Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày nike thuộc tp biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN TRẦN TRUNG

PHÂN TÍCH KIỂM KÊ CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CHẤT THẢI
Ô NHIỄM ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC NHÀ
MÁY SẢN XUẤT GIÀY NIKE THUỘC THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ tḥt mơi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỜ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN TRẦN TRUNG

PHÂN TÍCH KIỂM KÊ CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CHẤT THẢI
Ô NHIỄM ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC NHÀ
MÁY SẢN XUẤT GIÀY NIKE THUỘC THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ tḥt mơi trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỢ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Thái Văn Nam

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Trần Trung


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, quý thầy
cô đã giảng dạy suốt thời gian đào tạo cùng với tập thể lớp 12SMT trong suốt thời gian
học vừa qua. Đặc biệt, tơi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Thái
Văn Nam đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến các phòng ban của nhà máy VT và VT2 đã cung
cấp những số liệu, thông tin cần thiết trong quá trình làm luận văn. Và tôi cũng gửi lời

cảm ơn đến Phân Viện Bảo Hộ Lao Động miền Nam đã hỗ trợ tài liệu và lấy mẫu, phân
tích các mẫu hơi khí để phục vụ q trình làm luận văn này.
Tơi gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã hỡ trợ, đợng viên rất nhiều
trong q trình học tập và hoàn thành luận văn.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Trần Trung


iii

TÓM TẮT
Đề tài này đã tiến hành phân tích, kiểm kê chất thải công nghiệp của nhà máy
VT2 và VT thông qua việc xác định từng loại thải trong hai nhà máy này. Từ đó, đề tài
đã tính tốn được chỉ số thải phát sinh của từng nhóm thải trên một đôi giày thành
phẩm: Đối với nhà máy VT2: chỉ số Upper Waste/đôi là 63g/đôi, chỉ số C – Grade/đôi
là 10g/đôi, chỉ số Hazardous Waste/đôi là 8g/đôi và chỉ số cao su thải/đôi là 17g/đôi;
Đối với nhà máy VT: chỉ số Upper Waste/đôi là 62.46g/đôi, chỉ số C – Grade/đôi là
17.06g/đôi, chỉ số Hazardous Waste/đôi là 55.9g/đôi và chỉ số cao su thải/đôi là
38.13g/ đôi. Dựa trên các thông số sản xuất các bộ phận của giày: đế trong, đế ngoài và
upper cùng với lượng thải thực tế, tác giả đã xây dựng dòng chảy sản xuất của nhà
máy. Và tác giả đã tìm ra những nhược điểm trong việc quản lý của cả hai nhà máy.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đánh giá rủi ro của hai chất thải gây ô nhiễm tại
khu vực in lụa của cả hai nhà máy VT2 và VT theo mơ hình đánh giá rủi ro công
nghiệp. Đề tài đã nhận diện được mối nguy, đó là MEK và Cyclohexanone. Và tác giả
tiến hành đánh giá phơi nhiễm, xác định chỉ số nguy hại của hai chất ô nhiễm này đối
với sức khỏe người lao động. Cả hai chỉ số đều nhỏ hơn 1, đây là rủi ro thấp.


iv


ABSTRACT
This study conducted to analyse the inventory of industry and hazardous waste
from VT2 and VT factory through defined waste group in both factory. Then, we
calculated waste group per finish shoes. For VT2 factory: upper Waste/pair index is
63/pair, C – Grade/pair index is 10g/pair, hazardous waste/pair index is 8g/pair and
rubber waste/pair is 17g/pair; For VT factory, upper waste/pair index is 62.46g/pair, C
– Grade/pair index is 17.06g/pair, hazardous waste/pair index is 55.9g/pair and rubber
waste/pair is 38.13g/pair . Based on components index: insole, outsole and upper along
with actual emissions, author built production flow. Base on results, we find out
weakness in management of both factory.
Besides, author also risk assessment of pollution waste at silk printing area of
VT2 and VT factory by risk assessment industry of model. This study indentified
risks, they are MEK and cyclohexanone. And author conducted risk assessment, find
out hazardous index of MEK and cyclohexanone with employee. Both hazardous index
was under 1, they are low risk.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ x
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................xii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 3
3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 6
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 6

3.2.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 6

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7

3.3.1.

Phương pháp thu thập thông tin ................................................................... 7

3.3.2.

Phương pháp so sánh ................................................................................... 8

3.3.3.

Phương pháp điều tra thực địa ..................................................................... 8

3.3.4.

Phương pháp phân tích hệ thống ................................................................. 8


3.3.5.

Phương pháp phân tích dòng vật chất .......................................................... 8

3.3.6.

Phương pháp tốn học ............................................................................... 10

3.3.7.

Phương pháp đánh giá rủi ro ...................................................................... 10

4. Phạm vi và đối tương nghiên cứu............................................................................ 15
5. Ý nghĩa của luận văn ............................................... Error! Bookmark not defined.


vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA VÀ CÁC NHÀ MÁY SẢN
XUẤT GIÀY NIKE ...................................................................................................... 16
1.1.

Tổng quan về ngành giày da ................................................................................ 16

1.1.1

Tổng quan về ngành giày da Việt Nam......................................................... 16

1.1.2.


Sự phát triển của ngành giày Việt Nam hiện nay.......................................... 17

1.2. Tổng quan về Nike .................................................................................................. 20
1.2.1.

Tổng quan về nhà máy VT2 và VT ............................................................... 22

1.2.1.1. Tổng quan về nhà máy VT2 ...................................................................... 22
1.2.1.2. Tổng quan về nhà máy VT ......................................................................... 22
1.2.2.

Tóm tắt quy trình sản xuất của nhà máy VT2 và VT .................................... 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI
RO…. ........................................................................................................................... ..27
2.1. Tổng quan về chất thải nguy hại (CTNH) ............................................................... 27
2.1.1.

Định nghĩa về CTNH .................................................................................... 27

2.1.2.

Phân loại chất thải nguy hại .......................................................................... 29

2.2. Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ nhà máy giày VT2 và VT ........................ 31
2.3.

Tổng quan về đánh giá rủi ro ............................................................................... 32


2.3.1.

Định nghĩa về đánh giá rủi ro ........................................................................ 32

2.3.2.

Các tiếp cận đánh giá rủi ro về sức khỏe ...................................................... 33

2.3.2.1. Phơi nhiễm và liều lượng ........................................................................... 33
2.3.2.2. Nhận biết mối nguy hại .............................................................................. 34
2.3.2.3. Đánh giá phơi nhiễm .................................................................................. 35
2.3.2.4. Đánh giá đợc tính ....................................................................................... 39
2.3.2.5. Đặc tính của rủi ro sức khỏe ....................................................................... 41
2.4. Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro ................................................. 41
2.5. Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro .......................................................................... 42


vii

2.6. Hiện trạng quản lý môi trường trong các nhà máy sản xuất giày Nike và ứng dụng
của đánh giá rủi ro trong ngành sản xuất giày ............................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KIỂM KÊ CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY VT2 VÀ VT
THUỘC HỆ THỐNG NIKE, BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI................................ 44
3.1. Các loại rác phát sinh chủ yếu từ các nhà máy sản xuất giày Nike ........................ 44
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải tại nhà máy VT2 năm 2013 ..................................... 47
3.2.1.

Hiện trạng phát sinh Upper Waste của nhà máy VT2 năm 2013 .................. 49

3.2.2. Hiện trạng phát sinh cao su thải của nhà máy VT2 năm 2013 ......................... 51

3.2.3. Hiện trạng phát sinh Hazardous Waste của nhà máy VT2 năm 2013 .............. 53
3.2.4. Hiện trạng phát sinh C – Grade của nhà máy VT2 năm 2013 .......................... 55
3.3. Hiện trạng phát sinh chất thải tại nhà máy VT năm 2013 ....................................... 56
3.3.1. Hiện trạng phát sinh Upper Waste của nhà máy VT năm 2013........................ 59
3.3.2. Hiện trạng phát sinh cao su thải của nhà máy VT năm 2013 ........................... 60
3.3.3. Hiện trạng phát sinh Hazardous Waste của nhà máy VT năm 2013 ................ 62
3.3.4. Hiện trạng phát sinh C – Grade của nhà máy VT năm 2013 ............................ 64
3.4.

Phân tích, kiểm kê dòng thải phát sinh từ nhà máy VT2 và VT .......................... 66

3.4.1. Phân tích, kiểm kê dòng thải từ nhà máy VT2…………………………….66
3.4.2. Phân tích kiểm kê dòng thải từ nhà máy VT .................................................... 70
3.4.3. So sánh lượng thải của hai nhà máy 3.4.3.1. Các thông số sản xuất của nhà
máy VT2 ......................................................................................................................... 74
3.4.3.2. Các thông số sản xuất của nhà máy VT ..................................................... 75
3.4.3.3. So sánh hiệu quả sản xuất và phần trăm thải của hai nhà máy ................. 76
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI, CHẤT ĐỘC
HẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................ 79
4.1. Nhận biết mối nguy hại ........................................................................................... 79
4.1.1.

Đặc tính đợc hại và đường dẫn qua da .......................................................... 79


viii

4.1.2. Đặc tính đợc hại và đường dẫn qua đường hô hấp ........................................... 80
4.4. Đánh giá rủi ro của MEK và cyclohexanone qua đường hô hấp ............................ 83
4.5. Đánh giá phơi nhiễm qua da .................................................................................... 84

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢM THẢI, GIẢM CHI PHÍ XỬ LÝ
VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO ........................................................................................ 88
5.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................... 88
5.1.1.

Thay thế công nghệ cắt khuôn bằng công nghệ lazer ................................... 88

5.1.2.

Thiết kế cân hạt cao su và thổi hạt cao su vào khuôn tự động ...................... 89

5.1.3. Thiết kế hệ thống rửa khuôn in tự động và đổi sơn, mực in ............................. 89
5.1.4. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhuộm đế airbag ......................................... 90
5.2. Giải pháp quản lý ................................................................................................... 91
5.2.1.

Phương án tái chế nguyên vật liệu thải ......................................................... 91

5.2.2.

Xây dựng phần mềm quản lý rác thải ........................................................... 93

5.3.

Giải pháp đào tạo và truyền thông ....................................................................... 93

5.4.

Phương án giảm thiểu rủi ro ................................................................................ 93


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 95
1. Kết luận ................................................................................................................... 95
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 100


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Dòng vật chất trong nhà máy sản xuất giày ........................................................ 9
Hình 2: Mơ hình đánh giá rủi ro..................................................................................... 11
Hình 3: Kịch bản đánh giá rủi ro .................................................................................... 15
Hình 1.1: Logo Nike ...................................................................................................... 21
Hình 1.2: Quy trình sản xuất giày thành phẩm tại nhà máy VT2 .................................. 20
Hình 1.3: Quy trình sản xuất Upper tại nhà máy VT2 và VT ........................................ 21
Hình 1.4: Quy trình sản xuất đế ngồi (outsole) ............................................................ 22
Hình 1.5: Quy trình sản xuất đế trong ............................................................................ 23
Hình 1.6: Quy trình in lụa .............................................................................................. 24
Hình 1.7: Quy trình Fuse ................................................................................................ 25
Hình 2.1: Các tuyến phơi nhiễm .................................................................................... 34
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa NOAEL và LOAEL .......................................................... 40
Hình 3.1: Đồ thị sản lượng sản xuất (đôi) của nhà máy VT2 năm 2013 ....................... 49
Hình 3.3: Đồ thị cao su thải (kg) và cao su thải/đơi (g) của nhà máy VT2 năm
2013…………. ............................................................................................................... 52
Hình 3.4: Đồ thị Hazardous Waste (kg) và Hazrdous Waste/đôi (g) của nhà máy VT2
năm 2013 ........................................................................................................................ 53
Hình 3.5: Đồ thị phát sinh C – Grade (kg) và C – Grade/đôi (g) của nhà máy VT2 năm
2013… ...................................................................................................................... …..55
Hình 3.6 : Đồ thị sản lượng (đôi) của nhà máy VT năm 2013 ...................................... 58

Hình 3.7: Đồ thị Upper Waste (kg) và Upper Waste/đơi (g) của nhà máy VT năm
2013… ............................................................................................................................ 59
Hình 3.8: Đồ thị cao su thải (kg) và cao su thải/đơi (g) của nhà máy VT năm 2013 .... 61
Hình 3.9: Đồ thị Hazardous Waste (kg)và chỉ số Hazardous Waste/đôi của nhà máy
VT trong năm 2013 ........................................................................................................ 62


x

Hình 3.10: Đồ thị phát sinh C – Grade (kg) và chỉ số C – Grade/đôi (g) của nhà máy
VT năm 2013.................................................................................................................. 64
Hình 3.11: Dòng chảy sản xuất và phát thải thực tế của nhà máy VT2 ......................... 69
Hình 3.12: Dòng chảy sản xuất và phát thải của nhà máy VT....................................... 73
Hình 4.1: Khu vực in lụa của nhà máy VT .................................................................... 79
Hình 4.2: Lấy mẫu tại xưởng in lụa nhà máy VT .......................................................... 81
Hình 4.3: Lấy mẫu tại xưởng in lụa VT2 ....................................................................... 81
Hình 5.1: Mẫu hình vật liệu thải sau khi cắt .................................................................. 88
Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải nḥm đế ................................................... 91
Hình 5.3: Sân cỏ nhân tạo làm từ cao su thải ................................................................. 92
Hình 5.4: Cấu tạo thảm cao su ....................................................................................... 92
Hình 5.5: Đệm bằng cao su ............................................................................................ 93


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường 8 tháng
đầu năm 2013 ................................................................................................................. 18
Bảng 2.1: Các loại chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy VT2 và VT...................... 31
Bảng 3.1: Chất thải rắn không nguy hại phát sinh từ nhà máy VT2 và VT................... 44

Bảng 3.2: Các loại CTNH phát sinh từ nhà máy VT2 và VT ........................................ 46
Bảng 3.3: Số liệu thải tại nhà máy VT2 năm 2013 ........................................................ 48
Bảng 3.4: Số liệu thải tại nhà máy VT năm 2013 ......................................................... 57
Bảng 3.5: Các thông số NVL sản xuất đế trong của giày theo lý thuyết tại nhà máy
VT2…............................................................................................................................. 66
Bảng 3.6: Các thông số NVL sản xuất đế ngoài của giày theo lý thuyết tại nhà máy
VT2…............................................................................................................................. 67
Bảng 3.7: Các thông số NVL sản xuất upper của giày theo lý thuyết tại nhà máy
VT2…............................................................................................................................. 68
Bảng 3.8: Các thông số NVL sản xuất đế ngoài của giày theo lý thuyết tại nhà máy
VT…............................................................................................................................... 70
Bảng 3.9: Các thông số NVL sản xuất đế trong của giày theo lý thuyết tại nhà máy
VT…............................................................................................................................... 71
Bảng 3.10: Các thông số NVL sản xuất upper của giày theo lý thuyết tại nhà máy
VT…............................................................................................................................... 72
Bảng 3.11: So sánh hiệu quả sản xuất của hai nhà máy VT2 và VT ............................. 76
Bảng 4.1: Kết quả phân tích nồng đợ MEK và Cyclohexanone tại xưởng in lụa VT và
VT2…............................................................................................................................. 80


xii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Upper: phần trên của giày
Upper Waste: rác thải từ quá trình làm upper.
Upper Waste/đơi: lượng rác thải trung bình/đơi từ q trình làm upper.
C – grade: hàng lỗi bao gồm: giày thành phẩm lỡi, upper lỡi
C – grade/đơi: lượng hàng lỡi trung bình trên đôi
Hazardous Waste: các loại chất thải nguy hại, bao gồm: hóa chất thải, giẻ lau
hóa chất, dung dịch thải nhuộm…

NVL: Nguyên vật liệu
Hazardous Waste/đôi (HW/đôi): lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình
trên đơi.
HI (Hazard Index): chỉ số nguy hại
LEFASO: Hiệp hợi da giày Việt Nam
UNEP: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc
RCRA: Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ
EPA: Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ


xiii

HERA: Tổ chức đánh rủi ro sức khỏe và môi trường của châu Âu

CTNH: Chất thải nguy hại.
MEK: Methyl ethyl ketone
Htp : hiệu suất sản xuất toàn phần.
Hupper: hiệu suất sản xuất upper
Hcs : hiệu suất sản xuất đế cao su.
Hpl : hiệu suất sử dụng phụ liệu.
HW: chỉ số phát sinh chất thải nguy hại trên một đôi giày
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
ADDinhalation (average daily dose – mg/kg.ngày): liều phơi nhiễm trung bình
hàng ngày đối với chất khí khơng gây ung thư qua đường hơ hấp
ADD

skin

(average daily dose – mg/kg.ngày): liều phơi nhiễm trung bình hàng


ngày đối với chất khí khơng gây ung thư qua da.
ADDtotal (average daily dose – mg/kg.ngày): liều phơi nhiễm trung bình hàng
ngày đối với chất khí khơng gây ung thư qua da và qua đường hô hấp.
NOAEL (No observed adverse effect level): Liều lượng gây ảnh hưởng không
quan sát được.


xiv

LOAEL (Low observed adverse effect level): liều lượng thấp nhất gây mức độ
ảnh hưởng thấp nhất có thể quan sát được.
RfDMEK (Reference Dose) (mg/kg-ngày): Liều lượng tham chiếu của MEK
RfCMEK (Reference Concentration) (mg/kg-ngày): Nồng độ tham chiếu của
MEK
RfDcyclohexanone (mg/kg-ngày): Liều lượng tham chiếu của cyclohexanone
RfCcyclohexanone (mg/kg-ngày): Nồng độ tham chiếu của cyclohexanone
LADD: Lifetime Average Daily Dose/ Liều lượng trung bình hàng ngày trong
suốt thời gian sống.


xiii


1

MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Nike là mợt tập đồn sản xuất dụng cụ thể thao lớn trên thế giới, những sản


phẩm mang thương hiệu Nike ln khốc lên mình chất lượng nổi trội so với các
thương hiệu khác. Để có được những sản phẩm chất lượng cao ấy, Nike và các đối tác
đã cùng nhau nghiên cứu để rồi sản xuất ra những đơn hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Một trong những sản xuất đã làm nên thương hiệu Nike, đó chính là giày thể thao. Các
siêu sao quốc tế như Michael Jordan, Tiger Wood, Cristiano Ronaldo… đã và đang tin
dùng những đôi giày Nike với kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt nhưng không kém phần chất
lượng.
Những năm gần đây, các cơng ty nước ngồi đặt tại Việt Nam liên tục trở thành
đối tác gia cơng giày cho tập đồn Nike, điển hình như: Tae Kwang Vina, Chang Shin,
Pou Cheng, Pou Sung, Việt Vinh… Những công ty lớn này đã tạo điều kiện làm việc
cho hàng trăm ngàn lao động tại Việt Nam (Global Strategic Positioning of Nike,
2011).
Theo các chuyên gia, ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp nội địa chưa
phát huy được tiềm lực, thậm chí đang mất dần những lợi thế đã có. Trước ngưỡng cửa
hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như ngành dệt may, các
doanh nghiệp sản xuất giày đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về cạnh tranh với
hàng Trung Quốc (LEFASO, 2011).
Đứng trước những khó khăn ấy, ngành giày da Việt Nam đã liên tục có những
chiến lược khuyến khích đầu tư lớn hơn. Đặc biệt là sự hợp tác của tập đoàn Nike với
các đối tác gia công. Tuy nhiên, các đối tác đầu tư này mặc dù nhà máy đặt tại Việt
Nam nhưng hầu hết họ đều là những nhà đầu tư có 100% vốn nước ngoài như: Tae
Kwang vina, Chang Shin…


2

Mặc dù tập đồn Nike ln đề ra những tiêu ch̉n mơi trường, an tồn và sức
khỏe (Nike CLS), từ đó áp dụng cho các nhà máy đối tác. Tuy nhiên, thực tế các nhà
máy đối tác chỉ quan tâm duy nhất đến vấn đề sản xuất, các vấn đề về môi trường chỉ là

thứ yếu. Bên cạnh đó, lực lượng sản xuất cũng như các quản lý môi trường an tồn, sức
khỏe và mơi trường ít có những người có trình đợ chun mơn. Đa số dựa trên kinh
nghiệm để làm việc. Vì vậy, việc thiếu sót cũng như sai sót trong vấn đề quản lý mơi
trường, an tồn và sức khỏe đã tồn tại từ rất lâu nơi các nhà máy sản xuất giày Nike.
Đặc biệt, việc phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất đang trở thành vấn
đề nhức nhối.
Tuy vậy, những năm trở lại đây, với chính sách thu hút nhân tài, các nhà máy
Nike đã tuyển cho nhà máy với các nhân viên có chuyên môn. Bên cạnh đó, đã bắt đầu
có sự đầu về công nghệ sản xuất mới thay cho những cơng nghệ sản xuất cũ. Ví dụ: các
chùn sản xuất cơ bản nay đã được chuyển sang chuyền NOS, từ đó đã làm giảm đáng
kể lượng vật liệu thất thốt trong q trình sản xuất.
Đại diện cho mợt trong những tập đoàn lớn của nước ngoài hiện đang đầu tư về
lĩnh vực sản xuất giày Nike đó là tập đoàn T2 của Hàn Quốc với tên đại diện tại Việt
Nam đó là Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial. Với hệ thống nhà máy sản
xuất giày Nike từ khâu làm mũ giày, đế và hoàn chỉnh trở thành giày thành phẩm đặt ở
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Tây
Ninh. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống nhà máy sản xuất Nike của tập đoàn T2 đặt tại
thành phố Biên Hòa được xem làm nhà máy kiểu mẫu cho khu vực châu Á với công
suất của 3 nhà máy tại thành phố Biên Hòa lên đến 1.8 triệu đôi/ tháng (theo ĐTM của
nhà máy VT, cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy SKH và VT2)
Gắn liền với những sản phẩm Nike chất lượng cao này, đó chính là lượng phát
thải rất lớn và đáng lưu tâm. Rác thải của các nhà máy sản xuất giày Nike gồm có: rẻo
da thuộc, giẻ lau hóa chất… Đi liền với đó là sự ảnh hưởng từ chất thải nguy hại đến
sức khỏe của người lao động. Và một vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là chưa có một


3

đánh giá rủi ro sức khỏe mơi trường về tính nguy hại của các loại chất thải, hóa chất
nguy hại sử dụng trong quá trình sản xuất.

Các loại vật liệu thải từ sản xuất được chuyển xuống trung tâm phế liệu, từ đó
đem đi xử lý và không có những thống kê chính xác để đưa ra những kế hoạch giảm
thải cho các cơng đoạn sản xuất. Việc phân tích, kiểm kê chất thải phát sinh không chỉ
làm cho nhà máy nắm bắt được thực tế phát sinh chất thải mà còn có thể đưa ra những
định hướng giảm thải, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó, trong các công đoạn sản xuất có rất nhiều các công đoạn có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên, tại các nhà máy Nike hiện nay
chưa có những đánh giá rủi ro sức khỏe từ các chất ô nhiễm đến người lao động làm
việc tại các công đoạn phát sinh chất ơ nhiễm.
Chính vì vậy, đề tài được chọn sẽ giải quyết vấn đề xác định lượng phát thải của
các phần chế tạo thành một đôi giày, phân tích kiểm kê lượng thải của nhà máy và
đánh giá rủi ro sức khỏe của các chất thải ô nhiễm từ công đoạn phát sinh chủ yếu chất
thải nguy hại.
2.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngành giày da những năm gần đây phát triển với một tốc độ cao hơn hẳn so với

những năm trước đây: kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2013 tăng 14.95%
so với cùng kỳ năm 2012 (theo Lefaso, tháng 9 năm 2013). Sự phát triển này cũng đi
đều với một lượng thải lớn từ các nhà máy sản xuất giày. Đối với chất thải rắn như: rẻo
Eva, vải, da nhân tạo… và đối với chất thải nguy hại như: sơn thải, giẻ lau hóa chất,
hóa chất hết hạn… Sự gia tăng phát triển của ngành giày da, để mỗi năm sản xuất ra
hàng trăm triệu đôi giày mang thương hiệu Nike, đi kèm đó lượng phát thải kia cũng
trở thành một vấn đề môi trường đáng lo ngại.
Các nhà máy Nike hiện tại khơng phân tích kiểm kê các loại rác thải trên từng
các bộ phận cấu tạo nên một đôi giày mà chỉ quan tâm đến chi phí xử lý hàng tháng
cho các loại rác thải này là bao nhiêu. Do đó, việc phân tích kiểm kê đang trở nên quan



4

trọng hơn bao giờ hết. Phân tích, kiểm kê sẽ giúp cho các nhà máy nắm rõ được lượng
phát thải trên từng loại thải và một chi tiết cấu thành sản phẩm phát sinh ra bao nhiêu
rác thải. Từ đó kiểm soát được lượng thải thực tế, đưa ra những kế hoạch giảm thải có
hiệu quả cao cho các công đoạn. Không những vậy, nhà máy còn có thể đưa ra những
kế hoạch tái chế các loại thải, giảm chi phí xử lý và hạn chế những thất thốt do bán
chất thải ra ngoài thị trường, đặc biệt là chất thải có tính nguy hại.
Hàng tháng lượng chất thải nguy hại phát sinh lên đến hàng chục tấn, trong đó
lượng giẻ lau hóa chất chiếm phần lớn trong tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh.
Đa phần giẻ lau nhiễm hóa chất của các nhà máy Nike phát sinh từ công đoạn in lụa,
tuy nhiên người làm việc phải thường xuyên tiếp xúc với loại chất thải nguy hại này.
Đặc trưng của giày thể thao Nike thường có các chi tiết in lụa trên upper. Để có được
các chi tiết in tinh xảo và bắt mắt trên phần upper, người lao động phải in thủ công
bằng hóa chất qua các khuôn in để có được những chi tiết in vừa ý. Ngoài ảnh hưởng
của các loại hóa chất in trong khi in thì bên cạnh đó, việc rửa khn cũng góp phần ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người lao động tại khu vực này.
Trong ngành da giày hiện nay, đang sử dụng rất nhiều các loại hóa chất từ công
đoạn dán giày đến in các chi tiết trên giày, sử dụng các loại hóa chất gốc dầu để pha
trộn, tẩy rửa.
Hiện tại, một số nhà máy sản xuất giày ở Việt Nam đã áp dụng công tác đánh
giá rủi ro nhưng tất cả chỉ dựa trên việc cho điểm cảm tính theo tiêu chuẩn ISO 18001
(quản lý rủi ro, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, chưa thể hiện được mức độ rủi ro một
cách định lượng của chất ô nhiễm trong môi trường lao động
Việc xây dựng một phương pháp định lượng nhằm ước lượng mức độ rủi ro của
một số hóa chất (được xác định là mối nguy) đối với người lao động là một xu thế
không mới ở nước ngoài nhưng lại khá mới ở Việt Nam. Chính vì thế, đề tài đã mạnh
dạn nghiên cứu mơ hình đánh rủi ro trong cơng nghiệp da giày, cụ thể tại hai công ty
thuộc hệ thống Nike, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.



5

Và những lý do trên đã thúc đẩy việc phải thực hiện công tác đánh giá rủi ro với
hai loại khí thải đặc trưng này.
Giẻ lau nhiễm hóa chất từ công đoạn in lụa chứa những thành phần hơi hóa chất
thải nguy hại như: MEK, cyclohexanone… Vậy những người lao động làm việc tại khu
vực này bị ảnh hưởng như thế nào đối với hơi hóa chất phát sinh từ công đoạn in lụa
này? Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về việc đánh giá phơi nhiễm, rủi ro tại
công đoạn này. Tất cả chỉ dừng lại mức nghi vấn, chưa đánh giá được mức độ ảnh
hưởng như thế nào đối với sức khỏe của người lao động.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, công nhân làm việc với
chất thải nguy hại, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ độc hại nguy hiểm nổi bật là các
tác nhân hóa học bao gồm kim lọai nặng, dung môi hữu cơ, chất phóng xạ, … và sinh
học bao gồm vi khuẩn vi, rút, nấm, và ảnh hưởng đến sức khỏe từ tình trạng cấp tính
như kích thích mắt , mũi họng, … đến tình trạng mãn tính như sũn, hơ hấp mãn tính,
ung thư hay các dị dạng ở trẻ em (Ashcroft J – A và Hotchkiss S.A.M, 1996); (Api.A.M
và Ford.R.A, 1999) … Bên cạnh đó các tác nhân sinh học trong nước thải cũng gây nên
các bệnh viêm nhiễm do tiếp xúc với vi khuấn và vi rút trong nước thải (B.Jolibois,
M.Guerber, S.Vassal, 2002). Ngồi ra, cơng nhân làm việc với chất thải nguy hại
thường tiếp xúc với các tác nhân hóa học và sinh học qua đường hô hấp và da, và tùy
theo thể loại cũng như nồng độ của các chất hóa học gây nên những hậu quả trên
đường hô hấp và da.
Từ các lý do trên, việc “Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi
của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” trở nên hết sức cần thiết. Kết quả của đề tài sẽ
góp phần cung cấp một phương pháp tiếp cận khá mới trong quản lý rủi sản xuất công
nghiệp, đồng thời làm cơ sơ khoa học cho các nhà quản lý của Nike tham khảo trước
khi đưa ra các giải pháp nhằm quản lý chất thải và rủi ro sức khỏe cho các công ty
thuộc hệ thống Nike.



6

3.

Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào bốn mục tiêu cụ thể sau:


Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn của các nhà máy sản xuất giày
thể thao của tập đồn Nike: chất thải rắn cơng nghiệp và chất thải nguy
hại.



Phân tích kiểm kê chất thải cơng nghiệp tại nhà máy VT và VT2 thuộc hệ
thống Nike Việt Nam, thuộc Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.



Đánh giá rủi ro của chất thải nguy hại đến người làm việc với các chất
thải nguy hại phát sinh từ sản xuất: cụ thể là chọn một loại chất thải nguy
hại đặc trưng và có lượng phát thải nhiều nhất.




Đề xuất phương án giảm thiểu phát sinh chất thải rắn và giảm mức độ rủi
ro đến người lao động làm việc với chất thải nguy hại.

3.2.

Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết được các mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dung sau:


Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu liên quan đến đề tài, bao

gồm:
 Thu thập số liệu rác thải từng tháng và biên soạn lại: căn cứ trên lượng
thải nhập vào nhà rác của nhà máy.
 Thu thập sản lượng thực tế sản xuất của nhà máy VT2 và VT từ tháng 1
đến tháng 8 năm 2013.
 Thu thập bảng đánh giá khía cạnh tác đợng đáng kể.


Nợi dung 2: Khảo sát và đánh giá lượng phát thải của các nhà máy sản
xuất giày thể thao của Nike:
 Thu thập tài liệu về quá trình sản xuất giày thể thao Nike: quy trình sản
xuất đế giày, upper và các công đoạn phụ khác.


7

 Tìm ra sự khác nhau về sản xuất của hai nhà máy VT2 và VT: đặc trưng
về giày thành phẩm, đặc trưng cấu thành những đôi giày thành phẩm.

 So sánh lượng phát thải ở các nhà máy khác nhau: VT, VT2.


Nợi dung 3: Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp phát sinh tại nhà
máy VT2 và VT:
 Xác định lượng Upper Waste, C – Grade, cao su thải, HW của hai nhà
máy VT2 và VT.
 Xác định lượng thải/đôi của từng nhóm thải.
 Xây dựng dòng chảy sản xuất và lượng thải thực tế.
 Tìm hiểu điểm yếu về phân tích, kiểm kê của hai nhà máy VT2 và VT
qua dòng chảy sản xuất.



Nội dung 4: Tiến hành đánh giá mức rủi ro ảnh hưởng đến người lao
động đối với chất thải nguy hại đặc trưng: MEK (Methyl Ethyl Ketone),
cyclohexanone:
 Nhận biết mối nguy.
 Đánh giá phơi nhiễm.
 Đánh giá đợc tính.
 Xác định đặc tính rủi ro.



Nội dung 5: Dựa trên mức độ phát thải của các nhà máy giày Nike, từ đó
đề xuất các giải pháp ứng dụng phân tích, kiểm kê chất thải và giảm thiểu
ô nhiễm, rủi ro đến môi trường và sức khỏe của người lao động:
 Giải pháp quản lý.
 Giải pháp kỹ thuật.
 Giải pháp đào tạo và truyền thông.


3.3.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin


8

Thu thập tài liệu tổng quan về ngành giày Việt Nam.
Thu thập tài liệu tổng quan về tập đoàn Nike, đặc biệt là các nhà máy sản xuất
giày tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể ở đây là hai nhà máy: VT,
VT2.
3.3.2. Phương pháp so sánh
Căn cứ theo QĐ 3733 – 2002/BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao
động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, so sánh kết quả đo đạc với tiêu
chuẩn cho phép trong môi trường lao động
Căn cứ theo thông tư số 12/2011/TT – BTNMT về quản lý chất thải nguy hại,
sắp xếp các loại thải theo mã số CTNH.
3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa
Tham quan các nhà máy VT, VT2 để biết về quy trình sản xuất.
Tìm hiểu về quy trình nhập rác về Trung Tâm Phân Định Vật Liệu Tái Chế, quy
trình xuất rác của VT, VT2.
Tìm hiểu về sự phát thải: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải
nguy hại.
3.3.4. Phương pháp phân tích hệ thống
Để sản xuất ra một đôi giày cần phải qua nhiều công đoạn để sản xuất ra nhiều
bộ phận. Từ đó mới có thể lắp ghép thành một đôi giày thành phẩm. Dựa trên phương
pháp phân tích hệ thống, quy trình sản xuất giày thành phẩm của nhà máy và thực tế

khảo sát, từ đó đưa ra được dòng chảy sản xuất của hai nhà máy VT2 và VT.
3.3.5. Phương pháp phân tích dòng vật chất
Phân tích những yếu tố cấu thành những đơi giày thành phẩm của nhà máy VT2
và VT. Tính toán khối lượng của từng chi tiết để sản xuất ra giày thành phẩm.


×