Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên từ góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 243 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

NGUYỄN PHƯỚC HIỀN

KHÔNG GIAN
VĂN HĨA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUN
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

NGUYỄN PHƯỚC HIỀN

KHÔNG GIAN
VĂN HĨA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUN
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền
Phản biện độc lập:


1. PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm
2. PGS. TS. Trần Thế Bảo
Phản biện:
Phản biện 1: PGS. TS. Trần Thế Bảo
Phản biện 2: TS. Buôn Krông Tuyết Nhung
Phản biện 3: PGS. TS. Phan Xuân Biên

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc
nhìn văn hóa học là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng có sự trùng lắp, sao
chép của bất kỳ đề tài luận án hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào của các tác
giả khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Phước Hiền

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 2
DẪN NHẬP ........................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 7

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 14
4. Khung lý thuyết, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu ............................ 15
5. Kết quả đóng góp của luận án ...................................................................................... 18
6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án ......................................................................... 20
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 22
1.1. Hệ thuật ngữ và khung lý thuyết ............................................................................... 22
1.1.1. Khái niệm “Cồng chiêng” và “Khơng gian văn hóa” ........................................ 22
1.1.2. Âm nhạc dân gian, văn hóa dân gian, văn hóa tộc người và hướng tiếp cận ..... 26
1.1.3. Văn hóa vùng, vùng văn hóa và hướng tiếp cận ................................................ 31
1.1.4. Di sản, bảo tồn di sản và hướng tiếp cận ........................................................... 35
1.2. Định vị khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên............................................. 40
1.2.1. Khu vực không gian ........................................................................................... 40
1.2.2. Các tộc người chủ thể ........................................................................................ 44
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên ......... 46
Tiểu kết ................................................................................................................................ 53
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG KHƠNG GIAN VĂN HĨA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUN55
2.1. Nhạc cụ cồng chiêng ................................................................................................. 55
2.1.1. Nguồn gốc, cấu tạo nhạc cụ cồng chiêng........................................................... 55
2.1.2. Phân loại và biên chế bộ cồng chiêng ................................................................ 58
2


2.1.3. Chế tác và chỉnh âm cồng chiêng ...................................................................... 64
2.1.4. Chức năng của nhạc cụ cồng chiêng .................................................................. 66
2.2. Nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng............................................................................. 69
2.2.1. Bài bản cồng chiêng ........................................................................................... 69
2.2.2. Tổ chức diễn tấu cồng chiêng ............................................................................ 75
2.2.3. Người biểu diễn và người thưởng thức cồng chiêng ......................................... 83
2.2.4. Không gian, thời gian biểu diễn cồng chiêng .................................................... 85
2.2.5. Chức năng của biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng.............................................. 90

2.3. Nghệ thuật cồng chiêng với các loại hình nghệ thuật khác của Tây Nguyên ........... 93
2.3.1. Cồng chiêng với các nhạc cụ khác ..................................................................... 93
2.3.2. Cồng chiêng với ca hát ...................................................................................... 95
2.3.3. Cồng chiêng với vũ điệu .................................................................................... 96
2.4. Nghệ thuật cồng chiêng với tín ngưỡng, phong tục, lễ hội của Tây Nguyên ........... 98
2.4.1. Cồng chiêng với tín ngưỡng .............................................................................. 98
2.4.2. Cồng chiêng trong các phong tục, nghi lễ, lễ hội cộng đồng ........................... 100
2.5. Cồng chiêng gắn kết với khơng gian văn hóa Tây Ngun .................................... 104
2.5.1. Cồng chiêng với văn hóa sinh thái Tây Nguyên .............................................. 104
2.5.2. Cồng chiêng với sinh hoạt văn hóa cộng đồng Tây Nguyên ........................... 105
Tiểu kết .............................................................................................................................. 114
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY KHÔNG
GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN....................................................... 116
3.1. Đặc điểm của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun ................................. 117
3.1.1. Tính nguyên hợp .............................................................................................. 117
3.1.2. Tính thống nhất và đa dạng.............................................................................. 119
3.1.3. Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun như một “di sản sống” ........... 122
3


3.2. Giá trị của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ...................................... 123
3.2.1. Giá trị nghệ thuật đặc thù mang tầm kiệt tác của nhân loại ............................. 123
3.2.2. Giá trị đặc trưng bản sắc văn hóa vùng, văn hóa tộc người ............................. 126
3.2.3. Giá trị cố kết cộng đồng ................................................................................... 129
3.2.4. Giá trị lịch sử và truyền thống ......................................................................... 131
3.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên..... 133
3.3.1. Những biến đổi của văn hóa cồng chiêng Tây Ngun ................................... 133
3.3.2. Cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên .................... 135
3.4. Phân tích SWOT đối với vấn đề bảo tồn, phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên.................................................................................................................... 137

3.4.1. Điểm mạnh (Strengths) và Điểm yếu (Weaknesses) ....................................... 137
3.4.2. Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) ............................................. 144
3.4.3. Ma trận SWOT................................................................................................. 148
3.5. Giải pháp bảo tồn, phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun .......... 149
3.5.1. Bảo tồn và phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun nhìn từ văn
hóa nhận thức ............................................................................................................. 150
3.5.2. Bảo tồn và phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun nhìn từ văn
hóa tổ chức ................................................................................................................. 156
3.5.3. Bảo tồn và phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun nhìn từ văn
hóa ứng xử ................................................................................................................. 162
Tiểu kết .............................................................................................................................. 166
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 173
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 192
Phụ lục 1: Danh mục sơ đồ, bảng, hình ảnh .................................................................. 192
Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn bảng hỏi ..................................................................... 195
4


Phụ lục 3: Bảng hỏi xây dựng box phỏng vấn ............................................................... 201
Phụ lục 4: Kết quả phân tích box phỏng vấn ................................................................. 208
Phụ lục 5: Cồng chiêng trong giáo dục nhân cách con người........................................ 217
Phụ lục 6: Cồng chiêng với ca hát ................................................................................. 221
Phụ lục 7: Hình ảnh minh họa ....................................................................................... 227

5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Tây Nguyên vốn là địa bàn cư trú lâu đời của hơn 20 tộc người tại chỗ trong
tổng số 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam, gồm có các tộc người
như: Bana, M’nông, Xơ đăng, K’ho, Giẻ triêng, Mạ… thuộc nhóm ngơn ngữ Nam
Á và Jrai, Êđê, Churu, Raglai… thuộc nhóm ngơn ngữ Nam Đảo. Những đặc điểm
địa lý và lịch sử của vùng đất Tây Nguyên đã sản sinh ra các giá trị văn hóa phong
phú và độc đáo cho người Tây Nguyên, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội
đến nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, nghệ thuật dân ca dân vũ.
Đặc biệt là nghệ thuật cồng chiêng và những sinh hoạt gắn liền với khơng gian văn
hóa cồng chiêng như nhà rông, nhà dài, nhà mồ, bến nước, rượu cần, cây nêu… đã
góp phần làm cho khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thêm phong phú, đa
dạng và giàu bản sắc.
Cồng chiêng là di sản văn hóa quý báu của cộng đồng các tộc người tại chỗ
Tây Nguyên. Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng
đồng, với các nghi lễ, lễ hội của các tộc người nơi đây thể hiện niềm tin, sức sống,
thế giới tinh thần và là bản sắc văn hóa của người Tây Nguyên. Các nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian (folklore), dân tộc học, sử học, âm nhạc,... đều khẳng định Tây
Nguyên có một vùng văn hóa cồng chiêng vô cùng đặc sắc. Sinh hoạt cồng chiêng
là một phần khơng thể thiếu trong khơng gian văn hóa của cộng đồng các tộc người
tại chỗ Tây Nguyên. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc trên, khơng gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản
phi vật thể của nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Những đặc trưng tiêu
biểu và độc đáo của vùng đất và con người Tây Nguyên hoàn toàn hội đủ điều kiện
và xứng đáng trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình (case study) về khơng gian
văn hóa cồng chiêng.
Trong những thập niên gần đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về khơng
gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun. Trên thực tế, khơng gian văn hóa cồng
6


chiêng Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp, mất dần bản sắc. Một số kết quả nghiên

cứu ít nhiều đề cập hoặc phần nào liên quan tới công tác bảo tồn khơng gian văn
hóa này hầu như đều chưa đạt được tính nhất qn trong một cái nhìn tổng quan, dù
những nghiên cứu trên là cơ sở dữ liệu vô cùng quý giá. Luận án này nghiên cứu
vấn đề không gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc nhìn văn hóa học, chủ
động liên kết các cách tiếp cận, các hướng nghiên cứu và sử dụng tối đa thành quả
nghiên cứu của người đi trước để phác họa một bức tranh tổng thể, khoa học về hệ
thống không gian và đặc điểm, giá trị của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun. Từ đó, cố gắng tìm ra giải pháp góp phần vào cơng tác bảo tồn, phát huy
khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Kết quả nghiên cứu khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun sẽ giúp
khái quát nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa khơng gian văn hóa
và bảo tồn, phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun. Trên đây là lý
do của việc lựa chọn đề tài luận án “Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun
từ góc nhìn văn hóa học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc nhìn văn hóa học” là
một đề tài nghiên cứu khơng quá mới mẻ nhưng khá rộng, phong phú và phức tạp.
Trong phạm vi tư liệu bao quát được, chúng tôi nhận thấy, ở lịch sử nghiên cứu đề
tài này và những vấ n đề có liên quan, nổi lên một số hướng tiếp cận sau: a) Về văn
hóa Tây Nguyên nói chung; b) Về cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Ngun; c)
Về khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun.
a. Về văn hóa Tây Ngun nói chung
Các cơng trình của các tác giả nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên thường
tập trung giới thiệu những khám phá các tộc người tại chỗ Tây Nguyên, về lịch sử
phát triển tộc người, văn hóa truyền thống Tây Nguyên và phát triển kinh tế xã hội
Tây Nguyên. Đầu tiên phải kể đến cơng trình của những nhà nho thời phong kiến
như Lê Q Đơn trong Phủ biên tạp lục (1776), Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến
7



chương loại chí (1819), Nguyễn Siêu trong Phương Đình dư địa chí (1882) hay
Quốc sử quán nhà Nguyễn trong Đại Nam nhất thống chí (1882). Trước và trong
thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858 - 1945) phải kể đến các học giả phương Tây
như Condominas, Guilleminet, Dourisboure... đã có những ghi chép và để lại một
số cơng bố có giá trị cho nghiên cứu về Tây Nguyên.
Trước 1975, công trình được đánh giá là cơ bản, tồn diện và tỉ mỉ về Tây
Nguyên cần kể đến Les jungles Mois (Rú Mọi) xuất bản năm 1912 do Henri Maitre
phụ trách. Cơng này trình gồm hai phần, phần đầu là nhật ký về hành trình xuyên
suốt Tây Nguyên, phần hai là tổng kết các khảo sát và dựng nên bức tranh khá tồn
diện về Tây Ngun.
Sau năm 1975 có cơng trình của Hà Văn Thư, Võ Văn Nhơn, Y Điêng
(1975-1976) về truyện cổ của các dân tộc Tây Nguyên. Trong những năm đầu thống
nhất đất nước (30/04/1975), các nghiên cứu sưu tầm của Đặng Nghiêm Vạn, Đặng
Văn Lung, Tăng Kim Ngân (trong các truyện dân gian các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên); Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum (Đặng Nghiêm Vạn, 1981) giới
thiệu khái quát về đời sống của các tộc người ở Gia Lai và Kon Tum; Dân ca Tây
Nguyên (Võ Quang Nhơn, 1986) giới thiệu những bài ca về cuộc sống, đất nước,
con người với nỗi niềm vượt qua những khó khăn, vất vả trong lao động và mơi
trường sống ở Tây Ngun; Văn hóa dân gian M’nơng (Ngơ Đức Thịnh, 1993); Văn
hóa dân gian Êđê (Sở VHTT Đắk Lắk, 1995); Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc
Thêm, 1996) tuy không nhiều nhưng đã có đề cập đến văn hóa của các tộc người tại
chỗ Tây Nguyên liên quan đến các khía cạnh như: quan hệ với môi trường tự nhiên,
cách tổ chức cộng đồng, sông nước, lúa và kỹ thuật trồng lúa, âm dương, ngơn ngữ,
tổ chức bộ máy...; Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Lưu Hùng, 1996) giới thiệu khái
quát về Tây Nguyên và cư dân Tây Nguyên, các lĩnh vực của văn hóa cổ truyền Tây
Nguyên như văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần đồng thời đưa ra
nhận định văn hóa cổ truyền Tây Nguyên trong thời cuộc mới; Văn hóa học đại
cương và cơ sở văn hóa Việt Nam (Tài liệu dùng để tham khảo giảng dạy và học tập
trong các trường đại học, Trần Quốc Vượng 1996) bên cạnh những khái niệm và
8



vấn đề chung về văn hóa, giao lưu văn hóa và văn hóa Đơng Nam Á, diễn trình lịch
sử văn hóa Việt Nam, đã đề cập đến phân vùng và tiểu vùng văn hóa Tây Nguyên
và nước ta; Văn hóa dân gian những thành tố (Lê Ngọc Canh 1999) bên cạnh việc
giới thiệu những lý luận, khái niệm cơ bản về thành tố văn hóa dân gian là những
khảo cứu, phác thảo diện mạo các thành tố văn hóa dân gian Việt Nam trong đó có
đề cập đến thành tố của văn hóa dân gian Tây Nguyên; Trung Trung bộ và Tây
Nguyên đặc sắc liên vùng văn hóa (Nhiều tác giả 1999) cung cấp những thông tin
về những đặc sắc của liên vùng văn hóa Trung Trung bộ và Tây Nguyên; Văn hóa
truyền thống các dân tộc Kon Tum (Đào Huy Quyền, Ngơ Binh 2003) giới thiệu
văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng của các tộc người tại chỗ tỉnh Kon
Tum; Tây Nguyên cuối thế kỷ XX - Vấn đề cư dân và nguồn nhân lực (Nguyễn Tuấn
Triết, 2003) đã có những giới thiệu khái quát về cư dân, tộc người tại chỗ ở Tây
Nguyên; Người Êđê một xã hội mẫu quyền (Anna de Hautecloque Howe 2004)
nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội của dân tộc Êđê một xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Ngun; Văn hóa vùng và phân vùng
văn hóa ở Việt Nam (Ngơ Đức Thịnh, 2004) bên cạnh các lý thuyết và khuynh
hướng nghiên cứu văn hóa đã phát thảo phân vùng và một số vùng văn hóa ở Việt
Nam, trong đó có vùng văn hóa, vùng thể loại Tây Nguyên; Văn hóa xã hội và con
người Tây Nguyên (Nguyễn Tấn Đắc, 2005) giới thiệu văn hóa truyền thống Tây
Nguyên, những điều cần làm để đưa Tây Nguyên vào con đường hòa nhập và phát
triển cùng với những nhận định và kiến nghị đối với văn hóa Tây Nguyên trong đó
có liên quan đến văn hóa cồng chiêng; Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng
ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến năm 1975, (Phan An, 2007) giới thiệu đại cương về
người Stiêng, những vấn đề về sở hữu đất đai, hoạt động kinh tế và sự phân hóa xã
hội của người Stiêng cùng hệ thống xã hội, tộc người của người Stiêng từ giữa thế
kỷ XIX đến năm 1975; Đất và Người Tây Nguyên (Nhiều tác giả, 2007) giới thiệu
bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà khảo cổ viết về Tây Nguyên; Nghi
lễ đời người Jrai huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (Nguyễn Xuân Phước, 2007) giới
thiệu hệ thống nghi lễ đời người Jrai cùng thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát
9



huy nghi lễ đời người; Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên (Ngô Đức Thịnh,
2007) giới thiệu những bài viết phác họa văn hóa Tây Nguyên, luật tục và quản lý
cộng đồng cùng sử thi Tây Nguyên hoặc của Rơmah Deh, Đinh Hồng Tiệp về
Những giá trị văn hóa dân gian, văn học dân gian Tây Nguyên (Hoàng Lâm, 2012);
Các vùng văn hóa Việt Nam, Văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên (Lý Tùng Hiếu,
2012 - Giáo trình nội bộ) đã đề cập và trình bày các khái niệm, lý thuyết về phân
vùng văn hóa ở Việt Nam, trong đó có vùng văn hóa Trường Sơn và Tây Ngun.
Ngồi ra cịn có một số luận án, luận văn viết về văn hóa Tây Ngun như:
Bn làng cổ truyền các tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên, Luận án Phó Tiến sĩ
Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Hà Nội (Lưu Anh
Hùng, 1992); Nhà ở và sinh hoạt trong nhà của người Êđê ở Việt Nam, Luận án Phó
Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, TP.
Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội (Nguyễn Thị Hòa, 1996); Đạo Tin Lành trong
đời sống tinh thần của dân làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
(Nguyễn Văn Lai, 2006); Biến đổi kinh tế xã hội và vấn đề nghèo đói của các dân
tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Lắk trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), nghiên cứu
trường hợp dân tộc Êđê và Jrai huyện Ea H’leo, Luận văn Thạc sỹ Dân tộc học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị
Thanh Vân, 2009)...
Nhìn chung, điểm mạnh về phương pháp nghiên cứu của các tác giả đối với
các cơng trình trên là điền dã, dân tộc học. Hầu hết các cơng trình nêu trên đã mơ tả,
tìm hiểu hoặc nghiên cứu văn hóa Tây Ngun từ các khía cạnh khác nhau của vấn
đề như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa tộc người, lịch sử phát triển tộc
người, phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
b. Về cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Việc nghiên cứu về cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể lấy
mốc từ khi nhà nghiên cứu người Pháp Condominas phát hiện ra đàn đá ở làng Ndut

10


Lieng Krak thuộc tỉnh Đắk Lắk vào năm 1949. Sau đó Jacques Dournes và các nhà
nghiên cứu của Pháp có nhiều chú ý hơn đến cồng chiêng trong các nghiên cứu của
mình về Tây Nguyên.
Khi nghiên cứu về Tây Nguyên, nhà nghiên cứu là người Pháp chỉ xem xét
cồng chiêng như là một mơn giải trí tập thể, một phong tục tấu nhạc với những
chiếc cồng có bướu (có núm) và cồng phẳng (khơng có núm) chứ chưa phải là
những nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc học hay văn hóa học.
Sau năm 1975, nhờ sự quan tâm đầu tư của các tỉnh Tây Nguyên, các chương
trình hợp tác nghiên cứu với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn
Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Viện Văn hoá Nghệ thuật (Bộ Văn hoá Thể thao
và Du lịch) và một số tổ chức quốc tế, đã thu hút nhiều người nghiên cứu văn hố
cồng chiêng.
Các cơng trình nghiên cứu cồng chiêng có thể kể đến như, Tơ Vũ (chủ biên)
trong Nghệ thuật cồng chiêng (Pleiku 1986); Nhạc khí dân tộc ở Gia Lai (Nxb Giáo
dục, 1993); Nhạc khí dân tộc Jrai, Bana (Nxb Trẻ, 1998) của Đào Huy Quyền; Âm
nhạc dân gian của người Stiêng ở Bình Phước (Sở VHTT Bình Phước, 2000); Vũ
Hồng Thịnh, Bùi Lẫm với Nghệ thuật cồng chiêng Stiêng (Nxb Tổng hợp Sông Bé,
1995); Tô Đông Hải với Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ người M’nông (Nxb
VHDT, 2003); Phùng Đăng Quang với Nhạc khí dân tộc Stiêng (Nxb Trẻ, 2003).
Lều Kim Thanh với Tiếng chiêng trong lễ hội Bana (Sở VHTT Gai Lai - Kon Tum,
1988).
Cũng mơ tả về văn hóa cồng chiêng thời kỳ này có thể kể thêm Âm nhạc dân
gian M’nông (Sở VHTT Đắk Nông, 2006); Âm nhạc cồng chiêng các dân tộc Bắc
Tây Nguyên và Nhạc khí các dân tộc ít người ở Nam Bộ Việt Nam (Viện VHNT
Việt Nam, 2009); Vũ Lân với Các nhạc cụ dân gian Êđê, M’nơng (Nxb VHDT,
2009).
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trên, đáng lưu ý là cơng trình Các nhạc

cụ gõ bằng đồng - những giá trị văn hóa (Kỷ yếu hội thảo quốc tế Giá trị văn hóa
11


của các nhạc cụ gõ bằng đồng của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam
Á, Nxb VHDT, 2006). Các tác giả đã có những báo cáo khoa học liên quan đến
nhạc cụ và văn hóa âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên như: Tô Ngọc Thanh trong
“Những nhạc cụ bằng đồng - di sản văn hóa chung của nhân dân vùng Đông Nam
Á” cho rằng, cồng chiêng là loại nhạc cụ bằng đồng phổ biến nhất ở Việt Nam và
chiêng cồng đã tràn vào mọi khía cạnh cuộc sống con người và của cộng đồng Tây
Nguyên. Jose S. Buenconsejo (người Philippines - Trường Đại học Hồng Kông) nêu
lên “tính châu Á” về âm nhạc của bộ gõ bằng đồng gồm các chiêng bằng (gangsa),
chùm chiêng (kulintang), chiêng núm treo (tagunggo) và chiêng nhỏ cầm tay cùng
với những nhận định về giá trị văn hóa các nhạc cụ cồng chiêng. Các báo cáo khoa
học “Cồng chiêng Tây Nguyên từ góc nhìn âm nhạc học” (Đặng Hồnh Loan);
“Cồng chiêng Tây Nguyên - thang âm và nghệ thuật diễn tấu” (Vũ Nhật Thăng);
“Cồng chiêng Tây Nguyên - Một số đặc điểm nghệ thuật cơ bản” (Bùi Trọng Hiền);
“Phải chăng cồng chiêng Tây Nguyên là hậu duệ lịch sử của đàn đá” (Hoàng
Hương) đều dành sự quan tâm đến âm nhạc học của cồng chiêng. Các tác giả này đã
đặt cồng chiêng Tây Nguyên trong bối cảnh văn hóa, văn hóa âm nhạc, âm nhạc học
để tìm ra những khác biệt và tương đồng khi so sánh âm nhạc cồng chiêng Tây
Nguyên với âm nhạc cồng chiêng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Những báo cáo về cồng chiêng như “Cồng chiêng Tây Ngun từ góc nhìn
âm nhạc học” (Đặng Hồnh Loan); “Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam”
(Nguyễn Thụy Loan); “Những khía cạnh tín ngưỡng của cồng chiêng và việc bảo
tồn âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên” (Phạm Nam Thanh); “Tổng quan về văn hóa
cồng chiêng và thực trạng văn hóa cồng chiêng trong đời sống các dân tộc tại chỗ
Lâm Đồng” (Trần Cảnh Đào); “Đôi nét về giá trị nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng”
(A Đôi); “Cồng chiêng trong đời sống tinh thần của dân làng M’nơng tỉnh Đắc
Nơng xưa và nay” (Tơ Đình Tuấn)… đã nêu lên giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật

cùng các số liệu thống kê đáng suy nghĩ về sự biến đổi văn hóa và xu hướng mai
một ngày càng tăng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên [Nhiều tác giả 2006].

12


Các cơng trình đã nêu trên chủ yếu giới thiệu các giá trị về nhạc cụ cồng
chiêng, về tình hình sử dụng và phát huy âm nhạc cồng chiêng của một số dân tộc ở
Tây Nguyên ở những góc độ khác nhau. Song, đa phần các tác giả thường nghiên
cứu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ cách tiếp cận đơn ngành hoặc đưa ra một
số định hướng giá trị ở dạng ghi chép, mô tả, giới thiệu về nghệ thuật biểu diễn
cồng chiêng.
c. Về khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun
Tơ Ngọc Thanh có cơng trình viết chung với Nguyễn Chí Bền về Khơng
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Nxb TG, 2006). Đặc biệt phải kể đến là hồ
sơ đệ trình UNESCO cơng nhận cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật
thể của thế giới. Trong đó đề cập đến khơng gian văn hóa cồng chiêng như là một
đặc trưng cho văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Việt Nam và văn hóa khu vực Đơng
Nam Á.
Các nghiên cứu trên có nói đến khơng gian văn hóa cồng chiêng là nơi sáng
tạo cồng chiêng, nơi biểu diễn cồng chiêng, nơi lưu truyền cồng chiêng và nơi sản
sinh ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các tộc người tại chỗ Tây
Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể
của nhân loại”.
Những cơng trình nêu trên đã nghiên cứu, trình bày các vấn đề cơ bản về
cồng chiêng Tây Nguyên cùng với việc đánh giá khoa học về cồng chiêng theo khía
cạnh về nguồn gốc, lịch sử ra đời cồng chiêng, phân loại hình thức cấu tạo cồng
chiêng về màu âm, tầng âm, thang âm. Nghiên cứu trình bày về kỹ thuật diễn tấu và
bài bản của từng loại cồng chiêng trong các nghi lễ nói lên vai trò của cồng chiêng
trong đời sống cộng đồng, cũng như nói về quan hệ của cồng chiêng với nhạc khí

khác của cư dân trong khu vực và vùng Đơng Nam Á…
Nhìn chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cồng chiêng và một số vấn
đề liên quan thể hiện công phu ở hầu hết các địa bàn khơng gian văn hóa Tây
Ngun. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu, có hệ thống về q
13


trình hình thành và phát triển; hệ thống khơng gian văn hóa cồng chiêng; đặc điểm,
giá trị và giải pháp bảo tồn khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun. Trong bối
cảnh ấy, luận án “Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc nhìn văn
hóa học” sẽ là những cố gắng đáp ứng địi hỏi từ góc nhìn văn hóa, góp phần bảo
tồn và phát huy khơng gian cồng chiêng ở Tây Ngun.
Tóm lại, chưa có những cơng trình chun sâu và có hệ thống nghiên cứu
khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc nhìn văn hóa học.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Từ góc nhìn văn hóa học, mục đích của luận án là nghiên cứu khơng gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như một hệ thống, làm rõ những nét đặc trưng về
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đồng thời làm nổi bật vị thế văn hóa của cồng
chiêng trong hệ thống văn hóa truyền thống và những biến đổi của khơng gian văn
hóa cồng chiêng Tây Ngun trong q trình hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay. Qua
đó, cung cấp các luận chứng có cơ sở khoa học, thực tiễn về đặc điểm, giá trị, điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và giải pháp bảo tồn không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Ngun cho cơng tác giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống trong cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay.
(2) Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là các thành tố trong cấu trúc
khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun, bao gồm văn hóa nhận thức - văn hóa
tổ chức và văn hóa ứng xử về cồng chiêng trong khơng gian văn hóa Tây Nguyên.
Nghiên cứu các thành tố trong hệ thống khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun vừa cho thấy tính đặc thù của văn hóa cồng chiêng, vừa phản ánh tính

khách quan cồng chiêng là nhạc cụ tiêu biểu, trụ cột trong khơng gian văn hóa Tây
Ngun. Bên cạnh đó, cồng chiêng Mường và một số khía cạnh có liên quan cũng là
đối tượng tham khảo để chúng tôi so sánh đối chiếu.
(3) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ và là loại hình sinh hoạt văn hóa phổ biến
không chỉ ở Tây Nguyên, người Khmer Nam Bộ, người Mường ở phía Bắc nước ta
14


mà cịn có ở nhiều quốc gia Đơng Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Myanmar… Nếu xét văn hóa cồng chiêng trong hệ tọa độ: Chủ
thể - Khơng gian - Thời gian cụ thể, cũng như tính chất, yêu cầu và đối tượng
nghiên cứu của luận án, chúng tôi tiến hành giới hạn phạm vi nghiên cứu theo
không gian, thời gian, chủ thể. Việc xác định rõ phạm vi như vậy nhằm phục vụ tốt
nhất cho việc nghiên cứu thực hiện luận án đề tài “Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Ngun từ góc nhìn văn hóa học”.
Về chủ thể, nghiên cứu tộc người Bana (Kon Tum), Jrai (Gia Lai), Êđê (Đắk
Lắk), M’nông (Đắk Nông) và K’ho (Lâm Đồng). Đây là các tộc người tại chỗ có số
dân tương đối đông so với các tộc người khác ở Tây Nguyên, cũng như năng lực
sáng tạo, lưu truyền văn hóa cồng chiêng của họ mang tính đặc trưng.
Về khơng gian, nghiên cứu không gian liên quan đến cồng chiêng, văn hóa
cồng chiêng Tây nguyên. Trong đó, tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh Tây Nguyên gồm
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng trong sự so sánh với cồng
chiêng Mường và cồng chiêng một số quốc gia Đông Nam Á.
Về thời gian, luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của cồng
chiêng Tây Nguyên, đặc biệt tập trung giai đoạn từ sau 1975 đến nay, có so sánh
với cồng chiêng Mường và các thời kỳ khác trong lịch sử hình thành, phát triển
cồng chiêng Tây Nguyên.
4. Khung lý thuyết, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
(1) Khung lý thuyết
Chúng tôi nghiên cứu khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc

độ văn hóa học và hướng tiếp cận liên ngành, vận dụng các lý thuyết nghiên cứu
văn hóa như chức năng luận (Functionism), cấu trúc luận (Structuralism), quá trình
luận (Processualism/Transactionalism), chủ nghĩa vật chất văn hóa (Cultural
materialism), “loại hình kinh tế - văn hóa” và “khu vực văn hóa - lịch sử” của dân
tộc học Xơ Viết để tìm hiểu vấn đề.

15


(2) Giả thuyết khoa học
Giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
a. Văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên có những đặc điểm riêng gắn liền với
địa lý, môi trường và bản sắc văn hóa của các tộc người tại chỗ Tây Ngun.
b. Q trình chuyển đổi từ nền nơng nghiệp truyền thống sang công nghiệp đô thị đã và đang đem đến những biến đổi của văn hóa cồng chiêng và đặt ra yêu
cầu cấp thiết cho việc bảo tồn, phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun.
c. Văn hóa cồng chiêng nói chung, khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên nói riêng, với tư cách một tiểu văn hóa (sub - culture), là một hệ thống bao
gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ. Muốn bảo tồn và phát huy hiệu quả khơng
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần chú ý đến tính hệ thống này.
(3) Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng hướng tiếp cận liên ngành và lý thuyết hệ thống để xem xét
các thành tố của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tìm ra các đặc điểm
và mối quan hệ giữa chúng.
Trong luận án, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu
thực trạng văn hóa cồng chiêng Tây Ngun hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tơi có
tham khảo kết quả, số liệu nghiên cứu của các tác giả khác về cồng chiêng Tây
Nguyên hoặc các vùng miền, quốc gia khác.
Ở kỹ thuật định tính, dựa trên bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn nhà nghiên
cứu, cán bộ công chức - viên chức ở 5 tỉnh Tây Nguyên và dân làng tại địa bàn một

số huyện của 5 tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông (Lâm Đồng);
Đắk Long (Đắk Nông); Lắk, Krông Buk, Krông Pắk (Đắk Lắk); Ayun Pa, Krông Pa
(Gia Lai); Sa Thầy, Kon Plong (Kon Tum), số lượng phỏng vấn thu về 128 mẫu.
Nội dung tìm hiểu trong các cuộc phỏng vấn xoay quanh các chủ đề sau đây:

16


(1) Sự hiểu biết các phương diện của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
(2) Thực tiễn về nhận thức, tổ chức và ứng xử của quần chúng, cán bộ các cấp cũng
như du khách đối với khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
(3) Các phương diện bảo tồn, phát huy khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun
Bên cạnh phỏng vấn bằng bảng hỏi, chúng tơi cịn phỏng vấn sâu trực tiếp
(được ghi âm, gỡ băng). Phần băng ghi âm chúng tơi đã gỡ có tổng lượng thời gian
trên 1.500 phút cho 24 phỏng vấn sâu trực tiếp, trung bình mỗi cuộc trò chuyện kéo
dài khoảng hơn 60 phút. Cùng với phỏng vấn sâu, chúng tôi tiến hành kết hợp thêm
các thao tác như quan sát, ghi nhận và phân tích một số hoạt động có liên quan đến
cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.
Kết quả thu được của phỏng vấn sâu và các thao tác nghiên cứu giúp đem lại những
tư liệu đa dạng và phong phú, đủ sức giúp cho chúng tôi thực hiện đề tài luận án.
Đối với bảng hỏi bán cấu trúc, chúng tôi xây dựng và xử lý bảng hỏi bằng ứng
dụng Google Drive. Do hạn chế vì khó khăn trong giao tiếp ngơn từ với đối tượng
khảo sát, kết quả từ những bảng hỏi này chỉ được sử dụng như thông tin tham khảo.
Phương pháp lịch sử cũng được chúng tôi áp dụng để đảm bảo tính khách
quan, chân thực cho những nhận xét, đánh giá quá trình chuyển đổi nhận thức, tổ
chức và ứng xử trong sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của các tộc người tại chỗ Tây
Nguyên qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử - đặc biệt chính sách của Nhà nước
liên quan đến văn hóa cồng chiêng từ sau năm 1975 đến nay.
Cuối cùng, phương pháp so sánh trong văn hóa học, cả so sánh lịch đại (trước

và sau năm 1975) và đồng đại (trường hợp cồng chiêng Tây Nguyên trong sự so
sánh với cồng chiêng Mường và cồng chiêng ở các quốc gia Đông Nam Á khác),
được ứng dụng nhằm làm rõ quá trình chuyển đổi nhận thức về văn hóa cồng chiêng
qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, các đặc điểm chung và đặc trưng riêng biệt của
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

17


Nguồn tư liệu phục vụ cho luận án khá phong phú, thuộc những lĩnh vực khác
nhau liên quan đến đề tài như dân tộc học, sử học, địa lý học, phong tục tập qn,
tín ngưỡng liên quan đến văn hóa cồng chiêng; các kỷ yếu hội thảo cồng chiêng; hồ
sơ cơng nhận di sản văn hóa cồng chiêng Tây Ngun… và một cơ sở dữ liệu về
phỏng vấn sâu, quan sát, ghi nhận, phân tích. Với cách thức, phương pháp nhận
diện, phân tích về văn hóa cồng chiêng Tây Ngun dựa trên hệ thống dữ liệu như
văn bản, những phát biểu quan điểm về văn hóa cồng chiêng, dân ca, dân vũ và văn
học viết (sử thi)...vv... chúng tơi có đủ nguồn tư liệu để thực hiện luận án.
5. Kết quả đóng góp của luận án
(1) Về phương diện khoa học
a. Luận án góp phần nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về khơng gian văn
hóa cồng chiêng Tây Ngun từ góc nhìn văn hóa học. Khi đặt trong hệ thống, do
các thành tố có quan hệ biện chứng, nên thơng qua việc nghiên cứu văn hóa tổ chức
hay văn hóa ứng xử của cồng chiêng là có thể nắm bắt được chiều sâu văn hóa nhận
thức, đã và đang chi phối công tác bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng
chiêng ở Tây Nguyên. Nói cách khác, tổ chức sinh hoạt cồng chiêng và văn hóa ứng
xử cồng chiêng là kết quả tất yếu, phản ánh nhận thức của các chủ thể trong những
bối cảnh lịch sử nhất định. Đến lượt mình, quá trình hoạt động văn hóa cồng chiêng,
kéo theo đó là những thay đổi về văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử trong khơng
gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun, sẽ tác động và địi hỏi những người tham gia
cơng tác bảo tồn cồng chiêng phải có sự đổi mới nhận thức, tư duy sao cho phù hợp

với yêu cầu thực tiễn khách quan.
b. Từ việc xem xét khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như một hệ
thống - một tiểu văn hóa (sub - culture) bao gồm năm thành tố: (1) Nhạc cụ cồng
chiêng; (2) Nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng; (3) Nghệ thuật cồng chiêng với các
loại hình nghệ thuật khác của Tây Nguyên; (4) Nghệ thuật cồng chiêng với tín
ngưỡng, phong tục, lễ hội của Tây Nguyên; (5) Cồng chiêng gắn kết với không gian

18


văn hóa Tây Nguyên, luận án bổ sung hướng tiếp cận khoa học cho việc nghiên cứu
những đặc điểm, giá trị riêng của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
c. Với cách nhìn hệ thống, luận án đưa ra những đánh giá, kết luận trong nhận
thức, tư duy về văn hóa cồng chiêng của dân làng Tây Nguyên, tạo cơ sở lý luận
cho những giải pháp bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng trên ba phương diện
văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử nói riêng, trong sự nghiệp
bảo tồn di sản phi vật thể như khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói
chung.
d. Bổ sung tri thức, phương pháp, lý luận cho hướng nghiên cứu khơng gian
văn hóa trong quan hệ với văn hóa cồng chiêng. Bởi lẽ văn hóa cồng chiêng nói
chung, văn hóa cồng chiêng trong khơng gian văn hóa Tây Nguyên nói riêng là một
đề tài gắn liền với thực tiễn cấp bách trong giải pháp bảo tồn đòi hỏi phải được tiếp
cận bằng phương pháp luận khoa ho ̣c.
(2) Về phương diện thực tiễn
a. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi cũng nỗ lực xem xét vấn đề từ
cách tiếp cận liên ngành, tiến hành khảo sát thực tế, phân tích SWOT để đánh giá
thực trạng hoạt động khơng gian văn hóa cồng chiêng tại địa bàn cư trú của các tộc
người Bana, Jrai, Êđê, M’nơng, K’ho… ở Tây Ngun, từ đó đưa ra những kết luận
mang tính khái quát cả về lý luận và thực tiễn. Đây là tính độc lập và mới tính của
cơng trình này.

b. Luận án góp phần làm rõ hơn thực chất khơng gian văn hóa cồng chiêng
Tây Ngun, nhấn mạnh vào những biến đổi, thực trạng bảo tồn, điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong vấn đề bảo tồn và phát huy khơng gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
c. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể trở thành tư liệu tham khảo, bổ sung
cơ sở thực tiễn cho q trình hoạch định chính sách, tìm kiếm giải pháp phù hợp
nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun.

19


6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án
Ngồi dẫn nhập, kết luận, luận án được chia làm ba chương:
Chương 1, Cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm hai nội dung chủ yếu là Cơ sở
lý luận với những khái niệm công cụ được áp dụng xuyên suốt luận án, và Cơ sở
thực tiễn là những nhận định khái quát về văn hóa cồng chiêng từ góc nhìn văn hóa
học, qua đó phản ánh bức tranh về định vị khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun qua các thời kỳ lịch sử.
Chương 2, Hệ thống không gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun, đối tượng
nghiên cứu chính ở chương 2 là xem cồng chiêng như một hệ thống, bao gồm: nhạc
cụ cồng chiêng; nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng; nghệ thuật cồng chiêng với các
loại hình nghệ thuật khác của Tây Nguyên; nghệ thuật cồng chiêng với tín ngưỡng,
phong tục, lễ hội của Tây Nguyên; cồng chiêng gắn kết với khơng gian văn hóa Tây
Ngun.
Chương 3, Đặc điểm, giá trị và vấn đề bảo tồn, phát huy khơng gian văn hóa
cồng chiêng Tây Ngun. Trong chương này, luận án chủ yếu nghiên cứu đặc điểm,
giá trị của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun. Đánh giá thực trạng khơng
gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun, từ đó phân tích SOWT, lý giải những
ngun nhân chiều sâu ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo tồn di sản cồng chiêng
Tây Nguyên hiện nay. Cung cấp thêm dữ liệu thực tiễn làm cơ sở cho việc đề ra giải

pháp bảo tồn trên ba phương diện văn hóa nhận thức, tổ chức và ứng xử nhằm góp
phần lưu truyền, phát huy hiệu quả khơng gian văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.
Phần tài liệu tham khảo gồm 224 tài liệu tham khảo (trong đó, tiếng Việt: 196;
tiếng Anh và tiếng Pháp: 10 và một số tài liệu Internet).
Phần phụ lục, gồm Phụ lục 1: Danh mục sơ đồ, bảng, hình ảnh; Phụ lục 2:
Danh sách phỏng vấn bảng hỏi; Phụ lục 3: Bảng hỏi xây dựng box phỏng vấn; Phụ
lục 4: Kết quả phân tích box phỏng vấn; Phụ lục 5: Cồng chiêng trong giáo dục
nhân cách con người; Phụ lục 6: Cồng chiêng với ca hát; Phụ lục 7: Hình ảnh minh
họa.
20


Trong tồn luận án có 2 sơ đồ, 5 bảng và 30 hình minh họa được đánh số riêng,
theo số thứ tự từ thấp đến cao.
Các thuật ngữ được dùng trong luận án hầu hết đều là thuật ngữ thuộc chuyên
ngành văn hóa học, một số vay mượn từ dân tộc học, âm nhạc học và văn học. Các
câu, đoạn trích quan trọng hoặc những nguồn tư liệu đọc thêm mở rộng, được chú
thích ở phần footnote. Phần dẫn nguồn, được trình bày theo đúng quy cách.

21


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Hệ thuật ngữ và khung lý thuyết
Phần này xác định hệ thuật ngữ và khung lý thuyết để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu chương hai và chương ba.
1.1.1. Khái niệm “Cồng chiêng” và “Khơng gian văn hóa”
Liên quan đến khái niệm “cồng chiêng”, từ điển Văn hóa dân gian có 3 định
nghĩa như sau:
(1) CHINH CHIÊNG - Tên gọi bộ chiêng, cồng nhạc cụ của người Ba Na

(Tây Nguyên). Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc cồng có núm
và 8 chiếc chiêng bằng khơng có núm. Chỉnh chiêng chỉ được phép dùng trong các
nghi lễ lớn, trọng thể của làng như lễ cúng trâu, bỏ mã, cúng bến nước, lên nhà mới,
cưới [Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ 2002: 82].
(2) CỒNG (cũng gọi: chiêng) - Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương
Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn hình lịng chảo, treo trên một cái giá gỗ, dùng
dùi của trống lớn để gõ. Cồng Tây Nguyên gồm 20 chiếc, đường kính 25 - 30 cm
trở lên đến hơn 1m, có thể tạo thành những âm điệu phong phú, độc đáo [Vũ Ngọc
Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ 2002: 96].
(3) CỒNG CHIÊNG - Loại nhạc khí gõ của dân làng dân tộc ít người trong
cả nước. Nhiều bn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng rất lớn (hàng ngàn
bộ). Cồng chiêng được sử dụng trong các hội lễ lớn nhỏ: cầu mưa, cúng trâu, đám
tang, bỏ mả. Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật dân gian:
nhảy múa, ca hát, tạo hình. Cồng chiêng khơng riêng gì ở Việt Nam mà có địa bàn
phân bố rất rộng trong cả vùng Đơng Nam Á. Cồng chiêng khơng chỉ có ở riêng
miền núi, những câu thành ngữ cổ cho thấy cồng chiêng đã xuất hiện trong nhân
dân từ những ngày lịch sử xa xôi: bà Triệu cưỡi voi đánh cồng. Những lễ hội ở sân
đình, ở đám rước có chiêng đi đơi với trống [Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo,
Nguyễn Vũ 2002: 96-97].
22


Định nghĩa thứ 3 cho chúng ta biết “cồng chiêng” là thuật ngữ chung, thuộc
loại nhạc khí gõ, ai là chủ thể và được sử dụng trong dịp nào. Như vậy, ở nước ta
cồng chiêng là loại nhạc cụ xuất hiện từ rất sớm và từng phổ biến ở người Việt,
người Mường và các tộc người thiểu số Tây Nguyên.
Người Việt phân biệt “cồng” là loại có núm và “chiêng” là loại khơng núm
và cồng chiêng ngày nay chỉ cịn lưu lại với tên gọi như: lệnh, thanh la, đồng la,
phèng la… được sử dụng không thành dàn thành bộ và phổ biến như các dân tộc
Tây Nguyên. Đối chiếu với cồng chiêng Mường, cho thấy rằng, cồng chiêng Mường

phần lớn là loại chiêng có núm, họ khơng dùng loại không núm cho dàn chiêng.
Mặc dù đôi khi và đôi nơi có dùng tên “cồng” nhưng tên gọi chủ yếu và phổ biến
vẫn là “chiêng” [Kiều Trung Sơn 2009: 17]. Phú Văn Hẳn (Viện KHXH Vùng Nam
Bộ) khi nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên cho rằng, cồng chiêng là tên gọi về
loại nhạc cụ bằng đồng của người Tây Nguyên khơng phải “cồng” và “chiêng” là
hai loại “có núm” hay “khơng có núm” như một số nhà nghiên cứu nói. Theo Phú
Văn Hẳn, “cồng” có gốc từ “gong” trong ngơn ngữ Nam Đảo, “chiêng” có gốc từ
“chiêng” hoặc “ciang” trong ngôn ngữ Nam Á.
Linh Nga Niek Dam, tộc người Êđê ở Đắk Lắk thì cho rằng, các tộc người tại
chỗ Tây Ngun khơng có khái niệm “cồng”. Những chiếc chiêng có núm (tạm gọi
là chiêng núm) được gọi là ching, chưng, hoặc goong. Những chiếc khơng có núm
(tạm gọi là chiêng bằng) có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tuỳ theo mỗi tộc
người (thí dụ như dàn ching knah của người Êđê, ching Arap của Jrai, chêng của
người Bana, Xơ đăng, chưng là cách gọi của người M’nông...) [Linh Nga Niek Dam
2009: 1-2]. Tộc người Stiêng ở Bình Phước gọi cồng chiêng là gôông ching để chỉ
hai loại cồng (gơơng) có núm và chiêng (ching) bằng khơng có núm [Bùi Thị Hoa
2009: 2]. Xét ở góc độ chữ Việt cổ, một số tộc người Tây Nguyên hay Mã Lai,
Inđônêsia, Philippine gọi Cồng là Goong cũng như dàn nhạc giao hưởng hiện nay
dùng là Tam tam hay Goong. Điều này phải chăng chữ Cồng của người Việt cổ,
người Mường ngày nay là từ cổ nhất của loại nhạc cụ này khi xét theo hướng lan
tỏa của cồng chiêng văn hóa Đơng Sơn biến thể thành Goong sang các tộc người
23


×