Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

tre khuyet tat Day nhu TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.63 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 3: Kĩ năng giao tiếp • • -. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học viên có khả năng: Chỉ ra được ý nghĩa và vai trò của việc giao tiếp trong quá trình dạy học. Xác định một số phương tiện giao tiếp có thể sử dụng trong lớp học. Hình thành kĩ năng giao tiếp trong lớp học đa dạng. Có cơ hội để thực hành các kĩ năng giao tiếp trong quá trình giảng dạy và lên kế hoạch dạy học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tìm hiểu giao tiếp trong lớp học đa dạng • Giao tiếp là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong lớp học-còn gọi là giao tiếp sư phạm. Đó là phương thức tác động của GV tới HS bao gồm 2 quá trình: Diễn đạt-Hiểu. Thông qua giao tiếp, GV và HS trao đổi thông tin từ đó có thể tổ chức và tiến hành hoạt động dạy học được hiệu quả. Thông qua giao tiếp, HS lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, thái độ tình cảm....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cơ hội giao tiếp trong lớp học đa dạng • Phương tiện giao tiếp vô cùng đa dạng. Đó là những cách thức để truyền đạt thông điệp giữa người này với người khác, giữa giáo viên và học sinh với nhau..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phươngưtiện (®a­d¹ng) -­Lêi­nãi -ưBiểuưtượng -­Cö­chØ­®iÖu­bé -­Ký­hiÖu -­§å­vËt -­Tranh­¶nh -­Ch÷­viÕt. Lý­do - G©y­chó­ý­ -­Chµo­hái -Yªu­cÇu­häc­sinh -§­a­th«ng­tin -ưTừưchối/phảnưđốiưhoặcưđồngưtình -­§Ó­nhËn­xÐt -­ThÓ­hiÖn­c¶m­xóc,­t×nh­c¶m­ -ThÓ­hiÖn­së­thÝch,­mong­muèn -ưTraoưđổiưýưkiếnư.... -­lùa­chän -­së­thÝch -ưđàmưphán -ưưưưưưưưưưưư-ưưtraoưđổiưkếưhoạch. ­­­­­­­­­­­­­­­­­C¬­héi -VớiưnhiềuưđốiưtượngưHS -­Khi­HS­ph¸t­biÓu -­Khi­HS­lµm­bµi­tËp -­Khi­HS­tr×nh­bµy­ý­kiÕn -ưTrướcưkhiưlàmưbàiưtậpưhayưHĐ -­Sau­khi­kÕt­thóc­c«ng­viÖc -­Khi­gi¶ng­bµi,­ch÷a­bµi ....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng Trong lớp học có đối tượng học sinh đa dạng, chúng ta có những cách sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau: - Đối với từng phương tiện giao tiếp cần lưu ý:  Lời nói: Khuyến khích học sinh tự nói ra những điều các em suy nghĩ thì tốt hơn là yêu cầu học sinh nhắc lại lời giáo viên. Một số học sinh có thể mạnh dạn hơn những bạn khác khi phát biểu trong nhóm nhỏ hoặc trong các trò chơi đóng vai, chẳng hạn khi đóng vai con rối và nói chuyện. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hãy kiên nhẫn , bạn phải cho các em đủ thời gian và để nói theo những cách của riêng chúng. Khen ngợi khi học sinh có cố gắng. Những ví dụ của giáo viên sẽ làm mẫu để học sinh làm theo. Đôi khi học sinh cảm thấy xấu hổ nếu phải phát biểu nhưng lại có thể tham gia hát cùng các bạn. Những em tiếp thu chậm thường có phản ứng tốt với bài hát và sẽ ghi nhớ các từ hoặc cụm từ chính..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng . Hình vẽ: học sinh nhỏ tuổi thường giao tiếp rất tốt thông qua tranh ảnh. Điều quan trọng là chúng ta phải khuyến khích học sinh tìm hiểu và ghi nhớ ý nghĩa của tranh vẽ, gắn với ý nghĩa của hành động và từ ngữ. Hãy khuyến khích học sinh tự vẽ tranh để thể hiện ý kiến mong muốn và nhắc nhở các em hãy tự vẽ theo ý kiến của mình và không bắt chước của người khác (đặc biệt là của giáo viên ). Hãy hỏi học sinh những câu hỏi như:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng • “Em đang vẽ ai” • “Người đó đang làm gì thế?”… • Nếu trẻ không thể đọc, bạn có thể giải thích ý nghĩa cho trẻ bằng • •. •. cách cho trẻ xem nhiều tranh vẽ khác. Viết: Đây cũng có thể là một cách để trẻ thể hiện bản thân mình. Những chỉ dẫn ngắn bằng chữ viết có thể giúp ích cho trẻ khiếm thính, trẻ học khó hoặc giảm tập trung. Cử chỉ điệu bộ: Chúng ta có thể làm cử chỉ điệu bộ trong khi nói hoặc khi im lặng. Đây là một cách rất tốt để thu hút sự chú ý của trẻ và minh hoạ bổ sung nội dung khi trẻ không hiểu lời nói. Cử chỉ điệu bộ có thể là ngôn ngữ cơ thể, biểu hiển trên nét mặt, bao gồm cả ánh mắt nhìn. Nếu trẻ nhìn kém, bạn có thể tiếp xúc thể chất với trẻ chẳng hạn như khi chào tạm biệt, bạn đặt tay lên tay trẻ và cùng vẩy..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng . . Làm kí hiệu: Đa số mọi người đều nghĩ rằng ngôn ngữ ký hiệu chỉ dành cho người điếc. Trong môi trường hoà nhập, những ký hiệu đơn giản có thể giúp những trẻ học khó hoặc nói khó giao tiếp. Nếu trẻ cần dùng kí hiệu với một bạn khác, điều đó có nghĩa là có thể dạy ký hiệu cho cả lớp. Hầu hết trẻ học kí hiệu rất nhanh và thích thú làm kí hiệu. Chữ Braille: Đây là một cách đọc bằng cách sờ. Nếu học sinh của bạn cần dùng phương pháp này để đọc và viết, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các giáo viên chuyên về giáo dục trẻ khiếm thị..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng • Trưng bày các đồ vật: Bạn có thể thu hút sự chú ý. •. của trẻ và giúp trẻ hiểu tốt hơn nếu cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật. Bạn có thể cho trẻ nhìn, chạm vào, ngửi, lắng nghe âm thanh của đồ vật, chẳng hạn với những trẻ nhìn kém, có thể chơi đá bóng bên trong có đặt một quả chuông. Hỗ trợ thị giác: Đó là tranh, ảnh và hình ve, những dụng cụ này có thể tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ hiểu bài tốt hơn. Với một số trẻ, có thể phải giải thích bằng tranh ảnh hoặc biểu tượng. Có thể đặt tranh ảnh trên bảng (hoặc thời khoá biểu) để trẻ có thể hiểu..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng - Khi sử dụng các phương tiện giao tiếp cần lưu ý:  Đối với những trẻ học khó, như trẻ tự kỉ chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng hình vẽ chỉ dẫn hoạt động trong một ngày học.  Những chỉ dẫn hoạt động bằng hình ảnh, tranh vẽ sẽ có tác dụng rất lớn đối với những trẻ chậm phát triển hoặc những trẻ khiếm thính trong lớp hoà nhập.  Sử dụng đồ vật cụ thể sẽ có ích cho trẻ khiếm thính và trẻ chậm phát triển.  Làm ký hiệu hoặc dùng cử chỉ điệu bộ đối với trẻ khiếm thính và trẻ chậm phát triển.  Đối với trẻ khiếm thị, giáo viên cần sử dụng chữ nổi Braille hoặc các đồ vật để hỗ trợ giao tiếp..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Các phương tiện giao tiếp trong lớp học đa dạng  Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp. trong lớp học:  Mỗi giáo viên có một thói quen giao tiếp, khả năng sử dụng các cách thức giao tiếp rất khác nhau. Có người sử dụng lời nói rất nhiều, có người có thể sử dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói khiến lời nói được sinh động, hấp dẫn hơn, dễ hiểu hơn …từ đó việc giao tiếp với học sinh được thuận lợi và hiệu quả hơn.  Mỗi học sinh trong lớp học có một cách giao tiếp khác nhau, tạo nên những cách thức giao tiếp rất phong phú trong lớp học. Trong quá trình giao tiếp, nếu chúng ta sử dụng kết hợp các phương tiện sẽ giúp toàn bộ học sinh được tham gia vào quá trình giao tiếp theo cách phù hợp với khả năng của mình.  Hơn nữa không có phương tiện giao tiếp nào là vạn năng, là có thể truyền đạt được đầy đủ, trọn vẹn nội dung ý nghĩa. Do đó việc sử dụng đa phương tiện phù hợp sẽ có hiệu quả cao..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giao tiếp trong dạy học đa dạng . Trong quá trình giao tiếp, chúng ta sử dụng rất nhiều phương tiện giao tiếp. Một điều quan trọng mà chúng ta đều nhận thấy rằng các phương tiện này không thể hiện một cách đơn lẻ mà có sự kết hợp với một hoặc nhiều phương tiện khác. Có lúc phương tiện giao tiếp này là chính, nhưng có lúc nó lại trở thành phương tiện kết hợp, hỗ trợ cho các phương tiện giao tiếp khác. Sự kết hợp này tạo nên phương thức giao tiếp tổng thể, giúp quá trình giao tiếp đạt kết quả cao nhất..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Khi giao tiếp trong lớp có học sinh khó khăn, giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau • Tôn trọng mọi cách thể hiện và mọi nỗ lực tham. •. gia của học sinh: Mỗi đứa trẻ có một cách thức tham gia giao tiếp khác nhau. Điều quan trọng là chúng có nhu cầu tham gia giao tiếp. Chúng ta cần đón nhận, trân trọng và khích lệ mọi biểu hiện tích cực của trẻ. Nguyên tắc tôn trọng cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận những cách thức giao tiếp khác nhau của trẻ. Đó có thể là ký hiệu, là biểu tượng, là tranh ảnh hoặc lời nói. Tạo thiện cảm đối với học sinh: Khiến cho trẻ thấy yên tâm và được khích lệ khi tham gia vào giao tiếp . Khi đó, chúng cảm thấy tự tin vào khả năng và cách thức giao tiếp của mình, xoá bỏ mặc cảm khiếm khuyết, khó khăn của mình..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Khi giao tiếp trong lớp có học sinh khó khăn, giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau . . Đồng cảm với học sinh: Chia sẻ những khó khăn của học sinh bằng cách tìm hiểu và sử dụng những phương tiện giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ. Chọn lựa thời điểm và cơ hội phù hợp để giao tiếp với học sinh cũng thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp của giáo viên. Cùng đạt được kết quả giao tiếp: Nghĩa là phải đảm bảo cái đích cuối cùng của giao tiếp là giáo viên và học sinh phải trao đổi được thông tin và thông hiểu nhau..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Thực hành kỹ năng giao tiếp trong lớp học đa dạng.  Khi chúng ta giảng dạy, chúng ta đang giao tiếp .  Chúng ta cần phải chọn lựa một phương pháp để học sinh có cơ hội giao tiếp thuạn lợi nhất sau đó tìm kiếm các phương tiện giao tiếp khác có ý nghĩa hỗ trợ cho học sinh trong quá trình giao tiếp .  Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp trong lớp học có đối tượng học sinh đa dạng phải linh hoạt. Không nên áp dụng cứng nhắc cách thức nào,phương tiện nào trong giao tiếp với học sinh. Điều quan trọng là giáo viên và học sinh phải tìm được phương tiện giao tiếp chung để cùng hiểu và chia sẻ với nhau..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> KẾT LUẬN • Trong quá trình GTSP, GV vµ HS sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp. • Các phương tiện không thể hiện một cách đơn lẻ mà có sự kết hợp với một hoặc nhiều phương tiện khác. • C¸c PTGT cã thÓ lµ chính, phô hay trở thành phương tiện kết hợp, hç trợ cho PTGT khác. Sự kết hợp này tạo nên phương thức giao tiếp tổng thể, giúp quá trình giao tiếp đạt kết quả cao nhất..

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×