Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường nước sông thị vải trong những năm gần đây đạon chảy qua huyện tân thành tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 90 trang )

Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chảy qua
địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh với diện tích lưu
vực là 394 km2.
Sơng Thị Vải dài khoảng 46km, lịng sơng sâu (trung bình 30 – 50 m) và rộng
(trung bình 300 – 800 m) nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đặc biệt là
xây dựng các cảng nước sâu. Vùng tả ngạn sơng Thị Vải có trục quốc lộ 51 - tuyến
đường huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâm kinh tế lớn
như TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa cùng với hệ thống cảng nước sâu thì q trình
phát triển cơng nghiệp và cảng dọc theo lưu vực sơng là điều tất yếu.
Q trình phát triển công nghiệp trong khu vực đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế
cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung (như tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước qua thuế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động…) mặt
khác lại là nguyên nhân làm gia tăng các hoạt động xấu, làm nảy sinh nhiều vấn đề
tiêu cực đối với môi trường, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước
sông Thị Vải.
Thực tế, nước thải tại các khu công nghiệp đã làm cho nước sông Thị Vải bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là từ khu vực cảng Phú Mỹ trở lên Nhơn Trạch. Điều
đó được thể hiện qua màu nước sơng đã bị chuyển sang màu đen và có mùi hơi thối
rất khó chịu, các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, hệ động thực vật thủy sinh và động vật đáy bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng
xấu cả về thành phần và số lượng loài. Tuy nhiên từ sau năm 2008, khi vụ việc vi
phạm của công ty Vedan bị phát hiện và ngăn chặn, công tác quản lý và bảo vệ môi
trường trên lưu vực sông Thị Vải diễn ra chặt chẽ hơn, đã có nhiều hệ thống xử lý
nước thải được xây dựng và hoạt động. Hiện nay, các nhà máy, xí nghiệp trên lưu

1



Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

vực sơng khơng cịn xả thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra sông, chất lượng môi
trường nước sông Thị Vải đã được cải thiện rõ rệt.
Trước thực trạng về sự gia tăng các nhà máy xí nghiệp, khu cơng nghiệp dọc lưu
vực sơng, song song đó là lượng xả thải ra sông ngày càng tăng, việc nghiên cứu
hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước sông Thị Vải là hết sức cần thiết,
để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối
với môi trường. Đề tài “ Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong
những năm gần đây - đoạn chảy qua huyện Tân Thành ” được thực hiện nhằm mục
tiêu “ Khảo sát nhằm đánh giá đúng chất lượng nước sông Thị Vải trong những
năm gần đây, đánh giá tác động của các chất ô nhiễm lên nguồn nước, ảnh hưởng
đến chất lượng nước, đến mơi trường sống.Từ đó đề xuất các giải pháp khả thi
nhằm hạn chế lượng xả thải, hạn chế nồng độ ô nhiễm trong chất thải, có các biện
pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp hơn để bảo vệ và cải thiện môi trường nước
sông Thị Vải ”.
2. Nội dung nghiên cứu
-

Tổng quan về điều kiện tự nhiên của sông Thị Vải: khí tượng, thủy văn, địa

chất, thủy sinh…
-

Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng.

-


Quan sát, thống kê các hoạt động dọc lưu vực sông đoạn nghiên cứu.

-

Khảo sát thực địa tại các điểm quan trắc.

-

Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường nước sông Thị Vải giai đoạn

2005 – 2011.
-

Khảo sát ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm lên môi trường, các hoạt động

khác có liên quan đến lưu vực sơng.
-

Khả năng tự làm sạch của sông Thị Vải.

2


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

-

Xây dựng biện pháp bảo vệ môi trường như biện pháp quản lý, giảm thiểu ô


nhiễm tại nguồn, giám sát ô nhiễm…
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn đánh giá chất lượng nước trên sông Thị Vải đoạn chảy qua huyện
Tân Thành.
Tổng hợp và phân tích những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trên
sông Thị Vải từ thượng nguồn đến khu vực hợp lưu Thị Vải – Gò Gia.
4. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp được sử dụng để thực hiện luận văn này:
-

Thu thập và tổng hợp tài liệu: các số liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất,

hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội…được thu thập và tổng hợp cho phù hợp với
giới hạn của đề tài.
-

Lựa chọn các thông số giám sát: lựa chọn một số thông số đặc trưng dựa trên

đặc điểm của các nguồn thải chính có khả năng làm biến đổi chất lượng nước sông
Thị Vải gồm: nhiệt độ, TSS, pH, DO, BOD 5, COD, N-NH4+, N-NO3-, N-NO2-, tổng
N, tổng P…Các thơng số được phân tích tại Trung tâm Quan trắc và Kĩ thuật Môi
trường bằng các phương pháp như trong bảng 3.4.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đây:
-

Đánh giá hiện trạng diễn biến môi trường chất lượng nước sông Thị Vải giai

đoạn 2005 – 2011 đoạn chảy qua huyện Tân Thành.
-


Từ đó, xây dựng các biện pháp giám sát, giảm thiểu ô nhiễm, lực chọn biện

pháp quản lý môi trường theo lưu vực và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trên
sông Thị Vải.

3


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ SƠNG THỊ VẢI
Sơng Thị Vải là một nhánh sơng nằm ở phía Đơng Nam của hệ thống sơng Đồng
Nai – Sài Gịn, thuộc địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí
Minh. Phía thượng lưu sơng Thị Vải gồm suối Cả (khoảng 41 km), suối Le (khoảng
19 km) và khoảng 40 kênh rạch lớn nhỏ xen kẽ với các khu rừng ngập mặn. Phần
chính của sơng Thị Vải chảy qua địa phận huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và
huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) với diện tích lưu vực khoảng 394 km 2.
1.1.

Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Địa hình
Lưu vực sơng Thị Vải có địa hình tương đối bằng phẳng, tương đối cao ở phía
Đơng và Đơng Bắc (trung bình khoảng 10 – 100 m), thấp dần về phía Tây Nam.
Khu vực Nam và Tây Nam sông Thị Vải là vùng đầm lầy (bị ngập triều) trũng thấp
với độ cao trung bình chỉ khoảng 0 – 2 m.

Sơng Thị Vải nằm trong vùng chí tuyến Bắc, có vị trí địa lý 10 029’ vĩ độ Bắc và
107010’ kinh độ Đông.

4


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Hình 1.1. Bản đồ sông Thị Vải đoạn khảo sát

5


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

1.1.2. Đặc điểm khí tượng
Với vị trí địa lý như trên nên đặc điểm khí hậu mang tính chất khí hậu ven biển
tương đối ổn định, nắng nóng, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt:
-

Mùa khơ: (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) chịu ảnh hưởng của gió mùa

Đơng Bắc, ít mưa .
-

Mùa mưa: (từ tháng 5 đến tháng 10) chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam,

mưa nhiều, chiếm 90% lượng mưa cả năm.



Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí trung bình năm tương đối cao và ít biến động qua các tháng

trong năm. Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhiệt khơng
khí trung bình năm tại huyện Tân Thành giai đoạn 2006 – 2011 dao động trong
khoảng 27,3 – 27,9oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (khoảng 29,5 oC), thấp nhất
vào tháng 1 (khoảng 25,4oC). Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất là khoảng 4oC.
Năm
Nhiệt độ TB năm (oC)



2007
27,9

2008
2009
2010
2011
27,3
27,7
27,7
27,5
Nguồn:Trung tâm Khí tượng Thủy Văn BR – VT

Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm tương đối trung bình cả năm ở khu vực là 77,4 – 79,9%. Trong ngày độ


ẩm khơng khí biến thiên nghịch với nhiệt độ, cao nhất vào lúc 7h sáng và thấp nhất
vào lúc 13 – 14h. Biên độ dao động của độ ẩm khơng khí trung bình giữa các tháng
trong năm khơng cao
Năm
Độ ẩm tương đối TB năm (%)



2006 2007 2008 2009 2010 2011
77,4
77,9
77,6
79,8
79,6
79,9
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn BR - VT

Tổng lượng bốc hơi

6


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Tổng lượng bốc hơi hàng năm tại khu vực trên 1200 mm với lượng bốc hơi
trung bình cao nhất vào tháng 3 (166,3 mm), thấp nhất vào tháng 10 (90,2 mm).
Lượng mưa




Lượng mưa tương đối cao, phân bố không đều trong năm, trung bình khoảng
1500 – 2000 mm/năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 7 – 9 đạt khoảng
258,5 – 234,5 mm và thấp nhất vào khoảng tháng 1,2 đạt khoảng dưới 1mm. Trên
80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa
Năm
Lượng mưa TB năm (%)

2006
2007
2008
2009
2010
2011
1153,7 1520,0 1389,1 1158,1 1421,9 1383,5
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn BR - VT

Chế độ gió



Gió biến đổi quanh năm cả về hướng và giá trị, chịu ảnh hưởng của hai loại gió
chính là gió mùa mưa và gió mùa khơ:
-

Vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chủ yếu là gió mùa Tây

Nam, Tây – Tây Nam với vận tốc trung bình khoảng 2 – 4 m/s, mang theo nhiều hơi
nước và gây mưa nhiều.

-

Vào các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) chủ yếu là gió mùa Đơng,

Đơng - Bắc mang ít hơi nước.
-

Hướng gió chuyển tiếp giữa hai mùa là hướng Đông – Đông Nam.

1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Sông Thị Vải bắt nguồn từ suối Bưng Môn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)
kéo dài đến cửa Cái Mép (huyện Tân Thành, tỉnh BR – VT ) và cuối cùng đổ ra vịnh
Gành Rái với tổng chiều dài sông khoảng 46 km. Tại hạ lưu của sơng có một số
nhánh nối với hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai như Tắc Nha Phương, sơng Gị
Gia. Có 4 phụ lưu đổ vào sơng Thị Vải là: sơng Sóc, sơng Quýt, sông Nước Lớn,

7


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

sông Chân. Ngồi các phụ lưu trên cịn có một số suối nhỏ đổ vào với lưu lượng
không đáng kể.
Sông Thị Vải có phần thượng nguồn rất nhỏ bé và có thể coi nó là một con sơng
cụt nếu so sánh ảnh hưởng của phần thượng nguồn này với ảnh hưởng của phần hạ
nguồn.
Sông Thị Vải là một hệ thống tương đối biệt lập nhờ các giáp nước và nối với
vịnh Gành Rái. Vịnh này là một vùng biển nông và tương đối khép kín. Đường bờ
sơng Thị Vải khá quanh co.

Sơng Thị Vải khơng có các mùa kiệt và mùa lũ tương ứng với hai mùa khô và
mùa mưa như các sông khác trong vùng Nam bộ. Ở đây chỉ có thể có các cơn lũ
quét nhỏ, thời gian ngắn hay sự ngập úng do mưa lớn tại chỗ, tuyệt đối khơng có lũ
dài ngày do nước trên thượng nguồn đổ về.
Bảng 1.1: Các yếu tố đặc trưng của hệ thống sơng Thị Vải
Tên sơng
Sóc
Qt Nước Lớn Chân Thị Vải
Cao độ nguồn
175
125
100
50
265
Chiều dài sông (km)
16
16
21
24
76
Chiều dài lưu vực (km)
16
14
16
23
55
Chiều rộng các phụ lưu (km)
1,4
3,5
6

3,6
14
2
Diện tích lưu vực (km )
23
48,6
96
81,8
120
2
Diện tích giữa các phụ lưu (km )
16,4
30,8
68,4
53,3
76,5
Hệ số uốn
1,24
1,25
1,38
1,48
1,61
Nguồn: Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi Nam bộ


Mức ngập nước và dịng chảy
Đối với sơng Thị Vải, hiệu ứng ngập nước do mưa và do nước từ thượng nguồn

đã bị che lấp hoàn toàn bởi yếu tố thủy triều. Mức ngập nước tại đây được hiểu là
mức ngập triều thuần túy, chế độ ngập phụ thuộc tính chất bán nhật triều không đều.

Độ lớn mực nước dao động trong ngày triều cường có thể đạt tới 400 cm, cường
suất các cưỡng bức của thủy triều về phía biển đối với sơng Thị Vải trong thời kì

8


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

này là rất lớn. Ngược lại vào các ngày triều kém độ dao động mực nước chỉ bằng
1/3 – 2/3 thời kì triều cường. Độ lớn của triều vào những ngày chuyển tiếp là
khoảng 250 – 300 cm.
Tại khu vực gần cửa sơng (Cái Mép), dịng chảy vào có hướng Bắc – Tây Bắc
với vận tốc cực đại khoảng -59,4 cm/s (cực tiểu -24,0 cm/s), lưu lượng cực đại
khoảng -8,384 m3/s (cực tiểu khoảng -3,054 m3/s). Dịng chảy ra có hướng Nam –
Đông Nam với vận tốc cực đại khoảng +90,8 cm/s (cực tiểu khoảng +62,8 cm/s),
lưu lượng cực đại khoảng +11,236 m3/s (cực tiểu khoảng +7,252 m3/s). Tại khu vực
Gò Dầu, dịng chảy vào có hướng Đơng Bắc với vận tốc cực đại -54,2 cm/s (cực
tiểu -9,3 cm/s) và lưu lượng cực đại khoảng -3,129 m 3/s (cực tiểu -0,572m3/s), dịng
chảy ra có hướng Tây Nam với vận tốc cực đại khoảng +80,7 cm/s (cực tiểu +4,3
cm/s) và lưu lượng cực đại khoảng +5,034 m3/s (cực tiểu +188 m3/s).


Chế độ thủy triều

Diễn biến mực nước lên xuống theo thủy triều
Triều lên lúc 4 – 9h sáng và 16 – 23h đêm, triều xuống lúc 9 – 16h và 23 – 4h
sáng hơm sau. Mực nước sơng trung bình thay đổi từ 39 – 35 cm. Mực nước cao
nhất đã quan trắc được là +180 cm, mực nước thấp nhất là -329 cm. Giá trị trung


9


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

bình của độ lớn thủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465 cm và độ lớn
thủy triều nhỏ nhất là 141 cm. Lưu lượng nước cực đại pha triều rút là 3.400 m 3/s.
Lưu lượng nước cực đại pha triều lên là 2.300 m 3/s. Lưu lượng nước mùa khô là
200 m3/s, thấp nhất 40 – 50 m3/s. Lưu lượng nước mùa mưa 350 – 400 m3/s.
Mùa triều kiệt (tháng 6 và tháng 7) và mùa triều cường (tháng 11 và tháng 12)
trên thềm lục địa Nam bộ đồng thời cũng là mùa nước cường và nước kém trên
sơng Thị Vải. Đó là thực tế về tính chất vật lý đặc biệt quan trọng đối với việc tiếp
cận và nghiên cứu chế độ thủy văn của sông Thị Vải.


Biên độ triều
Biên độ triều rất cao, khoảng 492 cm. Biên độ dao động mực nước triều tăng

dọc sông. Dây là hiện tượng lạ của một con sông, nhưng lại rất phổ biến đối với các
vịnh dài và hẹp. Điều này giúp khẳng định sơng Thị Vải có tính chất của một vịnh
biển hẹp hơn là một con sơng.
Tóm lại
Đối với sơng Thị Vải, thủy triều là cơ chế động lực quan trọng nhất trong số các
yếu tố thủy văn của sơng. Nó có vai trị quyết định đối với quá trình trao đổi vật
chất trong các thủy vực thuộc sông Thị Vải. Ảnh hưởng của thủy triều cũng chính là
ảnh hưởng của chế độ thủy văn nói chung đối với diễn biến môi trường tại khu vực
này. Ảnh hưởng này thể hiện ở ba cơ chế chính: cơ chế ngập nước, cơ chế vận
chuyển của nước và vật chất theo pha triều.


1.1.4. Đặc điểm địa chất

10


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Theo báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ
Đơng Tp.HCM năm 1994 cho thấy phần lớn diện tích lưu vực sơng Thị Vải đợc phủ
bởi các trầm tích thềm sơng, thềm biển hệ Đệ Tứ gồm các phân vị địa tầng sau:


Thống Pleistocen, phụ thống hạ - phần trên:
Gồm các trầm tích hỗn hợp sông - biển (amQI3tb) phân bố tại vùng trũng cửa

sông trong khu vực Vũng Tàu - Cần Giờ và hồn tồn khơng lộ ra trên mặt. Trầm
tích có đặc điểm thường xen kẹp giữa phần thô và phần mịn theo mặt cắt đứng. Bề
dày trầm tích biến đổi, tăng dần về phía Tây Nam từ khoảng 5 – 10 m đến trên 20 –
25 m. Trong trầm tích thường chứa di tích cổ sinh với mức độ khơng đồng đều và ít
phong phú, trong đó các dạng ưu mặn chiếm đa số.


Thống Pleistocen, phụ thống trung - phụ thống thượng – phần dưới:
Gồm các trầm tích sơng - biển hỗn hợp (amQII-III1tđ): các trầm tích này phân bố

từ khu vực trung tâm bắt đầu từ Hố Nai – Trảng Bom và mở rộng về phía Nam qua
Long Thành – Nhơn Trạch kéo dài tới Vũng Tàu. Trầm tích thường có thành phần
hạt mịn chiếm ưu thế. Trong trầm tích rải rác gặp di tích thực vật và bào tử phấn hoa
không đồng đều, ở các mặt cắt vùng thấp cịn gặp cả di tích tảo nước mặn xen nước

lợ, di tích vỏ động vật biển và trừng lỗ, đặc biệt là quanh khu vực Vũng Tàu. Bề dày
trầm tích biến đổi chủ yếu trong khoảng 10 – 30 m và có thể tới 40 – 50 m trong các
mặt cắt đầy đủ ở Vũng Tàu.


Thống pleistocen, phụ thống thượng - phần trên:
Gồm các trầm tích hỗn hợp sơng - biển (am): các trầm tích đồng bằng cửa sơng

(am) của hệ tầng Củ Chi phân bố quanh khu vực Long Thành về phía Tây và Tây
Nam qua Nhơn Trạch xuống Mỹ Xuân – Phú Mỹ tạo bề mặt ngang khá ổn định từ 8
– 15 m. Đặc điểm chung của trầm tích có độ lựa chọn vừa phải, ít hạt thơ (cuội),
càng về phía Nam (từ phía Nam Nhơn Trạch trở xuống) có độ chọn lọc khá và chứa

11


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

di tích sinh vật biển như trùng lỗ và tảo nước mặn. Bề dày của trầm tích thay đổi từ
8m đến 15m và có chiều tăng dần về phía Nam.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1. Dân số - lao động
Theo số liệu thống kê năm 2006 của cục thống kê tỉnh Đồng Nai, BR – VT và
Tp.HCM, tổng diện tích các xã ven sông Thị Vải khoảng 74.546 ha, tổng dân số
96.708 người, mật độ dân số trung bình khoảng 130 người/km2.
Phần đông dân số sống ven sông Thị Vải chủ yếu dựa vào nghề nông, làm muối,

nuôi tôm và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, một số lao động có trình độ văn hóa cao
được tuyển dụng vào các khu cơng nghiệp, nhưng do mặt bằng trình độ học vấn của
dân cư ở đây còn thấp nên số lao động này không nhiều, chủ yếu làm công nhân
trong các KCN, cịn lực lượng lao động kĩ thuật cao trình độ đại học chủ yếu từ nơi
khác đến.
Bảng 1.2: Diện tích và dân số các xã ven sơng Thị Vải
Huyện
Long Thành
Nhơn Trạch
Tân Thành

Xã/thị trấn
Xã Long Phước
Xã Phước Thái
Xã Phước An
Xã Long Thọ
Xã Mỹ Xuân
Thị trấn Phú Mỹ
Xã Tân Phước
Xã Phước Hịa
Tổng cộng

Diện tích

Dân số

(ha)
(người)
4.420
12.933

1.720
15.794
14.799
7.240
2.388
7.292
37.059
19.544
3.174
20.235
5.500
8.322
5.540
10.896
74.546
96.708
Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2006

1.2.2. Văn hóa – giáo dục
Nhìn chung mặt bằng trình độ dân trí của những người trong độ tuổi lao động
trong vùng còn thấp. Đa số người dân học hết cấp 1, cấp 2 đã nghỉ học do gia đình
gặp nhiều khó khăn, và do các cơng việc lúc bấy giờ chưa địi hỏi trình độ cao (như
12


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

làm ruộng lúa, làm muối, đánh bắt thủy sản). Đây là một hạn chế trong việc tuyển
lựa cơng nhân có kĩ thuật người địa phương phục vụ cho các khu công nghiệp.

Những năm gần đây, việc đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo nghề ven lưu vực
sông Thị Vải đã được chú trọng, trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt.
1.2.3. Vệ sinh môi trường – y tế
Công tác vệ sinh môi trường trên khu vực chưa tốt: hầu hết các hộ gia đình đều
đã có nhà vệ sinh riêng nhưng phân và nước thải của các chuồng chăn ni gia cầm
gia súc cịn tùy tiện nên làm ô nhiễm môi trýờng và phát triển ruồi, muỗi gây dịch
bệnh cho khu dân cư. Hiện nay, mới chỉ có các xã dọc theo trục đường chính (như
quốc lộ 51) và những nơi đông dân cư như chợ, trường học có dịch vụ thu gom rác
thải sinh hoạt, cịn lại vẫn xả rác bừa bãi hoặc thiêu đốt tự tiện không hợp vệ sinh.
Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt vẫn chưa có nên hiện tượng ngập úng thường
xảy ra vào mùa mưa.
Công tác khám chữa bệnh ở các xã trong vùng nhìn chung tương đối tốt, hầu hết
các xã đều có trạm y tế và bác sĩ khám chữa bệnh, sức khỏa người dân được đảm
bảo.
1.2.4. Giao thông vận tải
Tuyến quốc lộ 51 nằm dọc phía Đơng sơng Thị Vải là tuyến đường huyết mạch
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa từ BR – VT về Đồng
Nai, Tp.HCM và ngược lại, thúc đẩy q trình đơ thị hóa – cơng nghiệp hóa trên địa
bàn. Nhiều tuyến đường nơng thơn trên địa bàn đã được bê tơng hóa và xây dựng
mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thơng hàng hóa.
Sơng Thị Vải tương đối rộng và sâu kéo dài trên tồn chiều dài sơng, ít bị bồi
lắng nên rất thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu, góp phần làm cho hoạt động
giao thơng đường thủy ngày càng phát triển.
1.2.5. Hoạt động kinh tế


Nông nghiệp
13



Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Song song q trình phát triển cơng nghiệp, hiện nay đất nông nghiệp đã bị thu
hẹp dần do quy hoạch chuyển sang đất xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 50%
dân số sống bằng nghề nông, chủ yếu là phát triển kinh tế vườn với nhiều loại cây
ăn trái, rau, đậu…Lúa một vụ với năng suất thấp vẫn còn được duy trì trong mùa
mưa ở các vùng đất giáp ranh giữa vùng triền gị và vùng trũng thấp của lưu vực
sơng Thị Vải.
Công nghiệp



Do thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thơng, năng lượng…và đổi mới các chính
sách nên q trình cơng nghiệp hóa phát triển rất nhanh, những năm gần đây số
lượng các khu công nghiệp đã tăng đáng kể. Ven sơng Thị Vải có rất nhiều Khu
cơng nghiệp hoạt động ở nhiều ngành như:
-

Cơng nghiệp hóa chất: superphotphate Long Thành, nhà máy sản xuất chất

tẩy rửa, nhà máy sản xuất PVC…
-

Công nghiệp chế biến thực phẩm: nhà máy Vedan, dầu thực vật Tường An,

các nhà máy chế biến bột mì…
-

Cơng nghiệp chế biến thủy tinh: thủy tinh Nhật, nhà máygốm Taicera, sứ vệ


sinh Caesar Việt Nam…



-

Công nghiệp thuộc da, dệt may.

-

Công nghiệp điện - điện tử - cơ khí.
Ni trồng và khai thác thủy sản

Nghề khai thác thủy sản mang tính truyền thống lâu đời của nhiều hộ dân tại
đây. Trước đây, nghề khai thác thủy sản rất phát triển, chủ yếu là khai thác tôm, cá
trên sông rạch. Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác đang có chiều hướng
giảm dần do mơi trường nước bị ô nhiễm và nạn sử dụng xung điện khai thác thủy
sản đã làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

14


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Việc phá rừng để làm ao nuôi tôm đã làm diện tích rừng ngập mặn giảm đi đáng
kể, cộng với việc lạm thác nguồn lợi thủy sản của ngư dân đã làm suy kiệt nguồn lợi
thủy sản của rừng ngập mặn. Trên 50% hộ dân hành nghề khai thác trước đây có
điều kiện đã chuyển sang nghề khác để sinh sống. Những hộ không đủ điều kiện để

chuyển nghề khác do thu nhập khơng đủ trang trải có nhiều người vẫn cố tình sử
dụng những nghề mang tính hủy diệt như te điện, cào điện để khai thác thủy sản
trong khi Chính phủ đã có quy định cấm từ lâu.

15


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Chương 2

TỔNG QUAN CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.1.

Các thông số đặc trưng cho chất lượng nước mặt

2.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước có vai trị quan trọng đối với các q trình sinh hóa diễn ra
trong thủy vực. Nhiệt độ nước quá cao sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phân hủy vật chất,
tới độ oxy hòa tan… do đó ảnh hưởng tới chất lượng nước và ảnh hưởng tới thủy
sinh vật.
Nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lị hơi của một số ngày cơng nghiệp có nhiệt
độ cao. Khi thải ra mơi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các thủy vực, ảnh hưởng
đến một số thủy sinh vật và làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn nước ( do khả
năng bão hòa oxy trong nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ
hoạt động mạnh hơn.
2.1.2. Độ đục
Ở sông, độ đục của nước là do sự có mặt của các chất khơng hịa tan như phù sa
(kích thước khoảng 2 – 50 µm), các chất keo (kích thước nhỏ hơn 2µm) có nguồn

gốc vơ cơ và hữu cơ. Do đó độ đục thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa mưa, nước mưa
chảy vào sông cuốn theo các tạp chất trên mặt đất nên nước sơng thường có độ đục
cao (thường thấy sau các trận mưa lớn), giảm dần theo mùa khô.
Độ đục đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước ảnh hưởng đến độ
truyền ánh sáng. Độ đục không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng tác động đến
quá trình lọc và khử trùng nước.
Độ đục ngăn cản cường độ chiếu sáng của mặt trời vào thủy vực nên ảnh hưởng
đến cường độ quang hợp của thực vật phù du. Khi độ đục thấp, lượng ánh sáng xâm
nhập vào thủy vực ít, cường độ quang hợp của thực vật phù du giảm. Đối với cá, khi
độ đục cao cá khó hơ hấp nên cường độ bắt mồi giảm. Nhưng nếu nước quá trong

16


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

thì nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế thành phần thức
ăn tự nhiên của cá, năng suất nuôi cá giảm.
2.1.3. Độ mặn (Cl-)
Chloride ảnh hưởng đáng kể đến độ mặn của nước, ở nồng độ trên 250 mg/l
chloride gây nên vị mặn rõ nét. Đối với những nguồn nước có độ cứng, khó có thể
nhận biết được vị mặn trong nước.
Nồng độ chloride cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết cấu của ống dẫn bằng kim
loại. Trong nông nghiệp, chloride tác động lên cây trồng làm giảm sản lượng và
chất lượng nơng phẩm.
Chloride có trogn tất cả các loại nước tự nhiên. Nguồn nước ở vùng cao và đồi
núi thường chứa hàm lượng chloride thấp, trong khi nước sông và nước ngầm lại
chứa một lượng chloride rất cao. Chloride tồn tại trong nước theo nhiều cách:
-


Nước hòa tan chloride từ tầng đất mặt, hay các tầng đất sâu hơn.

-

Bụi mù từ biển di chuyển vào đất liền dưới dạng những giọt nhỏ bổ sung liên

tục chloride vào đất liền.
-

Nước biển xâm nhập vào các con sông gần biển và tầng nước ngầm lân cận.

-

Chất thải của con người trong sinh hoạt và sản xuất.

2.1.4. Giá trị pH
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H + trong dung dịch, đặc trưng cho độ
axit hay độ kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan đến dạng tồn tại của kim loại và khí hịa tan trong
nước. pH của nước sẽ ảnh hưởng tới các q trình hóa học như q trình đơng tụ
hóa học, sát trùng, ăn mịn… Độ pH cịn ảnh hưởng tới sự cân bằng các hệ thống
hóa học trong nước, qua đó ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật. Ví dụ, khi nước

17


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)


trong thủy vực có tính axit thì các muối kim loại tăng khả năng hòa tan, gây độc cho
thủy sinh vật. Do vậy pH rất có ý nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường.
2.1.5. Hàm lượng chất rắn
Chất rắn trong nước là sự có mặt của tất cả các chất (vô cơ và hữu cơ) hiện diện
trong nước, ngoại trừ bản thân nước (H 2O). Các chất rắn hiện diện trong nước từ
nhiều nguồn khác nhau như: quá trình các chất rửa trơi từ đất, q trình phân hủy
các chất hữu cơ từ xác động thực vật, ảnh hưởng của các loại nước thải công nghiệp
và sinh hoạt.
Các chất rắn trong nước có thể có bản chất là:
-

Các chất vơ cơ dạng hịa tan hoặc khơng tan ở dạng huyền phù.

-

Các chất hữu cơ hịa tan và khơng tan.

-

Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh…).

Tùy theo đặc điểm mà chất rắn được chia thành các loại sau (đơn vị tính đều là
mg/l):
-

Tổng chất rắn hịa tan (Total Disolved Solids – TDS): tổng các chất hòa tan

trong nước, chủ yếu là các ion vô cơ, một lượng nhỏ chất hữu cơ và khí hịa tan
(oxy, CO2…).
-


Tổng chất rắn khơng hịa tan / chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids –

TSS): tổng các chất khơng hịa tan trong nước, chủ yếu là các chất ở dạng lơ lửng và
thể keo.
-

Tổng chất rắn (Total Solids – TS): tổng tất cả các chất có mặt trong nước

khơng phải là nước (H2O).
Sự có mặt của các chất rắn nhìn chung gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước
khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất, cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất
trong q trình xử lý.
18


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

2.1.6. Oxy hòa tan (DO: Disolved Oxygen)
DO là yếu tố quyết định q trình phân hủy sinh học các chất ơ nhiễm trong
nước diễn ra trong điều kiện yếm khí hay hiếu khí. Số liệu đo đạc DO rất cần thiết,
giúp có biện pháp duy trì điều kiện hiếu khí trong nguồn nước tự nhiên tiếp nhận
chất ô nhiễm. Trong kiểm sốt ơ nhiễm các dịng chảy, địi hỏi phải duy trì DO trong
giới hạn thích hợp cho các loại động vật thủy sinh. Việc xác định DO được dùng
làm cơ sở xác định BOD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. Do là yếu tố
liên quan đến khống chế sự ăn mòn sắt, thép…
Nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tuân theo định luật Henry. Đối với nước
mặt, nồng độ oxy hòa tan trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ và thường
nằm trong khoảng 14,6 mg/l ở 0oC đến 7 mg/l ở 35oC dưới áp suất 1atm. Nếu nước

có độ khống hóa càng cao (nồng độ muối cao) thì khả năng hịa tan oxy càng thấp.
Khả năng hòa tan của oxy vào nước ương đối thấp, do vậy cần phải hiểu rằng khả
năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên là rất có giới hạn. Do đó, hàm lượng
oxy hịa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị DO:
-

Sự khuếch tán oxy từ khơng khí vào nước: lượng oxy khuếch tán vào nước

phụ thuộc vào nhiệt độ, sự có mặt của các khí khác trong nước, nồng độ oxy hòa tan
trong nước.
-

Sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ: lượng tổn thất

oxy do nhu cầu phân hủy sinh học chất hữu cơ của các vi khuẩn hiếu khí được coi là
lượng tiêu hao oxy lớn nhất trong nước. Lượng tiêu hao này phụ thuộc vào bản chất
và lượng chất ô nhiễm hữu cơ, lượng và loại vi khuẩn, nhiệt độ, thể tích ao hồ, lưu
lượng và tốc độ dịng chảy.
-

Sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở đáy thủy vực tạo ra

quá trình phân hủy yếm khí thải ra các loại khí độc hại (NH 3, H2S, CH4, CO2…).

19


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)


Những sản phẩm này tiếp tục phân hủy khi đi tới lớp nước phía trên. Sự phân hủy
này do các vi khuẩn hiếu khí thực hiện vì thế oxy bị tiêu tốn.
-

Sự bổ sung oxy do quang hợp.

-

Sự hao hụt oxy hịa tan do hơ hấp của thủy sinh vật.

2.1.7. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD - Biochemical Oxygen Demand)
Thơng số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy các chất
hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện chuẩn: ủ mẫu 5 ngày đêm
trong bóng tối ở nhiệt độ 20oC, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD
biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày:
BOD5 = DO0 – DO5
Điều kiện ủ mẫu là điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ,
do vậy thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có
thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
(Carbonhydrat, protein, lipid…).
BOD là một thông số quan trọng:
-

Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy

sinh học.
-

Là tiêu chuẩn kiểm sốt chất lượng các dịng thải chảy vào các thủy vực


thiên nhiên.
-

Là thông số bắt buộc để tính tốn mức độ tự làm sạch của nguồn nuocw,

phục vụ công tác quản lý môi trường.

2.1.8. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)

20


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

COD là nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện mơi
trường oxy hóa mạnh và nhiệt độ cao. Về bản chất, đây là thông số được sử dụng để
xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc
sinh vật và phi sinh vật. Ở đây chất oxy hóa chính là oxy và q trình oxy hóa được
thực hiện nhờ hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí. Như vậy, nếu xác định được
lượng oxy tiêu thụ trong q trình này cũng có nghĩa là xác định được hàm lượng
chất hữu cơ trong môi trường.
COD là một thống số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thơng số BOD5, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy
sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20
ngày để q trình oxy hóa chất hữu cơ được hồn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy
hóa chất hữu cơ bằng chất oxyx hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực
hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì q trình oxy hóa có thể hồn tất trong

thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của thông số này so với
thông số BOD5.
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy tương đương của các cấu trúc hữu cơ trong
mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một số
phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thơng số
của dịng nước và nước thải cơng nghiệp, đặc biệt trong các cơng trình xử lý nước
thải. Phương pháp này khơng cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là khơng có tính
bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (ví dụ : axit acetic) mà trên phương diện sinh
học thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả
năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ khác nhau như celluloz mà những chất này khơng
góp phần làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.

2.1.9. Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
21


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Amoni được hình thành từ nitơ, trong các hợp chất vơ cơ và hữu cơ, là nguồn
dinh dưỡng quan trọng đối với thực vật thủy sinh và tảo. Trong nước bề mặt tự
nhiên vùng khơng ơ nhiễm, NH4+ có dạng vết (khoảng 0,05 mg/l). Nồng độ amoni
trong nước ngầm nhìn chung thường cao hơn nước mặt.
Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và nước thải các nhà máy hóa chất,
chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10 – 100 mg/l. Ở nhiệt độ và pH của nước
sông, amoni thường ở mức thấp, chưa gây hại cho thủy sinh vật. Tuy nhiên, khi pH
và nhiệt độ cao, amoni chuyển thành khí NH 3 độc với cá và động vật thủy sinh.
Trong nước sơng, pH trung tính và nhiệt độ khoảng 25 oC vào mùa hè là có thể đủ
điều kiện để amoni chuyển thành khí.
Nitrit và nitrat là các hợp chất có nguồn gốc từ nitơ, đây là nguồn dinh dưỡng

quan trọng cho thực vật và tảo. Nếu nồng độ nitrat > 10 mg/l sẽ rất thích hợp cho sự
phát triển của tảo và quá trình phân hủy (ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh do
làm giảm oxy hòa tan trong nước).
Trong nước tự nhiên, các hợp chất chứa nitơ đáng lưu ý gồm NH 4+ và NO3-, do
sự hiện diện với nồng độ cao của NH4+ là mối nguy hiểm tiềm tàng vì có thể khiến
nồng độ oxy hịa tan giảm mạnh do q trình oxy hóa tiếp theo của NH 4+. Trong khi
đó, NO3- quá nhiều trong nước là điều kiện thuận lợi cho các thực vật bậc thấp phát
triển quá mức (hiện tượng phú dưỡng hóa). Cịn NO 2- tuy có độc tính cao nhưng
thường hiện diện với nồng độ rất thấp trong nước mặt. Trang thái dinh dưỡng của
nước tự nhiên được phân cấp và đánh giá thông qua nồng độ của nitrat trong nước.
Ngoài ra, các hợp chất chứa nitơ là đối tượng được quan tâm khi sử dụng nguồn
nước để cấp cho sinh hoạt vì một số tác động chính có thể gây ra đối với sức khỏe
con người và động vật gồm:
-

NH4+: có độc tính cao đối với thủy sinh, đặc biệt ở dạng phân tử (NH3).

-

NO2-: nồng độ vượt quá mức cho phép có thể gây bệnh xanh da

Methehemoglobin ở trẻ em “Blue Baby”, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
22


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

-


NO3-: ở nồng độ cao có thể bị chuyển hóa thành NO 2- gây hội chứng xanh da

ở trẻ em và tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày ở mọi lứa tuổi.
2.1.10. Photpho và các hợp chất của photpho
Photpho là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thực vật và tảo. Photpho và những
hợp chất chứa Photpho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn
nước,do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh của tảo và
vi khuẩn Lam. Trạng thái dinh dưỡng của nước tự nhiên được phân cấp và đánh giá
thông qua nồng độ của orthophosphate (trong phân tử chỉ có một nhóm phosphate)
trong nước.
Nguồn gốc các hợp chất chứa Photpho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất
thải của người và động vật, sau này là lượng phân lân khổng lồ sử dụng trong nông
nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa Phosphate sử dụng trong sinh hoạt và
một số ngành cơng nghiệp trơi theo dịng nước. Ngồi ra cịn phải kể đến sự phong
hóa các khoáng Phosphate cũng là nguyên nhân khiến Photpho hiện diện trong nước
tự nhiên.
Trong các loại nước tự nhiên và nước thải, Photpho hiện diện chủ yếu ở các
dạng Phosphate. Các hợp chất Phosphate được chia thành Phosphate vô cơ và
Phosphate hữu cơ:
-

Phosphate vô cơ: bao gồm orthophosphate và polyphosphate. Trong nước tự

nhiên thì orthophosphate chiếm đa số, cịn polyphosphate chỉ chiếm phần nhỏ. Các
chất này đều ở dạng hòa tan và thường bắt nguồn từ phân lân, nước lò hơi, nước
thải công nghiệp giặt tẩy…
-

Phosphate hữu cơ: photpho trong các liên kết với các chất hữu cơ, bao gồm


cả chất lơ lửng và các chất hòa tan. Loại này thường hiện diện trong các loại nước
thải sinh hoạt, nước thải sản xuất thực phẩm, nước thải chăn nuôi… và nồng độ có
thể lên tới vài chục mg/l.
2.1.11. Vi sinh vật
23


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng, trong đó có
các loại vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm: kiết lị, thương hàn, dịch tả, bại liệt…Việc
xác định sự có mặt của các vi trùng gây bệnh này thường rất khó khăn và mất nhiều
thời gian. Trong thực tế số vi khuẩn thường được xác định trong nước là E.coli vì
đặc tính của nó có khả năng tồn tại cao hơn các vi trùng gây bệnh khác. Do đó, sau
khi xử lý, nếu trong nước khơng cịn phát hiện thấy E.coli chứng tỏ các loại vi trùng
khác cũng đã bị tiêu diệt, mặt khác việc xác định loại vi khuẩn này đơn giản và
nhanh chóng. Do đó vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác
định mức độ nhiễm bẫn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do nhiễm bẩn rác, phân người và
động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát
triển. Đây là loại vi khuẩn vô hại thường được bài tiết qua phân ra mơi trường. Sự
có mặt của E.coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân rác và khả năng lớn
tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ
nhiễm bẩn.
Vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước
sinh hoạt. Các vi sinh vật này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần vật chủ để
sống kí sinh phát triển và sinh sản. Một số vi sinh vật gây bệnh sống một thời gian
khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng.
2.1.12. Các chất độc hại khác trong nước

Các chất gây độc hại khác trong nước bao gồm: các kim loại nặng (As, Pb, Cd,
Fe, Cr6+…), tổng dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, háo chất trừ cỏ (2,4 D), endrin…
Nhóm các kim loại nặng có nguồn gốc từ q trình sản xuất cơng nghiệp, nơng
nghiệp, hoạt động của các dàn khoan dầu, các hiện tượng tự nhiên như xói mịn,
phong hóa, lũ lụt… Các chất này ảnh hưởng đến quá trình làm sạch của nguồn
nước, hủy diệt đời sống của các lồi thủy sinh, ăn mịn các cơng trình dưới nước,

24


Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thị Vải trong những năm gần đây
(đoạn chảy qua huyện Tân Thành)

Nhóm các chất hóa học hữu cơ tổng hợp như: chất hoạt động bề mặt, hóa chất
trừ cỏ, endrin, tổng dầu mỡ… các hóa chất này có tính độc cao đối với sinh vật, gây
ra mùi vị khó chịu và làm cản trở quá trình xử lý nước thải. Một số chất có tính độc
cao chỉ với nồng độ thấp, số khác tuy có độc tính thấp nhưng có khả năng tích tụ và
gây độc qua mạng lưới thức ăn.
2.2.

Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt năm 2008

Đứng trước hiện trạng chất lượng các nguồn nước ngày càng suy giảm do tác
động của các yếu tố nhân tạo (chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp),công tác thanh tra, kiểm tra các nguồn thải ngày càng được tiến hành chặt
chẽ hơn. Khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên đang giảm sút. Do đó
năm 2008, một số TCVN về chất lượng nước mặt đã được thay thế bằng QCVN,
với ý nghĩa quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc áp dụng. Cụ thể
về chất lượng nước mặt có QCVN 08:2008/BTNMT do ban soạn thảo quy chuẩn
quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục môi trường và Vụ pháp chế trình

duyệt ban hành theo quyết định số 126/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho
TCVN 5642:1995 - Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt trong danh
mục các TCVN về mooi trường bắt buộc áp dụng, ban hành kèm theo Quyết định số
35/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường.

Chương 3
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG THỊ VẢI
25


×