Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bai thu hoach doi moi kt danh gia ma tran de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.02 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI THU HOẠCH</b>



<b>CHUẨN KTKN MÔN HỌC VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN </b>
<b>TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỔI MỚI PPDH.</b>


Qua đợt học tập bồi dưỡng thường xuyên hè 2012 và trong những năm giảng dạy
môn Công Nghệ tại Trường THCS Quảng Minh, thông qua việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học bám sát chuẩn KTKN, khắc
phục tình trạng dạy học chủ yếu theo lối đọc – chép. Bản thân tôi rút ra những kinh
nghiệm sau:


<b>Thứ nhất:</b>


Về tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu chuẩn kiến
thức, kĩ năng.


Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các
yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Tạo cho giáo viên tự tin, thoải mái khi
dạy học.


Giúp học sinh trung bình trở lên hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu của chuẩn. Đối với
học sinh khá, giỏi ta nên khai thác sâu kiến thức, kĩ năng để phù hợp với khả năng tiếp
thu và vận dụng của học sinh. Giáo viên cần sử dụng câu hỏi hợp lí theo từng đối
tượng học sinh.


Giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập
với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học,
với đặc điểm và trình độ học sinh.


Ví dụ: trong q trình học, nếu có điều kiện giáo viên nên tổ chức các trò chơi, thảo
luận nhóm… để học sinh hứng thú, ham thích học hơn.



<b>Thứ hai:</b>


Việc sử dụng sách giáo khoa hợp lí khi giảng bài trên lớp, khắc phục dạy học theo lối
đọc – chép.


Phải xuất phát từ từng đối tượng cụ thể, ở từng lớp, xem xét khả năng nhận thức của
học sinh mà tìm biện pháp phát triển ở các em mặt nào đó của tư duy mơn học. Tư
duy bao giờ cũng xuất phát từ các cụ thể. Trong tư duy Cơng Nghệ có nhiều nội dung,
ở nhiều cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao nhưng tư duy sáng tạo, khả
năng phân tích rất quan trọng.


Sử dụng sách giáo khoa hợp lí nhằm phát triển tư duy cho học sinh, sách giáo khoa là
tài liệu giúp học sinh học tập, nó cũng là cơ sở để giáo viên chuẩn bị bài giảng, xác
định hệ thống kiến thức để dạy học sinh.


Dặn học sinh chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi, bài tập, khi đó học sinh sẽ học tốt,
khai thác tốt sách giáo khoa.


Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tìm tài liệu để hướng dẫn học sinh học
tốt.


Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học
như: hình vẽ, các mơ hình trực quan,…từ đó học sinh vừa có kiến thức, vùa được rèn
luyện kĩ năng và phương pháp học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ các biện pháp trên ta sẽ khắc phục việc dạy học theo lối đọc – chép.


<b>Thứ ba:</b>



Sử dụng hợp lí cơng nghệ thông tin trong bài giảng; khai thác tối đa thiết bị dạy học.
Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học khơng giống những bài thuyết trình, hay
bài báo cáo. Đối tượng dạy học lại hồn tồn khơng giống như đối tượng hội nghị, hội
thảo. Cho nên việc chuẩn bị một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cần phải
đảm bảo khơng những tính nội dung mà cịn phải đặt nặng tiêu chí về tính sư phạm:
sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mĩ, sự thể hiện nhuần nhuyễn các
nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên muốn sử
dụng cơng nghệ thơng tin để dạy học có hiệu quả thì khơng những phải có kiến thức
về tin học, khơng chỉ đơn thuần là viết chữ lên các trang trình chiếu mà phải có ý thức
sư phạm, phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu
sao cho hấp dẫn có ý nghĩa.


Ứng dụng cơng nghệ thông tin để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương
pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải và cũng không cần
thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính. Mỗi giáo viên cần chọn tiết
học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của
máy tính để cung cấp thơng tin cho học sinh, có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết
thông thường. Cần tránh việc chạy theo phong trào để bài giảng thiếu chất lượng, lạm
dụng máy tính làm học sinh phân tán sự chú ý.


Ta cũng khơng nên tầm thường hố việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều người
quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí khơng bằng bảng
đen vì giáo viên khơng được viết, xoá thoải mái như dùng bảng đen. Tránh dạy học
ứng dụng công nghệ thông tin nhưng cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào vở,
khơng thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngồi sự thú vị một cách chung chung.


<i><b>Đề xuất:</b></i> Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án
điện tử cho giáo viên biết và chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin.


Đặc biệt chú trọng đến phương pháp thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư


phạm khi trình chiếu bài giảng, cần xây dựng một số nội dung cơ bản về “lí luận
phương pháp giảng dạy điện tử” để làm cơ sở đánh giá các bài giảng điện tử.
Về thiết bị dạy học, giáo viên cần nghiên cứu và sử dụng một cách hợp lí.
Ví dụ: khi dạy hình hộp thì phải có mơ hình trực quan...


Dạy học khơng có đầy đủ dụng cụ dạy học thì tiết dạy khơng đạt yêu cầu.


<b>Thứ tư:</b>


Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.


Cần có thời gian để giáo viên chuẩn bị. Giáo viên nên tìm tịi phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Do giáo viên chưa từng làm nên chưa biết cách
lập kế hoạch, gây mất nhiều thời gian.


Khơng nên tổ chức đại trà, có thể khuyến khích giáo viên nghiên cứu.


<b>Thứ năm:</b>


Sử dụng tài liệu Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì của Bộ và việc biên
soạn đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Giáo viên cần thay đổi quan niệm trong kiểm tra đánh giá, những câu hỏi hay bài tập
mang tính tái hiện kiến thức nên thay vào những câu hỏi, bài tập nhằm kích thích tư
duy, sáng tạo, vận dụng kĩ năng để thực hiện.


Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phải thể hiện ba mức độ: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng. Đề kiểm tra cần mang tính phân hố học sinh, phải vừa
sức với học sinh, cần bám sát chương trình, nội dung học tập và sách giáo khoa.



<b>Thư sáu:</b>


Các hình thức tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kì đạt kết quả tốt.


Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của q trình dạy học và có vai trị hết sức quan
trọng, nó khơng chỉ phản ánh kết quả dạy – học của cả giáo viên và học sinh mà còn
tác động mạnh tới các khâu khác của quá trình dạy học. Vì vậy để thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học không thể không đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn học của học sinh.


Là một giáo viên nên lựa chọn và xác định các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh
sao cho phù hợp.


+ Thơng thường kiểm tra nói: thường dùng trong kiểm tra bài cũ, trong quá trình dạy
bài mới hoặc củng cố đánh giá ở cuối tiết học.


+ Kiểm tra viết: nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh cuối mỗi chương, học
kì và năm học. Thường dài từ 15 phút đến 1 tiết. Để rèn luyện tư duy sáng tạo và kĩ
năng học tập của học sinh, đối với môọcCong Nghêl nên cho học sinh kiểm tra tự luận
không nên kiểm tra trắc nghiệm vì trắc nghiệm dễ tạo sự đốn mị, rèn trí nhớ máy
móc, ít phát triển tư duy, khơng rèn luyện lập luận, trình bày bài sơ sài.


<b>Thứ bảy:</b>


Kinh nghiệm về xây dựng nguồn học liệu mở.


Xây dựng nguồn học liệu mở là vấn đề rất cần thiết, góp phần đổi mới phương pháp
dạy học trong trường học hiện nay.


Ở mỗi trường học Giáo viên nên thường xuyên lên web để có thể trao đổi, tham khảo


tài liệu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền giáo dục nước nhà.
Vì năng lực và điều kiện khách quan khác nên chắc chắn bài viết này khơng tránh
khỏi những sai sót. Tơi chân thành mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến giúp đỡ.


Quảng Minh, Ngày 22 Tháng 8 Năm 2012
Giáo viên


</div>

<!--links-->

×