Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.77 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG I. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ? • Là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Do vi rút đường ruột gây ra. • Biểu hiện chính: tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước, hay gặp ở các vị trí: niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. • Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm: Viêm não, màng não,viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. II. TÌNH HÌNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: 1. Tại Yên Bái: - Tính đến ngày 09/4/2012: Tổng số 273 ca, tại 8/9 huyện, thị, thành phố (trừ thị xã Nghĩa Lộ), cụ thể: TP Yên Bái 51 ca; Yên Bình 56 ca; Trấn Yên 39 ca; Văn Yên 30ca; Lục Yên 84 ca; Văn Chấn 05 ca; Trạm Tấu 01 ca; Mù Cang Chải 07 ca. Tuy nhiên tất cả các trường hợp đều ở thể nhẹ và không có ca tử vong. - Các ca mắc chủ yếu trẻ dưới 6 tuổi, rải rác không tập trung. - Theo Báo cáo của TTYT dự phòng tỉnh, tình hình dịch bệnh đang có xu hướng tăng nhanh và còn diễn biến phức tạp vào thời gian tới, có thể sẽ có những trường hợp nặng và biến chứng, đặc biệt khi các căn nguyên gây bệnhtrên địa bàn xác định có chủng EV71. 2. Tại huyện Văn Yên: - Ghi nhận ca bệnh đầu tiên năm 2012 vào ngày 01/01/2012, tại thôn 2 xã Phong Dụ Hạ. - Tính đến ngày 13/4/2012: Tổng số nghi nhận 42 ca TCM, tại 16/27 xã, thị trấn trong huyện, cụ thể: Yên Hợp 04 ca; Đông An 01 ca; Ngòi A: 05 ca; Yên Thái 01 ca; Mậu A 11 ca; Dụ Hạ 03 ca; Dụ Thượng 03 ca; An Bình; 02 ca; Quế Hạ 02 ca; An Thịnh 01 ca; Xuân Ái 01 ca; Đông Cuông 03 ca; Đại Sơn 01 ca; Yên Phú 01 ca; Lang Thíp 01 ca; Mậu Đông 02 ca. - Trong đó tất cả các ca đều ở thể nhẹ không có ca tử vong. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ dưới 6 tuổi (38 ca), cá biệt có 01 ca 25 tuổi là công nhân của Thị trấn Mậu A mắc rải rác không tập trung. III. GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ Ổ DỊCH: (Quyết định 1742/QĐ-BYT ngày19/5/2008) 1. Nguồn lây và thời kỳ lây: - Nguồn lây là người bệnh, người lành mang vi rút. - Thời kỳ lây: Vài ngày trước khi khởi phát cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh. - Thời kỳ ủ bệnh: Từ 3 đến 7 ngày - Đường lây: Lây qua đường “phân- miệng” và tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu họng, nước bọt, dịch từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà… Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: - Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ <5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. 2. Giám sát ca bệnh:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.1. Định nghĩa ca bệnh: - Trẻ em dưới 15 tuổi với các biểu hiện: Sốt (>37,5oC) - Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi) và/hoặc: - Phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. 2.2. Phân loại: - Ca lâm sàng: Như định nghĩa ca bệnh trên - Ca bệnh xác định: Là ca lâm sàng và được xác định bằng xét nghiệm dương tính với vi rút (Coxsackievirus A, Coxsackievirus B, Enterovirus 71) 2.3. Định nghĩa dịch: Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 2 ca lâm sàng trở lên (trong đó có ít nhất 1 ca được phòng xét nghiệm xác định dương tính), trong thời gian 7 ngày. 2.4. Nguyên tắc phòng bệnh: - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời - Cách ly ngay các trường hợp mắc - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, VSMT, nâng cao thể trạng. - Làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết của bệnh nhân. - Điều trị đúng phác đồ 2.5. Các biện pháp xử lý ổ dịch: * Tại nhà trẻ, mẫu giáo: - Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong 1 lớp mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối. - Cô giáo phải theo dõi trẻ sốt, phỏng nước.. Để thông báo kịp thời. - Đảm bảo tất cả thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch. - Làm sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi.. của trẻ bằng nước và xà phòng sau đó lau bằng cloramin B 2%. - Thường xuyên làm thông gió lớp học Tại gia đình bệnh nhận: - Cách ly bệnh nhân, theo dõi nếu có các biểu hiện biến chứng thì đến cơ sở y tế ngay. - Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không cho trẻ gặp gỡ đông trẻ em khác.. - Phân, các chất thải, quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân khử trùng bằng đun sôi hoặc cloramin B 2%. - Người chăm sóc bệnh nhân phải vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là rửa tay, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với BN, không dùng chung dụng cụ * Tại các cơ sở điều trị: Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc để phòng ngừa lây lan trong bệnh viện: - Rửa tay bằng dung dịch sát trùng khi tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không mang găng tay. - Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm thủ thuật trên Bn có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Đối với cộng đồng: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về cách phòng chống bệnh TCM: - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân - Làm sạch bề mặt, khử trùng dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết của bệnh nhân. - Che miệng khi ho, hắt hơi, giữ khoảng cách khi nói chuyện. - Khi có biểu hiện bệnh, đặc biệt là có kèm theo biến chứng phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. 2.6. Lấy mẫu bệnh phẩm: * 3 loại bệnh phẩm có thể thu thập: - Phân - Dịch ngoáy họng hoặc dịch nốt phỏng - Máu * Thời gian thu thập bệnh phẩm: - Càng sớm càng tốt, ngay sau khi xuất hiện nốt phỏng. - Yêu cầu: <= 3 ngày kể từ khi khởi bệnh * Bảo quản và vận chuyển mẫu đến PXN: - Nhiệt độ bảo quản: Phụ thuộc vào thời gian vận chuyển mẫu - Chuyển mẫu <=3 ngày kể từ ngày lấy: Bảo quản 4-8oC - Chuyển mẫu > 3 ngày kể từ ngày lấy: Bảo quản -20oC 2.7. Thống kê, báo cáo: Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Thực hiện việc giám sát, thống kê báo cáo theo qui định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm; thông tư 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010. IV. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ(Quyết định 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011) 1. Chẩn đoán: 1.1. Chẩn đoán ca lâm sàng: - Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian. - Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không. 1.2. Chẩn đoán xác định:- Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh 1.3.Chẩn đoán phân biệt: * Với các bệnh có biểu hiện loét miệng: - Viêm loét miệng (Áp- tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. * Với các bệnh có phát ban da: - Sốt phát ban: Hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai. - Dị ứng: Hồng ban đa dạng, không có phỏng nước. - Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ - Thủy đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân. - Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: Mảng xuất huyết hoại tử trung tâm. - Sốt XH dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc * Viêm não, màng não: - Viêm màng não do vi khuẩn.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Viêm não, màng não do vi rút khác * Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi 1.4. Phân độ lâm sàng: Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da Độ 2: * Độ 2a: Có một trong các dấu hiệu sau: - Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám. - Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39oC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. * Độ 2b: Có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2: - Nhóm 1: có một trong các biểu hiện: + Giật mình ghi nhận lúc khám + Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút + Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau: Ngủ gà; Mạch nhanh >150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt);Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt. - Nhóm 2: có một trong các biểu hiện: +Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng + Rung giật nhãn cầu, lác mắt + Yếu chi hoặc liệt chi + Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói… Độ 3: Có các dấu hiệu sau: - Mạch nhanh >170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). - Một số trường hợp có thể mạch chậm (Dấu hiệu rất nặng). - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. - HA tăng. - Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản. - Rối loạn tri giác (Glasgow<10 điểm). - Tăng trương lực cơ. Độ 4: Có một trong các dấu hiệu sau: - Sốc - Phù phổi cấp - Tím tái, SpO2 < 92% - Ngưng thở, thở nấc. 2. Điều trị: 2.1.Nguyên tắc điều trị: - Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm) - Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng - Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. 2.2. Điều trị: * Điều trị cụ thể: Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở - Dinh dưỡng đầy đủ - Hạ sốt khi sốt cao bằng paracetamol 10mg/kg mỗi 6 h..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Vệ sinh răng miệng - Nghỉ ngơi, tránh kích thích - Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48h. Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện * Độ 2a: - Điều trị như độ 1. Nếu trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể phối hợp với ibuprofen 10-15mg/kg/lần, lặp lại mỗi 6-8h. - Thuốc: phenobarbital 5-7mg/kg/ngày, uống. - Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ * Độ 2b: - Nằm đầu cao 30o. - Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút - Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt - Thuốc: Phenobarbital, Immunoglobulin - Theo dõi mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi mỗi 1-3 h trong 6h đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5h. - Đo độ bão hòa ô xy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy). * Độ 3: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực - Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy - Chống phù não - Phenobarbital, Gammaglobulin, Dobutamin, Milrinone. - Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết, hạ sốt tích cực, điều trị co giật nếu có. - Theo dõi mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2 mỗi 1-2 giờ. * Độ 4: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực - Đặt NKQ, thở máy - Chống sốc - Chống phù phổi cấp nếu có - Điều chỉnh rối loạn toan kiềm, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não - Lọc máu liên tục nếu có điều kiện - Immunoglobulin - Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>