Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 TP HCM và đề xuất biện pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục các bảng.......................................................................................................vi
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh............................................................viii

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích đề tài........................................................................................................2
3. Nội dung..................................................................................................................2
4. Phương pháp thực hiện..........................................................................................2
4.1.

Phương pháp luận........................................................................................2

4.2.

Phương pháp cụ thể.....................................................................................3

5. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
7. Ý nghĩa môi trường – xã hội..................................................................................3
7.1.

Ý nghĩa môi trường......................................................................................3

7.2.

Ý nghĩa xã hội...............................................................................................4

8. Cấu trúc................................................................................................................... 4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1.

Khái quát về chất thải rắn................................................................................5

1.1.1. Khái niệm cơ bản..........................................................................................5
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh....................................................................................5
1.1.3. Phân loại.......................................................................................................6
1.1.4. Thành phần..................................................................................................9
1


1.1.5. Tính chất.....................................................................................................12
1.2.

Hiện trạng ơ nhiễm CTR................................................................................21

1.2.1. Hiện trạng CTR ở Việt Nam.......................................................................21
1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm CTR diễn ra ở ba mơi trường nước, đất và khí.........22
1.3.

Ảnh hưởng CTR đến môi trường và con người............................................25

1.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường.......................................................................25
1.3.2. Ảnh hưởng đến con người.........................................................................27
1.4.

Khái quát hệ thống quản lý CTRSH ở TPHCM...........................................28


1.4.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn TPHCM.................................28
1.4.2. Hiện trạng thu gom CTRSH trên địa bàn TPHCM...................................32
1.4.3. Hiện trạng vận chuyển CTRSH trên địa bàn TPHCM.............................34
1.4.4. Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn TPHCM........................................35

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN 1
2.1.

Điều kiện tự nhiên...........................................................................................38

2.1.1. Vị trí địa lý – Diện tích – Ranh giới..........................................................38
2.1.2. Địa hình – Địa chất – Thủy văn.................................................................39
2.1.3. Khí hậu – Thổ nhưỡng...............................................................................40
2.2.

Kinh tế – Xã hội...............................................................................................40

2.2.1. Kinh tế.........................................................................................................40
2.2.2. Xã hội..........................................................................................................41
2.3.

Cơ sở hạ tầng...................................................................................................43

2.3.1. Giao thông vận tảỉ......................................................................................43
2.3.2. Các cơng trình kiến trúc nổi bật................................................................43
2.4.

Hiện trạng mơi trường....................................................................................44


2.4.1. Chất lượng mơi trường khơng khí.............................................................44
2


2.4.2. Chất lượng môi trường nước.....................................................................45

CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1
3.1.

Thành phần và khối lượng CTRSH quận 1...................................................48

3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH...........................................................................48
3.1.2. Khối lượng riêng và tốc độ phát sinh CTRSH...........................................48
3.1.3. Thành phần CTRSH..................................................................................50
3.2.

Hệ thống quản lý hành chính.........................................................................57

3.2.1. Đơn vị quản lý............................................................................................57
3.2.2. Nhân lực.....................................................................................................60
3.3.

Hệ thống quản lý kỹ thuật..............................................................................60

3.3.1. Lưu trữ tại nguồn.......................................................................................60
3.3.2. Công tác thu gom........................................................................................61
3.3.3. Công tác trung chuyển...............................................................................70
3.3.4. Công tác vận chuyển..................................................................................79


CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM – VẬN CHUYỂN CTRSH TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 1 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
4.1.

Đánh giá hiện trạng thu gom – vận chuyển CTRSHSH trên địa bàn quận 1
.......................................................................................................................... 88

4.1.1. Lưu trữ CTRSH tại nguồn – tốc độ phát sinh...........................................88
4.1.2. Công tác thu gom........................................................................................88
4.1.3. Công tác vận chuyển..................................................................................90
4.2.

Đề xuất giải pháp cải thiện.............................................................................91

4.2.1. Biện pháp kỹ thuật......................................................................................91
3


4.2.2. Biện pháp kinh tế........................................................................................92
4.2.3. Thực hiện phân loại CTR tại nguồn..........................................................92
4.2.4. Thực hiện tái chế – tái sử dụng CTR........................................................94
4.2.5. Nghiên cứu phát triển công nghệ – thay đổi thói quen tiêu dùng hằng
ngày............................................................................................................. 95
4.2.6. Tuyên truyền – giáo dục ý thức cộng đồng................................................96

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1.


Kết luận............................................................................................................97

5.2.

Kiến nghị..........................................................................................................98

Tài liệu tham khảo.....................................................................................................99

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

4


BCL

:

Bãi chơn lấp

CNH – HĐH

:

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CTR

:


Chất thải rắn

CTRCN

:

Chất thải rắn cơng nghiệp

CTRĐT

:

Chất thải rắn đơ thị

CTRNH

:

Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT

:


Chất thải rắn y tế

TNHH – MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn – Một thành viên

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTC

:

Trạm trung chuyển

UBNDTP

:

Ủy ban nhân dân thành phố

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần CTRSH ở đơ thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.......10
5



Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau................................................11
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR...............................................................12
Bảng 1.4: Tỷ trọng và độ ẩm của các thành phần trong CTRSH..................................14
Bảng 1.5: Thành phần khí từ bãi chơn lấp CTR...........................................................25
Bàng 1.6: Tỷ lệ gia tăng CTRSH từ năm 1992 – 2007 ................................................28
Bảng 1.7: Tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người ở TPHCM từ 1995 – 2007. 31
Bảng 3.1: Khối lượng CTR và tỷ lệ gia tăng từ 2003 – 2010 trên địa bàn quận 1........48
Bảng 3.2: Khối lượng riêng và thành phần CTR hộ gia đình.......................................50
Bảng 3.3: Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ trường học....................51
Bảng 3.4: Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ cơng sở, văn phịng......52
Bảng 3.5: Thành phần và khối lượng riêng CTR tại các chợ........................................53
Bảng 3.6: Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ các khu công cộng........54
Bảng 3.7: Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ nhà hàng khách sạn......55
Bảng 3.8: Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ các khu thương mại và
siêu thị.......................................................................................................................... 56
Bảng 3.9: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Dịch vụ cơng ích
quận 1........................................................................................................................... 59
Bảng 3.10: Bảng phân cơng cơng việc của cơng nhân trong ngày................................60
Bảng 3.11: Quy trình qt dọn thu gom CTR đường phố ca ngày tại phường Bến Thành
– Tổ vệ sinh 4............................................................................................................... 64
Bảng 3.12: Thống kê lịch thu gom tại một số tuyến đường trong ngày........................67
Bảng 3.13: Khối lượng CTR thu gom được trong ngày tại các điểm hẹn.....................71
Bảng 3.14: Thống kê cự ly của các chuyến thu gom ca ngày.......................................80
Bảng 3.15: Thống kê cự ly của các chuyến ca đêm......................................................83
Bảng 3.16: Tuyến thu CTR thùng Phạm Ngũ Lão........................................................83
Bảng 3.17: Tuyến thu CTR thùng sáng........................................................................84
Bảng 3.18: Tuyến thu CTR thùng Đa Kao 1................................................................85
6



Bảng 3.19: Tuyến thu CTR thùng Đa Kao 2................................................................86
Bảng 3.20: Tuyến thu CTR thùng khách sạn................................................................87

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Diễn biến khối lượng CTRSH tại TPHCM...................................................29
7


Hình 1.2: Tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người tại TPHCM.........................32
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính quận 1...............................................................38
Hình 2.2: Bệnh viện răng hàm mặt TPHCM................................................................40
Hình 2.3: Nhà thờ Đức Bà............................................................................................41
Hình 2.4: Thảo cầm viên..............................................................................................42
Hình 2.5: Bưu điện trung tâm thành phố......................................................................44
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện khối lượng CTR thu gom của quận 1 từ 2003 đến 2010....49
Hình 3.2: CTR sinh hoạt từ chợ...................................................................................52
Hình 3.3: CTR phát sinh từ khu cơng cộng..................................................................54
Hình 3.4: CTR có thành phần nhựa và xốp..................................................................57
Hình 3.5: Phương tiện thu gom cơng lập......................................................................62
Hình 3.6: Phương tiện thu gom dân lập........................................................................62
Hình 4.1: CTR được để bên ngoài thùng chứa trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.....88
Hình 4.2: Cơng tác phân loại CTR ban đêm.................................................................89
Hình 4.3: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn....................................................................94

8


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện


CHƯƠNG
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự CNH – HĐH đất nước thì môi trường là một vấn đề được đặt lên
làm mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nước ta nói riêng và tồn thể thế giới nói
chung. Biến đổi khí hậu tồn cầu, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí là những vấn đề nan
giải của các nhà môi trường cũng như toàn xã hội hiện nay.
Hàng năm Việt Nam tạo ra hơn 15 triệu tấn CTR, trong đó CTRSH đơ thị và
nông thôn vào khoảng 12,5 triệu tấn, CTRCN khoảng 2,7 triệu tấn. Ngoài CTRYT 2,1
vạn tấn các chất thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và trong nơng nghiệp (kể
cả các hóa chất) là khoảng 4,5 vạn tấn.
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng.
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đơ thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về
quy mô, dân số và các khu công nghiệp.
Với kế hoạch tăng trưởng kinh tế từ năm 2006 đến 2010 là 12%, TPHCM đang
phấn đấu để trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ, đi
trước và về trước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Bên cạnh nhiều lợi ích
về kinh tế xã hội do phát triển kinh tế mang lại, cùng với chất lượng cuộc sống của
người dân đô thị ngày càng được nâng cao, TPHCM đang phải đối đầu với vấn đề về
lượng CTR phát sinh ngày càng nhiều đang là mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và
làm mất vẻ mỹ quan thành phố.
Đối với quận 1 là một quận nội thành có cơ sở hạ tầng tương đối hồn chỉnh, đa
số lương CTRSH do Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Cơng Ích Quận 1 đảm nhận cơng
tác thu gom được thu về khu bãi chơn lấp Gị Cát và Phước Hiệp và không hề được
phân loại tại nguồn. Trong khi thành phần chính của CTRSH là CTR thực phẩm –
không được tận dụng để tái chế.
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 1



Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

Do còn tồn tại khá những khuyết điểm như trên nên việc cần có một hệ thống
quản lý CTRSHĐT hợp lý, góp phần tận dụng nguồn lợi to lớn từ CTR, giảm thiểu đến
mức tối đa tác động tiêu cực cho mội trường, tiết kiệm đáng kể chi phí khơng cần thiết
trong việc xử lý CTR là điều cần thiết. Đây cũng là lý do mà đề tài: “Đánh giá hiện
trạng thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 –
TPHCM và đề xuất biện pháp cải thiện” được thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp
tốt hơn trong cơng tác thu gom vận chuyển CTRSH nói riêng và quản lý CTR nói
chung.
2. Mục đích đề tài:
Đề tài thực hiện một số mục tiêu sau:
-

Khảo sát hiện trạng thu gom – vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận 1

-

Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quận

-

Đề xuất một số phương án cải thiện hoạt động quản lý CTRSH

3. Nội dung:
Tìm hiểu về khối lượng CTR, thành phần, tỉ lệ CTR
Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR

Đánh giá hệ thống quản lý CTR và đề xuất các phương án quản lý CTR đối với
quận 1.
4. Phương pháp thực hiện:
4.1.

Phương pháp luận:

Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải
được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương án thực hiện
cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
Với sự gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh
mẽ là nguồn tiền đề cho sự phát sinh CTRSH ngày càng gia tăng về mặt khối lượng và
đa dạng về thành phần. Do đó CTRSH đã và đang xâm phạm mạnh vào hệ sinh thái tự
nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 2


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và có
biện pháp xử lý thích hợp.
4.2.
-

Phương pháp cụ thể:

Khảo sát thực địa, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi

trường trên địa bàn đường Nguyễn Thị Minh Khai.

-

Đánh giá, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến CTRSH có ảnh hưởng đến công
tác bảo vệ môi trường.

-

Số liệu được xử lý với phần mềm Microsoft Excel, phần soạn thảo văn bản được
sử dụng bằng phần mềm Microsoft Word.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thu gom và vận chuyển CTRSH trên

địa bàn quận 1:
Về hệ thống quản lý: Quản lý hành chính
Quản lý kỹ thuật
Về CTR : CTRSH
6. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống thu gom, vận chuyển CTR
sinh hoạt trong địa bàn hoạt động của quận.
7. Ý nghĩa môi trường – xã hội:
7.1.

Ý nghĩa môi trường

Đánh giá tác động của CTRSH ảnh hưởng đến môi trường từ đó đưa ra phương
án quản lý tốt hơn CTR tại quận 1 nói riêng và thành phố nói chung.
7.2.


Ý nghĩa xã hội

Góm phần cải thiện hơn những vấn đề mà CTRSH gây ra cho cuộc sống của
chúng ta.
8. Cấu trúc:
Đề tài bao gồm 5 chương , cấu trúc các chương như sau:
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 3


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

Chương 1: Tổng quan hệ thống quản lý CTR
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận 1
Chương 3: Hiện trạng quản lý CTR quận 1
Chương 4: Đánh giá hiện trạng thu gom – vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận
1 và đề xuất biện pháp cải thiện
Chương 5: Kết luận – Kiến nghị

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1.

Khái quát về chất thải rắn

1.1.1. Khái niệm cơ bản
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc


Trang 4


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

1.1.1.1.

Chất thải rắn

Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các
loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
1.1.1.2.

Chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị (CTRĐT) là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi
trong khu vực đô thị mà khơng địi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó, chất thải
được coi là CTRĐT nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải
có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Theo quan điểm này thì CTRĐT có các đặc trưng sau:
-

Bị vứt bỏ trong khu vực đơ thị

-

Thành phố có trách nhiệm thu gom


1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong hoạt động cá nhân cũng như
trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, cơng ty, văn
phịng và các nhà máy công nghiệp. Một cách tổng quát CTRSH ở đô thị TPHCM
được phát sinh từ các nguồn sau:
1.1.2.1.

Khu dân cư (residential source)

Thải các loại CTR thực phẩm, bao bì hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su,
PE,PP, thủy tinh, tro…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ
gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…) chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột
giặt, chất tẩy trắng…) thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên chất thải.
1.1.2.2.

Khu thương mại (commercial source)

Khu thương mại (chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, trạm
bảo hành, trạm dịch vụ…,) khu văn phịng (trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa,
văn phịng chính quyền…), khu cơng cộng ( cơng viên, khu nghỉ mát, bãi biển…) thải
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 5


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng), bao bì (những bao bì đã sử dụng, bị hư

hỏng).
1.1.2.3.

Khu xây dựng (constructive source)

Cơng trình đang thi cơng, các cơng trình cải tạo nâng cấp thải ra các loại xà bần,
sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn… Các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu
gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh…): rác
quét đường, đường cống rãnh, xác súc vật chết…
1.1.2.4.

Khu công nghiệp, nơng nghiệp (industrial, agricultural source)

Rác thải từ các xí nghiệp, công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
rác thực phẩm, chất thải nông nghiệp như: lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc
thừa hay hư hỏng, chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được
thải ra cùng với bao bì đựng các hóa chất đó.
1.1.3. Phân loại
Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
nhiều cách:
1.1.3.1.

Theo vị trí hình thành

CTR trong nhà, ngồi nhà, trên đường phố, chợ…
1.1.3.2.

Theo thành phần hóa học và vật lý

Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy

được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
1.1.3.3.

Theo bản chất nguồn tạo thành

 Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại CTRSH sau:
-

CTR thực phẩm: bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong
khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại chất thải này

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 6


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Q trình phân hủy
thường gây ra các mùi hơi khó chịu.
-

Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân bao gồm của người và của
các loại động vật khác.

-


Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, các chất thải ra từ các khu vực
sinh hoạt của dân cư.

-

Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm vật chất cịn lại trong q trình
đốt củi, than, rơm rạ, lá… Ở các gia đình, cơng sở, nhà hàng, nhà máy, xí
nghiệp…

-

Các CTR từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que củi, nylon, vỏ
bao gói…

 Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
-

Các phế thải từ vật liệu trong q trình sản xuất cơng nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.

-

Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

-

Các phế thải trong q trình cơng nghệ


-

Bao bì đóng gói sản phẩm

 Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tơng vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng cơng trình v.v… chất thải xây dựng gồm:
-

Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ cơng trình xây dựng

-

Đất đá do việc đào móng trong xây dựng

-

Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

 Chất thải từ các nhà máy xử lý: CTR từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy
xử lý chất thải công nghiệp.

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 7


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

 Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ
thực vật…
1.1.3.4.

Theo mức độ nguy hại

 Chất thải nguy hại: bao gồm loại hóa chất dễ gây phản ứng độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật
và cây cỏ.
Nguồn phát sinh ra CTNH chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông
nghiệp.
 Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất gây nguy hại tới
môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý CTYT, các loại
CTYT nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh
viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:
-

Các loại bông băng, gạc… dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.

-

Các loại kim tiêm, ống tiêm…

-

Các thi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ

-


Các chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân

-

Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
cadmi, arsen, xianua…

-

Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện

 Các CTNH do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao, tác
động sâu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật
để hạn chế tác động độc hại đó.
 Các CTNH từ các hoạt động nơng nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các
loại thuốc bảo vệ thực vật.
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 8


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

 Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.4. Thành phần
Thành phần của CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng
biệt mà từ đó tạo nên dịng chất thải, thơng thường được tính bằng % theo khối lượng.

Thành phần CTR có thể là thành phần hóa học. Thơng tin về thành phần CTR đóng vai
trị rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để
xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế
hoạch quản lý CTR.
Thơng thường trong CTRĐT, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ
lệ cao nhất từ 50% - 75%. Giá trị phân bố sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự mở rộng các
hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị. Thành phần riêng
biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và
tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia. Sau đây là các bảng miêu tả về thành phần
CTR theo nguồn phá sinh, tính chất vật lý và theo mùa.
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh CTR tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ
0,8kg/người.ngày đến 1,2 kg/người.ngày.
Với trên 10 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phịng, trường học và
hơn 8.000 cơ sở cơng nghiệp lớn, vừa và nhỏ, mỗi ngày TPHCM đổ ra khoảng 6.0006.500 tấn CTRĐT (CTRSH khoảng 5.500 tấn/ngày), trong đó thu gom được khoảng
4.900-5.200 tấn/ngày, tái chế/tái sinh khoảng 700-900 tấn/ngày, khối lượng còn lại bị
thải vào hệ thống kênh rạch và môi trường xung quanh.
Bảng 1.1 Thành phần CTRSH ở đơ thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

TT

Thành phần

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

TP HCM

Trang 9

Bình


Bà Rịa-

Dương

Vũng Tầu

Đồng Nai


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

1

2

Chất hữu cơ: Thức ăn thừa,
cọng rau, vỏ quả..
Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon,
mảnh nhựa vụn..

60,14

71,42

69,36

69,87

3,13


8,63

6,45

2,38

3

Giấy: giấy vụn, catton …

5,35

6,23

5,47

4,12

4

Kim loại: vỏ hộp, sợi kim loại..

1,24

1,16

1,43

0,86


5

Thuỷ tinh: chai lọ, mảnh vỡ..

4,12

1,14

2,24

3,47

6

Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn

17,14

5,71

8,24

16,44

7

Cao su, da vụn, giả da..

3,23


3,24

2,27

1,16

4,38

1,24

4,31

1,56

1,27

2,33

0,23

0,14

100

100

100

100


8

9

Cành cây, gỗ, tóc, lơng gia súc,
vải vụn..
Chất nguy hại: Vỏ hộp sơn,
bóng đèn hỏng, pin, ắc qui…
Tổng cộng

(Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, 2003).
Bảng 1.2 Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau
STT

Thành phần

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

CTR thực phẩm
Giấy

Carton
Vỏ sò, ốc, cua
Nhựa
Tre, rơm rạ
Thủy tinh
Nilon
Gỗ
Lon đồ hộp

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Hộ gia đình
61 – 96,6
1 – 19,7
0 – 4,6
0
0 – 10,8
0
0 – 25
0 – 36
0 – 7,2
0 – 10,2

Phần trăm khối lương (%)
Nhà hàng
Nhà trường
khách sạn
23,5 – 75
79,5 – 100
1,5 – 27,5

0 – 2,8
0
0 – 0,5
0
0
3,5 – 18,5
0–6
0
0
1,3 – 2,5
0–1
8,5 – 34,4
0 – 5,3
0 – 20,2
0
0–4
0 – 1,5

Trang 10

Chợ
20,2 – 100
0 – 11,4
0 – 4,9
0 – 10,1
0 – 7,6
0 – 7,6
0 – 4,9
0 – 6,5
0 – 5,3

0 – 2,1


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

11
Tro
0
12
Vải
0 – 14,2
13
Da
0
14
Sành sứ
0 – 10,5
15
Cao sư mềm
0
16
Cao su cứng
0 – 2,8
17
Kim loại màu
0 – 3,3
18
Xà bần
0 – 9,3

19
Styrofoam
0 – 1,3
(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002).

0
1 – 3,8
0 – 4,2
0
0
0
0
0
1–2

0
0
0
0 – 1,3
0
0
0
0
0 – 2,1

0 – 2,3
0,5 – 8,1
0 – 1,6
0 – 1,5
0 – 5,6

0 – 4,2
0 – 5,9
0–4
0 – 6,3

Bảng 1.2 cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, rác thực phẩm
chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nilon, nhựa…, tro và da có giá trị thấp nhất.
Bảng 1.3 Hàm lượng C, H, O, N trong CTR
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
STT

Thành phần

Carbon

Hydro

1
Thực phẩm
48
6,4
2
Giấy
3,5
6
3
Carton
4,4
5,9
4

Plastic
60
7,2
5
Vải
55
6,6
6
Cao su
78
10
7
Da
60
8
8
Rác làm vườn
47,8
6
9
Gỗ
49,5
6
10
Bụi, tro, gạch
26,3
3
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001).

Oxy


Nito

Tro

37,5
44
44,6
22,8
31,2
11,6
38
42,7
2

2,6
0,3
0,3
4,6
2
10
3,4
0,2
0,5

5
6
5
10
2,45

10
10
4,5
1,5
68

Lưu
huỳnh
0,4
0,2
0,2
0,15
0,4
0,3
0,1
0,2

Bảng 1.3 cho thấy thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại rác mà thành
phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của
CTR.
1.1.5. Tính chất
Tính chất của CTR bao gồm tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất sinh
học. Với mỗi loại chất thải khác nhau thì tính chất của nó cũng khác nhau.
1.1.5.1.

Tính chất vật lý

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 11



Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

Những tính chất vật lý quan trọng của CTR bao gồm tỷ trọng, độ ẩm, kích thước
hạt, cấp phối hạt và khả năng giữ nước thực địa.
 Tỉ trọng
Tỷ trọng của CTR được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng kg/m 3, tỷ
trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Đối với CTRSH,
tỷ trọng thay đổi từ 120 – 590 kg/m 3. Đối với xe vận chuyển CTR có thiết bị ép rác, tỷ
trọng CTR có thể lên đến 830kg/m3.
Tỷ trọng CTR phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm
khơng khí và được xác định bằng cơng thức:
T = m/V
Trong đó: T: tỷ trọng (kg/m3)
m: khối lượng rác (kg)
V: thể tích chứa khối lượng rác cân bằng (m3)
 Độ ẩm
Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng
lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn bằng
hai phương pháp:
Phương pháp trọng lượng ướt: được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý
CTR bởi vì phương pháp có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa. Độ ẩm trong một mẫu
được biểu diễn bằng % của trọng lượng ướt vật liệu. Cơng thức tốn học của độ ẩm
theo trọng lượng ướt:
M = (W – d)/w x 100
Trong đó: M: độ ẩm (%)
W: khối lượng ban đầu của mẫu (kg)
d: khối lượng của mẫu khi sấy ở 1050C (kg)

Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được biểu diễn bằng %
của trọng lượng khô vật liệu.
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 12


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

Bảng 1.4 Tỷ trọng và độ ẩm của các thành phần trong CTRSH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Loại chất thải

Chất thải thực phẩm
Giấy
Nhựa dẻo
Hàng dệt
Bìa cứng
Cao su
Da
Rác thải vườn
Gỗ
Thủy tinh
Vỏ đồ hộp
Nhôm
Kim loại khác
Bụi tro
Tro
Thành phần khác
1b/yd3 x 0,5983 = kg/m3

Tỷ trọng (b/yd3)
Dao động
Trung bình
220 – 810
490
70 – 220
150
70 – 200
110
70 – 170
110
70 – 135

85
170 – 340
220
170 – 440
270
100 – 380
170
220 – 540
400
270 – 810
350
85 – 270
150
110 – 405
270
220 – 1.940
540
540 – 1.685
810
1.095 – 1.400
1.255
150 – 305
220

Độ ẩm (%)
Dao động
Trung bình
50 – 80
70
4 – 10

6
1–4
2
0 – 15
10
4–8
5
1–4
2
8 – 12
10
30 – 180
60
15 – 40
20
115 – 440
220
2–4
3
2–4
2
2–4
2
6 – 12
8
6 – 12
6
5 – 20
15


(Nguồn: George Tchbanous, etal, Mc Graw – Hill inc,1993).

 Kích thước hạt và cấp phối hạt
Kích thước hạt và cấp phối hạt của vật liệu thành phần trong CTR là một dữ liệu
quan trọng trong tính tốn thiết kế các phương tiện cơ khí như: sàng phân loại máy,
máy phân loại từ tính.
 Khả năng giữ nước tại thực địa
Khả năng giữ nước tại hiện trường của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể
giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. khả năng giữ nước
của CTR là một tiêu chuẩn quan trọng trong tính tốn xác định lượng nước rị rỉ từ bãi
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 13


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

rác. Nước đi vào lượng CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò
rỉ. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái
phân hủy của chất thải. Khả năng giữ nước 30% theo thể tích tương đương với 30
inches. Khả năng giữ nước của hỗn hợp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương
mại trường dao động trong khoảng 50% – 60%.
 Khả năng chuyển hóa lý học
Phân loại: quá trình này để tách riêng các thành phần CTR nhằm chuyển chất
thải từ dạng hỗn hợp thành dạng tương đối đồng nhất thể thu hồi các thành phần có thể
tái sinh, tái sử dụng của CTRĐT. Ngồi ra có thể tách các thành phần của CTNH và
các thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm thể tích
chất thải, thường được sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận ép nhằm làm tăng

khối lượng rác thu gom trong một chuyến.
Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTR thường được đóng kiện
để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển. Đồng thời áp dụng phương pháp
này sẽ tăng thời gian sử dụng của BCL.
Giảm kích thước cơ học: Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ
hơn kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp thể tích chất thải sau khi giảm kích
thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu.
1.1.5.2.

Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của CTR đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn phương
pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu, các chỉ tiêu hóa học quan trọng của CTRSH gồm
chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng carbon cố định, nhiệt trị.
 Chất hữu cơ:
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu CTR đã làm phân tích xác định
độ ẩm, đem đốt ở 9500C trong thời gian một giờ, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 14


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 –
60%, giá trị trung bình là 53%.
 Chất tro:
Là phần còn lại sau khi đốt ở 950 0C, tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ. Chất

vô cơ (%) = 100 (%) – chất hữu cơ (%).
 Hàm lượng carbon cố định
Là lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở
9500C, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%.
 Nhiệt trị
Là giá trị tạo thành khi đốt CTR. Giá trị nhiệt được xác định theo công thức
Dulong:

Btu/lb = 145C + 610 (H2 – 1/8 O2)+ 40S + 10N

Trong đó: C: carbon, % trọng lượng
H2: hydro, % trọng lượng
O2: oxy, % trọng lượng
S: lưu huỳnh, % trọng lượng
N: nito, % trọng lượng
Chuyển hóa hóa học
Đốt: là phản ứng hóa học giữa oxy với các thành phần hữu cơ trong chất thải,
sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt.
Chất hữu cơ + khơng khí (dư)  CO2 + NO2 + khơng khí (dư) + NH3 + SO2
+ NOx + tro + nhiệt
Lượng khơng khí cấp dư nhằm đảm bảo q trình đốt xảy ra hồn tồn. Sản
phẩm cuối của q trình đốt cháy CTRSH bao gồm khí nóng chứa CO 2, H2O, khơng
khí dư và khơng cháy cịn lại. Trong thực tế ngồi những thành phần này cịn có một
lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất
thải.

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 15



Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

Nhiệt phân: hầu hết các chất hữu cơ đều khơng bền với q trình nung nóng.
Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện
khơng có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng và khí.
Khí hóa: q trình bao gồm q trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu
nguyên liệu cháy và khí CO, H2 và một số nguyên liệu hydrocacbon trong đó có CH4.
1.1.5.3.

Tính chất sinh học

Trừ các hợp phần nhựa dẻo, cao su, đa phần chất hữu cơ của hầu hết các
CTRSH có thể được phân loại như sau:
+ Sự tạo thành nước hòa tan như hồ tinh bột, Amino acid và các acid hữu cơ
khác
+ Hemixenluloza, một sự hóa đặc sản phẩm của đường 5 carbon và 6 carbon.
+ Xenluloza, một sự hóa đặc của đường 6 cacrbon.
+ Chất dẻo, dầu và chất sáp là các este của rượu và acid béo mạch dài.
+ Chất gỗ (lignin), một sản phẩm polime chứa các vịng thơm với nhóm
(-OCH3), bản chất hóa học đúng của nó vẫn chưa được biết đến.
+ Ligmocellulose: sự kết hợp của lignin và xenluloza.
+ Protein được tạo thành từ các chuỗi amino acid.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong CTRSH là các hợp
phần hữu cơ của CTR đều có thể bị biến đổi sinh học tạo thành các khí đốt, các chất trơ
và các chất rắn vơ cơ có liên quan. Sự phát sinh mùi và cơn trùng có liên quan đến quá
trình phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong CTRSH.
 Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR:
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách đốt cháy CTR ở nhiệt độ

5500C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ
trong CTR. Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của
phần hữu cơ trong CTR thì khơng đúng bởi vì một vài thành phần hữu cở của CTR rất
dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học như là giấy in. Thay vào đó hàm
SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 16


Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 1 – TPHCM
và đề xuất biện pháp cải thiện

lượng lignin của CTR có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh
học của CTR, và được tính tốn bằng cơng thức sau:
BF = 0,83 – 0,028 LC
Trong đó: BF: tỉ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS
0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm
LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô
Các CTR với hàm lượng lignin cao như: giấy in có khả năng phân hủy sinh học
kém hơn đáng kể so với các chất thải hữu cơ khác trong CTRSH. Trong thực tế các
thành phần hữu cơ trong CTR thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm
và phân hủy nhanh.
 Sự hình thành mùi hơi
Mùi hơi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời gian dài ở một
nơi giữa thu gom và TTC và BCL. Sự phát sinh mùi tại nơi lưu trữ có ý nghĩa rất lớn,
khi tại nơi đó có khí hậu nóng ẩm. Nói một cách cơ bản là sự hình thành của mùi hơi là
kết quả của q trình phân hủy yếm khí với sự phân hủy các thành phần hợp chất hữu
cơ tìm thấy trong CTRSH. Ví dụ trong điều kiện yếm khí (khử) , sunphat SO 42- có thể
phân hủy thành sunfua S, và kết quả là S2- sẽ kết hợp với H2 tạo thành hợp chất có mùi
trứng thối là H2S. Sự hình thành H2S là do kết quả của hai chuỗi phản ứng hóa học.

2CH3CHOHCOOH + SO42-  2CH3COOH + S2- + 2H2O + 2CO2
Lactate

Sulfate

Acid Acetic

Sulfide ion

4H2 + SO42-  S2- + 4H2O
S2- + 2H+  H2S
Ion sulfide (S2-) có thể cũng kết hợp với muối kim loại như sắt, tạo thành các
sulfide kim loại.

S2- + Fe2+  FeS

Nước rỉ rác tại BCL cịn có màu đen là do kết quả hình thành các muối sulfie
trong điều kiện yếm khí. Do đó nếu khơng có sự hình thành các muối sulfide thì việc

SVTH: Bùi Châu Kim Phúc

Trang 17


×