Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.38 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT
CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT
CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện khoa học xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG
TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................. 5
1.1. Khái quát về tư vấn pháp luật và vai trò của tư vấn pháp luật................... 5
1.2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hợp đồng tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp ................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP
ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP ......................... 29
2.1. Những quy định hiện hành về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh
nghiệp .............................................................................................................. 29
2.2. Thực tiễn áp dụng và thi hành pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật

cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay ..................................... 43
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................... 64
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh
nghiệp .............................................................................................................. 64
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp ................................................................................................... 65
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp ............................................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh
mẽ của đất nước tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho các doanh
nghiệp. Sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như những thách thức trong
bối cảnh mới đã làm cho các doanh nghiệp chú trọng hơn đến dịch vụ tư vấn
pháp luật của luật sư.
Các doanh nghiệp yêu cầu tư vấn pháp luật để hoạt động, kinh doanh
đúng quy định của pháp luật; phòng ngừa các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Các doanh nghiệp trở thành nguồn khách hàng chủ
yếu và mang lại nguồn thu nhập cao cho luật sư. Hoạt động tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp cũng trở thành một trong những dịch vụ pháp lý và hoạt
động nghề nghiệp chủ yếu của luật sư. Nhiều luật sư phát triển nghề nghiệp
của mình theo hướng chuyên môn hóa về tư vấn doanh nghiệp, cung cấp dịch
vụ tư vấn doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và chuyên sâu.
Do đó, việc nghiên cứu về hợp đồng tư vấn pháp luật cũng như xem xét,

khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng hợp đồng tư
vấn pháp luật là một điều hết sức cần thiết, không chỉ để giúp các doanh
nghiệp có cơ hội hiểu hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ này mà còn giúp cơ
quan nhà nước và các tổ chức hữu quan nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và
tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật.
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Hợp đồng tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn
thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình khoa học
1


nghiên cứu có tính hệ thống về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
và về hợp đồng dịch vụ pháp lý như:
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Đan
Phương về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp tại Việt Nam”.
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 của tác giả Vũ Quỳnh Anh về
“Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” .
- Luận án tiến sĩ luật học năm 2013 của tác giả Hoàng Thị Vịnh về “Hợp
đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”.
- Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Tuân trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
chuyên đề Pháp luật về Doanh nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích tổng quát là làm sáng tỏ những vấn đề về hợp
đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam để đưa ra

một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh
nghiệp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu trên, đề tài luận văn có những nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật, vai trò
của hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay;
- Phân tích làm rõ khái niệm, bản chất và các đặc điểm pháp lý của hợp
đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện

2


hành về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp cũng như việc áp dụng
chúng;
- Nhu cầu, định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư
vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những văn bản pháp luật về hợp
đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và thực tiễn của hợp đồng tư vấn
pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. Để giải quyết mục tiêu
nghiên cứu, đề tài luận văn nghiên cứu những đối tượng cụ thể sau: lý luận
chung về hợp đồng, hợp đồng dân sự, hợp đồng dịch vụ thương mại; các văn
bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Luật Luật sư
và các văn bản thi hành; thực tiễn việc giao kết và thực hiện hợp đồng tư vấn
pháp luật cho doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hợp đồng tư vấn pháp luật cho

doanh nghiệp có tính thương mại, được thực hiện bởi luật sư. Luận văn không
nghiên cứu hoạt động tư vấn pháp luật hay hợp đồng tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp được thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận.
- Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp được giới hạn trong các vấn đề về thù lao và cách tính phí của
luật sư, chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian được giới hạn trong vòng 10 năm trở
lại đây trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác -

3


Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cải cách tư pháp; lý thuyết về quan hệ pháp luật, lý thuyết về hợp đồng dân
sự, lý thuyết về hợp đồng dịch vụ thương mại, lý thuyết về tự do hợp đồng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp
như phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những nội dung chủ yếu trong
chương 1, phương pháp quan sát và khảo cứu thực tiễn áp dụng cho chương 2.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho các cơ sở đào tạo ngành luật học về hợp đồng nói chung và hợp đồng tư
vấn pháp luật cho doanh nghiệp nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn còn có thể được sử dụng để

tham khảo đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan khi nghiên
cứu để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn
pháp luật.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn có 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp.
Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư
vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

4


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN
PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái quát về tƣ vấn pháp luật và vai trò của tƣ vấn pháp luật
1.1.1. Khái niệm tư vấn pháp luật
1.1.1.1. Hoạt động tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là một khái niệm tương đối mới mẻ ở nước ta. Hiện
nay có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật. Theo từ
điển luật học, tư vấn pháp luật được hiểu là: Người có chuyên môn về pháp
luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc;
Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc
là làm dịch vụ.
Đứng trên bình diện tâm lý học, tư vấn pháp luật không chỉ là quá trình

cung cấp và hướng dẫn pháp luật, mà còn phải được coi là quá trình xây dựng
mối quan hệ tích cực giữa người tư vấn với khách hàng. Một trong yếu tố dẫn
đến hiệu quả trong tư vấn pháp luật là, phải tạo ra được ấn tượng cho khách
hàng về mối quan hệ tin cậy đến mức tâm giao giữa khách hàng và người tư
vấn.
Khái niệm tư vấn pháp luật phải chứa đựng những nội hàm sau đây:
- Tư vấn pháp luật là sự giúp đỡ về mặt tâm lý, nhận thức, thông tin;
người tư vấn không có quyền quyết định và giải quyết vấn đề thay cho khách
hàng mà chỉ đưa ra lời khuyên về mặt pháp lý, giúp cho khách hàng tự giải
quyết được vấn đề của họ;
- Tư vấn pháp luật là quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực giữa
người tư vấn với khách hàng;
5


- Kết quả của tư vấn pháp luật là tìm ra được giải pháp hợp lý và đúng
pháp luật để giải quyết vấn đề của khách hàng;
- Người tư vấn phải là người có trình độ pháp luật và kỹ năng tư vấn.
Tư vấn pháp luật là quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người tư vấn
thông qua mối quan hệ tương tác tích cực với khách hàng, giúp họ tìm được
giải pháp tốt nhất để thực hiện hoặc bảo vệ quyền lợi của mình phù hợp với
pháp luật [1].
Như vậy, tư vấn pháp luật được xem là một hoạt động mang tính chuyên
nghiệp, giải thích và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong nước và nước
ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp họ bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tư vấn pháp luật là một trong những
dịch vụ pháp lý đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế
thị trường.
* Những đối tượng được tư vấn pháp luật
Những đối tượng được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều

tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm:
- Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan
nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Điểm
khác biệt cơ bản giữa khách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn
khác là thông thường khách hàng phải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp
được luật sư tư vấn miễn phí.
- Đối tượng thụ hưởng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị -xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là
được tư vấn pháp luật miễn phí (chiếm gần 70% khối lượng công việc tư vấn
pháp luật của các tổ chức này), trong đó có: Thành viên của các tổ chức chính
trị –xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (ví dụ: công đoàn viên, người lao
động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …); Người nghèo, đối

6


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×