Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Mối quan hệ giữa phong tục, tập quán và pháp luật trong điều chỉnh quan hệ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.84 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Bài 8 : Mối quan hệ giữa phong tục, tập quán và pháp luật trong điều chỉnh quan
hệ xã hội.
I.
1.
2.
3.
4.
II.

Tóm tắt nội dung bài viết “ Tập tục với pháp luật” – tác giả Nguyễn Minh Đoan
Tập tục trong xã hội
Những nội dung cơ bản của tập tục và áp dụng tập tục
Tập tục trong quan hệ với pháp luật
Một số kiến nghị
Sự giống nhau và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa tập quán và
pháp luật của hai tác giả Nguyễn Minh Đoan và Lê Vương Long qua hai bài viết
1. Sự giống nhau
2. Sự khác nhau
III. Mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán ở Việt Nam hiện nay

1
1
2
2
3
4
4
4
6



I. Tóm tắt nội dung bài viết “ Tập tục với pháp luật” – tác giả Nguyễn
Minh Đoan
Tập tục trong xã hội
Trong đời sống hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ được dùng để chỉ các cách xử
1.

sự được lặp đi, lặp lại. Sau đây là một số cách hiểu các thuật ngữ phổ biến.
“Tập quán” được hiểu là những thói quen được lặp đi, lặp lại nhiều lần, được
thừa nhận và tuân theo, cụ thể là: Tập quán được xem là thói quen ở nhiều lĩnh vực,
phạm vi điều chỉnh rộng nhưng tính bắt buộc khơng cao. “Phong tục” được hiểu là
thói quen, tập quán, nếp sống có ý nghĩa từ lâu đời, ăn sâu vào đời sống. Tuy nhiên
chúng có sự khác biệt nhất định. Phong tục là những khn mẫu ứng xử có tính bắt
buộc, cần thiết cho lợi ích chung phạm vi là cả cộng đồng, chuẩn mực đạo đức, khoa
học của xã hội đồng thời có tính bắt buộc nghiêm ngặt. Phong tục được bắt nguồn từ
tập quán, nhưng tính bắt buộc cao hơn .
Luật tục là những quy ước có tính chất gần như pháp luật, nếu tất cả các quy
tắc đặt ra để điều chỉnh hành vi của con người là “luật” thì tập quán, phong tục được
gọi là “luật tục” theo dân gian, nó khơng được đặt ra bởi Nhà nước. Tuy nhiên đó phải
là các quy ước chung của cộng đồng và được đảm bảo bởi các biện pháp nghiêm khắc,
buộc các chủ thể liên quan phải tuân theo luật tục.
Tập tục là tập quán và phong tục. Bởi lẽ phong tục có nguồn gốc từ tập quán
trong một số điều kiện phong tục sẽ biến thành tập quán, giữa chúng có sự chuyển hóa
cho nhau, do đó để phân biệt là rất khó, nên luật tục được hiểu là phong tục, tập quán.
Tập tục ra đời như một tất yếu khách quan, điều chỉnh quan hệ của con người, giải
quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đồng thời bảo vệ lợi ích của các thành viên hay của cả
cộng đồng. Các quy tắc ấy có thể là do cá nhân hay cả cộng đồng xây dựng; Tập tục
mang tính cục bộ, hình thức phổ biến là truyền miệng, có tính uyển chuyển nhưng tính
xác định khơng cao, nhiều khi khơng thống nhất, dễ tùy tiện. Hình thức đầu tiên của
luật tục là hương ước. Do vậy nó có vai trị vơ cùng to lớn trong đời sống là những

chuẩn mực hành vi và hình thức tổ chức xã hội. Tuy nhiên vai trò của tập tục đang
ngày càng hẹp do các hoạt động đề ra tập tục, quy ước dần bị hạn chế bởi sự can thiệp

2


của Nhà nước. Một số tập tục đang dần bị lãng quên, một số còn bị ngăn cấm do lạc
hậu .
Tuy nhiên hiện nay nhiều tập tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp đã được khơi
phục và xây dựng, giúp phát huy vai trò tập tục trong đời sống, đặc biệt là ở vùng
đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa khi cách giải quyết chủ yếu vẫn dựa vào
luật tục.
2. Những nội dung cơ bản của tập tục và áp dụng tập tục

Tập tục là những quy ước mang tính tổng hợp nhiều vấn đề, là các quy tắc ứng
xử, hình thức xác định, cách thức nghiêm minh. Nội dung chủ yếu của tập tục là các
lĩnh vực chính của đời sống xã hội trong lĩnh vực dân sự, hơn nhân, quan hệ gia đình
và một số quy định liên quan đến hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, một số quy định
về lễ hội, hoạt động chung của cộng đồng và trách nhiệm của người đứng đầu. Biện
pháp xử lí gây bất lợi cho chủ thể vi phạm,thường rất khắc nghiệt, tính răn đe lớn nên
rất ít người vi phạm.Tập tục được thực hiện bởi người đứng đầu và uy tín nhất, được
mọi người ủng hộ. Khi người đứng đầu không công tâm sẽ bị mất tín nhiệm. Mục đích
của tập tục là hướng thiện, vươn tới các giá trị tốt đẹp để buộc mỗi cá nhân phải hoàn
thành nghĩa vụ với cộng đồng và Nhà nước.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những tập tục
phản tiến bộ nên đơi khi nó cản trở việc thực hiện pháp luật .Tập tục được truyền bá
qua các dịp lễ hay hoạt động phân xử.Tập tục được xem như thứ cẩm nang mà tiền
nhân để lại nên được mọi người tôn trọng, tự giác thực hiện, cả cộng đồng phải tuân
theo.Trong cộng đồng dân cư nếu tranh chấp, tập tục là công cụ áp dụng đầu tiên; chỉ
khi tập tục khơng giải quyết được và có liên quan đến pháp luật thì được giải quyết
bằng pháp luật. Đơi khi có những vụ việc pháp luật khơng giải quyết được thì sẽ giải

quyết trên cơ sở tập tục. Nghĩa vụ chấp hành thuộc về những người trực tiếp có liên
quan, và những người xung quanh có nghĩa vụ tham gia thực hiện.
3. Tập tục trong quan hệ với pháp luật
Bên cạnh pháp luật cịn có các cơng cụ khác điều chỉnh quan hệ xã hội. Tập
tục đã hình thành và tồn tại trước pháp luật, xuất hiện từ nhu cầu thực tiễn. Khi pháp
luật xuất hiện, tập tục không mất đi mà chỉ thay thế một phần. Đồng thời pháp luật
không phải công cụ vạn năng. Do vậy nên kết hợp tập tục và pháp luật để giải quyết
3


tranh chấp, nhất là với các dân tộc ít người. Tập tục với pháp luật đều là công cụ điều
chỉnh quan hệ xã hội, nên chúng có chức năng tương tự và hỗ trợ lẫn nhau.Tuy nhiên
vẫn có khác biệt như: nguồn gốc, chủ thể ban hành, phạm vi điều chỉnh và biện pháp
thực hiện. Quan hệ của hai công cụ này: xây dựng pháp luật,thực hiện pháp luật và
hoạt động xét xử.
a) Trong xây dựng pháp luật một số tập tục được thừa nhận, khi pháp luật xuất hiện nhiều
tập tục được luật hóa. Khi tập tục đã trở thành pháp luật, một số quan hệ chịu sự điều
chỉnh của tập tục và pháp luật, một người nếu vi phạm luật tục cũng tức vi phạm pháp
luật. Pháp luật thực định phải ghi nhận, kế thừa và phát triển tập tục, tạo ra một trật tự
xã hội. Tập tục hỗ trợ đắc lực cho pháp luật và thường ít thay đổi .
b) Trong thực hiện và áp dụng pháp luật có thể áp dụng một số tập tục để giải quyết, trong
một số vụ việc phức tạp có thể trù liệu giải quyết theo tập tục của địa phương như các
điều 135, điều 629 của bộ luật dân sự hiện hành. Qua đó ta thấy một số tập tục chưa
được luật hóa nhưng được thừa nhận và có giá trị như pháp luật. Hoặc khi pháp luật
không quy định cụ thể, các chủ thể được phép áp dụng tập tục như điều 14 Bộ luật dân
sự 1997, hay điều 9 Bộ luật dân sự 1972 của Sài Gòn. Việc áp dụng luật tục phải đảm
bảo tính hợp lý, tiến bộ, vì lợi ích chung, khơng trái với đạo đức, hợp với pháp luật.
c) Một số tập tục không liên quan đến lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh bởi phạm vi điều
chỉnh của tập tục mang tính cục bộ, hoặc không phân định được đúng sai .
d) Pháp luật ngăn cấm, loại bỏ những tập tục trái pháp luật. Một số tập tục đã quy định

không khoa học, công bằng, hoặc quá tàn bạo, xâm phạm thô bạo đến danh dự nhân
phẩm cá nhân,hoặc tập tục ra đời bởi sự lỗi thời và không kịp sửa đổi hoặc hủy bỏ của
pháp luật ví như tục chơn chung; coi người là ma lai; cách xác định đúng sai lạc hậu,
vô căn cứ; cho phép người thân trả thù; tục nối dây ..... Với những tập tục xấu ấy sẽ bị
kìm hãm, cấm đoán, loại trừ.
4. Một số kiến nghị

Nhà nước cần tập hợp hóa các tập tục quan trọng có giá trị, từ đó chọn lọc gìn
giữ, phát huy hay loại trừ; Đồng thời tác động tạo tập tục tốt đẹp trên các phạm vi khác
nhau trên cả nước. Điều này sẽ giúp các cơ quan xét xử thuận lợi hơn. Bên cạnh đó cần
chú trọng xây dựng hương ước, quy ước mới , quy định cụ thể hơn các vấn đề mang
tính nguyên tắc; để hỗ trợ nhiều hơn cho pháp luật, nên đưa thêm các giá trị tốt đẹp vào
4


hương ước nhưng khơng nên bó hẹp ở một số vấn đề. Đồng thời củng cố vị trí của
người đứng đầu, và phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng và chính quyền; Đó phải là
những người am hiểu tập tục, hiểu về chủ trương của Nhà nước, vừa giải quyết được
tranh chấp vừa biết vận động nhân dân thực hiện hoạt động cộng đồng, tập tục và
đường lối của Đảng và pháp luật.
II . Sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp
luật và tập quán của tác giả Nguyễn Minh Đoan với tác giả Lê Vương Long trong
bài viết “Pháp luật với tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” (tạp chí Luật
học số 2/2001)
1 . Sự giống nhau giữa hai tác giả
Qua việc nhìn nhận đánh giá về mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán trong
điều chỉnh quan hệ xã hội, giữa hai tác giả có nhiều quan điểm tương đồng như :
Thứ nhất, Cả hai tác giả đều có nhận định: Trong mối quan hệ giữa pháp luật
và tập quán có sự tương hợp, tương khắc nhất định trong điều chỉnh quan hệ xã hội,
Đều nhận thấy những ưu điểm và hạn chế của loại công cụ này trong mối quan hệ với

pháp luật. Tập quán góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng pháp luật, hỗ trợ thực
hiện và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó pháp luật cịn tham gia điều chỉnh một số tập
qn có hại cho xã hội.
Thứ ba, trong mối quan hệ ấy tập quán được sử dụng vào việc giải quyết một
số tranh chấp, mâu thuẫn trong các trường hợp pháp luật không quy định cụ thể.
Thứ tư, cả hai tác giả đều chung quan điểm trong hoạt động xây dựng pháp
luật thì một phần tập qn được luật hóa thành văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước.
Thứ năm, trong mối quan hệ với pháp luật cả hai tác giả đều chỉ ra : cần bảo vệ
các tập quán tốt đẹp, đồng thời can thiệp nhằm kìm hãm và loại bỏ các tập quán không
phù hợp.
2 . Sự khác nhau của hai tác giả
Tuy nhiên do cách tiếp cận, cũng như góc nhìn nhận, đánh giá vấn đề khác
nhau nên giữa hai bài viết cũng tồn tại một số sự khác biệt sau :
Thứ nhất, trong bài viết của mình thầy Nguyễn Minh Đoan quan điểm rằng tập
tục là sự kết hợp giữa tập quán và phong tục, một số tập tục được luật hóa trong văn
5


bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Tác giả Lê Vương Long quan điểm tập quán
được Nhà nước thừa nhận, nâng lên thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, gọi
là tập quán pháp. Như vậy ta thấy cùng một quan điểm về tập quán nhưng có hai kết
quả khác nhau giữa hai tác giả, cùng chung một điểm xuất phát nhưng hai tác giả có
cách đánh giá khác nhau, nhưng nhìn chung văn bản quy phạm pháp luật và tập quán
pháp đều là nguồn của pháp luật.
Thứ hai, trong mối quan hệ giữa tập quán với pháp luật tác giả Nguyễn Minh
Đoan viết: “Một số tập tục không liên quan đến lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh” tức
là vấn đề liên quan tới nội bộ cộng đồng tự quản mà pháp luật không tham gia điều
chỉnh, hoặc khơng thể điều chỉnh, theo quan điểm đó thì pháp luật khơng thừa nhận,
khơng ngăn cấm hay nói cách khác pháp luật khơng có bất kì hoạt động gì tác động

đến sự tồn tại của những tập quán ấy. Tác giả Lê Vương Long thì quan điểm khác, ông
cho rằng với “những tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc được Nhà
nước bảo vệ bằng việc tạo lập mơi trường pháp lí cần thiết cho sự phát triển thuận lợi
của chúng trong đời sống xã hội”. Trong hai quan điểm trên ta đều nhận thấy mặt tích
cực từ việc xác định mức độ tham gia điều chỉnh của pháp luật với tập quán, tuy nhiên
theo quan điểm cá nhân em thích cách giá của tác giả Lê Vương Long hơn. Bởi lẽ, rõ
ràng như ở trên hai tác giả có nêu đối với các tập quán tốt đẹp, phù hợp truyền thống
dân tộc thì cần sưu tầm, bảo bệ, một số trường hợp được luật hóa, nhưng tác giả Lê
Vương Long cịn đánh giá thêm rằng với các “tập quán tốt đẹp cần được bảo vệ bằng
việc tạo mơi trường pháp lí cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của chúng trong đời
sống xã hội”. Vì lẽ đó mà pháp luật sẽ có thể góp phần giữ gìn được những giá trị tốt
đẹp có trong tập quán, giữ nguyên giá trị cho bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ ba, tập quán hỗ trợ pháp luật trong hoạt động điều chỉnh quan hệ xã hội cả
hai tác giả đều nhận ra khả năng tác động của tập quán đến pháp luật: hình thành pháp
luật và áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp trong trường hợp pháp luật
khơng có quy định cụ thể. Cũng từ nội dung đó tác giả Lê Vương Long có những nội
dung khác biệt khi đánh giá cả về khả năng tương khắc của pháp luật và tập quán.
Đồng thời tác giả cịn chỉ rõ ba góc độ thường xảy ra sự tương hợp, tương khắc đó là:
6


“Giữa pháp luật quốc gia với tập quán dân tộc; Giữa các điều ước quốc tế mà Nhà
nước ta tham gia kí kết hoặc pháp luật nước ngồi thừa nhận có liên quan đến nội
dung điều chỉnh cụ thể với tập quán dân tộc; Giữa pháp luật quốc gia với tập quán
quốc tế”. Cách đánh giá như vậy giúp đọc giả vừa hiểu rõ lại vừa hình dung được bao
quát nhất và lí giải được một phần vấn đề.
Thứ tư, cũng trong nội dung áp dụng tập quán để giải quyết một số vấn đề
pháp luật chưa có quy định cụ thể tác giả Nguyễn Minh Đoan chỉ ra: “Trong một số
trường hợp quy định về một vấn đề phức tạp đã và đang tồn tại nhiều cách giải quyết
phù hợp ở địa phương, nhà làm luật có thể trù liệu, cho phép giải quyết theo mỗi địa

phương”. Tác giả Lê Vương Long lại quan điểm rằng: “nội dung, phạm vi của các vụ
việc được áp dụng tập quán ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định đánh giá của Tịa
án”. Chính bởi vậy tác giả rất băn khoăn “liệu có thể xảy ra sự tùy tiện, chủ quan hay
khơng trong việc áp dụng khi khơng được lượng hóa về mặt nội dung và mặt hình
thức”. Cùng một vấn đề nhưng hai tác giả đã có những đánh giá khác nhau, nhìn ra
khả nẳng và hạn chế của việc áp dụng tập quán vào giải quyết tranh chấp. Từ đó ta
thấy được góc nhìn của tác giả Nguyễn Minh Đoan mang tính chất tích cực hơn, ơng
nói đến khả năng trù liệu, sự tính tốn, cân nhắc kĩ lưỡng của nhà làm luật trước khi
giải quyết vấn đề, chọn ra các cách giải quyết tối ưu vừa tuân theo lẽ cơng bằng, vừa
đảm bảo phù hợp với ý chí của nhân dân mà không trái với pháp luật. Trong khi đó tác
giả Lê Vương Long nhìn ở góc độ hơi khác đi một chút, ông băn khoăn trong việc áp
dụng tập quán có thể bị tùy tiện, chủ quan bởi trong một số vấn đề phức tạp Tòa án có
quyền chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, cách lập luận vấn đề như vậy mang một chút
tiêu cực hay nói cách khác tác giả chỉ ln ra một khía cạnh hạn chế trong áp dụng tập
quan, nên sự tùy tiện, ý chí chủ quan ở đây mang nghĩa tiêu cực nhiều hơn trong cách
đánh giá vấn đề .
Trên đây là một số quan điểm giống nhau và khác nhau về mối quan hệ giữa
pháp luật với tập quán của hai tác giả Nguyễn Minh Đoan và Lê Vương Long qua hai
bài viết “Tập tục và pháp luật” với bài viết “Pháp luật và tập quán trong điềuchỉnh
quan hệ xã hội”.
7


III . Mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán ở Việt Nam hiện nay
Trong toàn bộ hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, tập quán và pháp
luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng bổ sung, hoàn thiện, hỗ trợ nhau thiết lập
trật tự xã hội thông qua hoạt động quản lý và điều chỉnh hành vi con người.
Tập quán chính là bộ phận cấu thành một loại nguồn của pháp luật, do đo
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó cũng chính là cơ sở để đánh giá về mối
quan hệ này từ hai chiều khác nhau.

Trong quan hệ giữa pháp luật với tập quán: pháp luật ghi nhận, củng cố và bảo
vệ những phong tục tập quán tiến bộ phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc. Pháp luật thực hiện chức năng điều hòa các
mối quan hệ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào pháp luật cũng can thiệp, điều
chỉnh hiệu quả được, khi đó tập quán trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ giải quyết tranh
chấp, điều hòa quan hệ xã hội. Bên cạnh việc ghi nhận tập qn tốt đẹp thì pháp luật
cịn thực hiện chức năng hạn chế, loại bỏ các tập tục lạc hậu phông phù hợp với thuần
phong mĩ tục của quốc gia, ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Trong mối quan hệ hai chiều giữa tập quán với pháp luật thì việc ghi nhận tập
quán vào trong pháp luật chủ yếu thể hiện dưới dạng nguyên tắc. Pháp luật là hình thức
thừa nhận ý chí của Nhà nước đến phong tục tập quán, giúp phong tục tập quán được
tôn trọng, bảo vệ phát huy tác dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên pháp luật có thể hoặc
chưa thể trực tiếp ghi nhận từng phong tục tập quán, từng cách ứng xử trong đời sống
xã hội mà chủ yếu tập quán vẫn được thừa nhận dưới dạng các nguyên tắc bảo vệ trong
đời sống.
Do con đường hình thành, phương thức tồn tại, giá trị phản ánh của các địa
phương, tộc người là khác nhau cho nên trong quá trình hình thành và phát triển có
những tập quán đã sai lệch so với chuẩn mực của toàn xã hội nên cần được pháp luật
loại trừ ra khỏi xã hội Đồng thời có hoạt động bảo vệ, phát triển các tập quán tiến bộ,
văn minh.
Trong mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật hiện nay. Tập tục đóng vai trị là
cơng cụ hỗ trợ, thay thế pháp luật trong một số quan hệ mà pháp luật chưa có cách thức
truyền bá thích hợp, tác động đến quần chúng nhân dân. Trong các hoàn cảnh đó tập
tục phát huy tối đa vai trị điều chỉnh hành vi của mình. Hơn nữa, tập quán là những
8


quy tắc, quy định có từ lâu đời đã ăn sâu vào trong thực tiễn cuộc sống nên khi đưa tập
quán thành pháp luật thì sẽ dễ thực hiện, dễ đi vào cuộc sống hơn. Đồng thời, khi pháp
luật thừa nhận tập quán, sẽ ghi nhận được những nội dung cơ bản của bản sắc dân tộc,

mà từ đó là cơ sở mang đến bản sắc riêng của pháp luật Việt Nam, nhất là trong điều
kiện hội nhập như hiện nay. Ngồi ra tập tục cịn được coi là cơng cụ bổ sung, hỗ trợ
pháp luật.
Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền,
quản lý xã hội bằng pháp luật, do vậy mà vai trò của pháp luật càng cần phải được đề
cao. Nhưng pháp luật không thể tham gia điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, nên cần
nhận thức được vị trí, vai trị của pháp luật cũng như các nguồn của pháp luật từ đó có
thể phát huy vai trị, thế mạnh của từng loại cơng cụ. Bởi dù kín kẽ đến mấy thì luật
pháp khơng thể dự liệu trước mọi tình huống cụ thể trong đời sống. Khi đó tập quán sẽ
là công cụ vô cùng hữu hiệu để điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với tinh thần của
pháp luật, thậm chí cịn làm chi tiết hóa thêm cho nội dung của pháp luật.
Trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội pháp luật khơng thể tự mình độc lập
riêng rẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội, mà phải có sự tham gia điều chỉnh của các cơng
cụ khác. Tập qn đã có sự hỗ trợ đắc lực cho pháp luật: Đơi khi tập qn cịn có thể
thay thế một phần cho pháp luật, hoặc trở thành một nguồn bổ sung , tham gia hỗ trợ
cho pháp luật.
sự tồn tại của pháp luật với tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội thể hiện
một số trạng thái sau. Pháp luật thừa nhận tập quán, đưa nó trở thành hình thức của
pháp luật với tên gọi là tập quán pháp. Đối với những tập quán tốt đẹp cần tạo ra các
mơi trường thích hợp nhằm giữ gìn và phát triển hơn nữa những tập quán đó. Tập quán
chính là một sự lựa chọn hữu ích trong việc giải quyết tranh chấp khi pháp luật khơng
có những quy định cụ thể để giải quyết.
Nhìn chung trong hệ thống cơng cụ điều chỉnh quan hệ xã hội thì pháp luật và
tập quán có mối quan hệ tương hỗ cho nhau, không loại trừ nhau, đồng hành cùng nhau
điều chỉnh quan hệ xã hội. Đến khi cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của pháp luật
không cịn thì bản thân nó cũng sẽ biến mất. Nhưng tập quán thì khác, những tập quán
tốt đẹp sẽ mãi được duy trì và tiếp nối, trường tồn với con người. Pháp luật chỉ ngăn
9



cấm và loại bỏ các tập quán xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội, đi
ngược lại với tiến bộ nhân loại.
Qua đây ta nhận rõ mối quan hệ khăng khít, nâng đỡ nhau giữa pháp luật và
tập quán. Khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của tập quán – pháp luật trong điều
chỉnh quan hệ xã hội Việt Nam hiện nay. Mọi tập quán để tồn tại và phát triển lâu dài
phải tuân theo nguyên tắc của pháp luật, không trái với quy định của pháp luật.
Trên đây là một số đánh giá của em về mối quan hệ nâng đỡ, bổ sung cho nhau
giữa pháp luật với phong tục tập quán ở Việt Nam hiện nay

10


MỤC LỤC THAM KHẢO
1. Giáo trính Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản tư pháp, 2016.
2. Giáo trính Lí luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2015
3. PGS.TS Nguyễn Văn Động, Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2008
4. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học Lý luận nhà nước và pháp luật,
Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2014
5. Giáo trình Lí luận chung nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2005
6. Lê Vương Long, Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội,tạp chí luật
học số 2/2001.

11



×