Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà isa brown sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại gà long huy thành phố chí linh tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
Tên chun đề :
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ ISA BROWN SINH SẢN
GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN 49 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI GÀ LONG HUY
- THÀNH PHỐ CHÍ LINH - TỈNH HẢI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính qui

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2020

Thái Ngun, năm 2019




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
Tên chun đề :
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ ISA BROWN SINH SẢN
GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN 49 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI GÀ LONG HUY
- THÀNH PHỐ CHÍ LINH - TỈNH HẢI DƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hướng dẫn:

Chính qui
Thú y
TYN03 - K47
Chăn ni Thú y
2015 - 2020
TS. Nguyễn Thị Bích Đào

Thái Nguyên, năm 2019




i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên và thời gian thực tập tại trại gà Long Huy - thành phố Chí Linh - tỉnh
Hải Dương, đến nay, em đã hồn thành bản khóa luận này, em đã nhận được
sự chỉ bảo tận tình của cơ giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi Thú Y, và công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu BIOVET. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn
đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ, động viên của người thân trong gia đình. Để
đáp lại tình cảm đó, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng tới tất cả
các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban
Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và
dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực tập
tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của cơ giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Đào đã trực tiếp hướng
dẫn em thực hiện thành cơng khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc cơng ty
cùng tồn thể anh chị em công nhân trong trại về sự hợp tác, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập, hướng dẫn các công tác kỹ thuật, theo dõi các chỉ tiêu
và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Cuối cùng, em xin chân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội
đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2019

Sinh viên
Trần Thị Hồng Hạnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lịch tiêm phòng vắc-xin cho đàn gà 1 - 49 ngày tuổi tại trại .......... 7
Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc ni dưỡng đàn gà............................................. 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi ................................. 34
Bảng 4.3. Sinh trưởng của gà qua các tuần tuổi.............................................. 35
Bảng 4.4. Lượng thức ăn cho gà qua các tuần tuổi ......................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc-xin cho đàn gà tại trại .............................. 37
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà .................................................... 38
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả chăm sóc, ni dưỡng ....................................... 40
Bảng 4.8. Tỷ lệ đẻ của đàn gà Isa Brown từ 77 tuần tuổi đến loại thải .......... 41
Bảng 4.9. Kết quả công việc tại chuỗi siêu thị nhà nông ................................ 42


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

Cs:

Cộng sự


IB:

Viên phế quản truyền nhiễm

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

ND:

Newcastle

Nxb:

Nhà xuất bản

TY:

Thú y

TĂ:

Thức ăn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTĂ:


Tiêu tốn thức ăn


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu ........................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ......................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3

2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 4
2.1.3. Điều kiện trang trại thực tập ......................................................... 4
2.1.4. Công tác chăn nuôi tại trại gà ....................................................... 6
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 8
2.2.1. Nguồn gốc của gia cầm ................................................................. 8
2.2.2. Đặc điểm chung của gia cầm ........................................................ 9
2.2.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu di truyền các tính trạng sản
xuất của gia cầm .................................................................................... 11
2.2.4. Sức sống và khả năng chống đỡ bệnh của gia cầm .................... 13

2.2.5. Cơ sở khoa học về khả năng chuyển hóa thức ăn của gia cầm... 14
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước .................................. 24
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................... 24
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 26
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .........28

3.1. Đối tượng ............................................................................................. 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 28
3.3. Nội dung thực hiện ............................................................................... 28
3.4. Phương pháp tiến hành và chỉ tiêu theo dõi ......................................... 28


v

3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................... 28
3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .............................................. 28
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 32
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................33

4.1. Thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn gà sinh sản từ 1 – 49
ngày tuổi ...................................................................................................... 33
4.1.1. Kết quả chăm sóc ni dưỡng đàn gà giai đoạn 1 - 49 ngày tuổi .... 33
4.1.2. Tỷ lệ nuôi sống đàn gà từ 1 - 49 ngày tuổi ................................. 34
4.1.3. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi............................. 35
4.1.4. Lượng thức ăn cho gà từ 1 - 49 ngày tuổi................................... 36
4.2. Kết quả thực hiện công tác phòng và điều trị bệnh ............................. 37
4.2.1. Kết quả phòng bệnh cho đàn gà tại trại bằng thuốc và vắc-xin .. 37
4.2.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn gà nuôi tại trại..... 38
4.3. Thực hiện chăm sóc, ni dưỡng đàn gà sinh sản Isa Brown giai đoạn
77 tuần tuổi đến loại thải ............................................................................. 40

4.3.1. Kết quả chăm sóc, ni dưỡng đàn gà sinh sản .......................... 40
4.3.2. Tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà Isa Brown từ 77 tuần tuổi đến loại thải .. 41
4.4. Tham gia các hoạt động khác ............................................................... 42
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................43

5.1. Kết luận ................................................................................................ 43
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông
thôn. Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn ni. Trong đó
ngành chăn ni gia cầm được ưu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp
ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngồi ra, chăn ni gia cầm cịn đóng góp
một phần khơng nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nước ta như: Công
nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Tập qn chăn ni gia cầm đã gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời. Trước
đây, chăn nuôi gia cầm thường theo phương thức quảng canh tận dụng.
Những năm gần đây, xu hướng phát triển ngành chăn ni nói chung đã theo
phương thức thâm canh, chăn nuôi tập trung. Nhiều gia đình chăn ni với số
lượng lên đến hàng vạn con, đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp đã khắc
phục được nhiều nhược điểm của gà ta như về khả năng sinh trưởng và khả
năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nước ta đã nhập
nhiều giống gà mới như các giống chuyên dụng hướng trứng, hướng thịt có
giá trị cao với các dịng ơng, bà, bố, mẹ nhằm thay đổi cơ cấu đàn giống gia

cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, bước đầu đạt kết quả tốt.
Hiện nay, bên cạnh giống gà hướng thịt, các giống gà hướng trứng cũng
ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển. Một trong những giống
gà sinh sản có năng suất cao, chất lượng trứng tốt, thích nghi với điều kiện khí
hậu của Việt Nam là giống gà Isa Brown.
Chăn ni gà hướng trứng theo phương thức nuôi thâm canh, chăn nuôi
tập trung ở nước ta đã trở thành một trong những nghề phát triển khá nhanh.
Với những thuận lợi có được như hiện nay về các giống gà chuyên dụng,
những tiến bộ của ngành chăn ni gia cầm địi hỏi phải có quy trình chăm
sóc, ni dưỡng hợp lý.


2
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, em tiến hành thực hiện chun đề:
"Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng, trị bệnh cho đàn gà
Isa Brown sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi nuôi tại trại gà Long Huy
- thành phố Chí Linh - tỉnh Hải Dương".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà Isa Brown sinh sản
giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi.
- Thực hiện quy trình phịng và trị bệnh cho đàn gà Isa Brown sinh sản
giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
- Thực hiện được quy trình chăm sóc và ni dưỡng đàn gà Isa Brow
sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi.
- Thực hiện được quy trình phịng và điều trị bệnh cho đàn gà Isa Brown
sinh sản giai đoạn 1 đến 49 ngày tuổi.
- Đánh giá được hiệu quả chăn nuôi tại trại.



3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Trại gia cầm Long Huy được xây dựng trên địa bàn Phường Cộng Hòa,
thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Phường Cộng Hịa là một trong 20 xã, phường thuộc Thành Phố Chí Linh.
Gồm 10 thơn: Bích Động - Tân Tiến, Cầu Dịng, Chi Ngãi 1, Chi Ngãi 2, Lôi
Động, Thông Cống - hàm Ếch, Tiền Định, Tiên Sơn, Trúc Thôn, Trúc Cương.
+ Phía đơng giáp Phường Hồng Tân
+ Phía tây giáp xã Lê Lợi và phường Văn An
+ Phía nam giáp phường Sao Đỏ, phường Thái Học và xã Văn Đức
+ Phía bắc giáp xã Bắc An và thành phố Chí Linh.
Thành phố Chí Linh trước là thị xã Chí Linh, đến tháng 3/2019 chính
thức trở thành thành phố của tỉnh Hải Dương. Chí Linh nằm trên quốc lộ 18
và quốc lộ 37, là nơi hội tụ của 6 con sông thuộc hệ thống sơng Thái Bình,
cách thành phố Hải Dương 40km về phía bắc.
Phía bắc và đơng bắc của thành phố là vùng đồi núi thuộc cánh cung
Đông Triều, ba mặt cịn lại được bao bọc bởi sơng Kinh Thầy, sơng Thái Bình
và sơng Đơng Mai.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Phường Cộng Hịa - thành phố Chí Linh - Hải Dương nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của loại khí hậu này, nên thời tiết
thay đổi theo từng vùng.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng
4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.



4
Nhiệt độ trung bình năm là 230C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1
và tháng 2 (khoảng 10 - 120C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng
7 (khoảng 37 - 380C).
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463mm, độ ẩm trung bình là 81,6%.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2018, thị xã Chí Linh đã tập trung phát triển đồng bộ cả về kinh tế xã hội, hạ tầng đô thị, chuẩn bị cơ sở cho một thành phố văn minh, hiện đại.
Năm 2018, dù cịn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
thị xã Chí Linh đã nỗ lực, quyết tầm cao thực hiện nhiệm vụ chính sách của
địa phương. Kinh tế - xã hội ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông, lâm, thủy sản là 69,74%,
17,58%, 12,68%. Giá trị sản xuất ở các khu vực đều tăng trưởng khá. Công
nghiệp, xây dựng đạt gần 11.600 tỷ đồng, tăng 8,8%; thương mại, dịch vụ đạt
hơn 2.923 tỷ đồng, tăng 7,8%; nông - lâm - thủy sản đạt gần 2.109 tỷ đồng,
tăng 4,3%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 713,4 tỷ
đồng, gấp hơn 3,4 lần dự đốn được giao.
Thị xã có 1 khu cơng nghiệp và 4 cụm công nghiệp, thu hút nhiều doanh
nghiệp đến đầu tư phát triển sản xuất (như: FLC, Tân Hoàng Minh,TMS,…).
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ đô thị tới nông thôn từng bước đồng bộ.
Qua xây dựng nơng thơn mới, nơng thơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật ni, hình thành các trang trại, gia trại; ứng dụng các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật vào sản xuất.
Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa của Chí Linh
đang trở thành hiện thực. Môi trường sinh thái được bảo vệ.
2.1.3. Điều kiện trang trại thực tập
2.1.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất của trại
Trại được thiết kế xa nơi dân cư, có hệ thống bảo vệ xung quanh được
xây tường rào bao quanh trại, có cây xanh đảm bảo sự mát mẻ, tránh ơ nhiễm
mơi trường và khơng khí.



5
Trại được trang bị máng ăn thủ công, máng uống nước thủ công và máng
uống nước tự động, mỗi trại có 6 đường máng ăn, 6 đường nước và 1 bình
nước 1000 lít.
Trang trại có 3 kho đựng cám: Chuồng 1 và 2 chung 1 kho đựng cám,
chuồng 3 và chuồng 4 mỗi chuồng 1 kho đựng cám riêng.
Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng bằng
nước giếng khoan và có bể chứa để khử trùng nước.
Sân trại và lối đi giữa các chuồng được bê tơng hóa.
Hệ thống điện sử dụng dịng điện 3 pha, có 1 máy phát điện, hệ thống
đèn cảnh báo, mỗi chuồng có 1 máy bơm và 1 dàn máy làm mát chuồng.
Trong chuồng được lắp đặt 6 quạt thơng gió và hệ thống đèn thắp sáng.
Trại có 1 nhà ở của gia đình chủ trại, 2 khu nhà ở cho công nhân, 1 nhà
kho để chứa dụng cụ chăn nuôi, 1 kho đựng trứng, 1 kho đựng thuốc và vật
dụng thú y.
Trại có tổng diện tích là 7000 m2.
Trong đó:
+ Gồm 4 dãy chuồng trại với diện tích 300 m2 - 500 m2nuôi từ 3600 7000 gà.
+ Khu nhà ở cho công nhân và sinh viên thực tập có diện tích là 50m2
được chia làm 4 phịng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng cho sinh
viên và cơng nhân.
+ Khu nhà xưởng và cơng trình phụ trợ có diện tích 110 m2 . Trong đó
có các cơng trình như:
01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20 m2
01 kho trứng: 30 m2
03 kho cám: 30 m2
01 kho dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, lồng gà,…): 20 m2
01 phòng máy phát điện: 10 m2



6
+ Khu nhà ở chủ trại có diện tích 60 m2
+ Diện tích đất cịn lại là khn viên nhà ở và vườn rau.
Trong trại chủ yếu trồng cây cau, cây ăn quả như: vải, đu đủ, mít. Trồng
rau để cung cấp thực phẩm sạch cho trại sử dụng hàng ngày.
2.1.3.2. Mơ hình tổ chức của trang trại
- Hiện nay mơ hình tổ chức trang trại gồm:
+ Gia đình chủ trại gồm 4 người: vợ chồng chủ trại và 2 người con trai
+ 4 công nhân
+ 3 sinh viên thực tập
- Trong quá trình thực tập tại cơ sở, trại đã tạo điều kiện chỗ ăn, chỗ ở và
sinh hoạt theo gia đình chủ trại và cơng nhân.
2.1.4. Cơng tác chăn nuôi tại trại gà
2.1.4.1.Quy mô cơ cấu của đàn gà
Quy mô gồm 4 chuồng
Cơ cấu 3600 gà/trại và 7000 gà/trại
Được sự phân công của quản lý trại em làm ở chuồng số 4 là 3500 gà/trại.
2.1.4.2. Tình hình cơng tác thú y
* Công tác vệ sinh
Sử dụng thuốc sát trùng cho toàn bộ nền, tường, trần, máng và các dụng
cụ chăn nuôi. Sau khi sát trùng cần bỏ trống ít nhất 7 - 10 ngày. Luôn giữ vệ
sinh sạch sẽ cho chuồng ni. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho gà theo điều
kiện thời tiết. Cần giữ cho chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.
Chuồng trại được quét dọn sạch sẽ, phun sát trùng hàng ngày bằng
BIODINE 2ml/lít nước với tần suất 1 lần/ngày và khử trùng định kỳ bằng vơi
bột 1 lần/tuần.
* Cơng tác phịng bệnh
Phịng bệnh là một khâu rất quan trọng trong cơng tác thú y, nó là yếu tố

quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, trong q trình thực tập, chúng
em cùng với cơng nhân của trại thường xuyên quét dọn chuồng trại, khai
thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn,


7
máng uống. Phun sát trùng chuồng trại hàng ngày, phun sát trùng xung
quanh chuồng trại được phun định kỳ bằng thuốc sát trùng BIODINE pha 2ml
với 1 lít nước, phun 300 ml dung dịch đã pha trên cho 1m2 bề mặt, lịch sát
trùng là 1 lần /1 tuần, trước khi vào chuồng cho gà ăn, uống phải thay bằng
quần áo lao động được giặt sạch.
Phòng vắc-xin cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an
tồn trước dịch bệnh. Trước và sau khi sử dụng vắc-xin 1 ngày khơng được
dùng nước có pha thuốc khử để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của vắcxin và cho gà uống nước đường Glucoza và Vitamin C để tăng cường sức đề
kháng cho gà. Vắc-xin được pha để nhỏ mắt, mũi, uống hay tiêm tùy thuộc
vào phương pháp sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin khuyến cáo.
Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phịng vắc-xin cho tồn bộ đàn gà trong
trại theo lịch tiêm phịng của cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu thức ăn chăn
nuôi C.P.
Bảng 2.1: Lịch tiêm phòng vắc-xin cho đàn gà 1 - 49 ngày tuổi tại trại
Ngày
tuổi

Tên vắc-xin

Cách làm

Marek

Tiêm dưới da


2-5

Kháng sinh (Enroflocaxin, Timicosin, Genta,…)

Uống, tiêm dưới da

5-7

ND-IB (Lasota+IB4/91)

Nhỏ mắt, mũi

10

APV (Sưng phù đầu do virus)

Nhỏ mắt, mũi

H5N1

Tiêm dưới da

Gumboro-LZ228E

Nhỏ miệng

1

14-16


18-21 Gumboro-D78
28

35

Cho uống

ND-IB

Nhỏ mắt, mũi

Newcastle tiêm 1/2

Tiêm dưới da

Pox Disease - Đậu

Đâm cánh

ND-IB

Nhỏ mắt, mũi

Coryza - Sưng phù đầu

Tiêm cơ

Ở vùng ăn tồn dịch có thể bỏ qua vắc-xin Gumboro ở giai đoạn 18
ngày tuổi.



8
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Nguồn gốc của gia cầm
Gia cầm nói chung, gà nói riêng có nguồn gốc từ chim hoang dã. Qua
q trình thuần hóa, ni dưỡng hàng nghìn năm, con người đã tạo nên các
giống gia cầm ngày nay.
Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về gia cầm trên thế giới đều cho
rằng tổ tiên của gia cầm sống hoang dã. Bằng chứng là gà hoang miền bắc Ấn
Độ hay gà Banquiva (Gallus gallus murghi) - một trong bốn loại hình của gà
rừng được thuần hóa đầu tiên.
Gà Banquiva thường đẻ trong tổ lót cỏ khơ, lá cây; kéo dài 10 - 12 tháng;
ấp 20 - 21 ngày trứng nở. Khối lượng gà trưởng thành: Gà mái khoảng 0,7 kg;
gà trống khoảng 1,0 - 1,1 kg. Gà Banquiva có màu sắc sặc sỡ. Gà trống có
lơng cổ màu vàng da cam đến vàng, lơng mình đỏ nâu, lơng cánh ánh đen,
lơng bụng pha đen. Gà mái lông vàng nhạt, vàng trắng đến hoa mơ. Mỏ, chân
màu vàng đậm, vàng nhạt, đen. Từ các di chỉ khai quật khảo cổ ở các vùng
Châu Á cho kết quả rằng cái nơi của sự thuần hóa gà nuôi là ở châu Á (Lê
Hồng Mận, 2007 [12]).
Ở Việt Nam cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc gia
cầm chưa thật sự đầy đủ. Tuy nhiên, nước ta lại là một trung tâm thuần hóa gà
đầu tiên ở Đơng Nam Á. Trải qua hàng nghìn năm, nhờ quá trình chọn lọc tự
nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo của con người, cho đến nay đã tạo ra được
rất nhiều giống gà khác nhau.
Ở nước ta, nuôi gà là nghề truyền thống lâu đời. Phổ biến là giống gà Ri,
gà ta Vàng,… Nhiều tác giả cho rằng chính tổ tiên đã thuần dưỡng được gà
ngay trên mảnh đát quê hương từ giống gà rừng có thể từ đời Phùng Nguyên
cách đây trên dưới 3500 năm. Trải qua q trình phát triển nơng nghiệp, tùy
theo sở thích thị hiếu, điều kiện vùng sinh thái đất đai, khí hậu,… những

giống gà có đặc điểm, tính năng khác nhau đã được tạo nên (Lê Hồng Mận,
2007 [12]).


9
Về phân loại gà, theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [15], vị trí sắp xếp của
gà trong giới động vật như sau:
Giới (Kingdom): Animan
Ngành (Phylum): Chodata
Lớp (Class): Aver
Bộ (Order): Galliformes
Họ (Family): Phasiamictace
Chủng (Genus): Gallus
Loài (Species): Gallus Gallus
2.2.2. Ðặc ðiểm chung của gia cầm
- Ngoại hình: Là một tính trạng của gia cầm. Nó đặc trưng cho giống,
thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
+ Sự phát triển của bộ lông: Lông là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm
di truyền của giống. Gà con mới nở có lơng tơ che phủ. Trong q trình phát
triển, lông tơ sẽ được thay thế bằng lông cố định. Tốc độ mọc lơng có liên
quan chặt chẽ đến cường độ sinh trưởng. Theo Brandsch H. và cs. (1978) [1],
những gia cầm lớn nhanh thì tốc độ mọc lơng nhanh.
Màu sắc lông da là mã hiệu của giống, là một tín hiệu để nhận dạng con
giống, là một chỉ cho tiêu chọn lọc. Thông thường, màu sắc đồng nhất là
giống thuần. Màu sắc lơng da do một số ít gen kiểm sốt, có thể sử dụng để
phân tích gen di truyền, dự đoán màu của đời sau trong chọn lọc (Đặng Hữu
Lanh và cs. (1999) [9]). Các giống gia cầm khác nhau có bộ lơng khác nhau.
Sự khác nhau về màu sắc lơng là mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin
(melanogene) trong tế bào lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom
(larotinoit) thì lơng có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ. Nếu khơng có chất

sắc tố thì lơng có màu trắng.


10
+ Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi là có độ tin cậy cao nhất trong việc
đánh giá đầu của gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết
quả về sự phát triển của mô mỡ và mô liên kết .
+ Mỏ: Là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng
(Stratumcorneum). Mỏ phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh có khả
năng sản xuất khơng cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại như: vàng, đỏ, đen,
hồng. Màu của mỏ thường phù hợp với màu của chân. Những giống gà da
vàng thì mỏ cũng vàng. Ở gà mái, màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời
kỳ đẻ trứng.
+ Chân: Gia cầm có 4 ngón, rất ít có 5 ngón (Trần Kiên và cs, 1998 [8]).
Chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cịn gân và da. Chân
thường có cựa. Cựa có vai trị cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài (Trần
Thị Nguyệt Thu, 1999 [17]). Gà có chân cao cho năng suất thịt thấp và chậm
phát dục.
+ Mào và tích: là dẫn xuất của da, là đặc điểm sinh dục phụ cấp của gà.
Nhờ vậy có thể phân biệt gà trống, gà mái. Mào gà rất đa dạng về hình dạng,
kích thước, màu sắc; Có thể đặc trưng cho từng giống gà. Theo Phan Cự
Nhân (1971) [14], ở gà trống, sự phát triển của mào, tích phản ánh sự thành
thục tính dục sớm hay muộn; ở gà mái, mào và tích phát triển không rõ là dấu
hiệu xấu cho khả năng sinh sản của gà.
- Hình dáng, kích thước các chiều đo cơ thể:
Tùy mục đích sử dụng, các giơng gia cầm được chia làm 3 loại hình là:
hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng. Gà hướng thịt thường có hình dạng
cân đối, ngực sâu, chắc, tiết diện hình vng hay hình chữ nhật. Gà hướng
trứng lại có kết cấu thanh gọn, tiết diện hình tam giác.
Theo tài liệu của Champers J.R.(1990) [22], thì kích thước các chiều đo

có tương quan tới sức sản xuất của gà Broiler. Tác giả cho biết, độ lớn góc
ngực, dài chân, dài đùi và đường kính ống chân có tương quan với khối lượng
cơ thể. Siegel và cs (1978) [24], cho biết tương quan giữa độ lớn góc ngực và
khối lượng cơ thể khoảng 0,4 - 0,68; trung bình là 0,42.


11
* Giới thiệu giống gà nuôi tại trại
- Nguồn gốc
Giống gà Isa Brown là giống gà chuyên trứng thương phẩm của viện
chọn lọc giống gia súc Pháp, hình thành do việc lai tạo giữa giống Rohde đỏ
và Rhohde trắng. Nhập vào Việt Nam khoảng năm 1988 qua nhiều đợt.
- Đặc điểm ngoại hình
Gà Isa Brown có tầm vóc nhỏ, bộ lơng dày, sít, ép sát vào thân. Mào,
tích, tai phát triển, chân nhỏ, cao, khơng có lơng. Con trống có màu trắng, con
mái có màu nâu nên dễ phân biệt.
- Sức sản xuất của gà
Tuổi thành thục sinh dục của gà Isa Brown chậm hơn các giống gà
hướng trứng khác 2 tuần. Gà có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 143 ngày, tuổi
đẻ đạt 5% ở ngày thứ 155, tuổi đẻ đạt 50% là 179 ngày. Tỷ lệ đẻ trứng cao
nhất là 96,88%. Tỷ lệ đẻ trên 90% từ 27 - 65 tuần tuổi và chu kỳ sinh sản của
gà là từ 18 - 90 tuần tuổi. Khối lượng trứng trung bình của gà Isa Brown là
60,98g, năng suất trứng bình qn là 322 trứng/mái, vỏ trứng có màu nâu.
2.2.3. Cõ sở khoa học của việc nghiên cứu di truyền các tính trạng sản xuất
của gia cầm
Trong chăn ni để đánh giá được hiệu quả kinh tế, năng suất thịt của
vật nuôi ta cần đưa ra một số tiêu chí như: Nguồn gốc của gà, bản chất di
truyền các tính trạng sản xuất, sức sống và khả năng chống đỡ bệnh, đặc biệt
về khả năng sinh trưởng, khả năng sử dụng, chuyển hóa thức ăn, các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm.

Biểu hiện bên ngồi hoặc đặc tính bên ngồi của một cá thể được gọi
là kiểu hình, kiểu hình này do kiểu gen và môi trường gây ra. Kiểu gen quy
định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra sai sự sai lệch với
giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ đó được biểu
hiện như sau:
P=G+E


12
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình
G: Là giá trị kiểu gen
E: Là sai lệch môi trường
Tuy nhiên khác với tính trạng chất lượng, tính trạng kiểu gen của tính
trạng số lượng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng
riêng biệt của từng gen là rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng
rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen
(Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội và tương tác gen. Nên được
biểu hiện theo cơng thức sau:
G=A+D+I
Trong đó:
G: Là giá trị kiểu gen
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Là giá trị sai lệch trội(Dominance deviation))
I: Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation)
Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống qui định, là thành phần
quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền
cho thế hệ sau, có ý nghĩa quan trọng trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho
việc chọn giống.
Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trị quan

trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường
thực nghiệm. D và I không di truyền được, phụ thuộc vào vị trí và sự tương
tác giữa các gen. Chúng là cơ sở cho việc lai giống.
Đồng thời tính trạng số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường
chung và môi trường riêng,


13
Sai lệch môi trường chung (General environmental deviation) (Eg) là sai
lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật ni. Loại
này có tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu,… Do
vậy là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau
trên một cơ thể.
Sai lệch môi trường riêng (Specialenvironmetal deviation) (Es) là các sai
lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật hay
các phần khác nhau của con vật. Loại yếu tố này có tính chất khơng thường
xun và cục bộ như các thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý,…
gây ra.
Như vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G), và môi trường (E) của
một cá thể biểu hiện như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
I: Là giá trị sai lệch tương tác (Interactiondeviation)
Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromentaldeviation)
Es: Là sai lệch mơi trường riêng (Special enviromentaldeviation)
Do đó để đạt được năng suất, chất lượng cao trong chăn ni (giá trị kiểu
hình như mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra mơi trường
thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống.

2.2.4. Sức sống và khả nãng chống ðỡ bệnh của gia cầm
Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng từng
giống, từng dòng, từng cá thể trong cùng một giống sức sống của cá thể khác
nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khác
nhau nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.


14
Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh,
khả năng thích nghi với mơi trường. Người ta thông qua tỷ lệ nuôi sống để
đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm. Tỷ lệ sống của
gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng 90% nhưng cũng có
những dịng gà tỷ lệ ni sống có thể lên tới 98 - 99%. Theo kết quả nghiên
cứu của Trần Xuân Công và cs. (1995) [2], tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 140 ngày
tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE - Ross đạt từ 95 - 98%.
Ngoài các yếu tố như giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc, thì sức sống và
khả năng sinh trưởng phát triển của gia cầm còn chịu tác động trực tiếp của
các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thơng thống và chiếu sáng.
Những yếu tố này tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của cơ thể,
dễ gây hiện tượng stress làm giảm sức sống của gia cầm. Trong điều kiện tự
nhiên của nước ta, các yếu tố này tác động lần lượt ở các mức độ khác nhau
tại những vùng địa lý khác nhau. Do vậy để có sức đề kháng cao địi hỏi gia
cầm phải có sự thích nghi với điều kiện môi trường sống.
2.2.5. Cõ sở khoa học về khả nãng chuyển hóa thức ãn của gia cầm
Trong chăn ni, tạo ra giống mới có năng suất cao chưa đủ mà phải tạo
ra nguồn thức ăn (TĂ) giàu dinh dưỡng, phù hợp với đặc tính sinh lý và mục
đích sản xuất của từng giống, dịng; phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
vật nuôi mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế.
Chi phí TĂ thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, tiêu tốn thức ăn
(TTTĂ) càng thấp cho hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Đánh giá về

vấn đề này, đối với gia cầm sinh sản người ta đưa ra chỉ tiêu: TTTĂ cho 10
quả hay 1 kg trứng.
Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp
tính mức TTTĂ bằng chi phí TĂ cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi đến kết thúc
1 năm đẻ.


15
Theo Phùng Đức Tiến và cs (1999) [15], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg
TĂ/10 quả trứng trong 43 tuần đẻ. Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) [3], cho biết,
TTTĂ/10 quả trứng trong 12 tháng của gà Goldline - 54 thương phẩm đạt
1,65 - 1,84 kg. Nhachannuoi.vn (2015) [26], cho biết, TTTĂ /10 quả trứng
của gà Leghorn, Gold – Line và Brown nick lần lượt là 1,3 – 1,6 kg ; 1,3 – 1,6
kg và 1,3 - 1,6 kg.
Lượng TĂ tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn
gà,chất lượng TĂ và trình độ chăm sóc ni dưỡng. Khơng những thế, nó cịn
ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến năng suất con giống.
Lượng TĂ tiêu thụ hằng ngày liên quan đến mức năng lượng và protein trong
khẩu phần, ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng sản xuất của gia cầm.
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [6], thì hàm lượng protein khác nhau
trong TĂ cũng có ảnh hưởng đến lượng thu nhận TĂ của gia cầm. Từ đó ảnh
hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm.
* Một số đặc điểm sinh học của gia cầm sinh sản
- Cơ quan sinh dục đực: gồm tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và
cơ quan giao phối.
Tinh hoàn có hình ơ van hoặc hạt đậu màu trắng hoặc hơi vàng; nằm
phía trên thùy trước của thận, cạnh túi khí bụng. Khối lượng tinh hồn phụ
thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của con vật. Cơ quan giao cấu có cấu trúc
khác biệt. Gai giao cấu nằm sâu ở dưới lỗ huyệt.
Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tương tự như ở gia súc. Tế bào sơ

cấp bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển. Mỗi
tinh bào thứ nhất lại chia thành tinh bào thứ hai, tiếp tục phát triển, sau đó
hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng. Ở gà, một lần
phóng tinh khoảng 0,6 - 2ml tinh dịch. Trong mỗi ml tinh dịch chứa 3,2 tỷ
tinh trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú
nhưng thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu,


×