Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình đô thị bộ xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.88 KB, 143 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ĐÔ

THỊ BỘ XÂY DỰNG

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2018
Tác giả luận văn



Lê Thanh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện Luận văn tôi đã nhận được nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngồi trường.
Có được kết quả nghiên cứu này tơi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt TS. Nguyễn Quốc Chỉnh,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi về kiến thức cũng như phương pháp
nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn. Tơi xin chân thành cảm ơn.

Ngồi ra, cịn có sự quan tâm tạo điều kiện của các đồng chí trong Ban giám
hiệu trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị, sự tận tình cung cấp các thơng tin,
số liệu của các đơn vị phịng, ban trong Nhà trường. Tôi xin ghi nhận và cảm ơn
những sự giúp đỡ này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những người
thường xuyên hỏi thăm, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận
văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả
bạn bè.
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thanh Huyền

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ, hình.............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

1.4.

Câu hỏi và những đóng góp của đề tài.................................................................... 4

1.4.1.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 4

1.4.2.

Những đóng góp của đề tài........................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng ......................... 5

2.1.1.

Hoạt động đào tạo trong các Trường Cao đẳng...................................................... 5


2.1.2.

Cơ sở lý luận về Đào tạo.......................................................................................... 10

2.1.3.

Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo....................................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 32

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở một số quốc gia trên Thế
giới.............................................................................................................................. 32

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo ở một số
tỉnh của Việt Nam..................................................................................................... 36

2.2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan........................................................... 39

iii



2.2.4.

Bài học kinh nghiệm về đào tạo tại các trường cao đẳng ................................... 39

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................. 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 41

3.1.1.

Quá trình hình thành phát triển Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị
41

3.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Trường.......................................................................... 42

3.1.3.

Bộ máy tổ chức quản lý của Nhà trường............................................................... 44

3.1.4.

Ngành nghề đào tạo.................................................................................................. 46

3.1.5.

Tình hình lao động của Nhà trường....................................................................... 47


3.1.6.

Cơ sở vật chất và tài chính của Nhà trường.......................................................... 48

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 51

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 51

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 52

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 52

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu......................................................... 53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 54
4.1.

Thực trạng công tác đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng cơng trình đơ
thị trong thời gian vừa qua


54

4.1.1.

Các hệ đào tạo............................................................................................................ 54

4.1.2.

Quy mô đào tạo......................................................................................................... 55

4.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng công trình
đơ thị trong thời gian vừa quA 56

4.2.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá trong............................................. 56

4.2.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá ngoài............................................ 72

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường cao đẳng xây
dựng cơng trình đơ thị 77

4.3.1.


Cơng tác xác định nhu cầu đào tạo......................................................................... 77

4.3.2.

Chương trình đào tạo................................................................................................ 78

4.3.3.

Cơng tác tổ chức và quản lý đào tạo...................................................................... 82

4.3.4.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên...................................................................................... 85

4.4.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng xây dựng
cơng trình đơ thị trong thời gian tới

4.4.1.

88

Cơ sở khoa học.......................................................................................................... 88

iv


4.4.2.


Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trong thời gian tới ..............91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 104
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 104

5.2 .

Kiến nghị.................................................................................................................. 105

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 106
Phụ lục..................................................................................................................................... 108

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BXD - TCCB

Bộ Xây dựng – Tổ chức Cán bộ



Cao đẳng


CNKT

Công nhân kĩ thuật

CTĐT

Chương trình đào tạo

CT-TW

Chỉ thị - Trung ương

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH

Đại học

GDNN

Giáo dục Nghề nghiệp

GD–ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GV


Giáo viên

HSSV

Học sinh sinh viên

NQ

Nghị quyết



Quyết định

TTg

Thủ tướng

TN

Tốt nghiệp

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở


TW

Trung ương

TT-BLĐTBXH

Thông tư – Bộ Lao động thương binh xã hội

XDCT

Xây dựng chương trình

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tên nghề và quy mô

Bảng 3.2.

Số lượng cán bộ viê

Bảng 3.3.

Cơ sở vật chất của t

Bảng 4.1.


Quy mô đào tạo của

Bảng 4.2.

Kết quả triển khai v

2017.......................
Bảng 4.3.

Thực trạng HSSV h

Bảng 4.4.

Kết quả học tập của

Bảng 4.5.

Kết quả rèn luyện c

Bảng 4.6.

Kết quả tốt nghiệp c

Bảng 4.7.

Việc làm và thu nhậ

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả đ


Bảng 4.9.

Kế hoạch và kết quả

Bảng 4.10. Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo năm

2017.......................
Bảng 4.11. Đánh giá của HSSV về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực tế của

chương trình đào tạ
Bảng 4.12. Mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy và trình độ của đội ngũ

giảng viên, giáo viên
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả điều tra HSSV sau tốt nghiệp ........................................
Bảng 4.14. Kỹ năng sử dụng máy tính và ngoại ngữ (tiếng Anh) .................................
Bảng 4.15. Đánh giá chung của các đơn vị sử dụng lao động là HSSV của trường

đã tốt nghiệp năm 2
Bảng 4.16. Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo năm 2017 .......................................
Bảng 4.17. Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo năm

2017.......................
Bảng 4.18. Đánh giá của HSSV về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực tế của

chương trình đào tạ
Bảng 4.19. Mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy năm 2017 ............................
Bảng 4.20. Mức độ phù hợp của công tác tổ chức bộ máy đào tạo năm 2017 ...............

vii



Bảng 4.21. Đánh giá của HSSV về công tác bố trí mơn học được giảng dạy trong
năm học năm 2017

84

Bảng 4.22. Nguồn kinh phí của trường giai đoạn 2015 - 2017 ........................................ 85
Bảng 4.23. Tỷ lệ HSSV/GV qua 3 năm 2015 - 2017......................................................... 86
Bảng 4.24. Cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên, giáo viên trên 7 lĩnh vực ......87
Bảng 4.25. Tổng hợp những hạn chế về chất lượng đào tạo và nguyên nhân ................ 89

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa 6 nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo .............................. 12
Sơ đồ 2.2. Các căn cứ để xác định mục tiêu đào tạo.......................................................... 13
Sơ đồ 2.3. Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá....................................................... 16
Sơ đồ 2.4. Quan niệm chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối .............................. 20
Sơ đồ 2.5. Quan niệm về chất lượng trong và chất lượng ngoài...................................... 21
Sơ đồ 2.6. Chất lượng đào tạo................................................................................................ 22
Sơ đồ 2.7. Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo.................................................. 23
Sơ đồ 2.8. Mơ hình quản lý nâng cao chất lượng đào tạo................................................. 25
Sơ đồ 2.9.. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ................................................ 31
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị 44

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thanh Huyền
Tên luận văn: Nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Cơng
trình đơ thị - Bộ Xây dựng
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị trong thời
gian vừa qua. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
tại trường trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị; kết
hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra trực tiếp 67 cán bộ quản lý
và giảng viên của trường, 15 doanh nghiệp hiện đang sử dụng lao động tốt nghiệp từ
trường, 40 sinh viên đã tốt nghiệp năm 2017 và 91 sinh viên hiện đang theo học năm 2
tại trường nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu; đánh giá, nhận định về hoạt
động đào tạo và chất lượng đào tạo tại trườngtrong thời gian vừa qua. Nghiên cứu sử
dụng một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê
mơ tả, phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia và phương pháp thang đo Likert
nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luậnvà thực tiễn về đào tạo, chất
lượng đào tạo và hoạt động đào tạo trong các trường Cao đẳng. Nghiên cứu cho thấy, chất
lượng đào tạo của nhà trường trong những năm ngày càng được nâng cao; cơng tác đào
tạo phát triển mạnh, có nhiều đổi mới, đa dạng, linh hoạt ngành nghề đào tạo mang tính
truyền thống đặc thù. Nhà trường đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các đơn vị

trực thuộc như phịng, ban chức năng, khoa, bộ mơn chuyên môn, làm cho các hoạt động
luôn nhịp nhàng mang lại hiệu quả. Công tác xác định mục tiêu, xây dựng nội dung
chương trình đào tạo đã được đánh giá khá tốt, tương đối phù hợp với người học đảm bảo
cung cấp cho họ cả kiến thức chuyên môn và hướng dẫn kỹ năng thực hành; phương pháp
đào tạo cũng được quan tâm đổi mới. Công tác kiểm tra, đánh giá người học được tăng
cường. Đội ngũ giảng viên, giáo viên thường xuyên được cử đi học tập,

x


nâng cao trình độ chun mơn. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được tăng
cường đầu tư. Chất lượng HSSV ra trường được xã hội đánh giá cao, thậm chí được
tuyển dụng ngay từ khi cịn học tập tại trường, nhờ đó cơng tác đào tạo nguồn nhân
lực, đào tạo HSSV tại trường đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo tại trường vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định
như: Số lượng HSSV nhập học ngày càng giảm; Chất lượng học tập của HSSV ở mức
trung bình khá; Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm phù hợp với ngành nghề
đào tạo còn khiêm tốn, hoặc sinh viên có việc làm nhưng cần đào tạo lại khá lớn; Đội
ngũ giáo viên còn thiếu và chưa nhiều kinh nghiệm, nhiều giảng viên kiêm nhiệm
nhiều môn học; Chương trình đào tạo có cố gắng xong vẫn cịn nhiều bất cập; Chất
lượng của công tác tuyển sinh chưa thực sự hiệu quả...; ngồi ra, cịn có những ngun
nhân xuất phát từ bản thân người học và từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, tác giả có đề xuất với nhà
trường cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp sau: Đổi mới chương trình đào tạo, cơng
tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo; Phát triển đội ngũ giảng
viên, giáo viên và cán bộ quản lý; Giải pháp đối với người học; Thực hiện chuẩn hóa,
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học; Tăng cường hợp tác với các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động. Ngoài ra, nhà trường cần tiến hành thực
hiện đồng bộ một số giải pháp bổ trợ cho hoạt động đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng đào tạo của nhà trường, bao gồm các giải pháp về tiền lương, khoa học

công nghệ, phát triển công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế.

xi


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Le Thanh Huyen
Thesis Title: Analyzing of training at the College of Urban Works Construction Ministry of Construction
Major: Business Management

Code: 60340102

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Objectives of the study: Based on the study of the current situation and analyze
the factors affecting quality of training at the College of Urban Works Construction in
the past. From that, the study proposed solutions to improve quality of training at the
College of Urban Works Construction in the future.
Research Methodology: The study used secondary data collection method to
gather information on the status of quality of training at the College of Urban Works
Construction; Combining the primary data collection method through a direct field
survey of 67 managers and lecturers,15 enterprises currently are using students
graduated from the school, 40 students graduated in 2017 and 91 students currently
nd

enrolled in 2 yearto collect data for research; evaluation and assessment of training
activities and quality of training at the Collegein the past. The study used a number of
traditional data analysis methods such as descriptive statistical, comparative analysis
method, expert method and Likert scalemethod to clarify the research contents.
Main results and Conclusion

Thesis has systematized of theoretical and practical basis for training, quality of
training and training activities in colleges. The study shows that the quality of training
of the college in recent years has been improved; the training has developed strongly,
with many innovations, diversified and flexible traditional training trades. The college
has done a good job of directing the subordinate units such as functional departments,
faculties, making activities always rhythmically effective.Targeting and content
development of the training program has been evaluated quite well, relatively suitable
for learners to ensure that they provide both professional knowledge and practical
skills instruction; training methods are also interested in innovation. The evaluating
activities for learners are strengthened. Lecturers and teachers are regularly sent to
study and improve their professional qualifications. The system of teaching facilities is
intensified. The quality of graduates is highly appreciated by the society, even they are
recruited from the college. Therefore, the training of human resources and training of
students at the college have achieved certain effects.

xii


In addition, the quality of training at the school still has certain limitations such
as the number of admissions students are decreasing; the quality of the student's
education is moderate - quite; the rate of graduates who have jobs suitable for the
training industry is modest, or students have jobs but need to retrain quite large;
Teachers/lecturers lack and do not have much experience, many lecturers take part in
many subjects; the training program has been completed with many shortcomings; the
quality of enrollment is not really effective...; moreover, there are reasons from the
learners and from the State management agencies.
From that, suggesting some solutions to improve quality of training at the
College of Urban Works Construction in the future such as:Renovation of training
programs, recruitment and training, evaluation of training results; Developing
teachers/lecturers and managers; Solutions for learners; Implementing standardization,

strengthen facilities, teaching and learning facilities; Strengthen cooperation with
agencies, units and enterprises employing labor. Besides, the college should
implement some solutions to training activities to further improve the quality of the
school, including: Solutions on salary, science and technology, development of
information technology and international cooperation.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giáo dục nghề nghiệp có vai trị quan trọng trong đào tạo nhân lực trực tiếp
trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
(1)

trong quá trình hội nhập . Trong những năm qua, hệ thống các cơ sở dạy nghề, các
trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng đã có những bước phát triển cả về quy
mô, chất lượng đào tạo, sinh viên, học sinh ra trường có việc làm cao, từng bước đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,
đứng trước một thị trường lao động năng động và thay đổi nhanh chóng trong q
trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
vẫn còn sức ỳ, chưa thay đổi theo kịp với yêu cầu. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về
giáo dục nghề nghiệp cũng chưa thoát được tư duy bao cấp, kế hoạch hóa, chưa đủ sức
kiến tạo cho sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp.

Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội
khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm
2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới
căn bản, tồn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh
thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải

quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo
dục nghề nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với các nước
trong khu vực và quốc tế.
Với một số điểm mới như: Đổi mới về cấp trình độ đào tạo trong giáo dục
nghề nghiệp; đổi mới về tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới về tổ
chức, quản lý đào tạo; đổi mới về thời gian đào tạo; đổi mới về chương trình đào
tạo; đổi mới về danh hiệu đối với người học; đổi mới về chính sách đối với cơ sở
giáo dục nghề nghiệp; đổi mới về chính sách đối với người học; đổi mới về chính
sách đối với nhà giáo; đổi mới về chính sách đối với doanh nghiệp tham gia hoạt
1

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 nêu phương hướng: Về cơ cấu bậc đào tạo, năm 2020 số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp
nghề khoảng gần 24 triệu người, chiếm khoảng 54,0% tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế; con
số tương ứng của bậc trung cấp là khoảng gần 12 triệu người (khoảng 27,0%); bậc cao đẳng: Hơn 3 triệu
người (khoảng 7,0%); bậc đại học: Khoảng 5 triệu người (khoảng 11%) và bậc trên đại học khoảng 300
nghìn người (chiếm khoảng 0,7%).

1


động giáo dục nghề nghiệp. Hội nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi
quốc gia Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để tham gia sâu rộng vào sân chơi
của các nước trong khu vực và quốc tế. Luật Giáo dục nghề nghiệp, với nhiều nội
dung đổi mới mạnh mẽ, tồn diện và có tính đột phá, giáo dục nghề nghiệp Việt
Nam chắc chắn sẽ hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam trên trường quốc tế.
Trường Cao đẳng xây dựng Cơng trình Đơ thị ra đời và phát triển trong giai

đoạn có quá nhiều các trường Cao đẳng - Đại học, cùng với nhiều thay đổi trong
chính sách giáo dục đã gặp nhiều bất lợi.Trường Cao đẳng xây dựng Cơng trình đơ
thị tiền thân là Trường Cơng nhân kỹ thuật có nhiệm vụ đào tạo nhân lực kỹ thuật
cho ngành xây dựng, mới tham gia tuyển sinh ĐH – CĐ từ 2005. Lợi thế cạnh
tranh của Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đô thị là thương hiệu của Nhà
trường, với bề dầy thành tích trong cơng tác đào tạo, đặc biệt là liên tục đạt giải
cao trong các Kỳ thi tay nghề thế giới, ASEAN và quốc gia; với đội ngũ giảng viên
trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, có tay nghề cao và đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại
phục vụ cho thực hành, thực tập… Đây là những bước đệm vững chắc cho Nhà
trường trong công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp hiện nay.Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ tuyển sinh của trường thấp (năm 2017, chỉ
đạt 4,3% so với chỉ tiêu được giao đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp và 6,4% đối
với hệ cao đẳng), tỷ lệ sinh viên sau khi ra trườngcó việc làm phù hợp với chuyên
ngành, nghề được đào tạo còn khiêm tốn (khoảng 30%). Một số khác sau khi ra
trường có nghề phù hợp nhưng năng lực làm việc chưa đảm bảo và đi đào tạo, bồi
dưỡng thêm mới làm được việc... Đây là một trong những vấn đề mà nhà trường
cần phải quan tâm, chú ý hơn trong thời gian tới trong việc điều chỉnh chương
trình, ngành đào tạo, đảm bảo tính cân đối giữa các ngành đào tạo nhưng cũng phải
đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội cùng với việc nâng cao hơn nữa chất lượng đào
tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đang hoàn thiện cơ chế quản lý theo hệ thống
giáo dục nghề nghiệp. Để khẳng định thương hiệu, sự tồn tại và phát triển, Trường
Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị phải có những thay đổi về: Chương trình
đào tạo; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; công tác kiểm định và
đảm bảo chất lượng; công tác quản lý đào tạo…Để thực hiện được những vấn đề
trên đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù
hợp với tình hình mới.

2



Trước u cầu mới của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm
trong 5 năm tới là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phát triển giáo
dục, đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với tiến bộ khoa học công nghệ.
Vì vậy, việc nghiên cứu chất lượng đào tạo phù hợp với điều kiện, đặc điểm
và môi trường hoạt động của Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động trong nước và quốc tế là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực
tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Với những ý nghĩa trên, tác giả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chất lượng
đào tạo tại Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị - Bộ Xây dựng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo tại Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị trong thời gian vừa qua.
Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo

nói chung và chất lượng đào tạo tại các Trường Cao đẳng nói riêng;
- Nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

cơng tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đô thị trong thời gian
vừa qua;
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trong


thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng
Xây dựng Cơng trình đơ thị.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nói chung và chất

lượng đào tạo tại các Trường Cao đẳng nói riêng;
- Thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình

đơ thị - Bộ Xây dựng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trong thời

gian tới.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị, xã Yên
Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
+ Thời gian thu thập số liệu: Thông tin, số liệu sử dụng cho nghiên cứu

được thu thập từ 2015 đến 2017.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ 03/2017 đến 05/2018.
+ Thời gian áp dụng cho các giải pháp 2018 - 2025.


1.4. CÂU HỎI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Xây dựng Cơng

trình đô thị trong thời gian qua như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng chất lượng đào tạo của trường?
3) Giải pháp nào được thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo của trường

trong thời gian tới?
1.4.2. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống được cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo tại các Trường Cao đẳng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường

Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
2.1.1. Hoạt động đào tạo trong các Trường Cao đẳng
2.1.1.1. Cơ sở pháp lý của Trường Cao đẳng
Theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
bao gồm: Trường cao đẳng; Trường trung cấp và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: Cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường Cao đẳng được thành lập, cho phép thành lập theo quy định tại

Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền tự chủ của các Trường Cao đẳng
Trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23
của Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:
a) Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên theo
quy định;
b) Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương

trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành, nghề được phép đào tạo theo quy định
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo theo quy định

của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và

in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng
tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Tuyển dụng, quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao
động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mơ và
trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

5


e) Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong


hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
g) Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo,

nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực
tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học
tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý,
viên chức và người lao động của nhà trường;
h) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường

theo quy định của pháp luật;
i) Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức

được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở
xuống theo quy định;
k) Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong

hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào
tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập
của người học;
l) Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa

học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động;
m) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất,

kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các
hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của trường theo quy định của pháp
luật;
n) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật


chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo hợp đồng
đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của
pháp luật.
Trường cao đẳng thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại Điều 25 của
Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà

trường;

6


b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán

bộ quản lý, viên chức, người lao động trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát
triển nhà trường;
c) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào

tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu giá dịch vụ đào tạo tương ứng với
điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và
các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng theo quy định;
d) Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức

biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng
chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp
tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; bảo đảm chất
lượng đào tạo của nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

nghề nghiệp để đăng ký kiểm định;
e) Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng,

nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc trường;
g) Đối với trường cao đẳng công lập được giao quyền tự chủ (trường cao

đẳng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; trường cao đẳng tự bảo đảm chi
thường xuyên) được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh
nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm
việc tăng thêm và bảo đảm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với trường cao đẳng cơng lập chưa được giao quyền tự chủ (trường cao đẳng
do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên; trường cao đẳng do Nhà nước
bảo đảm một phần chi thường xuyên) thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng
người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo
quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Các hoạt động trong quy trình tổ chức, quản lý đào tạo tại các trường
Cao đẳng
a. Công tác tuyển sinh

7


Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày
02/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy
chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao
đẳng, theo đó: Kế hoạch tuyển sinh năm 2017 do các trường chủ động lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện, việc tuyển sinh sẽ được áp dụng theo hình thức thi

tuyển kết hợp với xét tuyển. Việc thi tuyển sẽ được áp dụng đối với một số lĩnh
vực ngành nghề đặc thù, cịn lại sẽ xét tuyển thơng qua hồ sơ và kết quả học tập ở
bậc học phổ thông. Hiệu trưởng các trường quyết định phương án tuyển sinh của
trường mình.
- Về thời gian, đối tượng và hình thức tuyển sinh:
+ Thời gian tuyển sinh: được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm.
+ Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng tuyển sinh cao đẳng tập trung vào số

học sinh tốt nghiệp THPT, bên cạnh đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ
phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phân luồng
học sinh sau THCS vào học nghề theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW ngày
05/12/2011 của Bộ Chính trị để tăng cường tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp THCS
vào học trung cấp.
+ Hình thức tuyển sinh có 3 hình thức là: Xét tuyển (Đối với trình độ sơ

cấp), xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.
+ Các trường hợp được tuyển thẳng vào trình độ cao đẳng (dẫn chiếu khoản

5 Điều 32 của Luật GDNN).
- Về tổ chức tuyển sinh:
+ Hiệu trưởng các trường quyết định số lần tuyển sinh trong năm và hình

thức tuyển sinh của trường.
+ Hiệu trưởng các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của trường và công

bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin
đại chúng khác.
+ Quy chế tuyển sinh của trường đảm bảo có các nội dung sau: Ngành,

nghề đào tạo; thời gian tuyển sinh; đối tượng tuyển sinh; hình thức tuyển sinh;

chính sách ưu tiên tuyển sinh gồm: đối tượng, khu vực, tuyển thẳng...; các điều
kiện đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có); lệ phí tuyển sinh; điều kiện thực hiện
phương án tuyển sinh gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, sự phối hợp,...; kế

8


hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và
giải quyết các khiếu nại, tố cáo; chế độ thông tin, báo cáo; khen thưởng, kỷ luật;
các nội dung khác có liên quan.
b. Cơng tác tổ chức, quản lý đào tạo
Hiệu trưởng Nhà trường thực hiện công tác tổ chức quản lý đào tạo theo
quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương
trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương
thức tích lũy mơ đun hoặc tín chỉ; quy chế thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp
và quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
Thí điểm th chun gia nước ngồi đào tạo trong một số ngành, nghề chất
lượng cao cần đạt chuẩn quốc tế mà trong nước chưa đáp ứng được.
- Công tác thi, kiểm tra, xét và công nhận tốt nghiệp:
Căn cứ kế hoạch đào tạo của từng ngành, nghề, Hiệu trưởng Nhà trường
xây dựng, phê duyệt và tổ chức thi kiểm tra, xét và công nhận tốt nghiệp theo quy
định tạiThông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình
đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức
tích lũy mơ đun hoặc tín chỉ; quy chế thi, kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp.
Trên cơ sở học sinh, sinh viên đủ điều kiện theo quy định, Hiệu trưởng Nhà
trường cấp Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định tại

Thơng tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in,
quản lý, cấp phát, thu hôi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
Người học tích lũy đủ số lượng mơ đun, tín chỉ theo quy định của chương
trình đào tạo thì được xét cơng nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.
Người tốt nghiệp trình độ CĐ một số ngành, nghề được cơng nhận danh
hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành; người học các chương trình được
chuyển giao từ nước ngồi được cấp hai bằng: bằng của Việt Nam và bằng của
nước chuyển giao chương trình.

9


Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, các
hiệp hội nghề nghiệp trong đánh giá kết quả đào tạo của cơ sở GDNN từ khâu xác
định yêu cầu ra đề thi, đánh giá, kiểm tra người học.
Thí điểm cơ chế cơ quan độc lập đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ cho
người tốt nghiệp các trình độ GDNN. Phối hợp với các tổ chức đánh giá, cơ sở
GDNN của nước ngoài trong đào tạo, đánh giá và cấp hoặc công nhận văn bằng,
chứng chỉ cho người học. Tổ chức đào tạo, đánh giá trình độ tiếng Anh, tin học cơ
bản cho người học ngành, nghề trọng điểm theo chuẩn quốc tế.
- Công tác giảng dạy:
Căn cứ quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc
của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày
10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số
06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định quản lý, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng nhà giáo giáo dục
nghề nghiệp.

Căn cứ khối lượng kiến thức, yêu cầu kỹ năng quy định tại chương trình
đào tạo của từng ngành, nghề, Hiệu trưởng Nhà trường phân công và tổ chức quản
lý việc giảng dạy của đội ngũ nhà giáo theo kế hoạch đào tạo của Hiệu trưởng Nhà
trường đã ban hành cho từng ngành, nghề và từng trình độ đào tạo.
2.1.2. Cơ sở lý luận về Đào tạo
2.1.2.1. Khái niệm
Khái niệm về Đào tạo có nhiều cách hiểu khác nhau, chúng tơi xin trích
dẫn một số khái niệm như sau:
- Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý, 2009), “Đào tạo là

dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp”.
- Theo Nguyễn Minh Đường (Những vấn đề cơ bản về giáo dục đào tạo,

2003): "Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành
và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ... để hoàn thiện nhân cách
cho mỗi cá nhân để tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có
năng suất và hiệu quả”.

10


Như vậy, Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
hình thành và q trình có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ một cách có hệ
thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận
được một công việc nhất định. Đào tạo là một loại công việc xã hội, một hoạt động
đặc trưng của giáo dục (nghĩa rộng) nhằm chuyển giao kinh nghiệm hoạt động từ
thế hệ này qua thế hệ khác. Quá trình Đào tạo có thể diễn ra trong nhà trường hoặc
ngồi cơ sở sản xuất kinh doanh theo một ngành nghề cụ thể nhằm giúp cho người
học đạt được một trình độ nhất định trong lao động nghề nghiệp.
2.1.2.2. Các nhân tố cơ bản của hoạt động đào tạo

Hoạt động đào tạo có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều nhân tố khác nhau
như: mục tiêu - nội dung - phương pháp, phương tiện - hình thức tổ chức - phương
pháp đánh giá, môi trường họat động dạy - học và hai nhân vật cơ bản là giáo viên
và người học. Có thể nói, q trình đào tạo là q trình thực hiện đồng thời và
tương hỗ (tương tác) các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người
học để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung đào tạo và hướng tới đạt mục tiêu đào tạo
trong các môi trường và điều kiện dạy học cụ thể.
Theo “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường” (Đặng Quốc Bảo
chủ biên, 2007) thì quá trình đào tạo bao gồm sáu nhân tố chủ yếu sau:
- Mục tiêu đào tạo

MT

- Nội dung đào tạo

ND

- Phương pháp đào tạo

PP

- Lực lượng đào tạo (giáo viên)

GV

- Đối tượng đào tạo (Học sinh)

HS

- Phương tiện, thiết bị dạy học


TB

Ba nhân tố mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo liên
kết chặt chẽ với nhau, quy định nhau và hỗ trợ nhau. Chúng có mối quan hệ với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trạng thái tiến bộ về văn hóa, khoa học, cơng
nghệ. Chúng tạo ra cái lõi của quá trình đào tạo.
Ba nhân tố lực lượng đào tạo (giáo viên), đối tượng đào tạo (học sinh),
phương tiện - thiết bị dạy học là lực lượng vật chất hiện thực hóa được, mục tiêu
đào tạo, tái tạo, sáng tạo, sáng tạo nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo.

11


×