Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De dap an thi chon doi tuyen HSG QG 2013 Sinh hocthuc hanh Yen Bai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI ĐỀ THI THỰC HÀNH ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 (Đề thi gồm 04 trang, 03 câu). KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN THAM DỰ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2013 - VÒNG 2 Môn thi: SINH HỌC.. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/11/2012. Tổng số điểm 4,0 điểm Những điều thí sinh cần lưu ý khi làm bài thi thực hành : . Bài thực hành này gồm 3 phần : Phần 1: Tế bào học (1,5 điểm) Phần 2: Vi sinh học (1,5 điểm) Phần 3: Sinh lý thực vật (1,0 điểm). . Thí sinh cần ghi đầy đủ thông tin thí sinh lên Phiếu trả lời trước khi làm bài. Chỉ có kết quả ghi trên Phiếu trả lời mới được tính điểm. Kỹ năng thực hành sẽ được giáo viên đánh giá trên Phiếu chấm kỹ năng - có chữ ký xác nhận của thí sinh.. . Thí sinh cần kiểm tra để đảm bảo chắc chắn đã nhận đủ tất cả các vật liệu, dụng cụ được liệt kê trong bài thực hành. Nếu thấy thiếu, thí sinh hãy báo cho giám thị coi thi biết để bổ sung.. . Thí sinh chỉ được sử dụng bút bi hoặc bút mực để ghi vào Phiếu trả lời, bút chì chỉ dùng để vẽ hình.. . Thí sinh cần bố trí thời gian tiến hành cho từng thí nghiệm phù hợp, xen kẽ giữa thời gian chờ đợi các bước thí nghiệm với trả lời câu hỏi và tiến hành các thí nghiệm khác để kịp thời gian làm bài.. . Còn 10 phút trước khi thu bài, thí sinh ký vào biên bản xác định kỹ năng thực hành có xác nhận của cả 2 giám thị trong phòng thi.. . Thí sinh phải dừng làm bài ngay sau khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài.. . Kết thúc bài thi thực hành, thí sinh nộp lại Phiếu trả lời đã ghi đầy đủ thông tin cho các giám thị coi thi. Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm trước khi rời khỏi phòng thi.. . Thí sinh không được mang giấy tờ, vật liệu và dụng cụ ra khỏi phòng thí nghiệm Chúc các em vui vẻ và thành công!.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mẫu vật, hóa chất, dụng cụ thực hành: TT. Dụng cụ. Số lượng. 1. Kính hiển vi, khăn lau kính. 2. Phiến kính (lam kính). 05. 3. Lá kính (lamen). 05. 4. Dao cắt. 01. 5. Dao lam. 01. 6. Cối chày sứ. 7. Pipette thủy tinh (Hoặc công tơ hút). 03. 8. Bình tia nước (có chứa nước cất - dán nhãn). 01. 9. Ống nghiệm. 06. 10. Giá để ống nghiệm. 02. 11. Đèn cồn (đã có bấc, cồn), diêm, kiềng đun, lưới amiang. 12. Que cấy. 02. 13. Giấy lọc. 10 tờ. 14. Bông lọc. 01 gói. 15. Phễu lọc. 01. 16. Bình tam giác 250 ml (Để vừa phễu lọc). 01. 17. Kéo. 01. 18. Cốc thủy tinh. 01. 19. Chậu rửa thủy tinh. 01. 20. Găng tay y tế ,Áo Blu. 01. 21. Chổi rửa. 01. 22. Kẹp gỗ. 01. 23. Giấy dán nhãn. TT. Ghi chú. 1 bộ. 1 bộ. 01 bộ. 06 nhãn. Mẫu vật, hóa chất. Số lượng. 1. Củ khoai tây tươi. 1 củ. 2. Dung dịch I2. 1 lọ. 3. Giống nấm men. 1 lọ. 4. Thuốc nhuộm xanh metylen (nguyên chất). 1lọ. 5. Dung dịch đường Gluco. 1 lọ. 6. Lá đỏ. Ghi chú. 1 cành. * Thí sinh hãy kiểm tra cẩn thận xem mẫu vật và các dụng cụ đã được cung cấp đủ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chưa, nếu thấy còn thiếu, hãy báo cho giám thị coi thi bổ sung. Phần 1. TẾ BÀO HỌC Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nhận biết tinh bột trong củ khoai tây. *Quy trình thí nghiệm: - Bước 1: Cắt lát mỏng một miếng khoai tây cho vào cối sứ giã, trộn thêm với 10 ml nước. - Bước 2: Lấy khoảng 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm 1 rồi nhỏ vào đó 2-3 giọt thuốc thử Iot, lắc đều và quan sát sự thay đổi màu. - Bước 3: Lấy 1 ml dung dịch đường Glucozơ cho vào ống nghiệm 2, nhỏ 2-3 giọt thuốc thử Iot vào ống nghiệm 2, lắc đều, quan sát. Thí sinh sau khi hoàn thành 3 bước trên hãy báo cho giám thị coi thi đến xác nhận kết quả trên kính hiển vi và ống nghiệm. *Trả lời câu hỏi vào phiếu trả lời Câu hỏi 1.1. Nêu kết quả thí nghiệm sau các bước trên. Câu hỏi 1.2. Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau về kết quả giữa 2 ống nghiệm? Câu hỏi 1.3. Giải thích tại sao hạt tinh bột quan sát được dưới kính hiển vi hay có hình dạng phiến gờ đồng tâm? Phần 2. VI SINH HỌC Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nhuộm đơn quan sát hình thái vi sinh vật. *Quy trình thí nghiệm: - Bước 1: Làm vết bôi vi sinh vật: Nhỏ một giọt dung dịch chứa vi sinh vật lên trên lam kính - Bước 2: Làm khô vết bôi và cố định vết bôi: Hơ nhẹ trên ngọn đèn cồn bằng cách đưa vết bôi nhanh qua ngọn đèn cồn cho đến khi khô. (Tránh hơ quá nóng) - Bước 3: Nhuộm tiêu bản: Dùng pipet nhỏ lên vết bôi một giọt thuốc nhuộm xanh metylen, giữ trong khoảng 1 – 2 phút. - Bước 4: Rửa tiêu bản: Dùng bình rửa có vòi hoặc pipet dội nước nhẹ nhàng từ một đầu phiến kính cho trôi qua vết bôi có thuốc nhuộm đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm là được. - Bước 5: Thấm khô tiêu bản: Thấm khô xung quanh vết bôi và tiêu bản bằng giấy thấm. - Bước 6. Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi. Thí sinh sau khi hoàn thành các bước trên, hãy báo cho giám thị coi thi đến xác nhận kết quả thí nghiệm. * Trả lời câu hỏi trên phiếu trả lời: Câu hỏi 2.1. Quan sát tiêu bản, vẽ hình và nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu hỏi 2.2. Giải thích tại sao trong trường hợp muốn quan sát màng nhày hoặc tiên mao, không nên sử dụng que cấy để trộn? Câu hỏi 2.3. Tại sao khi lấy vi sinh vật đưa vào thuốc nhuộm lại chỉ cần một lượng nhỏ, không được lấy quá nhiều? Câu hỏi 2.4. Phương pháp nhuộm đơn vi sinh vật thường được tiến hành nhằm mục đích gì? Tại sao? Phần 3. THỰC VẬT Thí nghiệm 3: Chứng minh lá đỏ có chứa diệp lục. *Quy trình thí nghiệm: - Bước 1: Lấy một hoặc hai chiếc lá đỏ, cho vào cốc thủy tinh đổ ngập nước. - Bước 2: Để trên kiềng có lưới amiang đun sôi 2 đến 3 phút trên ngọn lửa đèn cồn. - Bước 3: Quan sát màu sắc lá và màu sắc của nước trong cốc. Thí sinh sau khi hoàn thành các bước trên hãy báo cho giám thị đến xác nhận kết quả kết quả thí nghiệm. *Trả lời câu hỏi vào phiếu trả lời: Câu hỏi 3.1. Nêu kết quả thí nghiệm. Câu hỏi 3.2. Giải thích tại sao lá và nước trong thí nghiệm lại có sự thay đổi màu sắc như vậy? HẾT.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×