Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THANH NGA
Tên chun đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Dược-Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THANH NGA
Tên chun đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Dược-Thú y

Lớp:

DTY-K47

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Bích Đào

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hồn thành khóa luận của
mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cơ giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết
– xã Cao Minh – Tp. Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Em cũng nhận được sự cộng
tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người
thân trong gia đình.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong
suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn
nhiệt tình của cơ giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Đào - người đã trực
tiếp hướng dẫn em thực hiện thành cơng khóa luận này.
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trại lợn Nguyễn
Thị Ánh Tuyết – xã Cao Minh – Tp. Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, cùng tồn thể
anh chị em cơng nhân trong trại về sự hợp tác, giúp đỡ để em theo dõi các chỉ
tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả!

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Nga


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại .................................................. 26
Bảng 3.2. Lịch phòng vaccine của trại lợn nái................................................ 27
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc qua 3 năm 2017 - 2019.................................................................. 29
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại ................ 29
Bảng 4.3. Tình hình phối lợn của lợn nái ni tại trại .................................... 31
Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của lợn nái chăm sóc tại trại ............................ 32
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái ............................ 33
Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản .................. 35
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản .................................... 36
Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản .................................... 37


iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

LMLM

: Lở mồm long móng

Nxb

: Nhà xuất bản

Tp

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv

Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề.......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 5
2.2. Tổng quan tài liệu, các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước .............. 6
2.2.1. Chăn ni lợn nái sinh sản ...................................................................... 6
2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản ............................................ 7
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài ................................... 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 23
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 23
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 23
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 24
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 29


v

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 29
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản ........... 29
4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại ....................... 29
4.2.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ............................................... 32

4.2.3. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái ................................... 33
4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản ......... 34
4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh ............................................. 34
4.3.2. Kết quả phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại ............................... 35
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản ......................... 36
4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản .......................................... 36
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản ......................................... 37
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những thời gian gần đây, cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa
học kỹ thuật ngày càng cao đặc biệt là sự phát triển của công nghệ 4.0 và được
sự quan tâm của nhà nước, ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển, tăng
nhanh về số lượng và cả chất lượng sản phẩm chăn ni. Trong đó ngành chăn
ni lợn đóng góp một phần quan trọng, chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn phân bón hữu cơ tốt, giữ cân
bằng hệ sinh thái giữa cây trồng, vật ni và con người. Ngồi ra, chăn ni
lợn cịn mang lại nguồn thu nhập cho người chăn ni, góp phần vào ổn định
đời sống người dân. Mặt khác, nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển chăn ni, chăn ni lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế
biến thức ăn và có sự đầu tư của nhà nước. Do đó chăn ni lợn giữ vị trí hàng
đầu trong ngành chăn ni của nước ta.

Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam thì chăn ni lợn
nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công
trong ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là trong việc chăn ni lợn nái ở nước ta
để có đàn lợn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao. Đây
cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh đàn lợn cả về số lượng và chất
lượng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi thú y - Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập chúng em thực hiện đề tài:“Áp
dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn nái sinh sản
tại trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phúc Yên, Vĩnh Phúc”.


2

1.2.Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chun đề
- Đánh giá tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết – xã
Cao Minh – Tp. Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái chửa tại trại.
- Đánh giá tình hình mắc bệnh của lợn nái chửa tại trại.
- Đề xuất các biện pháp điều trị hiệu quả cho lợn nái chửa tại trại.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tp.
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn
lợn nái nuôi tại trại.
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái sinh
sản tại trại đạt hiệu quả cao.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và đánh giá hiệu
quả quy trình phịng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại.



3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết nằm trên địa phận thôn Cao Quang, xã
Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Là trại lợn khách hàng của
Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam. Trang trại do bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết
làm chủ và được cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam
chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại.
2.1.1.2.Đặc điểm khí hậu, địa hình
Về địa hình: Thành phố Phúc n có địa hình đa dạng, tổng diện tích là
12029,55 ha, chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh,
Cao Minh, Xn Hồ, Đồng Xn), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm
các phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc,
Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát
triển các loại hình du lịch.
Về khí hậu: Thành phố Phúc n nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ bình qn năm là 23 °C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều
về mùa hè, hanh khơ và lạnh kéo dài về mùa đơng. Khí hậu tương đối thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Độ ẩm khơng khí trung bình năm là
83%.Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông – Bắc, về mùa hè là Đông – Nam,
Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong thành phố có ý nghĩa về mặt kinh
tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với
tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp.



4

Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sơng ngòi đã tạo cho Phúc Yên
những thuận lợi trong phát triển nơng nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng,
vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ
đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống
nhân dân mà cịn có tác dụng điều hịa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái
và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
- Trại gồm có 4 người trong đó có:
+ 1 quản lý
+ 1 kỹ sư chính của cơng ty
+ 2 sinh viên thực tập
2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng nuôi
Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của cơng nhân, gồm: 1
chuồng nái đẻ, 1 chuồng nái chửa . Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng
Đông - Nam, Tây - Bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu 2 mái gồm 4 dãy chuồng chạy dài. Trong đó,
có 2 dãy chuồng đẻ với 38 ô chuồng sàn. Chuồng lợn chửa gồm 2 dãy chuồng
với 105 ô kiểu chuồng cũi sắt và một ô thử lợn chờ thụ tinh. Các chuồng nuôi
đều được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống vòi uống nước tự động
ở mỗi ô chuồng. Mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt thơng gió và dàn mát.
Mùa đơng có hệ thống làm ấm bằng đèn hồng ngoại.
- Khu nhà ở và sinh hoạt của công nhân.
+ Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho
công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh,



5

quạt,…, những vật dụng cá nhân cũng được trại chuẩn bị như: kem đánh răng,
xà phịng, dầu gội, xà bơng tắm,…,
+ Khu nhà ăn, khu nhà bếp rộng rãi, sạch sẽ và hợp vệ sinh.
+ Nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho thuốc là nơi cất giữ
và bảo quản các loại thuốc, vaccine, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ cơng tác chăm
sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn
2.1.2.1. Thuận lợi
+ Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Cao Minh, Trạm thú y thành
phố Phúc Yên tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
+ Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, đảm bảo khoảng cách an toàn
sinh học và không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật của trại có năng lực, năng động, nhiệt
tình và có trách nhiệm trong cơng việc.
+ Trại được xây dựng theo mơ hình cơng nghiệp, trang thiết bị hiện
đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
2.1.2.2. Khó khăn
+ Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức
tạp nên khâu phịng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn.
+ Đội ngũ cơng nhân trong trại thay đổi liên tục nên chưa có kinh nghiệm
trong cơng việc và có lúc thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
+ Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn ni cịn thiếu, chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất.


6


2.2. Tổng quan tài liệu, các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Chăn ni lợn nái sinh sản
2.2.1.1. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa tại trại
Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng nái chửa.
Hàng ngày cán bộ kỹ thuật vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối giống
không đạt, lợn bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để lợn
nằm đè lên phân, tra cám cho lợn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày,
xịt gầm, chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn các loại thức ăn
GF07, GF08 với khẩu phần ăn theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
- Đối với nái chửa 3 tuần đầu, hậu bị và lứa 1 - 2 ăn thức ăn GF08 với
tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, lứa 3 - 7 sẽ cho ăn 2,2kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.
- Đối với nái chửa từ 22 - 84 ngày cho ăn GF07, ở giai đoạn này sẽ tăng
thức ăn cụ thể: Hậu bị và lứa 1 - 2 là 2,2 - 2,4kg/con, lứa 3 - 7 là 2,4 - 2,6
kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.
- Đối với nái chửa từ 85 - 114 ngày ăn cám GF08. Tăng cám: Hậu bị và
lứa 1 - 2 là 2,8 - 3kg/con, lứa 3 - 7 là 3 - 3,5 kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.
2.2.1.2. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa
sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được tắm rửa, ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu
mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn như sau:
- Đối với nái hậu bị và lứa 1 - 2, ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2,8 - 3
kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.
- Đối với nái từ lứa 3 - 7, ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.
- Đối với nái trước đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn
2kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày. Lợn đẻ được 1-7 ngày, lượng thức ăn


7


tăng dần từ 0,5 - 6 kg/con/ngày, chia làm ba bữa sáng lúc 5 giờ, 9 giờ, chiều
lúc 16 giờ, mỗi bữa tăng lên 0,5 kg.
- Khi lợn nái đẻ được 1 tuần thì cho ăn 3 bữa/ngày vào 5 giờ, 9 giờ, 16
giờ với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con /bữa.
Trong q trình chăm sóc lợn nái đẻ, cơng việc cần thiết và rất quan trọng
đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)
[11], ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phịng ngừa lợn mẹ
đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn
mẹ mới đẻ xong sức khỏe cịn rất yếu chưa hồi phục. Ơ úm tạo điều kiện để
khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những
tháng mùa đơng. Ngồi ra, ơ úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm
cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 4 - 5 ngày tuổi). Vào ngày
dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ơ úm cho lợn con. Kích thước ơ úm
: 1,2 m x 1,5 m. Ơ úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5
ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản
2.2.2.1. Hiện tượng chậm động dục trở lại của lợn nái
 Nguyên nhân
Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, thành phần dinh dưỡng mất cân
đối, thức ăn hôi mốc, có nhiều độc tố…
+ Thức ăn nhiều chất bột đường hoặc thiếu đạm và vitamin A,D,E →
buồng trứng lợn nái chậm phát triển → chậm hay không động dục; thai yếu và
quái thai.
+ Thức ăn hôi mốc → sinh độc tố →gây ngộ độc cho lợn → sẩy thai,
chậm động dục, đẻ ít con.
+ Do lợn mắc các bệnh sinh sản như: Những bệnh nhiễm trùng đường
máu hay đường sinh dục, bệnh tai xanh, bệnh thai gỗ… → tổn thương trên tử



8

cung → ảnh hưởng đến sự phân tiết hormone, viêm buồng trứng → chậm
động dục.
+ Do chuồng trại chật hẹp, lợn mẹ không thường xuyên được đi lại vận
động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển.
Chuồng nuôi quá nhiều lợn gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối
loạn sinh sản.
+ Do lai tạo đồng huyết, cận huyết → giống lợn bị thối hóa, chậm sinh,
vơ sinh. Lợn nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai…
+ Do nội tiết bên trong cơ thể lợn: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có
u nang và những u nang này dẫn đến việc khả năng lợn không sinh sản.
+ Do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến → rối loạn hormone sinh sản →
thể vàng không tiêu biến đi như bình thường → nồng độ hoocmon Progesteron
tăng cao → ức chế tiết hoocmon LH và FSH → ức chế quá trình động dục →
lợn mẹ chậm động dục trở lại.
 Cách phòng
Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho lợn ăn với khẩu phần thức ăn cân đối
đạm, canxi và vitamin, nhất là vitamin E.
Chăm sóc quản lý: Cai sữa cho lợn con lúc 3-5 tuần tuổi và cho lợn nái
tiếp xúc với lợn đực giống từ ngày đầu cai sữa lợn con.
Sử dụng kích dục tố tiêm cho lợn mẹ → thúc đẩy nhanh quá trình động
dục lại.
 Khắc phục
+ Kiểm tra lại thức ăn cho lợn xem thức ăn có đảm bảo chất lượng hay
khơng để có thể kịp thời loại bỏ thức ăn hơi mốc và cân đối lại các thành phần
và giá trị dinh dưỡng như: chất bột, đường, đạm, khoáng cho hợp lý.


9


+ Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng cho lợn, nhất là đạm, khống,
vitamin. Các chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ,
dầu cá, bí đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon,…
+ Bổ sung vào cám cho lợn ăn hàng ngày các loại thuốc bổ trợ như
vitamin A, D, E, C, B.complex…
+ Tiêm thuốc kích dục tố eCG và hCG cho lợn nái. Ngồi ra, có thể tiêm
eCG và Estrogen để điều trị bệnh chậm động dục sau cai sữa của lợn nái.
+ Nếu lần 1 khơng đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối
giống mà vẫn khơng đậu thì nên loại thải.
2.2.2.2. Bệnh bại liệt
Theo Ngô Đức(2011) [6]: Bệnh bại liệt trên lợn nái, thường xảy ra ngay
sau khi lợn sinh hoặc trong giai đoạn mang thai. Các biểu hiện chính là: Chân
sau run mạnh, khuỵu xuống sau đó khơng thể đứng dậy được, kèm theo là liệt
các cơ như cơ hầu. Lợn thở rất nhanh và có sự co thắt các cơ ở ống dẫn sữa làm
bầu vú căng cứng sữa không thể xuống được (ở những lợn đang sinh hay sau
sinh), nhiệt độ cơ thể lợn tăng cao có thể trên 41oC. Lợn nái có thể chết.
Nguyên nhân gây bệnh
Bại liệt trên lợn nái là bệnh rất phức tạp, có rất nhiều nguyên nhân:
- Do dinh dưỡng: Thường là do sự thiếu hụt Canxi so với bình thường.
Trong trường hợp này cần phải theo dõi kỹ các triệu chứng lâm sàng và phân
tích máu mới có thể chẩn đốn được chính xác bệnh. Bệnh này xảy ra thường
do không cung cấp đầy đủ nhu cầu Canxi, Phospho, thiếu vitamin D trong thời
gian mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển Canxi vào máu và Canxi từ
xương vào máu.
- Do tác nhân cơ học: Trong quá trình mang thai, sự di chuyển lợn lên
chuồng đẻ khiến lợn dễ bị trượt ngã gây liệt chân.


10


- Do thời tiết: Nhiệt độ mơi trường q nóng trong thời gian nái gần sinh
hay vừa sinh xong dễ xảy ra bại liệt, lợn có biểu hiện khơng đứng lên được,
chân sau run khi đứng, thở nhanh, sốt rất cao và chết rất nhanh do cảm nhiệt.
- Do nhiễm khuẩn như nhiễm Clostridium perfigers, Listera
monocytogenes, Streptocoocus suis.
Triệu chứng
Bệnh do thiếu Canxi thường có hai thể:
- Thể điển hình: Thường chiếm khoảng 20% trong tổng số các ca bệnh.
Bệnh phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu đến lúc biểu hiện triệu chứng không quá
12 giờ. Lợn sốt cao (>41oC), thở nhanh, chân sau đứng không vững, thường
dựa vào 2 bên thành chuồng làm điểm tựa để đứng dậy, lợn có thể giãy dụa cố để
đứng dậy, chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng lợn có thể hơn mê và chết.
- Thể nhẹ: Chiếm đa số, lợn có hiện tượng co giật, thích nằm, ủ rũ, kém
ăn nhưng khơng bị hôn mê. Bệnh thường xuất hiện 2-5 ngày sau khi sinh, lợn
đi khơng vững và sau đó thường mất sữa.
 Phòng bệnh
Bổ sung vitamin AD3E trong thời gian mang thai, các trại nên đưa vào
qui trình tiêm cho lợn nái mang thai VITAJECT ADE liều 1-6ml/con.
Cung cấp đầy đủ nhu cầu Canxi, Phospho trong giai đoạn mang thai, bổ
sung vào thức ăn VITACACIUM liều 10g/con/ngày cho ăn liên tục trong một
tuần lễ, mỗi tháng lặp lại 1 lần trong suốt quá trình mang thai.
Cẩn thận trong việc di chuyển lợn trong giai đoạn mang thai, nền chuồng
phải sạch, tránh trơn trượt dễ gây liệt chân trong thời gian mang thai. Nên có
ánh sáng vào chuồng trại. Tiêm phịng đầy đủ các bệnh do virus và vi trùng.
 Điều trị
Trường hợp bệnh xảy ra có thể thực hiện các bước sau:


11


Tiêm CALCIFORT vào tĩnh mạch tai lợn, liều 5-10ml/20kg thể trọng,
ngày tiêm 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày.
Lợn nái sau khi sinh có biểu hiện sốt, nên sử dụng thuốc hạ sốt và kháng
sinh chống phụ nhiễm như:
ANAGIN 25%: Liều 1ml/15kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần.
NAVET-ANAGIN 30%: Liều 1ml/10-15kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần.
NAVET-ANAGIN C: Liều 1ml/15kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần.
NAVET-AMOXY 15: Liều 1ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần liên tục
từ 3-5 ngày để phòng những bệnh nhiễm trùng gây bại liệt sau khi sinh và các
bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa.
2.2.2.3. Bệnh sảy thai
 Ba giai đoạn thường gặp
- Trong giai đoạn thụ thai đến khi bám chắc được vào thành dạ con.
- Trong giai đoạn bám vào thành dạ con sau 14 ngày thụ thai đến khi
được 35 ngày tuổi.
- Giai đoạn thuần thục của bào thai, điều này có nghĩa là sẩy thai có thể
xảy ra bất kỳ khi nào, sau 14 ngày thụ thai cho đến hết giai đoạn 110 ngày mang
thai ở lợn.
Theo số liệu thống kê thì rủi ro sẩy thai ở lợn cịn có những nguyên nhân
sau:
- Do tuổi thọ và sức khoẻ của lợn bố, mẹ.
- Nhiệt độ chuồng trại quá nóng.
- Tiết dịch, máu qua đường âm đạo.
- Sự què quặt sức khoẻ quá yếu của bào thai.
- Lợn mẹ hay mắc chứng viêm bầu vú, ít sữa, vú hay bị viêm nhiễm, sưng.
- Có tiền sử hay bị sẩy thai, con bị chết lưu hoặc chết sau khi sinh.
- Điều kiện chăn nuôi ăn uống kém.



12

- Lợn mẹ bị sa ruột, sa âm đạo.
- Lợn mẹ hung dữ.
 Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân do viêm nhiễm là do lợn mắc bệnh Aujeszky, virus cúm,
bệnh tai xanh, viêm nhiễm Leptospira, viêm nhiễm khuẩn E.Coli, Klehsiella,
Streptococci và Pseudomonas, bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh viêm bọng đái,
bệnh thận.
- Nguyên nhân phi viêm nhiễm: Vô sinh theo thời vụ, thiếu ánh sáng,
nhiệt độ chuồng trại, lạnh, khát, không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ăn
uống đơn điệu, stress, ít được tiếp xúc với lợn đực, phải uống vacxin, lợn bị
què quặt và vệ sinh chuồng trại không đảm bảo.
 Triệu chứng thường gặp
- Sẩy thai thường có hình hài hoặc khơng có hình hài bào thai.
- Ra nhiều dịch, máu ở âm đạo.
- Lợn mẹ bị ốm hoặc cũng có khi bình thường.
- Mắc bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ..
 Điều trị
- Cần xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị đúng.
- Kiểm tra thai còn sống hay đã chết.
Nếu thai còn sống thì có thể ni dưỡng trong điều kiện đảm bảo về nhiệt
độ và dinh dưỡng tương đương sữa đầu.
Nếu thai chết thì cần can thiệp ngay để lấy ra ngồi như thực hiện như là
sử dụng Oxytoxin, nếu khơng có hiệu quả thì sử dụng biện pháp can thiệp trực
tiếp bằng kéo thai hoặc phẫu thuật để lấy thai ra càng sớm càng tốt.
2.2.2.4. Hiện tượng đẻ khó
Theo Phạm Cơng Khải(2015) [24], ngun nhân gây ra hiện tượng khó
đẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu như:



13

+ Do lợn nái khơng được chăm sóc tốt trong suốt q trình ni từ hậu
bị đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hồnh, cơ liên sườn yếu
và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ
ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ... chúng
ta có thể bổ sung chế phẩm sinh học Vườn sinh thái vào trong thức ăn, pha trộn
theo tỷ lệ như hướng dẫn, trong chế phẩm chứa đầy đủ và cân bằng các chất
khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin, acid amin...sẽ làm cho lợn mẹ tăng
sức đề kháng.
+ Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn
nái khi có chửa khơng đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc
các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài.
+ Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hormone kích
đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ
đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai...
 Triệu chứng:
+ Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được.
+ Cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu.
+ Nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt).
Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp
theo. Khi thị tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai
(quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.
 Biện pháp can thiệp:
+ Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm oxytocin
20- 50UI/ 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất.
+ Trường hợp khơng có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật
để lấy thai ra.



14

+ Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng,
dùng các loại kháng sinh sau đây chống viêm tử cung, âm đạo: ampicillin 10
mg/ kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần; ampi-kana 15 mg/ kg trọng lượng/ngày;
genta-tylo 2 ml/ 10 kg trọng lượng; gentamycin 4% tiêm 1 ml/ 6 kg trọng lượng
và lincomycin 10% tiêm 1 ml/ 10 kg trọng lượng. Dùng các loại thuốc bổ để
tăng sức đề kháng cho lợn như vitamin E, b-complex, vitamin E, C, B1.
2.2.2.5. Bệnh viêm tử cung
Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận
sinh dục hoạt động nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong
điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh
dễ xảy ra.
Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và
hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh, Trần
Ngọc Bích và cs (2016) [3], đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường
sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13%.
Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh
sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng
tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái, làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm
mất khả năng sinh sản ở gia súc cái (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [4].
 Nguyên nhân
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [7], Nguyễn Xuân Bình (2000) [1],
bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:
+ Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc
lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường...
Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung
co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến



15

đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát
triển của vi khuẩn (Black W. G., 1983) [17].
+ Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng
quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn,
bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.
+ Trong q trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh
bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu
dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng
xâm nhập cũng gây viêm.
+ Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát sẽ tạo ra các ổ viêm
nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn.
+ Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền
bệnh sang lợn nái.
+ Bệnh cịn xảy ra khi chăm sóc, ni dưỡng, quản lý kém hoặc do thời
tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài.
Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm thử cung trên 620 lợn nái ngoại
nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn
tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn
nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8 (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [13].
Viêm tử cung là một bệnh khá phổ biến ở gia súc cái, nếu không được
chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc cái.
Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng
cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của
tinh trùng, tạo độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermiolisin (độc tố làm tiêu
tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực bào tích tụ gây
bất lợi với tinh trùng, ngồi ra nếu có thụ thai được thì phơi ở trong mơi trường
dạ con bất lợi cũng dễ bị chết non (Lê Văn Năm, 1999) [9].



16

 Các thể viêm tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1986) [16], Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], triệu
chứng viêm tử cung thể hiện qua 3 thể viêm:
+ Viêm nội mạc: lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có màu trắng hoặc
xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung
giảm nhẹ.
+ Viêm cơ: lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có màu hồng hoặc nâu
đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử
cung yếu ớt.
Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử
cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức
làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba
quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử.
+Viêm tương mạc: Lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có mầu nâu
rỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm lợn triệu chứng viêm phúc mạc,
phản ứng co bóp tử cung mất hẳn.
 Biện pháp điều trị
Sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn
nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25 g, penicillin
500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C (Smith và cs, 1995) [23].
Popkov (1999) [10] đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào cổ tử
cung của lợn nái viêm tử cung đạt kết quả cao.
Streptomycin: 0,25 g,
Penicillin: 500.000 UI,
Dung dịch MgSO4 1% 40 ml + VTM C.
Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong

âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000 và 1/5.000, furazolidon 1/1.000.


17

Đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh
oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần
cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.
Đối với lợn nái sau khi đẻ, sảy thai và viêm nặng: Thụt rửa tử cung bằng
dung dịch Iodine 10% pha 10 ml/2 lít nước, thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày
đầu và thụt rửa 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ. Sau khi thụt
rửa bơm thuốc kháng sinh O.T.C 10% (5 ml thuốc pha 20 ml nước sinh lý) hay
4 g streptomycin + 40.000 UI penicillin ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp vào
tử cung. Đồng thời tiêm oxytocin liều 10 - 15 UI (2 ống 5 ml/ 1 lần) nhiều lần
trong ngày để tử cung co bóp tống dịch sản ra ngồi. Tiêm kháng sinh phổ rộng
chống viêm như: tetramycin LA, amoxi 15% 3 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau
48 giờ. Ngoài ra, tiêm các loại thuốc bổ trợ như: urotropin giúp tăng cường bài
tiết độc tố, thuốc hạ sốt, vitamin C liều cao và canxi hỗ trợ co bóp tử cung, các
thuốc kháng viêm: ketovet,…
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi
2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết
về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất sinh sản của lợn nái, nó khơng chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà
cịn có thể làm cho lợn nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả
năng sống sót của lợn con.
Theo Nguyễn Văn Thanh ( 2003) [12], trên các đàn nái ngoại nuôi tại
khu vực Đồng bằng sông Hồng tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ vào khoảng 23,65% .
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [8], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc
nói chung là một q trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác

nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn
sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái.


18

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [13], viêm tử cung là một hội chứng
thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn
thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo
trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vơ sinh. Trong đó, biểu
hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái, giảm số
vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngồi ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị, phải loại
thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của trại chăn
nuôi.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [2] cho biết, ở những nái bị viêm tử cung
thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
Khi gia súc bị viêm tử cung có thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến
hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng
cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn khơng được đẩy ra ngồi, lưu trong đó làm
bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc
kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] , bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian
khác nhau, nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày.
Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn nái
sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu hiện của viêm tử
cung (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [13].
Cũng theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [15], có nhiều nguyên nhân
gây ra bệnh viêm tử cung: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm
sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng ni... Nhưng ngun nhân chính
ln hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ

làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập
và phát triển để gây nên các triệu chứng.


×