Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại nguyễn văn tam, huyện ân thi, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Tên chuyên đề:

ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG, PHỊNG VÀ TRỊ
BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI NGUYỄN
VĂN TAM, HUYỆN ÂN THI,
TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn ni Thú y
2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGỌ THỊ ĐỊNH
Tên chun đề:

ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG, PHỊNG VÀ TRỊ


BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI NGUYỄN
VĂN TAM, HUYỆN ÂN THI,
TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chun ngành:
Thú y
Khoa:
Chăn ni Thú y
Khóa học:
2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: ThS: Nguyễn Thị Thùy Dương

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thành cơng khơng chỉ có một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều người khác. Trong suốt quãng thời gian học tập tại
trường và thực tập tại cơ sở em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của
Nhà trường, q thầy cơ giáo trong khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Em xin gửi đến Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể quý thầy cơ trong khoa
Chăn ni thú y nhiệt tình trong việc truyền đạt vốn kiến thức quý báu giúp đỡ
em rất nhiều trong thời gian học tập ở trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị

Thùy Dương đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ kỹ thuật công nhân
viên tại trại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
cũng như động viên và đóng góp những ý kiến quý báu cho em thực hiện và
hồn thành khóa luận này.
Để hồn thành được khóa luận này em cũng nhận được rất nhiều sự động
viên của gia đình và bạn bè. Em xin tỏ lòng biết ơn trước mọi sự giúp đỡ quý
báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Sinh viên

Ngọ Thị Định


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện............ 31
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại Nguyễn Văn Tam,
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên trong 3 năm 2017 - 5/2019 ............................... 49
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi .................................. 50
Bảng 4.3. Kết quả sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn
con tại trại .......................................................................................................... 51
Bảng 4.4. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng
tại trại qua 6 tháng thực tập ............................................................................... 52
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con...................................... 53
Bảng 4.6. Tình hình sinh sản của lợn nái ni tại trại ...................................... 54

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại .......................... 48
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại ........................... 56
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại ................................ 58
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con tại trại .................................... 59


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

CP

Cổ phần

G

Gram

Kg

Kilogram

Ml

Mililit


Nxb

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

Tr

Trang

TT

Thể trọng

UBND

Uỷ ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................59
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ..................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại ...................................................................... 3
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện ............................................... 7
2.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước .................................................................... 16
2.4. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 37
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...............39
3.1. Đối tượng .......................................................................................................... 39
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................................ 39
3.3. Nội dung thực hiện ............................................................................................ 39
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ............................................................. 39
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 39
3.4.2. Phương pháp thực hiện................................................................................... 39
3.4.3. Công thức tính tốn các chỉ tiêu ..................................................................... 48
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu:............................................................................. 48
Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO ḶN ...............................................49
4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng
Yên trong 3 năm từ 2017 - 5/2019 ........................................................................... 49
4.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn
Nguyễn Văn Tam , huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. ................................................. 50
4.2.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh....................................................... 50


v

4.4.2. Kết quả thực hiện sử dụng vắc xin phòng bệnh cho lợn nái .......................... 51
4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn

con theo mẹ .............................................................................................................. 52
4.3.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại qua 6 tháng thực
tập ............................................................................................................................. 52
4.3.2. Thực hiện chăm sóc, ni dưỡng lợn con ...................................................... 53
4.3.3. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại Nguyễn Văn Tam,
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.................................................................................. 54
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
nuôi tại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. ..................................... 55
4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tam,
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.................................................................................. 55
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tam,
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.................................................................................. 56
4.4.3. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con tại trại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên .................................................................................................. 57
4.4.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con nuôi tại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên .................................................................................................. 58
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................60
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 60
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................62


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành hàng thịt chủ lực và truyền thống lâu đời
tại Việt Nam, là thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta. Thịt lợn vẫn luôn chiếm
tỷ trọng cao nhất chiếm 70 - 80% so với các loại thịt khác trong ngành chăn nuôi
và trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt Nam.

Theo đánh giá, hiện nay ngành chăn nuôi lợn nước ta vẫn đang đối mặt với
rất nhiều khó khăn, thách thức như: Năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chất
lượng và an toàn thực phẩm chưa ổn định, sức cạnh tranh thấp… Nguyên nhân là
do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta đã tạo điều kiện cho mầm bệnh
phát triển; quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán mật độ chăn nuôi cao, xen lẫn trong
các khu dân cư, lại không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh
phòng bệnh nên càng làm cho cơng tác kiểm sốt dịch bệnh thêm khó khăn và
phức tạp.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định là vấn đề chăn
ni an tồn sinh học và kiểm sốt dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, như lở mồm long móng và tai xanh.
Mặc dù các ngành chức năng đã vào cuộc tích cực, song nguy cơ lây lan dịch
bệnh vẫn cịn cao. Ngun nhân chính của tình trạng này là do nhận thức về phòng,
chống dịch bệnh của người chăn ni cịn chủ quan, lơ là và thiếu trách nhiệm. Đáng
lo nhất là tình trạng người dân vẫn cịn vứt xác lợn chết bừa bãi ra mơi trường khiến
cơng tác kiểm sốt, ngăn chặn bệnh dịch rất khó khăn.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp
kỹ thuật như giống, thức ăn, biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng. Đặc biệt chú trọng tới
cơng tác giống, giống tốt thì vật nuôi mới tăng trọng nhanh, khả năng tận dụng thức
ăn tốt, thích nghi và chống chịu bệnh cao. Bởi vậy cần phát triển chăn nuôi các


2
giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng thịt cao. Để cung cấp giống cho nhu cầu
chăn nuôi của các trang trại thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản cần đặc biệt được
quan tâm. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh
sản của lợn nái đang nuôi ở các trang trại là bệnh cịn xảy ra rất nhiều do khả
năng thích nghi của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc
biệt là bệnh ở cơ quan sinh dục: đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, mất sữa… Các
bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc ni dưỡng kém, thức

ăn nước uống khơng đảm bảo vệ sinh, do vi khuẩn, vi rút gây nên. Chính vì vậy
mà việc chăm sóc ni dưỡng và tìm hiểu về bệnh của cơ quan sinh dục của đàn
lợn nái là việc rất cần thiết.
Để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và góp phần vào việc chăm sóc,
ni dưỡng, phịng, trị bệnh cho lợn nái tốt hơn, em tiến hành thực hiện chuyên
đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc ni dưỡng, phịng và trị bệnh trên đàn lợn
nái sinh sản nuôi tại trại Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. Mục đích và u cầu của chun đề
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Nắm được các loại ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho
lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp
phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá được việc áp dụng quy trình kỹ thuật trên đàn lợn nái sinh sản của trại.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và áp dụng được
quy trình chăm sóc, ni dưỡng.
- Xác định được hiệu lực điều trị các bệnh xảy ra trên đàn lợn nái sinh sản
của trại.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại
* Vị trí địa lý
Xã Bắc Sơn nằm ở phía bắc của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp các xã Hưng

Long và Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào (một phần ranh giới tự nhiên là sơng đào Bắc
Hưng Hải). Phía đơng giáp các xã Phù Ủng và Bãi Sậy, huyện Ân Thi. Phía nam
giáp các xã Tân Phúc và Đào Dương, huyện Ân Thi. Phía tây giáp với xã Đào
Dương, huyện Ân Thi và xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ.
Bắc Sơn là xã có phong trào chăn ni phát triển, với sự quan tâm của Đảng,
chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, UBND huyện Ân Thi, đặc biệt là sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Ngành chăn nuôi thú y đang ngày càng khởi sắc, điển hình
là trại lợn của ơng Nguyễn Văn Tam, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Trại chăn nuôi được xây dựng xa khu dân cư, luôn đảm bảo độ thơng thống,
khơng ảnh hưởng tới mơi trường. Trong trại có hệ thống ao hồ ni trồng thuỷ sản,
lượng nước được cung cấp chủ yếu thông qua lượng nước mưa tự nhiên. Mặt khác
qua đánh giá sơ bộ cho thấy trại có trữ lượng nước ngầm khá phong phú, lượng
nước ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng tương đối dễ dàng. Hiện nay đã
được trại khai thác và sử dụng để phục vụ cho sinh hoạt và chăn ni.
* Địa hình
Xã Bắc Sơn nằm trong vùng Đồng bằng bắc bộ, địa hình tương đối bằng
phẳng, độ cao trung bình là 1,85m, cao nhất 2,2m, thấp nhất 1,5m. Nói chung nền
địa hình thuận lợi cho việc phát triển chung tồn xã.
* Khí hậu
Xã Bắc Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam, thời
tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:


4
- Mùa hè: Từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình 24 - 27oC thời tiết
nóng ẩm và nhiều mưa ngâu nên ảnh hưởng cho phát triển sản xuất.
- Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình hằng
năm từ 18 - 24oC, thời tiết lạnh, hanh khô.
- Lượng mưa trung bình hằng năm: 1680 - 1730mm. Mưa tập trung từ tháng
5 đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 7, tháng 8 lượng mưa chiếm 84% tổng lượng

mưa cả năm.
* Giao thông thủy lợi
Đoạn đường liên thôn chạy qua gần khu vực trại đã được bê tơng hóa, lịng
đường rộng, thuận lợi cho ơ tơ có thể ra vào vận chuyển con giống, thức ăn, vật tư
thú y cũng như các sản phẩm chăn ni.
Trại có hệ thống thốt nước thải đã qua xử lý xuống ao thả cá để kết hợp với
ni lợn và ni cá từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như giảm thiểu được ô
nhiễm môi trường.
* Cơ cấu tổ chức của trang trại
- Quá trình thành lập
Trại lợn Nguyễn Văn Tam nằm trên địa phận xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên. Là trại lợn trực tiếp của công ty CP thuốc thú y Agrivet. Trang trại do
ông Nguyễn Văn Tam làm chủ và được cán bộ kỹ thuật của công ty CP thuốc thú
y Agrivet chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại.
- Cơ cấu tổ chức
Trại có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế và có ban lãnh
đạo năng động nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại cịn có nhiều cơng nhân
tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Cơ cấu lao động của trại gồm: 3 người.
Chủ trại: 1 người.
Quản lý trại: 1 người.
Kỹ sư chăn nuôi: 1 người.


5
Công nhân trại: 5 người.
Sinh viên thực tập: 1 người.
* Cơ sở vật chất của trang trại
Đường giao thông đã được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển.
Để đảm bảo công tác chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân trại được trang bị

đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật gồm:
Khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, các cơng trình phục vụ cho công
nhân và các hoạt động khác của trại.
Khu chăn nuôi xung quanh có hàng rào bao bọc và có cổng ra, cổng vào
riêng. Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn
nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn
đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vịi nước tự động và máng ăn.
Chuồng ni được xây dựng đảm bảo đủ cho 280 nái cơ bản bao gồm:
-1 chuồng nái đẻ: Chuồng chia thành 2 dãy, mỗi dãy có 20 ơ chuồng được
thiết kế sàn nhựa cho lợn con và sàn bê tông cho lợn mẹ.
- 1 chuồng nái chửa: Chuồng gồm 2 dãy mỗi dãy có:
+ 30 ơ: Để ni và chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai được sắp xếp
theo các kỳ mang thai khác nhau.
+ 20 ô: Được thiết kế để cho lợn nái chờ phối, thử lợn, ép lợn.
+ 09 ô: Nuôi lợn đực và khai thác tinh.
- 1 chuồng cai sữa: Dùng để ni và chăm sóc lợn cai sữa sau khoảng 17 - 21
ngày theo lợn mẹ, chuồng thiết kế 15 ơ có thể ni khoảng 200 - 300 heo con cai sữa.
+ 3 chuồng cách ly: dùng để nuôi lợn hậu bị được nhập từ các trại gia công
lợn hậu bị của công ty CP thuốc thú y Agrivet, mỗi chuồng có thể ni được từ
20 - 40 lợn hậu bị. Lợn được nuôi ở đây trong thời gian 3 tháng, thời gian này
lợn được sử dụng vắc xin, lấy mẫu máu kiểm tra đầy đủ đạt tiêu chuẩn trước
khi được đưa lên làm lợn nái sinh sản.


6
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hồn tồn. Phía đầu chuồng là hệ thống
giàn mát, cuối chuồng được thiết kế quạt hút gió, có hệ thống điện chiếu sáng và
bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm, úm lợn con, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm
áp vào mùa đơng bằng cách điều chỉnh quạt, giàn mát và bóng đèn sưởi ấm trong
chuồng. Mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng

trại hàng ngày, cuối chuồng mỗi ơ đều có hệ thống thốt phân và nước thải.
Trong khu chăn ni, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tơng và có các chậu nước sát trùng. Nhìn chung khu vực chuồng
nuôi được xây dựng khá hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc, đi lại, đuổi lợn
cho các dãy chuồng.
Ngay tại cổng vào khu chăn nuôi trại có xây dựng phịng tắm, hệ thống phun
sát trùng cho cơng nhân trước khi ra, vào chuồng chăm sóc lợn, 1 kho thuốc, 1 kho
cám, 1 phòng ăn và 3 phịng nghỉ trưa cho cơng nhân.
Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: Tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ
thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại, xe chở cám từ nhà kho xuống chuồng,
máy nén khí phun sát trùng di động khu vực trong và ngồi chuồng ni.
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn
 Thuận lợi
Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn của các
ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Bắc Sơn, Trạm thú y huyện Ân Thi tạo
điều kiện cho sự phát triển của trại.
Được công ty CP thuốc thú y Agrivet cung cấp về con giống, thức ăn, thuốc
thú y có chất lượng tốt.
Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đường đi khá thuận tiện cho việc vận
chuyển con giống cũng như thức ăn chăn ni.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, ln quan
tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.


7
Kèm theo đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên mơn vững vàng, cơng nhân nhiệt
tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc. Do đó đã mang
lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
 Khó khăn
Số lượng cơng nhân cịn thiếu do vậy lượng công việc nhiều dẫn đến chậm

tiến độ công việc và hiệu quả chưa cao.
Thời tiết diễn biến thất thường lúc nắng nóng, lúc mưa quá nhiều cho nên
đàn lợn dễ bị mệt mỏi và dễ sinh bệnh.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn ni cịn thiếu chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất.
Dịch lở mồm long móng diễn biến phức tạp và lây lan nhanh khiến cho
công tác chữa trị gặp khơng ít khó khăn.
Giá thức ăn chăn ni mỗi ngày một tăng khiến kinh phí lên cao gây ảnh
hưởng tới chăn nuôi của trang trại.
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện
* Vệ sinh phịng bệnh
Trong chăn ni lợn, ngồi các yếu chăm sóc ni dưỡng , giống chuồng trại
thì việc vệ sinh là yếu tố quan trọng nhằm phòng ngừa dịch bệnh cách hiệu quả.
Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phịng bệnh trong chăn
ni. Khi mơi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không
tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, chuồng trại
không vệ sinh,… sẽ làm vật nuôi giảm sức đề kháng (miễn dịch) và dễ bị các tác
nhân vi trùng, virus và kí sinh trùng xâm nhập tạo ra dịch bệnh. Để phịng bệnh
ngồi biện pháp tạo môi trường sống tốt, giảm các yếu tố gây bất lợi cho thú
nuôi, nâng cao sức chống chịu và sự miễn dịch của thú nuôi, nhà chăn nuôi
cũng cần phải giảm thiểu sự tiếp xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật ni
từ đó sẽ hạn chế được khả năng lan truyền của dịch bệnh.
Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực


8
tập tại trại em đã tích cực tham gia cơng tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân
trong trại với lịch trình như sau:
- Trước khi bước vào trại, công nhân phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ, đeo
ủng rồi bước qua làn rải bột khô.

- Việc đầu tiên khi bước vào trong trại, em dọn dẹp phân trong chuồng để
tránh cho lợn mẹ nằm đè lên phân cũng như lợn con quằn lên phân.
- Vệ sinh máng ăn, dụng cụ chăn nuôi, lấy thức ăn và cho lợn ăn.
- Việc thu gom phân trong chuồng, quét dọn, phun rửa các lối đi được dọn
dẹp hằng ngày.
- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét
mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ
sinh chuồng trại.
- Phát quang bụi rậm, cây cối um tùm xung quanh trại, phơi khô rồi đốt. Lấp
hết ao vũng ẩm thấp thường xuyên có nước tù đọng.
* Đối với chuồng bầu: Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ
được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và
phun sát trùng đợi đón lợn mẹ cai sữa.
* Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được
chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo dỡ
các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%,
ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khơ. Ơ chuồng và khung chuồng
cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm
chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm
đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.
Khi có dịch bệnh xảy ra cơng tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh chóng
hơn, thường xuyên và triệt để hơn bao giờ hết.
Chuồng nuôi được tiêu độc bằng thuốc sát trùng An-Dine vào cuối buổi sáng hoặc
cuối buổi chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 10 ml sát trùng/4 lít nước.


9
2.2.1. Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và quản lý của trại
* Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng lợn con
Trong 6 tháng thực tập tại trang trại bên cạnh các cơng tác như ni dưỡng, chăm

sóc, tiêm vắc xin phịng bệnh, chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp phải ở đàn
lợn nái và lợn con nuôi tại trại thì em cũng được tham gia thực hiện các thao tác
như đỡ đẻ, mài nanh, bấm đuôi, tiêm chế phẩm Fe - Dextran, thiến, bấm tai…. cho
đàn lợn con nuôi tại trại. Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại,
khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh
thú y tạo môi trường để lợn sinh trưởng phát triển mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao.
* Quy trình đỡ đẻ
Chuẩn bị lồng úm: chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm phải được
nhúng nước sát trùng, giặt sạch, phơi khô, sau đó khâu lồng úm.
Chuẩn bị đỡ đẻ: với lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ, vệ
sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho
lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod
để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn.
* Kĩ thuật đỡ đẻ:
- Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở
mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.
- Cắt rốn: thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần
bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5cm. Sát
trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.
- Cho lợn con vào lồng úm nhiệt độ 33 - 35ºC.
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn
con ra bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết,
lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.


10
Khơng can thiệp khi q trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can
thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
* Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó

Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại khơng có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do
lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do
ngôi thai bị ngược nên khơng ra ngồi được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do qúa trình rặn đẻ nhiều
nên kiệt sức.
Cách can thiệp lợn đẻ khó:
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel
bôi trơn.
+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
- Sử dụng thuốc cho heo đẻ
+ Sử dụng oxytocin
Với lợn đẻ bình thường khơng phải tiêm oxytocin.
Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ của lợn
mẹ bị kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm
oxytocin.
Lợn hậu bị sức rặn yếu, lợn nái già sức rặn yếu, tiêm tùy từng trường hợp.
Liều lượng: 2 ml/con
* Thao tác mài nanh, bấm đuôi: lợn con sau khi đẻ khoảng nửa ngày hoặc
một ngày thì được tiến hành mài nanh, bấm đi và nhỏ Baytril 0,5% phòng
tiêu chảy.


11
* Tiêm chế phẩm Fe - B12 và nhỏ cầu trùng: lợn con 3 ngày tuổi sẽ được
tiêm chế phẩm Fe - B12 với liều lượng 2 ml/con và được nhỏ cầu trùng
(Totrazil).
* Bấm tai, thiến: khi lợn con được 5 ngày tuổi thì tiến hành bấm tai đối

với lợn cái và thiến đối với lợn đực
- Bấm tai: lợn con được bấm tai theo quy định riêng của trại
- Thiến lợn đực
Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao
thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông, khăn vải sạch, xi lanh tiêm và thuốc
kháng sinh.
Thao tác: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho
đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn
lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hồn. Dùng tay nặn
dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng
dịch hoàn và bơi cồn vào vị trí thiến. Sau đó tiêm cho lợn con 1ml Castosal và 0,5
ml Shotapen.
* Quy trình chăm sóc nái chửa
Lợn nái chửa được ni chủ yếu ở chuồng nái chửa. Hàng ngày vào kiểm tra
lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh,
dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng,
phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử
lý phân.
Lợn nái chửa được ăn với khẩu phần ăn loại thức ăn U83 tùy theo tuần chửa,
thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn U83 với tiêu
chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn U83 với tiêu chuẩn
3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.


12
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn U84 với tiêu chuẩn 3- 3,5
kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày.
Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ,
rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô
chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia
làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5
kg/con/bữa..
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày
chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái ni con q gầy hoặc ni nhiều con
có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.
* Quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn con theo mẹ
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, mài nanh.
+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được bấm bấm đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc
phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy, tiêm kháng thể E.coli.
+ Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
+ Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh U81.
+ Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.
+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn
* Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm bấm nanh, cho uống Amoxicol liều
2 ml/con, cắt đuôi.
Lợn con 2 - 3 ngày tuổi tiêm Hemofer 20% + B12 1ml/con, cho uống
Totrazuril 5% 1ml/ con ( liều duy nhất ), tiêm kháng thể E.coli 1ml/con.


13
Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn

chỉnh ký hiệu là U81, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn
hỗn hợp hồn chỉnh U81 nhằm kích thích tính thèm ăn. Khi đặt máng ăn nên
tạo tiếng động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ
thừa trong máng.
Lợn con được 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
Lợn con được cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và được cho tập ăn từ 4 - 6 ngày tuổi
nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề
kháng cho lợn con.
Giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ từng
giai đoạn lợn con (giai đoạn lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi, giai đoạn lợn con từ 7 - 14
ngày tuổi và giai đoạn lợn con từ 14 đến 21 ngày tuổi).
Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh
nhất như: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn
uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ
dàng hơn.
Khi phát hiện được con lợn mắc bệnh cần cách ly, nhốt riêng để có chế độ
chăm sóc, chữa trị cho đến lúc khỏi bệnh hoàn toàn. Khẩu phần ăn thay đổi phù
hợp với thể trạng của lợn bệnh. Những con khỏe mạnh cịn lại cho uống kháng
sinh tồn đàn, bổ sung điện giải, men nhằm tăng cường sức đề kháng.
* Các quy trình khác
- Phát hiện lợn động dục
+ Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện
kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.
+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào
khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.
+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch
tiết chảy ra trong, lỗng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.


14

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì cơng việc quan trọng quyết định đến
hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và khoảng
thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ).
+ Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Dẫn tinh quản, panh, bông thấm nước muối sinh lý.
+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng
tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh
dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.
+ Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng bông thấm nước
muối sinh lý sau đó lau khơ bằng khăn sạch.
+ Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:
Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng hay vuốt hai bên hông trong 5 phút.
Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.
Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng
hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho tinh
dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu
lại trong 5 phút.
Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng
lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.
+ Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái
được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau
khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai,
phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ
động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.
2.2.2. Chẩn đốn và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con tại
trại, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát những biểu hiện
của đàn lợn nái thông qua các bước sau:



15
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật
hàng ngày
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động
nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
* Kiểm tra thân nhiệt:
- Quan sát, cảm nhận bằng tay:
+ Trạng thái bình thường: tồn thân lợn nái có màu bình thường, khơng đỏ,
dùng mu bàn tay sờ khơng nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: tồn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran.
- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43oC
+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết
thang độ.
+ Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh
niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang
nhiệt kế.
+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40oC.
+ Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42oC.
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, khơng sưng, khơng
sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy
ra từ âm hộ, gốc đi có dính nhiều dịch viêm.
* Kiểm tra âm đạo:
- Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.
- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vơ trùng để kiểm tra.



16
+ Trạng thái bình thường: con vật khơng đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu
và mùi niêm dịch bình thường.
+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm
dịch đục, có mùi tanh, hơi.
* Kiểm tra nước tiểu:
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, khơng có mùi
tanh, hôi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh,
hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến
hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến
hành chẩn đốn lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng...từ đó có
các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.
2.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước
2.3.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về tính và thể vóc
- Sự thành thục về tính
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ có biểu hiện về tính dục.
Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng.
Theo Hồng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [21] cho biết thành thục về tính là
tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả
các bộ phận sinh dục như: buồng trứng, tử cung, âm đạo... đã phát triển hồn thiện
và có thể bắt đầu bước vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hồn
thiện bên trong thì ở bên ngoài các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc
có phản xạ về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục. Tuy nhiên, thành thục về
tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh
cũng như chăm sóc ni dưỡng.



17
+ Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Hầu hết
các giống lợn nội thì thành thục sớm hơn các giống lợn ngoại, những giống có tầm
vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [4], tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội
(Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg. Ở lợn nái lai
tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội)
động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại
động dục muộn hơn từ 6 - 8 tháng khi đạt 65 - 80 kg.
Tùy theo giống, điều kiện chăm sóc ni dưỡng và quản lý mà lợn có tuổi
động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5
tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi), các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace muộn
hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
+ Điều kiện chăm sóc, ni dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái.
Lợn được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng
thành thục sinh dục sớm hơn so với lợn được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn
có giá trị dinh dưỡng thấp.
Lợn nái được ni trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi
trung bình là 188,5 ngày (6 tháng tuổi) và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục
về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi).
+ Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc. Những
giống lợn ni ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về tính sớm
hơn những giống lợn ni ở vùng có khí hậu ơn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn nái hậu
bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ô chuồng của những con nái

hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng. Theo McIntosh G.


18
B (1996) [29], nếu cho lợn nái hậu bị tiếp xúc với đực 2 lần/ ngày, với thời gian
15 - 20 phút thì 83% lợn nái (ngồi 90 kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so
với mùa thu - đơng, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi
gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn
thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14
ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày
thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối cịn làm chậm tuổi thành thục
về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ
mỗi ngày.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm hơn
tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình
thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau nên cho gia
súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo giống.
Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới năng
suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng. Theo
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [4], không nên cho phối giống ở lần động dục
đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất
dinh dưỡng ni thai, trứng chưa chín một cách hồn chỉnh. Để đạt được hiệu quả
sinh sản tốt và duy trì con nái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi
mới cho phối giống.
- Sự thành thục về thể vóc
Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau
một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới
độ trưởng thành về thể vóc. Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [8], tuổi thành
thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hồn

chỉnh, tầm vóc ổn định. Đối với lợn nái nội thường phối giống lần đầu lúc 6 - 7
tháng tuổi khi khối lượng đạt 40 - 50 kg, đối với lợn nái ngoại lúc 8 - 9 tháng tuổi
khi khối lượng đạt 115 - 120 kg thì mới nên cho phối giống.


×