Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.53 KB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ PHƯƠNG LINH

QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn



Bùi Thị Phương Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Oánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên
chức Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Thị Phương Linh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................ 4

1.5.1.

Đóng góp mới............................................................................................................... 4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng .....5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý hoàn thuế GTGT.................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm.......................................................................................................... 5

2.1.2.

Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT........................... 6

2.1.3.

Nguyên tắc quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.......................................... 11

2.1.4.

Nội dung quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng............................................... 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoàn thuế GTGT........................... 22

2.2.

Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của một số nước trên

thế giới........................................................................................................................... 23


iii


2.2.2.

Các văn bản, chính sách liên quan đến quản lý hoàn thuế giá trị gia

tăng tại Việt Nam....................................................................................................... 25
2.2.3.

Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam..............26

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong quản lý

hồn thuế giá trị gia tăng..................................................................................... 28
2.2.5.

Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................ 30

3.1.1.

Đặc điểm Cục thuế tỉnh Thái Bình................................................................... 30


3.1.2.

Đặc điểm các doanh nghiệp hồn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh

Thái Bình....................................................................................................................... 34
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu........................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 36

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................... 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 39
4.1.

Thực trạng quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình

39

4.1.1.

Tổng quan về các doanh nghiệp hồn thuế giá trị gia tăng tại Cục

Thuế tỉnh Thái Bình................................................................................................. 39
4.1.2.

Thực trạng quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình
42

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình................................................................................. 64
4.2.1.

Yếu tố ảnh hưởng từ hệ thống chính sách pháp luật về thuế .........64

4.2.2.

Yếu tố ảnh hưởng từ phía Cục Thuế tỉnh Thái Bình............................. 67

4.2.3.

Yếu tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp.................................................... 71

4. 3.


Giải pháp tăng cường quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế

tỉnh Thái Bình.............................................................................................................. 72
4.3.1.

Căn cứ đề xuất các giải pháp............................................................................. 72

4.3.2.

Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
76

4.3.3.

Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại

Cục Thuế tỉnh Thái Bình....................................................................................... 77


iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 91
5.1.

Kết luận.......................................................................................................................... 91

5.2.


Kiến nghị........................................................................................................................ 92

5.2.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ............................................................................... 92

5.2.2.

Kiến nghị với Bộ Tài chính- Tổng cục Thuế............................................... 92

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBT

: Cán bộ thuế

DN

: Doanh nghiệp

ĐTNN


: Đầu tư nước ngoài

GTGT

: Giá trị gia tăng

NNT

: Người nộp thuế

NQD

: Ngoài quốc doanh

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

QLNN

: Quản lý nhà nước

QLT

: Quản lý thuế

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện dự tốn thu ngân sách của tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2014-2016...................................................................................................... 32
Bảng 3.2. Tổng hợp thực hiện thu ngân sách tỉnh Thái Bình giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2016.............................................................................................. 33
Bảng 3.3. Ma trận phân tích SWOT................................................................................... 37
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế
tỉnh Thái Bình.......................................................................................................... 39
Bảng 4.2. Số nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT tại
Cục Thuế tỉnh Thái Bình................................................................................... 41
Bảng 4.3. Kết quả tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT từ năm 2014-2016......43
Bảng 4.4. Kết quả tiếp nhận hồ sơ theo các trường hợp hoàn thuế..............44
Bảng 4.5. Thực trạng hoàn thuế GTGT của các DN theo loại hình kinh tế . 45
Bảng 4.6. Thực trạng hồn thuế GTGT của các DN theo kết quả kinh doanh 47
Bảng 4.7. Thực trạng hoàn thuế GTGT của các DN theo mức độ chấp hành pháp
luật thuế..................................................................................................................... 49
Bảng 4.8. Kết quả phân loại hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Thái Bình. 51
Bảng 4.9. Tình hình nợ đọng của các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT.........54
Bảng 4.10. Kết quả thẩm định hồ sơ hoàn thuế GTGT.......................................... 55
Bảng 4.11. Kết quả giải quyết hồn thuế GTGT tại Cục thuế Thái Bình.......57
Bảng 4.12. Tình hình giải quyết hồ sơ hồn thuế từ năm 2014-2016 ............59
Bảng 4.13. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trước hồn thuế .................. 60
Bảng 4.14. Kết quả cơng tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế .......................61
Bảng 4.15. Đánh giá việc tiếp cận chính sách hồn thuế giá trị gia tăng của người

nộp thuế..................................................................................................................... 64
Bảng 4.16. Đánh giá chính sách hồn thuế GTGT từ phía người nộp thuế

.............................................................................................................................................................. 67

Bảng 4.17. Số lượng lao động theo định biên và thực tế tính đến 31/12/2016
.............................................................................................................................................................. 68

Bảng 4.18. Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp ...72
Bảng 4.19. Kết hợp điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức trong cơng tác hồn

thuế GTGT cho các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thái Bình...73

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Thái Bình............................................ 31

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Phương Linh
Tên luận văn: Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Hoàn thuế giá trị gia tăng là một trong những nội dung quan trọng của Luật

thuế giá trị gia tăng, ưu điểm của chính sách hồn thuế giá trị gia tăng là giúp doanh
nghiệp quay vòng vốn để tái sản xuất, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu,
góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Bên cạnh những ưu điểm đó, chính
sách hồn thuế giá trị gia tăng lại đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng, kê khai
gian lận nhằm chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, quản lý hồn
thuế giá trị gia tăng luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế,
cơ quan thuế phải đảm bảo quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng hiệu quả, đúng quy
định, góp phần tạo cơng bằng xã hội. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên và với mong
muốn áp dụng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, tơi đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý hồn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình”.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý hồn thuế giá trị gia tăng, đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường
quản lý hồn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

Nghiên cứu thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết công tác thu ngân
sách nhà nước của tỉnh Thái Bình, Báo cáo thống kê kết quả hồn thuế giá trị gia
tăng của Cục Thuế tỉnh Thái Bình từ năm 2014 đến năm 2016. Tiến hành điều tra,
nghiên cứu chuyên sâu, chọn mẫu điều tra, phỏng vấn cán bộ tại các phịng
chức năng thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Bình và một số doanh nghiệp hồn thuế,
tiếp đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích.
Thực trạng quản lý hồn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình từ năm 2014 đến
năm 2016 cho thấy việc hồn thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Thái Bình chủ yếu là hoàn thuế
GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết của dự án đầu tư và thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ của hàng hóa xuất khẩu. Nguyên nhân do Ủy ban nhân dân tỉnh có chủ
trương thu hút vốn đầu tư từ phía các doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu. Nhìn chung, việc quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái
Bình đã được thực hiện tương đối tốt qua các khâu, tuy nhiên một số khâu quản lý vẫn
chưa được đánh giá cao, còn một số hạn chế do chịu tác động của các

ix



yếu tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoàn
thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình gồm: Hệ thống chính sách pháp
luật về thuế; Các yếu tố ảnh hưởng từ phía Cục Thuế tỉnh Thái Bình (Hệ thống
phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chưa đồng bộ; Đội ngũ cán bộ thuế
thiếu hụt về số lượng so với nhu cầu quản lý; Sự phối hợp giải quyết hồ sơ hồn
thuế GTGT của cơ quan thuế); nhóm yếu tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp.
Để tăng cường quản lý hồn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình, luận
văn đề xuất thực hiện tốt và đồng bộ các các giải pháp sau: Thứ nhất là Tăng
cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục pháp luật thuế; Thứ hai là Tăng
cường quản lý hóa đơn chứng từ; Thứ ba là Tăng cường cơng tác thanh tra,
kiểm tra hồn thuế; Thứ tư là Đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hệ thống
thuế;Thứ năm là Kiện toàn bộ máy quản lý thuế, cán bộ thuế; Thứ sáu là Chủ
động phối hợp với các cấp chính quyền, các sở, ban ngành của địa phương.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Thi Phuong Linh
Thesis title: Management of value added tax refund at Thai Binh Tax Department

Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

University: Vietnam National University of
Agriculture Main results and conclusions:
Value-added tax refund is one of the important contents of the Law on Value

Added Tax, the advantage of the value added tax refund policy is to help businesses
turn around capital to reproduce, encouraging investment and exports, contributing
to the development of the country's economy. Besides these advantages, the policy
of reimbursement of value added tax is being exploited by some enterprises,
fraudulently declared to appropriating tax money from the state budget. Therefore,
the management of VAT refund is always one of the important tasks of the tax
branch, the tax authorities must ensure the management of value added tax refunds
effectively and properly, contributing to create a society fair. Starting from the above
issues and with the desire to apply the knowledge, research, I conducted the topic:
"Management of value added tax refund at Thai Binh Tax Department".

The objective of the study was to assess the current status and
analysis of factors affecting the management of value-added tax refunds
and to propose solutions to enhance the management of value-added tax
refunds at the Thai Binh Tax Department in the future.
The research collected data from the summary report of the state budget
revenue of Thai Binh province, Report of VAT refund of Thai Binh Tax Department
from 2014 to 2016. Surveying, in-depth investigating, sampling, staff interviewing at
functional divisions of Tax Department of Thai Binh province and some tax refund
companies, followed by descriptive statistics and comparison method for analysis.
The situation of VAT refund management at Thai Binh Tax Department from 2014
to 2016 showed that the refund of VAT in Thai Binh province was mainly the refund of
input VAT not yet fully deducted from the investment project and the input VAT has not
been deducted for exported goods. The reason was that the provincial People's
Committee has the policy of attracting investment capital from enterprises and
encouraging enterprises to produce export goods. In general, the management of VAT
refund at Thai Binh Tax Department has been implemented relatively well through the
stages, but some management were still not appreciated, some limitations due to the

xi



impact of factors. The results showed that the factors affecting the complete
management of the value added tax in Thai Binh Tax Department include: Tax
policy system; Factors influencing from the Tax Department of Thai Binh
Province such as (Enterprise information Management Software System that
was not synchronized, tax staff shortage in quantity; VAT refund dossiers of
tax offices); Group of factors influencing the business.
In order to strengthen the management of VAT refund at the Thai Binh Tax
Department, the thesis proposed that it should be implemented well and consistently
of the following measures: Firstly, strengthening the propaganda, support and
education of tax law; The second is strengthening the management of invoices;
Thirdly, strengthening inspection and examination of tax refund; The fourth is to
accelerate the reform and modernization of the tax system; The fifth is strengthening
of the tax administration apparatus and tax officials; and the sixth is actively
coordinating with the local authorities, departments and branches.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.

Tại mỗi quốc gia thuế là nguồn thu chủ yếu, là biện pháp động
viên bắt buộc của các thể nhân và các pháp nhân trích một phần thu
nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư tài chính mang lại nộp vào
ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đất nước.
Trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi

xướng và lãnh đạo, hệ thống thuế Việt Nam cũng đã được cải cách và
hiện đại hóa, đánh dấu những thay đổi căn bản về chính sách thuế, quản
lý thuế, bắt kịp và ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) trước đây được gọi là thuế doanh nghiệp. Sau
cải cách thuế bước một vào năm 1990 được đổi tên thành thuế doanh thu. Tới
cải cách thuế bước hai Luật Thuế Doanh thu được thay thế bằng Luật thuế giá
trị gia tăng và được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khố IX, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/1999. Sau hơn mười lăm năm thực hiện đến nay, Luật Thuế
GTGT đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đã khuyến
khích các hoạt động đầu tư trong nước, thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài,
mở rộng và phát triển xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn
định và ngày càng tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Quá trình thực thi Luật thuế GTGT ở Việt Nam đang phát sinh nhiều
khó khăn, vướng mắc, nổi cộm là vấn đề hoàn thuế GTGT. Hiện nay do số
lượng các doanh nghiệp có rủi ro về thuế ngày càng lớn, đồng thời mức
độ gian lận tinh vi, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của chính sách
để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Thực tế đó địi hỏi phải nghiên
cứu để quản lý hoàn thuế GTGT hiệu quả nhằm đảm bảo thực hiện
nghiêm chỉnh Luật thuế, tránh làm thất thoát Ngân sách Nhà nước, đồng
thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Thái Bình là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng
trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong quá trình hội nhập và phát
triển kinh tế, tỉnh Thái Bình đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối,

1


chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời tận dụng lợi thế, tiềm năng, cơ hội sẵn
có nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư ở trong nước và nước ngoài, thực hiện chủ

trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Theo đó, các khu cơng nghiệp, cụm cơng
nghiệp được hình thành, các dự án đầu tư mới tại Thái Bình được thành lập và mở
rộng, kéo theo số lượng doanh nghiệp, dự án đầu tư được hoàn thuế giá trị gia tăng
lớn. Chi hoàn thuế những năm gần đây tại Cục Thuế Thái Bình lên tới hàng trăm tỷ
đồng, chủ yếu hồn thuế đối với hoạt động xuất khẩu và dự án đầu tư mới. Cơng tác
hồn thuế GTGT phát sinh nhiều vấn đề cần phải hồn thiện, vừa phải phịng chống
và phát hiện được tình trạng gian lận thuế, vừa phải đảm bảo giải quyết hồn thuế
đúng đối tượng, cơng bằng giữa những NNT, nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy
định của Luật Quản lý thuế về hoàn thuế.

Các đề tài nghiên cứu trước đây tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình mới tập trung
vào Luật quản lý thuế nói chung, các sắc thuế nói riêng như thuế GTGT, thuế thu
nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, quản
lý nợ... Chưa có một nghiên cứu nào về quản lý hoàn thuế GTGT.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu và
chọn đề tài “Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái
Bình” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Với mong muốn kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể góp một phần nhất định vào việc giải quyết những vấn
đề cấp bách và lâu dài trong cơng tác quản lý hồn thuế GTGT.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hoàn thuế GTGT, đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường
quản lý hồn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý

hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh
Thái Bình những năm gần đây.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hồn thuế GTGT
tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình những năm qua.

2


Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hồn thuế GTGT
tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnhThái Bình đang
được thực hiện như thế nào?
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hồn thuế
GTGT tại Cục Thuế Thái Bình?
Để tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT cần chủ trương, giải
pháp như thế nào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến quản lý hoàn thuế GTGT. Để thực hiện nghiên cứu
này, các đối tượng khảo sát thu thập thông tin bao gồm:
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát sinh hoàn thuế
GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình;
- Cục Thuế tỉnh Thái Bình;
- Cán bộ phụ trách hoàn thuế GTGT;
- Sắc thuế: Thuế GTGT;
-


Các cơ chế, chính sách: Luật quản lý thuế, Luật thuế GTGT, các

văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý hoàn thuế GTGT.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực

tiễn trong quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình, bao gồm:
+

Phân tích tình hình hồn thuế GTGT; Thực trạng hoạt động QLNN đối với

lĩnh vực: Ban hành chính sách thực thi các văn bản pháp luật; Xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch; Cơng tác QLNN đối với các trường hợp hồn thuế
GTGT; Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quản lý hồn thuế GTGT.

+
Đánh giá một cách khách quan, chính xác về kết quả đạt
được, những hạn chế, yếu kém và ngun nhân trong cơng quản lý
hồn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình.

3


+

Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả cơng tác quản lý


hồn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình cho những năm tiếp theo.

Về khơng gian: Nghiên cứu thực tế về công tác quản lý hồn
thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
-

Về thời gian:

+
Dữ liệu thu thập để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng
được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.
+
Các giải pháp được đề xuất áp dụng cho đến năm 2020 và
các năm tiếp theo.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Đóng góp mới
Hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng quản lý hoàn thuế
GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình trong vịng 3 năm, chỉ ra các kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý hồn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục
Thuế tỉnh Thái Bình, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng và bước đầu đề xuất
được phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục
Thuế tỉnh Thái Bình có tính khả thi, có thể áp dụng cho các cơ quan thuế trong
q trình quản lý hồn thuế GTGT. Đây là nguồn tài liệu tham khảo nhằm cung
cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong
ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đến quản lý hoàn thuế GTGT trên
địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng, và các địa phương khác nói chung.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT
2.1.1. Một số khái niệm
Theo định nghĩa về thuế được nêu lên trong cuốn “Giáo trình Lý thuyết
thuế” của Đỗ Đức Minh, Nguyễn Việt Cường (2010): “Thuế là một khoản đóng
góp bắt buộc của các thể nhân, pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và
thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích cơng cộng”.
Tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Quốc hội khóa 12 quy
định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hố,
dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng”.

Hồn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối
tượng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh
doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào
đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được
khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hồng hóa, dịch vụ trong trường hợp
tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó khơng thuộc diện chịu thuế.
Theo Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của Phan Huy Đường (2010):
“Quản lý nói chung là sự tác động có tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật”.

“Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ
thể, định hướng điều hành, chi phối v.v... để đạt được mục tiêu kinh

tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”.
Theo “Giáo trình quản lý thuế” của Lê Xuân Trường (2010): “Quản lý thuế là
hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để nhằm huy động tiền
thuế vào Ngân sách Nhà nước theo những quy định của Pháp luật về thuế”.
Quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các
cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ
chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu

5


trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các mục tiêu đã đề
ra, trong điều kiện môi trường quản lý ln biến động.
Quản lý hồn thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế trong quá
trình giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế bao gồm việc tiếp
nhận, giải quyết, kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT; quản lý kinh phí
dự tốn hồn thuế GTGT theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước,
Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.1.2. Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT
a. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng
(đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường
hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy
kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn
quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu
trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ
sở kinh doanh được hồn thuế (Chính phủ, 2013).
Trường hợp hồn này khơng cịn được áp dụng sau khi Luật số
106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng,

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và Nghị định số 100/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và
Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành (Chính phủ, 2016).

b. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh,
đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm
kiếm thăm dị và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào
hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hồn thuế giá trị gia
tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu
số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư
từ 300 triệu đồng trở lên thì được hồn thuế giá trị gia tăng (Chính phủ, 2016).

c. Hồn thuế GTGT đối với dự án đầu tư (Chính phủ, 2016)
-

Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c

6


Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho th
mà khơng hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai
đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu
tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc
kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số
thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải
nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu
trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hồn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà
chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào
số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
-

Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng
dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc
cho th mà khơng hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong
giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký
thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời
phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai
thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT
được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được
khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hồn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới
chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào
số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án
hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh,
thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một
hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con

dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy

7


định của pháp luật về kế tốn, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và
được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế,
hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu
tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký
kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng
hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế
giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới
thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế.

Cơ sở kinh doanh khơng được hồn thuế giá trị gia tăng mà
được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư
theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
+
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn
điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề
nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh
doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ khơng góp đủ số vốn điều lệ
như đăng ký theo quy định của pháp luật thì khơng được hồn thuế.
+

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là
dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu

tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư
kinh doanh có điều kiện mà khơng cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình
thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều

kiện khơng bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự
án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng
trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề

8


đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh
khơng đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy
định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm khơng hồn thuế giá trị gia tăng được tính
từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ
thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh
không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.

+
Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp

phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng
hóa mà tổng trị giá tài ngun, khống sản cộng với chi phí năng
lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
d. Hồn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Chính phủ, 2016)
-

Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo

tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu
đồng trở lên thì được hồn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp
trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa
đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/q vừa có hàng hố, dịch vụ xuất khẩu,
vừa có hàng hố, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch
tốn riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp khơng hạch tốn riêng được thì số thuế
giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo
tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu
hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế
tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số
thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được
phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp
của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước cịn lại từ 300 triệu đồng trở lên
thì cơ sở kinh doanh được hồn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số
thuế GTGT được hồn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá
doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.


9


Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như
sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác
xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia cơng
xuất khẩu với phía nước ngồi; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện
cơng trình xây dựng ở nước ngồi, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư
xuất khẩu thực hiện cơng trình xây dựng ở nước ngồi; đối với hàng hóa
xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
-

Cơ sở kinh doanh khơng được hồn thuế đối với trường hợp hàng hóa

nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu khơng thực hiện việc xuất khẩu
tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số
01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi
địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống bn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.

đ. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển
đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,
chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết (Chính phủ, 2016)
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa
phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự
án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu
trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế

quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định
của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn
thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế;
đối với số thuế GTGT chưa được hồn thì khơng được giải quyết hồn thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không
phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải
nộp lại số thuế đã được hồn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp
có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì khơng phải điều chỉnh
lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.

10


e. Hồn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khơng hồn lại hoặc viện trợ
khơng hồn lại, viện trợ nhân đạo (Chính phủ, 2016)
-

Đối với dự án sử dụng vốn ODA khơng hồn lại: chủ chương trình, dự

án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngồi chỉ định việc
quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng
hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ
chức, cá nhân nước ngồi để mua hàng hố, dịch vụ phục vụ cho
chương trình, dự án viện trợ khơng hồn lại, viện trợ nhân đạo tại
Việt Nam thì được hồn thuế GTGT đã trả của hàng hố, dịch vụ đó.

g. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của
pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để
sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia
tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

(Chính phủ, 2016)
h. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu
hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được
hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hồn
thuế GTGT đối với hàng hố của người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh (Chính phủ, 2016)
i. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hồn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Chính phủ, 2016)

2.1.3. Ngun tắc quản lý hồn thuế giá trị gia tăng
Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy
định tại Luật Thuế giá trị gia tăng tự xác định số tiền thuế giá trị gia
tăng đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế, khai đề nghị hoàn thuế, lập
và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
-

Việc giải quyết hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp

luật, theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

11



×