Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

rung xa nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.09 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>RỪNG XÀ NU Nguyễn Trung Thành I. Hoàn cảnh ra đời 1. Hoàn cảnh chung Mùa hè năm 1965, Mĩ đổ bộ vào MN VN, khủng bố đẫm máu ptr cm nước ta. Đó là những năm tháng đau thương nhưng quật khởi hào hùng. Ông cũng như các nhà văn cùng thời của mình, muốn viết bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Vì vậy, sau khi viết tuỳ bút “Đường chúng ta đi” ông bắt tay vào viết truyện ngắn RXN. 2.Hoàn cảnh riêng Theo lời tâm sự của nhà văn, khi chuẩn bị cho số 2 tạp chí văn nghệ “Quân giải phóng miền trung2 bộ”. NTT định viết 1 truyện ngắn cđ ở Bắc Bộ. N0 ý định đó không thành vì nó làm thức dậy trong tác giả n ~ cảm xúc đã chín về thời kì ở Tây Nguyên. Thế là RXN, con người Tây Nguyên đã trải mình trên những trang văn hừng hực lửa của NTT. Như vậy theo lời của NTT thì sự ra đời của tác phẩm RXN bđ vs ngòi bút hầu như không hề tính trc, nó là 1 sự ngẫu nhiên và tình cờ. Lúc đầu tác phẩm được in trong tạp chí văn nghệ “Quân giải phóng miền Trung2 bộ” (T2/1965). Sau đó đc in trong tập truyện và kí “Trên quê hương nhũng anh hùng điện ngọc” II. Ý nghĩa nhan đề B1: Tên của 1 tác phẩm văn học có ý nghĩa đvs tác giả.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tác phẩm có tựa đề là RXN ko phải ngẫu nhiên vô tình mà là 1 dụng ý nghệ thuật bởi đvs mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn có tài, việc đạt tên cho đứa con tinh thần của mình là một việc hết sưc quan trọng bởi nó ghi dấu linh hồn, tư tưởng tác giả. B2: Vai trò của tên tác phẩm đvs người đọc Còn đvs người đọc, tên tác phẩm tựa như 1 lối mở hay 1 chiếc chìa khoá giúp người đọc chiếm lĩnh, khám phá lâu đài văn chương nghệ thuật. B3: Giả thiết những tên khác có thể đặt Đọc tp ta có thể thấy nhà văn có thể đặt tên cho tr.ng của mình là Tnú, làng Xô Man bởi tr.ng xoay quanh những con người ấy. Nếu đặt là Tnú, làng Xô Man thì hiệu quả của cách đặt tên ấy là hướng người đọc vào nv trung tâm của tp nhưng lại mất đi tính khái quát gợi mở_điều cốt yếu của một tp văn học. Vì vậy, nhà văn đặt tên là RXN vs ý nghĩa sâu sắc dưới đây B4: Giải thích ý nghĩa nhan đề RXN -. Nhà văn đặt tên cho tp của mình là RXN vs 1 hàm nghĩa sâu sa,. nó là h/ả gắn bó mật thiết và để lại những dấu ấn sâu đậm trong cđ viết văn của NTT. -. Trong tr.ng RXN không chỉ chạm khắc thành 1 bức tranh phong. cảnh có đg nét , màu sắc đặc trưng cho đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ mà nó còn làm nền cho câu chuyện bi tráng về Tnú. Vì vậy, xà nu mang ý nghĩa biêu tượng cho sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do, vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Nhan đề truyện là sự lựa chọn đặc sắc của NTT góp phần tạo nên chất sử thi anh hùng lấp lánh màu sắc sử thi cho thiên truyện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -. Xà nu là một loại cây rất đặc trưng của núi rừng Tây nguyên. hùng vĩ thơ mộng. “Ấy là loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại mà trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”. Đó là 1 phần của sự sống không thể thiếu cuar đồng bào dtộc Tây Nguyên. Bởi vậy nó tạo nên 1 không khí Tây Nguyên, chất Tây Nguyên độc đáo cho thiên truyện. B5: Đặt cho tác phẩm 1 nhan đề ý nghĩa như vậy chứng tỏ NTT là 1 nhà văn đầy tài năng và sáng tạo.. ĐỀ 2: Pt Tnú *. MB. -. Giới thiệu về mảnh đất Tây Nguyên vs những nét đặc trưng. -. Giới thiệu 2 chặng đường sáng tác của nhà văn thông qua 2 tp. tiêu biểu -. Định hướng vào yêu cầu đề thi. Tây nguyên! Mảnh hồn sông núi, nơi núi rừng hùng vĩ bí ẩn mà cũng rất đỗi thơ mộng vs những cánh chim chơ-rao rược rỡ sắc màu, vs âm thanh trầm hùng ngân vang của tiếng đàn tơ-rưng và âm hưởng của cồng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> chiêng. Đã đi vào đnc đứng lên của Ngyên Ngọc để làm nổi bật cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp, đến những năm chống Mĩ, mảnh đất cực tây của tổ quốc này lại một lân nữa khơi nguồn cảm hứng để nhà văn stác tr.ng RXN (1965) in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây là 1 trong những tr.ng xuất sắc về đề tài ctr cm bởi nó kết tinh được vẻ đẹp truyền thống của Tây nguyên anh hùng. Vẻ đẹp đó không chỉ thể hiện ở htg cây xà nu mà cồn ở nhân vật Tnú. Cuộc đời và số phận của anh tiêu biểu cho sức sống của con người Tây Nguyên anh hùng đứng lên từ máu lửa giành quyền sống cho mình. * 1.. TB Nhận xét bút pháp XD nhân vật Tnú. Đọc tr.ng RXN của NTT ta dễ dàng nhận thấy Tnú là 1 nhân vật đươch nhà văn khắc hoạ = 1 ngòi bút sắc sảo giàu tính sử thi. Anh được nhà văn xây dựng như kiểu nhân vật sử thi, tức là nhân vật có đời tư nhưng nhà văn không xuất phát từ đời tư để mtả mà xuất phát từ vấn đề của cộng đồng để phản ánh cđ của Tnú. Vì vậy anh mang vẻ đẹp của cộng đồng Tây Nguyên và được tô đậm phẩm chất anh hùng . Điều này được thể hiện rất rõ qua 2 chặng đường đời của Tnú lúc còn nhỏ và khi trưởng thành. 2.. Tnú lúc còn nhỏ (tiêủ anh hùng) -. Than gia nuôi giấu cán bộ cm. -. Học chữ lấy đá đập vào đầu để tự trừng phạt tính hay quên. -. Khi bị địch bắt đã ắp tay vào bụng trả lời kiêu hãnh: cộng sản. ở đây => Tuổi thơ của một tiểu anh hùng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Theo cách mtả của nhà văn, lúc còn nhỏ Tnú không sống 1 tuổi thơ bình thường mà sống 1 tuổi thơ phi thường. Tuổi thơ đầy ắp những chiến công và kì tích tuổi thơ của 1 tiểu anh hùng  Điều đó đc thể hiện ở những chi tiết Tnú và Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cm. Đó là con đường máu lửa đầy hi sinh mất mát. Địch khủng bố dã man những người nuôi giấu cán bộ cm: anh Xút đã bị treo cổ ở gốc cây vả đầu làng. Lớp thanh niên bị lộ người già lại thay họ trên con đường ấy, lần này bà Nhan bị chúng chặt đầu. Đó chính là hành động man rợn cùa quân giặc nhằm khuất phục được tinh thần ý trí của người làng Xô Man. Nhưng Tnú và Mai không sợ vẫn quyết ra đi trên con đường ấy_con đường mà dân làng anh đã đi. Tnú đã trả lời anh Quyết 1 cách khẳng khái: Cụ Mết nói cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn. Mặc dù Tnú chỉ nhắc lại câu nói của cụ Mết nhưng qua đó ta thấy đc sự lựa chọn của anh. Đó là giữa sinh mệnh của cá nhân và vận mệnh của dân tộc, số phận của cán bộ, Tnú đã quên mình cho cái chung ấy. Như vậy Tnú không chỉ là cậu bé gan góc dũng cảm mà còn là người sống có lí tưởng yêu nc và tinh thần cm.  Người anh hùng nhỏ tuổi Tnú không sống 1 cuộc đời bình thường vì ngay từ việc bt nhất là học chữ Tnú cũng học 1 cách phi thường. Để trừng trị tính hay quên, Tnú đã lấy đá đập vào đầu khiến cho máu chảy ròng2_một chi tiết rất NTT. Ông luôn đẩy cái bt thành cái phi thường để dtả vẻ đẹp cao cả của chủ nghĩa anh hùng cm VN trong những năm chống Mĩ.  Vẻ đẹp anh hùng của Tnú còn đc thể hiện ở chi tiết đi liên lạc tiếp tế cho cm, Tnú đã “xé rừng mà đi”, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, cưỡi thác băng2 như con cá kình… Tất cả những câu văn giàu h/ả ấy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> cho ta thấy tính cách của Tnú vượt lên trên 1 đứa trẻ bt, Tnú chưa bao giờ làm xấu hổ dân làng Xô Man. Không may bị giặc bắt chúng tr tấn hỏi anh “cộng sản ở đâu?” Tnú trả lời = 1 ánh nhìn, giặc cởi trói cho Tnú để Tnú chỉ chỗ ở của Cộng Sản, Tnú để tay lên bụng mùnh trả lời đầy kiêu hãnh “ở đây này” và lưng Tnú lại hằn ngang những vết chém của quân thù… Đó là tính cách của người anh hùng “uy vũ bất năng khuất”. 3.. Lúc trưởng thành (đại anh hùng). a. Khái quát vẻ đẹp vóc dáng và tính cách lúc trưởng thành  Vóc dáng:.  Dòng máu anh hùng  Tay khoẻ chắc như lim  Bộ ngực rộng rãi chứa đầy sức mạnh  Tính cách, phẩm chất: thừa gan góc, thừa bướng bỉnh, thừa tự trọng và anh trở thành nỗi lo sợ của quân giặc..  Càng lớn, Tnú càng mang vẻ đẹp truyền thống của con người Tây Nguyên anh hùng. Anh cường tráng như 1 thân cây xà nu lớn nồng căng sự sống vs 2 cánh tay chắc khoẻ như lim. Chứa đầy trong bộ ngực rộng rãi của anh lầ sức mạnh mênh mông man dại của đại ngàn Tây Nguyên. Chảy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của xứ sở Tây Nguyên truyền lại từ thời Đăm Săn, Xinh Nhã. Tnú thừa gan góc, thừa bướng bỉnh, thừa sự kiêu hãnh, giàu lòng tự trọng. Dưới ngòi bút của nhà văn Tnú lúc trưởng thành mang dáng đấp của những chàng trai anh hùng trong sử thi huyền thoại ở Tây Nguyên. Anh trở thành chỉ huy đội du kích khiến bọn thằng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Dục lồng lộn gào thét “con cọp đó mà không giết sớm nó làm loạn núi rừng này rồi!” Tnú đã trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh của quân giặc. b. Mối tình của Tnú và Mai.  Đẹp như ánh trăng rằm trên đỉnh núi Ngọc Linh  Kẻ thù đã phá vỡ tất cả bằng những triết lí hèn hạ  Đoạn văn mtả cảnh Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn rất đặc sắc.  Ban đầu: Tnú nấp sau cây vả, mắt là 2 cục lửa lớn_lấy Tổ quốc làm trọng: Vẻ đẹp của người anh hùng phi thường.  Sau đó Tnú ra cứu vợ con: Vẻ đẹp của người chồng, người cha đời thường  Nhà văn đã mtả câu truyện tình đượm màu bi tráng của Tnú và Mai. Tình yên của họ đẹp như ánh trăng rằm trên đỉnh núi Ngọc Linh. Mai hạ sinh cho Tnú 1 đứa con hứa hẹn 1 tương lai hạnh phúc. Nhưng kẻ thù đã phá vỡ tất cả vs những triết lí hèn hạ “bắt con cọp cái, cọp con tất cọp đực sẽ ra”  Chúng tra tấn dã man mẹ con Mai, Tnú nấp sau cây vả nghiến răng xé buét dứt hàng chục trái vả mà không hay. Đôi mắt anh lúc bấy giờ là 2 cục lửa lớn căm thù và đốt cháy trong 2 con mắt. Nhưng Tnú không ra cứa vợ con bởi anh hiểu sứ mệnh của người tham gia cm: lấy Tổ quốc làm trọng, đặt sự nghiệp cm lên trên hết. Đó là vẻ đẹp của người anh hùng phi thường.  Nhưng khi chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn tàn bạo, đứa bé khóc ré lên 1 tiếng rồi im bạch. Tình cảm của người chồng, người cha đã.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> lấn át ý trí tỉnh táo. Tnú xông ra xô ngã tên giặc che chở cho mẹ con Mai. Đó là vẻ đẹp của người chồng, người cha đời thường.  Như vậy nhà văn đã thấy trong Tnú tồn tại 2 con người. Đó là 1 sự kết hợp tuyệt đẹp giữa người anh hùng phi thường và người chồng, người cha đời thường. Đây chính là nét khác biệt của người anh hùng hiện đaih vs người anh hùng trong văn học cổ..  Hình tượng bàn tay Tnú bốc cháy  Nhận xét: không dễ sinh ra 2 lần trong 1 đời văn.  Ý nghĩa: . Tố cáo. . Khí phách anh hùng. . Triết lí và cũng là con đường đtr của nhân dân. Tây Nguyên Mặc dù ở Tnú hội tụ rất nhiều nguồn sức mạnh nhưng anh vẫn không cứu được vợ con còn bản thân thì bị giặc bắt. Chúng dùng nhựa xà nu tẩm vào giẻ quấn vào 10 đầu ngón tay của Tnú châm lửa đốt: “1 ngón tay Tnú bốc cháy, 2 ngón, 3 ngón… không gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh, 10 ngón tay đã trở thành 10 ngọn đuốc”.  Đây là h/ả đầy sáng tạo không dễ sinh ra 2 lần trong 1 đời văn.  H/ả bàn tay Tnú bốc cháy, nó tố cáo tội ác dã man của quân giặc chúng đã dùng nhựa xà nu mà đvs Tnú cái thứ nhựa thật hiền lành ngọt ngào như nắng đọng quê hương ấy vậy mà chúng dùng để đốt tay Tnú, đốt vào 10 đầu dây thần kinh nhạy bén của con người..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Nhưng đồng thời h/ả này cũng cho người đọc thấy được long dũng cảm của Tnú đvs cm. Lửa có thể cháy ở 10 đầu ngón tay nhưng nó không thể thiêu cháy được ý chí căm thù của Tnú. Anh tuyệt đối trung thành vs cm. Tnú không cảm thấy lửa ở 10 đầu ngón tay mà như ở trong bụng trong lồng ngực. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi răng anh cắn nát mối anh rồi. Và trong hoàn cảnh ấy Tnú vẫn không quên lời anh Quyết “người cộng sản không thèm kêu van” đến khi anh thét lên 1 tiếng dữ dội “Giết, giết” thì cũng là lúc nhà Ưng rào2 chuyển động xen lẫn tiếng hô của cụ Mết “Chém, chém hết”. Trong truyện cụ Mết đã nhiều lần nói “Tnú không cứu được mẹ con Mai… trong tay mày chỉ có 2 bàn tay trắng. tao cũng không ra cứu mày vì tao cũng chỉ có 2 bàn tay không”; và chỉ khi dân làng mài vũ khíchống giặc, cụ Mết chỉ huy đội du kích tiêu diệt lũ ác ôn thì ngọn lửa tên tay Tnú mới được dập tắt.  Từ đây bật ra 1 ý nghĩa thâm trầm: khi Tnú chỉ có 1 mình tay không thì ngay cả thứ nhựa xà nu thân thiết cũng trở thành ngọn lửa huỷ diệt “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo” lấy vũ khí để chống lại vũ khí. Đời Tnú là một bằng chứng cho quy luật nghiệt ngã đó và cũng từ đây ta nhận ra được con đường đtr của nd Tây Nguyên. Bởi vậy Tnú là biểu tượng điển hình cho con đường đtr cm của nd Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lý của thời đại đánh Mĩ. Phải dùng bạo lực cm để chống lại bạo lực phản cm. Đó là con đường tất yếu dẫn đến thành công. c. Hình tượng đôi bàn tay Tnú.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Ý nghĩa đôi bàn tay con người Ở nhân vật Tnú, hình tượng bàn tay được nhà văn láy đi láy lại nhiều lần, gửi gắm bao ý tưởng nghệ thuật sâu sa. Không phải ngẫu nhiên mà NTT lại đậm tô bàn tay của Tnú. Bởi đôi bàn tay có 1 vai trò đặc biệt đvs con người. nhìn vào đôi bàn tay của một con người ta tạm đoán được số phận của con người ấy và lai lịch miền quê ấy. Người xưa cũng khẳng định vai trò của đôi bàn tay “Giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay”. Còn nhà thơ Hoàng Trung Thông thì khẳng định “Bàn tay ta làm nên tất cả”. Có bàn tay trai sần gân guốc của người cầm cày, cầm cuốc lam lũ quanh năm, có bàn tay thon thả dáng ngà, bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa, có bàn tay bụ bẫm xoè ra như hoa 5 cánh của trẻ thơ… Nói đến hình tượng đôi bàn tay gợi cho ta nhớ đến hìmh tượng bàn tay người đàn bà thời chiến quốc dã man: thái tử Yên Đan đã chặt đứt đôi bàn tay của người tài nữ gẩy đàn để dang lên Kinh Khang đáp lại cái ân tình giúp mình tranh bá đồ vương. Yên Đan đã cho đi cái không thể cho được … còn ở tp này là hình tượng đôi bàn tay Tnú. * Ý nghĩa:  Bàn tay tín nghiã trung thành (ắp tay vào bụng, cầm phấn, cầm đá)// Bàn tay yêu thương (che chở cho mẹ con Mai)// Bàn tay tố cáo tội ác (rực cháy thành 10 ngọn đuốc).  Bàn tay chứng tích tội ác (cụt 1 đốt)// Bàn tay quả cảm (xiết cổ thằng giặc)_Bàn tay chiến thắng (chứa đựng chân lí thời đại) Bàn tay ấy cũng có 1 cđ, ban đầu nó hiện lên như 1 btg của con người sống ngoan cường, trung thực, tình nghĩa. Đấy là lúc Tnú cầm đá đập vào đầu đê hộc chư Bác Hồ. Và là lúc Tnú ắp tay vào bụng kiêu hãnh trả lời lũ giặc.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> “cộng sản ở đây” thể hiện 1 con người tí nghĩa tuyệt đối trung thành vs cm. Bàn tay Tnú còn là bàn tay của con người giàu tình yêu thương. Đó là khi Tnú dắt tay Mai lên núi trông tỉa, là lúc cầm tay Mai, lúc xô ngã tên giặc ôm lấy mẹ con Mai. Bàn tay ấy rực cháy thành 10 ngọn đuốc lại là btg của tội ác quân thù và lòng căm thù tột độ. Khi bị cụt 1 đốt chỉ còn lại 2 đốt bàn tay ấy trở thành chứng tich tội ác quân thù. Nhưng bàn tay ấy không hề cam phận mà trở thành bàn tay quả báo. Trong cuộc đtr anh đã truy giặc đến tận vùng sào huỵêt vận lộn vs nó trong hầm sâu và xiết cổ thằng Dục (vs Tnú thằng giặc nào cũng là thằng Dục). Bàn tay Tnú đã trở thành bàn tay chiến thắng. Từ bàn tay đó ta nhận ra con đường đtr of nd Tây Nguyên: phải cầm vũ khí để chống lại vũ khí, chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo. Đó là chân lí của thời đại đánh Mĩ. 4.. Tnú còn là 1 con người giàu tình yêu thương mang tâm hồn trong sáng.. Đọc tr.ng RXN của NTT ta thấy tình yêu thương hay lòng căm thù của Tnú đều mang tính cách Tây Nguyên: dữ dội và mãnh liệt, trông sáng mà đằm sâu. . Với quê hương: Tnú lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của buôn. làng. Anh yêu tha thiết mảnh đất quê hương, yêu cánh rừng xà nu, thuộc từng con đường mòn, nhớ từng con suối nhỏ… Tnú yêu tha thiết những con người dân làng Xô Man, anh nhớ da diết tiếng chầy rộn rã chuyên cần của những cô gái, người đàn bà… Sau 3 năm trở về làng Tnú vẫn nhận ra sự thay đổi nhỏ nhất của mỗi người. . Với vợ con: Tnú là ngơừi bạn tình nghĩa của Mai khi còn nhỏ, là. người yêu chung thuỷ của Mai khi đã trưởng thành, là người chồng, người cha đầy trách nhiệm..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> . Với cách mạng: Anh tín nghĩa trung thành tuyệt đối và là người có. tinh thần trách nhiệm cao. Tham gia lực lượng vũ trang đánh Mĩ, Tnú rất nhớ quê hương nhưng anh chỉ về thăm quê khi được phép của cấp trên và anh cũng chỉ ở lại qhg rồi trở về đơn vị theo đúng qui định. Có thể nói vẻ đẹp tâm hồn và tấm lòng yêu thương của Tnú đc gói gọn trong lời nx của cụ Mết: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. 5.. Những nét nghệ thuật đặc sắc của nhà văn khi thể hiện nhân vật Tnú.  Truyện ngắn RXN của NTT mang đậm tính sử thi thể hiện đậm nét ở nhân vật Tnú.  Tnú điển hình cho tính cách của Tây Nguyên: trung thực, gan góc, dũng cảm, anh hùng, anh điển hìnhcho con đường đtr cm của nd Tây Nguyên:chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo  Để khắc hoạ hình tượng nhân vật Tnú, tác giả còn chú ý làm nổi bật ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn bộc trực, hành động quyết liệt, mạnh mẽ. Điều này rất phù hợp vs tính cách của 1 chàng trai Tây Nguyên  Qua ngòi bút mtả của NTT Tnú hiện lên vs sức mạnh, vs tư thế vững trãi như núi rừng Tây Nguyên  Htg tnú hiện lên qua lời kể của cụ Mết giống như lời kể khan-1 hình thức sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng, truyền thống của người Tây Nguyên (dưới mái nhà Ưng, bên bếp lửa bập bùng, trong không khí của 1 đêm thiêng liêng, những người dân bản nghe già làng kể…) lời kể của già làng mang tính chất lời kể khan, vang lên trầm hùng nghe như lời ls kể lại: “ngje rõ chưa, các con rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. sau này tau chết rồi,…fải càm jáo”..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Htg Tnú được hiện lên trong lời kể khan, anh mang vẻ đệp của những người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên. * KB Đọc tác fẩm RXN cta thực sự xúc động trc cảnh vật và con người Tây Nguyên. Chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn nữa những con người Tây nguyên anh hùng có tâm hồn trong sáng thuỷ chung. Có đc tình cảm đó 1 fần ko nhỏ là do cta tiếp nhận đc qua htg Tnú. Việc thể hiện số fận cđ Tnú để tái hiện ko khí hào hùng của 1 thời kì ls ctỏ NTT là 1 nhà văn tài năng và sáng tạo.. Đề 3: HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU 1. Vai trò của cây xà nu.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×