Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LOBPHALAK OUTHITPHANYA

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH CHAMPASAK CHDCND LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

TP. Hồ Chí Minh - 2017


Cơng trình đƣợc hồn thành tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí
Minh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: TS. Trịnh Thanh Sơn

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Phản biện 2: TS. Mai Hà Phƣơng

Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Phản biện 3: TS. Phạm Thị Xuân Thọ

Đại học Thủ Dầu Một

Luận án đã đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng họp tại trƣờng
Đại học Sƣ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi 8:00 giờ ngày 14 tháng 3 năm
2017



Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thƣ viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Thƣ viện Quốc gia


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LOBPHALAK OUTHITPHANYA

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH CHAMPASAK CHDCND LÀO

Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC
Mã số

: 62.31.05.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng
2. TS. Trịnh Thanh Sơn

TP. Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Kim Hồng và TS. Trịnh Thanh Sơn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong các
cơng trình khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

NGHIÊN CỨU SINH

OUTHITPANYA Lobphalak


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là

CCN

: Cụm công nghiệp

CDS

: Ủy ban phát triển bền vững của
Liên hiệp quốc

CHDCND

: Cộng hịa dân chủ nhân dân


CNH

: Cơng nghiệp hóa

CN-XD

: Cơng nghiệp - Xây dựng

FAO

: Tổ chức lƣơng thực thế giới

FDI

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐH

: Hiện đại hóa

IUCN


: Liên minh bảo tồn thế giới

KCN

: Khu công nghiệp

LHQ

: Liên hiệp quốc

NDCM

: Nhân dân Cách mạng

NGTK

: Niên giám thống kê

N-L -TS

: Nông - Lâm - Thủy sản

NXB

: Nhà xuất bản

PTBVKTXH

: Phát triển bền vững kinh tế xã hội


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTCP

: Tỉnh trƣởng Champasak

UBTƢĐ

: Ủy ban Trung ƣơng Đảng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.

Lí do chọn đề tài .....................................................................................1

2.

Lịch sử nghiên cứu..................................................................................2

2.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới .................................2
2.2. Nghiên cứu phát triển bền vững ở Việt Nam ......................................5
2.3. Nghiên cứu liên quan đến Phát triển bền vững ở CHDCND Lào .......9

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu ...............................................9
3.1. Mục tiêu ...............................................................................................9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................9
3.3. Giới hạn nghiên cứu ..........................................................................10
4.

Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................10
4.1 Các quan điểm nghiên cứu .................................................................10
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................12

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...............................................14
6. Cấu trúc luận án .......................................................................................14
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................15
Chƣơng 1 ..........................................................................................................15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................................15
1.1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................15
1.1.1 Một số khái niệm liên quan .............................................................15
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ......................................18
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững
...........................................................................................................................25
1.2 . Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào ........................29


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................35
Chƣơng 2 ..........................................................................................................36

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAK ..............................................................................36
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak 36
2.1.1.Vị trí địa lí .......................................................................................36
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.................................38
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ..................................................................43
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak..........................53
2.2.1. Hiện trạng phát triển ngành kinh tế tỉnh Champasak .....................53
2.2.2. Xã hội .............................................................................................78
2.3.

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak theo

hƣớng bền vững .....................................................................................................85
2.3.1. Về nguồn lực ................................................................................85
2.3.2. Về kinh tế .....................................................................................86
2.3.3. Về Xã hội .....................................................................................93
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................96
Chƣơng 3 ..........................................................................................................98
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH CHAMPASAK ĐẾN NĂM 2030 ..........................................................98
3.1. Định hƣớng phát triển............................................................................98
3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng ....................................................98
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak theo hƣớng
bền vững ..........................................................................................................104
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Champasak theo
hƣớng bền vững ...................................................................................................115
3.2.1. Nhóm giải pháp chung .................................................................115



3.2.2 Một số giải pháp cụ thể .................................................................120
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................129
1. Kết luận ..................................................................................................129
2.Kiến nghị .................................................................................................131
CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................134


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Bộ chỉ thị PTBV của Ủy ban Phát triển bền vững LHQ (UN CSD) ....... 19
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Lào thời kì 1996 - 2014 ......................... 29
Bảng 2.1. Sự biến đổi khí hậu của tỉnh Champasak năm 2006 - 2014 .................... 38
Bảng:2.2. Diện tích và dân số các đơn vị hành chính tỉnh Champasak 2014 .......... 47
Bảng 2.3. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Champasak (1995 - 2014) .............. 47
Bảng 2.4: Nguồn lao động tỉnh Champasak 1985 - 2014 ........................................ 50
Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Champasak 1996 – 2015................. 56
Bảng 2.6: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh Champasak
giai đoạn 2006 -2014 ................................................................................................ 59
Bảng 2.7: Diện tích gieo trồng các cây cơng nghiệp lâu năm của tỉnh Champasak
giai đoạn 2006 - 2014 .............................................................................................. 60
Bảng 2.8: GTSX và cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm của
tỉnh Champasak giai đoạn 2006 -2014 .................................................................... 61
Bảng 2.9: : GTSX và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của tỉnh Champasak
giai đoạn 2006 - 2014 ............................................................................................... 62
Bảng 2.10: Giá trị xuất khẩu và cơ cấu giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh
giai đoạn 2006- 2104 ................................................................................................ 63
Bảng 2.11: GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi theo trang trại của
tỉnh Champasak năm 2014 ...................................................................................... 65

Bảng 2.12: GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi gia súc tỉnh Champasak
giai đoạn 2006 - 2014 ............................................................................................... 66
Bảng 2.13: GTSX và cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành tỉnh Champasak
giai đoạn 2006 - 2014 .............................................................................................. 69
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Champasak


giai đoạn 2000 - 2014 ............................................................................................... 74
Bảng 2.15: Số hộ nghèo của tỉnh Champasak năm 2005-2014 ............................... 78
Bảng 2.16: Số cơ sở y tế, giƣờng bệnh và cán bộ y tế trên một vạn dân của
tỉnh Champasak thời kỳ 1996 – 2014 ...................................................................... 83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu diện tích rừng của tỉnh Champasak ......................................... 43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ gia tăng dân số của tỉnh Champasak ...................................... 48
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Champasak thời kỳ
1996 – 2015 .............................................................................................................. 56
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn lao động theo ngành kinh tế tỉnh Champasak .............. 76
Biểu đồ 2.5: Quá trình biến đổi số lƣợng học sinh ở tỉnh Champasak .................... 80


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Champasak ..................................................... 37
Bản đồ 2.2: Bản đồ nhân tố tự nhiên ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Champasak ............................................................................................................... 41
Bản đồ 2.3. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Champasak .......................... 55
Bản đồ 3.1. Bản đồ định hƣớng phát triển kinh tế tỉnh Champasak ....................... 110



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay cả thế giới đang trong q trình hội nhập và tồn cầu hóa mạnh mẽ,
nền kinh tế mỗi nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, đời sống con ngƣời
ngày một cải thiện và nâng cao. Nhƣng bên cạnh sự phát triển đó có nhiều vấn đề
cấp bách đặt ra nhƣ nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt do bị khai thác phục vụ
phát triển cũng nhƣ các mục đích khác của con ngƣời. Đồng thời kéo theo hệ quả là
hệ sinh thái đang dần bị phá hủy, chất lƣợng môi trƣờng xuống cấp đang đe dọa và
tác động lại chính cuộc sống của lồi ngƣời. Bởi đứng trên quan điểm xã hội học thì
con ngƣời là tổng hịa các mối quan hệ xã hội, kinh tế và tự nhiên. Do đó, con ngƣời
khơng thể vừa đứng ngồi xã hội hoặc tách rời khỏi môi trƣờng sống xung quanh.
Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để hạn chế rủi ro và sự cố trong quá trình phát
triển trở thành vấn đề ngày càng có ý nghĩa cấp bách hơn đối với thực tế phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong đó CHDCND Lào cũng khơng ngoại lệ.
Chính vì thế, u cầu đặt ra là phải phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng bền vững.
Thực tế CHDCND Lào tiến hành xây dựng đất nƣớc từ điểm xuất phát thấp,
nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự cung tự cấp. Về khoa học kỹ thuật cũng nhƣ
kết cấu hạ tầng chƣa phát triển, bên cạnh là năng suất lao động cịn thấp, thu nhập
bình qn trên đầu ngƣời cũng vào loại thấp. Nhƣng trong quá trình hội nhập, tỉnh
Champasak đang tận dụng thế mạnh của mình nhằm góp phần vào q trình phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, trong đó phải kể đến là nguồn tài nguyên thiên
nhiên hết sức đa dạng và phong phú.
Với mong muốn nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển bền vững kinh tế
xã hội và thực tiễn phát triển của CHDCND Lào nói chung, tỉnh Champasak nói
riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh
Champasak CHDCND Lào” nhằm vận dụng cơ sở lý luận về phát triển bền vững

vào quá trình nghiên cứu để đánh giá các tiềm năng, làm sáng tỏ thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền
vững về kinh tế và xã hội của tỉnh Champasak.


2

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới
Vấn đề phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội là một vấn đề đang ngày đƣợc
các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách quan
tâm. Thời gian qua đã có một số cơng trình của các nƣớc, các tổ chức nghiên cứu
vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trên thực tế, có nhiều cách tiếp cận để đề
ra chỉ tiêu cho sự phát triển bền vững.
Thaddeus C.Tryna, Kiều Gia Nhƣ dịch, Thế giới bền vững- Định nghĩa và trắc
lượng phát triển bền vững, Viện nghiên cứu chiến lược và Chính sách khoa họccơng nghệ. Cuốn sách do Liên minh Bảo tồn thế giới (INCN) tài trợ, nhằm làm rõ
những vấn đề về thế giới bền vững và xóa đi những mơ hồ xoay quanh những ý
tƣởng này. Các tác giả sử dụng các biện pháp khác nhau để tìm ra ý nghĩa và các
hàm ý của tính bền vững trong một khung cảnh quốc tế, từ đó trình bày những lí
luận cứ đa dạng và một loạt các triển vọng khác nhau. Phần lớn những bài đã đăng
trong cuốn sách đã đƣợc trình bày và thảo luận tại các cuộc hội thảo. Định nghĩa và
đo lƣờng khái niệm bền vững đƣợc bàn đến trong cuộc họp toàn thể của IUCN-Liên
minh Bảo tồn thế giới tổ chức ở Buenas Airres, Achentina tháng 1 năm 1954. Tài
liệu về một cách tiếp cận mới đối với việc đánh giá tiến bộ đạt đƣợc đối với sự bền
vững là kết quả công việc mà IUCN và các tổ chức khác cùng tiến hành nhằm tìm ra
những biện pháp có hiệu quả trong việc giám sát và đánh giá các chiến lƣợc phát
triển bền vững.
Trong tác phẩm này các tác giả đã chú trọng nhiều đến ý nghĩa và hàm ý của
tính bền vững, các triển vọng khác nhau nhằm đạt đến sự bền vững. Mặc dù có một
số chỉ tiêu để đo lƣờng tính bền vững nhƣ chỉ tiêu bền vững của châu Âu, chỉ tiêu

bền vững về mơi trƣờng... nhƣng các chỉ tiêu cịn mang tính chất chung chung, chƣa
có sự thống nhất trên tồn thế giới. Có lẽ các nhà nghiên cứu nên bàn bạc thảo luận,
nghiên cứu để đề ra một bộ chỉ tiêu chung. Nhƣ vậy kết quả đánh giá sẽ chính xác
và khách quan hơn [9].


3

Tanva Chittasangvon, “Sự phát triển bền vững, phân tích từ nhân tố tác động
của kinh tế - xã hội”, Báo cáo tại Hội thảo kinh tế cấp quốc gia lần thứ nhất, ngày
15-17 tháng 5 năm 2000. Tác giả nghiên cứu sự phát triển dƣới góc độ phân tích hai
nhân tố là nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội. Nhân tố kinh tế tập trung sản xuất
nhiều ngành nghề để giảm bớt sự tác động từ bên ngoài. Nhân tố xã hội chia thành
hai yếu tố quan trọng nhƣ yếu tố nông dân và yếu tố của nhà nƣớc. Nơng dân có thể
thành lập hợp tác xã, làng nghề, băng chuyền sản xuất nông nghiệp. Về yếu tố nhà
nƣớc: nhà nƣớc đƣa ra các chính sách hỗ trợ sản xuất và phát triển kinh tế. Qua đó
tác giả đã cho thấy rằng yếu tố kinh tế, xã hội hoặc bao gồm nơng dân, hợp tác xã
của tồn quốc nói chung là nhân tố quan trọng có thể quyết định đƣợc tới thắng lợi
hay thất bại trong quá trình thực hiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Bởi vì, đó
là các nhân tố tác động trực tiếp trong quá trình thực hiện phát triển bền vững kinh
tế xã hội [100].
Katrin Voegli “Tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát triển”, trƣờng hợp của
Hàn Quốc, Viện nghiên cứu kinh tế (IEW) tại Đại học Zurich, tháng 7 năm 2012.
Tác giả áp dụng một số lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế thông qua khoa học công
nghệ để phân tích q trình phát triển của Hàn Quốc. Theo mơ hình của Ace-moglu,
Aghion và Zilibotti, liên quan đến chiến lƣợc để bắt kịp mơi trƣờng chính trị và cơ
cấu của dàn xếp hợp đồng. Mặc dù có một số mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn,
tác giả đã thể hiện rõ sự minh bạch của mơi trƣờng chính trị về đặc trƣng của cơ cấu
tổ chức và thị trƣờng đƣợc minh họa độc đáo. Tuy nhiên tác giả cũng đã khẳng định
rằng là do môi trƣờng kinh tế chứ khơng phải là do quyền lực chính trị [106].

PGS.TS. Thanet Sivixaylamphan và Nongnhau Inthaxay, Báo cáo nghiên cứu
khoa học “Sự phát triển kinh tế của cộng đồng huyện Muong tỉnh Lamphu”, Khoa
kinh tế, Đại học Xiengmay Thái Lan, năm 2008. Tác giả đã tập trung nghiên cứu
vào lĩnh vực kinh tế - xã hội và dự án phát triển kinh tế trong địa bàn huyện Muong
tỉnh Lamphu. Bài nghiên cứu này đã phân tích các mặt tích cực, mặt tiêu cực và
những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
Phần lớn cộng đồng dân cƣ sống ở địa bàn này sống chủ yếu bằng nghề nơng
nghiệp và có nghề phụ khác nhau tùy theo địa hình thuận lợi của các địa phƣơng và


4

tay nghề truyền thống của mình, ngồi ra cịn có ngành du lịch. Yếu tố thuận lợi là
địa bàn này có cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là ngành giao thông vận tải thuận lợi cho
việc vận chuyển hàng hóa, cộng đồng dân cƣ này có sản phẩm của riêng mình
khơng giống trong các cộng đồng khác, trong cộng đồng có tổ chức rất tốt và có sự
giúp đỡ lẫn nhau. Nhƣng bên cạnh đó, cộng đồng có thói quen sử dụng đất rộng rãi
và khơng có giấy tờ đăng ký diện tích đất theo pháp luật nên gây khó khăn cho
chính quyền trong việc quản lý đất đai và còn thiếu nƣớc sản xuất vào mùa hè
[107].
Năm 1992: Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc tại
Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất các nguyên tắc
cơ bản và phát động chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên
Chƣơng trình Nghị sự 21 vào năm 2002, Hội nghị thượng định thế giới về phát
triển bền vững: tại Johannesburg Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại
những việc đã 10 năm qua theo phƣơng hƣớng mà tun ngơn Rio và Chƣơng trình
Nghị sự 21 vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu đƣợc ƣu tiên [83].
Ngày 25∕9∕2015, Hội nghị Thƣợng định phát triển bền vững của Liên hiệp
quốc đã đƣợc khai mạc tại trụ sở chính của Liên hiệp quốc ở NewYork, Với sự
tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tƣớng chính phủ, các bộ trƣởng, trƣởng

đồn đại biểu 193 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc. Ngồi ra, cịn có đơng đảo
các đại biểu của giới khoa học, tài chính, doanh nghiệp, các nhà hoạt động môi
trƣờng và báo giới. Sau khi lắng nghe bài biểu diễn văn của Giáo hồng Francis, các
đại biểu đã chính thức thơng qua Chương trình nghị sự Phát triển bền vững toàn
cầu đến năm 2030, bao gồm 17 mục tiêu đầy táo bạo nhằm đạt đƣợc ba thành tựu
“phi thƣờng”, đó là chấm dứt đói nghèo, đấu tranh với tình trạng bất bình đẳng và
vơ luật pháp, giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu [103].
Chƣơng trình đề ra những mốc thời gian cụ thể nhƣ 800 tuần để chấm dứt
hồn tồn tình trạng đói nghèo cùng cực ở tất cả mọi nơi trên trái đất; 800 tuần để
giúp 800 triệu ngƣời thốt khỏi nghèo đói. Trong vịng 15 năm tới, các chính phủ và
tổ chức sẽ tăng gấp đơi những nỗ lực phát triển để xây dựng tƣơng lai tốt đẹp hơn


5

cho mọi ngƣời dân trên hành tinh tất cả các quốc gia đƣợc sống trong mơi trƣờng
hợp tác hịa bình và thịnh vƣợng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thƣ kí Bankimoon nói “Chƣơng trình nghị
sự Phát triển bền vững là lời hứa của các nhà lảnh đạo tới mọi ngƣời dân trên thế
giới rằng tất cả các quốc gia sẽ cùng chung tay gây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Đó là một chƣơng trình nghị sự vì nhân dân, để chấm dứt mọi hình thức đói nghèo.
Đó là một Chƣơng trình nghị sự vì sự chia sẻ thịnh vƣợng, hịa bình và hợp tác,
cùng hành động để chống khí hậu, chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới và tôn
trọng nhân quyền của tất cả mọi ngƣời. Trên hết, đó là cam kết rằng khơng có ai bị
tụt lại đằng sau” [96].
2.2. Nghiên cứu phát triển bền vững ở Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến vào khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỷ 20, mặc dù xuất hiện khá muộn nhƣng nó
lại sớm đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ. Đã có hàng loạt cơng trình nghiên cứu liên
quan mà đầu tiên phải kể đến là cơng trình do giới nghiên cứu môi trƣờng tiến hành

nhƣ

“Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của trung tâm Tài nguyên và Mơi

trƣờng, Đại học tổng hợp Hà Nội. Cơng trình này đã tiếp thu và mở rộng khái niệm
phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland nhƣ một tiến trình địi hỏi đồng thời
trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về
mặt mơi trƣờng, bền vững về mặt kỹ thuật. Ngồi ra, chủ đề này cũng đƣợc bàn
luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với các cơng trình nhƣ: “Đổi mới chính sách
xã hội - Luận cứ và giải pháp” (1997) của Phạm Xn Nam. Trong cơng trình này
tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã
hội, phát triển kinh tế, bảo vệ mơi trƣờng, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ và
cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu
này có một điểm chung là thao tác hóa khái niệm phát triển bền vững theo
Brundtland. Tuy nhiên cần nói thêm rằng những thao tác này cịn mang tính chất
liệt kê. Đối với cấp độ địa phƣơng, vùng miền hay các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội vẫn chƣa đƣợc làm rõ.


6

Theo từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Nguyễn Kim Thân, trung tâm
khoa học và nhân văn quốc gia cho rằng “phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho
biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp”. Còn Ivan Illich coi “sự phát triển” là hiện đại hóa sự nghèo khổ” và mất đi về
cơ bản khả năng để mọi ngƣời xác định và đáp ứng những nhu cầu riêng của mình.
Đối với nhà kinh tế học kiêm nhà lập kế hoạch Gustavo Esteva (1992) ở Mêhicơ thì
sự phát triển là: “ Một từ bắt buộc phải gánh vác và bị kết tội hủy diệt… Từ thi hài
không đƣợc chôn cất của sự phát triển, tất cả các loài sâu chuột bắt đầu lan ra… Sự
phát triển đã bị tan biến. Đã đến lúc phải khôi phục sự thanh bình. Cần thiết gì đến

đơi nạng hay những thứ gì đó tƣơng tự của khoa học khi có thể tự mình đi đƣợc
bằng tự đơi chân của mình, đi theo con đƣờng riêng của mình để ƣớc mơ những ƣớc
mơ của mình. Những phát triển mà vay mƣợn thì khơng phải phát triển” [79, tr 6;
22-23 ].
Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam (Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Chiến
lƣợc Bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020,
Chiến lƣợc tồn diện về tăng trƣởng và xố đói giảm nghèo. Trong Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) đã đƣa ra ba nhóm chỉ tiêu về kinh tế, về
xã hội và về môi trƣờng, phản ánh đầy đủ ba mặt của phát triển bền vững. Từ năm
2007, Chính phủ cũng đã quyết định dành tối thiểu 1% tổng chi ngân sách cho sự
nghiệp mơi trƣờng. Trong mục lục thống kê hàng năm, ngồi các lĩnh vực kinh tế và
xã hội, hiện nay đã bổ sung thêm bộ các chỉ số về môi trƣờng. Có 19 nhóm lĩnh vực
cần ƣu tiên nhằm phát triển bền vững đƣợc đặt ra trong Chƣơng trình Nghị sự 21
của Việt Nam, trong đó 5 nhóm lĩnh vực kinh tế, 5 nhóm lĩnh vực xã hội và có tới 9
nhóm lĩnh vực tài ngun thiên nhiên và mơi trƣờng. Những chính sách, pháp luật
nêu trên là những tiền đề quan trọng, là kim chỉ nam để thực hiện phát triển bền
vững của Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Quan điểm của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển bền vững đã đƣợc kết tinh và phản ánh đầy đủ
nhất trong Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam [74]: “Mục tiêu tổng quát của
phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và


7

văn hố, sự bình đẳng của các cơng dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà
giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà
được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.
Nguyễn Văn Thành với cuốn sách Phát triển: điều kì diệu và bí ẩn, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2010. Cuốn sách đƣợc hình thành trên cơ sở tuyển chọn

các cơng trình nghiên cứu về phát triển của các tác giả đã đƣợc cơng bố trên các tạp
chí cũng nhƣ tham luận tại các hội thảo khoa học. Với nội dung đƣợc đề cập đến
vừa mang tính lí luận cũng nhƣ thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam. Đó là các vấn đề nhƣ chiến lƣợc phát triển, chủ thuyết phát triển, tƣ duy
chiến lƣợc, mơ hình phát triển,… Ngồi ra, các tác giả còn đề cập đến một số định
hƣớng phát triển cụ thể của đất nƣớc nhƣ phát triển đội ngũ tri thức, phát triển kinh
tế nông thôn,... Tuy nhiên các tác giả chƣa đề cập nhiều đến yếu tố mơi trƣờng trong
việc phát triển bền vững với q trình phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với
việc bảo vệ môi trƣờng.
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ “Phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi
trường vùng Tây Nguyên trong tình hình mới”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
năm 2006, [71]. Trong nội dung nghiên cứu, tác giả đã tổng quan về cơ sở lý luận
về phát triển kinh tế và môi trƣờng để vận dụng vào vùng Tây Nguyên; Phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển kinh Tây Nguyên và tác động của nó đến mơi trƣờng
tồn vùng, nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại trong quá trình phát triển
kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cho phát triển nhanh nền kinh tế
và bảo vệ môi trƣờng. Tác giả đã cho ngƣời đọc nhận thức đƣợc rằng trong quá
trình phát triển kinh tế phải đi liền với việc bảo vệ môi trƣờng. Nhƣng các vấn đề về
xã hội nhƣ chất lƣợng cuộc sống, y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội,… lại ít đƣợc đề
cập đến vì tác giả tập trung nghiên cứu về kinh tế và các chính sách bảo vệ mơi
trƣờng.
TS. Bùi Đức Hùng (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về phát triển bền
vững vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2012. Cuốn
sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ, cơ quan quản lý là Viện Khoa học Xã


8

hội Việt Nam, do Viện phát triển bền vững vùng Trung Bộ chủ trì thực hiện. Nội
dung cuốn sách đã nêu lên một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển bền vững

cấp vùng trong q trình đơ thị hóa, đồng thời cịn trình bày về thực trạng phát triển
bền vững duyên hải Nam Trung Bộ, các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển bền vững
của vùng. Từ phân tích SWOT vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong quá trình phát
triển, ngƣời viết đã đƣa ra nhận định đúng đắn về tiềm năng lợi thế, điểm mạnh
điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và nguy cơ của vùng. Từ đó tác giả đã đề xuất định
hƣớng, giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong
giai đoạn 2011- 2020.
TS. Đào Hoàng Tuấn, “Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm của thế giới”, NXB Khoa học xã hội năm 2008. Cuốn sách
đƣợc hình thành trên cơ sở là kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ. Trong đó đã nêu ra
những vấn đề về cơ sở lý luận của phát triển đô thị bền vững, với các nguyên tắc
chung và các tiêu chí của châu Âu. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm của
một số nƣớc về phát triển đô thị bền vững nhƣ Singapo, Indonexia, Peru,… Ở
chƣơng III tác giả đã đƣa ra định hƣớng quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị Việt
Nam đến năm 2020.
Lê Huy Bá (chủ biên), Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long “Tài nguyên môi trường
và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006. Cuốn sách gồm
13 chƣơng, trong đó đã khái quát về tài nguyên và môi trƣờng; sự phát triển bền
vững, vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam và các khái niệm về phát triển bền
vững của thế giới. Từ đó đã đề ra chính sách kinh tế, bảo vệ mơi trƣờng và phát
triển bền vững. Theo tác giả “ Phát triển kinh tế bền vững, một chiến lƣợc phù hợp
với tiêu chuẩn hiện tại mà không phá hủy tiềm năng của thế hệ tƣơng lai, là nền
tảng để xây dựng một hệ thống kinh tế thế giới bền vững. Những kế hoạch nhƣ vậy
phải có phƣơng pháp sử dụng cơng nghệ thích hợp, sử dụng nguồn tài nguyên địa
phƣơng, nhu cầu địa phƣơng và các điều kiện địa phƣơng”.
Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi “Phát triển bền vững ở Việt Nam.
Thành tựu cơ hội, thách thức và triển vọng”, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, năm


9


2007. Tác giả đã tập trung phân tích những tiềm năng để phát triển kinh tế, thành
tựu phát triển kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đánh giá thời cơ phát triển cũng nhƣ nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Từ đó tác giả đề ra
một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nền kinh tế đi đến kết luận “Tƣơng lai
thuộc về chúng ta tự quyết định”.
2.3. Nghiên cứu liên quan đến Phát triển bền vững ở CHDCND Lào
Ở CHDCND Lào, khái niệm “phát triển bền vững” vẫn còn là một khái niệm
mới. Tiến hành xây dựng và thao tác hóa khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất
nƣớc, với bối cảnh thế giới hiện nay sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Các nghiên cứu
khoa học mơi trƣờng, khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học
và luật học hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho việc hồn thiện hệ thống quan điểm
lý luận về phát triển bền vững của đất nƣớc trong những thập niên sắp tới.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững kinh tế - xã
hội (PTBVKTXH ) để làm căn cứ khoa học cho việc đánh giá tiềm năng, phân tích
thực trạng PTBVKTXH cũng nhƣ định hƣớng và giải pháp PTBVKTXH tỉnh
Champasak dƣới góc độ địa lí học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiến về phát triển và phát triển bền vững;
và vận dụng nghiên cứu vào tỉnh Champasak
- Khái quát về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Champasak
- Phân tích thực trạng phát triển KTXH ở Champasak giai đoạn 2005 – 2014
dƣới góc độ địa lí học.
- Đánh giá phát triển bền vững về kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 – 2014 ở tỉnh
Champasak.



10

- Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm tạo sự cân đối bền vững về kinh tế xã hội và môi trƣờng ở tỉnh Champasak đến năm 2020 và tầm nghìn đến năm 2030.
3.3. Giới hạn nghiên cứu

3.3.1. Về nội dung:
- Đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội
- Đề tài giới hạn nghiên cứu phát triển kinh tế theo ngành; phát triển xã hội.
+ Về phát triển kinh tế theo ngành, tập trung phân tích theo 3 nhóm ngành
(Nơng – Lâm – Thủy Sản; Công nghiệp – Xây dựng; Du lịch), trong đó đi sâu vào 1
ngành thế mạnh là nơng nghiệp (của nhóm ngành Nơng – Lâm – Thủy Sản); cơng
nghiệp (của nhóm ngành Cơng nghiệp – Xây dựng) và thƣơng mại, du lịch (của
nhóm ngành Dịch vụ).
+ Về phát triển xã hội, đề tài tập trung nghiên 1 số khía cạnh liên quan đến
giáo dục và y tế.

3.3.2. Về phạm vi lãnh thổ:
Luận án nghiên cứu trên địa bàn tồn tỉnh theo ranh giới hành chính hiện
nay (gồm 10 huyện thị).

3.3.3. Về thời gian:
Luận án nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak
giai đoạn từ năm 2005 – 2014, định hƣớng đến năm 2020 và tầm nghìn 2030.

4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Các quan điểm nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm hệ thống
Sự phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế xã hội. Sự thay đổi về quy mô các ngành kinh tế có thể chịu ảnh hƣởng tự phát của

kinh tế - xã hội và ngƣợc lại. Vì vậy, phải coi sự phát triển nhƣ là một hệ thống kinh
tế - xã hội hồn chỉnh, ln vận động và phát triển không ngừng.


11

4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững của tỉnh không
thể tách rời vấn đề chung về tài nguyên, nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển
kinh tế của các tỉnh lân cận phía Nam và của cả nƣớc. Vì vậy việc phát triển bền
vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh Champasak không chỉ liên quan trong phạm vi
tỉnh mà cịn có mối liên hệ với những tỉnh, vùng và những khu vực khác.

4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích
của con ngƣời và sự phát triển kinh tế - xã hội từ trong quá khứ đã ảnh hƣởng rất
lớn đến môi trƣờng sống, đến quy mô, đặc điểm của sự phát triển kinh tế - xã hội
hiện tại và trong tƣơng lai. Vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển của các ngành
kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tƣơng lai
sẽ làm rõ đƣợc bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo đƣợc tính
logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.

4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tƣơng đối mới, ra đời trên cơ sở
đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh, phản ánh xu thế phát
triển của thời đại và xu hƣớng cho tƣơng lai của nhân loại. Đối với việc nghiên cứu
địa lí kinh tế - xã hội, phát triển bền vững có thể đƣợc coi vừa là quan điểm, vừa là
mục tiêu nghiên cứu.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo về sự
bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ

tăng trƣởng, hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế. Dƣới góc độ xã hội, phải chú
trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn di sản văn hóa dân
tộc. Cịn về phƣơng diện mơi trƣờng là giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ vệ tài
nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trƣờng [72, tr 15].
4.1.5. Quan điểm hiệu quả kinh tế


12

Trong quá trình nghiên cứu kinh tế - xã hội, việc phân tích tình trạng sử dụng
nguồn lao động, tài lực đúng ngành nghề là rất quan trọng để đảm bảo chất lƣợng
hiệu quả kinh tế trong các khâu sản xuất và việc sử dụng nguồn vốn, vật lực đúng
theo các mục tiêu là rất cần thiết. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để
đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn chúng ta cần phải thực hiện theo 3 quan điểm
hiệu quả kinh tế nhƣ:
Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt đƣợc và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn,…) để đạt
đƣợc kết quả đó.
Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc đo bằng hiệu số giữa giá trị
sản xuất đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí
Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí
và kết quả sản xuất [100].
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Đây là phƣơng pháp đặc trƣng trong việc nghiên cứu khoa học, việc thu
thập số liệu và tài liệu liên quan là rất cần thiết để có đủ cơ sở phân tích so sánh và
đánh giá trong q trình nghiên cứu kinh tế xã hội. Từ đó rút ra đƣợc những nội
dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất đáp ứng đƣợc nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã
đặt ra [99].

Các nguồn tài liệu cần thu thập tƣơng đối đa dạng, phong phú bao gồm
các tài liệu đã đƣợc xuất bản, tài liệu của các cơ quan lƣu trữ, các chƣơng trình, đề
tài nghiên cứu hoặc theo những vấn đề nghiên cứu riêng cũng nhƣ các tài liệu trên
mạng Internet.
4.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh một cách nhuần nhuyễn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Sau khi thu


13

thập tài liệu, các số liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Champasak từ nhiều nguồn khác
nhau có độ chệnh lệch nhất định. Thông qua các phƣơng pháp này, nguồn số liệu đã
đƣợc xử lý sao cho phù hợp với thực tế khách quan. Tiếp theo, tài liệu đƣợc phân
tích, tổng hợp, đối chiếu để từng bƣớc biến chúng thành cơ sở cho những nhận định
hoặc kết luận khoa học của cơng trình nghiên cứu.
Ngồi ra, việc so sánh các đối tƣợng nghiên cứu theo thời gian và
không gian, sẽ thấy đƣợc bản chất của các đối tƣợng. Từ đó, ngƣời nghiên cứu có
cơ sở để phát hiện tìm ra tính quy luật chung của q trình phát triển.
4.2.3. Phƣơng pháp thống kê
Các tài liệu thống kê có tính pháp lý đƣợc khai thác một cách triệt để phục
vụ cho công tác nghiên cứu. Số liệu đƣợc tổng hợp, thu thập và xử lí trên cơ sở dữ
liệu và kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê kinh tế - xã hội
của Tổng cục thống kê cũng nhƣ của phòng thống kê tỉnh Champasak.
Tác giả cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu
thống kê về dân số, kinh tế xã hội của các vùng và cả nƣớc để phân tích, so sánh khi
cần làm sáng tỏ sự khác biệt giữa Champasak so với cả nƣớc hoặc vùng lân cận.
4.2.4. Phƣơng pháp bản đồ
Đây là phƣơng pháp đặc trƣng của khoa học địa lý. Đối với địa lý kinh tế
- xã hội, ý nghĩa to lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu

nhƣ đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng theo các ngành kinh tế, theo tiểu
vùng cũng nhƣ đề xuất các định hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
Ngoài ra,việc sử dùng phƣơng pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu
đƣợc cụ thể, trực quan hơn. Các bản đồ trong luận án đƣợc thành lập bằng phần
mềm MapInfo dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý.
4.2.5. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Đây là phƣơng pháp truyền thống đặc trƣng của địa lý kinh tế - xã hội. Sử
dụng phƣơng pháp này giúp cho ngƣời nghiên cứu tránh đƣợc những kết luật, quyết
định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Phƣơng pháp giúp đánh giá xác định


×