Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 90 trang )

GIÁO TRÌNH

QUẢN LÝ^
DI SẢN VĂN HĨA
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Ford Poundatinn


PGS.TS. LÊ HỔNG LÝ (Chủ biên)
TS. DƯƠNG VĂN SÁU - TS. ĐẶNG HỒI THU

GIÁO TRÌNH

QUẢN LÍ DI SẢN VĂN HĨA
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
(Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng
các trường văn hóa - nghệ thuật)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


t




MỤC LỤC

Lịi nói đầu
Chương I


SAN PHẨM DU LỊCH NHÌN TỪ GĨC Đ ộ VĂN HĨA
LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm và quan điếm vềvăn hóa và di sản văn hóa

Trang
5

1.1.1. K h á i n i ệ m v ă n h ó a

1.1.2. Khái niệm di sán vân hóa
1.1.3. Quan điểm về di sản văn hóa
1.2. Những vấn đề cấp bách đối vói du lịch hiện nay và
quan điểm của Nhà nước về phát triển du lịch
1.2.1. Khái niệm du lịch
1.2.2. Những vấn đề cấp bách đối với du lịch hiện nav
1.2.3. Quan điểm của Nhà nước về phát triển du lịch
1.2.4. Một số loại hình du lịch
1.3. Du lịch văn hóa
] .3.1. Vai trị và đặc điếm của kho tàng di san văn hóa Việt Nam
trong hoạt động du lịch
1.3.2. Khai thác di sán văn hóa đế phát triểndu lịch
1.4. Tóm tắt chưong I
Hưóng dẫn tự học chương I
Chưo'ng II
NGUYEN TẤC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÍ DI SÁN VÃN HÓA
VỚI PHÁT TRIẼN DU LỊCH
2.1. Những vấn đề chung về quản lí di sản văn hóa với phát
triển du lịch ở Việt Nam
2.1.1. Qn lí văn hóa và quản lí di sản văn hóa
2.1.2. Mối quan hệ giữa qn lí di sản văn hóa với phát triến

du lịch
2.1.3. Tác động tương hỗ giữa hoạt động du lịch và hệ thống di
sản văn hóa
2.1.4. Những yêu cầu cần đạt được trong cơng tác quản lí di sàn
văn hóa với phát triển du lịch
2.2. Nguyên tắc của quản lí di sản văn hóa vói phát triển
du lịch
• ,ỏ’ Việt
T Nam
,
2.2.1. Một sơ quan điêm có liên quan đên di sán văn hóa và
qn lí di sản văn hóa
2.2.2. Những ngun tắc cơ bàn của quá trình quản lý di sán
văn hóa với phát triến đu lịch

M
9
12

19
21
23
23
25
29
31
37

41
42

50
52

54
54
54

56
60
66
67

67
72


2.3. Nội dung CO’ bản của cơng tác quản lí di sản văn hóa vói
phát triển du lịch ở' Việt Nam
2.3.1. Quản lí về đương lối chính sách phát triến
2.3.2. Quản lí nhân sự
2.3.3. Quản lí hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất kỹ thuật
2.3.4. Quản lí các hoạt động dịch vụ
2.3.5. Quản lí tài chính
2.4. Tóm tắt chương II
Hướng dẫn tự học chưoug II
Chương III
QUY TRÌNH TỘ CHỨC VÀ QUẢN LÍ DI SẢN VẤN HĨA
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1. Xác định di sản văn hóa
3.2. Mơ tả di sản văn hóa

3.2.1. Mơ tả di sản văn hóa vật thể
3.2.2. Mơ tả di sản văn hóa phi vật thể
3.3. Đánh giá di sản văn hóa
3.3.1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực di sản văn hóa
3.3.2- Đánh giá đường lối, chính sách thuận lợi cho phát triến du lịch
tại khu vực di sản vãn hóa
3.3.3. Đánh giá khả năng đầu tư, hợp tác phát triển du lịch tại khu
vực di sản văn hóa
3.3.4. Đánh giá hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch tại khu vực
di sản văn hóa
3.4. Hoạch định chính sách, biện pháp quản lý
3.4.1. Quản lí việc sử dụng và bảo vệ khu vực di sản văn hóa
3.4.2. Quản lí quy hoạch phát triển du lịch
3.4.3. Quản lí kinh doanh dịch vụ du lịch
3.4.4. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
3.4.5. Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn di sản văn hóa đế
phát triển du lịch
3.4.6. Tăng cường quảng bá du lịch
3.5. Tóm tắt chương III
Hướng dẫn tự học chưo'ng III
Tài liệu tham khảo

4

77
77
79
81
83
86

87
89
91
91
91
93
94
109
127
129

130
131
134
134
136
137
139
140
141
141
143
145
146


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Trong một thời gian dài ở nước ta, di san văn hóa ln được


Nhà nước chú trọng báo tồn, gìn giữ với vai trị là những giá trị văn
hóa tịch sử cùa cha ơng đê lại. Chúng ta trân trọng và yêu quý
những di sản đó, nhưng chú yếu vẫn là gìn giữ như gìn giữ một bao
vật, một kỉ niệm về quá khứ. Trong những giai đoạn lịch sử khác
nhau, vai trị của di sản có những đóng góp nhất định vào cơng cuộc
bảo vệ đất nước, chẳng hạn như các di tích lịch sử cùng với những
giai thoại, truyền thuyết hay những cứ liệu lịch sử có thật của các di
tích và sự kiện như đền Hùng, đền Kiếp Bạc, thành c ổ Loa, sông
Như Nguyệt, Vân Đồn. thành Nhà Hồ, Bình Ngơ Đại Cáo. hội nghị
Diên Hồng,... là những bài học lịch sử hun đúc nên lịng u nước,
ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của tồn dân tộc. Trong các
cuộc chiến đấu đó, những người ra trận hay những người ở hậu
phương đều m ang trong minh chiều sâu văn hiến mấy ngàn năm
dựng và giữ nước cúa dân tộc. Chính từ đó mà người Việt Nam đã
làm nên những chiến thắng oanh liệt trong tất cả các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm. Vai trị của các di sản văn hóa đã làm trịn
bổn phận của mình trong q khứ lịch sử.
Bên cạnh các di sản vật thể là một khối lượng vô cùng phong
phú các di sản phi vật thể. Đó là các truyền thuyết, giai thoại lịch
sử, câu chuyện dân gian và đặc biệt là lễ hội liên quan đển các di
tích như đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Đinh Lê, đền Hai Bà Trưng.
Tản Viên Sơn với nhiều đền miếu liên quan - những lễ hội mà khi
nhắc đến, mọi người dân Việt Nam đều thấy đó là những di sán độc
đáo của cha ơng mình đế lại cho mn đời sau. Những làng nghề
thủ công truyền thống với nhiều sản phấm như gốm Bát Tràng, Phù
5


Lãng, Chu Đậu; nghề sơn mài, nghề tiện khắc gồ...: những làng hát

Quan họ, hát Dô, hát Chèo Tàu, hát Xoan... cùng nhiều giá trị văn
hóa phi vật thể khác như tri thức dân gian, phong tục tập quán cua
các làng cổ, văn hóa ẩm thực... đều là những giá trị văn hóa có thế
khai thác du lịch, phục vụ sự phát ữiển kinh tế của đất nước.
Khi đất nước trở lại thanh bình, di sản văn hóa trước đây đã
khích lệ lịng u nước, từ chồ là một trong các động lực đê chiến
thắng kẻ thù, nay phải làm sao để trở thành sức mạnh trong việc phát
triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân? Đó là vấn đề đặt ra
với các di sản văn hóa của chúng ta. Đây cũng chính là yêu cầu mà
các Nghị quyết của Đảng ln đề ra nhằm biến ''Văn hóa là mục tiêu,
nền tảng, động lực của sự phát triển xã hội". Nhất là khi đời sống
kinh tế được nâng cao như hiện nay, vai trò của những giá trị văn hóa
càng được coi trọng và vai trị ấy được khai thác tốt nhất là trong các
hoạt động du lịch, một trong những ngành kinh tế phát triển nhất
trong các xã hội hiện đại. c ỏ thể nói, du lịch chính là nơi mà các di
sản văn hóa được khai thác triệt để nhất và cũng hiệu quả nhất.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng họp, trong quá trình phát
triển, du lịch khai thác các giá trị cúa kho tàng di sản văn hóa dân
tộc để đem lại lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội to lớn. Tuy nhiên,
trong quá trình khai thác kho tàng di sản văn hóa, du lịch sẽ tác
động và làm biến đổi mạnh mẽ kho tàng ấy của cha ông ta. Điều đó
ln khiến cho vấn đề quản lí, khai thác, bảo tồn, chấn hưng và phát
triển kho tàng di sản văn hóa của dân tộc có một vai trị đặc biệt
quan trọng. Vì thế, chúng tơi thấy, trang bị cho sinh viên những
kiến thức về uQuản lí di sản văn hóa với phát triên du lịch" là việc
làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2.

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bán


về một số vấn đề liên quan đến văn hóa, di sản văn hóa, du lịch, du
lịch văn hóa và những sản phẩm du lịch văn hóa - những quan điếm về
quản lí và khai thác những di sản văn hóa ấy cho phát triền du lịch ớ

6


nước ta. Từ đó chỉ ra nhữne nội dung và ngun tắc qn lí các di sán
văn hóa nhằm phục vụ việc phát triên du lịch. Đồng thời, môn học
cũng trình bày quy trình tổ chức và quản lí di san đế phát triển du lịch.
Bằng cách đó sinh viên sẽ được rèn luyện các kĩ năng lí thuyết và thực
hành đế họ có thể làm tốt cơng việc này khi được giao.
3.

Giáo trình này được chia thành ha chương dưới sự chu biên

của PGS. TS. Lê Mồng Lý với sự phân công như sau:
- Chương I do PGS.TS. Lê Hồns Lý biên soạn
- Chương II do TS. Dương Văn Sáu biên soạn
- Chương III do TS. Đặng Hoài Thu biên soạn
Ngồi ra. trong q trình biên soạn cịn có sự đóng góp của
Hồng Thị Phương trong việc biên tập và hoàn chỉnh ban thảo cuối cùng.
Chương 1: San phẩm du lịch nhìn lừ góc độ văn hóa lí luận chung.
Trong chương này chúng tôi bàn đến những vấn đề liên quan
đến văn hóa và những khái niệm, những vấn đề liên quan đến di
và những khái niệm công cụ trong lĩnh vực này. một

sản

sốvấn đề về


du lịch và du lịch văn hóa. Người đọc sẽ có một sự hiếu biết tống
quan về các vấn đề văn hóa, di sản văn hóa, du lịch và du lịch văn
hóa... Đồng thời chúng tơi cũng giới thiệu những quan điểm chính
thống của Nhà nước trong việc quản lí di sản văn hóa và phát triển
du lịch.
Chương II: Nguyên tắc và nội dung quản lí di sản văn hóa đế
phát triển du lịch.
Ở chương này, trên cơ sở của những vấn đề lí luận của chương I.
giáo trình sẽ xem xét những vấn đề chung về quản lí di sản đề phát
triển du lịch, những nguyên tấc và nội dung cua nó nhàm tạo ra những
sản phẩm du lịch văn hóa.
Chương III: Ọuy trình tổ chức và quản lí di sán văn hóa với
phát triến du lịch.
7


Đây là chương đề cập đến những vấn đề cụ thể. những kĩ năng
thực hiện việc quan !í di sản văn hóa nhàm phái trién du lịch.
Những quy trình quản lí và tổ chức sẽ dược trình bày tại chưưng
.này giúp cho người đọc thấy được những mơ hình, cũng như
phương pháp thực hiện việc quán lí và tố chức tại các di sán văn
hóa để phát triển du lịch.
Đó cũng là mục tiêu mà giáo trình muốn đạt tới. Ngồi ra. giáo
trình cũng sẽ xem xét việc quản lí các di sản văn hóa như thế nào đế
tồ chức và phát huy những giá trị của nỏ vào việc phát triên du lịch,
tạo ra nguồn lợi kinh tế cho đất nước, đồng thời qua đó. giữ gìn các
di sản văn hóa cúa tất cả các dân tộc đang cùng nhau sinh sống trên
đất nước ta.
4. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tơi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình cứa Quỳ Ford, Trung tâm A & c. Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và
các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi vơ cùng biết ơn và xin có lời cam tạ
chân thành đến tất cả Quý vị.
5. Đây là lần đầu tiên chúng tơi thực hiện giáo trình nên chắc
chắn khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng tơi rất mong
nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và
các bạn sinh viên đế chúng tôi có thế hồn thiện giáo trình trong
những lần xuất bản tiếp theo.
Nhóm biên soạn

8


ChươNq I

SẢN PHẨM DU LỊCH NHÌN TỪ CĨ C ĐỘ
VÃN HĨA LÍ LUẬN CHUNG

1.1. Một số khái niệm và quan điếm về văn hóa và di sản văn hóa

Chúng ta đều biết, không phải bất kể một sản phẩm văn hóa
nào cũng có thể khai thác như một sản phẩm du lịch, song khơng có
một sản phẩm du lịch chính đáng nào lại khơng mang những giá trị
văn hóa. Dù người ta đi thăm một danh lam thắng cảnh hay một di
tích lịch sử hoặc di tích văn hóa thì bên cạnh cái đẹp. cái hoành
tráng hay sự hấp dẫn bề ngồi hoặc sự cố kính của nó đều chứa
đựng trong đó những giá trị văn hóa nhất định. Giá trị văn hóa như
cái hồn của nhừng di tích ấy. nó làm tăng thêm vé đẹp và sự hấp
dẫn bởi chiều sâu lịch sử hay bề dày văn hóa của di tích, v ấn đề ơ

chồ, người khai thác có biết khai thác triệt đế những giá trị của nỏ
hay khơng mà thơi. Vì vậy, việc xác định cho hết các giá trị văn hóa
của mỗi di tích là điều cần thiết, cần có sự tham gia của rất nhiều
người trong lĩnh vực này, mà trước hết là việc xác định cho đầy đủ
về khái niệm văn hóa.
ỉ*
Cho đến nay, số lượng các định nghĩa về văn hóa đã khơng
ngừng tăng lên tới con số hàng trăm. Qua nội dung các định nghĩa
cho thấy, hầu hết không phải các nhà khoa học có sự khác nhau hay
mâu thuẫn trong việc xác định khái niệm, mà chỉ do mục đích và
góc nhìn khác nhau của họ trong từng cơng việc nghiên cứu. Đây
cũng là việc bình thường, bởi vỉ ở mồi vị trí, người nghiên cứu đều
muốn nhấn mạnh những cơng việc mình làm. Chắng hạn, nhà
9


nghiên cứu triết học nhìn văn hóa dưới góc độ tồng hợp với những
quy luật chung của triết học, còn nhà nghiên cứu nghệ thuật lại
nhấn mạnh góc độ m ĩ học và nghệ thuật của văn hóa, các nhà dân
tộc học lại nhìn văn hóa trong nghĩa rộng cả về vật chất và tinh
thần... Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì các nội dung của định nghĩa
văn hóa cũng dần dần được bao quát đầy đú ở mội khía cạnh của
nó. Sự phong phủ của các định nghTa cho thấy đối tượng văn hóa
ln là vấn đề được các nhà nghiên cứu đế ý và quan tâm. Đồng
thời, nó cho thấy văn hóa cũng thay đồi theo thời gian và theo sự
phát triển của xã hội, phù họp với những điều kiện mà nó tồn tại ở
trong đó.
Trong một giai đoạn lịch sứ nhất định, chúng ta đã có những
quan niệm khơng đúng về văn hóa dẫn đến sự ứng xử máy móc và
thơ thiển. Chẳng hạn, có một thời gian chúng ta quan niệm ngành

vãn hóa là’ “cờ, đèn, kèn, trống” với nghĩa chỉ là việc tuyên truyền
cổ động cho những chủ trương hay chính sách chính trị của Nhà
nước. Khi một chính sách nào đó ra đời, ngành văn hóa có nhiệm
vụ tuyên truyền bàng các hoạt động thơng tin, cổ động, sáng tác thơ
ca, hị vè, phụ họa, phục vụ cho việc giải thích các chính sách đó
đến đơng đảo bà con, sao cho nhanh nhất, dề hiểu nhất. Ngồi ra.
ngành văn hóa phải phục vụ những cuộc hội nghị, hội tháo bàng
việc kẻ vẽ những băng rôn, khấu hiệu, treo đèn, kết hoa, phát loa
truyền thanh, thông tin cổ động đế người dân biết đến sự kiện này.
Có thời kì, người ta đánh đồng văn hóa với trình độ học vấn, vì
thế, một thời gian dài, khi chúng ta khai lí lịch đều ghi ở mục trình
độ văn hóa là: H ết phổ thơng (hoặc lớp 10) hay Đại học. Việc này
kéo dài khá lâu và phần nào đó ăn sâu vào kí ức của một bộ phận
nhân dân, mãi đến những năm gần đây mới được sửa chữa.
Thời gian diễn ra cuộc Cách mạng tháng Tám và sau đó là
chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, trước những cơ hội vươn lên xây dựng một xã hội mới.
10


chủng ta vì quá háo hức với cái mới nên đã có những sai lầm trong
việc ứne, xử với các giá trị văn hóa cũ như các di tích văn hóa, các
phong tục tập qn, hội hè đinh đám, tín ngưỡng dân gian, khi cho
đó là những tàn tích của chế độ phong kiến, thực dân. Hàng loạt
đình chùa bị phá huỷ, nhiều hội hè và hoạt động tín ngưỡng bị
cấm... Điều này, ớ một chừng mực nào đó đã kìm hãm sự phát triên
của văn hóa và phá huỷ khơng ít những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc.
Những ấu trĩ trong quan niệm văn hóa, xem nhẹ các yếu tố tâm
linh, chưa coi trọng vai trò giáo dục trong gia đình, phó thác cho

nhà trường và xã hội... đã phần nào dẫn đến sự thái quá, sa đà, sinh
tâm lí dân chú quá trớn, gây ra những hậu qua lâu dài về sau này.
Một trong những bất cập kể trên thế hiện trong quan hệ gia đình,
nhất là việc giáo dục đối với con cái. Nhiều gia phong bị mất giá trị
tốt đẹp. mối quan hệ cha con, anh em. họ hàng... bị coi nhẹ. dẫn đến
không ít những hậu quả trong quan hệ ứng xứ sau này như mất đồn
kết trong gia đình, dịng họ, anh em tranh chấp đất đai, của thừa kế,
mâu thuẫn kéo dài...
Một thời gian dài, văn hóa chủ yếu được xem xét dưới góc độ
các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như ca, múa, nhạc, sân khấu và
các sinh hoạt văn nghệ khác. Nó thể hiện chỉ trên bề nổi cúa cuộc
sống và phục vụ kịp thời cho những mục đích chính trị trong từng
giai đoạn. Tuy nhiên, bề chìm của văn hóa như phong cách sống,
mối quan hệ, cách ứng xử của con người trong các trường hợp khác
nhau, lối sống văn minh, có kỉ luật, bảo vệ mơi trường, cánh quan,
sự tôn trọng con người và tôn trọng bản thân trong mồi con người,
các hành vi, lối sống đạo đức... nhằm hình thành.nên một con người
văn hóa thì chưa được chú trọng, mặc dù về mặt lí thuyết, chúng ta
ln nói đến điều đó - cái mà ngày nay ta gọi văn hóa là động lực
của sự phát triển. Chẳng hạn, trở lại ví dụ về gia đình, nếu người
con trong gia đình được giáo dục theo gia phong truyền thống kính

11


trên, nhường dưới, yêu quý cha mẹ, ông bà, tổ tiên... Nếu đứa trẻ
được giáo dục tốt trong một gia đình có văn hóa, thì nó sẽ biết điều
chinh mình trước những việc sai trái, biết sợ trước khi định làm một
việc xấu, bởi nó nghĩ nếu minh gây ra chuyện khơng tốt thì khơng
phải bản thân, mà cả gia đình họ hàng sẽ gánh chịu hậu quả, mang

tiếng với dân làng, với hàng phố, thần linh sẽ trừng phạt... Ngược
lại, nếu khơng có những lực cản vơ hình bằng sự giáo dục văn hóa
trong gia đình như vậy thì nó sẵn sàng làm mọi việc, bất chấp sợ hãi
và hậu quả, có thể tội ác sẽ nguy hiếm hơn nhiều. Nhờ vào động lực
của văn hóa, những động cơ không lành mạnh trong một con người
đã được ngăn chặn, hoặc những thói quen do một nếp sổng thiếu
văn hóa của chúng ta vốn đã được thể hiện từ bao đời mà khơng có
sự điều chỉnh dù chỉ là những hành vi rất nhỏ như xả rác trên đường
phố, nói to ồn ào nơi công cộng, nhổ bậy bừa bãi hay chen lấn xô
đẩy nhau khi tắc đường trong lúc xếp hàng mua bán hay làm bất cứ
một việc gì... Ngoài ra, trong suổt thời gian dài, chúng ta chỉ chú ý
nhiều đến các hoạt động giải trí mang tính giáo dục mà chưa chú ý
đến các hoạt động giải trí nhằm hướng tới sự giải tỏa những căng
thẳng, giảm áp lực trong công việc và làm cho tâm hồn con người
thư thái, thăng hoa để sáng tạo.
Do vậy, hiểu cho hết những giá trị và vai trò của văn hóa là
một sự cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là nhừng người
có liên quan và trực tiếp hoạt động trong ngành văn hóa.
1.1.1. Khải niệm văn hóa
Trong một thời gian dài từ cuối thế kỉ XIX đến nay, các nhà
nghiên cứu ở nhiều nước đã quan tâm đến việc tìm hiểu văn hóa
trên thế giới và đã có những định nghĩa về nó. Tương tự như vậy ở
nước ta, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khơng ít các định nghĩa về
văn hóa. Cuộc bàn luận sơi nổi nhất có lẽ phái kế đến những cuộc
trao đổi, hội thảo do Viện Văn hóa nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa
khi đó tổ chức trong thời gian những năm 80 cua thế kỉ trước. Kết
quâ của những trao đổi ấy được tập hợp trong một cuốn ki yếu
12



mang tên “Một vài suy n g h ĩ về một quan niệm vãn h ỏ à '{1 Dưới đảy
chúng tơi xin lược trích một số ý kiến trong đó:
"Văn hóa là những q trình hoạt động sáng tạo của con neười
theo hướng chân thiện mỳ và các sản phẩm của các hoạt động đó
được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những cái đó có tác dụng
phát triển các lực lượng bản chất của con người bao gồm cả lực
lượng thể chất và lực lượng tinh thần (ý thức, khả năng sáng tạo) do
đó làm cho xã hội tiến bộ"<2).
"Văn hóa là một hiện tượne xã hội biêu hiện những năng lực
của con người vươn tới sự hoàn thiện trong quá trình cái tạo tự
nhiên, xã hội và làm chủ bán thân. Những năng lực ấy được khách
quan hóa và đối tượng hóa trong hoạt động và trong sản phẩm cứa
hoạt động người"<3).
Ba vấn đề cơ bản mà các khái niệm văn hóa hướng tới giái
quyết là:
Thứ nhất: Quan hệ giữa con người và tự nhiên
Thứ hai: Quan hệ giữa văn hóa và xã hội
Thứ ba: Quan hệ giữa văn hóa và con người
Các quan điểm về văn hóa:
• Văn hóa là một tống thể giá trị vật chất và tinh thần.
• Quan điểm lấy hoạt động của con người làm tiêu chuấn đế định
nghĩa văn hóa.
• Xem văn hóa như là một hệ thống dấu hiệu - thơng tin.
• Xem văn hóa như là một thuộc tính nhân cách.

(l),(2) Viện Văn hóa nghệ thuật (1984), M ột vài suv ngh ĩ về m ột quan niệm văn
h ó a , Ki yếu (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.
(3' Tài liệu đã dẫn, tr. 28.

13



• Xem văn hóa như là thuộc tính xã hội.
• Quan điểm xã hội chức năng về văn hóa. nó xem văn hóa như
là một hệ thống nằm trong hệ thống xà hội nói chung ‘1’.
"Với tính chất là một hiện tượng xã hội, văn hóa là sự phát
triển những lực lượng bản chất của con người nhàm vươn lên làm
chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân, thể hiện ra trong hoạt động
sáng tạo của con người và trong những kết quả của hoạt động đó,
thúc đẩy sự phát triển của nhân cách và của xã hội theo hướng đạt
tới cái đúng, cái tốt và cái đ ẹ p "(2).
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quan niệm hết
sức tổng qt về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngừ. chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học. tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sứ dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa”(3).
Thời gian cuối thế kỉ XX. một số nhà nghiên cứu khác cũng đề
cập đến khái niệm văn hoá trong những cơng trình nghiên cứu cua
mình, nhất là khi vấn đề văn hóa trở nên cấp thiết đối với đất nước
trong những thập niên cuối thế kỉ XX.
Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
q trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với
mòi trường tự nhiên và xã hội của mmh,,<4).

(l) Tài liệu đã dẫn, tr. 35, 6 1.
<2) Viện Văn hóa Nghệ thuật (1984), MỘI vùi suy n gh ĩ về m ột quan niệm vãn
hóa, Ki yểu (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội. tr. 85.

<3) Hồ Chi Minh (1985). Toàn lập, Nxb. Chính trị Ọuổc gia, Hà Nội. tập 3, tr. 4 3 1.
Trần Ngọc Thêm (1995), C ơ sơ văn hóa Việt N am , Trường Đại học Tồng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20.

14


“Trong vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa. ta có thể
tạm quy về hai loại. Văn hóa hiếu theo nghĩa rộng như lối sống, lối
suy nghĩ, lối ứng xử... Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học.
nghệ thuật, học vấn... và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà cỏ
nhừng dịnh nghĩa khác nhau”(l).
Tác giả Chu Xuân Diên xác định: bốn nét nghĩa chú yếu rút ra
từ các định nghĩa khác nhau về văn hóa:
1. Văn hóa là một hoạt động sáng tạo chỉ riêng con người mới có.
2. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm lên mọi lĩnh vực cứa đời sống
con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội. đời sống tinh thần.
3. Thành tựu của những hoạt động sáng tạo đó là các giá trị văn
hóa, các giá trị văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng con đường giáo dục (hiếu theo nghĩa rộng).
4. Văn hóa của mồi cộng đồng người có những đặc tính riêng
hình thành trong lịch sử, phân biệt cộng đồng người này với cộng
đồng người khác|2).
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. nhưng có lẽ định
nghĩa của tác giá Văn hóa ngun thuỷ (1871) là được trích dẫn
nhiều nhất. Theo E. B. Taylor: văn hóa là chỉnh thê phức hợp bao
gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong
tục và những năng lực, cũng như những thói quen mà con người
nẳm bắt được khi là thành viên cúa cộng đồng.
Nhà nhân học du lịch Anh p. Bums, đã đánh giá cao từ “nắm

bắt■*’ của Taylor, theo ông: “nắm bắt” nó tạo ra sự khác biệt giữa
những đặc tính mà được thừa kế theo con đường sinh học với
những thuộc tính thu nhận được bằng cách học tập rèn luyện'31.

"'Trần Quốc Vượng (Chủ biên), C ơ sơ văn hóa Việt Num, Nxb. Giáo dục, Sđd. tr. 23.
(2)

Chu Xuân Diên (1999), C ơ s ớ văn hóa Việt Num (bài gian ẹ), Thành phố

Hồ Chi Minh, Sđd. tr 9.
|3) P.M. Burns (1999), An introduction to tourism and A nlhropolog}1, Nxb,
Routtlege, London và N ew York, Sđd, tr. 56.

15


Theo UNESCO năm 1982 thì văn hóa theo nghĩa rộng nhất
“Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
xã hội hay của m ột nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bán
của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy
xét về bản thân, có lý tính, có óc phê phán và sống một cách đạo
lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thế hiện, tự ý thức được
bản thân, tự biết m ình là một phương án chưa hồn thành đặt ra
để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt
những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt
trội lên bản thân”(1).
Trong UNESCO’s Universal declaration on Cultural Diversity

(2001) định nghĩa: “Văn hóa là tập hợp những đặc điểm tâm linh khác
biệt, vật chất, trí thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội.
Hơn nữa, nó (văn hóa) cịn bao hàm nghệ thuật và văn học bên cạnh
lối sống, cách cùng chung sống, với các hệ thống giá trị, truyền thống
và tínngưỡng”(2).
Hay như M. Dudgeon và M. Inhom (2004) định nghĩa: "Văn hóa
là một ma trận của những cơ hội và sự lựa chọn nhiều vô hạn. Từ ngay
nội trong một ma trận văn hóa, chúng ta cũng có thể trích ra được
những luận điếm và những chiến lược làm xuống cấp và làm giảm giá
trị của loài người chúng ta và cả những vấn đề phụ thuộc hay thoát
khỏi cái văn hóa đó, cũng như sự kìm hãm cà cái tiềm năng tái tạo cúa
văn hóa và sự đề cao văn hóa”(3).

(1) Tun bố về những chính sách văn hóa - Hội nghị quốc tế do UNESCO chù trì
từ 26 tháng 07 đến 06 tháng 08 năm 1982 tại Mêhicô. Dần theo: Trần Quốc Vượng
(Chủ biên) (1998), C ơ s ở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, tr. 24.
(2) UNFPA State o f world population 2008: UNESC O ’s Universal declaratiion
on cultural diversity (2001), Sđd, tr. 12.
(3) Sđd.

16


Cũng trong báo cáo này, thì "văn hóa được hình thành bởi những
kiểu/ nhũng mô hỉnh mang ý nghĩa mà mọi nsười cùng chia sé nội
trong những khung cánh cụ thể”; nói cách khác là "dặt văn hóa vào
trong khung cánh cua nó là điều quan trọng".
Do vậy "'văn hóa giúp hình thành cái cách con nẹicời song, anh
hưởng đến sự nhận biết của hụ về phát triên và anh hướnẹ đến các
cách tiếp cận phát triến"(])\à tất nhiên ánh hưởng đến du lịch.

Xem cách xác định như vậy, thì văn hóa ln có tính chất hai
mặt: vừa phổ qt, vừa đặc thù. Đó là khái niệm bao trùm cua lồi
người, văn hóa được truyền từ đời này qua đời khác thơng qua q
trinh rèn luyện nhập tâm văn hóa (encultnration). A. Haviland đã đưa
khái niệm này ra như là cái chìa khỏa cho sự phát triển cúa con người:
"Nhập tâm vãn hóa là một q trình, mà qua đó vãn hóa được
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Quá trình này bắt đầu ngay từ
sau khi chào đời. được coi như quá trình tự nhận thức - đó là kha năng
cảm nhận mình như là một vật thê trong thời gian và trong không gian,
và dần tự phán xét các hành dộng cúa chính mình - nghĩa là bắt đầu
phát triển. Để cho có thể tự nhận biết, cá nhân phái được cung cấp cả
một môi trường hành vi. Điều này bát đầu ngav từ khi cá nhân đó học
hỏi về một thế giới vật thể nhiều hơn là về chính mình. Và những vật
thể này ln được cảm nhận trong khn khổ mà chúng được cụ/thế
hóa thơng qua cái văn hóa mà ở đó cá nhân đó lớn lên. Mỗi cá nhản
cùng một lúc đều được trao cho những định hướng về không gian, trần
tục/ thực tại và chuẩn tắc”(2).
Con đường phát triển cúa cá nhân nói riêng và con người nói
chung, là cả chuồi thích nghi, như A. Haviland định nghĩa:
“Thích nghi (Adaptation) là một q trình mà qua đó các sinh
vật sống dành được những sự điều chỉnh có lợi trong một mối
trường có sẵn. và dành được những kết quả từ quá trinh đó; đấy là

( l , Sđd.
(2) W.A. H aviland(1996), Sđd, tr. 121.

17


những đặc tính của sinh vật sống, phù hợp chúng với một tập họp

các điều kiện cụ thể của môi trường mà, nói chung, chủng thấy
mình ở trong đó',(l).
“Như vậy, điểm lại các định nghĩa về văn hóa cho ta thấy
một cái nhìn tổng quát *ề những ý kiến của các nhà nghiên cứu
trong và ngồi nước. Nó thể hiện sự phong phú của các góc nhìn
khác nhau trong cơng việc của họ, song về cơ bản nó khơng đi
chệch khỏi quan niệm tống quát nhất về văn hóa đó là: Văn hóa
là cái khơng phải tự nhiên được tác động bởi bàn tay của con
người. Trên cơ sở những khái niệm đó. để có cái nhìn tổng thê, ta
khơng thể khơng xem xét đến các yếu tố: văn hóa, du khách...
trong du lịch, quản lý di sản... văn hỏa là cả vật chất và phi vật
chất. Văn hóa vật chất bao gồm các công cụ, sản phấm và các tài
nguyên văn hóa. Văn hóa tạo ra các phong cảnh tự nhiên, như các
ruộng lúa bậc thang của vùng núi phía bắc Việt Nam. Khi nhiều
người nói đến gìn giữ văn hóa. đó là văn hóa vật chất, cái mà họ
quan tâm trước tiên. Văn hóa phi vật chất phức tạp hơn. ẩn chứa
trong tiềm thức của các thành viên của một dân tộc. trong các
quy định chi phối sự ảnh hưởng lẫn nhau, trong những cách nhẹ
nhàng tách chúng rời ra. Văn hóa phi vật chất ấn trong ý nghĩa
biểu tượng của các đồ tạo tác. các mẫu thêu, màu sắc sử dụng
trong một tác phẩm nghệ thuật, hav trong lời của bài hát’' .
Tóm lại, từ nhiều góc độ khác nhau và do mục đích làm việc cua
các nhà nghiên cứu ta thấy những cách nhìn văn hóa rất phong phú.
Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi của văn hóa như lối sống, phong tục
tập qn, tín ngưỡng, tri thức, nghệ thuật, những sáng tạo của con
người trong việc ăn, mặc, ở và đi lại... đều được họ thống nhất. Chính
sự phong phú trong cách nhln nhận về văn hóa ẩy là tiền đề cho việc
xây dựng những sản phẩm du lịch văn hỏa đa dạng, hấp dần du khách.


(2)

Annalisa Koeman, IUCN Việt Nam. Michael di Gretiorio. CRES/Truníỉ tâm

Đơng Tây, Vàn hỏa vù Du Ịịch: C ác quan hệ dan xen phức tạp.

18


1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa
Di sản là nhũng giá trị văn hóa. lịch sư của các thế hệ trước đế
lại cho thế hệ sau. Di sản gồm có các di sản vật thể và phi vật thể.
Luật Di sản đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chú
nghĩa Việt Nam khóa X, kì họp thứ 9 thơng qua ngày 29 tháng 6
năm 2001:
ỉ. 1.2.1. Di sán văn hóa phi vật thê
Là sán phâm tinh thần có giá trị lịch sư. vãn hóa. khoa học.
được lưu giữ bàng trí nhớ. chữ viết, được lưu truyền bàng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chừ viết, tác phấm văn học. nghệ thuật,
khoa học, ngừ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp
sống, lễ hội. bí quyết về nghề thù công truyền thống, tri thức về y.
dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và những tri thức dân gian khác.
1.1.2.2. Dì sản văn hóa vật thể
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thẳng cảnh, di vật. cổ vật.
bảo vật quốc gia.
1.1.2.3. Dì tích lịch sử - văn hóa
Là cơng trình xây dựng, địa điềm và các di vật. cổ vật, bảo vật

quốc gia thuộc cơng trĩnh, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học.
1.1.2.4. Danh lam thắng cánh
Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử
thẩm mỹ, khoa học.
1.1.2.5. D i vật
Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa. khoa học.

19


1.1.2.6. Cổ vật
Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu hiểu vềlịch

sư.

văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuôi trớ lên.
1.1.2.7. Bảo vật quốc gia
Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệtquýhiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
1.1.2.8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích
thước, chất liệu, m ầu sắc, trang trí và những đặc điếm khác.
1.1.2.9. Sưu tập
Là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản
văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống
theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu đê
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
Theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế

giới được Hội nghị tồn thể Tổ chức Liên hợp quốc về Giáo dục,
Khoa học và V ăn hóa thơng qua tại kì họp thứ 17 họp tại Paris, với
chữ kí của Chủ tịch Hội nghị tồn thể ngày 23 tháng 11 năm 1972.
Theo đó, Điều 1, Di sản văn hóa là:
“D i tích: Các cơng trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội
họa hồnh trảng, các yếu tố hav cẩu trúc có tính chất khao cố, các
văn tự, các hang động và các cơng trình có sự kết hợp nhiều đặc
điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu, xét theo quan điếm lịch sử, nghệ
thuật hay khoa học

(Luật D i sản, Điều 4).

Từ trước đến nay, khi nói đến di sản, chúng ta đều hiểu là tất cá
những giá trị vật chất và tinh thần mà cha ông để lại cho chúng ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những di sản tích cực cịn có khơng ít những di
sản tiêu cực tạo thành những thói quen, tập tục truyền thống mà

20


khơng phái ngày một ngày hai có thể khắc phục được. Điều này
cũng cần phải biết để tránh trong quá trình phát triển đất nước.
Đứng ở góc độ khai thác du lịch thì chúng ta mới nhìn chu yêu
ỏ các di sản vật thể nhiều hưn phi vật thể.
1.1.3. Quan điểm về di sản văn hóa
Trong từng giai đoạn của lịch sử việc nhìn nhận vấn đề di sán
vãn hóa có khác nhau, tuy nhiên bằng cách này hav cách khác, di
san văn hóa dân tộc vẫn được báo vệ. Ke ca những lúc khó khăn
nhất trong chiến tranh như khi giặc Minh sang xâm lược nước ta.
với chính sách huỷ diệt văn hóa phá sạch, đốt sạch thì người dân,

bằng nhiều cách khác nhau vẫn cố gắng giữ gìn đến mức cao nhất
các di sản văn hóa của cha ông như việc chôn giấu bia kí, tượng hay
các tài liệu..., sau chiến tranh lại tìm cách hồi phục lại cho các thế
hệ sau này. Quan trọng hơn là cách giữ gìn di sản bàng con đường
truvền khẩu qua những truyền thuyết, chuyện cổ tích, dã sử, hương
ước, luật tục, lễ hội, tín ngưỡng, ca dao, tục ngừ, dân ca... Chính vì
giữ gìn được các di sản văn hóa mà nước Việt đã tồn tại vừng vàng
trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Các nhà nghiên
cứu đều cho ràng, trong thắng lợi của tất cả các cuộc chiến tranh ở
Việt Nam trước sự xâm lược tàn khốc của các kẻ thù. đều có sự
đóng góp của nền văn hóa dân tộc. Nếu khơng có nền tảng văn hóa
ấy thì người Việt Nam khó có thể thắng được những ké thù mạnh
hơn mình gấp bội. Nói như một nhà thơ thời chống Mỹ: “Bổn mươi
thế kỉ cùng ra trận'’ chính là ở ý nghĩa như vậy. Đương nhiên, trong
quá trình phát triển, sự coi trọng mặt này hay mặt khác hoặc có
những sai lầm, ấu trĩ trong việc ứng xử với các hiện tượng văn hóa






~

khác nhau là chuyện khơng thể tránh khỏi. Vì thế, vào những thời kì
nhất định đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự giữ gìn và phát
triến di sản văn hóa.
Trong q khử, nước ta phần lớn mới chỉ khai thác di sản văn
hóa ở các giá trị lịch sử và truyền thống yêu nước của ngàn năm văn


21




hiến để giáo dục, động viên, khích lệ tồn dân tộc vào công cuộc
chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, mà chưa có sự khai
thác để phục vụ kinh tế. Trong khi đó ở các nước trên thế giới, một
mặt họ không bỏ qua việc khai thác các giá trị văn hóa và lịch sử
của di tích, mặt khác, họ rất chú trọng đến việc khai thác các giá trị
văn hóa để phục vụ kinh tế. Đồng thời, họ cũng khơng bó qua việc
khai thác các giá trị văn hóa và lịch sử của di tích.
Đẻ khắc phục những thiếu sót ấy, quan điếm cơ bản về di sản
văn hóa của chúng ta được thể hiện rõ trong nghị quyết V của Ban
Chấp hành Trung ương khoá VIII:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đâm đà bản sắc dân tơc.




- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do
Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng.
- Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là
một sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách
mạng và sự kiên trì thận trọng.

Có thể nói, dưới ánh sáng của các quan điếm của Đảng và Nhà
nước những năm gần đây chúng ta mới chú trọng đến việc khai thác
các giá trị văn hóa nhằm mục đích kinh tế. Quan điểm kinh tế trong
văn hóa, dùng văn hóa làm kinh tế đang được tiến hành ngày càng
mạnh mẽ trong xu thể hội nhập hiện nay. Một trong những hướng
để thực hiện chiến lược ấy chính là khai thác các di sản văn hóa
phục vụ cho việc phát triển du lịch, biến văn hóa thành những sản
phẩm du lịch, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

22


1.2. Những vấn đề cấp bách đối vói du lịch hiện nay và quan

điểm của Nhà nưóc về phát triến du lịch
1.2.1. Khái niêm
(ỉu lich
m

Những thống kê cho thấy ngành du lịch luôn là mội ngành kinh
tế phát triển trên thế giới. Kết quá nghiên cứu cua Tố chức du lịch
thế giới (UNW TO) cho thấy ngành du lịch đã không ngừng phát
triển từ năm 1995, từ con số thu nhập 405 tỉ USD. lên đến 633 tí
năm 2004. Năm 2005 khách du lịch thế giới chi ra một sổ tiền là
678 tỉ USD, năm 2006 là 735 tỉ USD. Cịn năm 2007 ước tính 820 tỉ
USD. Ket quả của năm 2006 đã vượt ngồi mọi dự tính, ngành du
lịch toàn cầu ghi nhận 842 triệu khách đến, tương ứng với một ti lệ
tăng trướng là 4,5%. cho dù dịch cúm gia cầm, vấn đề chống khủng
bố và giá xăng dầu tăna cao đã gây ít nhiều lo lắng trên thế giới1" .
Tình hình suy thối kinh tế từ 2008 có tác động khá mạnh đến du

lịch, tuy nhiên, so với một số ngành kinh tế khác thì mức độ chịu
ảnh hưởng của du lịch tuỳ thuộc vào từng nơi. Bới vì suy thối kinh
tể làm cho giá ca dịch vụ và các tour giá rẻ tăng lên. đối với một số
người đây lại là cơ hội hiếm có để đi du lịch.
uDu lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian
nhất định” (Luật Du lịch, Điều 4).
Theo cách hiếu như vậy thì đây là một chuyến du hành đế tiêu
khiển hay giải trí, nghĩa là thay dổi chồ ở của con người qua một
chuyến đi từ nơi này đến nơi khác đế vui vẻ, thoải mái, đế thư giãn
như một phương pháp trị liệu cho sảng khoái cơ thế và đầu óc.
“Du lịch là đi chơi và trải nghiệm. Du lịch văn hóa là một loại
hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour

s ự kiện (chuyên san của Tạp chí Cộng sản), số 26, ngày 25 tháng 12.

23


lữ hành tham quan các cơng trình văn hóa cổ kim. Chẳng hạn, đi du
lịch văn hóa Paris thì cần thăm nhà thờ Đức Bà (Notre Dame de
Paris, Khải Hoàn Mơn, tháp Tel, điện Pantheon, báo tàng Louvre.
điện Versaille... Đi du lịch văn hóa Hà Nội thì cần thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh, bao
tàng Lịch sử quân sự, Cột Cờ, Đoan Môn, Cửa Bắc,...,,(l).
Đối với các nhà nghiên cứu nước ngồi, việc thám hiêm các
vùng đất lạ ln là khao khát đã ăn sâu vào máu cúa người phương
Tây. Tuy nhiên, đó chỉ mới là những cuộc khám phá và tìm kiếm các

vùng đất mới vì mục đích kinh tế và thực dân, mà chưa có mục đích
du lịch. Với tư cách là một ngành và là đối tượng nghiên cứu thì du
lịch được xác định đầu tiên vào năm 1941, Hunziker & K rapí cho
rằng: “du lịch là sự tống hợp của các hiện tượng và các mối quan hệ
nảy sinh ra từ việc du hành và ở lại (qua đêm) ở một nơi nào đó cua
những người khơng phái là cư dân của nơi đó; do vì sự việc này
khơng dẫn đến việc ở định cư lâu dài, nên những người đó khơng
tham gia vào bất kỳ hoạt động để kiếm thu nhập nào cho họ".
Trong khi đó p. Bums thì lại “muốn gợi ý rằng có một cách
tiếp cận du lịch đặc biệt hữu hiệu, đó là coi du lịch là một hệ thống
hay tập hợp các tiểu hệ thống’* và ơng đã trình bày cả một bang các
định nghĩa của nhiều tác giả và ông cũng giải thích sự muôn màu
muôn vẻ của các định nghĩa đó như sau:
“Chừng nào những giả thiết và mục đích hình thành nên định
nghĩa cịn có nghĩa, thì khi đó sự giải thích có thể đưa được vào
khung cảnh thích hợp của nó”(2). Hơn nừa “du lịch là một tập hợp
toàn cầu về các hoạt động xuyên nhiều nền vãn hóa,?(3).

(1) Trần Quốc Vượng (2004), Sđd.
(2) P.M. Burns (1999), An introduclion tu tourism and A nthropology. Nxb.
Routlege, London và N ew York. tr. 29.

,3)Sđd. tr. 71.

24


Với định nghĩa như vậy, thì du lịch là mộl cách chuyến tải và
do vậy cũng là cách thay đổi văn hóa; vì theo UNFPA (State o f
world populatỉon 2008) “văn hóa khơng tĩnh”. Theo A. Haviland.

văn hóa thay đổi thơng qua bốn cách: đổi mới, phát tán văn hóa.
mai một văn hóa và tiếp biến văn hóa, “nguyên nhân của thay đồi là
rất nhiều, bao gồm cả những hậu quả bất ngờ từ chính các hoạt
động hiện tại"111.
Đối tượng của du lịch là du khách cùng chính p. Burns đã dẫn
định nghĩa về du khách cua Tổ chức Du lịch Thế giới ulà bao gồm
tất cả, ít hay nhiều thì cũng tính đến tất cả những ai đi du hành (chỉ
ngoại trừ những người làm công được tra lương, và những người di
c ư ...) ”<2), để khái quát cho rất nhiều định nghTa về du khách.
1.2.2. Những vấn đề cấp bách đối vói du lịch hiện nay

Sự phát triến của khoa học kĩ thuật càng ngày càng làm cho thế
giới trở nên nhỏ bé. Ngày nay, việc đi từ nơi này sang nơi khác trên
thế giới khơng cịn là một điều khó khăn như trước đây. Điều mà
Giuyn Vecnơ mơ ước hai mươi ngày đi vòng quanh thế giới bây giờ
là việc bình thường và ngắn hơn nữa. Với những phương tiện giao
thông hiện đại, người từ khu vực này đi sang khu vực khác của thế
giới đang diễn ra hàng ngày. Vì thế, việc đi du lịch trở thành một
hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục và ngày càng phát triến.
Có thể nói, đi du lịch đã trở thành nhu cầu tiềm ấn trong mỗi
người và nó dễ dàng được thỏa mân khi có cơ hội và điều kiện. Chỉ
một ví dụ sau đây đã cho thấy hoạt động di lịch ngày càng tăng.
Tính riêng trên thị trường du lịch MICE, “Tổ chức Du lịch Quốc tế
đã tính tốn là thị trường hàng năm có giá trị sản phẩm khoảng 300

(1) W.A. Haviland (1996), Cultural cinthropology, the 8'h edìtion, Harcourt
Brace College Publishers, tr. 121.
(2) P.M. Burns (1999), An introduction to tourism an d Anthropology, Nxb.
R

25


×