Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích chiến lược Kinh doanh quốc tế của công ty Samsung Electronics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.52 KB, 27 trang )

Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY
SAMSUNG ELECTRONICS
Giảng viên: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Danh sách nhóm: 03

FT003-2017

Trang1


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ

CÔNG TY SAMSUNG

ELECTRONICS
1.1.

Giới thiệu sơ lược về cơng ty Samsung Electronics


Tập đồn Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul vào năm 1938, là một tập
đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Tập
đồn có nhiều cơng ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung.
Samsung Electronics là một trong ba chi nhánh quan trọng nhất của Tập đoàn
Samsung, được thành lập năm 1969 tại Taegu – Hàn Quốc. Hiện tại, Samsung
Electronics được đánh giá là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới theo
doanh thu và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012. Samsung Electronics
có nhiều nhà máy lắp ráp và mạng lưới bán hàng trên 88 quốc gia và số nhân viên lên
đến 370.000 người, với các thông tin chính như sau:
Logo cơng ty:
Trụ sở chính: Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
Chủ tịch công ty: Lee Kun-Hee
CEO: Ts. Oh-Hyun Kwon
Khu vực hoạt động: Tồn cầu
Loại hình : Cơng ty con

Ngành nghề kinh doanh:
- Điện tử tiêu dùng
- CNTT và truyền thơng di động
- Thiết bị gia đình
- Bán dẫn và các giải pháp thiết bị
1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty
1.2.1. Giai đoạn 1969-1979: Đa dạng hóa sản phẩm điện tử:
Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969 và nhanh chóng trở thành một
hãng sản xuất lớn trên thị trường Hàn Quốc.
FT003-2017

Trang2



Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Trong thời gian ban đầu này, sự tăng trưởng mạnh mẽ là nhờ vào tăng cường mảng
thiết bị điện tử và công ty đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm của mình lần đầu tiên.
Samsung Electronics cũng mua khoảng 50 phần cổ phần tại Korea Semiconductor, củng
cố hơn nữa vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất chất bán dẫn của Samsung Electronics.


Năm 1980:

Bắt đầu sản xuất máy điều hòa khơng khí
Mở Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển ở Suwon
Sáp nhập với Samsung Semiconductor Co.


Năm 1982:

Korea Telecommunications Co. được đổi tên thành Samsung Semiconductor &
Telecommunications Co.
Sản xuất 10 triệu chiếc TV trắng đen
Thành lập một công ty sản xuất trực thuộc đầu tiên ở nước ngoài tại Bồ Đào Nha
Mảng bán dẫn được chuyển sang Korea Electronics Information Co.


Năm 1983:

Bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân (PC)



Năm 1984:

Xuất khẩu đầu đọc VCR đầu tiên sang Hoa Kỳ
Công ty đổi tên thành "Samsung Electronics Co. Ltd"
Doanh thu vượt 1 ngàn tỉ won


Năm 1986:

Phát triển đầu ghi băng video 4mm nhỏ và nhẹ nhất thế giới

FT003-2017

Năm 1987:
Trang3


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Viện Cơng Nghệ Cao Samsung (SAIT) được thành lập vì mục đích nghiên cứu và
phát triển


Năm 1988:

Samsung Semiconductor & Telecommunications Co. sáp nhập với Samsung

Electronics. Đồ dùng gia dụng, thiết bị viễn thơng và chất bán dẫn được chọn làm các
dịng kinh doanh then chốt


Năm 1989:

Sản xuất trên 20 triệu chiếc TV màu
1.2.2. Giai đoạn 1990 – 1993: Cạnh Tranh trong một Thế Giới Kỹ Thuật Biến
Động
Đầu thập niên 1990 có những thử thách lớn đối với các doanh nghiệp kỹ thuật cao.
Các hoạt đông sáp nhập, liên kết và mua lại là việc bình thường trong khi sự cạnh tranh
và hợp nhất nổi lên mạnh mẽ.
Các công ty chịu sự thúc ép phải cân nhắc về việc bán công nghệ và dịch vụ của
mình. Cơng việc kinh doanh bắt đầu tràn qua biên giới giữa các nước và các công ty.
Samsung Electronics tận dụng hầu hết các cơ hội này bằng cách tái tập trung chiến lược
kinh doanh của mình để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị trường.


Năm 1991:

Phát triển điện thoại di động


Năm 1992:

Phát triển hệ thống điện thoại di động
Phát triển DRAM 64Mb đầu tiên trên thế giới
Sản xuất trên 10 triệu robot công nghiệp
Bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc
FT003-2017


Trang4


Quản trị Kinh doanh Quốc tế



GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Năm 1993:

Viện Công Nghệ Cao Samsung (SAIT) phát triển đầu ghi đĩa video kỹ thuật số đầu
tiên (DVD-R)
Tập Đoàn Samsung áp dụng nhân dạng cơng ty
Tập Đồn Samsung cơng bố "Hệ Thống Quản Lý Mới"
1.2.3. Giai đoạn 1994 – 1996: Trở thành một Lực Lượng Toàn Cầu
Vào giữa những năm 1990, Samsung Electronics cải cách cơng việc kinh doanh
của mình thơng qua quyết tâm sản xuất ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới, mang lại sự
hài lòng chung của khách hàng và là một doanh nghiệp tốt – tất cả đều nằm trong tầm
nhìn "chất lượng là trên hết".
Trong thời gian này, 17 sản phẩm khác nhau, từ chất bán dẫn đến màn hình máy
tính, màn hình TFT-LCD đến TV sử dụng ống phóng điện tử, được xếp vào nhóm năm
sản phẩm dẫn đầu trên thị trường toàn cầu trong từng lĩnh vực tương ứng, và 12 sản
phẩm khác đạt được thứ hạng hàng đầu trên thị trường trong lĩnh vực của chúng. Ở vị trí
Số 1 cũng có nghĩa là thực hiện nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp, dù mục đích là an
sinh xã hội, bảo vệ mơi trường, các sự kiện văn hóa hay thể thao. Để đạt được mục tiêu
đó, Samsung Electronics tham gia tích cực vào thị trường hàng thể thao, và nhờ những
nỗ lực tập trung, vị chủ tịch lúc đó, ơng Kun-hee Lee đã được chọn là thành viên Ủy
ban Olympic Quốc tế (IOC) vào tháng 7, 1996, làm nổi bật thêm hình ảnh cơng ty với

tư cách là nhà tài trợ chính cho thể thao thế giới.


Năm 1994:

Phát triển bộ nhớ DRAM 256M đầu tiên trên thế giới
Sản xuất trên 30 triệu lị vi ba


Năm 1995:

Viện Cơng Nghệ Cao Samsung (SAIT) phát triển công nghệ MPEG-3 thời gian
thực đầu tiên trên thế giới
FT003-2017

Trang5


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Phát triển TV màn hình kép 33" đầu tiên trên thế giới


Năm 1996:

Phát triển DRAM 1G
Bắt đầu sản xuất hàng loạt 64M DRAM
1.2.4. Giai đoạn 1997 – 1999: Tấn Công Mặt Trận Kỹ Thuật Số

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng hầu như mọi doanh
nghiệp của Hàn Quốc, Samsung Electronics là một trong số ít cơng ty có khả năng tiếp
tục phát triển nhờ dẫn đầu cơng nghệ kỹ thuật số và mạng và chuyên tập trung vào điện
tử, tài chính và các dịch vụ liên quan.


Năm 1997:

Trở thành một Đối Tác Thế Vận Hội Toàn Cầu (TOP) trong ngành vơ tuyến truyền
thơng
Phát triển màn hình TFT-LCD 30" hồn chỉnh đầu tiên trên thế giới
Thơng báo giai đoạn 2 của "Hệ Thống Quản Lý Mới"


Năm 1998:

Đạt thị phần cao nhất trên thị trường TFT-LCD thế giới
Bắt đầu sản xuất hàng loạt TV kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới
Phát triển TV màn hình phẳng hồn chỉnh
Đóng vai trò Đối Tác Thế Vận Hội tại Thế Vận Hội Mùa Đông Nagano
Phát triển DRAM đồng bộ 128MB và bộ nhớ Flash 128MB


Năm 1999:

Phát triển Màn Hình 3D TFT-LCD đầu tiên trên thế giới
Phát triển điện thoại Internet không dây (Điện Thoại Thông Minh)
FT003-2017

Trang6



Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Giới thiệu chiếc điện thoại di động MP3 đầu tiên trên thế giới
1.2.5. Giai đoạn 2000 – 2004: Tiên phong trong Thời Đại Kỹ Thuật Số
Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng – và cả cơ hội –
cho hoạt động kinh doanh toàn cầu, Samsung Electronics đã đáp lại bằng những công
nghệ tiên tiến, các sản phẩm cạnh tranh và sự đổi mới khơng ngừng.


Năm 2000:

Ghi nhận doanh thu dồn tích trên 100 triệu thiết bị TV màu


Năm 2001:

Bắt đầu sản xuất hàng loạt thiết bị nhớ flash 512M
Thành lập World Cyber Games
Thành lập một Trung Tâm Quản Lý Thiết Kế


Năm 2002:

Trở thành hãng số 1 về bộ nhớ flash NAND và số 2 về bán dẫn trên toàn thế giới



Năm 2003:

Thành lập S-LCD với Sony, để sản xuất màn hình TFT-LCD
Thành lập TSST, để sản xuất thiết bị lưu trữ quang
Thành lập SESK, một công ty sản xuất trực thuộc tại Slovakia
Trở thành hãng số 1 toàn cầu về bộ nhớ flash
Đạt doanh thu dồn tích trên 10 triệu thiết bị điện thoại di động SGH-T100 được
giới thiệu vào năm 2002



FT003-2017

Năm 2004:

Trang7


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Thành lập cơ sản sản xuất màn hình LCD tại Tang jeong
Thành lập một trung tâm Nghiên Cứu & Phát Triển LSI Hệ Thống tại Trung Quốc
1.2.6. Giai đoạn 2005 – nay: Cơng ty tồn cầu hàng đầu, Samsung
Với thành cơng trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, Samsung đã được cơng nhận
trên tồn cầu là cơng ty dẫn đầu ngành về công nghệ và giờ đây được xếp hạng là 10
nhãn hiệu hàng đầu trên toàn cầu.



Năm 2005:

Trở thành nhà tài trợ chính thức của Chelsea, câu lạc bộ bóng đá thuộc English
Premier League
Phát triển bộ nhớ flash NAND 16Gb 50 nanomet đầu tiên trên thế giới


Năm 2006:

Phát triển bộ nhớ flash NAND 40 nanomet 32Gb, bộ nhớ DRAM 1GB 50 nanomet
đầu tiên trên thế giới
Trở thành một nhà tài trợ chính thức của Paralympic Games
Trở thành hãng số 1 về thị phần TV toàn cầu


Năm 2007:

Trở thành một nhà tài trợ cơng nghệ chính thức cho Olympic


Năm 2009:

Phát triển bộ nhớ DRAM 40 nanomet đầu tiên trên thế giới
Giá trị thương hiệu của Samsung xếp thứ 19 trên thế giới theo danh sách Các
Thương Hiệu Toàn Cầu Tốt Nhất năm 2010 của Interbrand.


FT003-2017

Năm 2010:

Trang8


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Trở thành cơng ty điện tử số 1 tồn cầu về doanh thu
Mua lại công ty sản xuất thiết bị y tế Medison
Bắt đầu sản xuất hàng loạt thiết bị nhớ flash NAND hạng 20nm, 65 gigabit, 3 bit
Sáp Nhập với Samsung Digital Imaging
Giới thiệu điện thoại thông minh Galaxy series với hệ điều hành Android


Năm 2011:

Bắt đầu thi công nhà máy sản xuất Màn Hình 7.5G LCD tại Túc Châu, Trung Quốc
Ký thỏa thuận giấy phép chia sẻ bằng sáng chế với IBM


Năm 2012:

Đứng hàng thứ 9 trong số 100 thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu với giá trị
thương hiệu là 32,9 tỉ USD
Mảng màn hình LCD đã được chuyển sang Samsung Mobile Display


Năm 2013:

Giới thiệu Galaxy S4 trên các thị trường toàn cầu

Bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM di động tốc độ cực cao 4Gb 20 nanomet đầu
tiên trên thế giới


Năm 2014:

Được xếp hạng là thương hiệu đáng giá thứ 7 trên thế giới, trong báo cáo "100
Thương Hiệu Tốt Nhất Toàn Cầu 2014" của Interbrand
Ra mắt Galaxy Note Edge, điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có màn
hình viền cong, cùng với Gear S, thiết bị đeo tay đầu tiên có kết nối 3G
Mua lại SmartThings, một nhà phát triển nền tảng IoT (Vật Dụng Kết Nối Internet)
tại Hoa Kỳ
FT003-2017

Trang9


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Gia hạn hợp đồng của Samsung với IOC, kéo dài chương trình tài trợ của hãng cho
Thế Vận Hội tới năm 2020
Mở nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới ở Tây An, Trung Quốc
Tung ra UHD TV màn hình cong 105" đầu tiên trên thế giới
Bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM với công nghệ xử lý 20nm đầu tiên trong ngành
(DDR3 4Gb)
Ra mắt UHD TV có thể uốn cong 85" đầu tiên trên thế giới



Năm 2015:

Duy trì vị trí số 1 trên thị trường ti vi toàn cầu trong 10 năm liên tiếp
Bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM di động LPDDR4 12Gb đầu tiên trong ngành
Công bố SleepSense, thiết bị theo dõi giấc ngủ cá nhân giúp con người cải thiện
giấc ngủ
Ra mắt Gear S2, một loại đồng hồ thơng minh thời trang với thiết kế trịn và vòng
đệm xoay linh hoạt
Bắt đầu sản xuất hàng loạt bộ nhớ flash V-NAND 256Gb đầu tiên trong ngành
Ra mắt dịch vụ thanh toán di động, Samsung Pay
Mua lại YESCO, một nhà sản xuất màn hình LED tại Hoa Kỳ và ra mắt hoạt động
kinh doanh biển báo đèn LED
Công bố điện thoại Galaxy S6 và Galaxy S6 edge với màn hình cong cả hai bên
đầu tiên trên thế giới
Cơng bố sản xuất hàng loạt AP di động FinFET 14nm đầu tiên trong ngành



FT003-2017

Năm 2016:

Trang10


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Tuyên bố kế hoạch mua lại HARMAN (Việc mua lại đã hồn tất vào Tháng 3 năm

2017)
Tun bố lộ trình tồn diện nhằm nâng cao khả năng tạo giá trị dài hạn cho cổ
đông.
Mua lại Dacor, Joyent và Viv Labs
Bắt đầu sản xuất hàng loạt lần đầu tiên trong ngành cho hệ thống trên chip với
Công nghệ FinFET 10 nanometer
Giới thiệu dòng sản phẩm thẻ nhớ tháo rời Universal Flash Storage (UFS) đầu tiên
trên thế giới, có dung lượng lên đến 256 Gigabyte (GB)
Đưa Galaxy S7 và Galaxy S7 edge ra thị trường toàn cầu
Bắt đầu sản xuất hàng loạt DRAM nhanh nhất thế giới – dựa trên giao tiếp bộ nhớ
băng thông cao mới nhất (HBM)
Công bố thông tin về dòng sản phẩm 2016 SUHD TV tuyệt đẹp, bắt đầu một thập
kỷ mới về vai trò dẫn đầu về TV trên toàn cầu

1.3.

FT003-2017

Cơ cấu tổ chức:

Trang11


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

1.4.
1.4.1.

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu


Triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi:
Triết lý kinh doanh:

“Chúng tôi sẽ cống hiến nhân lực và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ ưu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn”
1.4.2.

Các giá trị cốt lõi

Con người: Rất đơn giản, cơng ty chính là những con người. Tại Samsung, mọi cơ
hội thuận lợi được tạo ra để nhân viên thể hiện tối đa năng lực của mình.
Sự xuất sắc: Mọi thứ thực hiện tại Samsung được chi phối bởi một niềm say mê
xây dựng thành công vượt trội-và sự cống hiến không ngừng trong việc phát triển các
sản phẩm và dịch vụ tốt nhất trên thị trường.
Sự thay đổi:Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh ngày nay, sự thay đổi liên
tục và những bước đột phá đóng vai trị quan trọng đối với sự tồn tại của một công ty.
FT003-2017

Trang12


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Như Samsung đã thực hiện trong 70 năm qua, để có thể thúc đẩy công ty thành công
lâu dài, họ đặt ra những hướng nhìn của tương lai, dự đốn những nhu cầu và địi hỏi
của thị trường mình phục vụ.
Sự chính trực: Hoạt động có đạo đức chính là nền tảng kinh doanh. Mọi hoạt
động kinh doanh của Samsung được chi phối bởi một kim chỉ nam đạo đức nhằm đảm

bảo tính cơng bằng, minh bạch và sự tơn trọng đối với tất cả những cổ đông của công
ty.
Cùng thịnh vượng: Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có thể
mang lại sự thịnh vượng và cơ hội cho người khác. Dù kinh doanh ở bất cứ một cộng
đồng nào trên tồn cầu, Samsung ln phấn đấu là một cơng ty có trách nhiệm về mặt
xã hội và mơi trường.
1.5.
1.5.1.

Tầm nhìn và Sứ mệnh:
Tầm nhìn:

Nguyên tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của Samsung Electronics là
"Mang Lại Cảm Hứng Cho Thế Giới, Tạo Dựng Tương Lai".
Tầm nhìn này là trọng tâm của cam kết của Samsung Electronics trong việc đi đầu
trong những đổi mới về công nghệ, sản phẩm và các giải pháp mang lại cảm hứng cho
các cộng đồng trên toàn thế giới cùng tham gia khát vọng của Samsung Electronics là
tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn có nhiều trải nghiệm kỹ thuật số phong phú hơn. Khi
Samsung Electronics nhìn nhận trách nhiệm của mình như một cơng ty sáng tạo hàng
đầu trong xã hội tồn cầu, họ đã cống hiến cơng sức và nguồn lực của họ để mang lại
những giá trị mới cho ngành công nghiệp và khách hàng đồng thời đáp ứng những giá
trị chung của các nhân viên và đối tác của họ. Tại Samsung Electronics, họ muốn tạo ra
một tương lai thú vị và hứa hẹn dành cho tất cả mọi người.
Như một hướng dẫn để có sự hiểu biết chung và mục tiêu có thể đánh giá, một
nhóm các mục tiêu cụ thể đã được kết hợp vào tầm nhìn của Samsung Electronics. Đến
năm 2020, Samsung Electronics tìm cách đạt được doanh thu hàng năm là 400 tỉ USD,
đưa tổng giá trị thương hiệu của Samsung Electronics vào danh sách 5 thương hiệu hàng
đầu toàn cầu. Ba trụ cột chiến lược chính mà hiện nay là một phần của bản sắc văn hóa,
FT003-2017


Trang13


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

hoạt động kinh doanh và quản lý của họ, mô tả các sáng kiến điều hành để đạt được
mục tiêu này: 'Khả Năng Sáng Tạo', 'Hợp Tác' và 'Con Người Tài Năng'.
Samsung Electronics tự hào cung cấp các sản phẩm tốt nhất thế giới thông qua sự
xuất sắc trong hoạt động và sức mạnh đổi mới. Khi họ mong đợi khám phá các lĩnh vực
kinh doanh mới bao gồm chăm sóc sức khỏe và cơng nghệ sinh học, họ thích thú với
những thử thách và cơ hội mới phía trước. Samsung Electronics sẽ tiếp tục xây dựng
dựa vào khả năng và chun mơn mới trên các thành tích hiện tại của họ để nâng cao
khả năng cạnh tranh và lịch sử đổi mới.
1.5.2.

Sứ mệnh:

“Trở thành công ty kỹ thuật số digital-company tốt nhất”
- Samsung cam kết sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng,
nâng cao sự tiện lợi.
- Tạo điều kiện mang đến lối sống thông minh hơn cho khách hàng của mình trên
tồn thế giới.
- Cải thiện cộng đồng tồn cầu thơng qua sự khơng ngừng theo đuổi những cách
tân đột phá và tạo ra giá trị
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA
SAMSUNG ELECTRONICS
2.1. Khái quát hai nhóm áp lực giảm chi phí và thích nghi với địa phương:
Các doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường toàn cầu thường phải đối mặt với hai

nhóm áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện lợi thế kinh tế vùng và
hiệu ứng kinh nghiệm, để tận dụng sản phẩm và chuyển giao năng lực và kỹ năng trong
doanh nghiệp, đó là áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi địa phương.
Những áp lực cạnh tranh này đặt ra những nhu cầu mâu thuẫn nhau lên một doanh
nghiệp. Đối phó với áp lực giảm chi phí u cầu một doanh nghiệp nỗ lực giảm thiểu
giá thành đơn vị của mình. Tuy nhiên, đối phó với áp lực thích nghi địa phương yêu cầu
doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của mình và chiến lược tiếp thị từ quốc gia này sang
quốc gia khác trong nỗ lực thích ứng với nhu cầu đa dạng phát sinh từ sự khác biệt giữa
FT003-2017

Trang14


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

các quốc gia về thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng, các hoạt động kinh doanh, các
kênh phân phối, điều kiện cạnh tranh và chính sách Nhà Nước.
Sự khác biệt trong sức mạnh của áp lực giảm chi phí so với sự khác biệt về áp lực
thích nghi địa phương ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp thường chọn một trong bốn tình thế chiến lược chính khi cạnh tranh quốc
tế. Những tình thế này có thể được mơ tả như chiến lược chuẩn hóa tồn hóa tồn cầu,
chiến lược địa phương hóa, chiến lược xuyên quốc gia, và chiến lược quốc tế.
Sự phù hợp của mỗi chiến lược tùy theo các mức độ của áp lực giảm chi phí và áp
lực thích nghi địa phương.

CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA


CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ

CHIẾN LƯỢC ĐA NỘI ĐỊA

Theo đó, tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp có những hướng đi khác nhau:
Áp lực giảm chi phí và áp lực địa phương hóa đều thấp:

FT003-2017

Trang15


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

- Doanh nghiệp tập trung sản xuất trong nước và tiêu thụ ở các thị trường nước
ngoài khác.
- Khi sản phẩm có tính chất độc quyền.
Áp lực giảm chi phí và áp lực địa phương hóa đều cao:
- Giảm chi phí từ việc gia tăng quy mô, kinh nghiệm.
- Tạo sự khác biệt về các sản phẩm để cạnh tranh.
Áp lực giảm chi phí cao cịn áp lực địa phương hóa thấp:
- Tận dụng lợi thế gia tăng quy mô, sản xuất hàng loạt để giảm chi phí.
- Tập trung phát triển marketing, R&D ở một số thị trương mục tiêu.
Áp lực giảm chi phí thấp cịn áp lực địa phương hóa cao:
- Doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế gia tăng quy mơ, tiêu chuẩn hóa những chi
tiết thơng dụng.
- Nghiên cứu và phát triển để đa dạng hóa sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu

thị trường.
2.2. Áp lực giảm chi phí và thích nghi với địa phương của Samsung
Electronics:
2.2.1. Áp lực giảm chi phí đối với Samsung Electronics:
Có thể nói rằng một trong những yếu tố làm nên thành cơng cho Samsung
Electronics chính là họ ln kiểm sốt được chi phí sản xuất của mình một cách hiệu
quả nhất. Phương châm của Samsung Electronics trong những ngày đầu xây dựng
thương hiệu: làm sao để sản xuất ra một chiếc điện thoại tốt nhất với chi phí hiệu quả
nhất. Điều này tạo nên một áp lực đòi hỏi cơng ty phải ln cố gắng tìm những biện
pháp hạ thấp chi phí để đảm bảo về mặt chất lượng nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn
các đối thủ.

FT003-2017

Trang16


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Samsung Electronics có những lợi thế về chi phí rất rõ ràng đặc biệt khi đem so
sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Với quy mô sản xuất rất lớn cho phép họ tiết kiệm
được chi phí hơn các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế này rất rõ rệt và khó bắt chước.
Ví dụ:
Hãng nghiên cứu thị trường IHS iSuppli đã cơng bố báo cáo ước tính chi phí
ngun vật liệu của Samsung Galaxy S4. Theo iSuppli, Galaxy S4 tốn của Samsung
khoảng 236 USD/máy, chưa tính đến chi phí sản xuất. Con số này cao hơn nhiều so với
chi phí nguyên vật liệu 207 USD trong mỗi chiếc iPhone của Apple. Tuy nhiên, yếu tố
then chốt ở đây chính là: một nửa trong số chi phí của mỗi chiếc Galaxy S4 lại đổ ngược

vào túi Samsung. Trong chi phí làm ra Galaxy S4 bản quốc tế, có tới 149 USD giá trị
của linh kiện trong điện thoại do Samsung sản xuất, ví dụ chip lõi tám Exynos và màn
hình Super AMOLED Full HD. Nó đồng nghĩa với 63% chi phí tính trên mỗi đơn vị
máy được rót về mảng kinh doanh linh kiện của Samsung. điều này cũng giúp Samsung
có thể kiểm soát chặt chẽ thiết bị ở mức mà các đối thủ không thể làm được.
Một trong những phương thức mà Samsung Electronics đã làm để tiết kiệm chi phí
sản xuất tối đa chính là thiết lập một chuỗi cung ứng tồn cầu. Họ sản xuất hàng hóa ở
những nước có chi phí rẻ rồi mang đi bán ở những nơi có lợi nhuận cao hơn và có văn
phịng hoạt động ở khắp mọi nơi thế giới.
Samsung Electronics đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm
tạo ra những sản phẩm mới dẫn đầu về tiêu chuẩn công nghệ đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng. Có 6 trung tâm R&D ở Hàn Quốc kết nối với nhau để mang đến những
công nghệ tối ưu thiết thực cho cuộc sống. Mỗi năm công ty đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận
từ bán hàng cho những hoạt động của viện R&D. Tổng số nhân viên của bộ phận R&D
chiếm ¼ tổng số nhân viên của tập đồn.
Samsung nổi tiếng là một cơng ty chịu chi cho mảng Marketing, khoảng tiền mà
hãng đã chi ra thường gấp nhiều lần các đối thủ cạnh tranh khác. Khoảng đầu tháng
04/2017, những dữ liệu mới nhất cho thấy, trong năm 2016, nếu như LG đã chi gần 1.6
tỷ USD cho Markerting, thì con số mà Samsung đã chi ra là 10.2 tỷ USD. Trong tổng số

FT003-2017

Trang17


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

10.2 tỷ USD mà Samsung đã chi cho mảng Marketing, số tiền chi cho quảng cáo đã

tăng đến 15% so với năm 2015. Điều này tạo nên một áp lực giảm chi phí khá lớn.
Có thể thấy Samsung Electronics đối mặt với một lực giảm chi phí khá cao để tạo
ra được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu phức tạp về mẫu mã, chất lượng của khách
hàng đồng thời cạnh tranh được với đối thủ cạnh tranh.
2.2.2. Áp lực thích nghi với địa phương của Samsung Electronics:
Một lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy thế giới hướng tới một khối chung và lực lượng
đó chính là cơng nghệ. Nó đã thúc đẩy truyền thông, giao thông vận tải và du lịch phát
triển. Nó làm cho những nơi bị cơ lập và những người nghèo tiếp cận được với sự phát
triển của thời hiện đại. Hầu như tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều mong
muốn tất cả những gì họ đã nghe nói đến, nhìn thấy, hoặc đã trải qua thông qua các công
nghệ mới. Kết quả là một khối thương mại mới- sự nổi lên của các thị trường toàn cầu
với các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa trên một quy mơ mà trước đây người ta khó có
thể tưởng tượng được. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa là các sản phẩm mà tại mỗi thị
trường là như nhau. Cùng một loại sản phẩm sẽ được công ty đưa đến toàn bộ thị trường
trong và ngoài nước mà sự thay đổi về hình dáng, mẫu mã, chất lượng,…là khơng đáng
kể thậm chí là khơng có. Sự tiêu chuẩn hóa này thể hiện rõ rệt ở các sản phẩm điện tử
trên thế giới.
Samsung là một tập đoàn biết tận dụng các nhân tố, lợi thế cạnh tranh của cơng ty
mình so với đối thủ để đưa các sản phẩm của mình ra thị trường tồn cầu. Họ có xu
hướng chuẩn hóa sản phẩm của mình bằng cách tạo ra các thiết kế độc đáo cùng với sự
nâng cấp không ngừng về công nghệ kỹ thuật cho sản phẩm của mình để thương hiệu
Samsung được biết đến một cách rộng rãi.

2.2.2.1. Đặc điểm cơ bản của sản phẩm điện tử:
Sự phát triển của mạng Internet kéo theo sự phát triển của thương mại điện tử đã
giúp cho khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng được rút ngắn. Vì vậy mà các sản
phẩm điện tử ngày càng được chuyên mơn hóa giữa các nước. Việc nghiên cứu để đưa
FT003-2017

Trang18



Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

ra các sản phẩm chun mơn hóa phục vụ nhu cầu của thị trường phát triển khá nhanh
và liên tục chính vì vậy nó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các nhà kinh doanh
mặt hàng điện tử. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh những đặc thù riêng của
ngành kinh doanh này, chu kỳ sống sản phẩm ngắn, giá có xu hướng giảm.
Ví dụ, vào những năm cuối thế kỉ 20 thì những thiết bị nghe điện tử cầm tay vẫn
rất hạn chế về tính năng và chủng loại, đặc biệt có giá thành rất cao, những thiết bị điện
tử hỗ trợ cá nhân PDA (Personal Digital Assitant) hay máy nghe nhạc chỉ có rất ít loại
với giá thành lên đến hàng ngàn $/chiếc thì hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều
nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm này với giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều. Hay rõ
nhất là những dòng điện thoại trước đây mặc dù tính năng rất ít, đáp ứng những nhu cầu
cơ bản của người dùng như: nghe, gọi, nhắn tin nhưng đổi lại chu kỳ sống của sản phẩm
rất lâu thậm chí đến tận bây giờ mặc cho sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng điện thoại
thông minh với mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp nhưng vòng đời ngắn bởi sự thay đổi
bởi những sản phẩm mới.
Ngày nay các sản phẩm công nghệ không còn khá chú trọng đến độ bền như xưa
nữa, do tốc độ thay thế sản phẩm ngày càng nhanh nên các nhà sản xuất đề nghị những
sản phẩm mới với độ bền tương đối nhưng hình thức thiết kế đẹp, đa tính năng. Điều
này thấy rõ nhất ở sự đa dạng của các dòng điện thoại Galaxy của Samsung.
Từ những đặc điểm chung cùng với những thế mạnh về nghiên cứu và phát triển
mẫu mã sản phẩm, Samsung Electronics đã phát triển được những sản phẩm mang tiêu
chuẩn toàn cầu nhưng vẫn mang được nét văn hóa Hàn Quốc.
Nhắc đến tiêu chuẩn hóa tồn cầu của Samsung Electronics khơng thể khơng nhắc
đến sự thành cơng của tiêu chuẩn hóa các linh kiện được sử dụng trong nhiều mẫu sản
phẩm khác nhau. Chẳng hạn, Samsung sử dụng cùng loại bảng mạch in cho cả TV LCD

32 inch tiêu thụ tại thị trường châu Âu và TV plasma 60 inch tiêu thụ tại thị trường Mỹ.
Hay dễ thấy nhất là những sản phẩm smartphone của Samsung. Chiếc điện thoại thông
minh được bán chạy nhất trong lịch sử của Samsung_Samsung Galaxy S4. Dù ở thị
trường nào thì hình dáng, mẫu mã, chất lượng của nó là như nhau.
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống tại các quốc gia:
FT003-2017

Trang19


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Hai hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến ngành đó là hạ tầng ngành điện
và viễn thơng:
Hạ tầng ngành điện:
Tại các nước đang phát triển và phát triển, việc sử dụng điện năng trong sản xuất,
sinh hoạt ngày càng phổ biến. Cơ sở ngành điện càng ngày càng được cải thiện và phát
triển bởi điện năng là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Đặc
biệt ngày càng có nhiều sản phẩm điện tử xuất hiện trong các hộ gia đình. Đối với
Samsung Electronics việc các quốc gia chú trọng đến cơ sở ngành điện tạo thuận lợi cho
Samsung Electronics phát triển được những sản phẩm chun mơn hóa. Thay vì phải
sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sử dụng nhiều loại năng lượng khác nhau cho từng khu
vực thì nay Samsung Electronics chỉ cần sản xuất những sản phẩm sử dụng nguồn năng
lượng điện để hoạt động, điều này giúp cho Samsung Electronics tiết kiệm được một
khoản chi phí khá lớn. Nhưng đối với hệ thống điện tiêu dùng thì có một vài khác biệt ở
các khu vực: tại Bắc Mỹ hệ thống điện tiêu dùng là 110V, nhưng với một số nước Châu
Âu thì 240V mới là hệ thống điện tiêu chuẩn,… Điều này yêu cầu Samsung Electronics
phải có một vài thay đổi đối với sản phẩm để có thể kinh doanh tại các thị trường này.

Ngày nay với sự xuất hiện của các thiết bị chuyển đổi dịng điện thì các thiết bị vẫn có
thể dễ dàng được sử dụng ở các thị trường khác nhau mặc dù không đồng nhất về hệ
thống nguồn điện.
Hạ tầng viễn thông: Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, cơ sở hạ tầng
viễn thông được đầu tư mạnh mẽ nhờ cả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và tư nhân.
Chẳng hạn như Viettel- nhà mạng lớn nhất của Việt Nam, tập đồn này đã có mặt ở 7
quốc gia tại 3 châu lục là châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Yếu tố này giúp cho các sản
phẩm như điện thoại di động, Tivi thơng minh phát triển tồn diện, tiêu chuẩn hóa mà
khơng phải hạn chế trong vấn đề kết nối mạng.
2.2.2.4. Kênh phân phối tại các quốc gia:
Samsung Electronics không đơn giản chỉ là một công ty sản xuất smartphone.
Samsung Electronics cịn là tập đồn chế tạo linh kiện điện tử lớn nhất thế giới . Tự họ
sản xuất ra một lượng lớn các linh kiện dùng để lắp ráp smartphone, chính điều này đã
FT003-2017

Trang20


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

tạo cho họ lợi thế lớn về mặt chi phí cũng như cho phép họ linh động trong việc nên sản
xuất cái gì và sản xuất lúc nào. Samsung cũng có lợi thế lớn hơn Apple trong hệ thống
phân phối của họ. Chiếc Galaxy S4 hứa hẹn sẽ có mặt trên thế giới tại số lượng quốc gia
gấp rưỡi so với chiếc iPhone 5 của Apple. Những chiếc điện thoại của Samsung, dù là
thế hệ mới hay giá rẻ (dành cho các quốc gia đang phát triển) hiện đều có mặt tại nhiều
nơi hơn trên thế giới so với Apple.
Đặc điểm của những sản phẩm điện tử khá là giống nhau, cần được bảo quản cẩn
thận đặc biệt sự phát triển của cơng nghệ thơng tin góp phần phân phối gián tiếp đến

những khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới, những tín đồ Samsung. Samsung
Electronics có thể nắm bắt những kinh nghiệm mang tính chiến lược của mình bằng
cách nhanh chóng tạo ra và phân phối các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp số 1.
Từ những điều trên có thể lấy áp lực thích nghi với địa phương đối với những sản
phẩm của Samsung Electronics là tương đối thấp.
Samsung Electronics chịu áp lực giảm chi phí cao và có áp lực thích nghi với địa
phương tương đối thấp vì vậy cơng ty chọn chiến lược tồn cầu trong kinh doanh quốc
tế.
2.3. Chiến lược marketing của Samsung Electronics
Đề cao vai trò của marketing là một trong những chiến lược phát triển của
Samsung Electronics. Tất cả mọi người từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều được tuyên
truyền và nhận thức về thương hiệu sản phẩm. Samsung xây dựng 55 công ty con để
thúc đẩy chiến lược quảng bá trên toàn thế giới và sản phẩm của Samsung được quảng
cáo với hơn 20 slogan khác nhau. Các thông điệp được nhất quán từ logo, bao bì và
cách thức giới thiệu thương hiệu. Samsung Electronics đã chi khoảng 400 triệu USD
cho chiến dịch quảng cáo toàn cầu này, đồng thời tiến hành ký các hợp đồng tài trợ lớn,
giúp cho thương hiệu Samsung được nhận biết khắp nơi.
Chiến lược Marketing mix của Samsung Galaxy Note 8:
2.3.1. Sản phẩm:

FT003-2017

Trang21


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Note 8 có nhiều điểm đáng chú ý về cấu hình, với màn hình 6,3 inch thì đây là

chiếc smartphone có màn hình lớn nhất từ trước đến nay của Samsung.
Samsung cũng trang bị cho Note 8 camera kép ở mặt sau phù hợp với xu hướng
smartphone hiện nay, trong đó một camera góc rộng độ phân giải 12 megapixel với tính
năng lấy nét Dual Pixel khẩu độ f/1.7 và một camera telephoto 12 megapixel khẩu độ
f/2.4. Cả 2 camera này đều hỗ trợ chống rung quang học.
Camera trước của Note 8 có độ phân giải 8 megapixel, khẩu độ f/1.9 vừa đủ để
phục vụ nhu cầu chụp ảnh "tự sướng".
Note 8 có màn hình vơ cực có chất lượng hiển thị tuyệt vời cùng với phần viền của
máy được làm bằng kim loại bền bỉ giúp cho máy sống sót khỏi những pha va đập,
những vụ tai nạn bất ngờ.
2.3.2. Giá cả:
Sau sự kiện ra mắt toàn cầu vào ngày 23.08.2017 (giờ Việt Nam), sản phẩm
Galaxy Note 8 được cho đặt hàng trước, giá cả khác nhau tùy vào thị trường cũng như
các gói quà tặng ưu đãi kèm theo. So với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Iphone X thì
giá của Note 8 hấp dẫn hơn nhiều: Galaxy Note 8 sở hữu mức giá chính thức trên thị
trường quốc tế là 930 USD (khoảng 21.1 triệu VNĐ) trong khi giá iPhone X là (khoảng
22.7 triệu VNĐ).
Tại thị trường Mỹ, giá Galaxy Note 8 là giá 930 USD (khoảng 21.1 triệu đồng) với
màu tím khói và màu đen bóng, đặt trước sẽ nhận được quà tặng là camera 360 độ hoặc
thẻ nhớ microSD 128 GB + sạc nhanh không dây.
Trong khi tại thị trường EU là 999 Euro, với màu sắc là màu đen bóng và màu
vàng đồng, quà tặng đặt trước sẽ là bộ dock chuyển đổi DeX.
Tại thị trường Việt Nam, giá bán của chiếc Note 8 vào khoảng 22,9 triệu đồng
cùng với bộ quà tặng trị giá lên đến 4 triệu đồng bao gồm đế sạc không dây 2017, tai
nghe bluetooth Samsung U Flex, bao da cao cấp Samsung, cơ hội bốc thăm trúng
thưởng với giá trị quà tặng cao khi đặt hàng tại Thế giới di động. Hoặc bộ quà tặng với
các sản phẩm trị giá tương đương khi đặt hàng tại các siêu thị di động lớn khác như
FPT, Viễn Thông A, Viettel Store…
FT003-2017


Trang22


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

2.3.3. Phân phối:
Samsung Electronics có lợi thế hơn đối thủ trong hệ thống phân phối. Note 8 cũng
như những sản phẩm khác của Samsung Electronics, cũng được phân phối qua các kênh
gián tiếp như: các trung gian điện tử công nghiệp (hợp tác với Best Buy tại thị trường
Mỹ), đại diện của nhà sản xuất hay chi nhánh bán hàng để tiếp xúc trực tiếp với người
tiêu dùng hoặc với các nhà phân phối trực tiếp.
2.3.4. Chiêu thị:
Chiêu thị là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh
nghiệp. Nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số cũng như củng
cố thương hiệu của doanh nghiệp. Ngày 14.08.2017, Samsung đã công bố đoạn teaser
đầu tiên quảng bá cho sự kiện ra mắt Galaxy Note 8 với thông điệp "Do bigger things Làm những điều to lớn hơn".
Ngày 25/9, tại trạm tàu điện ngầm Waterloo đông đúc nhất Luân Đôn, V.Q Anh,
những người đi tàu đã chứng kiến nhiều biển quảng cáo với thông điệp Do bigger
things khá nổi bật xuất hiện khắp nhà ga.

FT003-2017

Trang23


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu


Trước đó, Samsung đã mua quảng cáo xuất hiện dày đặc trên nhiều tòa nhà tại
Quảng trường Thời đại, Mỹ từ ngày 15/9. Hình ảnh về Note8 và những chiếc bút Spen
xuất hiện trên 43 màn hình rải khắp quảng trường. Đây là nơi đón lượng du khách rất
đơng của TP. New York. Ước tính có khoảng 380 ngàn du khách tham quan mỗi ngày.

Dưới đây là một số pano, áp phích, biển quảng cáo Note8 do Samsung chi tiền
xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới.

Quảng trường Place de la Concorde –
Paris, Pháp

Cung điện thành phố - Berlin, Đức

FT003-2017

Trang24


Quản trị Kinh doanh Quốc tế

GVHD: ThS.Quách Thị Bửu Châu

Lâu đài Castel Sant’Angelo – Rome, Ý

Khu vực Piazza XXIV Maggio – Milan, Ý

Nhằm thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm của
người tiêu dùng, SamSung đã đưa ra những gói khuyến mại hấp dẫn khi khách hàng đặt
mua Galaxy Note 8.

Cơng tác chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm cũng được chú trọng. Có thể
thấy rõ nhất thơng qua cách xử lý tình huống cháy nổ của Galaxy Note 7, mặc dù gây
thiệt hại và tổn thất khá nặng nề nhưng Samsung vẫn quyết định thu hồi tồn bộ với tiêu
chí "Đảm bảo an tồn cho khách hàng là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi đã quyết định
ngừng bán và sản xuất Galaxy Note 7", kèm theo đó là hậu mãi cho khách hàng từng
mua Galaxy Note 7 sẽ được giảm giá khi mua Galaxy Note 8. Đây cũng là quyết định
sáng suốt nhằm giữ vững uy tín và thương hiệu của Samsung trên thị trường smartphone
hiện nay.
Samsung luôn coi hoạt động tuyên truyền là cơ hội để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp
của tồn bộ hoạt động và sản phẩm của Samsung thông qua báo chí và các hoạt động
khác.
Bên cạnh buổi ra mắt sản phẩm ngày 23.08.2017 tại New York (Mỹ) với những
hiệu ứng 3D đẹp mắt hứa hẹn một sản phẩm gây bão trong giới tiêu dùng smartphone
trên toàn thế giới, vào ngày 13.09.2017 Samsung đã chính thức ra mắt chiếc smartphone
cao cấp Galaxy Note8 và dịch vụ thanh toán di động Samsung Pay tại thị trường Việt
Nam, thông qua một sự kiện hoành tráng diễn ra tại GEM Center (TP.HCM). Sự kiện
quy tụ nhiều người nổi tiếng trong làng giải trí, giới công nghệ và sáng tạo nghệ thuật.
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

FT003-2017

Trang25


×