Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu Tìm hiểu thực trạng của thị trường xuất khẩu lâm sản Việt Nam trong 5 năm 2003 -2008 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.36 KB, 19 trang )

I, Đặt vấn đề
Việt Nam được đánh giá là một đất nước trẻ. Kinh tế Việt Nam đang trên đà
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng...
Một bộ phận của nền kinh tế, kinh tế lâm nghiệp cũng đang cũng đang vươn mình
lớn lên hoà chung với sự phát triển của đất nước. Lâm nghiệp là một ngành sản
xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh
tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng có ghi
“Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan
trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn
liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”.
Trong vòng 6 năm (từ năm 2003 đến năm 2008), lâm nghiệp ở Việt Nam tăng
trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm và sản xuất lượng sản phẩm chất lượng cao
cho xuất khẩu. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng rất cao sau khi Việt Nam thực hiện
chính sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Hiện nay, các cơ hội
để sản phẩm lâm sản của Việt Nam bước vào thị trường toàn cầu đang rộng mở, tuy
nhiên, ngành cũng đối mặt với rất nhiều thách thức từ thị trường nội địa và quốc tế.
Mặc dù thị trường lâm sản hoạt động sôi động song vẫn còn nhiều thách thức và
khó khăn nên đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ nhằm duy trì mức tăng trưởng của
ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Tìm hiểu thực trạng của thị trường xuất khẩu lâm sản Việt Nam trong 5 năm
2003 -2008 sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình phát triến kinh tế lâm
nghiệp Việt Nam, giúp ta chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội,
thách thức của thị trường này. Từ đó đề ra những giải pháp để xây dựng một thị
trường xuát khẩu lâm sản linh hoạt, vững manh. Đủ sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội trong thời kì CNH-HĐH đất
nước.
II, Nội dung
1, Tìm hiểu một số khái niệm
1.1 Lâm nghiệp
Có nhiều khái niệm khác nhau về lâm nghiệp, hiểu khái quát nhất thì lâm nghiệp
là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng


rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy
chức năng phòng hộ của rừng.
1.2 Thị trường lâm sản
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thị trường. Ta có thể
gặp một số khái niệm phổ biến sau:
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người
mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người
kia để trao đổi một thứ gì đó, họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Thuật ngữ thị trường lâm sản, hiểu một cách chung nhất, là nơi gặp gỡ giữa
cung và cầu lâm sản ở một thời điểm nhất định. Hay nói một cách khác, thị trường
lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi hàng hoá
lâm sản. Như vậy, bản chất thị trường lâm sản chính là sự chuyển giao quyền sở
hữu lâm sản từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ
thoả thuận định ra.
1.3 Xuất khẩu lâm sản (XKLS)
Hiểu chung nhất, XKLS là các hoạt động trong thị trường lâm sản nhằm di
chuyển một lượng hàng hoá( lâm sản)và các dịch vụ đi kèm từ trong nước ra nước
ngoài để thu về lơị nhuận.
2. Phân tích tình hình XKLS tại Việt Nam từ năm 2003- 2008
2.1 Năm 2003:
- Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước là 219 triệu USD, năm 2002
con số này tăng rất nhanh, đạt gần 500 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2003, theo
thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng 41,6% so với cùng
kỳ 2002. Ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ đã được chọn là ngành xuất khẩu
chủ lực của cả nước vì sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Tuy chỉ
chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu của ngành đứng thứ ba cả nước. Gỗ Việt Nam đã xây dựng
được những thị trường quen thuộc như châu Âu, Nhật và một số nước châu Á khác,
là những khu vực tiêu thụ đồ gỗ mạnh trên thế giới.

- Các lâm sản ngoài gỗ như song, mây tre... Đã có nhiểu khởi sắc, sản phẩm
đẹp, được ưa chuộng.
Nhìn chung trong năm 2003, thị trường lâm sản Việt Nam có nhiều biến đổi,
tuy nhiên các DN chế biến lâm sản Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ,
không đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn. Hơn nữa, DN Việt Nam chưa chú
trọng đầu tư cho mẫu mã, các hợp đồng phần lớn là hàng gia công theo mẫu mã của
đối tác nước ngoài và tình trạng sao chép mẫu mã lẫn nhau vẫn còn phổ biến. Đó
chính là những nguyên nhân làm sản phẩm xuất khẩu Việt Nam giảm giá trị gia
tăng và vẫn "dậm chân" ở thị trường cấp thấp.
2.2 Năm 2004
Từ năm 2004, ngành xuất khẩu lâm sản tạo sự bứt phá ngoạn mục, kim ngạch
xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2003 và duy trì tốc độ tăng trưởng
cao. Cả nước hiện có hơn 1.200 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất 2,5-3 triệu
m3 gỗ/năm. Từ một nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ là chủ yếu, Việt Nam đã vươn
lên thành nước xuất khẩu lâm sản đứng hàng thứ 15 trên thế giới.
Sản phẩm về lâm sản Việt Nam hiện có mặt tại 120 nước, trong đó có Mỹ,
Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban nha, Italia, Thuỵ
Điển, Canađa, Hy Lạp... Năm 2004 là năm đánh dấu thành công lớn của ngành chế
biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 86% so với
năm 2003. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ không chỉ đầu tư mở rộng quy mô nhà
xưởng mà còn thuê nhà thiết kế nước ngoài để tạo ra mẫu mã bắt kịp xu thế mới,
phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Đạt được những thành tựu trên là nỗ lực không ngừng của Việt Nam, tuy
nhiên Việt Nam lại đang đúng trước nguy cơ về thiếu nguyên liệu, khi diện tích
rừng trong nước đang ngày càng suy giảm do cháy rừng, thiên tai và nạn chặt phá
rừng chưa được kiểm soát hiệu quả.Không chỉ gặp khó khăn về nguyên liệu, ngành
gỗ đang thiếu đội ngũ công nhân lành nghề vốn đầu tư sản xuất chưa cao, chưa áp
dụng được nhiều thành tựu công nghệ vào sản xuất....
2.3 Năm 2005
Năm 2005, xuất khẩu lâm sản tiếp tục bứt phá, đạt mức tăng trưởng cao

(khoảng 45%) và đứng đầu trong nhóm những mặt hàng nông - lâm sản xuất khẩu,
ước đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD.
Theo con số thống kê, hiện Việt Nam có khoảng hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động
trong ngành sản xuất và chế biến lâm sản, trong đó có khoảng 50 công ty có vốn
đầu tư nước ngoài. Ngành chế biến gỗ đã hình thành một số khu sản xuất tập trung
ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, miền Trung, Tây Nguyên; khu công nghiệp
Phú Bài (Bình Định) có tới vài chục doanh nghiệp. Nguyên nhân tạo nên sự bứt phá
của ngành chế biến gỗ là do Nhà nước có cơ chế thông thoáng, cởi mở trong việc
nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biến. Và, quan trọng là, việc
xuất khẩu sản phẩm gỗ ít chịu biến động của giá cả, tiền tệ, thị trường cùng các rào
cản như với nông sản, thực phẩm. Sản xuất cung chưa đủ cầu, dường như khó bão
hoà...
Tuy nhiên, các sản phảm Xk chưa đạt yêu cầu cao về mẫu mã, chủng loại, còn
phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất nên lợi nhuận thu được chưa cao.
2.4 Năm 2006
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ (chủ yếu là
mây, tre, cói, thảm…) đạt 1,7 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với sự chuẩn bị ra nhập WTO, thị trường lâm sản Việt Nam sẽ phải đứng trước
nhiều thách thức mới.
2.5 Năm 2007
Sau khi chính thúc ra ra nhập WTO, chịu nhiều áp lực về thuế, giá, chính sách,
cạnh tranh trên thị trường... Kim ngạch xuất khẩu có phần giảm dần, song vẫn đạt
được kết quả nhất định. Tháng 12/07, kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả nước đạt
261,22 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 11/07 và tăng 45,1% so với tháng
12/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả năm 2007 đạt 2,37 tỷ USD, tăng
22,8% so với năm 2006. Cả năm 2007, sản phẩm lâm sản của Việt Nam đã xuất
khẩu được sang 94 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của ta
sang một số thị trường đã có sự tăng trưởng cao như Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Ý, Canada, Áo, Nga…
Thị trường xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ tháng 12/07 và 12 tháng năm 2007

Thị trường
Trị giá
(USD)
So
T11/07
(%)
So T12/06
(%)
12T/07
S0 12T/06
(%)
Mỹ 89.139.517 7,33 24,29 944.287.533 27,42
Nhật Bản 23.165.217 18,16 -24,19 300.600.797 6,70
Anh 22.203.314 33,41 84,55 196.187.260 44,81
Đức 19.247.994 70,60 107,91 96.602.418 38,57
Pháp 16.615.283 59,19 81,67 91.620.005 10,12
Trung Quốc 13.510.122 -5,74 43,22 168.537.081 78,57
Hà Lan 9.801.037 104,37 95,30 50.086.217 9,20
Hàn Quốc 8.153.963 8,29 30,60 83.771.180 27,85
Italy 6.506.991 84,78 65,98 33.041.336 42,34
Australia 6.011.745 -5,41 27,91 59.909.463 10,65
Tây Ban Nha 5.909.828 177,05 45,95 34.402.399 23,44
Canada 5.296.827 -2,05 62,22 47.282.187 41,38
Bỉ 4.744.611 7,88 30,89 35.900.751 24,35
Đài Loan 3.937.490 3,45 -18,92 45.414.715 -9,38
Thuỵ Điển 3.333.918 157,98 145,05 18.671.535 -0,26
Đan Mạch 2.602.850 149,03 40,56 18.458.726 -4,91
Phần Lan 2.476.805 171,67 72,32 14.043.687 28,01
Ai Len 2.158.576 38,44 44,73 20.139.699 21,26
Ba Lan 1.406.299 102,67 53,30 6.253.820 41,39

Hy Lạp 1.379.594 323,09 96,44 8.635.757 9,17
Thổ Nhĩ Kỳ 1.062.522 532,39 552,74 4.323.514 34,08
New Zealand 1.001.687 -32,04 28,48 17.023.454 10,27
Singapore 941.551 -40,63 34,54 7.891.023 -15,08
Malaysia 803.678 -13,24 -37,67 11.608.355 -23,17
Hồng Kông 727.862 -12,33 10,91 6.929.364 -3,97
Áo 692.500 102,43 346,25 3.229.057 282,88
Nga 652.737 36,74 79,62 4.272.473 225,22
Na Uy 507.144 38,31 37,70 5.250.238 -0,71
Campuchia 146.154 12,32 -50,47 1.052.050 -17,52
2.6 Năm 2008
Trong những năm qua, ngành công nghiệp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng
tăng lên. Sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đóng góp
quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên từ cuối năm 2007 và 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi xuất cao,
chi phí đầu tư tăng,… Lâm nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn và đối mặt với
nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng trong giai đoạn tới. Năm 2008 dự kiến kim ngạch

×