Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.42 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT MÔN TOÁN Các nội dung chính: I. Hoàn cảnh nảy sinh II. Qui trình thực hiện III. Hiệu quả của chuyên đề IV. Phạm vi thực hiện V. Kết luận.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. Hoàn cảnh nảy sinh: Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục nói chung giảng dạy toán nói riêng ,qua đó giáo viên thu thập được thông tin hai chiều : - Về mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh -Hiệu quả về phương pháp truyền đạt của giáo viên Đánh giá kết quả học tập của học sinh có nhiều cách ,tuy nhiên cách vận dụng phổ biến nhất vẫn là đánh giá theo điểm số của các bài kiểm tra thường xuyên ,bài kiểm tra định kỳ theo qui định thống nhất của từng bộ môn mà học sinh đang học . Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo điểm số của các bài kiểm tra chắc chắn phụ thuộc lớn vào các nội dung của đề kiểm tra ,tuy nhiên mức độ biên soạn nội dung này không bao giờ giống nhau ,sự khác nhau này chính là việc xác định kiến thức chuẩn cần kiểm tra sau khi học xong một chủ đề, một chương hay một học kì của mỗi thầy cô mỗi khác, đôi khi nội dung kiểm tra không bao hàm hết kiến thức cơ bản đã học Do đó xác định đúng qui trình biên soạn đề kiểm tra là việc làm mà các thầy cô chúng ta không thể không quan tâm khi mình là một bộ phận tham gia đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua điểm số .
<span class='text_page_counter'>(3)</span> II.Quá trình thực hiện: A.Qui trình biên soạn đề kiểm tra viết: Để biên soạn đề kiểm tra toán theo tôi cần thực hiện theo qui trình sau: 1.Xác định đúng mục tiêu của bài kiểm tra : Phần này cần chú ý vào 2 căn cứ : + Một là căn cứ chuẫn kiến thức kỹ năng của chủ đề, của chương hay của học kì cần kiểm tra + Hai là căn cứ vào thực tế học tập của học sinh theo mức độ: giỏi , khá , trung bình , yếu , kém 2.Xác định hình thức kiểm tra : Việc này được thống nhất theo tổ bộ môn và được chuyên môn trường chấp thuận có thể có các hình thức sau áp dụng cho bài kiểm tra viết: + Đề kiểm tra tự luận + Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan + Đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm theo tỉ lệ thống nhất giữa hai phần của tổ chuyên môn thường là 3:7, 4:6 hoặc 5:5 .
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.Thiết lập ma trận cho đề kiểm tra Tùy theo hình thức kiểm tra mà có thể thiết lập ma trận hai chiều phù hợp ,tuy nhiên khi làm việc này cần chú ý : + Chiều 1 là cấp độ nhận thức của học sinh : nhận biết , thông hiểu và vận dụng + Chiều 2 là mạch kiến thức , kĩ năng cần đánh giá Cả hai chiều này cần bám sát mục tiêu đã xác định trước ở phần mục tiêu của đề kiểm tra Đối với đề bài kiểm tra viết môn toán thường có 2 hình thức : Đề kiểm tra tự luận,đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm theo tỉ lệ thống nhất, mỗi hình thức có thiết lập khung ma trận riêng tuy nhiên chúng có chung các bước cơ bản sau: b1: Liệt kê các chủ đề cần kiểm tra(theo chuẩn KT-KN) b2: Viết các chuẩn kiến thức cần đánh giá ứng với mỗi cấp độ tư duy b3 : Xác định tổng điểm cho bài kiểm tra theo thang điểm thường là 10/10 hoặc 20/20 b4 : Phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề b5 : Tính số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề và số điểm tương ứng b6: Tính điểm tổng cho mỗi dòng , mỗi cột b7: Kiểm tra và chỉnh sửa ma trận (nếu thấycần thiết) .
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc. biên soạn câu hỏi theo ma trận đã thiết lập cần theo nguyên tắc : - Đúng loại câu hỏi theo cấp độ, đúng số câu hỏi theo ma trận đã vạch ra - Đúng nội dung theo chủ đề và đúng số % điểm mà ma trận quy định đồng thời lưu ý dự kiến phân bố thời gian hợp lý.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5.Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm điểm Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm điểm là bước không thể thiếu trong việc biên soạn đề kiểm tra do đó đáp án và hướng dẫn chấm cần đảm bảo chặt chẽ các yêu cầu sau: + Nội dung khoa học , chính xác + Trình bày cụ thể ,rõ ràng , chi tiết ngắn gọn và dễ hiểu +đánh giá theo điểm số được thể hiện cụ thể qua các bước trình bày đúng Cả ba yêu cầu trên chú ý phải phù hợp với ma trận của đề kiểm tra , tránh trường hợp ma trận vạch ra có mức điểm khác với đề bài kiểm tra và mức điểm trong đáp án .
<span class='text_page_counter'>(7)</span> III. Đánh giá hiệu quả của việc biên soạn đề kt theo ma trận Về ưu điểm : +Đánh giá được các cấp mức độ về nhận biết , thông hiểu và vận dụng của học sinh qua từng chủ đề,chương học,kì học +Gv rút ra được những điều chỉnh cần thiết trong quá trình giảng dạy +Các nội dung được lựa chọn để kiểm tra được dàn trải có lập trình hợp lý từ đó học sinh có cơ hội nắm vững kiến thức và kĩ năng một cách có hệ thống Về khuyết điểm: - Có thể mất nhiều thời gian - Phải xác định đúng các chuẩn kiến thức ,kĩ năng của từng chủ đề,từng chương hay từng kì học .
<span class='text_page_counter'>(8)</span> IV.Phạm vi thực hiện: Áp. dụng cho các bài kiểm tra viết môn toán cho các lớp 6,7,8,9 Có thể áp dụng cho các môn học khác.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> V.Kết luận: Thực hiện biên soạn đề kiểm tra đúng qui trình là việc làm cần thiết và cấp bách để đổi mới cách kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh góp phần rất quan trọng trong quá trình giáo dục theo đà phát triển của đất nước hiện nay Trên đây là bài viết dựa vào thông tư hướng dẫn của công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT bản thân tôi tiếp thu và chọn lọc sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị trường học của chúng ta Trong quá trình biên soạn có thể có thiếu sót .Mong thầy cô góp ý chân thành .Xin cảm ơn.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> B .Bộ đề kiểm tra HK II toán 6 (tự luận) Gồm. các mục sau: 1. Mục tiêu của đề kiểm tra 2. Ma trận của đề kiểm tra 3. Nội dung của đề kiểm tra 4. Đáp án và hướng dẫn chấm điểm *mời quí thầy cô xem và góp ý *.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN ĐÀNG NĂNG THI.
<span class='text_page_counter'>(12)</span>