Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

BÁO CÁO TK ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HÀNH CHÍNH - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2016-2017
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2017

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HÀNH CHÍNH - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2016-2017
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2017

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn


Sinh viên thực hiện: Phạm Thanh Thúy Thị Mỹ Trinh
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Lớp D14LU05, khoa Hành chính – Luật
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Luật
Người hướng dẫn: Giảng viên Đoàn Thị Ánh Ngọc

Nam, Nữ: Nữ


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam – thực trạng và kiến nghị.
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
Năm
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp


Khoa

thứ/ Số
năm
đào tạo

1

Phạm Thanh Thúy
Thị Mỹ Trinh

1423801010263

D14LU05

2

Nguyễn Văn Lâm

1423801010284

D14LU05

3

Nguyễn Văn Thành

1423801010265


D14LU05

4

Tơ Thị Trường Vy

1423801010250

D14LU05

Hành chính
- luật
Hành chính
- luật
Hành chính
- luật
Hành chính
- luật

3/4

3/4

3/4

3/4

- Người hướng dẫn: Giảng viên Đoàn Thị Ánh Ngọc
2. Mục tiêu đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài này, giúp tìm hiểu và làm rõ các quy định của pháp luật

lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, chỉ
ra những bất cập trong việc thực hiện các quy định đó và đề ra những phương hướng
nhằm hoàn thiện pháp luật, giúp việc thi hành được hiệu quả hơn.
3. Tính mới và sáng tạo:
Điểm mới của bài nghiên cứu là nêu ra tầm quan trọng của pháp luật lao về
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Ngồi ra, bài nghiên cứu cịn chỉ ra
những hạn chế của pháp luật lao động về người lao động nước ngoài, cũng như việc


thực thi các quy định đó. Đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
lao động về người lao động nước ngoài và giúp việc thi hành được hiệu quả hơn.
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các bất cập và đề ra những phương hướng, giải
pháp nhằm mang lại kết quả tốt hơn trong việc thi hành pháp luật về người lao động
nước ngồi làm việc tại Việt Nam.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ hơn các quy định pháp luật lao động về
người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đề ra một số phương hướng, giải
pháp hoàn thiện pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận dễ dàng cho các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong việc quản lý, sử dụng người lao động là cơng dân nước ngồi. Về mặt
giáo dục, kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên và những người
quan tâm đến công tác tác quản lý và sử dụng người lao động là cơng dân nước ngồi
làm việc tại Việt Nam.

Ngày 08 tháng 04 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Phạm Thanh Thúy Thị Mỹ Trinh

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ............................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


Ngày

tháng 04 năm 2017

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

Đoàn Thị Ánh Ngọc


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Phạm Thanh Thúy Thị Mỹ Trinh
Sinh ngày: 27 tháng 11 năm 1994
Nơi sinh: Bà Rịa – Vũng Tàu
Lớp: D14LU05

Khóa: 2014-2018

Khoa: Hành chính - Luật
Địa chỉ liên hệ: 55 Huỳnh Văn Lũy, khu phố 3, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu
Một, Bình Dương
Điện thoại: 0968 33 84 88

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
* Năm thứ 1:
Ngành học: Luật

Khoa: Hành chính - Luật

Kết quả xếp loại học tập: Khá

Sơ lược thành tích:
- Đạt danh hiệu Sinh viên Khá
- Giấy khen của Đồn trường đã đạt thành tích xuất sắc trong cơng tác Đồn và
phong trào Thanh niên năm học 2014-2015
* Năm thứ 2:
Ngành học: Luật
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:

Khoa: Hành chính - Luật


- Đạt danh hiệu Sinh viên Giỏi
- Sinh viên 5 tốt cấp tỉnh, cấp tỉnh tiêu biểu năm học 2015-2016
- Hỗ trợ Liên hoan Búp sen hồng Các nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động
thanh thiếu nhi Khu vực phía Nam lần thứ XXII năm 2016 tại tỉnh Bình Dương
(Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7 năm 2016) (Giấy chứng nhận)
- Giấy chứng nhận của Đồn khoa Hành chính-Luật đã có thành tích xuất sắc
trong cơng tác Đồn và phong trào Thanh niên năm học 2015-2016
- Giấy khen của Đồn trường đã đạt thành tích xuất sắc trong cơng tác Đoàn
và phong trào Thanh niên năm học 2015-2016
- Giấy khen của Hội sinh viên trường đã đạt thành tích xuất sắc trong công tác
Hội và phong trào Sinh viên năm học 2015-2016
- Giấy khen của Đoàn trường đạt danh hiệu Cán bộ đoàn xuất sắc năm 2016
* Năm thứ 3:
Ngành học: Luật

Khoa: Hành chính - Luật

Kết quả xếp loại học tập:

Sơ lược thành tích:

Ngày
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

tháng 04 năm 2017

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Phạm Thanh Thúy Thị Mỹ Trinh


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Năm thứ/
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

Số năm

đào tạo

1

Nguyễn Văn Lâm

1423801010284

D14LU05

2

Nguyễn Văn Thành

1423801010265

D14LU05

3

Tô Thị Trường Vy

1423801010250

D14LU05

Hành chính
- luật
Hành chính
- luật

Hành chính
- luật

3/4

3/4

3/4


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, ngày

tháng 04 năm 2017

Kính gửi: Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”
Tên chúng tôi là :
1. Phạm Thanh Thúy Thị Mỹ Trinh
Sinh ngày: 27/11/1994
2. Nguyễn Văn Lâm
Sinh ngày: 07/04/1994
3. Nguyễn Văn Thành
Sinh ngày: 05/09/1995
4. Tô Thị Trường Vy
Sinh ngày: 31/12/1996

Sinh viên năm thứ: 3
Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp : D14LU05
Khoa : Hành chính – Luật
Ngành: Luật
Thơng tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ: 55 Huỳnh Văn Lũy, khu phố 3, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương
Số điện thoại di động: 0968 33 84 88
Địa chỉ email:
Chúng tơi làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho chúng tôi được gửi đề tài nghiên
cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” năm
2017.
Tên đề tài: Pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Thực trạng và kiến nghị
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài do chúng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Giảng viên Đoàn Thị Ánh Ngọc; đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải thưởng
nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Người làm đơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM .........................................................................5
1.1. Khái quát chung về lao động nước ngoài .............................................................5

1.1.1. Khái niệm về lao động nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam ........5
1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài ......................................................................8
1.2. Quy định của pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam....................................................................................................................11
1.2.1. Lược sử quá trình phát triển của pháp luật lao động về người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay ...............................................11
1.2.2. Nội dung của pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam................................................................................................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM ....................22
2.1. Thực trạng người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động nước ngoài vào
làm việc tại Việt Nam ................................................................................................22
2.1.1. Về những đối tượng được phép sử dụng người lao động nước ngồi .........22
2.1.2. Về các vị trí được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào Việt Nam
làm việc..................................................................................................................23
2.1.3. Về trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ...........26
2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc .
...........………………………………………………………………………………27
2.2.1. Thực trạng về người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam hiện
nay ...…………………………………………………………………………….27
2.2.2. Quản lý lao động nước ngồi trước hết bằng "cơng cụ" giấy phép lao động
……….…………………………………………………………………………..28
2.2.3. Quản lý những lao động nước ngồi khơng thuộc diện phải xin giấy phép
lao động .................................................................................................................33
2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động và chủ sử dụng
lao động nước ngoài tại Việt Nam.........................................................................38
2.3. Một số nhận xét về thực trạng pháp luật lao động về người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam ................................................................................................39
2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................................39
2.3.2. Hạn chế ........................................................................................................40

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ GIẢI
QUYẾT THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .............47
3.1. Tìm hiểu pháp luật quản lý lao động nước ngoài của Singapore .......................47


3.1.1. Tìm hiểu pháp luật quản lý lao động nước ngồi của Singapore ................47
3.1.1.2. Chính sách quản lý lao động nước ngoài tại Singapore ...........................48
3.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật .....................................................................54
3.3. Cải cách quy trình cấp giấy phép cho người lao động .......................................57
3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam ..............................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1

BLLĐ

2

EFMA

3

EFWA

4


ILO

5

TPP

6

WTO

Bộ luật Lao động
Luật tuyển dụng lao động nước
ngoài
Bộ luật lao động người nước
ngoài
Tổ chức Lao động quốc tế
Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Tổ chức Thương mại Thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Pháp luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được nhiều
tác giả nghiên cứu với mục đích, phạm vi và cách thức tiếp cận khác nhau. Cấp độ
luận văn có các đề tài như:
Tác giả Võ Thị Tuyết Nhung với đề tài “Quản lý và sử dụng lao động nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp - trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh năm 2016. Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận về quy định của
pháp luật lao động Việt Nam về quản lý và sử dụng lao động nước ngồi. Phân tích
thực trạng ban hành, cũng như việc thực hiện các quy định đó và đề ra một số kiến
nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng lao động nước
ngoài.
Tác giả Bùi Thanh Tùng với đề tài “Chính sách quản lý lao động nước ngồi của
Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” bảo vệ tại trường Đại học Kinh Tế –
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trong bối cảnh tồn cầu hố
và hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích tình hình lao động nước ngồi và thực trạng
quản lý lao động nước ngoài ở Singapore. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng
tình hình lao động nước ngoài ở nước ta, Luận văn rút ra các bài học kinh nghiệm, cho
quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam.
Tác giả Huỳnh Thiên Vũ với đề tài “Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài
tại Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh và hướng hồn thiện”
bảo vệ tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Luận văn đã sơ
lược lịch sử pháp luật Việt Nam về quản lý lao động nước ngoài từ sau đổi mới đến
năm 2010 và khái quát quy định của pháp luật hiện hành về quản lý lao động nước
ngồi. Phân tích tình hình thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về pháp
luật quản lý lao động lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Những đóng góp của các cơng trình nêu trên là những tìm tịi sáng tạo những
bước tiến quan trọng nhằm giải quyết các vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn của
phạm vi lĩnh vực mà các đề tài nghiên cứu, tập trung chủ yếu là: Quản lý nhà nước đối
với người nước ngoài ở Việt Nam; pháp luật về quản lý và sử dụng, hay chính sách


2

quản lý người lao động nước ngoài của Singapore. Tuy nhiên, các cơng trình nói trên

cịn để lại nhiều khoảng trống và chưa đề cập một cách tồn diện, có hệ thống về chính
sách, pháp luật lao động quy định như thế nào về lao động người nước ngoài. Đặc biệt,
cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về “Pháp luật lao động về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - thực trạng và kiến nghị”, nên nhóm tác
giả tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ hơn một cách toàn diện những quy
định pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cũng
như chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng trong thực tiễn từ đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm hồn thiện hơn những quy định pháp luật lao động về người lao động nước
ngồi làm việc tại Việt Nam.
Vì vậy kế thừa những thành tựu đã đạt được của những người đi trước, đề tài
này tiếp tục nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và hệ thống pháp luật lao động về người
lao động nước ngồi làm việc tại Việt Nam.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập giúp các quốc gia xích lại gần
nhau hơn trong sự hợp tác cùng có lợi nhưng cũng khiến các quốc gia đối mặt với
nhiều thách thức. Trong xu thế đó, cùng với dịng di chuyển của hàng hóa và vốn, di
chuyển lao động là điều khơng tránh khỏi. Di chuyển lao động khơng chỉ có ý nghĩa
đối với người dân (cần việc làm và tiền lương) mà cịn có ý nghĩa đối với q trình
chính sách lao động của mỗi quốc gia.
Người nước ngoài đến Việt Nam khơng phải là điều mới mẻ và đã có nhiều văn
bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Bộ Luật lao động (BLLĐ) 1994 đã tạo bước
khởi đầu cho việc xác lập cơ chế quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam. Cơ chế này được cải thiện hơn bởi lần sửa đổi BLLĐ năm 1994 và năm 2002.
Năm 2012, Bộ luật này lại có những chú ý mới tới vấn đề này cùng với Nghị định
102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam. Gần đây nhất là nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi
hành một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định
này sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05
tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.



3

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng lao động của Việt Nam luôn
thay đổi, đặc biệt việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và
gần đây nhất là tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến Việt
Nam phải chịu sự ràng buộc với những cam kết của mình. Trước sự thay đổi đó, một
khối lượng lớn lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam dưới rất nhiều hình
thức nhưng các văn bản pháp luật hiện hành chưa bao quát hết vấn đề mà thực tiễn địi
hỏi. Chính vì vậy, pháp luật lao động về người lao động nước ngoài tại Việt Nam được
sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập, việc thực hiện các
quy định đó là chưa nghiêm túc trên phạm vi cả nước, từ người lao động, chủ sử dụng
lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Từ tình hình trên nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật lao động về người lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị”, với mong
muốn góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Mục tiêu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này, giúp tìm hiểu và làm rõ các quy định của pháp luật
lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, chỉ
ra những bất cập trong việc thực hiện các quy định đó và đề ra những phương hướng
nhằm hồn thiện pháp luật, giúp việc thi hành được hiệu quả hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận phương pháp của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy
học thuyết Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng làm cơ sở
lý luận.
Ngoài ra trong q trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
phương pháp lịch sử để làm rõ những lý luận về pháp luật lao động là người lao động

nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và
đánh giá để tìm hiểu thực trạng khi áp dụng pháp luật lao động về người lao động
nước ngồi, từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật cũng như việc áp
dụng những quy định đó vào thực tiễn. Cuối cùng nhóm tác giả sử dụng phương pháp
tìm hiểu, phân tích tổng hợp kinh nghiệm để tìm hiểu về pháp luật lao động về người


4

nước ngoài của Singapore, kết hợp với những nghiên cứu ở các chương trước, từ đó
rút ra kết luận, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: pháp luật lao động về người lao động là cơng dân nước
ngồi làm việc tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam liên
quan đến việc quản lý, sử dụng... lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài mở rộng đối với các pháp luật nước ngoài cũng điều chỉnh về
vấn đề này.
6. Bố cục đề tài
CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về lao động nước ngoài
1.2. Quy định của pháp luật lao động về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam
2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc
2.3. Một số nhận xét về thực trạng pháp luật lao động về người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
3.1. Tìm hiểu pháp luật quản lý lao động nước ngoài của Singapore
3.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật
3.3. Cải cách quy trình cấp giấy phép cho người lao động
3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam


5

CHƯƠNG 1
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM
VIỆC TẠI VIỆT NAM
Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 Việt Nam có
thêm nhiều cơ hội tốt để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được đối xử bình
đẳng trong “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội cho Việt
Nam trong việc củng cố và mở rộng các mối quan hệ với các nước, tăng cường giao
lưu học hỏi và năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu cho các thành viên
mà một điều khơng thể khơng nói đến là việc hội nhập có một sự ảnh hưởng khơng hề
nhỏ trong thị trường lao động của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hội nhập
khơng những hỗ trợ tạo cơng ăn việc làm cho những lao động trong nước mà còn tạo
nhiều cơ hội hơn cho dòng lao động Việt Nam ra nước ngồi làm việc cũng như dịng
lao động nước ngồi vào Việt Nam làm việc. Từ đó, mang lại nhiều thách thức hơn
cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các
lao động nước ngồi. Song song đó Nhà nước cũng cần có những chính sách, những
quy định pháp luật đối với người lao động nước ngoài trong tổng thể quan hệ lao động
hiện nay.
1.1. Khái quát chung về lao động nước ngoài
1.1.1. Khái niệm về lao động nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam

1.1.1.1. Khái niệm người nước ngồi
Tùy theo góc độ nhìn nhận và đánh giá trong từng lĩnh vực mà người nước ngoài
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trong một số văn bản pháp lý, người
nước ngồi được hiểu là người khơng có quốc tịch Việt Nam, họ có quốc tịch nước
khác hoặc khơng có quốc tịch.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định tại
Điều 4: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơng nhận cơng dân Việt
Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định
khác”. Cũng theo Luật này tại khoản 5 Điều 3: “Người nước ngồi cư trú ở Việt Nam
là cơng dân nước ngồi và người khơng quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt
Nam”. Như vậy, người nước ngoài được hiểu là người khơng có quốc tịch Việt Nam,
họ có thể là người có quốc tịch nước ngồi hoặc là người khơng có quốc tịch. Khái


6

niệm người nước ngồi ở đây rất chặt chẽ vì xuất phát từ mục đích của pháp luật về
quốc tịch là nhằm xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của một người là cơng dân Việt
Nam, họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật,
cịn người nước ngồi chỉ có các quyền và nghĩa vụ nhất định.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác
định quốc tịch nước ngồi và người khơng quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú tại Việt Nam” . Theo Luật này, người nước ngoài được xác định theo một loại
giấy tờ pháp lý là giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Giấy tờ xác định quốc tịch
nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên Hợp
Quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (gọi chung là hộ chiếu).
Như vậy, các khái niệm trên đều có đặc điểm chung là lấy dấu hiệu quốc tịch để
định nghĩa người nước ngoài. Quốc tịch là cơ sở pháp lý để xác minh một người có
phải là cơng dân của một nước nào đó hay khơng. Nếu một người nào đó mang quốc

tịch của một nước thì họ là cơng dân của nước đó và ngược lại, nếu họ khơng có quốc
tịch nước này thì họ được coi là người nước ngoài.
1.1.1.2. Khái niệm về người lao động nước ngoài theo pháp luật lao động Việt
Nam
Việc xác định một người có phải là người nước ngồi hay khơng rất quan trọng
vì liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của người đó, đặc biệt là trong lĩnh vực lao
động. Mỗi quốc gia có thể đưa lao động nước mình ra nước ngồi làm việc, đồng thời
chấp nhận lao động nước ngồi vào làm việc tại nước mình như một thực tại khách
quan. Những lao động nước ngoài đến làm việc tại một quốc gia còn được gọi là “lao
động di trú”. Năm 1939, Tổ chức Lao động quốc tế - International Labour
Organization (ILO) thông qua Điều ước đầu tiên về quyền của người lao động di trú
(Công ước di trú về việc làm). Năm 1949, ILO sửa đổi Công ước này bằng Công ước
số 97 và đến năm 1975 thông qua Công ước số 143 về di trú trong những điều kiện bị
lạm dụng và về xúc tiến bình đẳng cơ may và đối xử đối với người lao động di trú.
Liên Hợp Quốc thảo luận về vấn đề quyền của người lao động di trú từ đầu thập kỷ
1970 và đến năm 1990 thì thơng qua Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả
những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ - International Convention


7

on the protection of the Rights of all Migrant workers and Members of theirs families
(ICRMW).
Theo quan điểm của ILO, lao động di trú là khái niệm chỉ một người di trú từ
một nước này sang một nước khác để làm việc vì lợi ích của chính mình và bao gồm
bất kỳ người nào đã được thường xuyên thừa nhận là lao động di trú1. Việc xác định
một người là công dân của một quốc gia hay không thường căn cứ vào quốc tịch của
người đó. Theo ICRMW, lao động di trú bao gồm cả “lao động di trú có giấy tờ” và
“lao động di trú khơng có giấy tờ” và cả gia đình họ. “Lao động di trú có giấy tờ hợp
pháp” khi họ được phép vào, ở lại và tham gia làm một công việc được trả lương tại

một quốc gia nơi có việc làm theo pháp luật quốc gia đó và theo những hiệp định quốc
tế mà quốc gia đó là thành viên. “Lao động di trú khơng có giấy tờ” cịn được gọi là
lao động di trú khơng hợp pháp hoặc lao động di trú bí mật là những người lao động
làm việc ở nước khác mà khơng có các điều kiện trên (giấy phép lao động hay giấy
phép cư trú). Cơng ước trên cũng giải thích về các hình thức làm việc của người lao
động di trú.
Pháp luật lao động Việt Nam không xác định khái niệm “người lao động nước
ngoài”, nhưng trong các văn bản quy phạm pháp luật đã có đề cập đến khái niệm
“người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” và “lao động là cơng dân nước ngồi vào
làm việc tại Việt Nam”. Điều 2 Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định: “Người lao
động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 1 Nghị
định này là người khơng có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam”. Sau
đó tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP cũng không đưa ra khái niệm
người lao động nước ngoài mà xác định người nước ngoài trên căn cứ của một đạo luật
khác: “Người nước ngoài là người khơng có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch
Việt Nam”. Theo BLLĐ năm 2012, người lao động nước ngồi muốn vào Việt Nam
làm việc (trong đó có hình thức hợp đồng lao động) thì phải là cơng dân nước ngoài và
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý. Việc xác định cơng dân nước ngồi thì cần
phải có sự xác nhận về quốc tịch và khơng bao gồm người không quốc tịch. Khoản 1
Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP xác định các hình thức làm việc của người nước
ngồi tại Việt Nam: “Lao động là cơng dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau
đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây…”. Như vậy,
1

Điều 11 Cơng ước số 97 và Điều 11 Công ước số 143.


8

BLLĐ năm 2012 và Nghị định số 11/2016/NĐ-CP khơng có khái niệm về “người lao

động nước ngoài” trong quan hệ hợp đồng lao động, mà khái niệm người lao động
nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các cơng dân nước ngồi vào
làm việc tại Việt Nam với mọi hình thức trong đó có hợp đồng lao động.
Trên cơ sở các điều khoản giải thích về các hình thức làm việc của người lao
động nước ngồi chúng ta có thể xác định: Người lao động nước ngồi làm việc tại
Việt Nam là cơng dân nước ngồi vào Việt Nam làm việc theo các hình thức mà pháp
luật quy định.
1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài
Căn cứ vào hình thức giấy phép lao động được cấp bởi quốc gia nơi làm
việc, lao động nước ngoài gồm:
Những đối tượng cần phải xin cấp giấy phép lao động: Là tất cả lao động là cơng
dân người nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Điều 172
của BLLĐ 2012.
Những đối tượng không cần xin cấp giấy phép lao động: Được quy định tại Điều
172 BLLĐ 2012 và tại Điều 7 NĐ 11/2016 /NĐ-CP:
“Điều 172. Công dân nước ngồi làm việc tại Việt Nam khơng thuộc diện cấp
giấy phép lao động
1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Là thành viên Hội đồng quản trị của cơng ty cổ phần.
3. Là Trưởng văn phịng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ
thuật, cơng nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản
xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang
ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam
theo quy định của Luật luật sư.
7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.



9

8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người
sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh.
9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”
“Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngồi khơng thuộc diện cấp giấy
phép lao động
1. Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều
172 của Bộ luật Lao động.
2. Các trường hợp người lao động nước ngồi khác khơng thuộc diện cấp giấy
phép lao động, bao gồm:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong
biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh
doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, mơi trường, tài chính, y tế, du lịch,
văn hóa giải trí và vận tải;
b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc
thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định,
theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về
ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thơng tin, báo chí tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên
cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước
ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận
vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
đ) Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài

hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành
hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn
không quá 90 ngày trong 01 năm;
g) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung
ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;


10

h) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngồi
có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
i) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau
khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
k) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội;
l) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.”
Dựa vào phân loại này, các quốc gia có thể quản lý số lượng và chất lượng của
lao động nước ngoài cũng như thời gian của họ được tiếp tục làm việc tại nước mình.
Thơng qua giấy phép lao động, các nhà quản lý cũng nắm được thơng tin cá nhân của
từng người lao động nước ngồi. Dựa vào cấp, gia hạn hay không cho phép tiếp tục
làm việc tại nước của mình.
Căn cứ hình thức vào làm việc, lao động nước ngoài gồm:
Người vào làm việc theo hợp đồng lao động;
Người làm việc theo các hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện
diện thương mại tại nước này;
Người thực hiện các hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm....;

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
Người chào bán dịch vụ;
Người đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngồi được phép hoạt động tại
nước này;
Và các hình thức khác.
Những hình thức làm việc của lao động nước ngồi ở Việt Nam đã được pháp
luật quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.
Dựa vào phân loại này, nhà quản lý có thể nắm được mục đích đến của nước
mình của những người nước ngồi này, để từ đó có những chính sách đối xử cho phù
hợp. Mặt khác, người lao động nước ngoài đến kéo theo các hoạt động như chào bán
dịch vụ, cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, thực hiện hợp đồng kinh tế... ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân cũng như nền kinh tế


11

nước nhà. Tùy từng giai đoạn và định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các
nhà quản lý sẽ có chiến lược phát triển hay hạn chế của các đối tượng.
Căn cứ vào trình độ chun mơn, lao động nước ngồi gồm:
Những đối tượng có trình độ chun môn tay nghề cao (như kỹ sư, cử nhân, thạc
sỹ...); Những đối tượng là lao động phổ thông (như người giúp việc gia đình, cơng
nhân...).
Trình độ lao động nước ngồi phản ánh chất lượng lao động của họ. Sử dụng họ
vào cơng việc gì khơng chỉ là u cầu của nhà tuyển dụng mà cũng là trách nhiệm của
nhà quản lý. Có thể nói, nhà quản lý lao động gián tiếp sử dụng lao động nước ngồi
thơng qua chính sách về việc làm. Họ khuyến khích lao động trình độ cao, hạn chế lao
động phổ thông hay ngược lại là tùy thuộc vào yêu cầu của sự phát triển kinh tế và
phải cân đối với lao động trong nước.
1.2. Quy định của pháp luật lao động về người lao động nước ngồi làm việc
tại Việt Nam

1.2.1. Lược sử q trình phát triển của pháp luật lao động về người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Pháp luật lao động về quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
gắn liền với đời sống công nghiệp của đất nước. Trong suốt thời kỳ phong kiến, nền
kinh tế Việt Nam phát triển hầu như dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa
nước. Công nghiệp kém phát triển nên tỷ trọng lao động lao động thủ công thấp, do
vậy sự xâm nhập của lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thời kỳ này rất
hiếm. Hệ quả là vấn đề quản lý lao động nước ngồi khơng được đặt ra. Trong thời kỳ
Pháp thuộc cho tới giải phóng Miền Nam, kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là nông
nghiệp. Giai đoạn này pháp luật lao động ra đời phục vụ cho việc cũng cố chính quyền
cách mạng và cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ. Chính
phủ ban hành một số Sắc lệnh và Nghị định như Sắc lệnh 64/SL ngày 08/05/1946 về
thành lập hệ thống cơ quan lao động trên lãnh thổ Việt Nam, Sắc lệnh 29/SL ngày
12/03/1947 quy định về giao dịch làm công ăn lương giữa chủ đầu tư và công nhân;...
hay Nghị định 218-CP 27/12/1961 quy định điều lệ tạm thời về Bảo hiểm Xã hội đối
với công nhân viên chức nhà nước. Nhìn chung trong giai đoạn này, tuy pháp luật lao
động đã ra đời nhưng pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại


12

Việt Nam chưa có cơ sở để phát triển bởi lĩnh vực này là một lĩnh vực pháp luật của
hòa bình và kinh tế cơng nghiệp.
Sau giải phóng Miền Nam ngày 30/4/1975, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã
hội, Đảng ta chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện.
Trong giai đoạn này, với sự hợp tác trên tinh thần giúp đỡ các tổ chức kinh tế cũng
như giúp phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh, nhiều chuyên gia nước ngoài
đã đến Việt Nam làm việc chủ yếu trong các xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Với những bước đi đổi mới từng phần theo những chủ trương,
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những sáng kiến, sự năng động, sáng tạo

của nhân dân của các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh, đã làm vực dậy nền kinh
tế Việt Nam. Năm 1977, Điều lệ đầu tư ra đời nhằm giải quyết những hậu quả của
chiến tranh, sau đó được nâng lên thành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987
với hai mục tiêu chính là thu hút vốn đầu tư trực tiếp và cơng nghệ từ nước ngồi. Từ
những cơ sở trên, lĩnh vực pháp luật lao động về người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam bắt đầu ra đời và phát triển. Đầu tiên là Nghị định 233-HĐBT ngày 22/06/1990
của Hội đồng Bộ trưởng ban hành “Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi” và Thơng tư 19-LĐTBXH/TT ngày 31/12/1990 hướng dẫn thi
hành “Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã tạo cơ sở
pháp lý thống nhất về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam”. Theo quy định
của hai văn bản này, lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu sau: phải là lao động có chun mơn, trình độ nhằm thực hiện cơng
việc địi hỏi kỹ thuật cao hoặc để làm cơng việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp
ứng được, phải có thẻ làm việc theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Riêng đối với xí nghiệp Việt Nam nếu muốn tuyển lao động nước ngồi vào làm việc
phải có văn bản đề nghị và phải được cơ quan lao động địa phương (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) chấp thuận.2
Các chính sách, đường lối đổi mới của Đảng, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh
tế đã tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ. Nguồn vốn
đầu tư và người lao động nước ngoài vào Việt Nam tăng liên tục cả về số lượng lẫn
chất lượng. Đáp ứng tình hình đó, pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Bước ngoặc là BLLĐ đầu tiên của Cộng
2

Khoản 3 Mục II Thông tư 19-LĐTBXH/TT ngày 31/12/1990.


13

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời năm 1994, đánh dấu một bước tiến lớn đối với
Pháp luật lao động Việt Nam. Bộ luật điều chỉnh hầu hết các vấn đề của lao động giai

đoạn này, trong bộ luật dành riêng một mục nói về “Lao động cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nước
ngoài” và nhiều quy định khác liên quan tới quản lý lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam (Mục V -Chương XI - BLLĐ năm 1994) rải rác từ Điều 131 đến Điều 133
và Điều 184.
So với giai đoạn trước, BLLĐ ra đời giúp cho việc điều chỉnh của pháp luật đối
với lao động nước ngoài được tiến bộ hơn khi mở rộng đối tượng điều chỉnh, không
chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam mà cả các cá nhân và tổ
chức khác.
BLLĐ 1994 được hướng dẫn thi hành bởi hai văn bản là Nghị định số 58/CP
ngày 03/10/1996 về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại
các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam và Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày
18/03/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp
giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở
Việt Nam. Theo quy định của Nghị định 58/CP và Thơng tư 09/LĐTBXH-TT thì thẻ
lao động được thay thế bằng giấy phép lao động, nghị định và thông tư này cũng
hướng dẫn rõ trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người
lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam và thời hạn của nó. Tuy nhiên thẻ lao
động đã được cấp có thời hạn dưới ba năm thì vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến khi
hết thời hạn. Người nào đạt tới một độ tuổi nhất định, đáp ứng được các điều kiện về
trình độ, về chun mơn, khơng có tiền án, tiền sự và khơng thuộc các trường hợp
ngoại lệ thì mới đủ điều kiện cấp giấy phép lao động. Thời hạn tối đa của Giấy phép
lao động không quá ba năm kể cả gia hạn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được
cấp giấy phép lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội được cấp giấy phép lao động dưới ba tháng.
Nghị định 58/CP và Thơng tư 09/LĐTBXH-TT đã đơn giản hóa đi các thủ tục,
trình tự từ đó tạo điều kiện cho người nước ngồi dễ dàng đến Việt Nam làm việc, các
cơng ty, doanh nghiệp của Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng lao động
người nước ngoài đến làm việc. Tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn cịn bộc lộ
một số bất cập so với thực tế, cần phải sửa đổi bổ sung. Để khắc phục những hạn chế



×