Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giao an buoi 2 Khoa su dia 45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.33 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 3 (Từ 24 /9/ 2012 đến 28 /9/2012) Ngµy so¹n: 22/9/2012 Ngày giảng: Từ 24/9 đến 28/9/2012. TiÕt 1 : Chµo cê. Thø hai ngµy 24 th¸ng 9 n¨m 2012 lỚP: 5A(T3),5B (T4),5C (T5). KHOA HỌC : BÀI 5 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ I. Mục tiêu Giúp HS: - Kể tên được những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để bảo đảm mẹ và thai nhi khoẻ - Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên trong gia đình phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai II. Chuẩn bị - Các hình minh hoạ Tr 12- 13 sgk - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm ta bài cũ - Cơ thể người được hình thành như thế nào? - Hãy mô tả quá khái quát trình thụ thai? 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung 1. Phụ nữ có thai và không nên làm gì? - Y/c thảo luận nhóm Quan sát H Tr 12 và những hiểu biết của mình để nêu những việc nên làm và không nên làm khi mang thai? - Gọi các nhóm trình bày - Gv ghi các ý kiến lên bảng để tạo thành 1 phiếu hoàn chỉnh - Gọi HS đọc lại - Y/c HS đọc mục BCB 2. Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai - Y/c thảo luận cặp và TLCH. Hoạt động học - Hs trả lời. - 4 nhóm thảo luận. - Các nhóm khác nghe, nhận xét bổ sung -2 HS đọc lại - HS đọc nối tiếp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Quan sát H 5, 6, 7 Tr13 sgk và cho biết các thành viên trong gia đình đang làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai? Hãy kể thêm những việc làm khác mà các thành viên trong gia đình có thể làm để giúp đỡ phụ nữ khi mang thai? - Nhận xét bổ sung * Gv KL 3. Trò chơi đóng vai - GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm1 tình huống đóng vai + Tình huống 1: Em đang đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô lan hàng xóm đi cùng đường. Cô Lan đang mang bầu lại phải sách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó? + Tình huống 2:... - GV gợi ý cho HS đóng vai theo chủ đề: có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai - Gọi các nhóm lên trình bày - Nhận xét * KL: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. 4. Củng cố, dặn dò - Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh? - Tại sao nói rằng: chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người? - Nhận xét giờ - Về học bài và chuẩn bị bài sau.. - HS thảo luận và trả lời: người chồng làm giúp vợ việc nặng, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ... – Con: cần giúp mẹ những việc phù hợp với khả năng lứa tuổi của mình: nhặt rau, lau nhà, lấy quần áo... – những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ khoẻ mạnh, vui vẻ, em bé sẽ phát triển tốt khoẻ mạnh - HS nghe - 4 nhóm thảo luận và đóng vai( 2 nhóm 1 tình huống). - Các nhóm lên đóng vai. - HS nối tiếp trả lời. Chiều: Khoa: lớp 5C(T6) + Chiều Thứ 3(25/9) lớp 5A(T6) +Chiều Thứ 5(27/9) lớp 5B(T6) KHOA HỌC : BÀI 6 TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu Giúp HS:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kể được một số đặc điểm chung của 1 số trẻ em ở 1 số giai đoạn: dưới 3 tuổi, 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi - Nêu được đặc điểm của tuổi dậy thì II. Chuẩn bị - Các hình vẽ 1, 2 ,3 - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm ta bài cũ - Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh? 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung 1.Sưu tầm và giới thiệu ảnh - GV cho HS xem bức ảnh mà mình mang đến lớp và giới thiệu qua về những bức ảnh đó. 2. Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, phổ biến cách chơi, luật chơi - Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp - GV nêu đáp án đúng * KL. 3. Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người - Y/ c HS hoạt động theo cặp. Hoạt động học - HS trả lời. - 5 – 6 HS nối tiếp giới thiệu. - Trò chơi Ai nhanh ai đúng - HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả vào giấy và báo cáo Lứa Ảnh Đặc điểm nổi bật tuổi minh hoạ Dưới 3 ảnh 2 b) Ở lứa tuổi này, tuổi chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ... Từ 3 – ảnh 1 a) Ở lứa tuổi này, 6 tuổi chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng không bằng lứa tuổi trước... Từ 6ảnh 3 c) Ở lứa tuổi này. 10 tuổi chiều cao vẫn tiếp tục tăng....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gv hướng dẫn: - 2 HS cùng bàn trao đổi thảo luận và + Đọc thông tin sgk Tr15 trả lời + TLCH: tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp - GV HD các câu hỏi nhỏ - HS trả lời từng câu hỏi + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào? + Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không? + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? * GV KL: Ở lứa tuổi như các em, con gái khoảng từ 10 – 15 tuổi, con trai muộn hơn khoảng từ 13 – 17 tuổi là lứa tuổi dậy thì. Lúc này cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần.. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Về học bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 7: LỊCH SỬ Lớp 4D Sáng Thứ 3(25/9) lớp 4C(T4) Chiều Thứ 4(26/9) lớp 4A(T7) Sáng Thứ 5(27/9) lớp 4B(T1). Bài:. NƯỚC VĂN LANG. I.Mục đích – Yêu cầu : - Nắm được một số sư kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ : + Khoản năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa,đúc đồng làm vũ khí và dụng cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, hợp nhau thành các làng bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu ; ngày lệ hội thường đua thuyền, đấu vật…….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - HS khá giỏi cần biết thêm một số thông tin như chuẩn kiến qui định ở trang 106. - Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết . II.Đồ dùng dạy học -Hình trong SGK phóng to -Phiếu học tập của HS . Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ . III.Hoạt động trên lớp : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1.Ổn định: 2.KTBC : -GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu : Nườc Văn Lang b.Tìm hiểu bài : *Hoạt động cá nhân: - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . -Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh , xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian . -GV hỏi : +Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ? +Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ? +Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. +Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? +Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. -GV nhận xét và sữa chữa và kết luận. *Hoạt động theo cặp:: (phát phiếu học tập ). HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -HS hát . -HS chuẩn bị sách vở. -HS lắng nghe. -HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang ; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian .. -Nước Văn Lang. -Khoảng 700 năm trước. -1 HS lên xác định . -Ở khu vực sông Hồng ,sông Mã,sông Cả. -2 HS lên chỉ lược đồ.. -HS có nhiệm vụ đọc SGK và trả lời. +Người đứng đầu trong nhà nước Văn -Là vua gọi là Hùng Vương. Lang là ai?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> +Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì? +Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là gì? -GV kết luận. *Hoạt động theo nhóm: -GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . Sản xuất Ăn, uống Mặc và trang điểm Ở Từ ngữ :Lễ hội ;Lúa ;Khoai ;Cây ăn quả;Ươm tơ, dệt vải ;Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày ;Nặn đồ đất ;Đóng thuyền ;Cơm, xôi ;Bánh chưng, bánh giầy ;Uống rượu ;Làm mắm ;Phụ nữ dúng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.;Nhà sàn ;Quây quần thành làng ;Vui chơi nhảy múa ;Đua thuyền ;Đấu vật -Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng thống kê. -Sau khi điền xong GV cho vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. -GV nhận xét và bổ sung. *Hoạt động cả lớp: - GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. -GV nhận xét, bổ sung và kết luận . 4.Củng cố - Dặn dò: -Cho HS đọc phần bài học trong khung. -Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt. -GV nhận xét, bổ sung. -Về nhà học bài và xem trước bài “Nước Âu Lạc”. -Nhận xét tiết học. Tiết 8: ĐỊA LÝ Lớp 4D Chiều Thứ 4(26/9) lớp 4A(T7). -Là lạc tướngvà lạc hầu , họ giúp vua cai quản đất nước. -Dân thướng gọi là lạc dân.. -HS thảo luận theo nhóm. -HS đọc và xem kênh chữ , kênh hình điền vào chỗ trống. -Người Lạc Việt biết trồng đay, gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúc đồng làm vũ khí, công cụ sản xuất và đồ trang sức … -Một số HS đại diện nhóm trả lời. -Cả lớp bổ sung. -3 HS đọc.. -Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, “Mai An Tiêm”,... -Tục ăn trầu, trồng lúa , khoai…. -HS cả lớp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sáng Thứ 5(27/9) lớp 4B(T1 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I.Mục đích – Yêu cầu : - Nêu được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao…….. - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc HLS: + Trang phục : mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ… + Nhà sàn : được làm bằng các vật liệu tự nhiên như : gỗ, tre, nứa… -Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS . II.Đồ dùng dạy học -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III.Hoạt động trên lớp : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.KTBC : -Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn? -Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? -GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi ĐB b.Phát triển bài : *Hoạt động nhóm: 1/.Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người : *Hoạt động cá nhân : -GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: +Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ? +Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS . +Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. +Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ?. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Hát vui. -HS cả lớp . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét , bổ sung .. -HS trả lời . +Dân cư thưa thớt . +Dao, Thái ,Mông … +Thái, Dao, Mông . +Vì có số dân ít ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> +Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao? -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2/.Bản làng với nhà sàn : *Hoạt động nhóm: -GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi : +Bản làng thường nằm ở đâu ? +Bản có nhiều hay ít nhà ? +Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ? +Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? +Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? -GV nhận xét và sửa chữa . 3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục : *Hoạt động nhóm : -GV cho HS dựa vào mục 3 ,các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội , trang phục trả lời các câu hỏi sau : +Chợ phiên là gì ? Nêu những hoạt động trong chợ phiên . +Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ .Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ? (dựa vào hình 2) . +Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . +Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? +Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 . -GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời . 4.Củng cố - Dặn dò: -GV cho HS đọc bài trong khung bài học . -GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội …của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn .. +Đi bộ hoặc đi ngựa . -HS kác nhận xét, bổ sung .. -HS thảo luận và đại diên nhóm trình bày kết quả . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Ở sườn núi cao +Có khoảng 10 nóc nhà +Tránh ẩm thấp và thú dữ +Làm bằng vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ. -HS được chia làm 5 nhóm và mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi . +Chợ phiên được họp vào một ngày nhất đinh. Đông vui, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, kết bạn… +Hội chơi mùa xuân, hội xuống đồng +Vào mùa xuân, có thi hát, múa sạp, ném còn -Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung . -3 HS đọc ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”. -Nhận xét tiết học .Tuyên dương hs. -HS cả lớp .. Thø ba ngµy 25 th¸ng 9 n¨m 2012 KHOA HỌC : lỚP: 4A(T1),4B (T2),4C (T3) VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Kể được tên có chứa nhiều chất đạm và chất béo. -Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo. -Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo. II/ Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho-mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa. -4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo. -HS chuẩn bị bút màu. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ. 1) Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ? 2) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ? -Nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Vai trò của chất đạm và chất béo. -Yêu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn. * Hoạt động 1: Những thức ăn nào có. Hoạt động của học sinh -HS trả lời.. -HS lắng nghe. -HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò, ….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chứa nhiều chất đạm và chất béo ? ªMục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ? -Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.. -Làm việc theo yêu cầu của GV.. -HS nối tiếp nhau trả lời: Câu trả lời đúng là: +Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm là: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho-mát, gà. +Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc. -HS nối tiếp nhau trả lời. -Thức ăn chứa nhiều chất đạm là: cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà, đậu phụ, ếch, … -Thức ăn chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, lạc rang, đỗ tương, …. Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ? -Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày. * GV chuyển hoạt động: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy ? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng. * Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo. ªMục tiêu: -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm. -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo. ªCách tiến hành: -Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ? -Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ? -Trả lời. * Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia -HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> vào việc giúp cơ thể con người phát triển. -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13. * Kết luận: +Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người. +Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K. * Hoạt động 3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn” ªMục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gố từ động vật và thực vật. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV hỏi HS. +Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ? +Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ? -Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé ! § Bước 2: GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau: -Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS. -GV vừa nói vừa giơ tờ giấy A3 và các chữ trong hình tròn: Các em hãy dán tên những loại thức ăn vào giấy, sau đó các loại thức ăn có nguồn gốc động vật thì tô màu vàng, loại thức ăn có nguồn gốc thực vật thì tô màu xanh, nhóm nào làm đúng nhanh, trang trí đẹp là nhóm chiến thắng. -Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút. -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và gợi ý cách trình bày theo hình cánh hoa hoặc hình bóng bay. § Bước 3: Tổng kết cuộc thi. -Yêu cầu các nhóm cầm bài của mình. -2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. -HS lắng nghe.. -HS lần lượt trả lời. +Thịt gà có nguồn gốc từ động vật. +Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật. -HS lắng nghe.. -Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, chuẩn bị bút màu. -HS lắng nghe.. -Tiến hành hoạt động trong nhóm.. -4 đại diện của các nhóm cầm bài của mình quay xuống lớp. -Câu trả lời đúng là: +Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trước lớp. -GV cùng 4 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp nhất.. +Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho-mát, thịt gà, cá, tôm. +Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu ăn, lạc, vừng. +Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ.. -Tuyên dương nhóm thắng cuộc. -Từ động vật và thực vật. * Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ? 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài, nhắc nhỏ những HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. Tiết 4: LỊCH SỬ: (Đã soạn thứ hai ngày 24/9) Buổi chiều:Lớp 5A Tiết 6: KHOA HỌC: (Đã soạn thứ hai ngày 24/9) Tiết 7: LỊCH SỬ: Cuéc ph¶n c«ng ë kinh thµnh HuÕ I. Mục tiêu HS biết: - Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và 1 số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1885- 1896) - Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. II. Chuẩn bị - Bản đồ hành chính VN - Phiếu học tập - Hình trong sgk III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu những đề nghị canh tân đất. Hoạt động học - HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> nước của Nguyễn Trường Tộ? 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Nội dung 1. Người đại diện phía chủ chiến - GV nêu vấn đề - Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với thực dân pháp như thế nào?. - Nhân dân ta phản ứng thế nào trước việc triều đình kí hiệp ước với TD Pháp? - Gv nhận xét và tổng kết 2. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế. - GV chia nhóm y/c thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?. - HS nghe - Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phái: + Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với TD Pháp + Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống TD Pháp, giành lại độc lập... - ND ta không chịu khuất phục TD Pháp. - 4 nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu - Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu để bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù ông quyết định nổ súng trước để dành thế chủ động.. - Đêm ngày 5- 7 – 1885, cuộc phản +( Cuộc phản công diễn ra khi nào? công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản tiếng nổ rầm trời của súng thần công của quân ta như thế nào? Vì sao công....Quân ta chiến đấu oanh liệt dũng cuộc phản công bị thất bại? cảm nhưng vũ khí lạc hậu lực lượng ít. Từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước - Gọi đại diện báo cáo kết quả - Gv nhận xét và kết luận 3. Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm nghi và phong trào Cần Vương - ...Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm - Sau khi cuộc phản công ở kinh Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng núi thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.Tại Thuyết đã làm gì? việc làm đó có ý đây ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm nghĩa như thế nào với phong trào Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi ND.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> chống Pháp của nhân dân ta? - GV y/c thảo luận nhóm + Tìm hiểu về ông vua yêu nước Hàm Nghi và chiếu Cần Vương - Gọi HS trình bày KQ thảo luận - GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi - Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?. cả nước đứng lên giúp vua. - HS thảo luận nhóm theo y/c - 3 HS trình bày- cả lớp theo dõi bổ sung + Phạm Bành, Đinh Công Tráng, ( Ba Đình - Thanh Hoá) + Phan Đình Phùng( Hương Khê – Hà Tĩnh) + Nguyễn Thiện Thuật ( Bãi Sậy- Hưng Yên) - HS nối tiếp đọc. * GV tóm tắt ND * Bài học ( sgk ) 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Về học bài và sưu tầm tranh ảnh tư liệu về kinh tế, XHVN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tiết 8: ĐỊA LÍ: Bài : KHÍ HẬU I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh nêu được đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ) ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản. - Khắc sâu kiến thức về đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. - Giáo dục hs biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân khi thay đổi thời tiết. II. Đồ dùng dạy học :. GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam + Bản đồ khí hậu Việt Nam + Quả địa cầu. HS : Sgk + vở BTĐL. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy. Hoạt động học. A. Kiểm tra bài cũ : - Y/c hs trình bày đặc điểm chính của địa - 2 hs lên bảng trả lời. hình nước ta. - Lớp nhận xét bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu ? B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : (1’) 2ẩnCcs hoạt động học tập : (27’) 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa HĐ1 : ( làm việc theo 6 nhóm) - Yêu cầu hs trong nhóm quan sát quả địa cầu, hình 1 và đọc nội dung sgk, rồi thảo luận nhóm theo các gợi ý sau : + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào ? - HS trong nhóm quan sát quả địa Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng cầu, hình 1 và đọc nội dung sgk, hay lạnh ? rồi thảo luận nhóm theo các gợi ý + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió của GV. mùa ở nước ta. + Hoàn thành bảng sau: Thời gian Hướng gió chính gió mùa thổi Tháng 1 - Đại diện các nhóm hs trả lời câu Tháng 7 hỏi. ( Lưu ý: Tháng 1: đại diện cho mùa gió đông - HS khác nhận xét, bổ sung. bắc. Tháng 7: đại diện cho mùa gió tây nam - HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ. hoặc đông nam) - GV sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời. - HS thảo luận, đại diện các nhóm - Gọi 2 hs lên chỉ hướng gió tháng 1 và lên gắn bảng. tháng7 trên bản đồ. * Đối với hs khá, giỏi - GV yêu cầu hs thảo luận, điền chữ và mũi tên để được sơ đồ sau trên bảng. ( GV đưa 6 tấm bìa nhận xét, bổ sung. ghi sẵn nội dung để gắn lên bảng). - 2 hs lên bảng chỉ dãy núi Bạch - Kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió Mã trên bản đồ Địa lí tự nhiên mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo VN. mùa. 2- Khí hậu giữ các miền có sự khác nhau - HS làm việc theo cặp với các gợi * HĐ2 : ( làm việc theo cặp ) ý của GV. - GV gọi 2 hs lên bảng chỉ dãy núi Bạch mã trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. - HS trình bày kết quả làm việc.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Yêu cầu hs làm việc theo cặp với các gợi ý trước lớp. sau: Dựa vào bảng số liệu và đọc sgk, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, Cụ thể : + Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 ; - 2 hs nêu. + Về các mùa khí hậu ; + Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm. - HS lắng nghe và thực hiện. - GV sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời. Kết luận : Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. MB có mùa đông lạnh, mưa phùn; MN nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 3- Ảnh hưởng của khí hậu *HĐ3 : ( làm việc cả lớp ) - GV yêu cầu hs nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV liên hệ thực tế giáo dục hs. - GV nhận xét tiết học, dặn dò hs.. Thø t ngµy 26 th¸ng 9 n¨m 2012 KHOA HỌC. Buổi chiều:Lớp 4A ( T6) Sáng Thứ 5(27/9) lớp 4B(T2) VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. -Biết được vai trò của thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. -Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. II/ Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh họa ở trang 14, 15 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Có thể mang một số thức ăn thật như: Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -4 tờ giấy khổ A0. -Phiếu học tập theo nhóm. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng hỏi. 1) Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng ? 2) Chất béo có vai trò gì ? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo ? 3) Thức ăn chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng học tập mà GV yêu cầu từ tiết trước. -GV đưa các loại rau, quả thật mà mình đã chuẩn bị cho HS quan sát và hỏi: Tên của các loại thức ăn này là gì ? Khi ăn chúng em có cảm giác thế nào ? -GV giới thiệu: Đây là các thức ăn hằng ngày của chúng ta. Nhưng chúng thuộc nhóm thức ăn nào và có vai trò gì ? Các em cung học bài hôm nay để biết điều đó. * Hoạt động 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. ªMục tiêu: -Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. -Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV tiến hành hoạt động. Hoạt động của học sinh -HS trả lời.. -Các tổ trưởng báo cáo. -Quan sát các loại rau, quả mà GV đưa ra. -1 đến 2 HS gọi tên thức ăn và nêu cảm giác của mình khi ăn loại thức ăn đó. -HS lắng nghe.. -Hoạt động cặp đôi. -2 HS thảo luận và trả lời..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> cặp đôi theo định hướng sau: -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK và nói với nhau biết tên các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. -Gợi ý HS có thể hỏi: Bạn thích ăn những món ăn nào chế biến từ thức ăn đó ? -Yêu cầu HS đổi vai để cả 2 cùng được hoạt động. -Gọi 2 đến 3 cặp HS thực hiện hỏi trước lớp. -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm nói tốt. § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ ? -GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng. -GV giảng thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: sắn, khoai lang, khoai tây, … cũng chứa nhiều chất xơ. * GV chuyển hoạt động: Để biết được vai trò của mỗi loại thức ăn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài ! * Hoạt động 2: Vai trò của vi-tamin, chất khoáng, chất xơ. ªMục tiêu: Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước. ªCách tiến hành: § Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng. -GV chia lớp thành 4 nhóm. Đặt tên cho các nhóm là nhóm vi-tamin, nhóm chất khoáng, nhóm chất xơ và nước, sau đó phát giấy cho. -2 đến 3 cặp HS thực hiện. -HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ kể 1 đến 2 loại thức ăn. -Câu trả lời đúng là: +Sữa, pho-mát, giăm bông, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá, tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu, … +Các thức ăn có nhiều chất xơ là: Bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, súp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đũa, rau muống, …. -HS chia nhóm nhận tên và thảo luận trong nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy.. -Trả lời. +Vi-ta-min: A, B, C, D. +Vi-ta-min A giúp sáng mắt, Vi-ta-min D giúp xương cứng và cơ thể phát triển, Vi-ta-min C chống chảy máu chân răng, Vi-ta-min B kích thích tiêu hoá, … +Cần cho hoạt động sống của cơ thể..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> HS. -Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau: Ví dụ về nhóm vi-ta-min. +Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. +Nêu vai trò của các loại vi-tamin đó.. +Bị bệnh. -Trả lời: +Chất khoáng can-xi, sắt, phốt pho, … +Can xi chống bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Sắt tạo máu cho cơ thể. Phốt pho tạo xương cho cơ thể. +Chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men tiêu hoá, thức đẩy hoạt động sống. +Bị bệnh. +Thức ăn chứa nhiều vi-ta-min có -Trả lời: vai trò gì đối với cơ thể ? +Các loại rau, các loại đỗ, các loại khoai. +Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ ra +Chất xơ đảm bảo hoạt động bình sao ? thường của bộ máy tiêu hoá. Ví dụ về nhóm chất khoáng. -HS đọc phiếu và bổ sung cho nhóm bạn. +Kể tên một số chất khoáng mà em biết ? +Nêu vai trò của các loại chất -HS lắng nghe. khoáng đó ? +Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ ra sao ? Ví dụ về nhóm chất xơ và nước. +Những thức ăn nào có chứa chất xơ ? +Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể ? -Sau 5 phút gọi 3 nhóm dán bài của mình lên bảng và 3 nhóm cùng bổ sung để có phiếu chính xác. § Bước 2: GV kết luận: -Vi-ta-min là những chất tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, chúng ta rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vita-min, cơ thể sẽ bị bệnh. Chẳng hạn: Thiếu vi-ta-min A sẽ mắc bệnh.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> khô mắt, quáng gà. Thiếu vi-ta-min D sẽ mắc bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu vi-ta-min C sẽ mắc bệnh chảy máu chân răng. Thiếu vi-ta-min B1 sẽ bị phù, … -Một số khoáng chất như sắt, canxi … tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Ngoài ra, cơ thể còn cần một lượng nhỏ một số chất khoáng khác để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng, cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ: Thiếu sắt sẽ gây chảy máu. Thiếu can-xi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu i-ốt sẽ sinh ra bướu cổ. -Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá bằng việc tạo thành phân giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài. -Nước chiếm hai phần ba trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất đọc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, để cung cấp đủ nước cho cơ thể hằng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. * Hoạt động 3: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-tamin, chất khoáng và chất xơ. -Mục tiêu: Biết nguồn gốc và kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-tamin, chất khoáng và chất xơ. -Cách tiến hành: § Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước: -Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS, phát phiếu học tập. -HS chia nhóm và nhận phiếu học tập. -HS thảo luận theo nội dung phiếu học tập.. -Đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> cho từng nhóm. -Yêu cầu các em hãy thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. -Sau 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu học tập lên bảng và đọc. Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. § Bước 2: GV hỏi: Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ có nguồn gốc từ đâu ? -Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. 3.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -HS xem trước bài 7. Tiết 6+ 7: LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ: (Đã soạn thứ hai ngày 24/9). Thø n¨m ngµy 27 th¸ng 9 n¨m 2012 Tiết 1: Tiết 2: Tiết 3+ 4: Tiết 5: Tiết 6+ 7:. LỊCH SỬ: (Đã soạn thứ hai ngày 24/9) KHOA: (Đã soạn thứ tư ngày tư 26/9) ( Lớp 4B) LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ: (Đã soạn thứ ba ngày 25/9) ( Lớp 5C) KHOA: (Đã soạn thứ hai ngày 24/9) LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ: (Đã soạn thứ ba ngày 25/9) ( Lớp 5B).

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×