Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.68 KB, 140 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ VÂN HÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
CỦA CƠNG NHÂN LAO ĐỘNG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của cơng
nhân lao động các khu cơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Tất cả các nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề
được dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào. Các thơng tin trích dẫn trong trong
luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự
đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Lê Hữu Ảnh- là thầy giáo trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên Bộ mơn
Tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh đã giúp tơi hồn thành q trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:
Lãnh đạo các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo và cán bộ cơ quan
LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh.
-

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Ban lãnh đạo, Ban Chấp hành Cơng đồn cơ sở và anh chị em cơng nhân lao
động ở các doanh nghiệp đã lựa chọn khảo sát trong luận văn này tại tỉnh Bắc Ninh.
-

Các bạn bè, đồng nghiệp.

Đã giúp tơi thu thập số liệu, đóng góp những ý kiến bổ ích cho sự thành cơng

của luận văn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Hà

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.1.

Phạm vi về nội dung................................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi về không gian............................................................................................... 4

1.4.3.

Phạm vi về thời gian................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa của cơng nhân lao động
trong các khu cơng nghiệp........................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5


2.1.1.

Các khái niệm.............................................................................................................. 5

2.1.2.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa ...................... 10

2.1.3.

Cơ sở pháp lý quy định vai trò của Cơng đồn trong việc chăm lo đời
sống văn hóa của công nhân lao động................................................................... 12

2.1.4.

Nội dung nâng cao đời sống văn hóa của cơng nhân lao động......................... 14

2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của cơng nhân lao động .............24

2.2.1.

Quản lý nhà nước...................................................................................................... 24

2.2.2.

Người sử dụng lao động.......................................................................................... 25


2.2.3.

Người lao động.......................................................................................................... 25

2.3.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 26

iii


2.3.1.

Đời sống văn hóa của cơng nhân lao động một số nước trên thế giới .............26

2.3.2.

Đời sống văn hóa của công nhân lao động ở một số tỉnh, thành phố
trong nước.................................................................................................................. 31

2.4.

Bài học kinh nghiệm cho nâng cao đời sống văn hóa của cơng nhân lao
động các khu cơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh............................................................. 35

phần 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................ 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 37


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 37

3.1.2.

Tình hình kinh tế- xã hội......................................................................................... 38

3.1.3.

Đặc điểm các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh................................................. 40

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 44

3.2.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu............................................................................ 45

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................................. 46
4.1.


Thực trạng chung các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh...................................... 46

4.1.1.

Khái quát thực trạng của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp
tỉnh Bắc Ninh............................................................................................................ 46

4.1.2.

Khái quát thực trạng công nhân lao động trong các khu công nghiệp .............47

4.2.

Thực trạng đời sống văn hóa của cơng nhân lao động trong các khu cơng

nghiệp Bắc Ninh....................................................................................................... 48
4.2.1.

Thực trạng đời sống vật chất của công nhân lao động....................................... 48

4.2.2.

Thực trạng nhà trẻ, mẫu giáo, trường học của con công nhân lao động các

khu công nghiệp....................................................................................................... 59
4.2.3.

Thực trạng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cho người


lao động trong các khu công nghiệp...................................................................... 61
4.2.4.

Thực trạng quan hệ lao động các doanh nghiệp trong các Khu công
nghiệp Bắc Ninh....................................................................................................... 64

4.2.5.

Thực trạng hoạt động của Cơng đồn trong việc nâng cao đời sống văn
hóa của công nhân lao động................................................................................... 66

4.2.6.

Thực trạng sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của cơng nhân
lao động...................................................................................................................... 69

iv


4.2.7.

Đánh giá chung......................................................................................................... 70

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của cơng nhân lao động .............72

4.3.1.

Quản lý Nhà nước..................................................................................................... 72


4.3.2.

Người sử dụng lao động.......................................................................................... 73

4.3.3.

Người lao động.......................................................................................................... 75

4.4.

Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của cơng nhân lao động trong các
khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.............................................................................. 76

4.4.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp......................................................................................... 76

4.4.2.

Các giải pháp cụ thể................................................................................................. 78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................................ 96
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 98


Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 101
Phụ lục..................................................................................................................................... 104

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

CĐCS


Cơng đồn cơ sở

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa

CNLĐ

Cơng nhân lao động

ĐSVH

Đời sống văn hóa

GCCN

Giai cấp cơng nhân

KCN

Khu công nghiệp

NLĐ

NLĐ

NSDLĐ

NSDLĐ


QHLĐ

Quan hệ lao động

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Các đối tượng tiến

Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp và công nhân lao động trong các khu công

nghiệp trên địa bàn
Bảng 4.2.

Cơ cấu doanh nghiệ

Bảng 4.3.

Số lượng và cơ cấu

Bảng 4.4.

Số lượng và cơ cấu

Bảng 4.5.

Quy định mức lươn


2013- 2017............
Bảng 4.6.

Tiền lương bình quâ

Bảng 4.7.

Mức chênh lệch về

nghiệp ...................
Bảng 4.8.

Mức độ hài lòng củ

Bảng 4.9.

Thực trạng nhà ở v

khu công nghiệp ...
Bảng 4.10. Công nhân lao động được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệ
Bảng 4.11. Công nhân lao động được tư vấn pháp luật ................................................
Bảng 4.12. Số vụ tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013 đến 6

tháng năm 2017 ....
Bảng 4.13. Đánh giá về chất lượng nhà trẻ, mẫu giáo của con công nhân lao động

các khu công nghiệ

Bảng 4.14. Dân số và lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh ..............................................
Bảng 4.15 Tổng hợp ý kiến khảo sát về nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng

nghề nghiệp ..........
Bảng 4.16. Tình hình đình cơng ở Bắc Ninh phân theo loại hình doanh nghiệp từ

năm 2013 đến năm
Bảng 4.17. Hoạt động tuyên truyền của Cơng đồn các khu cơng nghiệp .....................
Bảng 4.18. Cơng đồn cơ sở và công nhân lao động tham gia các hội thi văn nghệ

- thể thao ...............

vii


Bảng 4.19. Ý kiến về vai trò của tổ chức Cơng đồn trong việc xây dựng đời sống
văn hóa của công nhân lao động

68

Bảng 4.20. Ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động về một số nội
dung liên quan 74
Bảng 4.21. Ý kiến của người lao động về nội dung liên quan đến quan hệ lao
động ( n = 300) 75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Vân Hà

Tên luận văn: Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động các khu
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về ĐSVH của CNLĐ trong
các KCN tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây để đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao ĐSVH cho CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn chủ yếu là phương pháp nghiên
cứu kinh tế gồm thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp, tổng hợp và phân tích thơng tin,
xây dựng chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Các thông tin được xử lý bằng phần mềm vi tính hỗ trợ, đảm bảo mức độ tin cậy của
các kết quả nghiên cứu ĐSVH của CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về ĐSVH
của CNLĐ; đồng thời đánh giá thực trạng ĐSVH của CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc
Ninh những năm gần đây; mặt khác đề tài đã đề cập và phân tích rất rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến ĐSVH của CNLĐ trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐSVH của CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã
đưa ra một số kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ĐSVH của CNLĐ tại
các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ hội nhập.

Thời gian từ năm 2013 đến năm 2017, lực lượng CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc
Ninh tăng nhanh mạnh mẽ, tuy nhiên điều kiện sống và làm việc của CNLĐ cịn nhiều
khó khăn, thiếu thốn, tiền lương của CNLĐ không đủ sống, hơn 70% CNLĐ là người
nhập cư đến từ các địa phương khác trong cả nước, họ phải sống xa gia đình, đã làm

phát sinh nhiều khoản chi phí như thuê nhà ở, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc...
nên hầu hết NLĐ trong các KCN khơng có tích lũy.
CNLĐ tăng ca mỗi ngày từ 02 đến 04 giờ nên họ khơng cịn thời gian nghỉ ngơi,
học tập nâng cao trình độ, cập nhật các thơng tin văn hóa, thời sự, khơng có thời gian
tham gia các hoạt động giải trí, khơng được tiếp cận với các phương tiện thông tin
truyền thông... dẫn đến ĐSVH của CNLĐ còn nghèo nàn...

ix


Lực lượng CNLĐ đơng đảo, với trình độ, năng lực và các sản phẩm được tạo ra
từ bàn tay và khối óc của NLĐ đã góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát
triển, hiện đại, đưa tỉnh Bắc Ninh nằm trong nhóm những tỉnh phát triển kinh tế nhất
trong khu vực phía bắc; tuy nhiên mức độ quan tâm, đầu tư đến ĐSVH của CNLĐ nói
chung và CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh nói riêng cịn nhiều hạn chế...

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Van Ha
Title: The solutionstoenhancecultural life of workers in industrial zones- A case study
in BacNinhprovince
Major: Business Management

Major code: 8340101

Educational institution: Vietnam National University of
Agriculture 1. Research Objectives
Based on the theoretical and practical research on cultural life of workers to

propose some main solutions to improve the workers’ cultural life in industrial zones
in BacNinh province.
2. Research methodology
-

Data collection: Primary data and secondary data.

-

Data analysis: statistical descriptiveanalysis and comparative analysis.

3. Main results and conclusions
This thesis has contributed to the basic theoretical and practical issues on
workers’ cultural life as well as estimated the situation of workers in industrial zones;
the thesis also has found out the factors affecting the quality of workers’ cultural life in
industrial zones in BacNinh province.
Based on the assessment of the real situation of workers’ cultural life; the
research has made some suggestions to improve quality of workers’ cultural lifein
industrial zones in BacNinh province in term of international integration.
From 2013 to 2017, the worker force in industrial zones in BacNinh province
has increased sharply; however, living and working conditions of workers faced with
number of difficulties. More than 70% of workers are immigrants from other regions
in the country, they have to live far away from their families, causing many expenses
such as renting house, transportation, communication and so on. Most of workers in
the industrial zones cannot save money for future.
Workers take overtime work from 2-4 hours/day so they do not have enough
time for leisure, improving their knowledge as well as update social-economic
information. They do not have time for joining social activities; thus, they lack of
ability to make up their cultural life.


xi


The worker force with their qualifications and capacities have contributed to the
development of BacNinh province. However the local government’s attention of caring
and investment on worker force as well as worker force in industrial zone is limited.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập
kinh tế quốc tế là sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của các Khu công
nghiệp (KCN). Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã
thể hiện rõ vai trò, hiệu quả của mơ hình sản xuất cơng nghiệp mang tính đột phá
trong thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH).
Bên cạnh sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh, là sự tăng nhanh của
đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ). CNLĐ ngày càng đa dạng về cơ cấu, chất
lượng ngày càng được nâng lên. Năm 2010 số CNLĐ làm việc trong các KCN tỉnh
Bắc Ninh là 51.176 người, trong đó CNLĐ ngoại tỉnh là 28.645 người. Đến cuối
năm 2017 số CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh lên đến 284.470 CNLĐ, trong
đó CNLĐ ngoại tỉnh 209.552 người, chiếm 73,7%, CNLĐ là nữ 186.112 người,
chiếm 65,4% (Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, 2017).
Trong các KCN, điều kiện sống và làm việc của CNLĐ còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn; mặc dù mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ điều chỉnh tăng hàng
năm, song do giá cả thị trường thiếu ổn định, đa số CNLĐ phải sống xa gia đình,
đã làm phát sinh nhiều khoản chi phí như: thuê nhà ở, phương tiện đi lại, thơng tin

liên lạc... với mức thu nhập bình qn từ 5.700.000 đồng/người/tháng (Ban quản
lý các KCN Bắc Ninh, 2017) thì tiền lương của NLĐ (NLĐ) mới đáp ứng được
72% nhu cầu mức sống tối thiểu (Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, 2016).
Do thu nhập thấp, đời sống của CNLĐ cịn gặp nhiều khó khăn, đa số CNLĐ
trong các KCN thường xuyên làm tăng ca, làm thêm giờ để tăng thu nhập trang trải
cuộc sống hàng ngày. Thời gian làm việc của CNLĐ mỗi ngày lên đến từ 10 đến
12 tiếng, họ khơng cịn thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ, cập nhật các
thơng tin văn hóa, thời sự, khơng có thời gian tham gia các hoạt động giải trí,
khơng được tiếp cận với các phương tiện thơng tin truyền thơng... dẫn đến đời
sống văn hóa (ĐSVH) của CNLĐ còn nghèo nàn.
ĐSVH là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của mỗi cá
nhân, góp phần tạo nên diện mạo văn hố cá nhân và là một trong những

1


thước đo lối sống của con người. Nếu ĐSVH không được đáp ứng thoả đáng, lối
sống của con người có nguy cơ bị tụt hậu. Do đó nâng cao ĐSVH của CNLĐ các
KCN trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực
tiễn.
Hiện nay, ĐSVH của CNLĐ trong các KCN còn hạn chế, chưa có một cơng
trình khoa học nào nghiên cứu về ĐSVH của CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh.
Trong khi đó, CNLĐ là lực lượng quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước; bên cạnh đó đa phần tuổi của CNLĐ trong các KCN còn trẻ, là
đối tượng có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn hóa cao, trong khi các khu
thiết chế văn hố mang tính cộng đồng phục vụ CNLĐ ở KCN hầu như chưa có;
khả năng đáp ứng các nhu cầu trong ĐSVH của CNLĐ thấp. Nếu khơng kịp thời
có những định hướng đúng đắn về ĐSVH cho CNLĐ sẽ xuất hiện những lối văn
hóa lệch chuẩn, thiếu lành mạnh, làm tổn hại đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu
đến hình ảnh CNLĐ Việt Nam trên trường quốc tế.

Chính vì vậy, nâng cao ĐSVH cho CNLĐ là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu
dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Cơng đồn,
doanh nghiệp và CNLĐ. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần
thứ 18 tiếp tục khẳng định: “…Xây dựng mơ hình Khu cơng nghiệp thân thiện với
mơi trường trong đó nhiều doanh nghiệp đạt chuẩn ISO 14000, công nghệ hiện đại,
cảnh quan xanh, sạch đẹp, đồng bộ với quy hoạch đô thị, khu dân cư, dịch vụ; hình
thành và kết nối đơ thị cơng nghiệp, khu đào tạo, nghiên cứu, xây dựng thương
hiệu các Khu công nghiệp…”; Đồng thời, với định hướng trở thành đô thị loại I
vào năm 2020 và phấn đấu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương vào năm 2022, vị thế và vai trò của Bắc Ninh sẽ có nhiều thay đổi, trở
thành trung tâm kinh tế với nền tảng là kinh tế đô thị và sản xuất công nghiệp gắn
kết chặt chẽ với không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội. Một trong những giải
pháp quan trọng, có tính chất quyết định để đẩy nhanh q trình CNH, HĐH tỉnh
Bắc Ninh, đó là xây dựng và phát triển bền vững các KCN Bắc Ninh.
Thực trạng ĐSVH của CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh ra sao? Giải pháp nào
để nâng cao ĐSVH cho CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh? Đây là vấn đề thực tiễn
cấp bách cần được quan tâm và có giải pháp cụ thể nhằm góp phần xây dựng
GCCN Việt Nam ngày càng lớn mạnh, để dù ở thời điểm lịch sử nào, GCCN vẫn
là giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, xuất phát từ thực

2


tiễn đó tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của cơng
nhân lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về ĐSVH của CNLĐ trong
các KCN tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây để đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nâng cao ĐSVH cho CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về ĐSVH của

CNLĐ;
-

Đánh giá thực trạng ĐSVH của CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh

những năm gần đây;
-

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ĐSVH của CNLĐ trong các KCN

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
-

Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao ĐSVH của CNLĐ tại

các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ hội nhập.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nâng cao ĐSVH của CNLĐ tại các
KCN tỉnh Bắc Ninh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng về ĐSVH của
CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là hồn thiện các chính sách nâng cao
đời sống vật chất cho công nhân lao động và tăng cường vai trị quản lý của Nhà
nước; Xây dựng và hồn thiện chính sách về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con công

nhân lao động; Coi trọng công tác giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ học vấn
và kỹ năng nghề nghiệp; Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh
nghiệp; Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Cơng đồn; Nâng cao số lượng
và chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho NLĐ.

3


1.4.2. Phạm vi về không gian
Luận văn tập trung phân tích ĐSVH của CNLĐ trong các KCN tỉnh Bắc
Ninh (chủ yếu là KCN Quế Võ; KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn và
KCN VSIP).
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Luận văn nghiên cứu về ĐSVH CNLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2013- 2017. Các giải pháp đề xuất đến 2025.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
CỦA CƠNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Đời sống văn hoá
Theo quan điểm của các học giả Trung Quốc, điển hình là hai nhà nghiên cứu
Triệu Văn Trường và Dương Lập Hoa (2009) trong cơng trình nghiên cứu “Văn
hóa cơng nhân Trung Quốc đương đại và thúc đẩy tối đa hóa lợi ích của cơng
nhân” thì ĐSVH của công nhân Trung Quốc ngày nay được biểu hiện bằng những
hoạt động nhằm hiện thực hóa "niềm tin cơ bản, tiêu chuẩn giá trị và quy phạm
hành vi theo hướng tự lập, tự cường và tự bảo vệ quyền lợi" (gọi tắt là "tam tự").

Tại Việt Nam, thuật ngữ “đời sống văn hóa” đã có từ lâu và được sử dụng
khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học cũng như trong các văn kiện của Đảng,
trên các phương tiện truyền thông. Nhưng hiện nay nghiên cứu về ĐSVH ở nước
ta thường được dựa trên một số quan điểm của một số tác giả sau:
Trước tiên phải nhắc đến tư tưởng của Hồ Chí Minh- Người đã đúc kết quan
điểm của mình về văn hố cũng như ĐSVH; Năm 1947, với bút danh Tân Sinh, Hồ
Chí Minh đã viết trong cuốn Đời sống mới: “Làm thế nào cho đời sống của dân ta
vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích đời sống
mới” (Trường Cán bộ Quản lý văn hóa, thể thao và du lịch, 2015). Hồ Chí Minh
ln coi ĐSVH gồm hai lĩnh vực vật chất và tinh thần và dù nói, viết hay khi hành
động, Người đều coi trọng cả hai lĩnh vực này, coi đây là mục đích cuối cùng của
việc xây dựng đời sống mới làm cho dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần
được vui tươi, lành mạnh hơn.
Từ những nghiên cứu, đúc kết của bản thân tác giả N.H.T cho rằng: "Đời
sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh động của các hoạt
động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo sản phẩm
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất
định nhằm không ngừng tác động biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi
mới nâng cao chất lượng sống của chính con người” (Trường Cán bộ Quản lý văn
hóa, thể thao và du lịch, 2015).

5


Năm 2007, cuốn “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng” tác giả đã
đưa khái niệm: “Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm
tổng thể những yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác động qua
lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng
đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người” (Đỗ Đình Hãng,
2007).

Như vậy, có thể thấy ĐSVH tồn tại trong mọi hoạt động sống của con người.
ĐSVH bao trùm để chỉ giá trị của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con
người; thiếu đi ý nghĩa văn hóa đời sống của con người chỉ là một chuỗi các hoạt
động hướng tới những nhu cầu bản năng.
Trong cơng trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước về “Xây dựng con
người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”
của Nguyễn Văn Nhật (2010) tác giả đưa ra khái niệm ĐSVH theo cả nghĩa rộng
và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: “Đời sống văn hóa là tồn bộ những hoạt động sinh sống có
ý thức của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã hội từ nhỏ đến lớn.
Trong quá trình hấp thu và sáng tạo các giá trị vật chất và giá trị tinh thần theo
hướng chân, thiện, mỹ nhằm thích ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội, mà
trung tâm là sự tồn tại và phát triển của chính con người”
Theo nghĩa hẹp: ĐSVH thường được dùng để chỉ đời sống tinh thần của con
người, phân biệt với đời sống vật chất. Song trên thực tế, đời sống tinh thần và đời
sống vật chất ln có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khơng có một đời sống tinh
thần nào mà lại thiếu những cơ sở vật chất nhất định.
Cũng theo Nguyễn Văn Nhật (2010), với nghĩa rộng của khái niệm ĐSVH thì
ĐSVH của CNLĐ bao gồm một phức thể những hoạt động cơ bản sau:
Thứ nhất là: Sản xuất và tái sản xuất ra bản thân đời sống vật chất của người
công nhân, thể hiện ở việc làm, thu nhập, tiền lương, điều kiện làm việc, nhà ở và
các nhu yếu phẩm khác (hay còn gọi là đời sống vật chất);
Thứ hai là: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học của con CNLĐ.
Thứ ba là: Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp;
Thứ tư là: Thực hiện định hướng giá trị đạo đức và chuẩn mực hành vi trong
lao động sản xuất và quan hệ con người tại nhà máy, xí nghiệp... (hay cịn gọi là
QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ trong doanh nghiệp).

6



Thứ năm là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các sinh hoạt chính trịxã hội của cộng đồng; (trong doanh nghiệp, Cơng đồn là tổ chức đại diện bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ).
Thứ sáu là: Các sinh hoạt thể thao, du lịch, văn hóa- nghệ thuật…
Như vậy, có rất nhiều những quan niệm của các nhà nghiên cứu khác về
ĐSVH, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở điểm ĐSVH bao gồm đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của con người.
Từ nghiên cứu về lý luận và những khái niệm khác nhau về ĐSVH, tác giả
đồng nhất quan điểm ĐSVH của CNLĐ trong các KCN theo khái niệm ĐSVH
theo nghĩa rộng của Nguyễn Văn Nhật, khái niệm đó phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu của đề tài và phù hợp với điều kiện thực tiễn về sự phát triển của giai cấp cơng
nhân hiện nay. Có nghĩa là ĐSVH của CNLĐ trong các KCN bao gồm 6 nội dung,
cụ thể: Đời sống vật chất của CNLĐ (bao gồm các yếu tố để đảm bảo NLĐ tồn tại
và đảm bảo cuộc sống tối thiểu của CNLĐ); đảm bảo nhà trẻ, mẫu giáo, trường
học của con CNLĐ; vấn đề nâng cao trình độ học vẫn và kỹ năng nghề nghiệp;
quan hệ lao động; vai trị của tổ chức Cơng đồn trong việc đại diện bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp chính đáng và các hoạt động thể thao, du lịch, văn hóa, nghệ
thuật.
Trong các KCN hiện nay, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của CNLĐ
cịn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn và chưa có chính sách đầy đủ để đảm bảo đời
sống cho họ; trong khi đó cơng nhân lại là giai cấp tiên tiến, là lực lượng chủ lực
để xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH. Nếu chỉ nghiên cứu đời sống vật
chất mà bỏ qua đời sống tinh thần của CNLĐ hoặc ngược lại thì chưa đầy đủ, chưa
thực sự đánh giá đầy đủ thực trạng ĐSVH của CNLĐ. Nghiên cứu ĐSVH của
CNLĐ trong các KCN sẽ góp phần quan trọng trong việc hệ thống hóa lý luận và
thực tiễn cơ bản từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao ĐSVH của
CNLĐ trong thời gian tới.
2.1.1.3. Công nhân lao động
Trên thế giới, khái niệm CNLĐ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
thơng qua các tiêu chí khác nhau về trình độ học vấn, văn hóa, mức thu nhập,

phong cách sống…

Anh, CNLĐ thường được xác định theo nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội,
giá trị văn hóa, thói quen sinh hoạt theo kiểu đẳng cấp xã hội truyền thống chứ
không theo tiêu chí nghề nghiệp hay trình độ học thức.

7



Mỹ, có xu hướng hiểu CNLĐ theo nghĩa tạo dựng qua thu nhập và tài sản
có được trong cơ chế thị trường.

Trung Quốc, khái niệm CNLĐ phổ biến là: “Là toàn thể NLĐ lấy thu nhập
bằng lương làm nguồn sống chủ yếu, bao gồm công nhân trong công xưởng, cán
bộ khoa học kỹ thuật (trong đó có cả giáo viên), nhân viên trong các ngành nghề
dịch vụ, cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng, Chính phủ cũng như nơng dân
vào thành phố làm thêm” (Lý Văn Khơn, Hồng Tăng Tiến, Hề Ái Bân, 2003).
Tại Việt Nam, khái niệm CNLĐ được nêu tại “Giai cấp công nhân Việt Nammấy vấn đề lý luận và thực tiễn” như sau: “… Là một tập đồn xã hội ổn định,
hình thành và phát triển cùng với cách mạng công nghiệp, với nhịp độ phát triển
của lực lượng sản xuất hiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng
sản xuất cơ bản, tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực
tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất vào cải
tạo các quan hệ xã hội, động lực chính của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghía xã hội” (Bùi Đình Bơn, 1999).
Tại Hội nghị Trung ương Sáu, khóa X Đảng ta xác định: “Giai cấp công nhân
Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những NLĐ
chân tay và trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh
và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng
nghiệp” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).

Từ những khái niệm đã nêu có thể thấy, CNLĐ Việt Nam là lực lượng rất
đông đảo, bao gồm đủ các tầng lớp, từ những người làm thuê đến những người làm
việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước.
Tại khoản 1, Điều 3, Bộ Luật Lao động, 2012: “NLĐ là người từ đủ 15 tuổi
trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ”.
Từ góc độ kinh tế học, CNLĐ là người trực tiếp cung cấp sức lao động- một
yếu tố đầu vào của sản xuất, cóvai trịquyếtđinḥ nhất trong viêcc̣taọra giátrị hàng
hóa vàdicḥ vụ, cũng làloaịhàng hóa đăcc̣biêṭcókhảnăng taọra giá tri c̣mới lớn hơn giá
tri củạ bản thân nó.
2.1.1.4. Khu cơng nghiệp
Tại Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định:

8


KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình
tự và thủ tục quy định của pháp luật (Chính phủ, 2008).
Các tiêu chí để hình thành một KCN bao gồm:
Thứ nhất, KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý,
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng
nghiệp.
Thứ hai, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh
sống, xây dựng theo quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.
Thứ ba, KCN phải do Chính phủ quyết định thành lập. Khi muốn hình thành
KCN đã có trong quy hoạch tổng thể thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập.
Như vậy, có thể hiểu KCN là một quần thể liên hoàn các nhà máy, xí nghiệp

xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ
tầng xã hội… để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động
theo một cơ cấu hợp lí các doanh nghiệp cơng nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ
nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất cơng nghiệp và kinh doanh.
2.1.1.5. Cơng đồn
Theo Điều 1, Luật Cơng đồn năm 2012: Cơng đồn là tổ chức chính trị- xã
hội rộng lớn của giai cấp cơng nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự
nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức,
công nhân và những NLĐ khác (sau đây gọi chung là NLĐ), cùng với cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội, tham gia
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Tổ chức Cơng đồn là một sự liên kết các thành viên, cho dù liên kết tạm thời
hay lâu dài, được hình thành chủ yếu xuất phát từ mục đích điều chỉnh các mối
quan hệ giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ hoặc giữa NLĐ và NSDLĐ.

9


Tính đại diện NLĐ của tổ chức Cơng đồn biểu hiện như sau:
Cơng đồn Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên hiệp Cơng đồn Thế
giới, được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện gia nhập của NLĐ, hoạt động theo
quy định của Pháp luật, có Điều lệ của tổ chức Cơng đồn và phù hợp với Cơng
ước quốc tế.
Cơng đồn ln có mối liên hệ, quan hệ tốt, chặt chẽ, thường xuyên với
NLĐ; được tập thể NLĐ trao quyền hoặc uỷ quyền trong QHLĐ; có trách nhiệm

lắng nghe, tập hợp và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, đoàn viên đến với
Đảng, Nhà nước; đại diện NLĐ đối thoại, thương lượng, thoả thuận, giám sát
NSDLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Trong QHLĐ tại doanh nghiệp, tổ chức Cơng đồn với NSDLĐ là mối quan
hệ của hai đại diện; trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh, làm cho QHLĐ hài hồ, ổn định, tiến bộ, góp phần để doanh nghiệp phát
triển; quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được bảo đảm. Cơng đồn vận
động NLĐ tích cực sản xuất, cơng tác với năng suất cao, chất lượng và hiệu quả,
làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Đối với Cơng đồn của tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Liên đòan Lao động (LĐLĐ)
tỉnh; LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, Cơng đồn ngành địa phương (gọi chung là
Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở); các Cơng đồn cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh;
các Cơng đồn cơ sở trực thuộc Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa
Sau 30 năm đất nước đổi mới, GCCN Việt Nam có bước phát triển vượt bậc
cả về số lượng và chất lượng, làm việc trong tất cả các ngành nghề, các thành phần
kinh tế, sử dụng và vận hành những công cụ, phương tiện sản xuất hiện đại nhất,
quyết định phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong
quá trình CNH- HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ CNLÐ nước ta đang
đứng trước những khó khăn, thách thức mới, đó là: Trình độ học vấn, chun mơn,
khả năng nghề nghiệp nhìn chung cịn thấp so với u cầu; thiếu lao động có trình
độ chun mơn cao, thiếu các chun gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân
lành nghề; ý thức học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghề
nghiệp nhìn chung khơng cao; ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, vai
trị làm chủ cịn hạn chế… Bên cạnh đó, những vấn đề bức xúc về nhà ở, việc làm,
đời sống vật chất, tinh thần cịn khó khăn.... Đây là

10



những thách thức lớn đối với GCCN nói riêng và đối với đất nước ta nói chung.
Để xứng đáng là lực lượng lãnh đạo, lực lượng cơ bản chủ yếu đi đầu trong
sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì việc xây dựng đội ngũ CNLĐ phát triển về số
lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị tư tưởng, có trình độ học vấn
cao, chun mơn nghiệp vụ giỏi, ý thức tuân thủ pháp luật nghiêm, được nâng cao
ĐSVH là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, CNLĐ
ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Xây dựng và phát huy vai trò của
GCCN trong thời kỳ hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng và
Nhà nước ta, trong đó xây dựng ĐSVH cho CNLĐ là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng và là vấn đề cấp thiết, bởi vì nó đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt không thể
thiếu được đối với con người.
Từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII đến Cương lĩnh bổ sung phát triển
năm 2011, các Nghị quyết Trung ương Sáu, Tám, Chín khóa XI và Hiến pháp năm
2013 đều xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển bền vững.
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã khẳng định: “Phải đưa văn hoá thâm
nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân, đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, mỗi cơ quan, trường học,
bệnh viện đều có đời sống văn hố” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998),
“ đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng ĐSVH lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá
đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp cư dân.
Đảng ta thường xuyên nhấn mạnh vai trò của cả hai động lực: kinh tế và tinh
thần đồng thời chỉ ra yêu cầu phải biết "kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh
thần”, vì cả sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển văn hóa- xã hội là động lực của
sự phát triển. Văn hóa cịn thể hiện ở khả năng điều tiết, điều chỉnh các khuynh
hướng, chiều hướng phát triển của xã hội và con người, hướng sự vận động tới cái
tích cực, tiến bộ, nhân văn và hạn chế những biểu hiện tiêu cực thoái hóa, biến
chất, đen tối… dẫn tới kìm hãm và thậm chí tàn phá, xuống cấp của một xã hội,
đặc biệt trong những điều kiện mới của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị

trường.
Trước sự tác động thường xuyên, phức tạp của cơ chế thị trường, tồn cầu
hóa, hội nhập quốc tế đến ĐSVH và con người Việt Nam, Đảng ta đã nhấn mạnh

11


u cầu xây dựng mơi trường văn hóa đồng bộ, lành mạnh phù hợp với bối cảnh,
điều kiện mới, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng mơi trường văn hóa trong hệ
thống chính trị, văn hóa trong cộng đồng, trong gia đình, đơn vị, doanh nghiệp
nhằm ni dưỡng, hồn thiện con người Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương lần thứ Chín, khóa XI của Đảng đã nêu quan điểm: “Phát triển văn hóa vì sự
hồn thiện nhân cách con người, xây dựng con người để thúc đẩy phát triển văn
hóa. Con người là chủ thể, là trung tâm của chiến lược phát triển. Xây dựng con
người có nhân cách, lối sống tốt đẹp là trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa,
mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người” (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2014).
2.1.3. Cơ sở pháp lý quy định vai trị của Cơng đồn trong việc chăm lo đời
sống văn hóa của cơng nhân lao động
Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Cơng đồn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và của
NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý
kinh tế- xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa
vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Về cơ chế thực hiện vai trò đại diện trực tiếp cho CNLĐ của Cơng đồn theo
quy định tại Điều 188 của Bộ luật Lao động năm 2012: Cơng đồn cơ sở thực hiện
vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên Cơng

đồn, NLĐ; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước
lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương,
quy chế thưởng, nội quy lao động, Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với
NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức.
Về vai trị đại diện NLĐ của Cơng đồn trong QHLĐ, Điều 7 của Bộ luật
Lao động năm 2012 quy định: Công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ tham gia cùng
với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến
bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.

12


×