Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân và nguồn ảnh hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân ở các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau tại tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VŨ XUÂN ĐÁN

ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM BỤI CÁ NHÂN VÀ NGUỒN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƠI NHIỄM BỤI CÁ NHÂN Ở CÁC
NHÓM DÂN CƯ CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHÁC NHAU TẠI TPHCM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH MÔI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VŨ XUÂN ĐÁN

ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM BỤI CÁ NHÂN VÀ NGUỒN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHƠI NHIỄM BỤI CÁ NHÂN Ở CÁC NHÓM DÂN CƯ CÓ
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÁC NHAU TẠI TPHCM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62 85 0105

Phản biện 1: PGS. TS. HỒ QUỐC BẰNG
Phản biện 2: TS. DƯƠNG HỮU HUY
Phản biện 3: TS. NGUYỄN TRI QUANG HƯNG
Phản biện độc lập 1: PGS. TS. HỒ QUỐC BẰNG
Phản biện độc lập 2: TS. NGUYỄN NHẬT HUY



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS TRƯƠNG THANH CẢNH
2. PGS. TS ĐỖ VĂN DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định phơi nhiễm bụi cá nhân và những nguồn ảnh
hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân của các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế - xã hội
(KT-XH) khác nhau tại TPHCM. Nghiên cứu đánh giá nguy cơ mắc các chứng bệnh liên
quan đến hô hấp do tiếp xúc ô nhiễm khơng khí của các nhóm đối tượng có điều kiện KTXH khác nhau tại TPHCM bằng phương pháp điều tra dịch tễ 1.000 hộ, gồm 1.164 trẻ em
và 5.259 người lớn với nội dung điều tra về mức chi tiêu, nhận thức về môi trường, điều
kiện nhà ở, sinh hoạt và các triệu chứng bệnh hơ hấp. Bên cạnh đó, phơi nhiễm bụi cá
nhân PM2.5 và PM10 của 2 nhóm có điều kiện KT-XH thấp và nhóm có điều kiện KT-XH
cao (32 hộ/ nhóm) được lấy bằng thiết bị lấy mẫu bụi cá nhân PEM (Personal
Environmental Monitor, SKC) trong 24h. Phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân của 2 nhóm đối
tượng (80 mẫu, 40 mẫu/ nhóm) được phân tích ngun tố bằng phương pháp phân tích
kích hoạt neutron (INAA) tại Viện Hạt nhân Đà Lạt và sử dụng phương pháp EPA PMF
5.0 để xác định nguồn gốc phát sinh bụi.
So sánh giữa 5 nhóm đối tượng (200 hộ/ nhóm, được phân chia theo mức chi tiêu) bằng
kiểm định Chi bình phương kết quả cho thấy nhóm có điều kiện KT-XH thấp phải sinh
sống trong các căn nhà có nguy cơ phát sinh bụi cao hơn nhóm có điều kiện KT-XH cao
như nhà chưa kiên cố, sàn nhà chưa hoàn chỉnh, số lượng phịng ít, khơng có bếp riêng,
điều kiện thơng gió kém, mật độ người trong hộ cao, tỉ lệ người hút thuốc cao, thường
xuyên đốt nhang thờ cúng và nhang muỗi. Đồng thời, nhóm có điều kiện KT-XH thấp
cũng ít có khả năng nhận ra những nguồn ơ nhiễm chính để có biện pháp phịng tránh. Vì

những yếu tố nguy cơ trên nên trẻ em trong gia đình có điều kiện KT-XH thấp có nguy
cơ bị mắc các chứng bệnh hô hấp như sổ mũi, ho, viêm phế quản, viêm tai giữa cao hơn
trẻ em trong gia đình có điều kiện KT-XH cao. Tương tự, người lớn trong gia đình có
điều kiện KT-XH thấp có nguy cơ mắc các chứng bệnh hơ hấp hơn người trong có điều
kiện KT-XH cao. Các nguy cơ gây bệnh chủ yếu ở người lớn là do các thói quen sinh
hoạt (hút thuốc, ở gần đường giao thông…) và môi trường lao động.
Kết quả phơi nhiễm bụi PM10 và PM2.5 cá nhân trung bình lần lượt là 102,82 ± 85,89
µg/m3 (median: 91,55 µg/m3) và 64,28 ± 33,18 µg/m3 (median: 58,17 µg/m3), cao hơn
iii


QCVN 05/ 2013. Phơi nhiễm bụi cá nhân của nhóm người có điều kiện KT-XH thấp
cũng cao hơn nhóm có điều kiện KT-XH cao, phơi nhiễm bụi của nhóm có điều kiện KTXH thấp là 69,32 µg/m3 (PM2.5) và 105,74 µg/m3 (PM10) trong khi kết quả này ở nhóm có
điều kiện KT-XH cao là 59,28 µg/m3 (PM2.5) và 92,81 µg/m3 (PM10).
Nồng độ bụi trung bình đo được tại 2 trạm quan trắc của PM10 là 100 µg/m3 và PM2.5 là
50 µg/m3, đều đạt tiêu chuẩn QCVN 05/2013. Phơi nhiễm bụi PM2.5 và PM10 cá nhân cao
hơn nồng độ bụi PM2.5 và PM10 quan trắc được tại 2 trạm quan trắc.
Kết quả cơng thức tốn ước tính phơi nhiễm bụi cá nhân cho thấy mỗi nhóm đối tượng sẽ
có sự khác biệt về các yếu tố quyết định phơi nhiễm. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến
phơi nhiễm bụi cá nhân là số điếu thuốc đã hút, thời gian trải qua trong mơi trường có
khói thuốc, thời gian di chuyển trên đường giao thông, đốt nhang thờ cúng, nhang muỗi,
thời gian chiên đồ ăn và thời gian sử dụng quạt hay máy lạnh
Bên cạnh đó, nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi PM2.5 của nhóm người nghèo cũng đa
dạng hơn (5 nguồn) so với nhóm người khơng nghèo (3 nguồn).
Kết quả nghiên cứu cho thấy để giảm thiểu phơi nhiễm bụi cá nhân của người dân cần
chú ý việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm do giao thông, công nghiệp, cải thiện điều kiện
nhà ở và sinh hoạt, nâng cao nhận thức của người dân về ơ nhiễm khơng khí. Nhà nước
cần ban hành những chuẩn nhà cửa vệ sinh để người dân tham khảo. Việc phịng chống ơ
nhiễm khơng khí và cải thiện điều kiện sức khỏe là vấn đề đa ngành, cần sự hợp tác của
nhiều ngành như tài nguyên môi trường, y tế, xây dựng, giáo dục và thể dục thể thao

Từ khóa:
Phơi nhiễm bụi cá nhân; Bệnh hô hấp; điều kiện KT-XH; Positive Matrix Factorization
(PMF); TPHCM

iv


ABSTRACT
The objective of this research was to assess the effects of the social-economical status
(SES) on personal particle exposure and sources in HoChiMinh city. Research asessed
the link of polluted air exposure and symtomp of respiratory diseases between SES
groups by epidemic survey of 1.000 households (1,164 children and 5,259 adults) in
HoChiMinh city (Binh Thanh and district 2). The survey was about the expense level,
environmental awareness, house condition, living condition and symtomp of respiratory
diseases. Beside that, personal PM2.5 and PM10 exposure of 2 groups (highest and lowest
expense level, 32 households/ group) were collected by personal environmental monitor
(PEM, SKC) within 24h. 80 personal PM2.5 exposure samples of 2 groups (40 samples/
group) were analysed by Instrumental neutron activation analysis (INAA) at DaLat
Nuclear Research Institute and used EPA PMF 5.0 programe to find the particle sources
Five groups (200 households/ group, divided by expense level) were compared by Chisquare test. Result showed that the low SES group had higher risk to contact with particle
such as living in semi-solid house, unfinished floor, fewer room, non-separated kitchen,
bad ventilation, high density, many smoking people, burning much more incense and
mosquito insence. Simultaneously, the low SES group limited to aware the polluted-air
sources so they had no choice to avoid. For these reasons, the children in the low SES
group had higher risk to get the sympton of respiratory diseases such as sniffle, cough,
bronchitis, otitis media than the high SES group children. Similarly, the adult in the low
SES group had higher risk to get the sympton of respiratory diseases than the high SES
group people. The main risk to cause diseases in adult were living habits such as
smoking, living close to traffic… and working environment
Mean personal PM10 and PM2.5 exposure were 102,82 ± 85,89 µg/m3 (median: 91,55

µg/m3) and 64,28 ± 33,18 µg/m3 (median: 58,17 µg/m3) consecutively, that were lower
than QCVN 05/2013. Personal exposure of the low SES group (PM2.5 69,32 µg/m3 and
PM10 105,74 µg/m3) was also higher than personal exposure of the high SES group (PM2.5
59,28 µg/m3 and PM10 92,81 µg/m3)

v


The mean of PM10 and PM2.5 monitored at 2 fixed monitoring sites were 100 µg/m3 and
50 µg/m3 consecutively, lower than QCVN 05/2013 bothly. Personal PM10 and PM2.5
exposure were both higher than the PM10 and PM2.5 monitored at 2 fixed monitoring sites
Mathematical model of the personal exposure showed that the effects to personal
exposure of each group were different. The main effects to personal exposure were
quantity of smoked cigarette, time spend in smoking area, traffic time, burning incense or
mosquito incense time, food frying time, fan or air conditioner using time
Beside that, PM2.5 personal exposure sources of the low SES group (5 sources) was much
more than PM2.5 personal exposure sources of the high SES group (3 sources)
We conclude that to decrease the personal exposure we need to pay more attention on the
particle from traffic, industrial, impoving the house condition and living condition,
improve the awareness of people about the effects of polluted air. Government should
issuse the hygiene house standard and encourage the people to follow when they re-build
their new house. Avoiding the harm of polluted air and improve health are multi-sections
including Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Health, Ministry
of Construction, Ministry of Education, Ministry of Cultures, Sport and Tourism
Key words:
Personal particle exposure; sympton of respiratory diseases; Social Economocal Status;
Positive Matrix Factorization (PMF); HoChiMinh city

vi



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện Luận án này, lời đầu tiên tơi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trương Thanh Cảnh, PGS. TS. Đỗ Văn
Dũng. Hai thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên
cứu để tơi hồn thiện Luận án này. Ngồi ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy,
Cô trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, các
thầy cơ trong Hội đồng phản biện đã đóng góp những ý kiến q báu cho Luận án.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn TS. BS Lê Trường Giang, giám đốc Dự án Ơ
nhiễm khơng khí, nghèo đói và tác động sức khỏe tại TPHCM, đã đồng ý cho tôi sử
dụng một phần dữ liệu của dự án để thực hiện Luận án này.
Xin cám ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi
trường, các bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện Luận
án.
Sau cùng, xin đặc biệt cảm ơn vợ, Đinh Thúy Hoa, hai con gái của tôi, Vũ Thy
Anh và Vũ Kim Anh, và cha mẹ đã là những chỗ dựa vững chắc, nguồn động viên
mạnh mẽ cho tơi trong q trình thực hiện Luận án.
Trân trọng cảm ơn!

vii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 9
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 9

2.


Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 11

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 11

4.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 12

5.

Giả thuyết khoa học của nghiên cứu .................................................................... 14

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 15

7.

Những luận điểm mới đóng góp của luận án ....................................................... 15

8.

Bố cục của luận án ............................................................................................... 16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 18
1.1

Bụi và sự tác động đến sức khỏe con người của bụi............................................ 18


1.1.1

Khái niệm và nguồn gốc phát sinh bụi .......................................................... 18

1.1.2

Phân loại bụi .................................................................................................. 20

1.1.3

Tính chất vật lý của bụi ................................................................................. 24

1.1.4

Thành phần hóa học của bụi.......................................................................... 26

1.1.5

Tác động của bụi đến sức khỏe con người .................................................... 27

1.2

Phơi nhiễm bụi ..................................................................................................... 30

1.2.1

Vị trí của phơi nhiễm cá nhân ....................................................................... 31

1.2.2


Tổng phơi nhiễm và phương pháp đánh giá hoạt động theo thời gian ......... 32

1.2.3

Sự ảnh hưởng của vị trí trong mối quan hệ giữa nguồn và sự phơi nhiễm ... 33

1.2.4

Phương pháp đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân ............................................ 34

1.2.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân ...................................... 37

1.3 Phương pháp lấy mẫu - phân tích thành phần bụi và xác định nguồn gốc phát
sinh bụi .......................................................................................................................... 40
1.3.1

Phương pháp lấy mẫu bụi.............................................................................. 40

1.3.2

Phương pháp phân tích thành phần bụi ......................................................... 40

1.3.3

Phương pháp phân tích nhân tố ..................................................................... 45
1



1.4

Tình hình nghiên cứu phơi nhiễm bụi và nguồn gốc phát sinh bụi ..................... 47

1.4.1

Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 47

1.4.2

Nghiên cứu trong nước.................................................................................. 51

1.4.3

Nhận xét các nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 56

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 58
2.1

Phương pháp điều tra điều kiện KT-XH và dịch tễ học ...................................... 58

2.2

Phương pháp đánh giá phơi nhiễm bụi ................................................................ 61

2.3 Phương pháp phân tích thành phần nguyên tố bụi trên giấy lọc bằng kích hoạt
neutron ........................................................................................................................... 70
2.4


Phương pháp phân tích nhân tố EPA PMF 5.0 .................................................... 70

2.5

Xác định nguồn gốc phát sinh các nguyên tố trong bụi PM2.5 ............................. 72

2.6

Nhân tố làm giàu của bụi PM2.5 tại TPHCM ....................................................... 73

2.7

Phương pháp xử lý thống kê ................................................................................ 74

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 77
3.1

Kết quả điều tra điều kiện KT-XH và dịch tễ học ............................................... 77

3.1.1

Kết quả điều tra chi tiêu – trình độ học vấn .................................................. 77

3.1.2

Kết quả điều tra đặc điểm hộ gia đình........................................................... 78

3.1.3

Kết quả điều tra nhận thức của người dân về môi trường ............................. 82


3.1.4

Kết quả điều tra chứng bệnh hơ hấp do ơ nhiễm khơng khí ......................... 83

3.1.5

Thảo luận ....................................................................................................... 88

3.2

Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân ........................................................................ 91

3.2.1

Kết quả nồng độ bụi tại trạm quan trắc cố định ............................................ 91

3.2.2

Kết quả đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân ..................................................... 94

3.2.2.1 Kết quả so sánh phơi nhiễm bụi cá nhân theo mùa ................................... 96
3.2.2.2 Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân của người dân theo quận ...................... 97
3.2.2.3 So sánh phơi nhiễm bụi cá nhân theo nhóm điều kiện KT-XH ............... 101
3.2.3

Cơng thức tốn ước tính phơi nhiễm bụi cá nhân 24h ................................ 108

3.2.3.1 Quận Bình Thạnh ..................................................................................... 110
3.2.3.2 Quận 2 ...................................................................................................... 112

2


3.2.4 Kết quả nồng độ bụi PM2.5 bên trong và ngoài nhà giai đoạn tháng 3/2015 –
5/2015 ..................................................................................................................... 114
3.2.4.1 Nồng độ bụi PM2.5 bên ngoài nhà ............................................................ 114
3.2.4.2 Nồng độ bụi PM2.5 bên trong nhà ............................................................ 116
3.2.4.3 Nồng độ bụi PM2.5 tại trạm quan trắc ...................................................... 118
3.2.5
3.3

Thảo luận ..................................................................................................... 118

Xác định nguồn phát sinh bụi PM2.5 bằng phương pháp EPA PMF 5.0 ............ 125

3.3.1

Nguồn gốc phát sinh bụi PM2.5 phơi nhiễm cá nhân của người dân TPHCM ..
..................................................................................................................... 127

3.3.2

Thảo luận ..................................................................................................... 135

3.3.3

Một số đề xuất giảm thiểu phơi nhiễm bụi cá nhân .................................... 142

3.3.4


Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 144

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 146
4.1

Kết luận .............................................................................................................. 146

4.2

Kiến nghị ............................................................................................................ 148

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC .................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 151

3


CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAS
APS
BAM
BT
CNC
D2
EF
US EPA

: Atomic Absorption spectrophotometry (Quang phổ hấp thu nguyên tử)
: Aerodynamic Particle Sizer (Thiết bị phân tích khí động học bụi hạt)
: Beta Attenuation Monitor (Thiết bị đo bụi ngun lý phóng xạ)

: Quận Bình Thạnh
: Condensation Nuclei Counter (Thiết bị đếm bụi mịn ngưng tụ)
: Quận 2
: Enrichment Factor (Nhân tố làm giàu)
: United State Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ)
FAAS
: Flame Atomic Absorption Spectrometry (Quang phổ hấp thu nguyên tử
ngọn lửa)
GFAAS
: Graphite Furnance Atomic Absorbtion Spectrometry (Quang phổ hấp thu
nguyên tử lò Graphite)
ICP-AES
: Inductively coupled plasma with atomic emission spectroscopy (Phổ phát
xạ nguyên tử nguồn plasma ghép cặp cảm ứng)
ICP-MS
: Inductively coupled plasma with mass spectroscopy (Quang phổ phát xạ
plasma ghép nối khối phổ)
INAA
: Instrumental neutron activation analysis (Phân tích kích hoạt neutron)
KCX - KCN : Khu chế xuất - Khu công nghiệp
KT-XH
: kinh tế - xã hội
PCA
: Principal Component Analysis (Phương pháp phân tích thành phần chính)
PEM
: Personal environmental Monitor (Thiết bị lấy mẫu bụi cá nhân)
PESA
: Proton elastic scattering analysis (Phân tích tán xạ đàn hồi proton)
PMF

: Positive Matrix Factorization
TCV
: Thảo Cầm Viên
TPHCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
TSP
: Total suspendid particulate (Bụi tổng)
UBND
: Ủy ban nhân dân
VOC
: Volatile Organic Compound (Hợp chất hữu cơ bay hơi)
WHO
: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
XRF
: X-ray fluorescence (Huỳnh quang tia X)

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu bụi ............................................................ 41
Bảng 2.1 Giá trị của F( α, β) cho test 2 bên ....................................................................... 64
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tính tốn cỡ mẫu ........................................................................ 64
Bảng 3.1 Kết quả điều tra chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình ................................ 77
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp trình độ học vấn ở đối tượng trên 18 tuổi .................................. 78
Bảng 3.3 Kết quả so sánh sự khác biệt kết quả phỏng vấn về điều kiện nhà ở, thói quen
sinh hoạt giữa 5 nhóm đối tượng có điều kiện KT-XH khác nhau ................................... 78
Bảng 3.4 Kết quả so sánh sự khác biệt kết quả phỏng vấn về nhận thức môi trường giữa 5
nhóm đối tượng có điều kiện KT-XH khác nhau .............................................................. 82
Bảng 3.5 Kết quả sự ảnh hưởng do các yếu tố nguy cơ đến khả năng mắc các chứng bệnh

hô hấp do ơ nhiễm khơng khí ở trẻ em .............................................................................. 84
Bảng 3.6 Kết quả sự ảnh hưởng do các yếu tố nguy cơ đến khả năng mắc các chứng bệnh
hô hấp do ơ nhiễm khơng khí ở người lớn ........................................................................ 87
Bảng 3.7 Nồng độ bụi tại 2 trạm quan trắc Thảo Cầm Viên và UBND Quận 2 ............... 91
Bảng 3.8 Kết quả so sánh nồng độ bụi tại 2 trạm quan trắc Thảo Cầm Viên và UBND
Quận 2 ................................................................................................................................ 92
Bảng 3.9 Kết quả sự tương quan của mẫu bụi ở 2 trạm quan trắc .................................... 93
Bảng 3.10 Kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân 24h PM2.5 và PM10 ....................................... 94
Bảng 3.11 Kết quả so sánh phơi nhiễm bụi cá nhân theo mùa .......................................... 96
Bảng 3.12 Kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân 24h theo quận ............................................... 97
Bảng 3.13 Kết quả so sánh sự khác biệt phơi nhiễm bụi cá nhân giữa 2 quận ................. 98
Bảng 3.14 Tương quan giữa phơi nhiễm bụi cá nhân của người dân Quận Bình Thạnh với
kết quả mẫu bụi tại trạm Thảo Cầm Viên........................................................................ 100
Bảng 3.15 Kết quả tương quan giữa phơi nhiễm bụi cá nhân với kết quả mẫu bụi tại trạm
UBND Quận 2 ................................................................................................................. 101
Bảng 3.16 Kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân theo nhóm điều kiện KT-XH ..................... 101
Bảng 3.17 Kết quả so sánh sự khác biệt phơi nhiễm bụi cá nhân giữa 2 nhóm điều kiện
KT-XH ............................................................................................................................. 102

5


Bảng 3.18 Kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân của 2 nhóm điều kiện KT-XH khác nhau ở
Quận Bình Thạnh............................................................................................................. 104
Bảng 3.19 Kết quả so sánh sự khác biệt phơi nhiễm bụi cá nhân giữa 2 nhóm có điều kiện
KT-XH khác nhau ở Quận Bình Thạnh........................................................................... 104
Bảng 3.20 Kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân của 2 nhóm điều kiện KT-XH khác nhau ở
Quận 2 .............................................................................................................................. 106
Bảng 3.21 Kết quả so sánh sự khác biệt phơi nhiễm bụi cá nhân giữa 2 nhóm có điều kiện
KT-XH khác nhau ở Quận 2............................................................................................ 107

Bảng 3.22 Ước tính phơi nhiễm bụi cá nhân 24h ở 2 quận và nhóm đối tượng ............. 108
Bảng 3.23 Thời gian trung bình (độ lệch chuẩn SD) đối tượng trải qua các môi trường
trong ngày (giờ) ............................................................................................................... 109
Bảng 3.24 Kết quả phương trình hồi qui phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 của các nhóm dân
cư điều kiện KT-XH khác nhau ở Quận Bình Thạnh ...................................................... 110
Bảng 3.25 Kết quả phương trình hồi qui phơi nhiễm bụi cá nhân PM10 của các nhóm dân
cư điều kiện KT-XH khác nhau ở Quận Bình Thạnh ...................................................... 111
Bảng 3.26 Kết quả phương trình hồi qui phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 của các nhóm dân
cư điều kiện KT-XH khác nhau ở Quận 2 ....................................................................... 112
Bảng 3.27 Kết quả phương trình hồi qui phơi nhiễm bụi cá nhân PM 10 của các nhóm dân
cư điều kiện KT-XH khác nhau ở Quận 2 ....................................................................... 113
Bảng 3.28 Kết quả thống kê nồng độ bụi PM2.5 bên ngoài nhà các hộ dân khảo sát ...... 115
Bảng 3.29 Kết quả so sánh nồng độ bụi PM2.5 ở bên ngồi nhà của 2 nhóm hộ dân ...... 115
Bảng 3.30 Kết quả thống kê nồng độ bụi PM2.5 bên trong nhà các hộ dân khảo sát....... 116
Bảng 3.31 Kết quả so sánh nồng độ bụi PM2.5 ở bên trong nhà của 2 nhóm hộ dân ...... 117
Bảng 3.32 Kết quả thống kê nồng độ bụi PM2.5 tại trạm quan trắc ................................. 118
Bảng 3.33 Kết quả phân tích nguồn phát sinh bụi bằng EPA PMF 5.0 .......................... 125
Bảng 3.34 Kết quả giá trị nhân tố làm giàu của các nguyên tố trong bụi PM2.5 ............. 126

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Ba trạng thái và q trình hình thành bụi ........................................................... 23
Hình 1.2 Giả thuyết cơ chế tác động của bụi có thể hít phải gây tử vong......................... 29
Hình 1.3 Dân số thế giới và thời gian trải qua ở các mơi trường ...................................... 33
Hình 1.4 Mơ hình của tổng phơi nhiễm bụi cá nhân theo nguồn gốc phát sinh ................ 36
Hình 1.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích thành phần vơ cơ trong bụi ........................ 43
Hình 1.6 Giới hạn phát hiện nồng độ các nguyên tố vô cơ trong bụi trên giấy lọc của các
phương pháp phân tích ...................................................................................................... 44

Hình 1.7 Các phương pháp xác định nguồn ơ nhiễm của Mơ hình nguồn tiếp nhận ........ 47
Hình 2.1 Sơ đồ thực hiện điều tra điều kiện KT-XH và các chứng bệnh hơ hấp .............. 59
Hình 2-2 Ba lơ lấy mẫu...................................................................................................... 63
Hình 2-3 Thiết bị lấy mẫu bụi ........................................................................................... 63
Hình 2-4 Thiết bị hiệu chuẩn bơm lấy mẫu khí SKC Defender 510 ................................. 63
Hình 2-5 Cân phân tích Satorius SE 2 ............................................................................... 63
Hình 2.6 Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................ 68
Hình 2.7 Sơ đồ lấy mẫu giai đoạn 7/2007-3/2008............................................................. 69
Hình 2.8 Qui trình thực hiện phân tích nguồn gốc bụi bằng EPA PMF 5.0 ..................... 76
Hình 3.1 Đồ thị nồng độ bụi tại 2 trạm quan trắc Thảo Cầm Viên và UBND Quận 2 ..... 93
Hình 3.2 Đồ thị nồng độ bụi PM10 tại trạm quan trắc Thảo Cầm Viên và UBND Quận 2
theo mùa ............................................................................................................................ 96
Hình 3.3 Đồ thị nồng độ bụi PM2.5 tại trạm quan trắc Thảo Cầm Viên và UBND Quận 2
theo mùa ............................................................................................................................ 97
Hình 3.4 Đồ thị kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân theo quận .............................................. 99
Hình 3.5 Đồ thị kết quả phơi nhiễm bụi cá nhân theo điều kiện KT-XH ....................... 103
Hình 3.6 Nồng độ bụi PM2.5 bên ngồi nhà của các nhóm hộ dân có điều kiện KT-XH
khác nhau ......................................................................................................................... 116
Hình 3.7 Nồng độ bụi PM2.5 bên trong nhà của các hộ dân theo nhóm .......................... 117
Hình 3.8 Nồng độ bụi PM2.5 tại trạm quan trắc ............................................................... 118

7


Hình 3.9 Kết quả 5 nhân tố phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 khơng phân biệt theo nhóm
điều kiện KT-XH ............................................................................................................. 128
Hình 3.10 Tỉ lệ nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân của người dân
TPHCM ........................................................................................................................... 130
Hình 3.11 Kết quả 3 nhân tố phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 nhóm có điều kiện KT-XH
cao .................................................................................................................................... 131

Hình 3.12 Tỉ lệ nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân của nhóm có điều kiện
KT-XH cao ...................................................................................................................... 132
Hình 3.13 Kết quả 5 nhân tố phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 nhóm có điều kiện KT-XH
thấp .................................................................................................................................. 134
Hình 3.14 Tỉ lệ nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân của nhóm có điều kiện
KT-XH thấp ..................................................................................................................... 135

8


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Ơ nhiễm bụi là một trong những vấn đề môi trường quan trọng ở các đơ thị tại Việt Nam
nói chung và TPHCM nói riêng. Nghiên cứu về phơi nhiễm bụi là phương pháp hữu hiệu
để đánh giá tác động của bụi đến sức khỏe con người và cũng là cơ sở để xây dựng các
tiêu chuẩn mơi trường [1]. Vì xây dựng tiêu chuẩn mơi trường chính là việc đánh giá sự
đáp ứng của cơ thể với chất ơ nhiễm. Có nhiều phương pháp đánh giá phơi nhiễm ơ
nhiễm khơng khí nói chung và phơi nhiễm bụi nói riêng [2] và có thể được chia thành 3
nhóm chính là phương pháp ước tính phơi nhiễm cá nhân từ việc đo đạc nồng độ chất ô
nhiễm trong các môi trường tiếp xúc; phương pháp ước lượng liều lượng cá nhân trực
tiếp và phương pháp đo đạc phơi nhiễm cá nhân trực tiếp. Phương pháp đánh giá phơi
nhiễm cá nhân bằng việc ước tính nồng độ chất ô nhiễm trong các môi trường tiếp xúc từ
các trạm quan trắc môi trường cố định cùng với việc xác định thời gian mà đối tượng đã
trải qua trong các mơi trường này. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện nhưng
hạn chế là phải có sẵn hệ thống quan trắc nên chi phí đầu tư và vận hành mạng lưới quan
trắc cao. Phương pháp ước lượng liều lượng cá nhân hấp thụ trực tiếp dựa vào việc xét
nghiệm nồng độ chất ô nhiễm hiện diện trong cơ thể của đối tượng nghiên cứu để đánh

giá sự tiếp xúc (ví dụ nồng độ chì trong máu). Ưu điểm của phương pháp đánh giá nồng
độ chất ô nhiễm trong cơ thể của đối tượng nghiên cứu là rất chính xác, tuy nhiên phương
pháp này có những hạn chế ở Việt Nam vì kinh phí thường cao và thời gian nghiên cứu
kéo dài. Phương pháp đo đạc trực tiếp phơi nhiễm cá nhân tuy có chi phí cao nhưng cho
kết quả chính xác hơn và có thể đánh giá được những yếu tố chính ảnh hưởng đến phơi
nhiễm bụi cá nhân vì đối tượng sẽ mang thiết bị đo trong suốt 24 giờ/ ngày.
Phơi nhiễm bụi cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, trình độ… của đối tượng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến phơi
nhiễm bụi cá nhân là điều kiện KT-XH. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế
giới để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện KT-XH đến phơi nhiễm bụi cá nhân ở các nước
phát triển [3]. Tuy nhiên, những nghiên cứu tác động của bụi đến các nhóm đối tượng có
điều kiện KT-XH khác nhau ít khi được thực hiện ở các nước đang phát triển. Những
9


nghiên cứu này rất có ý nghĩa về mặt khoa học và chính trị, nhất là ở một nước đang phát
triển như Việt Nam, nơi sự chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng và những
nỗ lực của hệ thống chính trị trong vấn đề xóa đói giảm nghèo. Người nghèo có thể là đối
tượng chịu tác động lớn nhất do ô nhiễm môi trường, phơi nhiễm bụi của người nghèo có
thể cao hơn do phải sống trong những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, căn hộ chật hẹp,
điều kiện thơng thống kém, sử dụng chất đốt ô nhiễm hơn. Đồng thời, họ phải chịu
những ảnh hưởng nặng nề hơn đối với bệnh tật và tử vong liên quan đến ơ nhiễm bụi vì
điều kiện dinh dưỡng thiếu thốn dẫn đến sức đề kháng kém hoặc khơng có điều kiện chữa
bệnh do khơng có tiền. Kết quả nghiên cứu từ các nước phát triển không thể được ngoại
suy một cách đơn giản do nồng độ, thành phần các chất có trong bụi rất khác với Việt
Nam. Mặt khác, điều kiện kinh tế, văn hóa và tập quán sinh hoạt hàng ngày của người
Việt Nam cũng khác so với các nước đã phát triển nên cần được nghiên cứu chi tiết hơn.
TPHCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, là đầu tàu kinh tế và một trong những trung tâm
văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Khơng khí của TPHCM bị ơ nhiễm bụi
khá nghiêm trọng. Với số lượng các loại phương tiện giao thông lớn (600.000 xe ô tô và

hơn 8,3 triệu xe gắn máy, số liệu tháng 3/2017), thường xuyên bị kẹt xe, chất lượng các
loại phương tiện giao thông kém, hệ thống đường giao thông chưa tốt, tốc độ lưu thông
chậm sẽ làm gia tăng nồng độ bụi và các khí khác. Ơ nhiễm bụi tại TPHCM cịn do các
hoạt động công nghiệp của khoảng 600 nhà máy công nghiệp lớn, 30.000 doanh nghiệp
vừa và nhỏ nằm trong 17 khu chế xuất - khu công nghiệp và rải rác ở các khu vực ngoại
thành xung quanh thành phố gây ra (Sở Tài nguyên – Môi trường). Cuối cùng, các hoạt
động trong sinh hoạt và dịch vụ khác cũng góp phần khơng nhỏ gây nên ơ nhiễm bụi. Bên
cạnh đó, TPHCM cũng có tỉ lệ chênh lệch giàu nghèo khá rõ rệt. Vì vậy, sự ảnh hưởng
của ơ nhiễm bụi đến sức khỏe các nhóm đối tượng có điều kiện KT-XH khác nhau ở
TPHCM là vấn đề hết sức quan trọng.
Bên cạnh việc đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân ở các đối tượng có điều kiện kinh tế xã
hội khác nhau, việc xác định nguồn phát sinh ra bụi là rất quan trọng. Trên cơ sở xác định
các nguồn phát sinh ô nhiễm bụi, các nhà quản lý có thể có những chính sách quản lý tốt
hơn, việc xây dựng các cơ chế phịng tránh và giảm thiểu cũng có hiệu quả hơn. Với mục
10


tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố thì sự lượng hóa tác động của bụi và
sức khỏe con người là hết sức cần thiết và là định hướng cho những chính sách phát triển
trong tương lai. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Đánh giá
phơi nhiễm bụi cá nhân và nguồn ảnh hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân ở các nhóm
dân cư có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau tại TPHCM”
Đề tài có sử dụng một phần dữ liệu của dự án “Ơ nhiễm khơng khí, đói nghèo và các tác
động sức khỏe ở TPHCM” do ADB tài trợ.
2.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định phơi nhiễm bụi cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng

đến phơi nhiễm bụi cá nhân của các nhóm dân cư có điều kiện KT-XH khác nhau tại
TPHCM. Từ đó, đề xuất biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm bụi, đặc biệt là cho nhóm đối
tượng có điều kiện KT-XH thấp.
Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu chung của đề tài, nghiên cứu sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá tác động phơi nhiễm bụi từ các nguồn tác động
2. Đánh giá tác động của ô nhiễm bụi đến các đối tượng có điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau tại TPHCM, cụ thể là hai nhóm dân cư có điều kiện KT-XH thấp và có
điều kiện KT-XH cao của TPHCM
3. Xây dựng cơng thức tốn ước tính phơi nhiễm bụi cá nhân trong 24 giờ
4. Xác định nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi PM2.5
5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm bụi cá nhân
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là người dân tại TPHCM, cụ thể là phụ nữ nội trợ trong gia đình
nhằm tách biệt nguồn ảnh hưởng bụi từ mơi trường lao động, vốn rất dễ bị ảnh hưởng do
đặc thù sản xuất.
11


Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại TPHCM. Ở TPHCM, đánh giá phơi nhiễm bụi cá
nhân của các đối tượng dân cư có điều kiện KT-XH khác nhau dựa trên nhận thức luận là
các đối tượng này thường sinh sống trong cùng một khu vực, mặc dù có sự khác nhau về
điều kiện KT-XH giữa các quận, đồng thời có sự khác biệt giữa các quận có q trình đơ
thị hóa khác nhau. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã chọn hai quận là Bình Thạnh và Quận 2
để tiến hành vì những lý do:
− Dựa trên đánh giá của Viện nghiên cứu kinh tế (IER) và Ngân hàng thế giới
(World Bank) thực hiện năm 2005 cho thấy có sự dao động lớn trong mức chi tiêu.

Điều này chứng tỏ trong cùng một khu vực nhiều nhóm dân cư có điều kiện KTXH khác nhau cùng sinh sống.
− Tại hai Quận Bình Thạnh và Quận 2 có hai trạm quan trắc ơ nhiễm khơng khí cố
định liên tục tại thời điểm lấy mẫu phơi nhiễm bụi cá nhân. Việc lựa chọn hai quận
để thực hiện nghiên cứu sẽ thuận lợi trong việc đánh giá môi trường nền của khu
vực. Quận Bình Thạnh là quận đơ thị khá ổn định, trong khi đó Quận 2 là quận
đang trong q trình đơ thị hóa nhanh.
− Ngoại trừ năm huyện ngoại thành, Quận 2 và Bình Thạnh có tỉ lệ người nghèo gần
tương đương với mức trung bình của TPHCM.
4.

Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu đề tài cần tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung 1: Đánh giá tác động phơi nhiễm bụi từ các nguồn tác động đến các chứng
bệnh hô hấp
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn về điều kiện KT-XH (chi tiêu, điều kiện nhà ở,
thói quen sinh hoạt…) và các chứng bệnh liên quan đến bệnh hô hấp ở người lớn và trẻ
em. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện KT-XH đến việc mắc phải các chứng bệnh hô hấp
ở người lớn và trẻ em từ kết quả điều tra phỏng vấn.
Nội dung 2: Đánh giá tác động ảnh hưởng của phơi nhiễm bụi đến hai nhóm dân cư có
điều kiện KT-XH thấp và nhóm có điều kiện KT-XH cao ở TPHCM
12


Để đánh giá tác động của ô nhiễm bụi, phơi nhiễm bụi PM2.5, PM10 cá nhân, 64 đối tượng
(phụ nữ) của hai nhóm dân cư có điều kiện KT-XH thấp và cao được lấy bằng thiết bị lấy
mẫu bụi cá nhân (PEM) mang theo trong 24h trong thời gian 9 tháng (tháng 7/2007 –
3/2008). Trong thời gian lấy mẫu phơi nhiễm bụi cá nhân, thiết bị lấy mẫu bụi tương tự
lấy mẫu phơi nhiễm được đặt tại 2 trạm quan trắc Thảo Cầm Viên và UBND Quận 2 để
đánh giá môi trường nền của khu vực. Các hoạt động của hai nhóm đối tượng trong thời

gian lấy mẫu cũng được thu thập và đánh giá thông qua bảng phỏng vấn.
Bên cạnh việc lấy mẫu phơi nhiễm bụi cá nhân, 4 hộ gia đình (2 thuộc nhóm điều kiện
KT-XH thấp, 2 thuộc nhóm điều kiện KT-XH cao được lựa chọn ngẫu nhiên) được lấy
mẫu bụi PM2.5 24h bên trong và ngoài nhà để đánh giá trong tháng 3 – tháng 5/ 2015
nhằm xem xét lại kết quả đánh giá của giai đoạn 1. Cùng lúc lấy mẫu bụi tại hộ gia đình,
mẫu bụi PM2.5 24h cũng được lấy đồng thời tại trạm quan trắc.
Nội dung 3: Xây dựng cơng thức tốn ước tính phơi nhiễm bụi cá nhân trong 24 giờ
Trên cơ sở dữ liệu phơi nhiễm bụi cá nhân thực hiện Mục tiêu 2, cơng thức tốn ước tính
phơi nhiễm bụi cá nhân trong 24h của hai nhóm đối tượng sẽ được ước tính bằng phương
pháp thống kê hồi qui bội cho từng loại bụi PM2.5 và PM10.
Nội dung 4: Xác định nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi PM2.5
Trên cơ sở dữ liệu phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5 thực hiện Mục tiêu 2, gần 20% mẫu bụi
sẽ được chọn ngẫu nhiên để phân tích thành phần nguyên tố trong bụi bằng phương pháp
kích hoạt neutron. Từ kết quả phân tích nguyên tố bụi, phương pháp thành phần nguồn
EPA PMF 5.0 được sử dụng để xác định nguồn phát sinh phơi nhiễm bụi cá nhân PM2.5
và so sánh sự ảnh hưởng của các nguồn bụi ảnh hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân của
hai nhóm đối tượng có điều kiện KT-XH khác nhau.
Nội dung 5: Đề xuất biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm bụi cá nhân
Từ việc thực hiện mục tiêu 1, mục tiêu 2, mục tiêu 5 và tham khảo từ các nghiên cứu
tương tự khác, các yếu tố chính ảnh hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân của từng nhóm

13


đối tượng có điều kiện KT-XH khác nhau được xác định là cơ sở cho việc đề xuất biện
pháp giảm thiểu phơi nhiễm bụi cá nhân.
5.

Giả thuyết khoa học của nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện tập trung giải đáp những vấn đề sau:
-

Có sự khác nhau trong phơi nhiễm bụi cá nhân của các nhóm dân cư có điều kiện
KT-XH khác nhau ngay cả khi họ sống trong cùng khu vực?

-

Các yếu tố nhà ở và sinh hoạt của các đối tượng liên quan đến điều kiện KT-XH
khác nhau có thể là các nguyên nhân gây ra sự khác nhau về phơi nhiễm bụi cá
nhân ở các nhóm đối tượng này?

-

Những nguồn phát thải nào đóng góp vào phơi nhiễm bụi cá nhân?

-

Làm thế nào để giảm phơi nhiễm bụi cá nhân, đặc biệt là nhóm dân cư có điều
kiện KT-XH thấp?

Từ đó, các giả thuyết khoa học được xây dựng như sau:
Giả thuyết 1: Người có điều kiện kinh tế thấp phơi nhiễm bụi cao hơn và chịu tác động
của phơi nhiễm bụi cao hơn nhóm có điều kiện kinh tế tốt hơn.
Giả thuyết 2: Những yếu tố về nhà ở và phương tiện sinh hoạt gia đình, đi lại sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến mức độ phơi nhiễm bụi cá nhân. Điều kiện KT-XH thấp là yếu tố
nguy cơ gây ra nồng độ bụi cao từ bên trong nhà cộng với thời gian tiếp xúc dài ở khoảng
cách gần với các nguồn ơ nhiễm khơng khí bên ngồi, đặc biệt là từ giao thơng, sẽ ảnh
hưởng đến mức độ phơi nhiễm bụi cá nhân. Vì vậy, người có điều kiện KT-XH thấp chịu
tác động cao hơn so với nhóm có điều kiện kinh tế tốt hơn. Mặc dù họ sống trong cùng

một khu vực, có nồng độ bụi xung quanh giống nhau.
Giả thuyết 3: Do hạn chế về điều kiện phịng tránh ơ nhiễm bụi và chế độ dinh dưỡng của
nhóm người có điều kiện KT-XH thấp, nên sự tác động của ô nhiễm bụi đến những đối
tượng có thu nhập thấp sẽ cao hơn. Người có điều kiện KT-XH thấp phơi nhiễm nhiều
hơn với ô nhiễm bụi.

14


Giả thuyết 4: Các nguồn phát thải trong nhà và sự phát tán bụi xung quanh tạo nên khác
biệt trong sự phát thải theo thời gian của các nguồn ô nhiễm, người có điều kiện KT-XH
thấp tiếp xúc với sự ô nhiễm trong môi trường trong nhà và môi trường xung quanh cao
hơn.
Giả thuyết 5: Cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức phòng tránh là yếu tố quan
trọng để giảm tác động của ơ nhiễm bụi cho nhóm dân cư có điều kiện kinh tế thấp.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, đề tài góp phần bổ sung lý luận đánh giá phơi nhiễm bụi nói riêng và ơ
nhiễm khơng khí nói chung. Việc đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân có thể là phương pháp
ưu việt hơn so với cách đánh giá dựa trên nồng độ quan trắc ở những trạm cố định.
Nghiên cứu đã làm sáng tỏ quan điểm người có điều kiện KT-XH thấp phơi nhiễm ô
nhiễm môi trường cao hơn so với người có điều kiện KT-XH tốt hơn.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu phơi nhiễm bụi cá nhân của hai nhóm dân cư có điều kiện KT-XH
khác nhau ở hai quận: Bình Thạnh và Quận 2 của TP. Hồ Chí Minh cung cấp cho các nhà
quản lý số liệu bổ sung ô nhiễm bụi và phơi nhiễm bụi của TP. Hồ Chí Minh, nguồn gốc
và các nguyên nhân phát sinh bụi. Những yếu tố về điều kiện KT-XH tác động đến phơi

nhiễm bụi cá nhân nói riêng và từ đó cho ơ nhiễm khơng khí nói chung. Nhóm dân cư có
điều kiện KT-XH thấp chịu tác động cao hơn của ô nhiễm bụi. Đây là những cơ sở để xây
dựng các giải pháp giảm thiểu tác động của bụi nhất là cho đối tượng dân có điều kiện
KT-XH thấp.
Kết quả nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn có thể sử dụng cho nghiên cứu và
giảng dạy trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.
7.

Những luận điểm mới đóng góp của luận án

Nghiên cứu giải quyết hai luận điểm khoa học mới đó là:

15


− Nghiên cứu đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân của các nhóm dân cư có điều kiện
KT-XH khác nhau tại TPHCM, điển hình là ở hai Quận Bình Thạnh và Quận 2.
Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân bằng phương pháp đo trực tiếp 24h/ ngày là
phương pháp mới được áp dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm góp phần ứng
dụng phương pháp đánh giá tác động ô nhiễm bụi bên cạnh phương pháp đánh giá
phơi nhiễm từ kết quả quan trắc môi trường xung quanh tại các trạm cố định.
− Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phơi nhiễm bụi cá nhân trong 24h như
điều kiện nhà ở, phương tiện sinh hoạt, đi lại, làm việc… xác định nhóm có điều
kiện KT-XH thấp sẽ có nguy cơ phơi nhiễm bụi cao hơn, chịu tác động của ơ
nhiễm khơng khí nhiều hơn nhóm có điều kiện KT-XH cao. Đây là cơ sở để góp
phần đề xuất các biện pháp để giảm thiểu tác động của ô nhiễm bụi lên người dân,
nhất là nhóm có điều kiện KT-XH thấp.
8.

Bố cục của luận án


Luận án gồm có Phần Mở đầu, 4 chương chính; Tài liệu tham khảo; các cơng trình đã
cơng bố và Phần Phụ lục (cuốn riêng). Tóm tắt các nội dung chính trong từng Chương,
Phần như sau:
− Phần Mở đầu: Nêu tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung nghiên
cứu, các giả thuyết khoa học của Luận án, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, những
đóng góp chính của Luận án và bố cục của Luận án.
− Chương 1: Tổng quan lý thuyết bụi, tính chất của bụi và sự tác động đến sức khỏe
con người của bụi. Tổng quan lý thuyết về phơi nhiễm bụi, tình hình nghiên cứu
phơi nhiễm bụi và nguồn gốc phát sinh bụi trên thế giới và Việt Nam.
− Chương 2: nội dung chính của chương 2 là về phương pháp nghiên cứu, bao gồm
phương pháp điều tra điều kiện KT-XH và dịch tễ học, phương pháp lấy mẫu bụi,
phương pháp phân tích nguyên tố trong bụi, phương pháp xác định nguồn gốc bụi
PMF 5.0 và các phương pháp xử lý thống kê.
− Chương 3: Kết quả và thảo luận. Trong chương này, Luận án trình bày các kết quả
nghiên cứu của Luận án và những thảo luận về các tác động của các yếu tố gây
phơi nhiễm bụi đến các bệnh hô hấp ở trẻ em và người lớn, kết quả so sánh phơi
16


nhiễm bụi cá nhân của hai nhóm đối tượng có điều kiện KT-XH khác nhau và
nguồn gốc phát sinh bụi PM2.5 ở các nhóm đối tượng. Theo sau những đánh giá,
Luận án đề xuất một số biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm bụi cá nhân.
− Chương 4: Kết luận về những kết quả, đóng góp chính của Luận án và mặt khoa
học và các đóng góp thực tiễn của nghiên cứu.

17


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 BỤI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI CỦA BỤI
1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc phát sinh bụi
Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vơ cơ hoặc hữu cơ có kích thước nhỏ, tồn tại trong
khơng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói, mù.
Q trình hình thành bụi được tạo ra từ khí thải phát sinh do các nguồn thải hoặc hình
thành trong khí quyển do sự ngưng tụ của các khí có áp suất bay hơi thấp (low-vapor
pressure) và q trình bơng tụ các bụi trong khí quyển. Vì vậy, bụi có thể được sinh ra từ
nhiều nguồn khác nhau. Về cơ bản có thể chia ra hai loại nguồn phát sinh bụi là nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo [1]
a. Nguồn tự nhiên
Các hoạt động tự nhiên có thể làm tăng hàm lượng bụi tại một thời điểm và ở một không
gian nào đó như gió lốc, bão sa mạc, núi lửa, sự cháy rừng trong tự nhiên, bụi từ đại
dương. Ngoài ra, quá trình phân hủy các sinh vật trong tự nhiên cũng sinh ra khí thải
cũng là nguyên nhân phát sinh ra bụi thứ cấp.
b. Nguồn nhân tạo
Đối với môi trường đô thị ở Việt Nam, nguồn gây ô nhiễm bụi chủ yếu do hoạt động giao
thông, hoạt động công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và sinh hoạt của
dân cư. Trong đó, ơ nhiễm khơng khí do các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỉ lệ
khoảng 70% [168].
− Bụi phát sinh từ hoạt động giao thơng
Bụi giao thơng phát sinh từ khí thải động cơ xe, quá trình ma sát của vỏ xe, bố thắng…
và sự xáo trộn bụi trên đường. Tính chất hóa, lý của bụi khác nhau tùy thuộc vào nguồn
phát sinh bụi. Đồng thời, hệ số phát thải thay đổi tùy theo từng thời điểm và địa điểm.
Bụi xáo trộn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của mặt đường, độ ẩm, mật độ giao
thơng và vận tốc gió [4]. Bên cạnh đó, sự xáo trộn bụi đường là một trong những nguồn
gây ô nhiễm bụi do giao thông. Đặc biệt, nguồn bụi đường sinh ra từ những hoạt động
18



×