Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng giải pháp an toàn lao động cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN
CỦ CHI HUYỆN CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành:

MƠI TRƯỜNG

Chun ngành: KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1191080123

: Nguyễn Thị Mai Uyên
Lớp: 11HMT01

TP. Hồ Chí Minh, 2013


LỜI CAM ĐOAN
Những số liệu,hình ảnh…được sử dụng trong đồ án là những dữ liệu thưc tại nhà máy
xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi. Được thu thập từ các bộ phận : y tế, hành chính
nhân sự, các phân xưởng trong nhà máy…
Tôi xin cam đoan những số liệu thu thập được đúng với thực tế. Không sao chép,
chỉnh sửa từ bất kỳ một đồ án tốt nghiệp nào tương tự.


TP.HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2013
Người viết


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy cũng như gia đình và bạn bè. Xin chân
thành cảm ơn tất cả mọi người.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Vu Lan đã chỉ bảo tận tình cho
em trong thời gian qua giúp em hồn thành đồ án tốt nghiệp này .
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song thời gian và năng lực kiến thức, nhất là
kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong cách tiếp
cận thực tế và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Vì vậy em rất mong nhận được sự phê bình ,
đóng góp của q thầy, cơ giáo để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
Lời mở đầu ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................2
3. Tính chất của cơng tác ATLĐ ................................................................................3
4.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................5
5.Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................5
6.Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................5
7.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5
8. Kết cấu đồ án ............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG....................................7
1.1 Khái niệm chung về an tồn lao động .................................................................7
1.2 Mục đích chung của ATLĐ ................................................................................8
1.3 Hệ thống luật pháp và các chế độ chính sách về ATLĐ ..................................9

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN CỦ CHI ....................................................................................................15
2.1 Giới thiệu chung về công ty..................................................................................15
2.1.1 Hướng phát triển của nhà máy .........................................................................15
2.1.2 Công nghệ được sử dụng để xử lý rác thải ...................................................16
2.1.3 Quy mô sản xuất ...............................................................................................17
2.2 Quy trình sản xuất ..................................................................................................17

i


2.3 Quản lý sản xuất ....................................................................................................19
2.3.1 Cơ cấu quản lý của nhà máy..............................................................................19
2.3.2 Quản lý sản xuất..................................................................................................19
2.4 Chế độ chăm sóc sức khỏe và cơng tác quản lý chăm sóc sức khỏe cho người
lao động..........................................................................................................................19
2.5 Sản phẩm của nhà máy .........................................................................................19
2.6 Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước.................................................20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC AN TỒN LAO ĐỘNG TẠI
NHÀ MÁY XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CỦ CHI ..........................24
3.1 Thực trạng chấp hành ATLĐ tại nhà máy ..........................................................24
3.2 Tình hình tai nạn và bệnh nghề nghiêp ...............................................................27
3.2.1 Tình hình tai nạn lao động .................................................................................28
3.2.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại nhà máy........................................................28
3.3Cơng tác phịng cháy chữa cháy tạinhàmáy.........................................................29
3.4Cơng tác kỹ thuật an tồn .......................................................................................29
3.4.1 Về trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân ..................................................29
3.4.2 An tồn điện ......................................................................................................30
3.4.3 An tồn khi sử dụng hóa chất và máy móc trong phịng sinh hóa ...........31
3.5 Cơng tác quản lý môi trường ...............................................................................31

3.6 Đánh giá chung về tình hình an tồn lao động tại nhà máy..............................34
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI NHÀ
MÁY XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CỦ CHI ....................................36
4.1 Đề xuất khung chương trình an tồn lao động ...................................................36
4.1.1 Nội dung huấn luyện đối với người lao động.................................................36

ii


4.1.2 Nội dung huấn luyện đối với người sử dụng lao động...................................36
4.1.3 Nội dung huấn luyện đối với cán bộ làm cơng tác an tồn vệ sinh lao động
tại cơ sở ..........................................................................................................................38
4.2 Đề xuất một số biện pháp ATLĐ áp dụng tại Nhà máy ....................................38
4.3 Đê xuất vấn đề nhân sự cho công tác ATLĐ tại nhà máy .............................50
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................55
5.1 Kếtluận ....................................................................................................................55
5.2 Kiếnnghị ..................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................56
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AT-VSLĐ

:


An toàn, vệ sinh lao động

ATLĐ

:

An tồn lao động

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

PCCC

:

Phịng cháy chữa cháy
TNLĐ

Tai nạn lao động

:


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

:

Sơ dồ quy trình sản xuất của nhà máy

Hình 2.2

:

Sơ đồ cơ cấu quản lý của nhà máy

Hình 3.1

:

Vị trí cơng nhân phân loại rác bằng tay

Hình 3.2

:

Công nhân phân loại rác trước khi cho rác vào máy tuyển từ

Hình 3.3


:

Tủ điện

Hình 3.4

:

Nhân viên bảo trì máy móc khơng được trang bị đầy đủ đồ
bảo hộ lao động

Hình 3.5

:

Cơng nhân đang phun thuốc ruồi

Hình 3.6

:

Cơng nhân phun khử mùi tại nhà tiếp nhận rác

Hình 3.7

:

Cơng nhân đứng cào rác trên cao khơng có thiết bị đảm bảo


Hình 3.8

:

Kệ đựng hóa chất tại phịng sinh hóa của nhà máy

Hình 3.9

:

Hệ thống băng tải có các tấm chắn an tồn

Hình 4.1

:

Dây an tồn

Hình 4.2

:

Áo dạ quang

Hình 4.3

:

Mặt nạ hàn


Hình 4.4

:

Găng tay

Hình 4.5

:

Nón bảo hộ

Hình 4.6

:

Mắt kính bảo hộ

Hình 4.7

:

Khẩu trang chống độc

Hình 4.8

:

Giày bảo hộ


Hình 4.9

:

Găng tay da hàn

Hình 4.10

:

Băng an toàn

an toàn

v


Hình 4.11.

:

Một số hình ảnh về biển báo về an tồn lao động

Hình 4.12

:

Tủ PCCC an tồn

Hình 4.13


:

Dây PCCC

Hình 4.14

:

Bình chữa cháy CO 2

Hình 4.15

:

Bình chữa cháy MFZ.

vi


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng2.1 :Chếđộchămsócsứckhoẻngườilaođộngtạinhàmáy .
Bảng2.2 : Cácthơngsốucầuvềcơngnghệ
Bảng 3.1

: Thốngkêbệnhnghềnghiệpvà tai nạntạinhàmáytừtháng 11.2012


đến03.2013
Bảng3.2 :Chấtlượngnướcthảisaukhixửlýtạinhàmáy
Bảng3.3 :Cácchỉtiêuquantrắckhítrongkhuvựcsảnxuất

viii


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà máy Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi là một trong những dự án được
Nhà nước ưu tiên hỗ trợ hàng đầu về nguồn vốn xây dựng. Vì khi nhà máy đi vào
hoạt động sẽ góp phần xử lý lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của Thành phố Hồ
Chí Minh một cách có hiệu quả, khơng những về kinh tế, mơi trường mà cịn cả vấn
đề xã hội. Tháng 11.2012, nhà máy đã bắt đầu nhận rác để xử lý. Với hơn 100 tấn
rác/ngày và sử dụng gần 100 công nhân làm các công đoạn sản xuất trong nhà máy.
Do nhà máy đi vào hoạt động chưa lâu nên công tác ATLĐ trong nhà máy chưa
được chú trọng. Chính vì vậy, các trường hợp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
xuất hiện khá nhiều. Nếu để tình trạng này tiếp diễn sẽ không những ảnh hưởng tới
năng suất sản xuất của nhà máy mà còn ảnh hưởng tới xã hội.
Để có nguồn nhân lực đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ giúp nhà máy phát triển
vững vàng thì nhà máy phải quan tâm, chú trọng tới công tác ATLĐ, coi đây là
nhiệm vụ hàng đầu . Nó là cơng tác phục vụ trực tiếp sản xuất , không thể tách rời
sản xuất . Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà máy ngày càng mở rộng
sản xuất nên việc sử dụng thiết bị máy móc hố chất cũng nhiều, gây ảnh hưởng tới
sức khoẻ người lao động .Vì vậy phải chủ động tìm biện pháp ngăn ngừa các rủi ro
có thể xảy ra trong sản xuất .
Chính những điều trên, việc xây dựng một giải pháp ATLĐ cho nhà máy là
điều cần thiết nhất hiện nay.


1


Đồ án tốt nghiệp

1.Tính cấp thiết của đề tài
Với tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ, Đảng và Nhà nước ta đã coi
AT-VSLĐ là một chính sách Kinh tế, Xã hội quan trọng của nước ta.Nếu xét ở quy
mô doanh nghiệp nó liên quan đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh.Với một ngành sản xuất, trong cơ chế thị trường, AT-VSLĐ đã trở thành
những điều kiện quan trọng của hàng hoá để bảo đảm cạnh tranh thắng lợi. Với một
nước: AT-VSLĐ đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự phát triển
của một nước. Nếu AT-VSLĐ không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng xấu
đến tâm lý xã hội, uy tín xã hội, ổn định xã hội. Nó có thể làm tăng gánh nặng cho
xã hội, Bảo hiểm Xã hội phải chi nhiều hơn cho người bị tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, nếu như người lao động không mua Bảo hiểm Xã hội thì gia đình và
xã hội phải chi. Nó sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công nhân truyền
thống của một số ngành nhất định (công nhân truyền thống là từ cha đến con, cùng
trong một gia đình) và sau cùng là ảnh hưởng đến việc thực hiện “Chiến lược con
người” của Đảng và Nhà nước ta.
Trong thực tế hiện nay cho thấy sự gia tăng các vụ tai nạn lao động và phát
triển bệnh nghề nghiệp về số lượng người mắc và thể loại bệnh gắn chặt chẽ với sự
phát triển của các ngành công nghiệp. Đặc biệt với đặc trưng của một nhà máy xử lý
rác vấn đề tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp càng đáng chú trọng hơn. Tuy
mới hoạt động không bao lâu nhưng đã thấy tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề
nghiệp đã xảy ra tương đối nhiều. Bên cạnh đó, nhà máy hiện nay chưa xây dựng
được giải pháp ATLĐ nào để áp dụng cho nhà máy.
Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề này, việc định hướng nghiên cứu : “
Xây dựng giải pháp an toàn lao động cho Nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn Củ
Chi ” là một vấn đề rất cần thiết.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học

2


Đồ án tốt nghiệp

- Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm
và có hại thơng qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động,
biện pháp kỹ thuật an tồn, phịng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm
môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,
hạn chế tai nạn lao động xảy ra.
2. 2. Ý nghĩa thực tiễn.
Cơng tác an tồn lao động là thiết thực chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của
người lao động. An toàn lao độngvừa là yêu cầu cấp thiết của các hoạt động sản
xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của
người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình hay mỗi doanh nghiệp ai cũng
muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, có trình độ văn hố ngày càng được nâng cao để
cùng chăm lo hạnh phúc và góp phần bảo đảm cho xã hội lành mạnh, trong sáng,
mọi người lao động sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng
đáng để thực hiện quyền làn chủ trong mọi lĩnh vực Kinh tế – Xã hội – Khoa học kỹ
thuật.
Cơng tác an tồn lao độngđược quan tâm thì tai nạn lao động khơng xảy ra,
sức khoẻ được bảo đảm thì nhà nước và xà hội sẽ giảm bớt được những tổn thất do
phải nuôi dưỡng, điều trị để khắc phục hậu quả xảy ra, tập trung đầu tư cho các
cơng trình phúc lợi xã hội.

3. Tính chất của cơng tác ATLĐ.

3.1. Tính chất pháp luật.
Cơng tác ATLĐ là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nó được thiết
lập dựa vào các quy định thành pháp luật của nhà nước. Nó được lập ra để đảm bảo
thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất,
giúp người lao động tin tưởng trong công việc. Văn bản pháp luật về cơng tác bảo
hộ lao động thì được ban hành cũng khá lâu, đặc biệt năm 1964 bản điều lệ tạm thời

3


Đồ án tốt nghiệp

về bảo hộ lao động được ban hành theo quyết định số 181 – CP của hội đồng chính
phủ cũng như các luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động gồm các quy phạm,
quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động do nhà nước ban hành đều mang tính
chất pháp luật. Điều đó buộc các nghành các cấp từ cấp bộ trưởng, cục trưởng, giám
đốc xí nghiệp đến tổ trưởng sản xuất và mọi công nhân và lao động đều phải triệt để
thi hành. Nếu vi phạm những điều khoản đã được quy định thì tuỳ theo mức độ
nghiêm trọng có thể bị phê bình cảnh cáo… đến truy tố trước tồ án.
3.2. Tính chất khoa học và kỹ thuật.
Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người
lao động là do điều kiện kỹ thuật khơng đảm bảo an tồn lao động, điều kiện vệ sinh
nơi làm việc khơng tốt như thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng hoặc nóng q, lạnh
q, áp suất khơng khí khơng bình thường… Vì vậy, muốn đảm bảo q trình sản
xuất được antoàn và hợp vệ sinh.Vấn đề đặt ra là phải cải thiện diều kiện làm việc
cho người lao động bao gồm các biện pháp lớn về cải tiến kỹ thuật máy móc, dụng
cụ lao động, bố trí mặt bằng, nhà xưởng, hợp lý hoá dây chuyền và phương pháp
sản xuất…. Việc cơ khí hố, tự động hố các q trình sản xuất địi hỏi phải vận
dụng nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật không những để nâng cao năng suất lao
động mà còn là một yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo hộ người lao động tránh

được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
3.3. Tính chất quần chúng.
Cơng tác ATLĐ khơng chỉ riêng của những cán bộ quản lý sản xuất mà còn
là trách nhiệm chung của tồn thể cán bộ, cơng nhân viên chức. Chỉ có những người
lao động sản xuất hàng ngày trực tiếp với máy móc, thiết bị biết rõ tình hình sản
xuất và những nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật mới đề xuất được nhiều sáng kiến để
cải tiến thiết bị, cải tiến phương pháp sản xuất và do đó ngăn ngừa kịp thời tai nạn
và bệnh nghề nghiệp xảy ra. Mặt khác khi mà người công nhân tự nguyện, tự giác
chấp hành tốt các quy phạm, quy trình an tồn và vệ sinh trong sản xuất, chấp hành
tốt các luật lệ, chế độ, chính sách ATLĐ, sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ

4


Đồ án tốt nghiệp

lao động đã được cấp phát như quần áo phịng hộ, giày, ủng, kính, găng tay… thì
cơng tác ATLĐ mới đạt nhiều kết quả tốt.
4. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm :
-

Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an tồn, vệ sinh,

thuận lợi và tiện nghi nhất.
-

Khơng ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho

người lao động.

-

Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.

-

Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của

người lao động.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là con người và quá trình lao động, quan hệ tương hỗ của con
người và thiết bị công nghệ, tổ chức lao động và quá trình sản xuất, mơi trường làm
việc, các chế độ đối với người lao động.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là Nhà máy Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tế về công tác ATLĐ trong Nhà máy
Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh
nghiệp cũng như người lao động cải thiện được các điều kiện lao động cần thiết
nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như hạn chế đến mức tối đa nhất các ảnh
hưởng của điều kiện lao động đến đời sống của công nhân.
7. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp luận :
Trong thời kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp chỉ lo chạy theo lợi nhuận
mà không để ý đến an toàn và sức khỏe của người lao động. Hoặc, dù có thực hiện
các quy định về ATLĐ cũng chỉ là đối phó với cơ quan chức năng.

5


Đồ án tốt nghiệp


Các doanh nghiệp khơng nhìn thấy được lợi ích của việc bảo vệ người lao động
cũng chính là bảo vệ lợi ích của chính mình. Khi đảm bảo ATLĐ và VSLĐ thì
ngừoi lao động làm việc có hiệu quả hơn và rõ ràng lợi nhuận của công ty sẽ cao
hơn. Đối với những doanh nghiệp thường xuyên xảy ra TNLĐ và người lao động bị
các bệnh nghề nghiệp sẽ không những ảnh hưởng tới người lao động, đến cơng ty
mà cịn đến cả xã hội.
Theo các số liệu thu thập được tại nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi cho
thấy tình trạng khơng đảm bảo an tồn trong sản xuất xảy ra rất nhiều.
Để giảm thiểu một cách nhỏ nhất tổn thất về các tác động của việc không đảm bảo
ATLĐ đến sức khỏe người lao động và sự phát triển của nhà máy, đề tài sẽ tiến
hành xây dựng một số giải pháp ATLĐ cho nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn
Củ Chi. Qua việc xem xét, tìm hiểu các số liệu thực tế, các quy định về an toàn lao
động để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất giúp nhà máy ngày càng hoàn thiện và
phát triển hơn.
 Phương pháp cụ thể :
- Phương pháp thu thập số liệu : thu thập những thơng tin, hình ảnh mới nhất về
việc thực hiện vấn đề ATLĐ tại nhà máy.
- Phương pháp liệt kê : Liệt kê ra những tồn tại tại nhà máy trong việc không tuân
thủ ATLĐ.
8. Kết cấu của đồ án :
- Chương 1 : Tổng quan về an toàn lao động
- Chương 2

: Tổng quan về nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi

- Chương 3

: Thực trạng về công tác an toàn lao động tại nhà máy Xử lý và tái chế


chất thải rắn Củ Chi
- Chương 4

: Xây dựng các giải pháp an toàn lao động tại nhà máy Xử lý và tái

chế chất thải rắn Củ Chi.
- Chương 5

: Kết luận và kiến nghị

6


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm chung về an toàn lao động
- An toàn: Là xác suất cho những sự kiện được định nghĩa (sản phẩm, phương pháp,
phương tiện lao động...) trong một khoảng thời gian nhất định không xuất hiện
những tổn thương đối với người, môi trường và phương tiện. Theo TCVN 3153-79
định nghĩa kỹ thuật an toàn như sau: Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp,
phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy
hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động.
An toàn lao động nghiên cứu và phát hiện những nguy hiểm trong sản xuất, độc
hại nghề nghiệp và đề ra các phương pháp loại bỏ chúng hay làm yếu đi rồi trừ khử
các trường hợp tai nạn trong sản xuất, sự cố và hỏa hoạn. Trong thực tế khơng có
loại sản xuất nào hồn tồn khơng nguy hiểm và khơng độc hại.nghiên cứu làm
giảm xác suất gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động đến cực tiểu,
đồng thời đảm bảo điều kiện tiện nghi cho người lao động trong khi đạt năng suất
lao động cực đại..

Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một điều kiện sản
xuất nhất định. Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có các chế độ an tồn lao động
khác nhau, nhân tố khác nhau tác động đến người lao động Công tác an toàn lao
động trong ngành xử lý rác là tập hợp các nhân tố của môi trường sản xuất, các thiết
bị sản xuất phù hợp, cơng tác an tồn lao động phù hợp với tiêu chuẩn cho phép có
ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ
chức thực hiện quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối tượng lao động, môi
trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện
cần thiết cho hoạt động của con người trong q trình sản xuất. Điều kiện lao động
có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những cơng cụ và phương tiện
có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động,
đối tượng lao động. Đối với q trình cơng nghệ, trình độ cao hay thấp, thơ sơ, lạc

7


Đồ án tốt nghiệp

hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động
đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại,
đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại:

-

Yếu tố nguy hiểm và có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng
xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn
hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể là: các yếu tố vật lý như nhiệt độ,
độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… Các yếu tố hóa học như hóa

chất độc, các loại hơi, khí, các chất phóng xạ… Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như
các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng… Các yếu tố bất lợi về tư
thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất
vệ sinh… Các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
-

Tai nạn lao động:
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
người lao động, hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao
động. Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh
nghề nghiệp. Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những chấn thương hay
hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả
năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột
ngột.
-

Bệnh nghề nghiệp:

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất
lợi (tiếng ồn, rung…) đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần
sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao
động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe của người lao động một cách dần
dần và lâu dài. Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của
các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất.
1.2 Mục đích chung của ATLĐ :

8



Đồ án tốt nghiệp

Trong quá trình lao động dù sử dụng cơng cụ thơng thường hay máy móc
hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ
phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây
tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một q trình lao
động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu khơng được
phịng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh
nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên,
việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh
là mội trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất
lao động.
Chính vì vậy, cơng tác an tồn lao độngln được Đảng và Nhà nước ta coi là một
lĩnh vực công tác lớn, nhằm mục đích:
-

Đảm bảo an tồn thân thể của người lao động hạn chế mức thấp nhất hoặc không để
xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động.

-

Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật
khác do điều kiện lao động gây ra.

-

Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao
động.
Cơng tác an tồnlao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu
cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh.


1.3

Hệ thống luật pháp và các chế độ chính sách về ATLĐ:
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp

cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, cơng tác xây dựng pháp luật nói chung và
pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm.
Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính
sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.
Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và liên quan đến bảo hộ lao

9


Đồ án tốt nghiệp

động bao gồm:
a. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi
bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc
hội khóa X, kỳ họp thứ 10)
- Điều 56 của hiến pháp quy định:
Nhà nước ban hành chính sách, chế độ an tồn lao động.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế
độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm cơng ăn lương;
khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
- Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động.
b. Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn - vệ sinh
lao động
Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội

thơng qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và
nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động,
các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ
thống pháp luật quốc gia.
Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động:
- Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
- Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao
động khác.
- Chương XII : Những quy định về bảo hiểm xã hội.
- Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi
phạm pháp luật lao động.
c. Một số luật có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

10


Đồ án tốt nghiệp

 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989
- Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và
tăng cường sức khỏe cho người lao động.
- Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi
chức năng lao động.
- Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho người lao động
- Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ơ nhiễm
đất, nước và khơng khí...

 Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005
- Luật này quy định về hoạt động bảo vệ mơi trường; chính sách, biện pháp
và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
- Luật này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hộ gia đình, cá
nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tổ chức, cá nhân
nước ngồi có hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng theo
điều ước quốc tế đó.
 Luật cơng đồn ban hành năm 1990
Trong luật cơng đồn quy định trách nhiệm và quyền hạn của cơng đồn trong
cơng tác bảo hộ lao động, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ
thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao
động, vệ sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác bảo hộ
lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao động,
tham gia điều tra tai nạn lao động...
d. Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng
và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ

11


Đồ án tốt nghiệp

thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác
Cùng với các nghị định của Chính phủ, các thơng tư, quyết định của các bộ,
ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ
sinh lao động, các quy trình về an tồn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà

nước, Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất
ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
 Một số nghị định liên quan đến công tác ATLĐ :
-

Trong hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ các nghị định có một vị trí

rất quan trọng, đặc biệt là nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/1/1995 quy
định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ.
Nghị định 06/CP gồm 7 chương 24 điều:
Chương I

: Đối tượng và phạm vi áp dụng.

Chương II

: An toàn lao động, vệ sinh lao động.

Chương III

: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chương IV

: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao

động.
Chương V

: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước.


Chương VI

: Trách nhiệm của tổ chức cơng đồn.

Chương VII : Điều khoản thi hành. Trong nghị định, vấn đề ATLĐ, VSLĐ
đã được nêu khá cụ thể và cơ bản, nó được đặt trong tổng thể của vấn đề lao
động với những khía cạnh khác của lao động, được nêu lên một cách chặt chẽ và
hoàn thiện hơn so với những văn bản trước đó.
-

Ngày 27/12/2002 chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2002/NĐ-CP về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP (ban hành ngày
20/01/1995) quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao
động, vệ sinh lao động.

12


Đồ án tốt nghiệp

- Nghị định 195/CP (31/12/1994) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
- Nghị định 38/CP (25/6/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về
hành vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có những quy định liên quan đến
hành vi vi phạm về AT-VSLĐ. Nghị định 46/CP (6/8/1996) của Chính phủ quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế, trong đó có
một số quy định liên quan đến hành vi vi phạm về VSLĐ.

 Một số thông tư có quy định liên quan đến AT-VSLĐ:
- Thơng tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
(31/10/1998) hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với những nội dung cơ bản sau:
+ Quy định về tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về BHLĐ ở doanh
nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch BHLĐ.
+Nhiệm vụ và quyền hạn về BHLĐ của Cơng đồn doanh nghiệp.
+Thống kê, báo cáo và sơ kết tổng kết về BHLĐ.
- Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH (28/5/1998) hướng dẫn thực hiện chế
độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Thông tư số 08/TT-LĐTBXH ( 11/4/95) hướng dẫn công tác huấn luyện về
ATVSLĐ.
- Thông tư số 13/TT-BYT (24/10/1996) hướng dẫn thực hiện quản lý vệ
sinh lao động, quản lý sức khỏe của người lao động và bệnh nghề nghiệp.

13


Đồ án tốt nghiệp

- Thông tư liên tịch số08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH (20/4/98) hướng dẫn
thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
(26/3/1998) hướng dẫn khai báo và điều tra tai nạn lao động.
- Thông tư liên tịch số10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn thực hiện
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều
kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Thơng tư số 23/LĐTBXH (18/11/96) hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê
báo cáo định kỳ tai nạn lao động.

 Một số chỉ thị liên quan đến công tác ATLĐ :
+ Chỉ thị số 237/TTg (19/4/1996) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường các biện pháp thực hiện công tác PCCC. Chỉ thị đã nêu rõ nguyên
nhân xảy ra nhiều vụ cháy, gây thiệt hại nghiêm trọng là do việc quản lý và
tổ chức thực hiện công tác PCCC của các cấp, ngành cơ sở và công dân chưa
tốt.
+ Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg (26/3/1998) của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới.
Đây là một chỉ thị rất quan trọng có tác dụng tăng cường và nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước, vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong
việc bảo đảm AT-VSLĐ, phòng chống cháy nổ, duy trì và cải thiện điều kiện
làm việc, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động trong những năm
cuối của thế kỷ XX và trong thời gian đầu của thế kỷ XXI.

14


×