Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.99 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG HIỂN

GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG HIỂN

GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu

Hà Nội – 2016



ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hồng Hiển

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG…

....... 6

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của Giải thích hợp đồng…………………………………


6

1.1.1. Khái niệm Giải thích hợp đồng………………………………………...

6

1.1.2. Chủ thể của hoạt động Giải thích hợp đồng…………………………...

12

1.1.3. Chức năng của hoạt động Giải thích hợp đồng……………………….

16

1.1.4. Ý nghĩa của Giải thích hợp đồng………………………………………

24

1.2. Lịch sử phát triển về Giải thích hợp đồng……………………………………

25

1.2.1. Các học thuyết phát triển các quy định về hoạt động Giải thích hợp
đồng……………………………………………………………………………….. 25
1.2.2. Các phương pháp căn bản xây dựng các nguyên tắc Giải thích hợp
đồng và vận dụng các nguyên tắc trong thực tiễn…………………………………

29


1.2.3. Quy định về Giải thích hợp đồng ở một số nước và theo pháp luật của
Việt Nam…………………………………………………………………………..

31

Chƣơng 2: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG………

43

2.1. Giải thích hợp đồng theo ý chí đích thực của các bên giao kết hợp 43
đồng……..
2.2. Các nguyên tắc Giải thích theo ý chí tuyên bố của các bên…………………

52

2.2.1. Giải thích hợp đồng theo nghĩa phù hợp với mục đích giao dịch dân
sự…………………………………………………………………………………... 54

iv


2.2.2. Giải thích trên cơ sở mối liên hệ các điều khoản được thể hiện trong
hợp đồng và phù hợp tồn bộ nội dung hợp đồng………………………………… 60
2.2.3. Giải thích ngơn từ theo nghĩa phù hợp với tính chất của hợp 64
đồng…….
2.2.4. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong Giải thích hợp đồng……………

67

2.2.5. Giải thích theo ngun tắc điều hịa lợi ích của các bên……………….


73

2.2.6. Giải thích theo nguyên tắc có lợi cho bên yếu thế……………………..

76

Chƣơng 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
HIỆN HÀNH VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG…………………………

81

3.1. Thực tiễn Giải thích hợp đồng ở việt nam……………………………………

81

3.2. Những đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về Giải thích hợp đồng……

91

KẾT LUẬN..........................................................................................................

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................

100

v



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện quan trọng, chủ yếu để cá
nhân, tổ chức trao đổi lợi ích, các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu
cá nhân. Hợp đồng cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình vận hành của
nên kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã
hội, nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy
kinh tế, xã hội phát triển. Trong hầu hết các bộ luật dân sự cổ điển, hợp đồng
chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các
chế định khác do vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường. Các quy định
về hợp đồng luôn luôn chiếm đa phần trong các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư.
Ngày nay, chế định hợp đồng nói chung và những vấn đề về hiệu lực của
hợp đồng trở thành một chế định quan trong trong hệ thống pháp luật hợp đồng
Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Vì vậy, đã có nhiều nghiên
cứu, phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực của hợp
đồng. Hiệu lực của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ
giữa các bên giao kết, là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham
gia và nghiên cứu hiệu lực của hợp đồng bao quát ba vấn đề: thứ nhất, vấn đề thi
hành các hợp đồng; thứ hai, giải thích ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp
đồng và thứ ba, kiềm chế hoặc bảo đảm cho việc biểu lộ ý chí ; Để đáp ứng được
các yêu cầu về mặt lý thuyết áp dụng trên thực tiễn, pháp luật về hợp đồng càng
hồn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể càng thuận
lợi.
Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là
một vấn đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng,
đặc biệt là một phạm vi của vấn đề hiệu lực của hợp đồng đó là giải thích hợp

1



đồng. Về mặt lý luận, các nhà luật gia vẫn còn chưa thống nhất được với nhau
trong việc xác định nội dung và dung hòa các học thuyết phát triển của giải thích
hợp đồng. Đặc biệt trong hồn cảnh đất nước ta đã trải qua nhiều truyền thống
pháp luật trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có sự chắp nối kế thừa và chọn lọc
giưã các truyền thống pháp luật đó và kết hợp với điều kiện hồn cảnh kinh tế,
xã hội hiện tại vì vậy có thể nói luật Hợp đồng của Việt Nam nói chung và vấn
đề cụ thể của hiệu lực hợp đồng là giải thích hợp đồng nói riêng hiện nay thiếu
tính kế thừa và thiếu đồng bộ.
Bộ luật dân sự 2005 tập trung các quy định căn bản liên quan đến giải
thích hợp đồng vào hai điều khoản nhất theo phân cấp tại Điều 129 về giải thích
giao dịch dân sự và Điều 409 về Giải thích hợp đồng, tuy nhiên vẫn cịn nhiều
hạn chế, bất cập gây khó khăn cho cơng tác giải quyết các vấn đề thực tiễn có
liên quan, chưa thực sự khả thi. Về vấn đề lý thuyết, vấn đề giải thích hợp đồng
vẫn cịn là vấn đề gây nhiều tranh cãi về học thuyết phát triển, bản chất của hoạt
động này và áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễn pháp lý. Những bất cập trên
đây cần phải được nghiên cứu làm rõ và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm khắc
phục, hồn thiện.
Từ những lý do trên tơi lựa chọn đề tài “Giải thích hợp đồng theo pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành” để làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học. Các vấn
đề đưa ra trong luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật
Việt Nam hiện nay, có tìm hiểu, tham khảo các quy định của pháp luật một số
quốc gia trên thế giới, qua đó định hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể
hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thích hợp đồng nhằm tạo ra một cơ chế
phù hợp hơn trong vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Khoa học pháp lý Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới
các vấn đề khác nhau của hiệu lực hợp đồng như: đề tài luận án tiến sĩ "Hiệu lực

2



của hợp đồng theo quy định của Việt Nam" của tác giả Lê Minh Hùng, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2010; Đề tài luận văn thạc sĩ "Hợp đồng kinh doanh vơ hiệu
và hậu quả pháp lý của nó" của tác giả Lê Thị Bích Thọ, 2002; "Hợp đồng kinh
doanh vơ hiệu: Lý luận và thực tiễn". Ngồi ra cịn có một số sách chun khảo,
cơng trình nghiên cứu có liên quan tới một số khía cạnh pháp lý của vấn đề giải
thích hợp đồng như quyển “Việt Nam dân luật – lược khảo” của GS. Vũ Văn
Mẫu, Giáo trình “Luật hợp đồng Việt Nam” của PGS. TS Ngô Huy Cương,
“Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc
Khánh, “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” của TS. Đỗ
Văn Đại.... Các cơng trình nghiên cứu trước đây là nguồn tài liệu quan trọng, có
giá trị tham khảo và cung cấp những luận cứ khoa học có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hợp đồng đa phần mới chỉ nghiên cứu
chung về hiệu lực của hợp đồng, phần lớn các vấn đề chủ yếu là các vấn đề nhỏ
lẻ, chưa có sự đánh giá tổng qt và chưa phân tích sâu, tồn diện về giải thích
hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài
“Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là một đề tài
nghiên cứu mang tin
́ h cấ p thiế t nhằ m góp phầ n vào viê ̣c nghiên cứu , hoàn thiê ̣n
pháp luật về vấn đề này phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một trong những vấn đề
của chế định hợp đồng nói chung và hiệu lực của hợp đồng nói riêng đó là giải
thích hợp đồng. Trên cơ sở đó thấy được đặc điểm của chế định hợp đồng trong
đời sống kinh tế, xã hội hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Làm
rõ bản chất vấn đề hiệu lực của hợp đồng.


3


- Thông qua đề cập với các vấn đề về bản chất của hoạt động giải thích
hợp đồng, các học thuyết phát triển và các ngun tắc giải thích có thể phân tích
nội dung giải thích hợp dồng
- Phân tích và đối chiếu, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật. Trên cơ sở đó có những kiến nghị trong việc hoàn thiện quy định
pháp luật về giải thích hợp đồng nói riêng.
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
Giải thích hợp đồng là vấn đề đã được nhiều luật gia nghiên cứu, đánh giá
dưới góc độ pháp lý. Vấn đề này cũng đã được nhắc đến nhiều trên các tạp chí
chuyên ngành pháp lý hay trong các hội thảo khoa học về pháp lý, đặc biệt trong
thời điểm sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 thì vấn đề giải thích hợp đồng đã trở
thành một mục tiêu quan trọng trong việc hệ thống các vấn đề về hợp đồng.
Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề được đưa ra chủ yếu là các vấn đề nhỏ lẻ,
chưa có sự đánh giá tổng quát hoặc các phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở các quy
định pháp luật, thiếu sự liên hệ với thực tế công tác giải thích hợp đồng hoặc
được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các vấn đề tác giả đưa ra trong luận
văn này không chỉ là sự khái quát các vấn đề pháp lý trên cơ sở các quy định
pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn hướng đến phân tích các điểm bất hợp lý
trong cách thức thể hiện đó và đề xuất hướng hồn thiện.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về pháp luật
đối với vấn đề giải thích hợp đồng, các quy định pháp luật liên quan đến nội dung
và các nguyên tắc của giải thích hợp đồng.
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực trạng của pháp luật đối với
vấn đề giải thích hợp đồng ở Việt Nam hiện nay nhằm bảo đảm vấn đề giải thích


4


hợp đồng là một công cụ hiệu quả trong việc điều hịa và bảo vệ lợi ích hợp pháp
của đơi bên, công cụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
6. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.
6.1. Nội dung nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Khái quát chung về giải thích hợp đồng: Chương này tác giả
trình bày các khái niệm, đặc điểm về giải thích hợp đồng và các vấn đề pháp lý
liên quan quan đến hoạt động giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
Chương 2. Các Nguyên tắc của Giải thích hợp đồng: Chương này tác giả
phân tích các nguyên tắc cơ bản của hoạt động giải thích hợp đồng, trong đó có
so sánh, phân tích nhằm đưa ra các điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam
Chương 3. Thực tiễn giải thích hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện các quy
định hiện hành về giải thích hợp đồng. Chương này tác giả đi sâu phân tích một
số vụ việc liên quan đến hoạt động giải thích hợp đồng và từ đó đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện các quy định hiện hành tại Việt Nam.
6.2. Địa điểm nghiên cứu.
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các quy định hiện hành của
pháp luật Việt nam về giải thích hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam.
6.3 phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ vấn đề nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... Trong đó
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh là ba
phương pháp chủ đạo, được sử dụng chủ yếu trong luận văn nhằm rút ra những
vướng mắc, bất cập trong hoạt động giải thích hợp đồng trong thực tiễn.


5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự của Việt Nam Cộng hòa (1972), Sài Gòn.
2. Bộ luật dân sự liên bang Nga 1994
3. Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, H.2006
4. Bộ luật dân sự Nhật bản (bản dịch của Văn phòng quốc hội, khóa IX
(1994)
5. Bộ luật Dân sự – Thương mại Thái Lan, Nxb. CTQG, H.1995

6


6. Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004,
Dg: Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền và các Dgk, Nxb. Tư pháp (2005)
7. Nguyễn Mạnh Bách, Pháp luật về hợp đồng, Nxb. CTQG, H. 1995
8. Nguyễn Mạnh Bách, Dân luật Việt Nam: Nghĩa vụ, Nxb Trường Thọ, Sài
Gịn, 1974.
9. Ngơ Huy Cương, Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2013
10. Ngô Huy Cương, khái niệm hiệu lực của nghĩa vụ và vấn đề thực hiện
nghĩa vụ, Nhà nước và pháp luật, spps 8/2008, tr 37-48
11. Ngô Huy Cương, Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt
Nam, nghiên cứu lập pháp, số 121, tháng 4/2008, tr.17 -26 &32
12. Ngơ Huy Cương, Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong pháp luật
Việt Nam hiện nay, Nghiên cứu Lập pháp, số 02/2008, tr. 11-20
13. Ngô Huy Cương, Nghĩa vụ và hợp đồng – một số vấn đề cơ bản, trong
quyển “một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt
Nam hiện nay”, Nguyễn Như Phát và Lê Thu Thủy (cb), Nxb. CAND.

H.2003, tr. 52 -80.
14. Bùi Ngọc Cường (2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm
bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án tiến sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
15. Hà Hùng Cường (2002), "Thực trạng pháp luật kinh tế và định hướng
hoàn thiện", Kỷ yếu hội thảo: Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế, tài chính và ngân sách, Quốc hội khóa X, ủy ban Kinh tế và
Ngân sách, Hà Nội, tr. 27-53.
16. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án,
Nxb. CTQG, H. 2008

7


17. Đỗ Văn Đại, Vị tri của Bộ luật dân sự trong lĩnh vực hợp đồng, Nhà nước
& Pháp luật, số 07/2008, tr 12 - 19
18. Đỗ Văn Đại, Về điều chỉnh nguy cơ không thực hiện hợp đồng trong Bộ
luật dân sự, Nhà nước và Pháp luật số 01 (201) tháng 1/2005, tr 21 -24
19. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Lê Hồng Hạnh (1996), "Bộ luật Dân sự nhìn dưới góc độ nền kinh tế thị
trường có định hướng xã hội chủ nghĩa", Luật học, Số chuyên đề về Bộ
luật Dân sự, ISSN 0868-3522, tr. 20-27
21. Trần Đình Hảo (1999), "Những điểm mới của Luật doanh nghiệp", Nhà
nước và Pháp luật, 8(136), tr. 17-23.
22. Trần Đình Hảo (2002), "Thương gia" theo pháp luật Hoa Kỳ", Nhà nước
và pháp luật, (2), tr. 17-22.
23. Trần Đình Hảo (2002), "Thương gia theo thương luật Mỹ", Trong sách:
Bước đầu tìm hiểu pháp Luật Thương mại Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.

24. Hà Thị Mai Hiên, Hà Thị Thúy, Bàn về chế định Giải thích hợp đồng
trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm
2015, tr/ 42 – 44, 55-57.
25. Nguyễn Thúy Hiền (2003), "Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu",
Tài liệu hội thảo: Xử lý hợp đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu
lạc bộ luật gia Việt - Đức, Hà Nội.
26. Nguyễn Am Hiểu (1999), "Khái niệm thương mại và vấn đề áp dụng
Công ước New York 1958 tại Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, 5(133),
tr. 25-29.
27. Dương Đăng Huệ (2002), "Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt
Nam", Nhà nước và pháp luật, (6), tr. 13-22.

8


28. Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam, Nxb Tư pháp, H.2007.
29. Trần Đại Khâm (1969), án lệ vựng tập 1948- 1967, Nhà sách Khai trí,
Sài Gịn.
30. Phạm Cơng Lạc, ý chí trong giao dịch dân sự, Luật học, số 5/1998. Tr. 6
-9&24
31. Hoàng Thế Liên (cb), Bình luận Bộ luật dân sự Việt Nam (2005), tập 1,
Nxb. CTQG, H. 2010
32. Nguyễn Văn Luật (2003), "Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về giao
dịch dân sự vơ hiệu tại Tịa án nhân dân", Tài liệu hội thảo: Xử lý hợp
đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức,
Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Luyện (1999), "Luận cứ khoa học của việc xây dựng pháp
luật kinh tế ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, 10(138).
34. Nguyễn Văn Luyện (1999), "Về mối quan hệ giữa luật dân sự, luật kinh tế

và Luật Thương mại", Nhà nước và pháp luật, 12(140).
35. Lemeunier, F. (1993), Nguyên lý và thực hành, Luật Thương mại, Luật
kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
36. Liên Hợp Quốc (1980), Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế,
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
37. Vũ Văn Mẫu (1960), Dân luật khái luận, In lần thứ hai, Nxb Bộ Quốc gia
Giáo dục, Sài Gòn.
38. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật Lược khảo, Quyển II, Nghĩa vụ
và Khế ước, In lần thứ nhất, Nxb Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.
39. Phạm Hữu Nghị (1996), Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học luật,
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

9


40. Phạm Duy Nghĩa (2000), Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
41. Phạm Duy Nghĩa (2001), "Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam",
Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Phạm Duy Nghĩa (2003), Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nền
kinh tế phát triển bền vững và tồn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia và Tổ
chức Xúc tiến Thươơng mại Nhật Bản, Hà Nội.
43. Phạm Duy Nghĩa (2003), "Bài học về phát huy truyền thống văn hóa
phương Đơng đối với liên kết doanh nghiệp", Nhà nước và pháp luật,
2(178), tr.37-46.
44. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
45. Nguyễn Như Phát (1997), "Lý luận chung về luật kinh tế ", Giáo trình
luật kinh tế Việt Nam, Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Như Phát (2003), "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu: Lý luận và
thực tiễn", Tài liệu hội thảo: Xử lý hợp đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh
nghiệp và Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức, Hà Nội.
47. Đinh Thị Mai Phương, Thống nhất Luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxxb. Tư
pháp, H.2005
48. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
49. Quốc hội (1997), Luật Thương mại, Hà Nội.
50. Quốc hội (2000), Luật sửa đổi bổ sung của một số điều của luật đầu tư
nước ngoài, Hà Nội.
51. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

10


52. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
53. Renault – brahinsky, Corinne, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Dg:
Trần Đức Sơn, Nxb. VH – TT, H.2002
54. Lê Minh Tâm (2003), "Khái niệm, nội dung và các tiêu chuẩn xác định
mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa", Đề tài nghiên cứu khoa học: Những vấn đề lý luận cơ bản
về hệ thống pháp luật, Mã số KX 04-05, Hà Nội.
55. Tổ chức Pháp ngữ quốc tế, văn phòng khu vực châu á - thái bình dương,
Các thuật ngữ Hợp đồng thông dụng, Nxb VH – TT, H.2014
56. Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Luật học, số
4/1999, tr. 19,20 &23
57. Đinh Văn Thanh, Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Luật
học, số chuyên đề về Bộ luật dân sự 1996, tr 52 -55
58. Đinh Văn Thanh & Phạm Công lạc (cb), Thuật ngữ Luật Dân sự, trong bộ

từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. CAND, H.1999
59. Đinh Văn Thanh & Nguyễn Minh Tuấn (cb), Luật Dân sự Việt Nam
(Giáo trình), tập 1, Nxb. CAND, H. 2006
60. Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh doanh vơ hiệu và hậu quả pháp
lý của nó, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp
luật, Hà nội.
61. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1972), Luật Thương mại
Việt Nam dẫn giải, Quyển I, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn.
62. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1973), Luật Thương mại
Việt Nam dẫn giải, Quyển II, Kim Lai ấn qn, Sài Gịn.
63. Đào Trí úc (1997), "Một số vấn đề cơ bản về Bộ luật Dân sự Việt Nam",
Nhà nước và pháp luật, Số chuyên đề về luật bầu cử, về Bộ luật Dân sự,
các luật về thuế, tr. 13- 27.

11


64. Vacaxum Xaca & Tori Aritdumi, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
Nhật Bản, Dg: Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến Dũng, Nxb. CTQG, H. 1995
65. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb
TĐBK & Nxb. Tư Pháp, H 2006
66. Konrad Zweigert and Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law,
Clarendon Press, Oxford, 1998.

12



×