Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.86 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 3/9/2012 Ngày dạy : 7A:7/9/2012 7B:8/ 9/2012. Tiết 13 Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN (Dạy bài 2,3). A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1, Kiến thức: Hiểu được hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân. - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân. 2, Kĩ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ ca dao trữ tình. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học 3, Thái độ: Học sinh có lòng cảm thông với những người có hoàn cảnh éo le; có thái độ phản đối những thói hư tật xấu trong xã hội. B. Chuẩn bị: *GV: SGK, SGV,bµi so¹n,t liÖu tham kh¶o. *HS: Đọc và soạn bài, chuẩn bị bài tập C. Các kỹ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong bài. - Kü n¨ng: T duy nhận biÕt, ph¸t hiÖn, ph©n tÝch, cảm thông, chia sẻ….. D, Tổ chức các hoạt động dạy học: 1- Ổn định tổ chức:1p 7A: …………………….…7B: …………………….… 2, Kiểm tra bài cũ:5p - Đọc thuộc lòng hai bài ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Nêu nội dung và nghệ thuật của một bài, 3, Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: Nêu vấn đề -Thời gian: 1p Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương, đất nước, con người mà bên cạnh đó còn có những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, cay đắng cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em có thể hiểu được qua tiết học này. * Hoạt động 2:Tìm hiểu chung - Mục tiêu:HS đọc bài và tìm hiểu chú thích. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 8p.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Học sinh theo dõi SGK-48. I, Tìm hiểu chung: Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc với giọng chầm chậm nho nhỏ, buồn buồn. Lưu ý các mô típ “thân cò, thương thay, thân - Đọc văn bản em” khi đọc tới nhấn giọng thêm một chút. và tìm hiểu chú thích Giáo viên gọi 3 học sinh lần lượt đọc cả 3 bài ca dao-> các học sinh khác nghe và nhận xét - Chọn các chú thích “thác, hạc, con cuốc”để giải thích kĩ càng hơn về nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ. - Theo em hiểu ca dao về chủ đề than thân có nghĩa là gì? - Tại sao người ta phải than? - Cuộc sống của con người ở thời kỳ nào trong xã hội được phản ánh trong các bài ca? * Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết -Mục tiêu:Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 18p Học sinh đọc bài ca dao 2. II. Tìm hiểu văn bản -Bài ca dao bắt đầu bằng “thương thay”. Em hiểu từ này như Bài 2 thế nào? Vừa thương vừa đồng cảm, thương cho người và cũng thương cho mình. -Tình thương cảm ấy gửi đến đối tượng nào? Tằm nhả tơ, kiến tìm mồi, hạc mỏi cánh, cuốc kêu - Đó là những con vật như thế nào? Bé nhỏ, yếu ớt Những hình ảnh đó gợi em liên tưởng đến ai? Người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau - Mượn các đối tượng là con kiến, con hạc, con cuốc để nói lên nỗi khổ của người lao động trong xã hội xưa theo em đó là cách nói như thế nào? Ẩn dụ - Trong bài ca có từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần? điều đó có ý nghĩa gì? Sử dụng điệp ngữ thương thay nhấn mạnh nỗi thương thân của người lao động trong nhiều hoàn cảnh khác nhau - Qua 4 hình ảnh ẩn dụ đó người lao động đã bày tỏ nỗi thương thân như thế nào? Thương cho thân phận bị bòn rút sức lao động; Thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó; Cuộc đời phiêu bạt,.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ; Thận phận thấp cổ bé họng, nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ. - Nội dung bài ca dao 2 muốn nói lên điều gì? Nỗi khổ nhiều bề của Gv bình khái quát người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu Học sinh đọc bài ca dao thứ 3. nhiều oan trái. - “Trái bần” là một thứ quả như thế nào? Bài 3 - Quả của thứ cây mọc ở ven sông, hình tròn dẹt, vị chua chát. Là loại quả tầm thường. Đồng âm với từ “ bần” có nghĩa là nghèo khó. - Bài ca dao sử dụng nghệ thuật gì? cụm từ “ thân em” là ngầm chỉ ai? Vì sao em xác định như vậy? - Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ngầm chỉ cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vì ca dao có nhiều bài bắt đầu bằng cụm từ “ thân em”-cụm từ xưng hô khiêm nhường chỉ có ở phụ nữ - như: +Thân em như hạt mưa sa + Thân em như giếng giữa đàng. + Thân em như tấm lụa đào. - Em hình dung ra cuộc đời của người phụ nữ như thế nào qua hình ảnh “ gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”? - Cuộc đời chìm nổi trôi dạt vô định, là cuộc đời gặp nhiều phũ phàng. Gv bổ sung gió dập sóng dồi là một thành ngữ dùng để chỉ sự chênh vênh vô định bị phụ thuộc - Vậy lời than trong bài ca dao thứ 3 là gì? - Thân phận bé nhỏ, chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ ngày xưa. - Nghệ thuật và nội chính trong 3 bài ca dao? - Mượn những sự vật con vật gần gũi nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh. - Diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ, có ý nghĩa than thân và phản kháng tố cáo xã hội phong kiến. - Em hiểu thêm điều gì về đời sống dân tộc ta qua những câu hát than thân trong ca dao,dân ca? -Dân tộc ta chịu nhiều gian lao,vất vả, tâm hồn dân tộc mang nhiều nỗi buồn. -Vượt lên nỗi buồn tủi ấy,dân tộc ta có sức sống mãnh liệt -Cần tiếp tục giải phóng cho người phụ nữ để họ có hạnh phúc.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hs tìm thêm những bài ca khác cùng chủ đề Ghi nhớ SGK/49 - HS ghi nhớ SGK * Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố KT vừa học, nắm được NT,ND của các bài ca dao - Phương pháp: Vấn đáp , thảo luận nhóm - Thời gian: 8p ph GV: hướng dẫn HS trả lời câu III. Luyện tập hỏi 1 phần luyện Bài tập 1/50 tập/SGK/50. - Đặc điểm về nội dung: + Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận đau khổ của người lao động trong xã hội cũ. + Ngoài nội dung than thân còn có ý phản kháng. - Đặc điểm chung về nghệ thuật: + Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm. + Hình ảnh so sánh ẩn dụ truyền thống. + Có hình thức câu hỏi tu từ và những cụm từ đặc trưng sử dụng nhiều: thương thay, thân em, lên thác xuống ghềnh. Gv tổ chức cho học sinh đọc Đọc thêm/50 thêm các bài ca trang 50 và gợi ý cho các em tìm hiểu nội dung 4, Củng cố: 3p - Đọc ghi nhớ sgk - Học thuộc lòng những bài ca dao đã học 5, Hướng dẫn về nhà:1p Học thuộc lòng các bài ca dao. Sưu tầm những bài ca dao có cùng chủ đề với nội dung bài học. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………….. ***********************. Ngày soạn: 3 / 9 / 2012 Ngày dạy: 7A: 7/ 9 / 2012. Tiết 14 Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 7B: 8 / 9 / 2012. (Dạy bài 1,2). A - Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những Thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu. - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm. 2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ ca dao trữ tình. - Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hất châm biếm trong bài học. 3. Thái độ : Có ý thức sưu tầm các bài ca dao dân ca, yêu quý và giữ gìn VHDG B- Chuẩn bị: * Gv: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Bình giảng văn 7, một số bài ca dao thuộc chủ đề * HS: Đọc và soạn bài, chuẩn bị bài tập, phiếu HT C- Các kỹ năng sống cần được giáo dục - Kỹ năng nhận thức, giao tiếp, vận dụng, liên hệ....... D- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định tổ chức: (1p) 7A: …………………….……7B: …………………….…… 2, Kiểm tra bài cũ:(5p) ? Đọc thuộc lòng một trong những câu hát than thân mà em đã học? Hãy nêu hiểu biết của em về 1 bài ca dao mà em thích? 3. Bài mới: * Hoạt động1: Giới thiệu bài - Mục tiêu cần đạt : Tạo tâm thế, thu hút sự chú ý của HS - Phương pháp : Thuyết trình, giới thiệu - Thời gian: 1 phút Những cảm xúc và chủ đề trong ca dao rất đa dạng, ngoài những câu hát tình nghĩa, than thân...ca dao còn rất nhiều câu hát châm biếm, thể hiện những nét trào lộng về NT VH DG nhằm phơi bày những hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và những hiện tượng xấu trong XH. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Mục tiêu cần đạt : Hiểu và nắm được cách đọc diễn cảm VB. - Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 8 phút Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Giáo viên nêu yêu cầu đọc: khi đọc các bài ca dao này cần lưu I, Tìm hiểu chung: ý: đây là ca dao trữ tình nhưng tình cảm, thái độ trong đó không phải là những tình cảm thẳm sâu, day dứt trong tâm hồn như những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người. Giọng điệu ở đây là giọng châm biếm, giễu cợt nên khi đọc cần hạ giọng, nhấn mạnh các điệp từ, điệp ngữ để làm nổi bật giọng điệu châm biếm, giễu cợt..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Gọi 2 học sinh đọc bài-> các học sinh khác nghe và nhận xét. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích: tửu, tăm, đánh trống quân, cai- theo SGK(51,52) * Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết -Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm . -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 22p Hs đọc bài ca dao 1 II Tìm hiểu văn bản - Trong những câu hát than thân, người nông dân mượn hình 1. Bài ca thứ nhất ảnh “thân cò” để diễn tả điều gì? Cuộc đời và số phận của mình - Còn trong bài ca dao này hình ảnh cái cò có ý nghĩa ntn? Chỉ là một hình thức họa vần để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật, hiện tượng này có rất nhiều trong ca dao. Vd: Quả cau nho nhỏ…; Trên trời có đám mây xanh… - Kết cấu bài ca dao có gì đặc biệt? Bài gồm có 2 phần: 2 câu đầu là lời hỏi của cái cò. 4 câu sau vẽ ra chân dung ông chú trước mắt cô gái >> phần trọng tâm của bài ca. -Bài ca dao là lời nói của ai nói với ai và nói để làm gì? - Người cháu- cái cò- đang lặn lội nơi bờ ao để kiếm miếng sinh nhai. Người cháu ấy muốn làm mối cô yếm đào cho chú mình- chú tôi. Giáo viên giảng: Trong ca dao, người con gái đẹp người đẹp nết được gọi là cô yếm đào. - Giới thiệu về người chú có từ nào được nhắc lại nhiều lần? Người chú hay những gì? Hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. - Từ “hay” thường dùng với nghĩa tốt, giỏi, thành thạo. Từ “hay” ở đây có được dùng với nghĩa đó hay không và tác dụng của nó? Người chú giỏi nhưng giỏi những tật xấu, từ hay được nhắc lại 4 lần với ý mỉa mai - Người chú còn có những tật xấu nào qua hai câu cuối? Cái ước ao thể hiện sự lười biếng, người chú xấu ngay cả trong suy nghĩ. - Nhận xét về chân dung người chú? Nghiện ngập, lười lao động, thích hưởng thụ..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Bài ca dao đã sử dụng những nghệ thuật gì? - Thông qua nghệ thuật đối lập, cách nói ngược bài ca dao muốn phê phán hạng người nào trong xã hội ? - Nếu cần khuyên nhân vật “ chú tôi” em sẽ nói bằng câu tục Thông qua nghệ thuật ngữ nào? đối lập và cách nói ngược bài ca dao phê -Tay làm hàm nhai. Tay quai miệng trễ. phán chế giễu những - Em hãy tìm thêm các ví dụ khác cùng chủ đề? hạng người nghiện ngập và lười biếng trong XH. - Gà què ăn quẩn cối xay - Ăn no rồi lại nằm khoèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem Học sinh đọc bài ca dao 2. - Bài ca dao là lời của ai nói với ai? vì sao em xác định như thế? -Lời thầy bói phán về những nội dung gì?. 2. Bài ca thứ hai. Những chuyện hệ trọng về số phận người đi xem rất quan tâm : giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con -Cách nói của thầy như thế nào? Nói dựa, nói nước đôi. Thầy nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột nhưng nói về những sự hiển nhiên nên lời nói trở thành vô nghĩa, ấu trĩ, nực cười. -> là người lừa đảo, bịp bợm. - Cách châm biếm có gì đặc sắc? Đó là cách gậy ông lại đập lưng ông, lấy chính lời đoán mò của thầy để vạch trần bản chất lừa bịp của y. Thầy là người nói dựa, nói mò, nói láo. Kết cấu: Chẳng- thì. Thầy đoán mà như chẳng đoán, thầy chỉ ba hoa nói dựa. Liên hệ thực tế ở địa phương:? Tình hình mê tín dị đoan ở địa phương em có tồn tại không? Hãy kể một câu chuyện nhỏ về vấn đề này? - Bài ca dao này phê phán hiện tượng nào trong đời sống xã Mượn lối nói dựa, nói hội? nước đôi bài ca đã phê Những người hành nghề và những người mê tín dị đoan. phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín và - Suy nghĩ của em về hiện tượng này? hiện tượng mê tín trong Không nên mê tín dị đoan, cần được bài trừ xã hội. -Đọc một số bài ca dao khác có nội dung tương tự? -Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn -Tử vi xem số cho người Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Tiền buộc dải yếm bo bo Trao cho thầy bói rước lo vào mình Gv bình ngắn khái quát lại các bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. * Ghi nhớ/53. Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu cần đạt : củng cố KT vừa học, nắm được NT, ND của các bài ca dao - Phương pháp : Vấn đáp , thảo luận nhóm - Thời gian: 5phút Học sinh đọc suy nghĩ và xác định đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng. -> Giáo viên nhận xét đánh giá.. III, Luyện tập Bài 1: c- Cả 4 bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.. Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2. -Những câu hát chân biếm nói trên có điểm gì giống Bài 2: truyện cười dân gian? Điểm giống của 4 bài ca dao - Đều có hiện tượng đáng cười. với truyện cười là cả 4 bài đều - Em hãy chỉ ra hiện tượng đáng cười trong từng bài ca có yếu tố gây cười. dao? Học sinh trả lời -> giáo viên nhận xét, bổ sung. 4, Củng cố: (2p) - Gv cho hs đọc lại ghi nhớ - Học sinh đọc phần đọc thêm-SGK(53) 5, Hướng dẫn về nhà:(1p) Học thuộc lòng bài ca dao. Đọc trước bài “ Đại từ”. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… …………………………. Ngày soạn: 6 / 9 / 2012 Ngày dạy: 7A: 10 / 9 / 2012 7B:11 / 9 / 2012. Tiết 15 ĐẠI TỪ.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1, Kiến thức -Nắm được khái niệm đại từ. - Các loại đại từ trong tiếng Việt. 2, Kĩ năng - Nhận biết và sử dụng đúng đại từ trong khi nói và viết. 3, Thái độ Học sinh yêu thích tiếng Việt, tự hào về sự phong phú của tiếng Việt. B- Chuẩn bị: * GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo bảng phụ. * HS : Đọc và soạn bài, chuẩn bị bài tập, phiếu HT C- Các kỹ năng cơ bản đợc giáo dục trong bài: *Kü n¨ng: T duy nhËn biÕt ph¸t hiÖn, ph©n tÝch… D- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….…… 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 10p Câu hỏi: Có mấy loại từ láy? Trình bày cấu tạo từng loại? Cho ví dụ. Trả lời: Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại hoàn toàn, cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối; Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs - Phương pháp: thuyết trình - Thời gian: 1p Hãy gọi tên cho sự vật cô đang cầm trên tay – Phấn; Gọi tên tính chất của bông hoa – Đỏ; Gọi tên cho hoạt động mà bạn vừa thực hiện – Phát biểu. Như vậy danh từ, động từ, tính từ đã làm nên tên gọi của sự vật, tính chất, hoạt động. Có một từ loại mà nó không làm tên gọi cho sự vật, tính chất, hoạt động … mà nó trở thành một công cụ để chỉ ra (trỏ) sự vật, tính chất, hoạt động. Tiết học này ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 2::Tìm hiểu thế nào là đại từ. -Mục tiêu:HS Nắm được thế nào là đại từ. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. HS đọc đoạn văn a. I- Thế nào là đại từ - Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả? Từ “nó” * VD 1 trong đoạn văn a chỉ ai? a, Nó: em tôi ->trỏ HS đọc đoạn văn b. người..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. - Từ “nó” trong đoạn văn b chỉ con vật nào? b, Nó: con gà trống-> trỏ - Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của 2 từ “nó” trong 2 đoạn vật. văn này? - Dựa vào văn cảnh cụ thể Đọc đoạn văn c. - Từ “thế” ở đoạn văn c chỉ sự việc gì? - Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ “thế”? Đọc ví dụ d. c, Thế: liệu mà đem chia đồ chơi ra đi -> trỏ hoạt - Từ “ ai” trong bài ca dao này dùng để làm gì? động. *GV: những từ nó, thế, ai là đại từ. - Vậy em hiểu thế nào là đại từ ? d, Ai: dùng để hỏi. - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hđ, tính chất...được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Vì sao người ta không tiếp tục gọi tên em tôi ra mà lại phải dùng đến đại từ? (Gợi ý: người kể là người anh, gọi em gái nó thể hiện điều gì?) GV: hay trong bài ca dao các đại từ thường được sử dụng để phiếm chỉ cho một đối tượng để tạo nên cách nói ý nhị, kín đáo mà sâu sắc. Đó là cái hay cái đẹp của đại từ đem lại - Tránh lặp lại - Đậm tính chất khách quan trong lời kể của người anh. * VD 2: Nhưng đằng sau cái lạnh lùng, khách quan ấy là tấm tấm lòng vị tha - Các từ: nó, thế, ai giữ vai trò NP gì trong câu? a, CN a, Nó/ lại khéo tay nữa -> CN b, Phụ ngữ của DT b, Tiếng nó/dõng dạc nhất xóm- >phụ ngữ của DT c, Phụ ngữ của ĐT c, Vừa nghe thấy thế, em tôi...->phụ ngữ của ĐT d, CN d, Ai/ làm cho bể kia đầy-> CN đ 1, CN đ, Tôi/ rất ngại học. đ 2, VN - Người học kém nhất lớp là tôi. Đại từ: -> CN-VN. -Từ tìm hiểu trên,em hiểu thế nào là đại từ? Đại từ giữ vai trò * Ghi nhớ (/55) gì trong câu? * Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại đại từ -Mục tiêu: Nắm được các loại đại từ tiếng Việt. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 10p - Các từ tôi, tao, tớ, chúng tôi,... trỏ gì? II - Các loại đại từ HS: Được sử dụng trỏ người hoặc sự vật. 1. Đại từ để trỏ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Trong câu ca dao: Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. - Từ bao nhiêu, bấy nhiêu trỏ gì? HS: - So sánh, trỏ số lượng. -Các từ gạch chân trong câu sau thay thế cho từ ngữ nào? Có ý nghĩa trỏ gì? a) Cả lớp trật tự. Cô nói vậy các con hiểu không? b) Chiếc áo mới đẹp vậy. HS: Từ vậy dùng để trỏ hoạt động, tính chất. - Các đại từ: đây, đó, kia, ấy, này, nọ, bây giờ, bấy giờ…dùng để trỏ gì? -Tóm lại các đại từ để trỏ dùng trỏ gì? - Hôm nay ai làm trực nhật lớp? - Đại từ "ai"trong câu có phải dùng để trỏ không? HS: Không dùng để trỏ mà dùng để hỏi: - Hãy phân loại đại từ để hỏi trong các câu sau? a) Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh? b) Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. c) Sáng nay lớp ta có mấy tiết học? HS: Đại từ để hỏi bao gồm: hỏi về người, vật, hỏi về việc, hoạt động; hỏi về số lượng. GV: hướng dẫn HS đọc ghi nhớ.. - Trỏ người, sự vật (Đại từ xưng hô) - Trỏ số lượng.. - Trỏ hoạt động, tính chất - Trỏ vị trí sự vật trong không gian, thời gian. * Ghi nhớ/56 2. Đại từ để hỏi: - Hỏi về người, vật:VD a. - Hỏi về số lượng: VD c - Hỏi về việc, hoạt động: VD b. * Ghi nhớ/56. * Hoạt động 4 :Luyện tập. -Mục tiêu:Dựa vào lí thuyết làm bài tập -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thực hành. -Thời gian: 10p - Hãy xếp các đại từ trỏ người, vật theo bảng?. III - Luyện tập Bài 1. a) Số Số ít. Số nhiều. Ngôi 1. Tao, tôi, ta, mình.. chúng tôi, chúng ta,. 2. mày, bạn. chúng mày. 3. nó, hắn, y. chúng nó....
<span class='text_page_counter'>(12)</span> b, Mình 1: ngôi thứ nhất. Gv hướng dẫn hs làm bài tập Mình 2: ngôi thứ hai. Bài 2. Xác định từ loại; Anh dắt em vào thăm cõi Bác xưa. - Đây là bà ngoại a) Mỗi chúng ta ai cũng phải cố gắng học tập. GV: Yêu cầu học sinh đặt câu. b) Qua bao nhiêu cay đắng, cuối cùng người nông H. Đại từ thường giữ chức dân Việt Nam cũng được hưởng cuộc sống tự do, tự làm chủ cuộc đời mình vụ NP gỡ trong cõu ? - Có thể lấy VD những đại từ Bài 3. trong tiếng Anh để nhận xét. -Ai cũng phải đi học. + Tiếng Anh, tiếng Nga, Pháp -Bao nhiêu là bạn tốt. đại từ thường ít và mang sắc -Dù sao bạn cũng phải cố gắng. thái trung tính. - Theo em vì sao đại từ tiếng Việt Bài 5 giàu sắc thái biểu cảm?. Sắc thái biểu cảm chủ yếu do tiếng Việt có nhiều - Có thể đặt những câu thể hiện rõ từ đồng nghĩa và những danh từ chỉ quan hệ thân sắc thái biểu cảm. thuộc cũng tham gia là những đại từ 4, Củng cố: - GV hệ thống lại bài. 5, Hướng dẫn vềnhà : - Học thuộc 3 ghi nhớ - Làm các BT 4 - Đọc bài đọc thêm và đọc trước bài: Từ Hán Việt Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………….. ********************* Ngày soạn: 9 / 9 / 2012 Ngày dạy: 7A: 12 / 9 / 2012 7B:13 / 9 / 2012 A - Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:. Tiết 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: - Tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em. 3. Giáo dục: - HS có ý thức tạo lập VB nói, viết, ứng dụng trong giao tiếp. B- Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tổ chức các hoạt động. Giáo án, bảng phụ. HS: Bài soạn,trả lời câu hỏi trong phần gợi ý. *- Đồ dùng: Bảng phụ C-Các kỹ năng sốngđược giáo dục trong bài *Kỹ năng: Tư duy nhận biết phát hiện phân tích…… D- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1- Ổn định tổ chức: 1p 7A: …………………….…………7B: …………………….……… 2, Kiểm tra bài cũ: 5p ? Để làm nên 1 văn bản, người tạo lập văn bản cần thực hiện y/c gì? Y/c: 1- Định hướng chính xác 2- Tìm ý- lập dàn ý 3- Viết các đoạn văn 4- Kiểm tra, sửa chữa văn bản 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: thuyết trình -Thời gian: 1p Sau tiết học tạo lập văn bản, em có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với cuộc sống và công việc học tập của các em. Tiết học này sẽ giúp các em luyện tập thêm về việc tạo lập văn bản hoàn chỉnh. * Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức cũ. -Mục tiêu: Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 5p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Các bước tạo lập văn bản? I- Củng cố kiến thức cũ -Định hướng chính xác. -Xây dựng một bố cục rành mạch, hợp lí. -Diễn đạt các ý ghi trong bố cục. -Kiểm tra văn bản. * Hoạt động 3 : Thực hành -Mục tiêu:HS có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với cuộc sống và công việc học tập của các em..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Phương pháp: Vấn đáp, thực hành -Thời gian: 30p GV hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề II/ Luyện tập Đề: Thư cho một người bạn bài. để bạn hiểu về đất nước mình. -Đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì? *Tìm hiểu đề: - Những định hướng cho bức thư sẽ viết: Viết về nội dung gì? Tập trung viết về mặt nào? - Kiểu văn bản: Viết thư. - ND: Viết về đất nước, con người Việt Nam, truyền thống lịch sử, -Viết cho ai? danh lam thắng cảnh…. - Đối tượng nhận thư:Bạn cùng tuổi - Yêu cầu về độ dài văn bản? ở nước ngoài - Viết bức thư nhằm mục đích gì? - Độ dài văn bản: Khoảng 1000Bày tỏ tình cảm, giới thiệu về đất nước mình và >1500 chữ góp phần xây dựng tình hữu nghị. - Mục đích viết thư: Để bạn hiểu về đất nước Việt Nam. ? Em hãy xây dựng bố cục của bức thư ? -Phần đầu thư. -Nội dung chính bức thư. -Phần cuối thư. - HS nêu các ý trong phần đầu bức thư. *Bố cục của bức thư 1/ Phần đầu thư: -Địa điểm, ngày, tháng, năm. -Lời xưng hô. -Lí do viết thư. - Phần chính của bức thư em định viết những gì ? 2/ Nội dung chính bức thư: -Hỏi thăm. -Nếu định viết về cảnh đẹp em định giới thiệu -Ca ngợi tổ quốc bạn. -Giới thiệu về đất nước mình những cảnh gì ? Em giới thiệu cảnh của 3 vùng: +Miền Bắc:Vịnh Hạ Long;Hồ Tây; chùa Một Cột;… +Miền Trung: sông Hương; núi Ngự; biển Nha Trang… +Miền Nam: sông nước Cửu Long; cảng Nhà Rồng; 3/ Phần cuối thư: -Phần cuối bức thư có những nội dung nào? -Lời chào, chúc . -Lời mời bạn đến thăm đất nước mình. -Mong tình hữu nghị hai nước khắng - Yêu cầu HS sau khi đã định hướng hãy hoàn tất khít. lại bố cục của bức thư . - Gọi đại diện nhóm trình bày dàn bài, GV nhận xét sửa chữa, cùng HS đưa ra một dàn bài hoàn chỉnh. - GV lưu ý HS có thể có những sáng tạo riêng, bố.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> cục này chỉ là bố cục cơ bản. 4, Củng cố:(2p) Gv khái quát bài học Quá trình tạo lập văn bản trải qua những bước nào? Nêu vai trò của từng bước trong quá trình ấy. 5. Hướng dẫn về nhà:( 1’ ) *Bài cũ: Tiếp tục hoàn tất bài viết. *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. + Đọc,trả lời câu hỏi SGK. + Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa nội dung hai bài thơ. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………….. *********************.
<span class='text_page_counter'>(16)</span>