Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ THỦY

TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DỊNG, GIỐNG LÚA THUẦN
CĨ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO PHÙ HỢP
VỚI ĐIỀU KIỆN CANH TÁC TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60620110

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Quang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành luận văn đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn



Đỗ Thị Thủy

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến
PGS.TS. Trần Văn Quang, là người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tơi về chuyên môn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây
trồng - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Nam Định, lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống
cây trồng Nam Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên và có nhiều ý kiến
đóng góp cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình người
thân, anh chị em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều
kiện cho tôi trong q trình học tập, cơng tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cám ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................................. vii
Danh mục bảng.................................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn thạc sĩ................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3


1.4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................. 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................ 4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trong và ngồi nước................................... 4

2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới..................................................... 4
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam....................................................... 9
2.1.3. Hiện trạng sản xuất lúa của tỉnh Nam Định............................................. 13
2.1.4. Định hướng phát triển lúa ở tỉnh Nam Định............................................ 15
2.2.

Những thành tựu trong công tác chọn giống lúa thuần................... 16

2.2.1. Những thành tựu trong công tác chọn giống lúa trên thế giới......16
2.2.2. Kết quả chọn tạo giống lúa thuần ở Việt Nam....................................... 19
2.2.4. Một số hướng chọn tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam..............23
2.3.

Những nghiên cứu cơ bản về các tính trạng của cây lúa.................25

2.3.1. Thời gian sinh trưởng....................................................................................... 25
2.3.2. Khả năng đẻ nhánh............................................................................................. 27
2.3.3. Động thái ra lá....................................................................................................... 28

2.3.4. Chiều cao cây........................................................................................................ 29
2.3.5.

Đặc điểm cấu trúc thân, lá, bông................................................................ 29

iii


2.3.6. Đặc điểm hình thái.............................................................................................. 30
2.3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất....................................... 31
2.3.8. Các chỉ tiêu cơ lý đánh giá chất lượng gạo............................................ 33
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................... 37
3.1.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 37

3.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 37

3.3.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................. 37

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 38

3.5.


Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38

3.5.1. Thiết kế thí nghiệm............................................................................................. 38
3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định............................ 40
3.5.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo dõi......................................... 46
3.5.4.

Phân tích số liệu................................................................................................. 46

Phần 4. Kết quả và thảo luận......................................................................................... 47
4.1.

Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống thí nghiệm.................... 47

4.1.1. Bén rễ hồi xanh (BRHX):.................................................................................. 47
4.1.2. Thời gian đẻ nhánh (TGĐN)............................................................................ 50
4.1.3. Thời gian trỗ bông (10% - 100%).................................................................. 51
4.1.4. Thời gian sinh trưởng (TGST)....................................................................... 52
4.2.

Khả năng đẻ nhánh của các dịng, giống thí nghiệm.........................53

4.2.1. Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thuần............................ 53
4.3.

Động thái ra lá của các dịng, giống thí nghiệm................................... 57

4.4.

Động thái tăng trưởng chiều cao của các dịng, giống thí nghiệm

60

4.5.

Một số đặc điểm cấu trúc thân, lá, bông của các dịng, giống lúa thí

nghiệm

63

4.5.1. Số lá/thân chính.................................................................................................... 63
4.5.2. Số nhánh tối đa..................................................................................................... 63
4.5.3. Số nhánh hữu hiệu............................................................................................. 66
4.5.4. Số gié cấp I............................................................................................................. 66
4.5.5. Chiều dài lá đòng................................................................................................. 66
4.5.6. Chiều dài bông...................................................................................................... 66
4.5.7. Chiều dài cổ bông............................................................................................... 67

iv


4.5.8. Chiêu cao cuối cùng.......................................................................................... 67
4.6.

Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa thí nghiệm ....67

4.6.1.

Màu sắc thân lá.................................................................................................... 68


4.6.2. Màu sắc mỏ hạt..................................................................................................... 69
4.6.3.

Kiểu đẻ nhánh...................................................................................................... 69

4.6.4.

Thế lá (góc lá với trục thân)........................................................................... 69

4.7.

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các dịng, giống lúa

thuần thí nghiệm.................................................................................................. 69
4.7.1. Rầy các loại............................................................................................................ 70
4.7.2. Sâu đục thân.......................................................................................................... 70
4.7.3. Sâu cuốn lá nhỏ.................................................................................................... 71
4.7.4. Bệnh đạo ôn........................................................................................................... 71
4.7.5. Bệnh khô vằn......................................................................................................... 72
4.7.6. Bệnh bạc lá............................................................................................................. 72
4.8.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng, giống lúa

thuần thí nghiệm.................................................................................................. 75
2

4.8.1. Số bơng/m ............................................................................................................. 75
4.8.2. Số hạt/bông............................................................................................................ 75
4.8.3. Số hạt chắc/bông................................................................................................. 78

4.8.4. Khối lượng 1000 hạt........................................................................................... 78
4.8.5. Năng suất lý thuyết............................................................................................. 78
4.8.6. Năng suất thực thu............................................................................................. 79
4.9.

Một số chỉ tiêu cơ lý gạo của các dịng, giống lúa thí nghiệm.......81

4.9.1. Chất lượng xay xát............................................................................................. 82
4.9.2. Chất lượng thương phẩm của gạo và phẩm chất cơm.....................83
4.10.

Đánh giá phẩm chất cơm của các dòng, giống lúa thuần thí nghiệm
84

4.11.

Một số chỉ tiêu hóa sinh gạo của các dịng, giống lúa thuần thí nghiệm
85

4.11.1. Hàm lượng amylose........................................................................................... 86
4.11.2. Hàm lượng protein.............................................................................................. 86
4.11.3. Nhiệt hóa hồ........................................................................................................... 86
4.11.4. Độ bền gel............................................................................................................... 86
4.12.

Giới thiệu một số dòng, giống lúa ưu tú.................................................. 87

v



Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 88
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 88

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 89
Phần phụ lục......................................................................................................................... 92

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BRHX

: Bén rễ hồi xanh

BT7

: Bắc Thơm 7

D/R


: Dài trên rộng

D

: Dài

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

HB3

: Hương Biển 3

HB5

: Hương Biển 5

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

R

: Rộng

Số bơng hữu hiệu/khóm

: Số bơng hữu hiệu trên khóm

Số bơng/m

2

: Số bơng trên m

2

Số hạt/bông

: Số hạt trên bông

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

TGĐN


: Thời gian đẻ nhánh

TGST

: Thời gian sinh trưởng

TW

: Trung ương

Tỷ lệ dài/rộng

: Tỷ lệ dài trên rộng

USDA

: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VFA

: Hiệp hội lương thực Việt Nam

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của một số nước trên thế giới, 2014 (tấn) . .7
Bảng 2.2. Triển vọng tiêu thụ gạo trên thế giới trung và dài hạn, 2020-2050 (triệu tấn) ....9


Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 2005-2015. 10

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Nam Định.................................. 15
Bảng 3.1: Danh sách các dịng, giống lúa thuần dùng trong thí nghiệm 38
Bảng 4.1a. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa thuần

trong vụ Xuân và Mùa 2016 tại Vụ Bản – Nam Định...................... 48
Bảng 4.1b. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa thuần

trong vụ Xuân và Mùa 2016 tại Giao Thủy, Nam Định................... 49
Bảng 4.5a. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống trong vụ Xuân và

Mùa 2016 tại Vụ Bản, Nam Định............................................................. 64
Bảng 4.5b. Một số đặc điểm nơng sinh học của các dịng, giống trong vụ Xuân và

Mùa 2016 tại Giao Thủy, Nam Định....................................................... 65
Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái của các dịng, giống lúa thuần thí nghiệm
.................................................................................................................................................... 68
Bảng 4.7a. Mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các dòng, giống lúa thuần

trong vụ Xuân và Mùa 2016 tại Vụ Bản, Nam Định.........................73
Bảng 4.7b. Mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các dòng, giống lúa thuần

trong vụ Xuân và Mùa 2016 tại Giao Thủy, Nam Định.................. 74
Bảng 4.8a. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lúa

thuần trong vụ Xuân và Mùa 2016 tại Vụ Bản, Nam Định...........76
Bảng 4.8b. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lúa

thuần trong vụ Xuân và Mùa 2016 tại Giao Thuỷ, Nam Định .....77

Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu cơ lý gạo của các dòng, giống lúa thuần ..........82
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá chất lượng cơm của các dòng, giống lúa thuần trong

vụ Mùa 2016 tại Vụ Bản, Nam Định....................................................... 84
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu hóa sinh gạo của các dịng, giống có triển vọng
.................................................................................................................................................... 85

Bảng 4.12. Một số dòng, giống lúa thuần có triển vọng tại tỉnh Nam Định
.................................................................................................................................................... 87

Bảng 4.2a. Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Xuân và

Mùa 2016 tại Vụ Bản, Nam Định............................................................. 55


viii


Bảng 4.2b. Động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Xuân và

Mùa 2016 tại Giao Thủy, Nam Định....................................................... 56
Bảng 4.3a. Động thái ra lá của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Xuân và Mùa

2016 tại Vụ Bản, Nam Định........................................................................ 58
Bảng 4.3b. Động thái ra lá của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Xuân và Mùa

2016 tại Giao Thủy - Nam Định

59


Bảng 4.4a. Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa thuần trong

vụ Xuân và Mùa 2016 tại Vụ Bản, Nam Định..................................... 61
Bảng 4.4b. Động thái tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống lúa thuần trong

vụ Xuân và Mùa 2016 tại Giao Thủy, Nam Định............................... 62

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên tác giả: Đỗ Thị Thủy
Tên luận văn: “Tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần có năng suất,
chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh Nam Định”
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khảo nghiệm 13 dòng, giống lúa thuần tại 02 huyện đại diện cho
02 tiểu vùng sinh thái của tỉnh với đối chứng là giống Bắc Thơm 7 (hiện đang chiếm
60% diện tích sản xuất của tỉnh Nam Định) nhằm đạt mục đích sau:

- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm nông sinh học,
mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất và chất lượng của các dịng, giống
lúa thuần trong thí nghiệm so sánh giống.
- Tuyển chọn được một 1-2 dòng, giống lúa thuần phù hợp với điều kiện sinh thái
của tỉnh Nam Định, có năng suất, chất lượng cao và nhiễm nhẹ với sâu bệnh.


Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu gồm 13 dòng, giống lúa thuần được chọn tạo trong nước có triển
vọng về năng suất, tính chống chịu cao, chất lượng tốt gồm: LT1, LT2, LT5, LT7,
LT8, ĐH11, BMX, Hương Biển 3, Hương Biển 5, GL18, DT82, DT66, DT86.

- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp của Gomez and Gomez
(1984). Thí nghiệm được tiến hành tại 02 huyện là Vụ Bản và Giao Thủy
trong vụ Xuân và vụ Mùa 2016.
- Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, sâu bệnh của các dòng
giống lúa thuần theo phương pháp của IRRI (2002).
- Đánh giá chất lượng gạo theo tiêu chuẩn TCVN1643:2008; TCVN 8372:2010.
- Đánh giá chất lượng cơm theo tiêu chuẩn TCVN 8373:2010.
- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel và phân tích
phương sai theo phương pháp ANOVA bằng chương trình IRRISTAT ver 5.0.

Kết quả chính và kết luận
1. Các dịng, giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, phù
hợp với điều kiện sản xuất và cơ cấu giống của tỉnh Nam Định (130-145
ngày trong vụ Xuân, 100-116 ngày trong vụ Mùa). Thời gian sinh trưởng
của các dòng, giống ở hai địa điểm thí nghiệm khơng có sự khác biệt.

x


2. Các dòng, giống nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ, riêng có giống Bắc
Thơm số 7 nhiễm khơ vằn và nhiễm bệnh bạc lá cao nhất. Dòng GL18 mức
độ nhiễm sâu đục thân cao ở cả hai vụ vì có thời gian sinh trưởng dài hơn.
3. Các dịng, giống có năng suất thực thu biến động khá lớn, từ 44,7-69,3 tạ/ha
(trong vụ Xuân) và từ 43,2-64 tạ/ha (trong vụ Mùa). Trong vụ Xn, có 04 dịng, giống
năng suất thực thu cao hơn đối chứng Bắc thơm 7 là: LT2, ĐH11, BMX và DT86). Trong

vụ Mùa, hầu hết các giống đều có năng suất thực thu cao hơn đối chứng. Các dịng
giống có tỷ lệ gạo xát cao từ 67,2-71,0%, hạt gạo dài từ 5,0-8,0mm. Giống ĐH11 và BMX
cơm có vị ngon gần tương đương với giống đối chứng Bắc thơm 7.

4. Thông qua đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất

lượng bước đầu tuyển chọn được 02 dòng, giống phù hợp với điều kiện
canh tác của tỉnh Nam Định là BMX và ĐH11.
* Kiến nghị:
- Hai giống BMX và ĐH11 cần được khảo nghiệm sản xuất, trình
diễn trên diện rộng để xác định khả năng mở rộng sản xuất.
- Cần có nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho hai
giống BMX và ĐH11.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Thuy
Thesis title: "Selection inbred rice varieties with good quality and
high yield for cultivation conditions in Nam Dinh province"
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Education organization: Vietnam National University of
Agriculture Objectives
- Evaluation of growth and agronomical characteristics, pest and
disease infection level, yield and quality of inbred rice varieties.
- Selection of 1-2 inbred rice varieties with good quality, high yield and low pest

and disease infection for the cultivation conditions of Nam Dinh province.

Materials and Method
Materials included 13 lines of promising inbred rice varieties: LT1,
LT2, LT5, LT7, LT8, DH11, BMX, Huong Bien 3, Huong Bien 5, GL18, DT82,
DT66, DT86 and check variety is Bac Thom 7 (BT7).
- Experiment at design was followed the method of Gomez and
Gomez (1984). Experiment was conducted in 2 district: Vu Ban and Giao

Thuy in spring and summer seasons.
- Evaluation of agronimical characteristics, pest and disease infection
level and yield was according to Evaluation System for Rice (IRRI, 2002)
- Evaluation of rice quality followed the standard TCVN1643: 2008
standard; TCVN 8372: 2010.
- Evaluation of cooking quality was followed standard TCVN 8373: 2010.
- Data analysis was conducted by IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003.

Main results and conclusions
1. The inbed rice varieties had short growth duration suitable for Nam
Dinh province (130-145 days in spring season, 100-116 days in the summer
season). The growth duration of varieties was not different in two districts.
2. Most varieties had low pest and disease infection, special BMX

and BT7 variety were infected sheath blight and bacterium blight
diseases with medium level. The GL18 variety had higher level of stem
borer infection in both seasons because it had a long growth duration.

xii



3. The varieties had high actual yields from 44.7-69.3 quintals/ha (in

spring season) and from 43.2-64.0 quintals/ ha (in the summer season).
In the spring season, 04 varieties with actual yield higher than BT7 were:
LT2, DH11, BMX and DT86. In the summer season, most varieties had
actual yield higher than the control variety. The varieties had a high head
rice rate of 67.2-71.0%, grain length was 5.0-8.0mm. The DH11 and BMX
varieties had good cooking rice and aromatic as the same as BT7 variety.
4. BMX and DH11 were too varieties with high yield and good quality
for the cultivation conditions in Nam Dinh province.

* Suggestion:
- Two varieties BMX and DH11 should be tested for production and
demonstration to determine the expansion of production.
- There should be set up cultivation procedure for two varieties of BMX and

DH11.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chính của lồi người,
khoảng 40% dân số thế giới xem lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% sử dụng
lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới
đời sống ít nhất 65% dân số thế giới. Hiện nay nhu cầu lương thực thế giới vẫn
đang tiếp tục tăng cao với hàng triệu người đang thiếu đói hàng ngày.

Ở Việt Nam, lúa gạo là nguồn lương thực thiết yếu trong bữa ăn hàng

ngày, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trước những năm 90 của thế kỷ
XX đến nay sản xuất lúa gạo đã và đang trở thành một ngành sản xuất hàng
hố có giá trị nhất định, khơng thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp của
đất nước. Năm 2014, với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam
vẫn đạt xấp xỉ đến 45 triệu tấn lúa hay tăng 2,3% so với 2013, năng suất bình
quân 5,77 tấn/ha và xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo trị giá 2,7 tỉ đô la Mỹ, so với mục
tiêu đầu năm 6,5 triệu tấn và 6,7 triệu tấn của 2013. Năm 2014, Việt Nam xuống
vị trí thứ ba xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái Lan và Ấn Độ.

Nam Định là tỉnh duyên hải trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng
sông Hồng, nằm giữa sơng Hồng và sơng Đáy, có bờ biển dài 72 km, diện
tích tự nhiên 165.217 ha. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Nam Định tháng 11/2016, diện tích trồng lúa của cả tỉnh đạt
75.760 ha; trong đó lúa lai chiếm 14,9% diện tích (11.303 ha) và lúa thuần
chất lượng cao chiếm 64,3% diện tích (48.746 ha), chủ yếu là giống lúa Bắc
thơm 7. Năng suất bình qn tồn tỉnh đạt 69,36 tạ/ha, năng suất nhóm lúa
lai đạt 78,66 tạ/ha, nhóm lúa chất lượng cao đạt 64,22 tạ/ha. Với diện tích
trồng lúa trên thì có thể thấy nhu cầu về giống lúa hàng năm của Tỉnh rất
lớn, cần khoảng 4.800 tấn giống lúa thuần, khoảng 1.200-1.400 tấn giống lúa
lai F1. So với nhu cầu trên, thực tế sản xuất giống lúa của tỉnh chỉ đáp ứng
khoảng 25% nhu cầu về giống lúa thuần và 30% nhu cầu về giống lúa lai.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định, về bộ giống lúa thuần trong sản xuất hiện nay
gồm: Bắc thơm số 7, Nếp 87, Nếp 97, TBR225, NĐ5, Hương Biển 3, Thiên ưu 8,
DQ11, QR1,… trong đó giống chủ lực là: Bắc thơm số 7 (khoảng 60% diện tích).
Ngồi ra, cịn có một số giống lúa thuần triển vọng đang trình diễn, khảo nghiệm

1


sản xuất tại các điểm trên địa bàn tỉnh như: Giống lúa LH12, Hương Biển 3. Mặc

dù, có rất nhiều các giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao, chất lượng
gạo đảm bảo cho mục đích thương mại nhưng đại đa số người nông dân tại
tỉnh vẫn tập trung vào gieo cấy giống lúa Bắc thơm số 7 là giống có chất lượng
phục vụ mục đích thương mại. Những giống lúa thuần khác cũng được bà con
nông dân sử dụng trong bộ giống sản xuất tại gia đình nhưng với diện tích hẹp
và mang tính tự phát. Tuy nhiên hiện nay, giống Bắc thơm số 7 hiện đang được
ưa chuộng sản xuất nhất tại Nam Định đang có hiện tượng thối hóa giống với
nhiều yếu điểm nhất là bệnh bạc lá ở vụ Mùa.
Trong giai đoạn tiếp theo, đối với tỉnh Nam Định cây lúa được đánh giá và xếp
loại là một trong 5 cây chủ lực trong định hướng phát triển kinh tế, điều này được
nêu rõ trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020 đã được phê duyệt theo
Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định.
Để đạt mục tiêu trên và đáp ứng được nhu cầu thực tế sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh thì cơng tác chọn tạo, lai tạo các gống lúa mới chất lượng cao, ngắn
ngày, kháng sâu bệnh, thích hợp cho các mùa vụ, năng suất ổn định là đặc biệt
quan trọng và đặt lên hàng đầu cần ưu tiên đầu tư phát triển.

Bởi vậy, việc nghiên cứu, tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần
được chọn tạo trong nước có năng suất cao, chất lượng cao và phù hợp
với điều kiện của tỉnh Nam Định là hết sức cần thiết. Do vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Tuyển chọn một số dịng, giống lúa thuần có năng
suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện canh tác tại tỉnh Nam Định”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tuyển chọn được 1-2 dịng, giống lúa thuần có năng suất, chất lượng
cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh, phù hợp với điều kiện canh tác nhằm làm phong phú
bộ giống lúa thuần, đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực của tỉnh Nam Định.

* Yêu cầu

- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm nông sinh học,

mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất và chất lượng của các dịng,
giống lúa thuần trong thí nghiệm so sánh giống.
- Tuyển chọn được một 1-2 dòng, giống lúa thuần phù hợp với điều kiện sinh
thái của tỉnh Nam Định, có năng suất, chất lượng cao và nhiễm nhẹ với sâu bệnh.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành khảo nghiệm, so sánh 13 dòng giống lúa thuần triển
vọng với đối chứng là BT7 trong vụ Xuân 2016 và vụ Mùa 2016, tại 02 điểm
đại diện cho hai vùng sinh thái của tỉnh Nam Định, vùng phía Bắc của tỉnh
(huyện Vụ Bản) và vùng phía Nam của tỉnh (huyện Giao Thủy).

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Đề tài sẽ góp phần định hướng cho các nhà chọn tạo giống,
tiến hành nghiên cứu sản xuất hạt giống lúa thuần tại Nam Định và rút ngắn
thời gian trong việc xác định những dịng, giống thích hợp cho địa bàn tỉnh.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của Đề tài đã tuyển chọn được 02 giống lúa thuần là
BMX và ĐH11, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất
lượng tốt, góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa thuần cho nông dân
sản xuất lúa và nâng cao sản lượng lương thực tỉnh Nam Định.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời
sống con người. Do vậy, nó được trồng và phân bố rộng khắp trên thế
giới. Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có 114 quốc gia trồng và
sản xuất lúa gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản
lượng lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt
Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Banglades, Myamar và nhật Bản.
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) các loại
lương thực truyền thống chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao
gồm năm loại là lúa mì, lúa gạo, ngơ, kê và đại mạch. Trong đó lúa mì và lúa gạo
là hai loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người. Ngày nay do sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều ngành nghề mới ra đời nhưng
chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được sản xuất
lúa gạo (Bùi Huy Đáp, 1999). Tuy vậy sự phát triển của khoa học công nghệ đã
hỗ trợ rất nhiều cho cơng tác chọn tạo các giống mới có năng suất cao, chất
lượng tốt cũng như những biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
Với sự thành lập của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nhiều giống lúa
mới đã ra đời. Giống lúa cải tiến (Improvement rice-IR) là thuật ngữ để chỉ các
giống được lai tạo theo phương pháp thủ cơng truyền thống, sau đó được
chọn ra dòng thuần ổn định để làm giống. Sau này để phân biệt với các giống
lúa ưu thế lai F1, nên giống lúa cải tiến còn được gọi là lúa thuần. Năm 1966,
IRRI đã cho ra đời giống lúa IR8 (Improvement rice 8) là giống lúa cải tiến thành
công đầu tiên trên thế giới. Đây là giống lúa thấp cây, lá thẳng, đẻ nhánh khoẻ,
không mẫn cảm với quang chu kỳ, chống đổ tốt và cho năng suất cao. Sau đó
là hàng loạt các giống mới như IR5, IR22, IR36... Các nước cũng đã lai tạo ra
178 giống có thành phần di truyền từ IR và thích hợp với mỗi địa phương (Bùi
Huy Đáp, 1987). Năm 1970, Viện đã đưa ra giống lúa chín sớm và chống sâu

đục thân IR 747, B2- 6, giống chống bệnh bạc lá IR 497- 84- 3, IR 498- 1- 88...

4


Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ngoài
việc quan tâm đến việc cải thiện chất lượng nấu nướng đối với các
giống lúa lai tạo ra, đã rất chú ý khôi phục và bảo tồn các giống lúa
đặc sản địa phương. Viện có hàng loạt các giống lúa với phẩm chất
tốt, tiềm năng năng suất cao ra đời như IR64, IR50, IR42.
Ở Mỹ, hàng năm diện tích trồng lúa vào khoảng 1,2 - 1,3 triệu ha,

trong đó trên 70% diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao có
dạng hạt dài, 27% trồng các giống lúa có dạng hạt trung bình và
khoảng 1% diện tích trồng các giống lúa hạt bầu loại Japonica.
Ở Nhật, giống lúa Koshihikari là một giống lúa chất lượng cổ truyền thuộc
loại Japonica. Chất lượng ăn uống và hương vị của nó được coi là loại tốt nhất
đối với thị hiếu của người Nhật. Ngồi giống Koshihikari nổi tiếng cịn có một
số giống chất lượng cải tiến đang được gieo trồng ở Nhật như: Etsunan - 17;
Etsunan - 14; Honenwase; Hatsunishik; Norin - 1; Norin - 21; Norin - 22. Các
chương trình nghiên cứu, chọn taọ giống lúa ở Nhật hiện nay vẫn nhằm mục
tiêu taọ ra giống mới có tiềm năng năng suất cao, khả năng thích ứng rộng,
chịu rét tốt và có được các đặc tính chất lượng như giống Koshihikari.

Ở Trung Quốc các nhà chọn giống lúa ngoài mục tiêu chọn các giống
lúa siêu cao sản, họ đã chú trọng đến việc chọn tạo giống lúa cải tiến năng
suất, chất lượng cao và các giống lúa lai (2 dòng và 3 dịng) có năng suất
cao và chất lượng hạt được cải thiện. Cải tiến dạng hạt và giảm hàm lượng
Amylose của các giống lúa loại Indica và Japonica cũng là mục tiêu chính
của chương trình tạo giống lúa chất lượng ở Trung Quốc ngày nay. Trong

tương lai Trung Quốc sẽ tiến hành chọn tạo giống lúa có năng suất siêu cao
nhưng đồng thời có chất lượng tốt, hạng hạt đẹp.
Thái Lan là một nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với loại gạo hạt
dài thon, trắng trong, cơm thơm ngon. Hiện nay, Thái Lan xuất khẩu giống lúa
có chất lượng cao như: Khao Dawk Mali 105, RD - 15, ... Hiện nay, Thái Lan vẫn
tăng cường nghiên cứu cải tiến các giống lúa chất lượng cổ truyền, taọ ra các
giống lúa có năng suất cao nhưng vẫn giữ được chất lượng tốt.
Hiện nay, các giống lúa thấp cây được tạo ra theo phương pháp truyền thống
vẫn được tiếp tục nghiên cứu nhưng năng suất có chiều hướng "kịch trần". Trước
tình hình đó nhiều nước đã tập trung nghiên cứu những giống lúa siêu cao sản để
tạo ra bước nhảy vọt mới về năng suất. Việc nghiên cứu về lúa lai nhằm sử dụng
ưu thế lai đối với sản xuất lúa là một khám phá lớn theo hướng đó.

5


Trung Quốc là nước đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công thành tựu
khoa học kỹ thuật về lúa lai được đánh giá là một phát minh lớn về khoa học kỹ
thuật trong nghề trồng lúa của thế kỉ XX (Nguyễn Văn Luật, 2001). Năm 1964,
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu về lúa lai, Viên Long Bình và cộng sự đã tìm ra
được cây lúa có tính bất dục đực đây là công cụ di truyền quan trọng để bắt
đầu sự nghiệp nghiên cứu lúa lai. Nhưng phải đến năm 1973, các nhà khoa học
Trung Quốc mới tìm đủ 3 dòng: dòng bất dục đực di truyền tế bào chất, dịng
duy trì bất dục và dịng phục hồi bất dục. Từ đây đã tạo ra các giống lúa ưu thế
lai đầu tiên như: Nam ưu số 2, Sán ưu số 2, Uỷ ưu số 6 (Đinh Văn Lữ, 1978).
Lúa lai ra đời đã giúp cho nền sản xuất lúa Trung Quốc phá được hiện tượng
đội trần về năng suất lúa. Năng suất lúa tăng đã xoá được nạn thiếu lương thực
ở đất nước rộng lớn và đông dân này.
Năm 2000, khoa học cây lúa đã chứng kiến một thành tựu quan trọng đó là
việc tạo ra cây lúa có khả năng sản xuất và tồn trữ chất β - carotene trong hạt

gạo. Đứng đầu trong nhóm nghiên cứu này là giáo sư Ingopotrycus thuộc Viện
nghiên cứu lúa liên bang Thụy Sĩ và tiến sĩ Peter Beyer thuộc trường Đại học
Feiberg Đức. Ở cây lúa có chứa chất Gerani diphotphate (GGDP) một tiền chất
quan trọng trong tổng hợp β - carotene, nhưng tiến trình khơng tổng hợp được
do thiếu các enzim cần thiết, các nhà khoa học trên đã nạp vào 3 gen để tạo ra
các enzim bị thiếu này. Kết quả là họ đã thành công trong biến đổi giống lúa
Taipei 309 thuộc nhóm japinik trở thành giống lúa đầu tiên tạo được β carotene trong hạt gạo, được giới báo chí gọi là lúa vàng.

Bên cạnh tạo ra giống lúa chứa tiền chất vitamin A trong gạo, nhóm
nghiên cứu của giáo sư Ingo Potrycus và nhóm nghiên cứu của tiến sĩ
T.Goto ở Nhật đang tiến hành nghiên cứu để tạo giống lúa có hàm lượng
sắt cao trong gạo bằng cách chuyển nạp gen tạo ra chất Feritin- là một loại
protein dự trữ giàu sắt trong cây đậu. Gen điều khiển tổng hợp Feritin trong
cây đậu đã được phân lập và chuyển vào cây lúa nhờ vi khuẩn, hiệu quả là
làm tăng hàm lượng sắt trong hạt gạo để khắc phục bệnh thiếu máu.
Gần đây Thái Lan đã lai tạo được giống lúa giàu chất sắt, giống này có
hàm lượng sắt trong gạo lớn gấp 30 lần so với các giống thường. Ngồi ra cịn
chứa protein, kẽm và các tác nhân chống oxy hoá (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế đã thực hiện chương trình cải tiến các giống lúa
chất lượng cao nổi tiếng thế giới. Các giống lúa chất lượng ngon nổi tiếng được
dùng làm vật liệu khởi đầu như Basmati 370 và các giống cải tiến từ nó như

6


Sabarmati, Punjab Basmati 1, Pusa Basmati 1, Basmaiti 385 cùng các
dòng indica cải tiến khác. Các tác giả Viện Lúa Quốc Tế đã không ngừng
nghiên cứu và thử nghiệm nhằm tạo ra những giống lúa mới có năng
suất cao mà vẫn giữ được các đặc tính chất lượng tốt của giống
Basmati 370. Hiện nay, một số dòng triển vọng được tạo ra bằng hướng

này đang được thử nghiệm tại ấn Độ, Pakistan và một số nước khác.
Rõ ràng, tương lai của các giống lúa chất lượng đã trở nên sáng lạng và
người ta dự đốn rằng nhu cầu địi hỏi của thế giới về lúa chất lượng, lúa giá trị
kinh tế cao ngày càng tăng và rất khó để đáp ứng đầy đủ nhu cầu này.

Trong các chương trình cải tiến các giống lúa nói chung và nhất là cải
tiến các giống lúa chất lượng, lúa chất lượng được các nhà khoa học lưu ý
một cách đặc biệt vì chúng cung cấp các gen quí cho việc tạo giống mới có
phẩm chất tốt như gen mùi thơm, gen có hàm lượng amylose thấp, gen có
nhiệt độ hóa hồ thấp, gen kháng đạo ôn, gen kháng chua phèn,....

Tổng sản lượng gạo sản xuất tồn thế giới năm 2014 được ước
tính bởi vào khoảng 476,9 triệu tấn. Các quốc gia sản xuất và tiêu thụ
nhiều gạo nhất là Trung Quốc (30,4%), Ấn Độ (21,6%), và các nước
thuộc khu vực Đông Nam Á (Bảng 2.1). Trong các nước ASEAN, sản
lượng sản xuất gạo của riêng năm nước Indonesia, Việt Nam, Thái
Lan, Philippines, và Campuchia chiếm 21,2% thị phần trên thế giới.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo
của một số nước trên thế giới, 2014 (tấn)
Quốc gia
Trung Quốc
Ấn Độ
5 nước ASEAN
Indonesia
Việt Nam
Thái Lan
Philipines
Campuchia
Các nước khác
Tổng thế giới

Nguồn: USDA (2015)

7


Có thể thấy đa phần các quốc gia trên thế giới đều sản xuất gạo để
phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Phần gạo xuất nhập khẩu qua biên giới
các quốc gia chỉ chiếm 8,97% tổng lượng gạo sản xuất (USDA, 2015). Vì
mục đích đảm bảo an ninh lương thực cũng như logistics, lượng gạo tồn
trong kho thường chiếm khoảng 35 - 36% tồng sản lượng gạo tiêu thụ.
Chẳng hạn trong năm 2013, tổng lượng gạo tiêu thụ ước khoảng 490,3 triệu
tấn thì có 180,9 triệu tấn gạo được giữ trong các kho. Trong nửa thế kỷ trở
lại đây, sản lượng lúa gạo trên thế giới đã tăng không ngừng, từ mức
khoảng hơn 200 triệu tấn vào đầu thập kỷ 1970 lên mức 650 triệu tấn vào
năm 2010. Có được sự gia tăng sản lượng này chủ yếu là nhờ các quốc gia
đã cải thiện được giống lúa cũng như điều kiện canh tác để tăng năng xuất.
Trong sản xuất nơng nghiệp, giống đóng vai trị quan trọng trong việc tăng
sản lượng và chất lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế giảm chi phí sản
xuất. Hiện nay với kỹ thuật sinh học phát triển con người ngày càng can thiệp
sâu hơn, thúc đẩy nhanh quá trình chọn tạo giống mới có lợi cho con người
bằng phương pháp tạo giống như: lai hữu tính, xử lý đột biến đặc biệt là kỹ
thuật di truyền đang đóng góp có hiệu quả vào việc cải tiến giống lúa.

Theo FAO, sản lượng lúa thế giới đạt đến 748 triệu tấn trong 2016
tăng 1,1% so với năm 2015 (739,7 triệu). Diện tích trồng cũng tăng lên
163,1 triệu ha, hay tăng 1,6%. Năng suất bình quân 4,6 tấn/ha.
Về thương mại thế giới, FAO tiên đoán sẽ tiếp tục giảm, lượng gạo trao
đổi thế giới khoảng 42 triệu tấn, tức giảm bớt 800.000 tấn hay 6% thấp hơn
2015, do nhu cầu châu Á giảm, sản xuất tại một số nước cải thiện và tiền tệ địa
phương yếu kém. Nhu cầu ở châu Phi tương đối ổn định. Sự xuất khẩu của các

nước cung cấp giảm bớt như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ. Chỉ có Pakistan
xuất khẩu gia tăng. Tuy nhiên, số lượng trao đổi lớn hơn ở châu Âu, Nam Mỹ và
Caribbean. Xuất khẩu của các vùng khác như Úc, Brasil, Guyana và Myanmar
giảm sút, trong khi Argentina, Cambodia, Trung Quốc, Paraguay, Uruguay và
Pakistan gia tăng hơn năm trước. Giá gạo thế giới sau 2 năm giảm bắt đầu tăng
lên vào tháng 5 do các nước xuất khẩu khơng cịn nhiều gạo sẵn sàng và kéo
dài đến tháng 8, và các nước nhập khẩu giới hạn mua thêm gạo. Tuy nhiên, giá
gạo bình quân trong năm 2016 thấp hơn 2015 gần 4%.
Theo dự báo của FAO, trong 2017, sự trao đổi thương mại thế giới sẽ tăng
2,1% đến 42,9 triệu tấn gạo. Năm 2016, gạo tồn trữ thế giới độ 170,3 triệu tấn,

8


kém hơn năm trước 0,4% do chính quyền Thái Lan và Ấn Độ giảm tồn
trữ công cộng. Gạo tồn trữ thế giới chiếm 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu
ở mức an toàn lương thực khá tốt.
Theo FAO (2006), xu hướng tăng dân số tại châu Á là yếu tố quan trọng
giúp cho nhu cầu gạo tiếp tục tăng. Tuy nhiên, mức sống được cải thiện tại
các quốc gia này lại là yếu tố khiến cho nhu cầu tiêu thụ gạo giảm. Cụ thể,
tiêu thụ gạo trên đầu người tại châu Á đã giảm từ 87kg năm 1996 xuống còn
83 kg năm 2005. Cân nhắc đến khía cạnh nhu cầu tiếp tục tăng ở Châu Phi,
FAO đã dự báo nhu cầu tiêu thụ gạo trên toàn cầu tiếp tục tăng đến năm
2030 nhưng sau đó sẽ chuyển sang xu hướng giảm (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Triển vọng tiêu thụ gạo trên thế giới trung và dài hạn, 20202050 (triệu tấn)
2020
Nghiên cứu ngành nông nghiệp thế giới tới
2030 của FAO (2002)
Nghiên cứu ngành nông nghiệp thế giới tới

2030 của FAO (2006)
Nghiên cứu ngành nông nghiệp thế giới tới
2030 của FAO (2012 cập nhật)
Nguồn: FAO (2016)

2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Nằm gần giữa vùng đơng Nam Châu Á, khí hậu nhiệt đới gió Mùa, đặc
biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - Việt Nam rất thích hợp với sự phát triển
của cây lúa. Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa bồi
đắp, tương đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (đồng bằng châu thổ
sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ
nhỏ hẹp ở ven sông, ven biển miền Trung. Cũng giống như các đồng bằng
của các nước Đông Nam Á khác, đồng bằng châu thổ Việt Nam đều được
dùng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính vì thế, Việt
Nam có thể là cái nơi hình thành cây lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây
lương thực chủ yếu và có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Ở Việt Nam sản xuất lúa chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu
hút hơn 70% dân số và 70% lao động xã hội cả nước. Lúa gạo còn là mặt hàng xuất
khẩu vừa có kim ngạch lớn vừa có tính truyền thống lâu đời. Do đó việc

9


nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt luôn
được nhà nước ta quan tâm.
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 2005-2015

Năm
2005
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Tổng cục thống kê - 2016

Từ một nước triền miên thiếu lương thực trong thời gian trước thập kỷ 80,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo vào năm 1985 và đạt 4,5 triệu tấn
năm 1999 đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Thành tựu đó đã đưa vị thế của Việt
Nam lớn hơn trên trường quốc tế. Với sản lượng 31,5 triệu tấn gạo năm 2015,
giá xuất khẩu 353 USD/tấn theo FAO Rice Market Monitor, 2016 cho gạo 5% tấm
thì tổng giá trị của lúa gạo chỉ đạt 11,12 tỷ USD so với GDP quốc gia 204 tỷ USD
(theo Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) ngày 5/12/2015 tại Hà Nội).

Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2016 về tình hình
sản xuất lúa gạo của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015 như sau:
Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2005-2015 sản xuất lúa gạo

ở nước ta có những biến động nhẹ, diện tích, sản lượng, năng suất diễn biến theo
chiều hướng tăng dần. Biến động nhẹ thể hiện ở việc giảm nhẹ về diện tích sản
xuất nhưng năng suất và sản lượng vẫn tăng so với năm trước, như năm 2007 diện
tích giảm hơn 100 nghìn ha nhưng năng suất ổn định nên sản lượng vẫn tăng hơn
so với năm 2006 là 0,44 triệu tấn. Năm 2013, diện tích sản xuất đạt cao nhất là
7.902,5 nghìn ha sau đó giảm dần và đến năm 2015 diện tích sản xuất lúa của


10


×