Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm qua việc vận hành luật thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.03 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................1
MỞ BÀI..............................................................................................................................................................2
NỘI DUNG.........................................................................................................................................................3
1.Với quy định pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền:.....................................................................12
2. Với thương nhân thực hiện khuyến mại:...........................................................................................14
3. Với người tiêu dùng:...........................................................................................................................14
KẾT BÀI............................................................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................16
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................................17

1


MỞ BÀI
Thị trường mỹ phẩm đã và đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng,
thu hút nhiều nhà đầu tư với nguồn lợi nhuận khổng lồ. Xã hội ngày càng phát triển, nhu
cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao, không chỉ với phái đẹp mà còn cả với
phái mạnh. Mỹ phẩm là một mặt hàng mang tính chất đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe con người vì thế nó chịu sự quản lí của Nhà nước chặt chẽ hơn so với các hàng
hóa thơng thường khác. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại chưa dành một sự quan tâm
đúng mực cho thị trường kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng rất phức tạp này. Vì vậy,
để hiểu hơn về thị trường mỹ phẩm cũng như để tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp
luật Việt Nam về vấn đề này, bài tiểu luận xin nghiên cứu đề tài: “Trình bày hiểu biết
của em về quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm”.

2


NỘI DUNG
I)


Quảng cáo mỹ phẩm
1) Khái niệm mỹ phẩm
Khái niệm mỹ phẩm được quy định tại Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy
định: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những
bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lơng tóc, móng tay, móng chân, mơi và
cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm
sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc
giữ cơ thể trong điều kiện tốt”.
Từ quy định trên có thể thấy mỹ phẩm gồm những đặc điểm sau:
-

Thứ nhất, mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm chứa các chất hóa học có khả

-

năng tác động đến cơ thể con người.
Thứ hai, mỹ phẩm có tác dụng làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình

thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thế hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
2) Khái niệm quảng cáo mỹ phẩm
Trong Luật quảng cáo 2012 giải thích người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu
quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình. Cịn theo Điều 102 Luật
thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình.”.
Theo cách hiểu như ở Pháp lệnh Quảng cáo thì nó có nội hàm rộng hơn và bao trùm hơn
theo cách hiểu ở Luật thương mại.
Khoản 21 Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về khái niệm quảng cáo mỹ
phẩm: “Quảng cáo mỹ phẩm là các hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm nhằm thúc
đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm.”
Từ quy định trên, ta có thể thấy quảng cáo mỹ phẩm chính là một hoạt động xúc tiến

thương mại bởi vì nó mang những dấu hiệu, tính chất của hoạt động xúc tiến thương mại.
Quảng cáo mỹ phẩm là hoạt động mang tính chất giới thiệu hàng hóa là mỹ phẩm cho
người có nhu cầu sử dụng, chủ thể là đơn vị kinh doanh mỹ phẩm và với mục đích thúc
đẩy việc tiêu thụ mỹ phẩm. Nhưng cần lưu ý là đối tượng được quảng cáo ở đây là mỹ
phẩm cho người, là một loại hàng hóa đặt biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm
3


chí là tính mạng của con người. Vì vậy việc quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm có những
đặc điểm riêng so với hoạt động quảng cáo và khuyến mại hàng hóa, dịch vụ chung.
3) Ý nghĩa của hoạt động quảng cáo mỹ phẩm
- Đối với người tiêu dùng: Thị trường tiêu dùng đã và đang trở nên rất cạnh tranh với
những thương hiệu mới ra đời. Quảng cáo là để thông báo, truyền đạt một thông điệp của
dịch vụ hay sản phẩm mới, mà đối tượng cụ thể ở đây là mỹ phẩm, đến người tiêu dùng.
Quảng cáo sẽ giúp cho người tiêu dùng chủ động hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm với
những công dụng, chức năng phù hợp bởi vì hầu hết các loại mỹ phẩm hiện này được sử
dụng thông qua hướng dẫn sản phẩm, thông tin trên quảng cáo mà khơng có sự hướng
dẫn của bác sĩ.
- Đối với chủ thể kinh doanh mỹ phẩm: Thị trường mỹ phẩm đã và đang được đánh
giá là một thị trường đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư với nguồn lợi nhuận khổng
lồ. Khi mà mỹ phẩm là một mặt hàng mang tính chất đặc biệt và chịu sự quản lí chặt chẽ
của Nhà nước, quảng cáo có một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến đến các chủ thể kinh
doanh, các chủ thể thực hiện quảng cáo mỹ phẩm. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động quảng cáo mỹ phẩm, những thương nhân kinh doanh mỹ phẩm đã rất thành công
khi gây dựng được những thương hiệu mỹ phẩm rất quen thuộc với người tiêu dùng. Hoạt
động quảng bá càng phát triển sẽ thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm và lòng tin của người
tiêu dùng càng tăng.
4) Quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo mỹ phẩm
4.1. Chủ thể quảng cáo mỹ phẩm.
Các quy định của pháp luật về chủ thể quảng cáo mỹ phẩm cũng giống chủ thể

quảng cáo thương mại nói chung, bao gồm: người quảng cáo thương mại, thương nhân
kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại, người phát hành quảng cáo thương mại và
người cho thuê phương tiện quảng cáo. Các chủ thể này tham gia hoạt động quảng cáo ở
những khâu khác nhau với mục đích khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể khi
tham gia hoạt động quảng cáo được quy định Luật thương mại năm 2005, Luật quảng cáo
năm 2012 và Thông tư 06/2011/TT-BYT.
- Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về mỹ phẩm do mình
sản xuất, phân phối. Người quảng cáo phải có Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo
theo quy định của pháp luật.
4


- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số
hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng
cáo với người quảng cáo.
- Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo mỹ
phẩm đến người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, nhà xuất
bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, ng¬ười tổ chức chương trình văn hố, thể
thao, hội chợ, triển lãm và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
- Người cho thuê địa điểm, phương tiện để quảng cáo là người được quyền kinh
doanh các phương tiện quảng cáo như báo chí, truyền hình... Vì vậy, trên thực tế, người
cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đồng thời là người tiến hành quảng cáo.
4.2. Đối tượng của quảng cáo mỹ phẩm.
Đối tượng của quảng cáo thương mại có thể hiểu là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
mà người thực hiện quảng cáo muốn thông qua hoạt động quảng cáo để giới thiệu tới
công chúng. Tuy nhiên, khơng phải hàng hóa, dịch vụ nào cũng được phép quảng cáo.
Luật Thương mại năm 2005 đã quy định các trường hợp cấm quảng cáo tại Điều 109.
Với đối tượng quảng cáo là mỹ phẩm, trước hết đó phải là sản phẩm mỹ phẩm đã
được phép lưu thông trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm
mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và
phải hồn tồn chịu trách nhiệm về tính an tồn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Theo
Điều Thông tư 06/2011/TT-BYT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm sau
khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
4.3. Phương tiện quảng cáo mỹ phẩm.
Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản
phẩm quảng cáo thương mại. Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, quảng cáo mỹ phẩm được
thực hiện trên các phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh,
Internet, sách, báo, tạp chí, tờ rơi, pano, áp phích, vật thể trên không, vật thể dưới nước
hoặc các phương tiện quảng cáo khác. Việc sử dụng từng phương tiện quảng cáo cụ thể
trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm phải tuân theo các quy định tại Thông tư này và như
Luật Quảng cáo năm 2012.
- Quảng cáo mỹ phẩm trên phương tiện truyền hình, truyền thanh thì các khoản
1, 3, 4 Điều 22 phải được đọc to, rõ ràng. Trường hợp hiển thị bằng chữ trên

5


màn hình các nội dung trên thì tốc độ hiển thị phải phù hợp và cỡ chữ quảng
-

cáo đủ lớn bảo đảm rõ ràng, dễ đọc. ( Điều 23 )
Quảng cáo trên báo chí, tờ rơi thì cuối trang đầu tiên của tài liệu quảng cáo mỹ
phẩm phải in: (a) Số Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Sở Y tế; b)

ngày ... tháng ... năm ... nhận hồ sơ hợp lệ ghi trên Phiếu tiếp nhận. ( Điều 24 )
4.4. Sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm.
Sản phẩm quảng cáo chứa đựng những thông tin được chuyển tải đến công chúng
thông qua các phương tiện quảng cáo. Sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm cũng như sản phẩm
quảng cáo thương mại nói chung, bao gồm: “những thơng tin bằng hình ảnh, hành động,

âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng
cáo thương mại” (Điều 105 Luật Thương mại năm 2005).
Có thể nói sản phẩm quảng cáo quyết định phần lớn sự thành công của một chiến
dịch quảng cáo. Trong khi đó, mục tiêu thúc đẩy thương nhân tạo ra sản phẩm quảng cáo
thương mại chính là lợi nhuận, là việc tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ được thúc đẩy
thông qua quảng cáo. Do vậy, quảng cáo phải mang tính cạnh tranh, thể hiện được sự
vượt trội của hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại. Sản
phẩm quảng cáo mỹ phẩm chứa đựng nội dung quảng cáo mỹ phẩm và hình thức quảng
cáo mỹ phẩm. Nội dung của quảng cáo mỹ phẩm là yếu tố then chốt của hoạt động
quảng cáo. Nội dung quảng cáo mà sản phẩm đặc biệt là mỹ phẩm phải đáp ứng hai điều
kiện:
- Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng, khơng gây thiệt hại cho người
sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo (Khoản 1, Điều 19, Luật Quảng Cáo).
- Phù hợp với các tài liệu chững minh tính an tồn và hiệu quả của mỹ phẩm và
phải tuân thủ theo hướng dẫn về cơng bố tính năng sảm phẩm của ASEAN (Khoản 3,
Điều 21, Thông tư 06)
Với những điều kiện trên, nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải đủ các thông tin quy
định tại Điều 22, Thông tư 06 bao gồm: tên mỹ phẩm; tính năng, cơng dụng (nếu các tính
năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm nếu chưa thêt hiện lên trên tên của sản phẩm); tên
và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sảm phẩm mỹ phẩm ra thị trường;
lưu ý khi sử dụng (nếu có).
Nội dung của quảng cáo mỹ phẩm hết giá trị trong các trường hợp sau:
- Mỹ phẩm có số đăng ký lưu hành, số Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn
chất lượng mỹ phẩm, số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết giá trị.
6


- Mỹ phẩm bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo ngừng sử
dụng hoặc bị thu hồi sản phẩm.
- Có những thay đổi về thơng tin ảnh hưởng đến tính an tồn và chất lượng của

mỹ phẩm..
4.5. Đăng ký quảng cáo mỹ phẩm và Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ
phẩm.
Để quảng cáo mỹ phẩm một cách hợp pháp. Thương nhân cần lập hồ sơ đăng ký
quảng cáo mỹ phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư /2011/TT-BYT. Hồ sơ
đăng ký quảng cáo mỹ phẩm có thể được lập cho một hoặc nhiều sản phẩm, được quảng
cáo trên một hoặc nhiều phương tiện thông tin đại chũng khác nhau. Trước khi quảng cáo
mỹ phẩm, tổ chức cá nhân phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm về Sở Y tế
nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, cá nhân cơng bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trình tự thủ tục cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm được quy
định tại Điều 27 của Thông tư: “Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm, tổ
chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm hợp lệ theo đúng quy định của Thơng tư này
và lệ phí theo quy định hiện hành, Sở Y tế gửi cho đơn vị nộp hồ sơ đăng ký một Phiếu
tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm (Phụ lục
số 11-MP) kèm theo mẫu hoặc kịch bản quảng cáo đạt yêu cầu (áp dụng với hồ sơ đăng
ký quảng cáo mỹ phẩm). Ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ là ngày Sở Y tế nhận đủ hồ
sơ hợp lệ. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu Sở Y tế không có văn
bản u cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được quyền quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện
giới thiệu mỹ phẩm theo đúng nội dung đã đăng ký”.
4.6. Những hành vi bị cấm trong quảng cáo mỹ phẩm.
Theo quy định tại Điều 8, LQC 2012, có 16 hành vi quảng cáo bị cấm như sau: quảng
cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này; quảng cáo làm
tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc
phòng; quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam; quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đơ thị, trật tự an tồn
giao thơng, an toàn xã hội; quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ,
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc,
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; ....
5) Những bất cập về hoạt động quảng cáo mỹ phẩm

7


Theo thống kê của tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam, hiện nay trên thị trường có
đến hơn 50% sản phẩm mỹ phẩm đang bị làm giả, làm nhái các thương hiệu nổi tiếng.
Theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, năm 2014, các đơn vị quản lý
thị trường đã kiểm tra các nhà kho chứa hàng, các chợ cũng như các tuyến giao thông
trọng điểm, kết quả đã phát hiện, xử lý 164,804 sản phẩm hóa mỹ phẩm nhập lậu, sản
phẩm khơng rõ nguồn gốc đang được tuồn vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. Với hình
thức, mua nguyên liệu, vỏ hộp từ Lạng Sơn, Trung Quốc về tự sang chiết, đóng gói và
tuồn ra thị trường tiêu thụ. Chi cục quản lý thị tường Thành phố Hồ Chí Minh cơng bố
tháng 11/ 2016: Trong tổng số vụ kiểm tra vi phạm về kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm tình
trạng giả nhãn hiệu chiếm 50%, hàng kém chất lượng chiếm 22%, giả kiểu dáng, nguồn
gốc xuất xứ 17%, số còn lại là hàng hóa nhập ngoại khơng hóa đơn chứng từ chứng minh
nguồn gốc
Trên thực tế, khơng ít các nhà sản xuất, kinh doanh quá chú trọng đến mục tiêu lợi
nhuận mà đưa ra những sản phẩm quảng cáo đề cao tính năng, lợi ích của hàng hóa dịch
vụ bất chấp hậu quả mà nó có thể đem lại. Chính vì thế, việc tạo ra và sử dụng sản phẩm
quảng cáo phải được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật cũng như sự kiểm soát chặt chẽ
của cơ quan chức năng. Với sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm, yêu cầu đó càng trở nên cần
thiết. Thực tế, có rất nhiều các trường hợp sản phẩm không được Hội Doanh nghiệp Hàng
Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) thẩm định và cấp nhưng nhiều hãng mỹ phẩm vẫn
tự ý gắn logo HVNCLC để quảng cáo cho snar phẩm của mình mà khơng đăng ký. Hành
động này không chỉ đơn thuần là để đánh bóng tên tuổi, phát triển hoạt động quảng cáo
nữa mà là một hành vi lừa dối người tiêu dùng.
Hoạt động quảng cáo mỹ phẩm trên internet hiện nay khá tự do và khó kiểm sốt. Với
sự phát triển chóng mặt của các trang mạng xã hội như facebook, Instargram, các diễn
đàn như webtretho, raovat, shopee, … việc quản lý hoạt động quảng cáo mỹ phẩm lại
càng gặp nhiều khó khăn. Khơng chỉ quảng cáo các loại mỹ phẩm đã có tên tuổi, đã được
công bố chất lượng sản phẩm mà trên các trang mạng xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều

những loại mỹ phẩm handmade, mỹ phẩm giả, nhái được quảng cáo và buôn bán tràn lan
không chịu bất kỳ sự kiểm soát của cơ quan chức năng nào.
II)
Khuyến mại mỹ phẩm
1. Khái niệm khuyến mại:
8


Theo Điều 88, luật Thương mại năm 2005: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Các lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là: dùng thử hàng mẫu miễn
phí; Tặng q; Giảm giá; Tặng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; Tặng kèm phiếu
dự thi; Tổ chức các chương trình may rủi; Tổ chức chương trình khách hàng thường
xuyên; Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và
các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại; Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ
quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Trong thực tế, các hình thức này được
các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc,
như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc
tặng quà trong những "giờ vàng mua sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm
để kích thích tiêu dùng)... Giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng
nhiều nhất.
2. Các quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại mỹ phẩm
Pháp luật khơng có quy định riêng về khuyến mại mỹ phẩm, hoạt động khuyến mại
mỹ phẩm được điều chỉnh bởi các quy định của Luật thương mại năm 2005 về khuyến
mại nói chung và Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại.
2.1. Chủ thể thực hiện khuyến mại.
Chủ thể thực hiện khuyến mại là thương nhân, có thể là thương nhân Việt Nam
hoặc thương nhân nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 88 Luật thương mại, thương nhân thực

hiện khuyến mại gồm 2 trường hợp: thương nhân trực tiếp khuyến mại mỹ phẩm mà
mình kinh doanh và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại cho mỹ phẩm của
thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đo. Điều này tăng có hội thương mại
cho các thương nhân.
2.2. Các hình thức khuyến mại.
Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa)
hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hóa, dịch vụ
được kinh doanh hợp pháp.

9


Theo quy định tại Điều 92 Luật thương mại, các hình thức khuyến mại mỹ phẩm
gồm:
- Đưa hàng mẫu mẫu để khách hàng dùng thử chứ không phải trả tiền. Thơng
thường, hình thức khuyến mại này được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản
phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là
hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
- Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. Điều này được
thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm sản phẩm của thương nhân. Hàng hóa,
dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh
hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc tặng quà trong trường hợp này
khơng chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm mà thương nhân cịn có cơ hội quảng
cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, được áp
dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thơng báo
- Bán hàng có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi.
Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo những

phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá
nhất định để thanh tốn cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương
nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện do
nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiêu dự thi có thể mang lại giải thưởng
hoặc khơng mang lại gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ.
- Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. Các sự kiện này được tổ chức gắn
liền hoặc tách rời với việc mua hàng, ví dụ các chương trình mang tính may rủi mà khách
hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn như: bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc,
mở sản phẩm trúng, vé số dự thưởng.Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình
văn hóa, nghệ thuật, giải trí…có thể là lợi ích phi vật chất mà thương nhân dành khuyến
mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân.
Ngoài các sự kiện trên, thương nhân có thể tổ chức chương trình khách hàng thường
xun, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Ngồi ra, pháp luật khơng cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến
mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp nhận.
2.3. Hạn mức khuyến mại.

10


Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định mứcgiá
tối đa cho hành hoá, dịch vụ khuyến mại không lớn hơn 50% giá trị hành hoá
dịch vụ này trước thời điểm khuyến mại.
Hạn mức tính theo tổng giá trị hành hố, dịch vụ dùnh để khuyến mại.
Tổng giá trị của hành hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương trình
khuyến mại khơng lớn hơn 50% tổng giá trị hành hố, dịch vụ khuyến mại trừ trường
hợp khuyến mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu dùng thử không
phải trả tiền.
Hạn mức thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện chương trình
khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hố, dịch vụ khơng đước q 90 ngày trong

năm, một chương trình khuyến mại khơng được q 45 ngày. Quy định này áp
dụng đối với các hình thức khuyến mại: bán hàng, cung ứng dịch vụ giá giảm hơn so với
giá bán hang cung ứng dịch vụ trước đó.
Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hố dịch vụ
khơng được qua 180 ngày trong 1năm và 1 chương trình khuyến mại khơng q 90
ngày.Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức bán hàng: cung ứng dịch vụ kèm theo
việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi.
2.4. Trình tự, thủ tục khuyến mại.
Thông báo về việc khuyến mại: Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại
quy định tại phải gửi thơng báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở
Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện
khuyến mại. Nội dung thơng báo về chương trình khuyến mại được quy định tại Điều 15
Nghị định 37/2006.
Đăng kí khuyến mại: Thương nhân phải gửi hồ sơ đăng ký khuyến mại bao gồm
những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 37/2006/NĐ-CP đến Sở Công
thương (đối với hình thức khuyến mại bằng hình hình bán hàng kèm theo chương trình
dự thưởng mang tính may rủi) hoặc Bộ Cơng thương (đối với các hình thức khuyến mại
khác). Trong thời hạn 7 ngày làm việc, các cơ quan này phải xem xét, xác nhận bằng văn
bản việc đăng ký chương trình khuyến mại của thương nhân nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Thực hiện chương trình khuyến mại: thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương
trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực
hiện chương trình khuyến mại.
11


Trao giải thưởng và báo cáo kết quả chương trình khuyến mại: thương nhân phải
thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thơng tin đại
chúng tại tỉnh, thành phố nơi thực hiện khuyến mãi và trao giải thưởng. Đồng thời, trong
45 ngày kể từ ngày hết hạn trao giải thưởng phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có

thẩm quyền.
3. Những bất cập về hoạt động khuyến mại mỹ phẩm
Vi phạm hạn mức khuyến mại: Trên thực tế, các hãng mỹ phẩm, kể cả những hãng mỹ
phẩm tên tuổi trên thị trường quốc tế, cũng có những hoạt động khuyến mãi mỹ phẩm
khơng đúng theo quy định của pháp luật. Hàng loạt các đợt giảm giá, siêu giảm giá với
mức giảm giá lên tới 60%, 70% thậm chí là 90%. Điều này đã vi phạm pháp luật về
quảng cáo mỹ phẩm nói riêng và quảng cáo hàng hóa dịch vụ nói chung. Nhưng đáng tiếc
là chưa việc xử lý các hành vi này cịn rất hạn chế. Có doanh nghiệp treo biển giảm giá
30%, 50% ... tại cửa hàng của mình cả năm trời, trong khi tổng thời gian thực hiện giảm
giá cả năm theo quy định là 90 ngày thì thực chất là thương nhân đánh lừa vào thị hiếu
người tiêu dùng. việc áp dụng các hình thức khuyến mại có nhiều sự nhầm lẫn. Do buông
lỏng công tác quản lý, nhiều chương trình khuyến mãi thực hiện khơng đúng cam kết với
khách hàng. Thậm chí, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đưa ra những lời lẽ hết sức mập mờ,
khó hiểu để trốn tránh trách nhiệm với khách hàng. Chẳng hạn "chương trình kéo dài đến
khi hết quà tặng", vậy người tiêu dùng khó lịng biết được q tặng hết lúc nào để địi
quyền lợi
Bên cạnh đó, cịn một bất cập nữa trong hoạt động khuyến mãi mỹ phẩm. Đó là hầu
hết các chương trình khuyến mãi đều khơng thực hiện đúng theo thủ tục đăng ký khuyến
mại. Vì quy định này còn khá mới mẻ, đồng thời tư duy của người bán hàng lâu nay cho
rằng mình là người bán hàng, là người quyết định giá bán và giá khuyến mại. Khuyến
mại là người bán chấp nhận giảm giá xuống, bớt đi một phần lợi nhuận ( để đạt được một
mục đích nào đó ) nên khơng cần thơng báo với cơ quan chức năng.
III) Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
1. Với quy định pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền:
Thứ nhất: Định nghĩa “Sản phẩm mỹ phẩm” có vai trị quan trọng trong việc phân loại
và ra quyết định công bố sản phẩm. Tùy theo định nghĩa về mỹ phẩm rộng hay hẹp mà
các quốc gia có hệ thống quy định khác nhau. Do đó, một sản phẩm được phân loại là mỹ
12



phẩm ở một quốc gia này có thể được coi là thuốc ở một quốc gia khác, Tại một số quốc
gia, mỹ phẩm được chia thành hai nhóm: mỹ phẩm thơng thường và mỹ phẩm đặc biệt để
có những quy định quản lý phù hợp. Hiện nay, định nghĩa trong thông tư 06 phù hợp với
định nghĩa của các nước ASEAN. Cục QLD nên tập huấn làm rõ và thống nhất một số
trường hợp cụ thể trong phân loại mỹ phẩm để Sở Y Tế thuận tiện hơn trong quá trình
làm việc.
Thứ hai, về thời gian giải quyết hồ sơ công bố mỹ phẩm. Tham khảo kinh nghiệm
quản lý của một số nước, họ quy định số hồ sơ tối đa có thể giải quyết trong 1 ngày.
Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ nếu hết số vào ngày đó, sẽ được hẹn muộn lại vào các ngày
kế tiếp. Việc này sẽ giúp quản lý tốt hom và trả hồ sơ đúng hạn, mặt khác cũng giúp
doanh nghiệp có kế hoạch tốt hơn cho cơng việc của mình.
Thứ ba, u cầu chi tiết, cụ thể hơn về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh,
nguyên liệu, quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Trong phụ
lục IV văn bản hướng dẫn ASEAN về mỹ phẩm có đưa ra những chỉ dẫn rất chi tiết về
nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh, nguyên liệu, quản lý chất lượng... Các
nước khác như Singapore, Phi-lip-pin đều đưa nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện
CGMP vào phụ lục của quy định. Nếu bổ sung thêm nội dung này, việc thực hiện thông
tư sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả nhà quản lý và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
mỹ phẩm.
Thứ tư: Áp dụng mức phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quảng
cáo và khuyến mại mỹ phẩm: mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm các quy định về
khuyến mại chỉ 25.000.000 – 30.000.000 đồng, mức phạt so với số lợi nhuận mà doang
nghiệp thu được sau mỗi chương trình khuyến mại vi phạm pháp luật chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ. Như vậy, pháp luật cần nâng mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương
mại nói chung và đối với các vi phạm về khuyến mại để nâng cao hiệu quả trong áp dụng
pháp luật về khuyến mại vào thực tế.
Thứ năm: Bổ sung quy định về quy chế phối họp giữa các bộ/ngành trong quản lý mỹ
phẩm. Hiện nay, mới chỉ có Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế phối họp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nói
chung nhưng chưa có quy định cụ thể trong lĩnh vực mỹ phẩm. Thông qua các hoạt động

13


đào tạo, tập huấn, hội thảo, tuyên truyền để phổ biến rộng rãi quy định pháp luật đến các
đối tượng liên quan.
2. Với thương nhân thực hiện khuyến mại:
Cần chủ động nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật để tránh sai phạm do chưa nắm
vững quy định. Bởi để thu hút sức mua của người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp đưa
ra những “chiêu bài “khuyến mại vô cùng hấp dẫn. Và điều đó có thể vượt quá giới hạn
dẫn đến vi phạm pháp luật. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khuyến mại nhằm cạnh
tranh không lành mạnh. Do đó,trước khi khuyến mại, doanh nghiệp nên thận trọng xem
xét để chắc chắn hình thức khuyến mại của mình khơng nằm trong những hành vi khuyến
mại bị cấm được quy định trong các văn bản điều chỉnh vấn đề này.
3. Với người tiêu dùng:
Do sự nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng, họ không nắm bắt được hết thông tin từ các
nhà sản xuất và một phần do không hiểu biết các quy định của pháp luật, nên phải chịu
những rủi ro nhất định. Vì thế người tiêu dùng cần trang bị thêm những kiến thức về pháp
luật tối thiểu, và tham khảo kỹ lưỡng các sản phẩm mà mình mua. Khuyến khích người
tiêu dùng, cơ quan truyền thơng nâng cao nhận thức và tích cực chủ động tham gia cùng
cơ quan quản lý nhà nước giám sát, phát hiện sai phạm trong hoạt động khuyến mại...

14


KẾT BÀI
Hoạt động quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm của Việt Nam cịn rất nhiều bất cập.
bên cạnh đó là hoạt động quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng khiến thị trường
mỹ phẩm ngày càng phúc tạp, khó kiểm sốt. Vì vậy, trách nhiệm bây giờ đặt ra cấp thiết
chính là từ phía các nhà sản xuất, kinh doanh đồng thời là sự thông minh của khách hàng
khi mua sắm mỹ phẩm cho mình và người thân. Các nhà làm luật, các cơ quan có chức

năng trong việc quản lý mỹ phẩm cũng cần xiết mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, quản lý
thị trường phức tạp này.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thương mại năm 2005.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
4. Luật quảng cáo năm 2012
5. Thông tư 06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm do Bộ Y tế ban hành
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý
(chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006
7. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Bảo Ánh, Vũ Phương
Đông, Nguyễn Như Chính, Lê Hương Giang, Nguyễn Ngọc Anh, Vũ Hịa Như, Hướng
dẫn môn học Luật Thương mại Tập 2, NXB Lao động, 2014
8. Bài báo: Phát hiện kho mỹ phẩm ngoại cực lớn nhưng không rõ nguồn gốc
Link:

/>
khong-ro-nguon-goc-20160920060927562.htm
9. Bài báo: Tiêu hủy 5 nghìn sản phẩm kem dưỡng da, dầu gội đầu... không rõ nguồn
gốc
Link: />10. Bài báo: Bắt 2.000 sản phẩm làm đẹp giả các nhãn hiệu nổi tiếng
Link:

/>
noi-tieng-20160607064051723.htm


16


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Các hãng mỹ phẩm thi
nhau

thực

hiện

các

chương trình giảm giá
lên tới 70%. Các cơ sở,
chi nhánh, cửa hàng của
các hãng mỹ phẩm hàng
đầu thế giới tại Việt Nam
thực hiện các đợt khuyến
mãi, siêu khuyến mãi
nhằm lơi kéo khách hàng,
kích thích mua sắm bất
chấp các quy định của
pháp luật về hạn mức
khuyến mại mỹ phẩm.
Các chương trình khuyến
mãi 70 % khơng cịn q
xa lạ với người tiêu
dùng, thậm chí L’oreal

( hãng mỹ phẩm Top3 thế
giới )

còn áp dụng

khuyến mại lên tới 81%!

17


Mỹ phẩm handmade chưa qua kiểm đinh, cấp phép được bán tràn lan trên các trang mạng
xã hội

Thậm chí, các loại mỹ phẩm giá vài chục USD được làm giả, làm nhái với giá vài chục
nghìn VNĐ và rao bán một cách công khai

18


Phụ lục 2: Hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, sử dụng mỹ phẩm
kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái:
Những năm gần đây, số ca nhập viện vì dị ứng mỹ phẩm ngày càng gia tăng một cách
chóng mặt. Trong 10 trường hợp nhập viện vì dị ứng mỹ phẩm thì có đến 7 trường hợp là
do mỹ phẩm làm trắng da và mỹ phẩm trang điểm. (Theo Trung tâm Dị ứng miễn dịch
lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Những tác hại của mỹ phẩm mà bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay sau vài lần sử dụng đầu
tiên là:

Tác hại của dị ứng mỹ phẩm giai đoạn 1
Một số loại mỹ phẩm giả trong vài tuần đầu có vẻ phát huy tác dụng, khiến da đẹp và mịn

màng hơn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chậm nhất là từ tuần thứ 2 theo cơ địa mỗi
người, da của bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:Da sưng tấy và lở loét gây đau đớn
cho người sử dụng mỹ phẩm. Khô rát và teo da gây bong tróc vẩy trên da như rắn lột da.
Những mảng da bị lột rất dày và gây đau nhức và rát toàn thân. Nguy hại nhất là gây ung
thư da, suy giảm chức năng tế bào máu Nếu bị bệnh khác kết hợp dị ứng mỹ phẩm nhái
giả có thể dẫn đến viêm nhiễm nội tạng, hoại tử, dẫn đến tử vong

19


Dị ứng mỹ phẩm giai đoạn nặng
Các chuyên gia y tế cho rằng phụ nữ không nên lạm dụng mỹ phẩm. Và bước thử mỹ
phẩm trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng. Nên chọn mua những loại mỹ phẩm quen
dùng, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đáng tin cậy và khơng gây dị ứng. Bên cạnh đó,
chúng ta phải biết được cấu trúc da của mình để phân loại mỹ phẩm nào phù hợp với làn
da đó

20


Phụ lục 3: Phân biệt mỹ phẩm Thật – Giả
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để phân biệt được mỹ phẩm thật – giả, chỉ cần
bạn chú ý tìm hiểu sản phẩm trước khi bỏ tiền ra mua và sử dụng.
1. Tem chống hàng giả - Tem nhà phân phối – Mã vạch và chữ ký số

3 bước nhận biết sản phẩm mỹ phẩm thật
Bất cứ sản phẩm THẬT VÀ CHÍNH HÃNG nào cũng cần phải có đủ 3 yếu tố:
- Tem chống hàng giả
- Tem chính hãng của nhà phân phối
- Mã vạch và chữ ký số

Tất cả 3 yếu tố trên đều phải được đảm bảo khơng bị bong tróc và vẫn được giữ
ngun trên sản phẩm.
2. Mẫu mã
Mẫu mã sản phẩm rất dễ bị nhái giả. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận biết
một số dấu hiệu trên mẫu mã của sản phẩm nhái giả như:
-Tên sản phẩm: Để tránh bị các nhà chức trách kiểm tra vi phạm bản quyền thương
hiệu, các sản phẩm nhái giả hoặc các cơ sở làm giả sản phẩm thường sử dụng những cái
tên na ná sản phẩm thật. Đánh vào sự thiếu am hiểu sản phẩm của người tiêu dùng. Ví dụ:
Doctors Skin, Ohuy, Body Food... (đây đều là những tên thương hiệu nhái giả thương
hiệu thật).
-Hộp và chai đựng sản phẩm: Các cơ sở sản xuất hàng nhái giả sẽ khơng có đẩy đủ
cơng nghệ hiện đại để sản xuất bao bì như chính hãng. Vì vậy, nếu bạn chú ý, bao bì và
mẫu mã của các sản phẩm nhái sẽ không được chú ý nội dung và thiết kế rất ẩu.
3. Thành phần và xuất xứ
21


Các sản phẩm giả thường không dám ghi đầy đủ các thành phần và xuất xứ trên sản
phẩm. Ngay cả cơ sở sản xuất cũng ít được cơng bố. Tránh trường hợp sản phẩm kém
chất lượng bị người tiêu dùng phản ứng.
3 phương pháp phân biệt mỹ phẩm thật – giả trên chỉ là một số những phương pháp
trực quan để kiểm định. Với công nghệ nhái giả ngày càng tinh vi và hiện đại, thực sự rất
khó để người tiêu dùng có thể an tâm với sản phẩm mỹ phẩm mình đang/sắp sử dụng.
Vì vậy, bạn nên tin tưởng và tìm đến những nhà phân phối, những cơng ty mỹ phẩm
uy tín đã được cấp phép hoạt động của Bộ công an và sở Y tế.
4. Cách nhận biết mỹ phẩm thật và mỹ phẩm giả:
Mặc dù hiện nay trên thị trường rất nhiều loại mỹ phẩm giả, nhái đã được làm rất tinh
xảo, giống hàng thật từ mẫu mã, mùi hương cho đến màu sắc, khiến cho người tiêu dùng
rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến rơi vào cảnh tiền mất tật mang. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể
nhận biết được đâu là hàng giả và đâu là hàng thật qua việc xem xét hình thức cũng như

cảm quan về sản phẩm.
Hàng thật: Trên bao bì của sản phẩm có in mã vạch (nhằm mục đích truy nguồn gốc
quốc gia sản xuất, hồ sơ nhập hàng qua hải quan), đối với sản phẩm dạng tp, phần đi
sẽ có mã vạch và hạn sử dụng đóng nổi. Bao bì, nhãn mác của hàng thật được làm từ giấy
có chất lượng tốt, vỏ thủy tinh (nhựa) bóng đẹp, sắc nét, được cán sắc sảo. Logo và chữ
sắc cạnh, đều màu khơng lem nhem và dây mực. Có tem chống hàng giả của Bộ Công an.
Kem và phấn khi thoa lên da có cảm giác mịn, thấm đều vào da, khơng gây nhờn rít, mùi
hương dịu nhẹ.
Hàng giả: Đối với hàng giả hầu hết khơng có mã vạch, nếu có thì chỉ là mảnh giấy
dán vào. Kiểu trình bày, in ấn khơng rõ ràng, giấy có chất liệu xấu, chữ q nhỏ hoặc quá
to, mờ hoặc dễ bị bong tróc, rách. Khơng có tem chống hàng giả của Bộ Cơng an. Khi sử
dụng, không thẩm thấu hết vào da, gây cảm giác bóng nhẫy, nặng da, mùi thơm nồng.
Ngồi ra, các sản phẩm nhái thường biến đổi tên gần giống với tên sản phẩm thật, thay vì
Lancơme thì là Lamcome, ShinBing thì là ShingBing, Shiseido thì là Shiseiddo…
Nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả và duy trì vẻ đẹp một cách dài lâu thì chúng ta cần
thận trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm, chỉ sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt của các
thương hiệu uy tín. Tránh ham rẻ, thiếu hiểu biết mà mua phải hàng giả, hàng nhái, không
22


những khơng đem lại hiệu quả mà cịn gây ra hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức
khỏe cũng như tàn phá nhan sắc.
Mỹ phẩm thật có chất lượng tốt, hiệu quả cao, đã qua kiểm duyệt bởi các cơ quan Y
tế, tỷ lệ tác dụng phụ rất thấp và được nhiều người sử dụng. Đồng thời, khi mua mỹ phẩm
thật tại các đại lý chính hãng người tiêu dùng cịn được hưởng nhiều chính sách chăm sóc
khách hàng như đổi trả, khuyến mãi, tư vấn miễn phí, giao hàng tận nơi miễn phí…

23




×