Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HK van 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.61 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH </b>
Họ tên HS:


Số báo danh:


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2012-2013
MƠN: VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT
Thời gian: 90 phút (khơng kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 01 trang, gồm 3 câu.


<b>A- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH</b> (<b>5,0 điểm</b>)
<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


Vì sao mở đầu bản Tun ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của
nước Mĩ, và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791?


<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa giáo dục trong văn bản sau:
<b>TÌNH YÊU CỦA MẸ</b>


<i>Có những lúc chỉ có trái tim của mẹ mới hiểu được những giọt nước mắt của chúng con, có thể xua</i>
<i>tan nỗi thất vọng và giúp chúng con vượt qua sợ hãi.</i>


<i>Có những lúc chỉ có tình u của mẹ mới có thể sẻ chia niềm vui cùng chúng con, khi chúng con mơ</i>
<i>một thứ gì đó, và nó hóa thành hiện thực trong đời.</i>


<i>Có những lúc chỉ có niềm tin của mẹ mới có thể giúp chúng con trên đường đời và truyền cảm hứng</i>
<i>để chúng con tự tin mà bước tới trên đường đời.</i>


<i>Trái tim, tình yêu, niềm tin của mẹ sẽ định hình nhân cách cho chúng con.</i>



(Theo <i><b>Trái tim người mẹ</b></i>, NXB Trẻ, 2003)
<b>B</b>- <b>PHẦN RIÊNG(5,0 điểm)</b>


<i>Thí sinh học theo chương trình nào thì phải làm bài theo chương trình đó</i>
<b>Câu 3a.Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)</b>


Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng <i><b>Đất Nước của Nhân dân</b></i> trong đoạn thơ sau:
<i>Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu</i>
<i>Cặp vợ chồng u nhau góp nên hịn Trống Mái</i>


<i>Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại</i>
<i>Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương</i>
<i>Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm</i>


<i>Người học trị nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên</i>
<i>Con cóc, con gà q hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh</i>
<i>Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm</i>
<i>Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi</i>


<i>Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha</i>
<i>Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy</i>


<i>Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta…</i>


(<i><b>Đất nước</b></i>, Trích trường ca <i><b>Mặt đường khát vọng</b></i> – Nguyễn Khoa Điềm)
<b>Câu 3b</b>: <b>Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)</b>


Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:



<i>Nhớ gì như nhớ người yêu</i>


<i>Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương</i>
<i>Nhớ từng bản khói cùng sương</i>
<i>Sớm khuya bếp lửa người thương đi về</i>


(<i><b>Việt Bắc</b></i>- Tố Hữu)
<i>Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ rét</i>


<i>Tình u ta như cánh kiến hoa vàng,</i>
<i>Như xn đến chim rừng lơng trở biếc</i>
<i>Tình u làm đất lạ hóa quê hương.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>---Hết---KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2012-2013</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


MÔN: VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT
<i>(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)</i>


<b>A</b>- <b>PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH</b> (5,0 điểm)
<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


<b>a. Yêu cầu chung:</b>


<b>- </b>HS có thể gạch ý hoặc viết thành đoạn.
- Diễn đạt rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả.
<b>b. Yêu cầu về nội dung:</b>


Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tun ngơn vì:



- Hai bản tun ngơn kết tinh những chân lí lớn của thời đại mà không ai bác bỏ được, khẳng
định quyền tự do, bình đẳng là tất yếu của con người. <b>→ 0,5 điểm</b>


- Nó thể hiện tư tưởng của chính tổ tiên người Pháp, người Mĩ, từ đó tác giả tranh luận với kẻ


thù trong ý đồ xâm lược Việt Nam. <b>→ 0,5 điểm</b>


- Trích dẫn thể hiện lý lẽ khéo léo, cương quyết, chặt chẽ có tính luận chiến.


<b>→ 0,5 điểm</b>
- Khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam.


<b>→ 0,5 điểm</b>
<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


<b>1.Yêu cầu về kĩ năng:</b>


- HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.


- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<b>2.u cầu nội dung:</b>


HS có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày và diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng
cần bảo đảm những ý sau:


a. Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục về tình mẫu tử trong văn bản:


- Mẹ là nơi nương tựa cho chúng con sau mỗi lần vấp ngã [dẫn chứng, phân tích lý giải…]
<b>→ 0,75 điểm</b>
- Mẹ là người sẻ chia, hy sinh bản thân để giành cho con những niềm vui hạnh phúc lớn nhất



trong cuộc đời [dẫn chứng, phân tích lý giải …] <b>→ 0,75 điểm</b>


- Mẹ là nguồn động viên, tiếp thêm sức mạnh giúp con trưởng thành tự tin vững bước và thắp
sáng nhân cách, ước mơ cho chúng con [dẫn chứng, phân tích lý giải …]


<b>→ 0,75 điểm</b>
b. Bài học bản thân:


- Con người sẽ rất hạnh phúc, ấm áp, nếu được sống trong tình mẫu tử và ngược lại sẽ vơ
cùng thiệt thịi, bất hạnh nếu thiếu tình mẫu tử.


<b>→ 0,25 điểm</b>
- Trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống có nhiều biến đổi,…con người càng phải biết trân
trọng tình mẫu tử, giữ đúng vai trò của đạo làm con. Biết lên án những hiện tượng trái đạo lý trong


tình mẫu tử. <b>→ 0,5 điểm</b>


<b>B</b>- <b>PHẦN RIÊNG(5,0 điểm)</b>


<i>Thí sinh học theo chương trình nào thì phải làm bài theo chương trình đó</i>
<b>Câu 3a.Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục rõ ràng, mạch lạc.


- Diễn đạt suôn sẻ, không phụ thuộc vào cách diễn đạt có sẵn trong tài liệu, ít mắc lỗi chính tả
<b>2. Yêu cầu về nội dung</b>


HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, miễn là đạt được các yêu cầu sau:



a. Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. <b>→ 0,5 điểm</b>
b. Cảm nhận được tư tưởng <i><b>Đất Nước của Nhân dân</b></i> trong đoạn thơ.


- Theo cách nhìn, cách miêu tả của nhà thơ, chính nhân dân đã hóa thân trong mọi danh lam
thắng cảnh đất nước. Thiên nhiên gắn với tư tưởng ước nguyện của nhân dân, tượng trưng cho tâm
hồn, trí tuệ, tài năng, tinh thần dũng cảm,…của nhân dân ta qua trường kỳ lịch sử, trở thành cảnh
quan văn hóa.


[Tình u đơi lứa thắm thiết thủy chung làm nên cho Đất Nước những hình tượng kỳ thú. Lịch sử và
truyền thống đã làm nên vẻ đẹp thiêng liêng của Tổ quốc. Những người học trò nghèo làm nên truyền thống
hiếu học và tư tưởng tôn sư trọng đạo của nhân dân ta…]


<b>→ 1,5 điểm</b>
- Nhà thơ khái quát sâu sắc, thiên nhiên đất nước hiện lên như một phần tâm hồn máu thịt của
nhân dân, chính nhân dân đã tạo nên đất nước, ghi dấu vết cuộc đời lên mỗi ngọn núi dòng sông, tấc
đất.


[Cảnh ngộ số phận, cuộc đời của nhân dân làm nên núi sông, non nước Tổ quốc, bất cứ đâu trên Đất
Nước Việt Nam đều mang theo một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha, tổ tiên ta trong bốn nghìn


<i>năm lịch sử </i>…] <b>→ 1,5 điểm</b>


c. Nhận xét:


- Đoạn thơ tiêu biểu cho cái hay cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm [chất chính luận, trữ
tình hịa quyện; chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng sáng tạo; từ ngữ bình dị…] hình tượng Đất Nước
vì thế càng trở nên gần gũi, khẳng định Nhân Dân là chủ nhân của Đất Nước.


<b>→ 1,0 điểm</b>
d. HS thể hiện được những ấn tượng và cảm xúc riêng trong quá trình triển khai các ý trên


[Cảm xúc về Đất Nước, tình yêu quê hương Đất Nước…]. <b>→ 0,5 điểm</b>


<b>Câu 3b</b>: <b>Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)</b>
<b>a. Yêu cầu về kĩ năng</b>:


- HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học.


- Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai ý tốt.
- Diễn đạt sn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp


<b>b. Yêu cầu về nội dung:</b>


HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ
bản sau:


1. Có những hiểu biết về tác giả, tác phẩm: <b>→ 0,5 điểm</b>


2. Về đoạn thơ trong bài <i>Việt Bắc</i>:
- Nội dung:


+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt


Bắc, trong đó chan hịa tình nghĩa riêng chung. <b>→ 0,5 điểm</b>


+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ


mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm. <b>→ 0,5 điểm</b>


- Nghệ thuật:



+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm ; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời
thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo… <b>→ 0,5 điểm</b>


3. Về đoạn thơ trong bài <i>Tiếng hát con tàu</i>
- Về nội dung:


+ Đoạn thơ là tình cảm với <i>Tây bắc</i>, với nhân dân đất nước được nhà thơ hình tượng hóa bằng
tình u giữa <i>anh</i> và <i>em</i>, gắn bó khăng khít, rực rỡ xao xuyến diệu kỳ.


<b>→ 0,5 điểm</b>
+ Tình u lứa đơi là sự kết tinh cao độ sâu sắc những kỷ niệm, sự gắn bó máu thịt với <i>Tây</i>
<i>Bắc</i> và kháng chiến, giúp nhà thơ phát hiện chân lý đời sống, quy luật tình cảm: <i>tình u làm đất lạ</i>


<i>hóa q hương</i>… <b>→ 0,5 điểm</b>


- Về nghệ thuật:


+ Sự sáng tạo hình ảnh bằng những so sánh bất ngờ, cách nói sáng tạo, liên tưởng độc đáo…
<b>→ 0,5 điểm</b>
+ Thơ đậm chất triết lý, hài hịa giữa tình cảm và trí tuệ, giữa cái rộn ràng bề mặt với suy
tưởng bề sâu. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên <b>→ 0,5 điểm</b>


4. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ <b>→ 0,5 điểm</b>
- Tương đồng: cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết và tình cảm sâu nặng với quê
hương cách mạng.


- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài <i>Việt Bắc</i> là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với núi rừng
khơng gian Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng, thể thơ lục bát


gần gũi…; Đoạn thơ trong bài <i>Tiếng hát con tàu</i>, là nỗi nhớ của tình u đơi lứa gắn với nỗi nhớ tình
yêu đất nước đồng thời bày tỏ suy tưởng về mối quan hệ của <i><b>tình yêu và đất lạ</b></i>, với thể thơ tự do
hiện đại.


<i><b>Lưu ý: </b></i>


- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kỹ năng diễn
đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.


- Điểm tồn bài làm trịn đến 0,5.


- Phần trong dấu […] chủ yếu định hướng cho người chấm; HS có thể trình bày diễn đạt theo
cách khác.


- Đánh giá cao những bài viết thể hiện được những cảm xúc riêng của mình. Giám khảo căn
cứ vào yêu cầu vừa nêu để có sự xem xét, cân nhắc khi cho điểm bài làm của học sinh.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×