Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây thuốc lá của các hộ trên địa bàn xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY THUỐC LÁ CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÃNG NGÂM,
HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nơng thơn
: Kinh tế & PTNT
: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY THUỐC LÁ CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÃNG NGÂM,
HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: K47 - PTNT
: Kinh tế & PTNT
: 2015 - 2019
: ThS. Dương Thị Thu Hoài

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu đối với mỗi sinh viên,
nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kinh

nghiệm lý thuyết với thực tiễn. Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát
triển cây thuốc lá của các hộ trên địa bàn xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh
Bắc Kạn”. Để hồn thành tốt khố luận này trước tiên tơi xin chân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy
cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của giảng viên ThS. Dương Thị Thu Hồi đã giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực tập để tơi hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND
xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cùng toàn thể người dân trong xã đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập, điều tra và nghiên cứu tại
địa phương.
Do trình độ, kinh nghiệm của bản thân có hạn, thời gian thực tập khơng nhiều vì
vậy bản khóa luận này khơng tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự chỉ bảo
của các thầy cơ giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Sinh viên

Hoàng Thị Hồng Nhung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Lịch phun thuốc cho ruộng thuốc lá ............................................... 14
Bảng 2.2. Thời điểm và ngưỡng sử lý các loại sâu bệnh ................................ 14

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá của một số nước trên thế giới ............ 16
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá ở Việt Nam qua các năm 17
Bảng 3.1. Danh sách các thôn của xã được chọn làm mẫu điều tra................ 20
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất và phân bổ đất đai của xã Lãng Ngâm năm
2017............................................................................................... 26
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Lãng Ngâm năm 2018 ......... 29
Bảng 4.3. Diện tích trồng thuốc lá tại các thôn của xã Lãng Ngâm qua 3 năm .....33
Bảng 4.4. Số lượng hộ trồng thuốc lá tại các thôn qua 3 năm ........................ 34
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá của xã Lãng Ngâm qua 3
năm (2016 - 2018)......................................................................... 35
Bảng 4.6. Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra ...................................... 36
Bảng 4.7. Tình hình sản xuất thuốc lá của các hộ được điều tra năm 2018 ... 37
Bảng 4.8. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha thuốc lá của nhóm hộ được
điều tra tại xã Lãng Ngâm trong năm 2018 .................................. 38
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất bình quân cho 1 ha của hộ được điều tra năm 2018...39
Bảng 4.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ............................... 40
Bảng 4.11. Phân phối tiêu thụ thuốc lá của các hộ được điều tra theo từng
kênh năm 2018 .............................................................................. 43
Bảng 4.12. Thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng thuốc lá ......................... 47


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ các kênh tiêu thụ thuốc lá của các hộ tại xã Lãng Ngâm ..... 43


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẲT
Tên viết tắt

Diễn giải

BQC

Bình qn chung

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

CP

Cổ phần

DT

Diện tích

ĐVT


Đơn vị tính

GTSX (GO)

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

KT - XH

Kinh tế xã hội

NN

Nơng nghiệp

NSBQ

Năng suất bình qn

SX

Sản xuất

TB

Trung bình


TC

Tổng chi phí

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẲT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
2.1.2. Cây thuốc lá............................................................................................. 5
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 15
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá trên thế giới .............. 15
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá ở Việt Nam .............. 16
2.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương ...................................................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu............................................................ 19
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 21
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 22
3.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu .......................................... 22
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu .......................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 27

4.1.3. Đánh giá chung về xã Lãng Ngâm ........................................................ 32
4.2. Thực trạng sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã Lãng Ngâm ....................... 33
4.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã .......................................... 33
4.2.2. Tình hình sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra .................................... 35
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thuốc lá .......................... 40
4.2.4. Tình hình tiêu thụ thuốc lá trên địa bàn xã Lãng Ngâm ....................... 42
4.3. Những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ thuốc lá
trên địa bàn xã Lãng Ngâm ............................................................................. 46
4.4. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây thuốc lá ....................... 49
4.4.1. Định hướng............................................................................................ 49
4.4.2. Giải pháp ............................................................................................... 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 54


vii

5.2.2. Đối với các hộ trồng thuốc lá ................................................................ 54
5.2.3. Đề nghị đối với nhà máy và người thu mua.......................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kì đổi mới, đời sống người dân ngày càng được

nâng cao. Trong tiến trình CNH - HĐH đất nước hiện nay, nông nghiệp vẫn là một
ngành sản xuất vật chất chủ yếu, nó chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nó càng trở nên quan trọng đối với một quốc gia với 64,3 % dân số sống
ở các vùng nông thôn và lực lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 40% lực
lượng lao động của cả nước.[9,10]
Cây thuốc lá được coi là cây công nghiệp ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế
cao, đạt năng suất cho nhiều vùng nông thôn trong cả nước. Loại cây này đã và
đang phát huy được thế mạnh so với các cây trồng nông nghiệp khác, sử dụng hiệu
quả đất đai, tận dụng được nguồn lao động của địa phương, đóng góp vai trị khơng
nhỏ trong đời sống kinh tế xã hội của những huyện nghèo vùng sâu, vùng xa.
Không những vậy cây thuốc lá đã và đang là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu
nhanh chóng cho nhiều hộ nơng dân trồng cây thuốc lá tại một số xã tiêu biểu
như huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng), các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Lạng Sơn,
Bắc Kạn.
Lãng Ngâm là một xã miền núi vùng cao nằm ở phía Nam của huyện Ngân
Sơn, có diện tích đất tự nhiên 2.826,42 ha. Là xã vùng cao có địa hình phức tạp, đi
lại khó khăn điều này ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội, giao lưu với các
xã trong và ngoài huyện,...Người dân của xã chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp, phần lớn là trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt gồm 2 vụ chính (vụ hè thu và
vụ đơng xn) trong đó vụ Đông xuân sản xuất cây thuốc lá là chủ yếu, là cây trồng
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả, cây thuốc lá thích ứng tốt với điều kiện khí
hậu, địa hình và đất đai của địa phương. Chăn ni cịn nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình
như chăn ni trâu bị, lợn gà,...Tuy nhiên, vấn đề sản xuất và phát triển cây thuốc
lá tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết như: Sản xuất với quy
mơ cịn nhỏ lẻ, thời tiết khơ hạn nên thiếu nước tưới vào mùa khơ, vào mùa mưa có


2

hiện tượng mưa đá phá hoại cây thuốc lá nên giảm năng suất và chất lượng của cây

thuốc lá, khâu chế biến và bảo quản sản phẩm thuốc lá sấy khơ cịn kém làm giảm
phẩm chất sản phẩm,...Nhất là vấn đề tiêu thụ chưa ổn định các công ty và tiểu
thương luôn ép giá thấp đối với người dân dẫn đến nhiều hộ sản xuất cây thuốc lá
chưa đạt hiệu quả kinh tế cao. Để nâng cao hiệu quả và sản xuất ổn định bền vững
cây thuốc lá tại xã Lãng Ngâm thì việc nghiên cứu thực trạng để làm rõ những vấn
đề còn tồn tại, đánh giá đúng những lợi thế và khó khăn từ đó đưa ra được những
giải pháp cụ thể cho phát triển lâu dài và hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải nghiên
cứu các giải pháp tích cực nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn để sản xuất
ngành nông nghiệp ngày càng phát triển cao.
Xuất phát từ những thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây thuốc lá của các hộ trên địa bàn
xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng sản xuất thuốc lá của các hộ trên địa bàn
xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đưa ra được một số giải pháp
phát triển cây thuốc lá tại địa phương, theo hướng ổn định, hiệu quả và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây thuốc lá trên địa bàn xã
Lãng Ngâm.
- Nghiên cứu, tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức ảnh
hưởng đến sự phát triển sản xuất, tiêu thụ cây thuốc lá trên địa bàn xã Lãng Ngâm.
- Phân tích được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ thuốc lá trên địa bàn xã Lãng Ngâm.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ
thuốc lá ngày càng có hiệu quả tại xã Lãng Ngâm.


3


1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Giúp bản thân vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế.
- Nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, tìm tịi, phát huy tính tự giác chủ động
trong hoạt động nghiên cứu.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập cho các
khóa sau.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lí thơng tin kỹ năng nghề nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài giúp xã Lãng Ngâm đánh giá được thực trạng phát triển
sản xuất và tiêu thụ cây thuốc lá của các hộ.Từ đó đưa ra được các giải pháp phát
triển phù hợp.
- Là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo của các ban, ngành tham khảo để đưa ra
phương hướng và phát huy tốt những lợi thế và khắc phục, giải quyết những khó khăn
trở ngại nhằm phát triển trồng trọt nói chung và phát triển cây thuốc lá nói riêng hướng
tới phát triển kinh tế ngày càng đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
1.4. Bố cục của khóa luận
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Phần 3: Đối tượng,nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

* Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay
để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau:
Sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm
thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản
phẩm?.[11]
* Sản phẩm
Sản phẩm là kết quả đạt được từ quá trình sản xuất, nó là đầu ra chính của q
trình sản xuất. Sản phẩm là mục đích cần đạt được từ sản xuất. Là bất cứ cái gì có
thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa
mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa
điểm, tổ chức và ý tưởng.[12]
* Hàng hóa
Hàng hố là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất
định nào đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người, khơng kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.[13]
* Tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là


5

thực hiện mục đích của sản xuất hàng hố, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi
tiêu dùng. Nó là khâu lưu thơng hàng hố, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản

xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, cơng tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí
bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải
tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm
cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản
phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường,
xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các
nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Theo
nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá
hoặc được quyền thu tiền bán hàng.[14]
* Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào
các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng,
đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng
nâng cao đời sống của con người.
* Kênh phân phối
Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa
sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.Các kênh phân phối tạo nên dòng
chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức,
cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Những
thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi
là các trung gian phân phối.[15]
2.1.2. Cây thuốc lá
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh
của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất


6


thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12⁄10⁄1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ
của Christopher Columbus, ơng đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil
vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.[16]
Trong thời gian dài, cây thuốc lá được gọi với các tên khác nhau. Năm 1559,
đại sứ người Pháp tại Lisbon, Jean Nicot là người đầu tiên trồng thuốc lá ở Bồ Đào
Nha và sau đó lan ra tồn châu Âu. Liebault - nhà thực vật học người Pháp đã đặt
tên cho cây thuốc lá là Nicotiana. Tuy nhiên, tên gọi tobacco được người bản xứ
Bắc Mỹ dùng để chỉ thuốc lá vẫn được sử dụng phổ biến nhất.[16]
Thuốc lá được trồng ở Pháp và Tây Ban Nha thuộc loài Nicotiana tabacum với
nguồn hạt giống lấy từ Brazil và Mexico. Trong khi đó, thuốc lá được trồng lúc đầu
ở Bồ Đào Nha và Anh lại thuộc loài Nicotiana rustica - hạt giống trồng ở Bồ Đào
Nha được lấy từ Florida và tại Anh được lấy từ Virginia.[16]
Người Tây Ban Nha bắt đầu trồng thuốc lá ở Haiti năm 1531 với hạt giống từ
Mexico. Thuốc lá được trồng ở Cuba năm 1580 và nhanh chóng mở rộng sang
Guyana và Brazil. Thuốc lá được đưa vào châu Âu, châu Á, châu Phi vào nửa cuối
thế kỷ 16.[16]
Năm 1612, John Rolfe là người đầu tiên trồng thuốc lá xuất khẩu ở Jametown,
Virginia - Mỹ. Vùng trồng thuốc lá đã lan rộng tới Maryland khoảng năm 1631. Hai
bang này là những vùng sản xuất thuốc lá xuất khẩu chủ yếu trong suốt thế kỷ 18.
Cuối thế kỷ 18, thuốc lá bắt đầu được trồng ở Kentucky và ngay sau đó, bang này
trở nên nổi tiếng về trồng thuốc lá và sản xuất chiếm 1/2 sản lượng cả nước. Các
bang khác của Mỹ cũng lần lượt sản xuất thuốc lá nguyên liệu, tạo ra hiện trạng
trồng và trao đổi thương mại thuốc lá sôi động cho đến ngày nay.[16]
Thuốc lá du nhập vào Ấn Độ khoảng năm 1605 và được trồng đầu tiên ở quận
Deccan. Ngay sau đó, Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất thuốc lá lớn và đóng góp
đáng kể cho thị trường thuốc lá thế giới.[16]
Thuốc lá đã được trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản khoảng giữa thế kỷ 17 và
nhanh chóng giúp các nước này trở thành những quốc gia sản xuất lớn với sản phẩm
chủ yếu là thuốc lá sáng màu dành cho tiêu dùng nội địa. Cùng thời gian này, thuốc



7

lá được người Hà Lan đưa vào Indonesia. Kể từ đó đất nước này được biết đến với
sản phẩm thuốc lá cigar khá nổi tiếng được trồng ở quần đảo Sumatra.[16]
Thuốc lá được trồng ở Nam Phi từ năm 1650, cịn ở Đơng Phi và Trung Phi từ
khoảng năm 1560. Đầu thế kỷ 20, Malawi đã trở thành nhà cung cấp lá thuốc có
tiếng với cả 2 chủng loại là thuốc lá sấy lửa và thuốc lá Vàng sấy. Cùng với đà phát
triển đó, Zimbabwe đã xây dựng nền kinh tế đất nước dựa trên xuất khẩu thuốc lá
Vàng sấy từ những năm 1926 - 1927 cho đến nay.[16]
Lịch sử trồng thuốc lá ở Úc có sự pha trộn giữa tập quán trồng loài Nicotiana
suaveolens của thổ dân với các giống thuốc lá thuộc loài Nicotiana tabacum do dân
di cư châu Âu đưa vào hồi đầu thế kỷ 19. Canh tác thuốc lá ở Úc phát triển nhanh
chóng nhờ sự nỗ lực của người châu Âu nhập cư.[16]
Bước sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu. Thuốc lá đã phân
chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ các nước châu Âu khơng thể ngăn cấm vì
những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia.[16]
Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp.
Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Ngành công
nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to lớn hơn trước.[16]
Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếc máy
có thể sản xuất 120.000 điếu thuốc/ngày. James “Buck” Duke, người mà 21 năm
sau trở thành chủ tịch đầu tiên của công ty B.A.T (Công ty Thuốc lá Anh - Mỹ), đã
mua 2 máy và công ty sản xuất thuốc lá sợi của gia đình ơng đã chuyển sang sản
xuất thuốc lá điếu. Thuốc lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng tẩu,
loại nhai và thuốc lá bột để hít.[16]
Việc hình thành các tập đồn thuốc lá đa quốc gia với các máy móc, thiết bị
chuyên dùng đã từng bước chi phối thị trường thế giới về trồng thuốc lá, sản xuất
thuốc sợi, thuốc điếu như: Bristish American Tobacco (BAT), Philip Morris (Mỹ),

Japan Tobacco (Nhật), Imperial và Gallaher (Anh), Altadis Franco - Spanish (Pháp
- Tây Ban Nha),....[16]


8

Tóm tắt các giai đoạn lịch sử thuốc lá thế giới:
Thế kỷ 17: Thời kỳ vĩ đại của tẩu thuốc.
Thế kỷ 18: Thuốc lá hít thống trị.
Thế kỷ 19: Thời đại của thuốc lá xì gà.
Thế kỷ 20: Sự nổi dậy của thốc lá điếu.[16]
Trước 1990 - 1950: Những khó khăn mới (cấm bán thuốc lá, phong trào chống
thuốc lá đã bóp chết nhiều cơng ty).[16]
1950 trở đi: Trận đánh bắt đầu giao chiến nhiều công ty. Thập niên này khởi
đầu có 20% gắn đầu lọc; khoảng 1960 có đến 50% gắn đầu lọc.[16]
Những năm 1960: Sự phân phối miễn phí tại các khóa họp y khoa và y tế hàng
năm đã chấm dứt.[16]
Những năm 1970: Sản phẩm thuốc lá điếu quảng cáo nhiều nhất tại Mỹ. Các
loại tạp chí, nhật báo ngưng che đậy vấn đề một cách toàn diện.[16]
Những năm 1980 và 1990: Thời đại hoàng kim đến gần.[16]
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập đã quan tâm
phát triển ngành công nghiệp thuốc lá như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, Ấn
Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam,....[16]
2.1.2.2. Phân loại
Cây thuốc lá có tên khoa học là: Nicotinana.sp thuộc ngành hạt kín Angiosper,
lớp 2 lá mầm Dicotylndones, phân lớp Asteridae, bộ hoa mõm sói Scophulariales,
họ cà Solanaceae, chi Nicotiana. Trong chi Nicotiana có 50 - 70 lồi, đa số là dạng
cỏ, một số thân đứng, hầu hết là các dạng dại phụ. Căn cứ vào hình thái, màu sắc
của hoa người ta phân chia thành 4 loại chính:
- Lồi Nicotiana tabacum L: Có hoa màu hồng hay đỏ tươi. Đây là lồi phổ

biến nhất chiếm 90% diện tích thuốc lá trên thế giới.
- Lồi Nicotiana rustica L: Có hoa màu vàng, chiếm 10% diện tích thuốc lá thế giới.
- Lồi Nicotiana petunioide L: Có hoa màu trắng, phớt hồng hay tím. Thường
chỉ có trong vườn thực vật phục vụ nguồn dự trữ gen cho lai tạo, ít được dùng trong
sản xuất.


9

- Lồi Nicotiana polidiede L: Có hoa màu trắng. Lồi này cũng được ít dùng
trong sản xuất, chủ yếu chỉ có trong vườn thực vật học của một số quốc gia.[3]
2.1.2.3. Giá trị của cây thuốc lá
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là cây cơng nghiệp ngắn ngày có tầm quan
trọng bậc nhất về kinh tế trên thị trường thế giới, nền công nghiệp, từ các nhà máy
chế biến cuốn điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu, đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ,
thậm chí đến cả một phần ngành sản xuất của vật tư nông nghiệp phục vụ cho cây
thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn
nhiều so với các loại cây trồng khác (1.000 - 1.200 USD/ tấn lá khô).[3]
Ở nước ta cây thuốc lá cũng mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu quả đất
đai, góp phần tạo cơng ăn việc làm, tận dụng được nguồn lao động của địa phương,
tăng thu nhập cho người lao động. Lợi nhuận cao từ sản xuất thuốc lá đã có sự quan
tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nước, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như
Cao Bằng, Lạng Sơn. Cây thuốc lá nằm trong cơ cấu cây trồng truyền thống thực sự
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hóa học, những chất này có thể
được sử dụng làm thuốc thực vật.[17]
Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử dụng
làm thuốc chữa bệnh. Nicotin lấy từ thuốc lá hoặc dư phẩm của cơng nghiệp thuốc
lá có chứa nicotin được dùng làm thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Nicotin
cũng là nguyên liệu để chế tạo acid nicotinic và amid – nicotinic. Acid nicotinic tự

do cũng được dùng làm thuốc giãn mạch ngoại biên và chống tăng lipid huyết. Thân
cây thuốc lá được dùng để sản xuất cellulose làm giấy và bìa cứng đóng gói. Dầu
hạt thuốc lá dùng trong kỹ nghệ sơn và vecni vì là một loại dầu khơ được.Đối với
ngành công nghệ sinh học, cây thuốc lá được sử dụng như thực vật mơ hình cho
những nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng nhờ khả năng dễ dàng tiến hành, nuôi
cấy Invitro và chuyển gen.[18]
2.1.2.4. Các đặc điểm thực vật học của cây thuốc lá


10

Rễ thuốc lá: Rễ thuốc lá là một hệ thống bao gồm: rễ cái (rễ trụ), rễ nhánh (rễ
bên) và rễ hấp thụ. Ngồi ra, thuốc lá cịn có rễ bất định mọc ở cổ rễ, phần trên sát
mặt đất. Rễ trụ được hình thành từ phơi rễ. Rễ nhánh được phát sinh từ trục của rễ
cái, thường có độ xiên 30 - 400 . Rễ hấp thụ được phát triển trên các rễ nhánh, có
nhiệm vụ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. Rễ bất định mọc từ thân,
những rễ bất định ở phần sát gốc dễ phát sinh thành rễ hút khi độ ẩm khơng khí cao.
Rễ thuốc lá tập trung giày đặc ở lớp đất 0 - 30 cm, phát triển theo các hướng. Rễ
thuốc lá là cơ quan sinh tổng hợp nicotin. Nicotin được vận chuyển từ rễ và tích tụ
trên thân, lá thuốc lá.
Thân cây: Các dạng thuốc lá trồng có dạng thân đứng, tiết diện thân trịn,
chiều cao thân cây có thể đạt tù 1-3m, chia làm nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá. Số
lượng lá trên cây thuốc lá tùy thuộc vào loại giống, lá thuốc lá được phân ra thành
nhiều loại :
- Lá gốc chiếm 10% số lá trên cây. Lá mỏng, hàm lượng nicotin thấp, cellulose
cao, khi hút thuốc nóng, nhẹ. Phẩm cấp loại 5.
- Lá nách dưới chiếm 15% số lá trên cây. Lá nhỏ, mỏng, hàm lượng nicotin
thấp, đường ít. Phẩm cấp loại 3.
- Lá nách trên chiếm 25% số lá trên cây. Lá nhỏ hơn lá giữa, hàm lượng đạm
cao, nicotin tương đối cao, đường thấp thuốc sấy khó vàng. Phẩm cấp loại 2.

- Lá giữa chiếm 40% số lá trên cây. Lá to, dày, hàm lượng đường cao, nicotin
vừa phải, thuốc thơm, cháy tốt. Phẩm cấp loại 1.
- Lá ngọn chiếm 10% số lá trên cây, lá nhỏ, dày, hàm lượng đạm và nicotin
trong lá cao, hút nặng. Phẩm cấp loại 4.
Đường kính thân đạt 2 - 4 cm, nách lá trên thân có chồi sinh trưởng gọi là chồi
nách. Có hai loại chồi nách: Chồi nách chính và chồi nách phụ.
Hoa: Hoa thuốc lá là hoa đơn, lưỡng tính, có năm cánh, nhị cái ở giữa, xung
quanh có năm nhị đục thường mọc cao hơn nhị cái, thuộc loại hoa tự hữu hạn, được
hình thành do sự phân hóa của đỉnh sinh trưởng thân. Chính giữa chùm hoa có hoa


11

trung tâm và có các nhánh hoa mọc từ trục chính của chùm hoa.Phương thức thụ phấn
của thuốc lá là tự phối (97 - 98%), còn lại là thụ phấn chéo do gió hoặc cơn trùng.
Quả và hạt: Quả thuốc lá được hình thành trên đài hoa. Mỗi cây có 100 - 150
quả trên mỗi chùm hoa, có những cây hoặc những loại giống có đến 400 - 500 quả
trên mỗi chùm hoa. Mỗi quả có hai ngăn khi chín chúng thường tách ra.Hạt thuốc lá
rất nhỏ, khối lượng của 1000 hạt thuốc lá vàng sấy là 0,07 - 0,10 gam, trong mỗi
gam hạt có từ 10.000 đến 15.000 hạt.
Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ giới hạn cho cây thuốc lá là 20 - 300 C, nếu vượt quá cây
sinh trưởng, phát triển kém. Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến thời gian sinh trưởng
của một cây thuốc lá.
- Độ ẩm: Cây thuốc lá được xếp vào loại cây trung gian về yếu tố độ ẩm. Ẩm
độ thích hợp nhất là 70 - 80%.
- Ánh sáng: Thuốc lá là cây ưa sáng, thời kì thu hoặch ánh sáng đầy đủ là cơ
sở để đạt phẩm chất tốt.
- Đất: Thuốc lá là cây có khả năng thích ứng rộng với điều kiện đất đai, trừ các
loại đất kiềm, mặn.[19]

2.1.2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá
Cây thuốc lá vàng sấy khơng khó trồng, phù hợp với nhiều loại đất và khí hậu
khu vực phía Bắc và Nam trung bộ, giá trị kinh tế cao, được bao tiêu ổn định. Vì
vậy nên đưa cây thuốc lá vàng sấy vào cơ cấu cây trồng để người nông dân có thêm
sự lựa chọn cho sự phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo. Thực hiện chủ trương
của Tổng cơng ty Khánh Việt, Công ty thuốc lá nguyên liệu Khatoco triển khai đầu
tư, hướng dẫn kỹ thuật như sau:
1. Chọn đất và làm đất trồng
- Chọn đất: Cây thuốc lá phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất
bãi bồi. Đất không chua, nhiễm mặn, phèn. Không chọn đất bị ngập, úng. Để có
năng suất cao và giảm chi phí đầu tư chọn đất gần nguồn nước tưới, gần lò sấy.


12

- Làm đất: Đất tơi, xốp, sạch cỏ và lên luống trước khi trồng là điều kiện rất
quan trọng để cây thuốc lá phát triển tốt, giảm nhẹ công lao động khi xới xáo, bón
phân và tưới tiêu nước. Đất cày 2 lần vng góc nhau, mỗi lần cách nhau ít nhất 10
ngày cho ải đất, chết cỏ. Lần 3 cày lên luống, đỉnh luống này cách đỉnh luống kia
0,8 - 1,0 m, mương luống rộng 0,2 - 0,3 m. Nên cày bằng máy cày đại để đất cày
được sâu (20-30cm) và lên luống được to. Khi cày lên luống nên tính trước mương
tưới, mương tiêu. Sửa vét lại luống và nhặt sạch cỏ trước khi trồng.
2. Cách trồng
- Nếu trời mưa nhẹ, đất đủ ẩm trồng thẳng giữa sườn luống.
- Nếu đất khô, dẫn nước vào rãnh ngập khoảng 1/3 luống, trồng ngay mép nước.
- Mật độ trồng: Đất tốt trồng thưa (22.000 - 25.000 cây/ha) khoảng cách trồng
0,5 m cây, đất xấu trồng dầy (27.000 - 30.000 cây/ha) khoảng cách trồng 0,4 m cây,
hàng cách hàng 0,8m.
- Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh để
nơi mát và trồng xong trong ngày. Trồng bằng cách cuốc lỗ, dùng cây chọc lỗ hoặc

cấy bằng tay. Trồng sâu 4 - 5cm, dùng tay bóp nhẹ.
- Sau 5-7 ngày trồng dặm những cây chết.
3. Làm cỏ, bón phân, vun gốc
- Bón phân: Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha: Nitrat amơn 200kg +
Kaly sulfat 400 kg + lân 400kg chia làm 2 - 3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất
lượng làm đất (có hướng dẫn của cán bộ kỷ thuật).
- Làm cỏ, vun gốc: Từ 2 - 3 lần kết hợp với bón phân, lần 1 xới nhẹ, vun thấp,
lần 2, lần 3 xới mạnh vun càng cao càng tốt nhưng không lấp lá. Để đất khô 2 - 3
ngày cho cỏ chết trước khi tưới nước.
- Thời gian làm cỏ, bón phân, vun gốc:
Nếu bón 2 lần:
+ Lần 1: 10-15 ngày sau trồng, 25%đạm + 25%kaly + 100%lân. Cách gốc 5cm
+ Lần 2: 30 - 35 ngày sau trồng, 75% đạm + 75% kaly. Bón cách gốc 15cm.


13

Nếu bón 3 lần:
+ Lần 1: 10-15 ngày sau trồng, 25%đạm + 25%kaly +100% lân. Bón cách gốc
5cm
+ Lần 2: 20 - 25 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly. Bón cách gốc 10cm.
+ Lần 3: 30 - 35 ngày sau trồng, 50% đạm + 50% kaly. Bón cách gốc 20cm.
Chú ý: Chỉ trộn các loại phân nói trên ngay trước khi bón, lấp đất sâu 5- 10cm.
4. Tưới và tiêu nước
Khơng thể có năng suất cao, chất lượng tốt nếu cây thuốc lá bị thiếu hoặc dư
nước (ngập úng 1 - 2 ngày cây héo rủ, chết). Số lần tưới và lượng nước tưới tuỳ
thuộc độ ẩm đất và thời tiết. Kể từ sau trồng 10 ngày ẩm độ đất thích hợp 80 - 90%,
từ 10 - 40 ngày ẩm độ đất 60 - 65% (giữ cho hơi thiếu ẩm để tạo hệ thống rễ phát
triển và xuống sâu), từ 40 - 60 ngày là thời gian thân lá phát triển mạnh cần nhiều
nước độ ẩm đất thích hợp 80 - 85%, từ sau 60 ngày giữ ẩm độ đất 65 - 70%. Sau

mỗi lần bón phân, bẻ thuốc nếu đất khô phải tưới nước ngay.
Khi tưới nước theo rónh ch nc ngp t ẵ n ắ luống, khơng để nước
tràn lên mặt luống.
5. Phịng trừ sâu bệnh
Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, việc
xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc đúng lúc
là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an tồn nhất để phịng trừ sâu bệnh.
- Sâu: Các loại sâu hay cắn phá gây hại cho cây thuốc là sâu xanh, sâu khoanh,
sâu đất xám, sâu chùm, bọ trĩ, rầy rệp,.... Để xử dụng thuốc hoá học có hiệu quả
cần nhất là phải phát hiện sớm, phun thuốc khi sâu rầy tuổi còn non.
- Bệnh: Các loại bệnh thường hay gặp, gây ảnh hưởng lớn là lở cổ rễ, thối đen
rễ, đốm mắt cua, đốm nâu, héo xanh,... Triệu chứng bệnh thường tiềm ẩn trong cây
mắt thường khơng phát hiện được, khi biểu hiện ra thì đã nặng gây hậu quả không
khắc phục được.


14

Việc phun thuốc định kỳ phòng trừ bệnh rất tốt, và có tác dụng phịng trừ sâu,
rầy. Việc kết hợp giữa thuốc sâu + bệnh nhằm giảm bớt công lao động. Chú ý chỉ
phối hợp thuốc với những loại thuốc có thể kết hợp (theo hướng dẫn).
Bảng 2.1. Lịch phun thuốc cho ruộng thuốc lá
Lần
phun

Ngàysau
trồng

Đối
tượng

phòng
trừ

Lần 1

10

Sâu, bệnh

30ml Carbosan + 16 gr
Norshield

1

Lần 2

25

Sâu, bệnh

20ml Brightin + 40gr ToMet

2

Hỗn hợp và nồng độ
(Dùng cho bình 16 lít)

Lượng thuốc
cần/bình16lít
(cho 1000m2 )


20ml Permecide + 16gr
2
Norshield
Lần 4
60
Sâu, bệnh 20ml Secure + 40gr ToMet
3
Khi phát hiện có sâu rầy cần xác định đúng thời điểm cần phun thuốc, bảng
Lần 3

40

Sâu, bệnh

dưới đây xác định ngưỡng xử lý thích hợp nhất :
Bảng 2.2. Thời điểm và ngưỡng sử lý các loại sâu bệnh
Côn
trùng
Sâu xanh

Xử lý khi 10% cây điều tra có sâu non ký sinh.

Sâu xám

Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá.

Bọ cánh

Khi cây nhỏ: Xử lý lúc có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị cắnphá.


cứng

Ngưỡng xử lý

Khi xử lý khi cây có hiện tượng rách hoặc tưa lá.
Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Khơng kể số sâu đã kéo

Sâu sừng

kén haysố xác kén còn vương trên lá. Trường hợp tính sâu đã kéo
kén thì tính 5 kén = 1 sâu.

Rệp muội

Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất 50 con trên mỗi lá.

- Cách pha hỗn hợp thuốc như sau: Cho 1/3 nước hoà tan thuốc bột trước, rồi
cho thuốc nước vào khuấy đều, sau đó cho số nước cịn lại vào.
- Việc phun thuốc chỉ có hiệu quả cao nếu phun thuốc đúng nồng độ, đúng liều
lượng và khi sâu, rầy cịn non. Vì vậy cần thường xun thăm ruộng để phát hiện
sâu, rầy sớm và phun thuốc ngay khi tới ngưỡng xử lý.


15

- Sản phẩm thuốc lá được con người xử dụng trực tiếp vì vậy để an tồn cho
bản thân và người tiêu thụ bà con nông dân chỉ nên xử dụng những loại thuốc được
cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tuyệt đối không xử dụng tuỳ tiện.
6. Đánh nhánh, ngắt ngọn

Biện pháp này làm tăng 20% năng suất so với ruộng khơng đánh nhánh ngắt
ngọn, chi phí thực hiện rẻ (chỉ bằng khoảng 10% hiệu quả đem lại), dễ thực hiện.
Ngắt ngọn ngay khi cây vừa chớm nhú đỉnh ra hoa, ngắt xong nhỏ thuốc diệt chồi
thuốc lá Accotab 330EC nồng độ 1% lên đỉnh vừa ngắt (dùng 2 lít Accotab 330 EC
pha với 200 lít nước cho vào chai nhựa (chai nước khoáng, trên nắp gắn một van
ruột xe đạp làm vòi chảy) nhỏ cho 1 ha. Nhỏ từ đỉnh ngọn vừa ngắt cho nước thuốc
Accotab chảy ngấm xuống khoảng hơn 1/2 cây.
7. Thu hoạch
Sau trồng 60 ngày có thể bắt đầu thu hoạch, mỗi lần bẻ 3 - 4 lá, mỗi vụ bẻ 5 6 lần. Bẻ lá đúng độ chín thuốc sấy mới vàng đẹp, hái non hoặc để quá chín sấy sẽ
ra màu xanh hoặc đen khơng bán được. Lá vừa chín có màu xanh trắng, rìa lá hơi
ửng vàng, gân lá chuyển qua màu trắng, lá hơi rủ xuống.
Phương pháp bẻ: Người bẻ đi giữa luống hai tay bẻ hai hàng, mỗi hàng bẻ một
bên, mỗi cây bẻ 3 - 4 lá, nắm vừa đủ nắm mỗi tay thì xếp dọc hai bên luống, cuống
lá quay xuống giữa mương. Bẻ hết luống quay lại ôm có thứ tự dồn vào đầu chỗ mát
chờ chuyển đi. Khi vận chuyển dùng dây mền, tấm bạt, bao tải bó thành từng bó
vừa đủ ơm, phải đảm bảo lá thuốc được xếp thứ tự đầu đuôi, xếp từng lớp một, lá
thuốc không bị gẫy, dập, kéo lê, phơi nắng. [20]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất
Cây thuốc lá có nguồn gốc Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng
4.000 năm. Từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên thế giới thuộc
Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi. Hiện nay thuốc lá chủ yếu được sử dụng
làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc lá sợi.


16

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá của một số nước trên thế giới
Sản lượng


Khu vực

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Thế giới

3.528.474

100

6.501.646

100

Châu Á

2.146.928

60,84

4.084.094

62,82

Châu Mĩ

669.529


18,98

1.481.923

22,79

Châu Phi

609.387

17,27

713.266

10,97

Châu Âu

100.975

2,86

219.243

3,37

Châu Đại Dương

1.655


0,05

3.120

0,05

(tấn)

Cơ cấu (%)

(Nguồn: FAO năm 2017)[21]
Qua bảng trên ta thấy được diện tích trồng thuốc lá trên thế giới khoảng 3,5
triệu ha đạt sản lượng hơn 6,5 triệu tấn thuốc lá cung cấp cho các công ty, nhà máy
chế biến thuốc lá. Trong đó Châu Á là khu vực có diện tích thuốc lá lớn nhất thế
giới trên 2,1 triệu ha chiếm tới 60,84% diện tích của cả thế giới. Châu Đại Dương là
khu vực có diện tích thuốc lá nhỏ nhất chỉ chiếm 0,05% (tương ứng 1655 ha).
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá trên thế giới
- Mỗi năm có trên nghìn tỷ điếu thuốc được bn bán trao đổi, thế giới “đốt”
hết trên 680 tỷ USD cho thuốc lá. Khoảng 5,500 tỷ điếu thuốc lá được sản xuất
hàng năm trên thế giới, được tiêu thụ bởi trên 1,1 tỷ người.[22]
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu thuốc lá ở Việt Nam
Sản xuất cây thuốc lá hiện đang là ngành nghề tạo ra công ăn việc làm cho
khoảng 200.000 nông dân tại các vùng trồng và hơn 2.000 lao động trong lĩnh vực
sản xuất và chế biến.
Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam có 5 đơn vị tham gia vào công tác đầu tư
trồng thuốc lá. Trong đó, khu vực phía Bắc có 2 đơn vị trực tiếp đầu tư tại các vùng:
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên; khu vực phía Nam có 3
đơn vị trực tiếp đầu tư tại các vùng: Tây Ninh, Long An, An Giang, Gia Lai, Đắc
Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Đồng Nai, Bà Rịa

- Vũng Tàu. Hàng năm, diện tích đầu tư trồng thuốc lá của Tổng công ty hơn 35.000


×