
Nghiên cứu việc quản lýsử
dụng thuốc tại bệnh viện
-^Nghiên cứu hoạt động của hội đồng
thuốc và điều trị - công tác thông tin thuốc
trong bệnh viện.
^Đánh giá việc kê đon thuốc ngoại trú.
-^Đánh giá bệnh án.
"ộ'Theo dõi việc ghi chép trên túi thuốc khi
giao phát cho bệnh nhân.
-v^Theo dõi và giám sát ADR.
Kết luận và ý kiến đề xuất
Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài
20

×