Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản xuất tự động công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.12 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

HỒNG THỊ LỢI
Tên đề án
“TÌM HIỂU HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
CƠNG TY THỰC PHẨM BÌNH VINH TẠI ĐÀI LOAN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019


Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

HỒNG THỊ LỢI
Tên đề án
“TÌM HIỂU HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
CƠNG TY THỰC PHẨM BÌNH VINH TẠI ĐÀI LOAN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT


Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn

: ThS.Nguyễn Quốc Huy

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hồn thành được khóa
luận tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ tới Khoa
kinh tế và phát triển nông thôn, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng,
trung tâm Đào tạo & Phát triển Quốc tế - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được sang Cơng ty TNHH Thực
phẩm Bình Vinh, Đài Loan học hỏi và làm việc ở mơi trường hồn tồn mới,
hiện đại và chun nghiệp, đồng thời tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh
(chị) quản lý và mọi người đã giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập
tại công ty.
Đặc biệt em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Nguyễn
Quốc Huy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo để em hoàn
thành bài báo cáo này.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với đề

tài mới nên bản khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và bạn bè để bài
khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 01 năm 2020
Sinh viên

Hoàng Thị Lợi


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả mà bản thân đạt được trong quá trình thực tập. .................... 8
Bảng 3.1 Chi phí đầu tư ban đầu. ..................................................................... 30
Bảng 3.2 Chi phí hàng tháng ............................................................................ 30

.


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển............................................... 7
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơng ty Thực phẩm Bình Vinh ................ 9
Hình 2.3 Quá trình tạo ra sản phẩm .................................................................. 23


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết ............................................................................................... 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 3
1.3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ......................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 3
1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ........................................................................ 4
1.4.1. Thời gian thực tập ..................................................................................... 4
1.4.2. Địa điểm thực tập ...................................................................................... 4
PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .......................................... 5
2.1. Mơ tả tóm tắt về cơ sở thực tập ................................................................... 5
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................... 6
2.2.1 Mô tả quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển ........................................... 7
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập. .......................... 9
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở .................. 12
2.3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở ................................................ 20
2.3.3.Quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của cơ sở. ..................................... 23
2.3.4. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 25
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP.............................................................. 27
3.1.Giá trị cốt lõi của ý tưởng. .......................................................................... 27
3.2. Khách hàng ................................................................................................ 28
3.2.1 Khách hàng mục tiêu ............................................................................... 28
3.2.2. Kênh phân phối sản phẩm....................................................................... 28



v

3.2.3. Quan hệ khách hàng................................................................................ 29
3.3. Hoạt động chính ......................................................................................... 29
3.3.1. Các nguồn lực ......................................................................................... 29
3.3.2. Hoạt động chính ...................................................................................... 30
3.3.3. Đối tác kinh doanh .................................................................................. 30
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận, điểm hịa vốn. .............................. 30
3.4.1. Chi phí..................................................................................................... 30
3.4.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hịa vốn ................................................... 31
3.5. Phân tích SWOT ........................................................................................ 32
3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng, biện pháp ........................ 33
3.6.1 Những rủi ro khi thực hiện ý tưởng ......................................................... 33
3.6.2. Biện pháp giảm thiểu rủi ro .................................................................... 33
3.7. Những kiến nghị cho ý tưởng có thể thực hiện ......................................... 34
PHẦN 4. KẾT LUẬN ....................................................................................... 35
4.1 Khẳng định các kết quả đã đạt được qua thời gian thực tập....................... 35
4.2 Kết quả dự kiến đạt được của dự án. .......................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36


1

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Cùng với q trình nỗ lực trên giảng đường, thời gian thực tập thật sự có
ý nghĩa, vai trị khơng nhỏ đối với sự trưởng thành và cơ hội nghề nghiệp đối
với em sau này. Để thử thách được năng lực của bản thân và muốn tiếp thu
những cái mới, nhưng môi trường làm việc chuyên nghiệp, em đã lựa chọn nơi
thực tập và em cảm thấy thực sự đạt được kết quả từ nơi thực tập - Thực tập

nghề tại cơng ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan.
Trực tiếp áp dụng những kiến thức mà nhà trường đã dạy vào làm việc
thực tiễn, dù là thực tập sinh nhưng vẫn phải làm việc và hoàn thành cơng việc
như những nhân viên bình thường.
Tại đây trong khoảng thời gian làm việc cùng các đồng nghiệp và quan
sát hằng ngày em nhận thấy sự quan trọng của các dây chuyền tự động trong
công nghiệp trong sản xuất hang hóa sản phẩm ,nắm được quy trình hoạt đọng
và làm việc trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Cụ thể:
Sử dụng hệ thống máy móc, dây chuyền trong sản xuất là hướng đi mới
và cũng đang được ngày càng mở rộng quy mô ở các công ty nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Dây chuyền tự động giúp đảm bảo chính xác, định lượng đồng đều, dây
chuyền sản xuất giúp cho sản xuất sản lượng sản phẩm tăng mà chất lượng vẫn
được đảm bảo, bao bì đẹp vì có hệ thống máy móc mà khơng phải các hoạt
động thủ công.
Dây chuyền tự động dễ dàng điều khiển, vận hành, sử dụng dây chuyền
sản xuất giúp giảm nguồn nhân lực, dễ dàng quản lí, dễ khắc phục do có hệ
thống điều chỉnh các tỉ lệ phù hợp cho từng sản phẩm.
Dây chuyền tự động có thể nâng cấp dễ dàng đáp ứng nhu cầu sản xuất,
tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng sức cạch tranh. Mở rộng thị trường, thu hút vốn
đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư.


2

Vì vậy sử dụng dây chuyền sản xuất vào trong các công ty đang ngày
càng được quan tâm và mở rộng theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngày nay.
Hiện nay ở Việt Nam các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đang ngày
càng tăng. Theo báo cáo của Vụ Quản Lý kinh tế (Bộ kế hoạch và Đầu tư), tính

đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 325 khu cơng nghiệp được thành lập,
đều có các dây chuyền tự động.
Từ những kết quả trên đây để tìm hiểu rõ hơn vai trò của hệ thống dây
chuyền tự động trong sản xuất, cùng với sự giúp đỡ của thầy Th.S Nguyễn
Quốc Huy em đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản
xuất tự động cơng ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan”.
1.2 Mục tiêu
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất chế biến của hệ thống
chuyền tự động của công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
- Đánh giá được giá trị, vai trò của hệ thống truyền tự động của cơng ty
thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan.
- Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, quy trình sản xuất,
đóng gói, phân phối, tiêu thụ sản phẩm từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế
của Cơng ty.
a) Về chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm được các kiến thức cơ bản trong quá trình tiếp xúc và làm việc
nâng cao kỹ năng mềm.
- Vận dụng kiến thức để tiếp xúc làm việc trong môi trường thực tế.
- Tận dụng lợi thế đã có thời gian thực tập tại nước ngồi để mở rộng các
cơ hội tìm kiếm việc làm cho tương lai.
b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Thái độ làm việc nghiêm túc


3

- Lắng nghe ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện hơn các kỹ năng của
bản thân.
- Biết quan sát, trau dồi kiến thức học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.
- Tiếp thu ý kiến, sẵn sàng học hỏi những cái mới.

1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thơng tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo, các tài liệu đã công bố.
Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức
1.3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia
- Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc và bằng những phương pháp nhất
định để tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát đánh
giá thực trạng và thu thập những thông tin cần thiết.
1.3.1.2. Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn trực tiếp qua các cán bộ lãnh đạo thông tin cần thiết.
1.3.1.3. Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát một cách tổng quát để từ đó so sánh với kết quả đã
đạt được.
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Từ kết quả thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích
- Xử lý thông tin trên word.
- Phương pháp thu thập số liệu.
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, các số
liệu báo cáo tổng kết của công ty. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại
và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu qua các phương pháp thu thập
thông tin.


4

1.4. Thời gian, địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập

Từ 10 tháng 5 năm 2019 đến ngày 31 tháng 10 năm 2019
1.4.2. Địa điểm thực tập
Công ty TNHH thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan


5

PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
 Tên cơ sở thực tập: Cơng ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
(Ping Roun Food).
 Địa chỉ: Số 8/21 km15, đường Nhân Lương, phường Đại khê, quận Đào Viên.
 Điện thoại: 03 - 3072796
Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Ping Roun Food nằm ở thị
trấn Daxi, quận Đào Viên được thành lập vào tháng 4 năm 2004, là sự hợp tác
của công ty với các chuỗi cửa hàng tiện lợi (family mart) để sản xuất các sản
phẩm như mì hộp, cơm hộp, cơm nắm, sanwich, các loại bánh như bánh su
kem, bánh nướng, bánh ngọt, thạch hoa quả, canh ngọt,... Vào tháng 1 năm
2015 công ty thành lập thêm một chi nhánh tại Hsinchu ( nhà máy Xinfeng)
chính thức gia nhập sản xuất.
Ở Việt Nam vào năm 2007 cơng ty thành lập một xưởng tại Sài Gịn, sản
phẩm của cơng ty được đón nhận bởi tất cả các tầng lớp xã hội, tuân thủ các
quy định, đảm bảo thực phẩm tươi ngon và lành mạnh nhất cho người tiêu
dùng, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và cũng được chứng nhận của
Quốc gia về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về nghiên cứu và phát triển
sản phẩm mới, công ty luôn chú trọng chất lượng và tìm kiếm những đột phá
để tạo ra cơ hội mới cho thị trường.
Bộ máy tổ chức: Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố cơ bản
là: Cơ cấu tổ chức, các bộ phận quản lý và cơ chế hoạt động của bộ máy.
Trong đó:

- Cơ cấu tổ chức xác định các bộ phận, các phòng ban, chức năng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phịng ban, bộ phận được chun mơn hóa, có
những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản lý.


6

- Cán bộ quản lý: Là những người ra quyết định và chịu trách nhiệm về
các quyết định quản lý của mình
- Cơ chế hoạt động của bộ máy: Xác định nguyên tắc làm việc của bộ
máy quản lý và các mối liên hệ cơ bản để đảm bảo sự phối hợp hoạt động của
các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thực phẩm Bình Vinh là cơng ty
chun sản xuất các khẩu phần ăn nhanh, các loại bánh, cơm hộp mì,
sushi…cung cấp cho chuỗi cửa hàng FAMILYMART.
- Các bước cần tiến hành trước khi vào xưởng sản xuất:
+ Bước 1: Thay đồng phục của công ty, gồm mũ chùm đầu, quần áo, ủng.
+ Bước 2: Lăn bụi quần áo trong 60 giây, tiếp theo rửa tay trong 30 giây
rồi sấy khơ. Sau đó qua phịng khử trùng tự động mới được vào xưởng.
+ Bước 3: Sau khi vào xưởng tất cả công nhân phải đeo găng tay và tạp
dề, sau đó dùng khăn nhúng cồn lau qua người và tiếp tục xịt cồn lên găng tay
lần nữa mới bắt đầu cơng việc.
- Các khu xưởng: Trong cơng ty có rất nhiều khu xưởng sản xuất các sản
phẩm khác nhau như khu sản xuất sushi, khu sản xuất mì lạnh, khu sản xuất
cơm hộp , khu bánh ngọt và khu sản xuất cơm cuộn sushi nơi em làm việc.
Em được phân công vào truyền JI TAI ( chủ yếu làm cơm cuộn ) trên dây
chuyền, ở mỗi truyền đều làm các cơng đoạn khác nhau, các món. Trên chuyền
mỗi người đều có một cơng đoạn riêng, đứng ở một vị trí và đặt các gia vị vào
để hoàn thành sản phẩm rồi xuất đi để các truyền khác làm công đoạn tiếp

theo. Chính vì vậy đây chính là chuyền có thời gian đi làm sớm nhất.
Cơm cuộn đều có một quy trình nhá định chỉ là các gia vị và các tên gọi
khác nhau. Có khoảng 6 món cơm cuộn khác nhau cho tới thời điểm em kết
thúc thực tập.


7

Quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển trên dây chuyền sản xuất tự động
của cơng ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan.
Máy
xuống
cơm

Cân cơm

Xếp sản
phẩm vào
làn , dán
tem

Cuộn
rong biển

Đặt các
loại gia vị
(1, 2, 3)

Máy cắt
khúc theo

tỉ lệ

Hình 2.1 Quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển
( Nguồn: Sản xuất cơm cuộn rong biển)
2.2.1 Mơ tả quy trình sản xuất cơm cuộn rong biển
- Máy xuống cơm: Hệ thống máy được cài đặt, điều chỉnh lượng cơm, tốc
độ cơm cần cắt xuống cho từng loại sản phẩm
- Cân cơm: Do độ dẻo dính của cơm mà máy cắt cơm thiếu chuẩn xác nên
cần người đứng đầu truyền phụ trách cân lại và điều chỉnh trọng lượng cơm
trước khi chạy chuyền. Mỗi sản phẩm dao động trong khoảng 99gr đến 243gr
tùy vào kích thước của sản phẩm.
- Đặt gia vị: Khi chuyền chạy cơm đến vị trí này thì người ở cơng đoạn
này sẽ đặt các gia vị được sắp xếp theo quy định đặt đúng vị trí đấy với số
lượng được chỉ định.
- Máy cắt khúc theo tỉ lệ: Khi các gia vị được đặt đủ thì máy sẽ chạy và lúc
này cơm đã cuộn lại được máy cắt khúc theo tỉ lệ 8 – 16cm.


8

- Cuộn rong biển: Lúc này cơm được máy cắt khúc sẽ được 2 người đứng
ở sau cùng và dùng những lá rong biển đúng theo tỉ lệ, kích thước của cơm
được cắt và cuộn lại.
- Xếp sản phẩm vào làn, dán Tem: Khi cơm đã cuộn rong biển thì được
người ở công đoạn cuối cùng xếp vào làn (thường là mỗi làn 12 cái cơm cuộn)
và chồng lên nhau cho đến lúc đủ số lượng làn, dán tem và xuất đi cho các
chuyền khác làm công đoạn tiếp theo. Các sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn sẽ
không được xuất đi và trả lại người ở cơng đoạn đó.
Bảng 2.1. Kết quả mà bản thân đạt được trong quá trình thực tập.
STT


Nội dung và kết quả đạt được
từ các công việc đã thực hiện

Kiến thức, kỹ năng, thái độ học
hỏi được thông qua trải nghiệm

- Trực tiếp tạo ra các sản phẩm - Có cơ hội tiếp với các kỹ thuật sản

1

trong mơi trường chun nghiệp

xuất tiên tiến, máy móc hiện đại.

và hiện đại.

- Được giao lưu với người bản địa

- Biết thêm nhiều cách ăn mới có

và biết thêm về ngôn ngữ, phong

thể trực tiếp áp dụng sản xuất tại

tục, tập quán của họ.

địa phương.
- Được tiếp xúc với các công - Được tiếp xúc cách làm việc
2


nghệ sản xuất tiên tiến.

nghiêm túc và trách nhiệm.
-

Được chiêm ngưỡng những địa

danh nổi tiếng xinh đẹp tại nước bạn.
Trong thời gian 6 tháng vừa qua tại địa điểm thực tập – cơng ty thực phẩm
Bình Vinh, Đài Loan em đã có một trải nghiệm cọ sát thực tế và có những bài
học kinh nghiệm giúp bản thân hoàn thiện bản thân.
Chúng em đã trực tiếp được đứng trên những dây chuyền tự động tạo ra
các sản phẩm như: cơm cuộn shushi, cách đóng gói, chuẩn bị nguyên liệu một
cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiện đại.


9

Em được trực tiếp tiếp xúc với các cách sinh hoạt ở nơi sản xuất cũng như
ở địa phương nơi mà người dân sinh sống.
Trực tiếp được hỗ trợ vận hành các máy móc tự động với các cơng nghệ
tiên tiến hiện đại như máy xuống cơm, máy đóng gói cơm cuộn tam giác, máy
dán tem, …
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập.
 Bộ máy tổ chức:

Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơng ty Thực phẩm Bình Vinh



10

 Trách nhiệm của từng bộ phận
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Đại diện công ty đối ngoại, chịu trách nhiệm
đánh giá và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư lớn.
Là cổ đơng nắm quyền lớn nhất trong cơng ty, có quyền quyết định mọi việc của
công ty thong qua ý kiến của các bên liên quan cũng là nhân tố quan trọng lien
quan đến vị trí đứng của cơng ty phát triển sau này.
- Tổng giám đốc: Là cách tay đắc lực của chủ tịch hội đồng quản trị, chịu
trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển của công ty, đề ra mục tiêu mỗi
năm đồng thời giám sát quản lý, vận hành các bộ phận của công ty như bộ
phận chiến lược, marketing, nhân sự, tài chính - kế tốn, cơng nghệ thơng tin,
bảo quản thực phẩm, đặt hàng.
- Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ tổng giám sát chỉ đạo, giám sát vận hành sản
xuất của công ty, chiến lược marketing, nghiệp vụ xúc tiến kinh doanh, đảm
bảo chất lượng tài vụ, … có thể quyết định một số công việc trong phạm vi
quyền hạn.
- Bộ phận nghiên cứu:
+ Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm, niêm yết sản phẩm mới, khai
thác thị trường, xu hướng tiêu dùng và lập kế hoạch hoạt động.
+ Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm giám sát việc
kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý sản xuất sản phẩm mới và
cơng tác an tồn vệ sinh, kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu để
cải tiến công nghệ, lập kế hoạch và phát triển dự án…
- Bộ phận nguyên vật liệu: Quản lý nguyên vật liệu, liên hệ các nhà cung
cấp thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm thiết bị, tiếp nhận đơn hàng.
- Bộ phận nhà xưởng:
+ Bộ phận nhà kho: Điều phối và lưu trữ các nguyên liệu cần thiết phục
vụ cho việc sản xuất sản phẩm, nghiệp vụ quản lý hàng hóa, kiểm tra lượng
hàng trong kho mỗi ngày.



11

+ Phòng nấu nướng: Tất cả các nguyên liệu được nấu chín và chờ đưa ra
phịng chuẩn bị.
+ Phịng chuẩn bị: Là công đoạn sau khi nguyên liệu đã được nấu chín,
phân loại và chia tỷ lệ sẵn sàng phục vụ cho q trình sản xuất.
+ Đóng gói thực phẩm: Là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất cho ra
thành phẩm. Giám sát, kiểm tra bao bì, tem, mác của sản phẩm.
+ Phòng bánh: Là nơi để sản xuất ra các loại bánh ngọt, bánh kem…
- Bộ phận quản lý:
+ Phòng tài vụ: Quản lý các nghiệp vụ về nhân sự, tiền lương, thưởng,
phạt, tài chính, thuế, nghiệp vụ kế toán, quản lý vốn, tài sản cố định và các
nghiệp vụ liên quan khác.
+ Tổng vụ: Quản lý tất cả các công việc trong nhà máy
+ Công nghệ thông tin: Quản lý hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và liên
kết với bên ngoài.
- Tổ an toàn thực phẩm:
+ Tổ trưởng: Quản lý an toàn thực phẩm, giáo dục đào tạo những kiến
thức liên quan về an toàn thực phẩm cho thành viên trong tổ, đảm bảo thiết lập
hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, họp nội bộ và ngoại giao các hạng mục
liên quan như: HACCP, GMP, GHP và CAS. Xử lý tình huống khẩn cấp đồng
thời tìm cách khắc phục sự cố ( nếu có).
+ Thành viên: Xử lý ý kiến của khách hàng, điều tra sự hài lòng về sản
phẩm của khách hàng. Phân tích, sắp xếp, thu thập thơng tin cạnh tranh thị
trường của sản phẩm, phân tích xử lý tài liệu những vấn đề có liên quan như
hoạt động thị trường, xu hướng tiêu dùng, an tồn thực phẩm. Xử lý những
tình huống khẩn cấp, đồng thời tìm cách khắc phục những sự cố. Tham gia các
hoạt động kiểm toán nội bộ, quản lý tài liệu, sổ sách.

 Điểm đặc biệt của mơ hình tổ chức:
- Đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao


12

- Có thể phát huy những ưu thế của chuyên mơn hố do các bộ phận theo
chức năng tập trung vào những cơng việc có tính chất tương đồng, phát huy
được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lặp trong hoạt động, đơn giản hoá
đào tạo.
- Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản
- Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên, và
- Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở
- Về tài chính: Vốn là 3 tỷ 6.000 vạn Đài tệ là khoảng 1.205.566.804.872
(Vnđ).
- Về lao động: khoảng hơn 600 người.
- Các vật tư máy móc: Rất nhiều máy móc hiện đại như máy trộn, máy rửa,
máy hấp, máy đóng gói, lị nướng, tủ đơng, tủ lạnh, và các dây chuyền tự động
được nhập trực tiếp từ Nhật Bản.
- Trong cơng ty thực phẩm vấn đề tài chính sẽ do giám đốc tài chính của
cơng ty đảm nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính.
- Về con người, vật tư máy móc sẽ do bộ phận nhà xưởng trực tiếp quản
lý và vận hành, và mỗi bộ phận sẽ có thêm đội ngũ kỹ thuật chịu trách nhiệm
sửa chữa và thay thế các thiết bị máy móc đó đảm bảo việc sản xuất khơng bị
trễ, hàng hóa được xuất đúng hẹn. Và về cơng nghệ, thông tin sẽ giao do bộ
phận quản lý chịu trách nhiệm.
- Điểm đặc biệt trong cách quản lý các nguồn lực của cơ sở đó là sự đầu
tư kỹ lưỡng về nhân sự cũng như máy móc. Các quy trình đó có sự liên kết, hỗ
trợ qua lại với nhau giữa các bộ phận.

Bất kể một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng đều phải hội đủ các nguồn lực sau: Nguồn nhân lực, tài sản vật
chất và các nguồn lực vơ hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt
động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó
nguồn lực quan trọng nhất là con người. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực


13

đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao luôn ln phải có thơng
tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích và đánh giá chặt chẽ tận
dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế trong cạnh
tranh lâu dài.
=> Bài học kinh nghiệm rút ra là trong doanh nghiệp sản xuất cần có những
sự đầu tư và sự chuẩn bị bài bản về tài chính, con người cũng như vật tư máy
móc.
2.3.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực: Trong cơng ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan hiện có
khoảng hơn 600 người kể cả lao động và các nhân viên quản lý.
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp, quyết định sự thành cơng hay không của các doanh nghiệp. Trong các
doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến
quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh
trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất
phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà
các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần
xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần
thực hiện.
 Những đối tượng và những vấn đề chủ yếu cần phân tích về nguồn

nhân lực bao gồm:
 Nhà quản trị các cấp.
Đây là nguồn nhân lực quan trong có vai trị như những nhạc trưởng
trong dàn nhạc của các doanh nghiệp trong đó nhà quản trị cấp cao giữ vai trị
quan trọng nhất vì mọi quyết định mọi hành vi kể cả phong cách và thái độ
trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ
doanh nghiệp.


14

Mục đích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khả nàng
hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị, so sánh nguồn lực này với các
doanh nghiệp khác trong ngành nhằm biết được vị thế cạnh tranh hiện tại và
triển vọng của mình trong mối quan hệ với các đối thủ trên thị trường. Đây là
cơ sở để chuẩn bị các chiến lược nhân sự thích nghi với nhu cầu của các bộ
phận, các cấp trong doanh nghiệp, cũng như thích nghi với các xu hướng phát
triển khoa học kỹ thuật trong môi trường kinh doanh.
VD: Chẳng hạn, điều chỉnh cơ cấu nhân sự, điều chỉnh các chính sách sử
dụng và đãi ngộ lao động quản lý, tái đào tạo, tuyển dụng để bổ sung các vị trí
quản lý thiếu hoặc yếu, v.v...
Khi phân tích nhà quản trị các cấp, người phân tích cần xem xét và đánh
giá những khía cạnh cơ bản sau:
- Các kỹ năng:
Muốn thực hiện các chức năng quản trị có hiệu quả, nhà quản trị các cấp
cần có các kỹ năng cơ bản là kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng nhân sự
hay kỹ năng cùng làm việc với người khác và kỹ năng tư duy. Trong đó, yêu
cầu về kỹ năng nhân sự giống nhau ở mọi cấp bậc quản trị nhưng yêu cầu về
kỹ năng tư duy và kỹ năng kỹ thuật chun mơn có mức đô khác nhau giữa các
cấp (nhà quản trị cấp cao cần kỹ năng tư duy nhiều hơn các cấp dưới, nhà quản

trị cấp cơ sở cần kỹ năng kỹ thuật chuyên môn cao hơn các cấp trên)
- Đạo đức nghề nghiệp:
Quản lý là một nghề nghiệp, làm nghề nào phải có đạo đức của nghề đó.
Vì vậy người quản lý hay các nhà quản trị cần phải có các tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp.
Trong thực tế đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua những khía cạnh cơ bản
như: động cơ làm việc đúng đắn, kỷ luật tự giác, trung thực và thẳng thắn trong
giao tiếp tận tâm, có trách nhiệm trong mọi công việc và dám chịu trách nhiệm
về những hành vi mà mình đã thực hiện hoặc có liên quan, có thiện chí với


15

những người cùng cộng tác, có tinh thần cầu tiến, có lịng biết ơn đối với
những người hoặc những tổ chức đã giúp đỡ mình, v.v... Ngày nay, đạo đức
nghề nghiệp được đề cao trong các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh
lâu đài, đây là cơ sở để hình thành đạo đức kinh doanh - một yếu tố không thể
thiếu được trong kỷ nguyên hợp tác.
- Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị
và những lợi ích mà nhà quản trị mang lại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đánh giá các tiêu chuẩn, người phân tích cần xác định
những kết quả mà nhà quản trị các cấp đạt được trong từng thời kỳ, đặc biệt là
những thành tích nổi bật được mọi người cơng nhận trong q trình cùng làm
việc với những người khác. Điều này thể hiện điểm mạnh hoặc điểm yếu cụ
thể của nhà quản trị các cấp trong các hoạt động khi so sánh với nhà quản trị
các doanh nghiệp hay tổ chức khác trong ngành. Khi phân tích kết quả, người
nghiên cứu cần chú trọng đánh giá khả năng thực hiện các chức năng quản trị
như hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm sốt các cơng việc theo cấp bậc
quản trị trong tổ chức. Mỗi chức năng có vai trị riêng và ảnh hưởng đến hiệu
quả cơng việc của nhà quản trị

 Người thừa hành.
Tương tự như phân tích nhà quản trị các cấp, việc phân tích người thừa
hành cũng căn cứ vào các kỹ nâng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết
quả đạt được trong từng kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ, mục
tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp. Phân tích người thừa hành do người
quản lý trực tiếp thực hiện. Mục tiêu của việc phân tích nhằm đánh giá tay
nghề, trình độ chun mơn để có cơ sở chuẩn bị các lược về nhân sự chuyên
môn trong các bộ phận hoặc/và triển khai các chương trình hành động thích
nghi với khả năng của người thừa hành, v.v... trong đó có cả kế hoạch đào tạo
và tái đào tạo để người thừa hành ln thích nghi với cơng việc được phân


16

công (công việc hiện tại hoặc công việc mới, yêu cầu về kỹ năng chuyên môn,
đạo đức nghề nghiệp cao hơn, v.v ...)
Như vậy, phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các doanh
nghiệp, các tổ chức đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm .yếu của các
thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu
công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch
bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời việc đánh giá khách
quan sẽ giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện việc đào tạo vá tái đào tạo cho
các thành viên của doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp cao đến người thừa hành
nhằm bảo đảm thực hiện chiến lược thành công lâu dài và ln thích nghi với
những u cầu về nâng cao liên tục chất lượng con người trong nền kinh tế
hiện nay.
=> Mặc dù cơ sở có nhiều lợi thế về sự phân bố , sắp xếp và quản lí
nguồn nhân lực của cơng ty có sự liên kết chặt chẽ cao , tuy nhiên hiện tại thì
cơ sở này vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề , chất lượng cao đa
số là xuất khẩu lao động và học sinh , sinh viên thực tập của các trường trong

và ngoài nước như từ các nước Thái Lan , Indonesia , … và Đài Loan trong
công ty tỉ lệ cao là những người lớn tuổi đang lao động.
2.3.1.2. Nguồn vật lực
- Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa , hiện đại hóa . Hiện nay
cơng ty đã sử dụng hơn 90 % là máy móc tự động vào sản xuất , chế biến .
đóng gói sản phẩm , các trang thiết bị đầy đủ.
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: Vốn sản xuất, nhà xưởng
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thơng tin mơi trường kinh doanh
v.v... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong
đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Do đó, việc phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ
sở quan trọng giúp nhà quản trị các doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực vật
chất tiềm tàng, những hạn chế v.v... để có các quyết định quản trị thích nghi


17

với thực tế như: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở
vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn vốn bên ngồi khi thật sự có
nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực vật chất,
thực hiện dự trữ một tỉ lệ cần thiết để đảm bảo khả năng đương đầu (phịng thủ
hoặc tấn cơng) với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngồi
nước.v.v...
Tuỳ theo loại nguồn lực, việc phân tích này cần tiến hành thường xuyên
định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ nhu cầu ra quyết định của các nhà quản trị có
tiên quan. Chẳng hạn nhà quản trị marketing cần hình thành hoặc điều chỉnh
các chiến lược cạnh tranh ln phải có nguồn lực thơng tin về khách hàng, đối
thủ cạnh tranh trên thị trường; nhà quản trị tài chính cần có thường xun
những thơng tin về qui mơ nhu cầu từng kỳ đối với các loại vốn cố định, vốn
lưu động ở các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp và các nguồn vốn bằng tiền

hoặc bằng hiện vật, các nguồn vốn tín dụng, v.v... có khả năng huy động để
đáp ứng nhu cầu trong các quá trình hoạt động, các dự án, v.v...; Hoặc hàng
năm, nhà quản trị các doanh nghiệp cần đánh giá các nguồn lực để chuẩn bị
các chương trình hành động trong năm sau. v.v...
2.3.1.3. Các nguồn lực vơ hình
Ngồi các nguồn lực trên, doanh nghiệp cịn có các nguồn lực khác
mà con người chỉ nhận diện được qua tri giác, đó là các nguồn lực vơ hình.
Nguồn lực này có thể là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức
hoặc một cá nhân cụ thể và ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động. Nguồn lực
vơ hình thể hiện qua nhiều yếu tố và nhà quản trị các cấp cần có đầy đủ những
kiến thức cơ bản mới có thể nhận thức rõ sự hiện diện và biết được tầm quan
trọng của nguồn lực này. Chúng bao gồm nhiều yếu tố tiêu biểu như:
1- Tư tưởng chủ đạo trong triết lý kinh doanh.
2- Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường 3- Cơ
cấu tổ chức hữu hiệu.


18

4-Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp.
5- Uy tín doanh nghiệp trong q trình phát triển.
6-Uy tín và thị phần nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường.
7- Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng.
8- Uy tín của người chào hàng.
9- Ý tưởng sáng tạo của nhân viên.
10- Văn hóa tổ chức bền vững.
11- Vị trí giao dịch của doanh nghiệp theo khu vực địa lý. ...
Tuỳ theo tiềm lực sẵn có, quy mơ và giá trị những nguồn lực này của
mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian. Nếu không
nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vơ hình, nhà quản trị các

doanh nghiệp dễ đánh mất các lợi thế sẵn có của mình trong q trình sản
xuất kinh doanh.
Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp chưa nhận rõ tầm quan trọng của các
nguồn lực vơ hình sẵn có, vừa chưa biết tận dụng, vừa xem thường hoặc lãng
phí, đồng thời cịn tiếp thêm sức mạnh của đối thủ cạnh tranh bằng việc bán đi
nguồn lực vô hình của mình cho đối thủ với giá rẻ.
Để có thể thành công lâu dài trên thị trường trong và ngoài nước, nhà
quản trị các doanh nghiệp cần thấy rõ tầm quan trọng của nguồn lực vơ hình
trong q trình quản trị chiến lược nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồn
lực vơ hình nhận viện và đánh giá đúng mức các nguồn lực vơ hình sẵn có, biết
được những nguồn lực vơ hình chưa có để nỗ lực xây dựng và phát triền chúng
trong tương.lai.
Việc phân tích các nguồn lực vơ hình tiến hành qua các bước như:
Bước 1: Nhận diện và phân loại các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp.
Nhà quản trị cần đặt ra những câu hỏi và tự trả lời đề biết rõ doanh nghiệp
hay tổ chức đang có những nguồn lực vơ hình nào để đánh giá và so sánh với
các đối thủ cạnh tranh.


×