Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Phân tích chi phí sản xuất docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.12 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng trong hệ thống
quản lý của doanh nghiệp . Từ năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi
mới , hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường thì công tác phân tích
tài chính cũng có nhiều thay đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với nền kinh
tế theo cơ chế thị trường. Nhu cầu đòi hỏi thông tin cho nhà quản trị ngày
càng nhiều, đa dạng và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh hình thành
và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho nhà
quản trị.
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứuđể đánh
giá toàn bộ hiện tượng và quá trình kinh tế của doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lượng kinh doanh kỳ đã qua, các nguồn tiềm năng cần được khai thác
trên cơ sở đó đề ra các phương án và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích như một hoạt động thực tiễn , vì phân tích hoạt động kinh doanh
luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu
các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp ứng dụng
chúng ở doanh nghiệp
Trong quá trình phân tích thì nội dung “ Phân tích chi phí sản xuất và giá
thành của doanh nghiệp” là một phần rất quan trọng trong công tác phân tích
hoạt động kinh doanh. Nó sẽ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình
thực hiện xem kết quả đạt đươc tốt hay xấu, nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng. Từ đó ra quyết đinh đúng đắn và tích cực mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho doanh nghiệp.

PHẦN I: VỀ MẶT LÝ THUYẾT
A- Chi phí sản xuất
1, Khái niệm:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra cho sản xuất, chế tạo ra


sản phẩm trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm)
2, Phân loại :
Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm
theo những đặc trưng nhất định. Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý và
hạch toán mà có nhiều cách phân loại khác nhau.
a. Phân loại theo nội dung kinh tế:
Chia chi phí thành các yếu tố chi phí khác nhau như chi phí nguyên liệu, chi
phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khác bằng tiền.
b. Phân loại chi phí theo công dụng, mức phân bổ và địa điểm phát sinh:
Chia chi phí thành các khoản mục giá thành như chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
c. Phân loại chi phí theo chức năng kinh doanh:
Chia chi phí theo chức năng sản xuất, tiêu thụ, quản lý.
d. Phân loại chi phí theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành:
Gồm biến phí và định phí.

B- Giá thành sản phẩm
1, Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động bằng vật hoá kết tinh trong sản phẩm hoàn thành.
2, Phân loại:
a. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu :
Gồm giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế
b. phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
Gồm giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ
PHẦN II : NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH (VÍ DỤ MINH HOẠ)
I.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1, phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Xét theo nội dung kinh tế, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm những
yếu tố sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí khấu
hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh nhằm xác định tỷ trọng của
từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó có những
đánh giá về đặc trưng chi phí của doanh ngiệp
Ví dụ: Phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp Văn Toàn năm 2008
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008
(ĐVT: 1000đ)
yếu tố chi phí Kế hoạch Thực tế
Mức Tỷ trọng % Mức Tỷ trọng%
Chi phí nguyên
vật liệu
115 5,09 140 5,81
Chi phí nhân công 85 3,76 95 3,94
Chi phí khấu hao
TSCĐ
1250 55,31 1350 55,99
Chi phí dv mua
ngoài
690 30,53 720 2,86
Chi phí khác bằng
tiền
86 3,81 106 4,40
Tổng cộng 2260 100 2411 100

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng số chi phí của doanh
nghiệp thì chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí dịch vụ mua ngoài
chiếm tỷ trọng lớn(khoảng 56% và 30%)và thực tế biến động không đáng kể
so với kế hoạch, các loại chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí

sản xuất. Với tỷ trọng chi phí sản xuất như trên thì doanh nghiệp Văn Toàn
có yêu cầu lớn về đầu tư máy móc thiết bị, nhu cầu về chi phí nguyên vật
liệu, nhân công thấp.
2. Phân tích cơ cấu giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định
Căn cứ theo tính chất của khoản chi biến động hay không biến động của
khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ thì chi phí được chia thành biến
phí và định phí
- Phân tích cơ cấu giữa biến phí và định phí:do tổng biến phí luôn gắn
liền với một mức sản xuất và tiêu thụ nên phân tích cơ cấu của hai loại
này tại mỗi mức hoạt động sẽ chỉ ra tác động của chúng đối với lợi
nhuận khi sản lượng thay đổi. Nếu định phí chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ trọng này không giảm khi số
lượng sản xuất và tiêu thụ giảm thì cơ cấu định phí trong trường hợp
này làm giảm lợi nhuận đáng kể
- Phân tích cơ cấu của từng yếu tố thuộc biến phí: việc phân tích này sẽ
cho thấy loại biến phí gì, phát sinh ở khấu nào, bộ phận nào ảnh
hưởng đến tổng biến phí, qua đó chỉ ra khả năng cắt giảm từng yếu tố
biến phí nhằm nâng cao hiệu qủa hạt động của doanh nghiệp.
- phân tích cơ cấu của từng yếu tố thuộc định phí: về nguyên tắc thì
tổng định phí không thay đổi nhưng xét theo khả năng kiểm soát chi
phí thì chi phí được chia thành định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý.
việc phân tích này sẽ cho ta thấy tỷ trọng của từng loại định phí trong
tổng định phí.
II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Căn cứ vào nguồn tài liệu và thời điẻm tính giá thành, chỉ tiêu giá thành
được chia làm giá thành kế hoạch và giá thành thực tế, giá thành định mức.
Mặt khác tuỳ thuộc vào phạm vi tập hợp chi phí, chỉ tiêu giá thành còn được
chia thành giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy ta cần thường xuyên
kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giá thành

Nội dung phân tích giá thành bao gồm:
- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm
so sánh được
- Phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000 giá trị sản phẩm
- Phân tích các khoản mục giá thành
*, Đánh giá chung biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm
a- Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị
- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ chênh
lệch
Tz = (Z1: Zk)*100%
Trong đó:
Tz: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành
Z1: giá thành đơn vị thực tế
Zk: giá thành đơn vị kế hoạch
Ví dụ:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ
(ĐVT: 1.000đ)

sản
phẩm
Zđv
năm
trước
Zđv năm nay TT/NT TT/KH
KH TT Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ
A 385 380 390 +5 +1.3 +10 +2.63
B 490 485 480 -10 -2 -5 -1.03
C 250 250 240 -10 -4 -10 -4
D - 300 310 - - +10 +3.33

Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản
phẩm nhưng sản phẩm D mới đưa vào sản xuất kỳ này , doanh nghiệp đã xây
dựng kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm với tinh thần tích cực, giá thàn kế
hoạch đều thấp hơn so với năm trước đối với tất cả các sản phẩm
Kết quả thực hiện giá thành của các sản phẩm giữa hai năm đều thấp, chỉ
có sản phẩm A cao hơn năm trước 1,3%, tương ứng với mức tăng 5
đồng/sản pẩm
Kết quả thực hiện giá thành cho thấy chỉ có sản phẩm B và C có mức hạ,
còn A và D cao hơn kế hoạch đặt ra
b- Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành
Căn cứ vào phương pháp quản lý toàn bộ toàn bộ sản phẩm hàng hoá, người
ta thương chia sản phẩm thành hai loại là sản phẩm so sánh được và sản
phẩm không so sánh được
Ví dụ: sử dụng số liệu về giá thành đơn vị ở bảng trên, bổ sung thêm số
lượng sản phẩm sản xuất như sau:
Sản phẩm ĐVT Kế hoạch Thực hiên
- Sản phẩm so sánh được
A cái 300 320
B cái 200 300
C cái 400 360
- Sản phẩm không so
sánh được
D cái 300 250

×