Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ON TAP VAT LI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.9 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ôn Tập Vật Lí 8 Câu 1: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất, cho biết tên và đơn vị từng đại lượng? Khái niệm: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công thức: P =A/t Trong đó: P là công suất (J/s) A là công thực hiện được (J) t là thời gian thực hiện công (s) Câu 2: Nhiệt lượng là gì? Các cách làm thay đổi nhiệt lượng, cho ví dụ từng cách? Khái niệm: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng: thực hiện công và truyền nhiệt *Thực hiện công: Ví dụ: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, miếng đồng nóng lên -> nhiệt năng tăng *Truyền nhiệt: Ví dụ: Bỏ miếng đồng vào cốc nước nóng thì: -Miếng đồng nóng lên -> nhiệt năng tăng -Nước trong cốc nguội đi -> nhiệt năng giảm. Câu 3: Thế năng hấp dẫn là gì? Cho ví dụ vật có thế năng hấp dẫn? Khái niệm: Cơ năng của một vật có được do vị trí của nó so với mặt đất hay vị trí của nó so với vật khác làm mốc gọi là thế năng hấp dẫn. Ví dụ: cái đèn được đưa lên trần nhà có thế năng hấp dẫn. Câu 4: Động năng là gì? Cho ví dụ vật có động năng? Khái niệm: Cơ năng của một vật có được do vật chuyển động gọi là động năng. Ví dụ: Hòn bi đang lăn trên sàn nhà có động năng. Câu 5: Dẫn nhiệt là gì? Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? Tính dẫn nhiệt. Khái niệm: Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác hoặc từ vật này sang vật khác (bản thân các phản ứng không di chuyển)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn. Tính dẫn nhiệt: -Chất rắn dẩn nhiệt tốt, trong đó kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. -Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Câu 6: Đối lưu là gì? Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? Khái niệm: Đối lưu là sự truyền nhiệ bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Câu 7: Bức xạ nhiệt là gì? Xảy ra ở môi trường nào? Khái niệm: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả ở trong chân không. Câu 8: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Khái niệm:Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Nguyên tử, phân tử có kích thước vô cùng bé. Nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng về mọi phía. Câu 9: Mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ? Nhiệt độ của vật càng cao thì phân tử cấu tạo nên vạt chuyển động càng nhanh và ngược lại. Câu 10: Công thức tính nhiệt lượng, cho biết tên và đơn vị của từng đại lượng. Phương trình cân bằng nhiệt. Công thức: Q = m.c.^tđộ Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào (J) ^t = tđ – ts là độ tăng nhiệt độ của vật ( độ C) c là đại lượng đặc trưng cùa chất làm nên vật là nhiệt dung riêng (J/kg. K) m là khối lượng của vật (kg) Công thức: Qtoả ra = Qthu vào Trong đó: Q = m.c.^tđộ = ^tđộ = tđ – ts là độ giảm nhiệt độ ( độ C) Vận dụng:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C6: Hiện tượng khếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Vì sao? Hiện tượng khếch tán xảy ra nhanh hơn vì khi tăng nhiệt độ thì phân tử chuyển động càng nhanh các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn. C7: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. Cả 2 đều xảy ra hiện tượng khếch tán nhưng ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ càng cao các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. C5: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới? Để phần phía dưới nóng lên trước, đi lên tạo ra dòng đối lưu và phấn trên đi xuống dưới thì chất được đun nóng mới đều. C10: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lit nước ở 25 độ C. Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Tóm tắt: mnhôm = 0,5 kg mnước = 2 kg tđ = 25 độ C ts = 100 độ C cnhôm = 880 J/kg.k cnước = 4200 J/kg.k Q=? Giải Nhiệt lượng cần truyền cho nhôm nóng lên từ 25C->100C là: Qnhôm = mnhôm.cnhôm.^t = 0,5.880.(100độC-25độC) = 33000 (J) Nhiệt lượng cần truyền cho nước nóng lên từ 25C->100C là: Qnước = mnước.cnước.^t = 2.4200.75 = 630000 (J) Nhiệt lượng cần truyền cho ấm nước là: Q = m.c.^t = Qnhôm + Qnước =33000 + 630000 =663000 (J).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Vật đang đứng yên trên mặt đất thì vật không co dạng cơ năng nào. * Vật chuyển động trên mặt đất thì vật có 1 dạng cơ năng là động năng. * Vật chuyển động trên không có 2 dạng cơ năng là thế năng hấp dẫn và động năng. * Vật đứng yên trên cao có một dang cơ năng là thế năng hấp dẫn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×